Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.71 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ỨNG HÒA
TRƯỜNG THCS CAO THÀNH

HỒ SƠ
DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Tên chủ đề dạy học

Giáo dục truyền thống
yêu quê hương,đất nước cho học sinh

Môn học chính của chủ đề :
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Các môn học được tích hợp:Ngữ văn
địa lí,giáo dục công dân,mĩ thuật,lịch sử

1


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ỨNG HÒA
TRƯỜNG THCS CAO THÀNH
ĐỊA CHỈ: THCS CAO THÀNH -ỨNG HÒA-TP HÀ NỘI
ĐIỆN THOẠI:0433899196

Email:

THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN THỰC HIỆN

1,Nguyễn Thị Sinh
Sinh ngày 05 /10 /1968


Email :
ĐT : 01645400737

2, Nguyễn Tuấn Phúc
Sinh ngày :03 /12 /1980
ĐT :0963361595
Email :

2


MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I, Tên hồ sơ dạy học
Chủ đề :GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO
HỌC SINH
II,Mục tiêu dạy học :
Bài học nhằm giúp học sinh :
1, Kiến thức
Bài học giúp học sinh :
-Thấy được truyền thống yêu quê hương đất nước của ông cha trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta .
- Truyền thống yêu quê hương,đất nước được phát huy trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ và hiện tại ngày nay .
- Tích hợp kiến thức môn hoạt động ngoài giờ lên lớp với môn ngữ văn,âm nhạc,mĩ
thuật,lịch sử , lịch sử địa phương ,giáo dục công dân ,địa lí để học sinh phát triển
năng lực tư duy,trình bày
- Từ đó học sinh có thái độ gìn giữ và phát huy truyền thống yêu quê hương đất
nước
* Học sinh vận dụng các kiến thức của các môn sau để giải quyết tình huống:
Địa 8 :

Tiết 24 Bài 22 Việt Nam đất nước,con người
Tiết 26 Bài 24 Vùng biển Việt Nam
Ngữ văn 6 :
Tiết 1 : Con Rồng,cháu Tiên
Ngữ văn 7 :
Tiết 17 : Sông núi nước Nam
Tiết 81 : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Ngữ văn 8
Tiết 57 : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Tiết 58 : Đập đá ở Côn Lôn
Tiết 93,94 : Hịch tướng sĩ
Ngữ văn 9 :
Tiết 23,24 :Hoàng Lê nhất thống chí
Tiết 47 : Đồng chí
Tiết 48 : Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Giáo dục công dân 7
Tiết 22,23 : Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Mĩ thuật 8
Tiết 16,17 : Vẽ tranh đề tài tự do
Lịch sử 6
Tiết 13 Bài 12 : Nước Văn Lang
Tiết 15 Bài 14 : Nước Âu Lạc
Tiết 20 Bài 18 : Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Hán
3


Lịch sử 7
Tiết 24,25,26,27 Bài 14 : Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược
Mông Nguyên (Thế kỉ XIII)

Tiết 52,53,54,55 Bài 25: Phong trào Tây Sơn
Lịch sử 8
Tiết 40,41
Bài 26 : Phong trào chống Pháp trong những năm cuối
thế kỉ XIX
Tiết 42 Bài 27 : Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của
đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX
Lịch sử 9
Tiết 19
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong
những năm 1919-1925
2,Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát,thu thập thông tin ,phân tích ,so sánh,đối chiếu, đánh giá
và rút ra kết luận
- Phát triển năng lực học sinh như năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tư duy sáng
tạo,năng lực hợp tác,năng lực thưởng thức văn học…
3, Thái độ
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc vì được sống trong một quê hương ,đất nước giàu
truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm
- Giáo dục lòng kính yêu lãnh tụ,lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ .Từ đó có ý thức và
trách nhiệm phải bảo vệ quê hương đất nước .
- Giáo dục tình cảm gia đình,tình yêu thương bạn bè,người thân
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên và giữ gìn bảo về tài nguyên thiên nhiên của quê hương
đất nước
III, Đối tượng dạy học của bài học
Học sinh lớp 9B số lượng số lượng 33 em
IV, Ý nghĩa của bài học
Bài học giúp học sinh nhận thức được truyền thống yêu nước của quê hương đất nước
.Được sống trong cuộc sống hòa bình như hôm nay các em cần nỗ lực phấn đấu học tập
để xây dựng đất nước,học tập để ngày mai lập nghiệp . Đồng thời các em cần phải có

