Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa từ 1976 đến 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.34 KB, 13 trang )

Luận văn ThS. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam -- Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng
viên lý luận chính trị
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư bản tư
nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa từ 1976 đến 2001
Tạ Ánh Tuyết

MỤC LỤC
Mở đầu .................................................................................................................................. 2
Chương 1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư bản tư
nhân khi cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986)............................... 10
1.1. Quan niệm của Đảng về kinh tế tư bản tư nhân (1954 - 1975) ..................................... 10
1.2. Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế tư bản tư
nhân ở miền Nam khi cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986) ............... 17
Chương 2. Đổi mới nhận thức lý luận của Đảng về lãnh đạo phát triển thành phần kinh
tế tư bản tư nhân trong thời kỳ đổi mới (1996 - 2001) .......................................... 29
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng đổi mới nhận thức, chủ trương duy trì, phát triển kinh
tế tư nhân gắn với thành phần kinh tế tư bản tư nhân ................................................ 29
2.2. Quá trình đổi mói nhận thức và thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tư nhân trong đó
có thành phần tư bản tư nhân (1986 - 2001)............................................................... 37
Chương 3. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm ..................................................................... 67
3.1. Một số nhận xét chung .................................................................................................. 67
3.2. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm .................................................................................... 77
3.3. Kiến nghị về giải pháp phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần định hướng xã hội chủ nghĩa ............................................................................. 81


Kết luận ............................................................................................................................... 84
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................................ 87



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam được bắt đầu ở miền Bắc từ năm 1954,
sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Sau 20 năm vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở miền Bắc, cách mạng nước ta đã giành được thắng lợi
vĩ đại vào mùa Xuân năm 1975: bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN, giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước, cả nước cùng tiến lên thực hiện nhiệm vụ xây dựng CNXH. Từ đó
cho đến Đại hội IX của Đảng (4- 2001), cách mạng XHCN ở nước ta trải qua hai giai đoạn phát
triển lớn : giai đoạn 10 năm từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng ta chủ
trương tiếp tục công cuộc cải tạo XHCN đối với toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) ở miền
Nam và xây dựng cơ sở vật chất của CNXH ở miền Bắc; giai đoạn đổi mới, thực hiện và đẩy
mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước theo định hướng XHCN.
Từ những bài học kinh nghiệm được rút ra trong thời kỳ đầu tiến hành cách mạng XHCN
và cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế, sự nóng vội xóa bỏ KTTN trong khi các thành
phần kinh tế này vẫn đang phát huy tác dụng, đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội của
đất nước những năm 80 của thế kỷ XX, kịp thời nắm bắt những xu thế của thời cuộc, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã khởi xướng và đề ra đường lối đổi mới toàn diện về xây dựng CNXH, đồng
thời lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới mà trước tiên là đổi mới trong lĩnh vực kinh tế: phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trải qua 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới từ
1986 đến 2001, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Những thành tựu đó đã chứng minh
tính đúng đắn của Đảng trong việc không ngừng đổi mới tư duy lý luận dựa trên cơ sở kiên trì và
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam; về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; về xây dựng nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần trong thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Chiếm một vị trí quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng từ Đại hội VI
(1986) cho đến nay là Đảng đã không ngừng đổi mới nhận thức, quan điểm về phát triển KTTN
trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân (KTTBTN) nhằm thực hiện dân chủ hóa nền kinh
tế, tạo điều kiện để mọi người dân đều được làm giàu một cách hợp pháp; phát huy mọi nguồn
lực đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiến tới tăng trưởng ổn định và bền vững,