ý thức trách nhiệm phát huy và gìn giữ truyền thống đó ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường bằng những biểu hiện cụ thể .Biết tuyên truyền cho mọi người xung
quanh hiểu được ý nghĩa và trách nhiệm bảo vệ tổ quốc .Qua những trang lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc các em thấu hiểu thêm về giá trị của cuộc sống .Có được
cuộc sống hòa bình ấm no,hạnh phúc như ngày hôm nay các thế hệ ông cha ta phải đổ
biết bao mồ hôi và xương máu . Vì vậy các em cần phải nỗ lực học tập hơn nữa để mai
ngày làm cho quê hương đất nước ngày một giàu đẹp
V, Thiết bị dạy học,học liệu
- Máy chiếu,sách giáo khoa ,sách giáo viên các môn có liên quan, câu hỏi hoạt
động nhóm ,tranh ảnh ,tài liệu phát tay,bút dạ,giấy hoạt động nhóm
- Đàn ghi –ta,đàn ooc-gan
- Xây

dựng bài giảng PowerPoint
4


VI, Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Ngày soạn :

21/10/2014

Ngày dạy :30 /10 /2014

CHỦ ĐỀ :

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH
(3 tiết)


I,MỤC TIÊU BÀI HỌC
Bài học nhằm giúp học sinh
1, Kiến thức
Bài học giúp học sinh :
-Thấy được truyền thống yêu quê hương đất nước của ông cha trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta .
- Truyền thống yêu quê hương,đất nước được phát huy trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ và hiện tại ngày nay .
- Tích hợp kiến thức môn hoạt động ngoài giờ lên lớp với môn ngữ văn,âm nhạc,mĩ
thuật,lịch sử , lịch sử địa phương ,giáo dục công dân ,địa lí để học sinh phát triển
năng lực tư duy,trình bày
- Từ đó học sinh có thái độ gìn giữ và phát huy truyền thống yêu quê hương đất
nước
2,Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề chính trị,xã hội,kĩ năng hôi
họa,âm nhạc ,kĩ năng làm thơ tự do,tìm hiểu lịch sử và củng cố về làm thơ thể tự do
3, Thái độ
- Giáo dục lòng biết ơn lãnh tụ,biết ơn các anh hùng liệt sĩ
- Giáo dục ý thức trách nhiệm của một công dân sống trong một đất nước hòa bình
phải tu dưỡng học tập để xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên và giữ gìn bảo về tài nguyên thiên nhiên của quê
hương đất nước
II,CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1, Giáo viên :
-Phương pháp :Vấn đáp,gợi mở,phân tích,đọc cảm thụ,hoạt đông nhóm ...
-Phương tiện : Máy chiếu,mô hình lính đảo Trường Sa ,tranh vẽ ,SGK,SGV,tài liệu
tham khảo,...
- Đọc và nghiên cứu tài liệu,sách giáo khoa,sách giáo viên ,soạn bài
- Chuản bị các câu hỏi hoạt động nhóm
- Chuẩn bị tài liệu phát tay

- Bút dạ
2, Học sinh :
5


-Đọc và chuẩn bị bài theo các câu hỏi GV đã cho trước ,
-Nghiên cứu tài liệu giáo viên phát tay
- Thuộc một số đoạn thơ,bài thơ,đoạn văn đã học trong chương trình ngữ văn 6,7,8,9
thể hiện lòng yêu nước .
- Giấy, bút,bút dạ để làm bài thu hoạch
III,TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1,Ổn định tổ chức (1 phút)
Kiểm tra sĩ số : 9B
2,Kiểm tra bài cũ (xen kẽ trong phần bài mới) :
3,Bài mới
Vào bài (1 phút) : Bác Hồ đã khăng định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước .Đó là truyền thống quý báu của ta” Truyền thống ấy được đúc kết suốt bốn
nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của đân tộc ta.Kẻ thù sang xâm lược nước ta
chúng đều chuốc lấy thất bại nhục nhã . Để hiểu sâu hơn về tinh thần yêu quê hương
đất nước, hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi vào chủ đề

6


Hoạt động của thầy và
trò

Nội dung bài học

Hình

thành

phát
triển
nằng
lực học
sinh

Tích
hợp
liên
môn

I,Tìm hiểu thế nào là biểu hiện lòng
yêu quê hương đất nước (10 phút)
GV:Nêu VD về những con
người lao động trong cuộc
sống hàng ngày ?
(TL :Người nông dân chân
lấm tay bùn làm ra hạt
lúa,củ khoai,anh công nhân
làm việc trong các nhà
máy,người bác sĩ tận tình
chăm sóc bệnh nhân…)
CH :Những con người đó
họ xa lạ hay thân quen với
cuộc sống đời thường của
chúng ta ?
(TL:Đó là những người
quen thuộc hằng ngày

chúng ta vẫn thấy họ. Họ là
những người yêu lao
động,sẵn sàng,vì người
khác để phục vụ…Đó là
những người yêu nước )
GV (chiếu side 2) :Yêu quê -Yêu quê hương đất nước là một tình
hương là biểu hiện như thế cảm,trạng thái tâm lí tự nhiên của con
nào?
người,là lòng trung thành với đất
nước,lòng tự hào về quá khứ và hiện tại
,ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của tổ
quốc …
CH: Lòng yêu quê hương
- Lòng yêu quê hương đất nước được
đất nước được con người
con người nhận thức được khi thấu
nhận thức được khi nào?
hiêu được giá trị của cuộc sống,từ đó sẽ
TL: Khi cao người đã thấu khiến họ có những suy nghĩ,hành động
hiểu được giá trị của cuộc
và việc làm đúng đắn
sống .
CH :Biểu hiện lòng yêu
-Lòng yêu quê hương đất nước được
quê hương đất nước được
biểu hiện cụ thể từ những hành vi cụ
đánh giá như thế nào?
thể trong cuộc sống hàng ngày .
(TL: Điều đó được đánh
giá bằng những hành

động,việc làm hằng ngày)
GV : Trái với người có
-Trái với người có lòng yêu đất nước là

Năng
lực tự
học

Năng
lực
giải
quyết
vấn đề

7


4,Củng cố-luyện tập: (5 phút)
GV khái quát toàn bộ nội dung bài học và cho HS trả lời câu hỏi
1,Nêu những lí do vì sao người dân Việt Nam rất yêu quê hương đất nước ?
2, Là một học sinh ,em cần làm gì để thể hiện lòng yêu quê hương,đất nước.
5, Hướng dẫn về nhà (3 phút)
- Học sinh về nhà học bài
- Học sinh làm bài thu hoạch câu hỏi như sau :
1, Trong báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại đại biểu đại hội toàn quốc
lần 2 của Đảng lao động Việt Nam tháng 2/1951 Bác Hồ đã khẳng định : “Dân ta có
một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi
khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi,nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ,to lớn,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và lũ cướp nước .”