từng bước thực hiện và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã


hội công bằng, dân chủ và văn minh".
Là một khu vực kinh tế rộng lớn, KTTN có tính năng động cao và tồn tại bền lâu trong
lịch sử, có vai trò và tác dụng quan trọng đối với nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Vì vậy,
bản thân vấn đề không còn mới nhưng nhận thức lại vấn đề này hiện nay thì rất mới mẻ. Đây là
vấn đề có tính chất nhạy cảm của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, tất cả các thành phần kinh tế
đang được cơ cấu lại và phát triển một cách mạnh mẽ. KTTN, đặc biệt là thành phần KTTBTN
từ chỗ không được thừa nhận, là đối tượng phải cải tạo XHCN để dần tiến tới xóa bỏ, nay trở
thành khu vực kinh tế năng động được Đảng và Nhà nước thừa nhận, khuyến khích phát triển,
được đối xử bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế quan trọng khác trong chỉnh thể kinh tế xã hội suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam. Quan điểm phát triển KTTN, trong đó có
thành phần KTTBTN thực sự là một cuộc cách mạng trong tư duy lý luận của Đảng trong lĩnh
vực kinh tế, tạo ra cơ hội phát triển KTTN chưa từng có trong lịch sử Việt Nam .
Vậy, quan điểm của Đảng về thành phần KTTBTN và KTTN nói chung trong giai đoạn
1976 - 1986 như thế nào? Quá trình đổi mới nhận thức, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về KTTN, KTTBTN đã diễn ra và thực thi trong những năm đổi mới từ 1986 đến 2001 ra sao ?
KTTN nói chung và thành phần KTTBTN nói riêng đã, đang và sẽ phát triển như thế nào? Chủ
trương của Đảng và thực tiễn phát triển KTTN nhất là KTTBTN có ý nghĩa lịch sử và những bài
học kinh nghiệm gì cho công cuộc đổi mới hiện nay...? Đó là những vấn đề cấp thiết đặt ra cho
việc nghiên cứu đường lối và sự lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế, tổng kết lý luận và thực
tiễn về cách mạng XHCN ở nước ta.
Với mong muốn tìm hiểu bước chuyển biến cách mạng trong sự lãnh đạo của Đảng đối
với thành phần KTTBTN và những thành tựu của 15 năm đổi mới; để góp phần nhỏ bé vào việc
nghiên cứu tổng kết những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn khi Đảng ta coi phát triển
KTTN trong đó có KTTBTN là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong suốt thời kỳ quá độ lên
CNXH, tôi quyết định chọn đề tài: "Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần
kinh tế tư bản tư nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa từ 1976 đến 2001" làm luận văn thạc
sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam .

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Căn cứ vào thực tiễn đất nước, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, đã có
những công trình của nhiều nhà nghiên cứu viết về KTTBTN, KTTN dưới những góc độ khác


nhau. Theo đó, KTTBTN là một vấn đề rộng lớn và tồn tại từ lâu trong lịch sử. Những bài học
kinh nghiệm từ thực tiễn của công cuộc cải tạo XHCN cũng như những vấn đề đặt ra khi Đảng ta
coi phát triển KTTN là một định hướng lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH đã đặt ra
những bài toán mới cho rất nhiều ngành khoa học. Để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đất
nước, đồng thời góp phần không ngừng hoàn thiện lý luận về con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam của Đảng, trong gần 30 năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khá công phu về lĩnh
vực này.
Vấn đề KTTN trong đó có thành phần KTTBTN được nghiên cứu với tư cách là một thực
thể trong tổng thể kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ đi lên CNXH thể hiện trong những công
trình khoa học tiêu biểu sau:
- Đào Duy Tùng: Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1988.
- Trần Hậu: Quá trình hình thành và phát triển quan điểm lý luận của Đảng ta về con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Nguyễn Duy Quý: Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
- Trần Bá Đệ: Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 1997.
KTTN được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị, kinh tế phát triển và kinh tế quản
lý:
- Nguyễn Thanh Tuyền: Thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
- Hồ Văn Vĩnh: Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân ở nước ta hiện
nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
- Trần Ngọc Bút: Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2002.
Ngoài ra, KTTN theo quan điểm của Đảng còn được nghiên cứu và cập nhật thường
xuyên trên rất nhiều báo và tạp chí chuyên ngành:
- Đặng Xuân Kỳ: "Phát triển kinh tế tư nhân - Một vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong
thời

kỳ

số 3-2003.