Bằng sự hiểu biết của em trong thực tế lịch sử,văn học về truyền thống yêu quê
hương đất nước,em hãy làm sáng tỏ nhận định trên .
2, Làm một bài thơ với thể thơ tự chọn chủ đề lòng yêu quê hương đất nước
3, Vẽ tranh theo đề tài quê hương đất nước
6, Hoạt động bổ xung (20 phút)
Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
- GV cho học sinh dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ và cho học sinh nhổ cỏ ,chăm sóc
bồn hoa cây cảnh tại nghĩa trang xã Cao Thành huyện Úng Hòa TP Hà Nội
(Hoạt động này nhằm giáo dục cho học sinh lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh
cho độc lập dân tộc )
VII, Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra kết quả học tập bằng các bài viết thu hoạch,bài vẽ tranh,sáng tác thơ,hoạt
động nhóm ,hoạt động cá nhân với nội dung theo chủ đề
1, Bài văn viết thu hoạch : Với bài viết này học sinh sẽ phải dùng sự hiểu biêt của
mình về thực tế lịch sử và văn học để chứng minh cho truyền thống yêu nước của đất
nước Việt Nam nói chung và ngay trong quê hương Cao Thành-Ứng Hòa-Hà Nội nói
riêng
.Qua bài viết học sinh rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận,cách sử dụng câu từ thêm
phần chính xãc,mở rộng kiến thức địa lí,lịch sử và phần lịch sử địa phương ,giáo dục
thái độ biết yêu quê hương đất nước.
2, Bài vẽ : Đề tài vẽ là truyền thống yêu quê hương,đất nước .Với đề tài này học sinh
có thể chọn vẽ bộ đội ta kéo pháo lên trận địa ,đoàn dân công tải đạn ,anh lính hải
quân…Bài vẽ sẽ phát huy năng lực hội họa cho học sinh
3, Sáng tác thơ đề tài lòng yêu nước : Đề bài sẽ phát huy năng khiếu viết thơ của học
sinh vốn là một mặt còn chưa nhiều hạn chế .Các em có thể sáng tác theo thể tự
do,lục bát ,thất ngôn bát cú,thất ngôn tứ tuyệt…là tùy vào khả năng của mỗi em.
8


VIII,Nhận xét các sản phẩm của học sinh

- Các sản phẩm của học sinh gồm bài viết thu hoạch ,bài vẽ tranh, sáng tác thơ đề tài
lòng yêu quê hương đất nước
1, Bài văn viết thu hoạch
- Nhìn chung đại đa số các em hiểu đề bài đưa vấn đề và phân tích tương đối sâu
Đưa dẫn chứng và số liệu chính xác
- Không có bài nào làm lạc đề hoặc viết quá sơ sài
- Tuy nhiên những bài thơ đạt trình độ xuất sắc thì chưa có nhiều
- Một số bài viết sạch đẹp,không sai lỗi câu,lỗi chính tả
-Còn một số bài tuy hiểu được yêu cầu đề bài song viết còn sơ sài,chữ viết còn cẩu
thả ,dẫn chứng đưa chưa sát với phần phân tích
2, Bài vẽ tranh theo chủ đề thể hiện tinh thần yêu quê hương đất nước
- Các em đã xác định yêu cầu của đề bài
- Cách trang trí bố cục tương đối tốt
- Cần chú ý cách phối màu cho hợp lí
- Có một số bài còn vẽ ẩu ,bài chí bố cục yếu
3, Bài sáng tác thơ
Một số bài thơ viết đúng chủ đề song cũng có rất nhiều bài chưa biết cách gieo vần ,
cách đối,thể thơ,làm thơ còn như viết văn,không có cảm xúc . Đây là vấn đề còn tồn tại
của học sinh .
Tổng hợp kết quả như sau
Số lượng bài
33

Xác nhận của ban giám hiệu

Bài viết văn
thu hoạch
26/33 trên TB

Bài vẽ


Bài thơ

25/33 trên TB

29/33 trên TB

Cao Thành,ngày 15 tháng 12 năm 2014
Người viết
(Kí và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Sinh

Nguyễn Tuấn Phúc
9


PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM
THẢO LUẬN NHÓM LẦN 1
Hát một bài hát mà em yêu thích ca ngợi về lòng yêu quê hương đất nước
.Nếu một ngày nào đó em xa quê em sẽ như thế nào ?

THẢO LUẬN NHÓM LẦN 2
Nêu những nhận xét khái quát về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong
kháng chiến chống Mĩ cứu nước bằng một đoạn văn ngắn ?

TÀI LIỆU PHÁT TAY
1,CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VUA QUANG TRUNG (NGUYỄN HUỆ)
(1789-1792)
Nguyễn Huệ là con trai của ông bà Hồ Phi Phúc, Nguyễn Thị Đồng, quê ở thôn Kiên

Mỹ, ấp Kiên Thạnh, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, thường gọi là ấp Tây Sơn (nay là
huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Hồ Phi Phúc đi theo nhóm chúa Nguyễn vào vùng
miền Nam Trung Bộ, lập cơ nghiệp mới ở ấp Tây Sơn, huyện An Khê, đổi sang họ
Nguyễn. Gia đình này có ba con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, trong
đó Nguyễn Huệ là em út. Lúc nhỏ ông có tên là Hồ Thơm, tức chú Ba Thơm. Cái tên
Huệ là do thầy giáo Hiến đặt cho. Thầy giáo vốn là người Huế, vào dạy học ở đất An
Thái, phát hiện ra tài nǎng của mấy cậu bé này, thường khuyến khích lớp trẻ bằng một
câu sấm - không rõ ông lấy từ đâu: "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" (nổi lên ở Tây Sơn
sẽ lập công lớn ở miền Bắc).
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong suốt hơn 20 nǎm đời chinh chiến,
Nguyễn Huệ chưa hề chùn bước. Ông tin tưởng vào quần chúng biết trọng dụng nhân
10


tài, có niềm tin tuyệt vời vào khả nǎng của mình. Ông còn là vị danh tướng chỉ đánh
thắng, không có bại.Giúp anh là Nguyễn Nhạc, ông đã 4 lần vào đánh Gia Định, bắt
Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) phải mấy phen chạy trốn ra biển. Nǎm 1784,
Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm. Nguyễn Huệ dùng kế phục binh đã đánh thắng một
trận rất vẻ vang tại Xoài Mút, tiêu diệt hai vạn quân Xiêm và 300 chiến thuyền. Nǎm
1786, ông dùng Nguyễn Hữu Chỉnh đưa đường ra Bắc, liên tiếp thắng lợi ở Thuận Hóa
rồi Quảng Trị, Quảng Bình. Tiếp đó kéo quân ra Bắc giương cao ngọn cờ "Phù Lê diệt
Trịnh", chiếm Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Nam, tiến thẳng ra Thǎng Long... Các tướng
tá Lê Trịnh hoàn toàn đại bại. Chúa Trịnh Khải chết.
Ngày 21-7-1786 Nguyễn Huệ và đại quân tiến vào Thǎng Long. Cuộc tiến công
Bắc Hà đã kết thúc thắng lợi rất vẻ vang. Ngày 31-7-1786 Nguyễn Huệ cùng các tướng
sĩ Tây Sơn và các quan vǎn võ Bắc Hà vào triều chúc mừng vua Lê Hiển Tông. Sau đó
vua Lê Hiển Tông đã sắc phong Nguyễn Huệ làm "Nguyên soái phù dực chính dực vũ
Uy quốc công và gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Binh quyền Bắc Hà hoàn
toàn trong tay Nguyễn Huệ người lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn. Nguyễn
Huệ nhà chiến lược và là nhà quân sự thiên tài vǎn võ kiêm toàn đã có công lao lớn