quá

độ

lên

chủ

nghĩa



hội,

Tạp

chí

Lịch


sử

Đảng,


- Chu Văn Cấp: "Đổi mới tư duy lý luận - thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh
tế tư nhân", Tạp chí Thông tin những vấn đề Kinh tế Chính trị học, số 1, 2-2004.
- Huỳnh Thị Gấm: "Chính sách và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp
ở nước ta", Tạp chí Lý luận Chính trị, số 1-2004.
Những công trình của các tác giả nói trên đã đề cập khái quát quan điểm của Đảng về
KTTN. Tuy khái niệm KTTN trong đó có thành phần KTTBTN nhiều năm trước đây còn có
những ý kiến khác nhau: đây là thành phần hay khu vực kinh tế, nhưng các kết quả nghiên cứu
đều thống nhất cho rằng KTTN là một tất yếu khách quan tồn tại và phát triển lâu dài trong nền
kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Tuy vậy, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần KTTBTN gắn với KTTN trong cách
mạng XHCN (1976 - 2001) một cách có hệ thống dưới góc độ khoa học lịch sử, chuyên ngành
Lịch sử Đảng.
Cũng như mọi vấn đề khoa học, tìm hiểu nghiên cứu vấn đề KTTN nói chung và
KTTBTN nói riêng theo quan điểm của Đảng là một quá trình phát triển nối tiếp. Do đó, trong
quá trình nghiên cứu đề tài viết luận văn, tác giả đã kế thừa có chọn lọc và phân tích những kết
quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả đi trước nhằm làm sáng tỏ quan điểm của Đảng
về thành phần KTTBTN qua từng thời kỳ lịch sử cụ thể cũng như quá trình hiện thực hóa quan
điểm đó trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta từ năm 1976 đến 2001.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Luận văn làm rõ quan điểm của Đảng về thành phần KTTBTN trong tiến trình cách
mạng XHCN ở nước ta từ 1976 đến 1986.
- Làm rõ quá trình đổi mới nhận thức, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát
triển KTTN, thành phần KTTBTN gắn với việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
định hướng XHCN mà kinh tế quốc doanh (hay kinh tế nhà nước) và kinh tế tập thể là chủ đạo
trong đường lối đổi mới của Đảng thời kỳ 1986 - 2001.

- Làm rõ các bước cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về phát triển KTTN, KTTBTN áp
dụng vào thực tiễn cuộc sống thông qua các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước cũng như tình hình phát triển của KTTBTN trong thời kỳ từ 1976 đến 2001.
- Đánh giá vai trò, kết quả, những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo KTTBTN
của Đảng. Thông qua đó khẳng định đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng; nêu lên những
kinh nghiệm lịch sử của quá trình hoạch định và thực hiện đường lối của Đảng về KTTBTN qua


thực tiễn 10 năm xây dựng CNXH theo mô hình cũ và 15 năm đổi mới của đất nước; đề xuất
những kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển KTTBTN trong sự phát triển của KTTN nước ta hiện
nay.
4 . Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và thời kỳ quá độ từ chế
độ TBCN lên chế độ XHCN; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua việc
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin để đề ra con đường quá độ lên CNXH và xây dựng chế
độ xã hội XHCN ở nước ta; dựa vào những tổng kết thực tiễn lịch sử Việt Nam qua hơn 10 năm
xây

dựng

CNXH

theo



hình




từ

1976

đến

1986

và 15 năm đổi mới từ 1986 đến 2001. Dựa vững chắc trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đó,
luận văn tập trung giải quyết những vấn đề chính yếu và cụ thể được đặt ra của đề tài luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, kết hợp các phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra và khảo sát thực tế để vừa trình bày vấn đề theo lịch đại
vừa tổng kết, đánh giá, rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo phát triển
KTTBTN ở nước ta theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1976 đến 2001.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những văn kiện, nghị quyết quan trọng có liên quan tới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với KTTBTN; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam
đối với KTTBTN và tình hình khái quát sự phát triển của KTTBTN từ năm 1976 đến 2001.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTTBTN
gắn với phát triển KTTN từ 1976 đến 2001, qua hai giai đoạn trước đổi mới và sau đổi mới, đồng
thời có sự liên hệ so sánh với quan điểm của Đảng về KTTBTN trong những năm thực hiện nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (1954 - 1957); trong thời kỳ cải tạo XHCN ở miền Bắc (1958 1975), ở miền Nam (sau năm 1975); trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp trước năm
1986.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn



Luận văn trình bày một cách có hệ thống và tương đối rõ ràng, đầy đủ quá trình lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm của Đảng đối với KTTN đặc biệt với KTTBTN và quá
trình chỉ đạo để thực hiện quan điểm đó trong thực tiễn đất nước ta trong giai đoạn 1976 - 2001;
đánh giá tổng quát vai trò, tiềm năng, khả năng đóng góp của KTTBTN cho sự phát triển của
khu vực KTTN và kinh tế - xã hội nước ta; rút ra những kinh nghiệm lịch sử từ thực tiễn lãnh
đạo phát triển của KTTN, KTTBTN qua các thời kỳ đó của Đảng. Qua đó, luận văn góp phần
nhỏ bé vào việc nghiên cứu những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra khi Đảng ta coi phát triển
KTTN, trong đó có KTTBTN là một chính sách lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
Luận văn cung cấp và bổ sung tư liệu về sự lãnh đạo của Đảng đối với khu vực KTTN và
thành phần KTTBTN nói riêng trong giai đoạn 1976-2001. Luận văn có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu khoa học và giảng dạy Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam tại Đại học quốc gia Hà Nội cũng như trong các trường đại học, cao đẳng,
trường Chính trị hoặc các trung tâm đào tạo lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư bản tư
nhân khi cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1976 -1986).
Chương 2: Đổi mới nhận thức lý luận của Đảng về lãnh đạo phát triển thành phần kinh tế
tư bản tư nhân trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2001).
Chương 3: Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban Tuyên huấn Trung ương (1983), Đề cương giới thiệu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, NXB Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội.

2.

Trần Ngọc Bút (2001), Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3.

Các luật và pháp lệnh trong lĩnh vực kinh tế (2001), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4.

Nguyễn Sinh Cúc (1996), "Nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 10 năm đổi mới (1986- 1995)",
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (216).


5.

Chu Văn Cấp (2004), "Đổi mới tư duy lý luận - Thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam
về kinh tế tư nhân", Tạp chí Thông tin những vấn đề Kinh tế chính trị học, (1+2).

6.

Chương trình của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết và Chỉ thị của Đảng về phát triển
kinh tế (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.

Lê Đăng Doanh, Đinh Đức Sinh (1995), "Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: thành
tựu và triển vọng", Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (211).

8.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1979), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (Khoá IV) về phương hướng nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng
tiêu dùng và công nghiệp địa phương, NXB Sự thật, Hà Nội.

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập I,
NXB Sự thật, Hà Nội.

10.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1983), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba của Ban chấp hành
Trung ương Đảng (Khoá V), lưu hành nội bộ.

11.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1985), Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khoá V) về phương hướng nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội năm
1986, lưu hành nội bộ.

12.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự
thật, Hà Nội.

13.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba ban Chấp hành Trung ương (Khoá VI) về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, NXB Sự thật, Hà Nội.

14.


Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương khoá VI: kiểm điểm hai năm thực hiện nghị quyết Đại hội VI và phương hướng
nhiệm vụ ba năm tới, lưu hành nội bộ.

15.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự
thật, Hà Nội.

16.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII: Chiến
lược ổn đinh và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000, NXB Sự thật, Hà Nội.


17.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, lưu hành nội bộ.

18.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
khoá VII, lưu hành nội bộ.

19.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội .

20.


Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) Ban Chấp hành
Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, năm 1955, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, năm 1959, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, năm 1960, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26.


Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, năm 1975, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, năm 1976, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương (2002),
50 năm Ban Kinh tế Trung ương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29.

Trần Bá Đệ (1997), Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay: những vấn đề lý luận và thực tiễn
của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

30.

Huỳnh Thị Gấm (2004), "Chính sách và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong nông


nghiệp ở nước ta hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị, (1 + 2).
31.

Trần Hậu (1997), Quá trình hình thành và phát triển quan điểm lý luận của Đảng ta về
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32.


Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Hiến pháp 1992) (2002), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33.

Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

34.

PTS Lê Mạnh Hùng (chủ biên, 1999), Kinh tế xã hội Việt Nam 3 năm 1996 - 1998 và dự
báo năm 2000, NXB Thống kê, Hà Nội.

35.

GS. Đặng Xuân Kỳ (2003), "Phát triển kinh tế tư nhân - một vấn đề có ý nghĩa chiến lược
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", Tạp chí Lịch sử Đảng, (3).

36.

V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 43, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37.

Nguyễn Lực (chủ biên, 1990), "Thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam từ 1986 - 1990",
Tạp chí Thống kê.

38.


Hồ Chí Minh (2001), Tuyển tập, tập II, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

39.

Nguyễn Huy Oánh (2004), "Tìm hiểu tính sáng tạo của Hồ Chí Minh khi nhận thức về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Tạp chí Thông tin,
(2).

40.

GS. TS. Phạm Ngọc Quang - TS. Nguyễn Viết Thông (2000), Góp phần tìm hiểu sự phát
triển tư duy lãnh đạo của Đảng ta trong công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực chủ yếu,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991), “Luật Doanh nghiệp tư
nhân”. Văn phòng Chính phủ, Công Báo, (4).

42.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991), “Luật Công ty”, Văn phòng
Chính phủ, Công Báo, (4).


43.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), “Luật Doanh nghiệp”, Văn
phòng Chính phủ, Công Báo, (29).


44.

Nguyễn Duy Quý (1998), Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45.

Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 193- HĐBT ngày 23-12-1988 (3/12/1988) về
“Kinh doanh thương mại và dịch vụ ở thị trường trong nước”, Công báo, (24).

46.

“Qui định về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp
dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải (Ban hành kèm theo Nghị định số 27/HĐBT ngày
9-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng” (31/3/1988), Công báo, (6).

47.

Tổng cục Thống kê (1961), Số liệu thống kê (3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, phát
triển văn hoá của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà), NXB Sự thật, Hà Nội.

48.

Tổng cục Thống kê (1989), Niên giám thống kê 1987, NXB Thống kê, Hà Nội.

49.

Tổng cục Thống Kê (1992), Số liệu thống kê công nghiệp Việt Nam (1986-1991) sự phân
bố, cơ cấu, qui mô và hiệu quả, NXB Thống kê, Hà Nội.


50.

Tổng cục Thống kê (1995), Niên giám thống kê 1994, NXB Thống kê, Hà Nội.

51.

Tổng cục Thống kê (1995), Tình hình kinh tế - xã hội năm 1994, và 4 năm 1991 - 1994,
NXB Thống kê, Hà Nội.

52.

Tổng cục Thống kê (1995), Công nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam trong những năm
đổi mới, NXB Thống kê, Hà Nội.

53.

Tổng cục Thống kê (1996), Việt Nam kinh tế ngoài quốc doanh thời mở của 1991-1995,
NXB Thống kê, Hà Nội.

54.

Thời báo Kinh tế Việt Nam (3/6/2002), (66).

55.

PTS. Vũ Tình (1998), Nghiên cứu tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56.


Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Thông tin Khoa học Xã hội
(2003), Kinh tế tư nhân trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội.


57.

Đỗ Thế Tùng (2004), "Lý luận của Lênin về các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ
lên CNXH ở một nước tiểu nông", Tạp chí Lý luận Chính trị, (4).

58.

Đào Duy Tùng (1988), Quá trình hình thành con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59.

Nguyễn Thanh Tuyền (2002), Thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong tiến trình công
nghiệp hoá và hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60.

Hồ Văn Vĩnh (2003), Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân ở nước ta
hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

61.

Vũ Quang Việt (1996), "Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 1989- 1995 (phân tích dựa
theo thành phần kinh tế)", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (220).


62.

Vụ Tổng hợp và thông tin - Tổng cục Thống kê (2001), Tư liệu kinh tế - xã hội chọn lọc
từ kết quả 10 cuộc điều tra có qui mô lớn 1998-2000, NXB Thống kê, Hà Nội.



×