trong việc đặt cơ sở lập lại nền thống nhất nước nhà ở cuối thế kỷ 18. Nước nhà được
thống nhất trên một phạm vi rộng.
Tiếp đó ông phải theo Nguyễn Nhạc rút quân về Nam, đóng tại Thuận Hóa, được
phong làm Bắc Bình Vương. Nguyễn Huệ rút đi, miền Bắc lại trở nên loạn. Vua Lê
Chiêu Thống nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp tay chân của họ Trịnh, thì đến lượt Nguyễn
Hữu Chỉnh lại có ý chuyên quyền. Từ Huế, Nguyễn Huệ sai Vũ Vǎn Nhậm ra diệt
được Chỉnh, rồi thấy Nhậm có ý khác, ông lại giết Vũ Vǎn Nhậm, giao cho Ngô Vǎn
Sở quản lĩnh Thǎng Long. Trước tình hình đó bọn vua quan nhà Lê, chạy sang nhà
Thanh cầu cứu rước mấy chục vạn quân Thanh, do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, vào chiếm
Thǎng Long, lấy danh nghĩa là giúp nhà Lê, nhưng sự thực là mưu toan thôn tính nước
ta. Lập tức, Nguyễn Huệ chọn ngày, lập đàn tế trời đất, thần sông, thần nước tại núi
Bân Sơn ( Huế) , rồi lên ngôi hoàng đế, đặt hiệu là Quang Trung, đem quân ra Bắc.
Ông tuyên bố: Chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân xâm lược và hẹn trước sẽ cùng
quân sĩ ǎn tết với nhân dân Thǎng Long vào ngày 7 tháng giêng.
Nhưng mới đến ngày 5, ông đã thu được hoàn toàn thắng lợi, đánh trận Ngọc Hồi,
giết Hứa Thể Hanh, đánh thắng Đống Đa, Sầm Nghi Đống phải tự tử, đuổi Tôn Sĩ
Nghị phải vứt bỏ cả ấn tín chạy về nước. Bọn vua quan bán nước Lê Chiêu Thống
cũng phải chạy theo lũ tàn binh, sang đất nhà Thanh nương náu làm khách ngụ cư
vong quốc. Sau chiến thắng, Quang Trung Nguyễn Huệ thực hiện những biện pháp
ngoại giao tích cực, để giữ gìn hòa bình, được vua Càn Long nhà Thanh chấp nhận.
Vua Thanh phải phong vương cho ông và mời ông sang thǎm Yên Kinh, và hoàn toàn
chấm dứt ý đồ xâm lược. Việc giao hảo với nhà Thanh trong giai đoạn này cũng là
những trang sử đẹp, làm vẻ vang cho triều đại Quang Trung và cho nước ta.
11


2,HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN –ANH HÙNG DÂN TỘC KIỆT
XUẤT
Ngày 20.8 âm lịch hằng năm là nhân dân làm lể kỷ niệm Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Đây là kỳ giỗ Đức Thánh, dân tộc VN ta lại có dịp nhắc lại công đức vị anh hùng kiệt

xuất được nhân dân phong Thánh.
Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn,
Thân thế
Trần Hưng Đạo là con trai An Sinh vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng
chú ruột và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần
Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông . Nguyên quán ở Nam Định.
Ba lần chống quân Nguyên Mông
Năm 1258, Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh chặn quân Mông Cổ ở Hưng Hoá. Năm
1284, khi quân Nguyên - Mông chuẩn bị sang xâm lược Đại Việt lần thứ II, Trần
Quốc Tuấn tổ chức duyệt quân ở Đông Bộ Đầu, đọc “Hịch tướng sĩ”, tổ chức rút lui
chiến lược, bảo toàn lực lượng.Cuối tháng 2 năm 1285, quân Nguyên – Mông vào
Thăng Long, vua Trần lo ngại ướm hỏi, Trần Quốc Tuấn khảng khái thưa: “Nếu bệ hạ
muốn hàng, trước hết xin hãy chém đầu thần”.Tháng 5 năm 1285, Trần Quốc Tuấn cho
quân Trần tổng phản công và trực tiếp chỉ huy đánh thắng trận đầu ở A Lỗ; liên tiếp
thắng lớn trong các trận: Hàm Tử, Chương Dương và Vạn Kiếp, đánh bại cuộc xâm
lược lần thứ II của Nguyên – Mông.Năm 1287, trước tình thế quân Nguyên – Mông
chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần III, vua Trần hỏi về thế địch, Trần Quốc Tuấn thưa:
“Năm nay đánh giặc nhàn”. Khi triều Trần muốn tuyển mộ thêm quân, Trần Quốc
Tuấn nêu nguyên tắc “Quân cần tinh, không cần nhiều” và chính mình rèn quân theo
nguyên tắc đó.Tháng 1 năm 1288, quân Trần đánh thắng trận Vân Đồn .
Lui về Vạn Kiếp rồi qua đời
Tháng Tư (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1289), luận công đánh đuổi quân Nguyên Mông,
Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo đại vương. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp,
là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ông, lập đền thờ sống (sinh từ) ông ở Vạn Kiếp. Tại
đền có bài văn bia của vua Trần Thánh Tông, ví ông với Thượng phụ (tức Khương Tử
Nha)
Ông mất ngày 20 tháng Tám (âm lịch) năm ấy, thọ khoảng 70 tuổi.
Khi sắp mất, Trần Hưng Đạo dặn các con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn
đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để

12


người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục" Nghe tin Trần Hưng
Đạo mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là "Thái sư Thượng Phụ Quốc công
Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương".
Đức thánh Trần Hưng Đạo được nhân dân khắp mọi nơi trên cả nước lập đền thờ, ghi
nhớ công đức. Ngày giỗ Đức thánh được tổ chức khắp nơi, thậm chí cả ở nước ngoài,
có người Việt sinh sống, nổi tiếng hơn cả là Đền Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo (Chí
Linh, Hải Dương). Đây là nơi ông lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ
trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
3, LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
chính phủ và nhân dân ta nỗ lực cứu vãn một nền hòa bình mong manh trong việc giải
quyết mối quan hệ giữa Việt Nam với Pháp, bằng thiện chí hòa bình và tư tưởng nhân
đạo. Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đàm phán, thương lượng nhân
nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi với mong muốn Pháp công nhận 1 nước Việt Nam
độc lập có chủ quyền thể hiện qua Bản hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước
14/9/1946. Tuy nhiện, việc ký hiệp ước với ta chỉ là một kế sách kéo dài hòa hoãn để
chuẩn bị thực hiện cho âm mưu xâm lược nước ta lần nữa với quy mô lớn. Tháng
11/1946, chúng gây xung đột vũ trang ở Hải Phòng, Lạng Sơn..., hành động gây chiến
xâm lược của chúng càng ngày càng tăng cường. Ngày 18/12/1946 Tướng Maxrie –
Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở miền Bắc Đông Dương gửi tối hậu thư đòi chính phủ
ta giải tán lực lượng tự vệ và trao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
Và lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã được ra đời trong bối cảnh đó,
Người nói:
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng bắt chúng ta nhân nhượng, nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần
nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất

định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người
già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải
đứng lên chống thực dân Pháp. Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có
gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu
nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến
giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước...”
Đáp lời kêu gọi cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo đường lối kháng
chiến đúng đắn do Đảng vạch ra, thanh niên cả nước cùng toàn dân nhất tề đứng lên
giết giặc cứu nước. Đêm 19/12/1946, tiếng súng giết giặc của thủ đô Hà Nội đã nổ, mở
cuộc kháng chiến. Trong công cuộc trường chinh để dành tự do, độc lập và chủ quyền
13


toàn vẹn lãnh thổ, quân và dân cả nước cũng đã vùng lên kháng chiến dành được hết
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở đầu cho thời kỳ
giữ vững độc lập, chủ quyền cho dân tộc ta.
4, TÓM LƯỢC VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Võ Nguyên Giáp(25/9/1911-4/10/2013) Sinh ra ở làng An Xá xã Lộc Thủy huyện
Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho con ông Võ Quang Nghiêm (Võ
Nguyên Thân) một nhà nho đức độ và bà Nguyễn Thị Kiên .Ông còn được gọi là tướng
Giáp (anh Văn) là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam .Ông là đại tướng
đầu tiên,Tổng tư lệnh của quân đội nhân dân Việt Nam,là một trong những người góp
công thành lập Việt Nam dân chủ cộng hòa,được chính phủ Việt Nam đánh giá là học
trò xuất sắc và gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh,là chỉ huy chính trong các chiến dịch
đánh bại thực dân Pháp,chiến tranh Việt Nam (1960-1075) chống Mĩ thống nhất đất
nước và chiến tranh biên giới Việt Trung (1979) chống quân Trung Quốc biên giới
phía Bắc .
5,TÓM LƯỢC VỀ ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐĂNG NINH

Trần Đăng Ninh tên thật là Nguyễn Tuấn Đăng sinh năm 1930 trong một gia đình nông
dân nghèo tại làng Quảng Nguyên,tổng Xà Cầu ,huyện Sơn Lăng (nay là thôn Quảng
Nguyên,xã Quảng Phú Cầu,huyện Ứng Hòa,thành phố Hà Nội)
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ,nhân dân
khổ cực lầm than,Trần Đăng Ninh sớm có lòng yêu nước và giác ngộ cách mạng.Ông
hang hái tham gia vào phong trào công nhân.Ông đã từng bị bắt giam 2 lần và bị tra tấn
dã man tại nhà tù Hỏa Lò và nhà tù Sơn La,nhưng với ý chí cách mạng kiên cường,tinh
thần đấu tranh bất khuất,Trần Đăng Ninh đã vượt ngục và trở lại hoạt động.Vì cuộc
đời hoạt động cách mạng trải nhiều gian truân,lại chịu những đòn tra tấn dã man trong
những lần bị giặc bắt giam cầm,tù đày,Trần Đăng Ninh đã lâm bệnh nặng và qua đời
vào 6/10/1955 tại nhà riêng ở Hà Nội khi mới 45 tuổi.

14


NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ NGUỒN THAM KHẢO
1, Sách giáo khoa ngữ văn 6,7,8,9 nhà xuất bản giáo dục
2, Sách giáo khoa lịch sử 6,7,8,9 nhà xuất bản giáo dục
3 ,Sách giáo khoa giáo dục công dân 7 nhà xuất bản giáo dục
4, Sách giáo khoa địa lí 8 nhà xuất bản giáo dục
5, Thơ Tố Hữu nhà xuất bản văn học
6, Tuyển tập thơ Hồ Chí Minh,tác giả Tạ Đức Hiền và Minh Phúc-- Nhà xuất bản văn
học
7, Tài liệu giảng dạy lịch sử huyện Ứng Hòa – Nhà xuất bản lao động
8, Những chặng đường lịch sử của quân đội nhân dân Việt Nam
/>9, Những chặng đường vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng

10, Nguyễn Ái Quốc –Những năm tháng gian khổ khó khăn
/>11, Lịch sử Đảng Việt Nam

/>co_id=30061&cn_id=248108
_htthttp://dangco />co_id=30061&cn_id=248108ngsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?
co_id=30061&cn_id=248108p://www.xaydungdang.ohttp:// />1 />2_NTH/22_http://w />
15


i tướng Võ Nguyê

Nhận biết tác hại thực của thuốc lá
Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung
thư,gnhiềucănbệ uy hiểm khác nhau như ung thư phổi, bệnh tim mạch, phổi tắc nghẽn,
vô sinh….và gây nên NHỮNGcái chết của 40.000 người Việt mỗi năm. Thế nhưng, đa
phần những người hút thuốc lá vẫn mơ hồ về tác hại thực của nó

16



×