Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

bảo vệ môi trường trong dạy học vật lý skkn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.3 KB, 32 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã là vấn đề
quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề môi trường là một trong
các "vấn đề toàn cầu". Ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc của tất cả
các ngành, các cấp. Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường; Ngày 17 tháng 10 năm 2001
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ
môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo
dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường,
trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường
và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và
hoạt động ngoại khoá,...
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế
nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được
trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và xử
lí các vấn đề về môi trường.
Trong số các môn học ở trường THPT thì môn Vật lí là một trong những môn
học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới
tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu
đặt ra, cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy Vật lí việc lồng ghép,
tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu. Với lòng
quyết tâm cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường đã hướng tôi
nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong dạy học Vật lý nhằm giáo dục học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường sống”.

1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN


Theo định nghĩa về môi trường của Chương trình môi trường Liên Hiệp quốc
(United Nation Enviroment Program - UNEP): "Môi trường là tập hợp các yếu tố vật
lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng". Việc
phân tích cấu trúc môi trường theo khoa học môi trường cho thấy các yếu tố vật lý có
vai trò rất quan trọng. Như vậy, môn vật lý ở trường phổ thông có thể khai thác nhiều
cơ hội để tích hợp các nội dung GDMT, có thể nêu ra một số trường hợp như:
- Khai thác từ nội dung môn học vật lý.
- Tích hợp các nội dung của các môn học khác như: hóa học, sinh học,... (vì
nhiều quá trình hóa học, sinh học,... chịu tác động của yếu tố vật lý).
- Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung GDMT phù hợp, có thể nêu lên một
số vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có liên quan trực tiếp tới các quá
trình vật lý.
Thứ nhất, tài nguyên rừng bị suy giảm:
- Trước hết phải làm rõ được vai trò của rừng đối với cuộc sống con người:
+ Rừng - nguồn gien quý giá (động, thực vật).
+ Cung cấp lâm thổ sản.
+ Điều hòa lượng nước trên mặt đất.
+ Rừng là "lá phổi xanh" của trái đất.
+ Rừng chống xói mòn đất,...
Dưới góc độ khoa học vật lý, có thể nêu lên các quá trình vật lý như: hiện tượng
mao dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng, động năng, dòng chảy của nước gây
ra sự bào mòn đất,...
- Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng nhìn từ góc độ vật lý (chống xói mòn
đất, hạn chế khí nhà kính,…).
Thứ 2, ô nhiễm nước: vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất, các quá
trình lý hóa khi nước bị ô nhiễm,... các biện pháp bảo vệ nước, chu trình nước trong tự
nhiên (liên quan tới các hiện tượng chuyển thể của nước,…).
Thứ 3, suy thoái và ô nhiễm đất: môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững, các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt
không qua xử lí, các chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh, sạt lở, rửa trôi, xói mòn,

hoang mạc hóa, mặn hóa và phèn hóa,...
Thứ 4, ô nhiễm không khí: khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất phóng
xạ, hóa chất.
2


Thứ 5, ô nhiễm tiếng ồn:
- Khái niệm: Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp loạn
có tần số và chu kỳ khác nhau, nói cách khác là những âm thanh chói tai, gây những
tác động không mong muốn, có hại cho sức khỏe con người, cơ thể sống.
- Các nguồn ô nhiễm: tiếng máy bay, xe cộ, karaoke quá giới hạn cho phép, âm
thanh 80 dB,...
Ô nhiễm tiếng ồn liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như sóng âm.
Thứ 6, ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây tác hại đến con người và sinh vật.
Thứ 7, sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng nhìn nhận dưới góc độ bảo
vệ môi trường.
Thứ 8, ô nhiễm phóng xạ: Các tia phóng xạ, an toàn hạt nhân,…
Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các nguồn tài
nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và
đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính,
nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lở, lũ lụt, hạn hán,... Vì thế, việc lựa
chọn địa chỉ, nội dung, để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí
là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức
đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên
cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học
sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc
bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh
nhận thức và biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là môi trường sống xung quanh

các em.
Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các biện
pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi
khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi
đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa
ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài
học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng
kích thích tính tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh,
đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi
trường.

3


Thực tế tại trường THPT Cần Giuộc có ít tài liệu hướng dẫn giáo viên về nội
dung, chương trình cũng như phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong
môn Vật lí một cách cụ thể, rõ ràng.
Qua thực tế dạy học có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường (sự cần
thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường) còn rất hạn chế, số học
sinh không quan tâm hoặc không hiểu biết về kiến thức môi trường liên quan trong
môn Vật lí còn nhiều. Trước thực trạng trên, trong năm học 2014 – 2015 tôi đã mạnh
dạn viết sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học
Vật lý nhằm giáo dục học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường sống” nhằm:
- Xây dựng một số nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong một số bài học ở môn Vật lí.
- Đề xuất một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn
Vật lí đạt hiệu quả cao.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông qua dạy học môn vật lí
1.1. Lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp

- Khi khai thác nội dung tích hợp, có thể khai thác theo hai dạng sau:
+ Nội dung chủ yếu của bài học, hoặc có nội dung môn học trùng hợp với nội
dung môi trường (hình thức lồng ghép).
+ Một số nội dung của bài học có liên quan tới GDMT song không nêu rõ trong
SGK (hình thức liên hệ).
- Song, dù khai thác theo hình thức nào cũng cần tuân theo các nguyên tắc:
+ Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học bộ môn thành
bài học môi trường.
+ Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tuỳ tiện.
+ Phát huy nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế của học sinh.
Ví dụ:
Trong phần của bài “Thế năng - Vật lí 10 cơ bản và nâng cao”. Giáo viên chọn
chủ đề khai thác là phần 3 - Thế năng trọng trường. Sử dụng nguồn tài liệu dẫn đến
những thảm hoạ về môi trường và những biện pháp khắc phục. Ví dụ: Thác nước,
nước chảy từ trên cao xuống thì sinh công làm xói mòn đất, làm quay tua bin. Ở miền
núi lợi dụng sức nước để bơm nước lên cao làm cối giã gạo. Giải pháp: Khắc phục sự

4


xói mòn đất; Tích cực trồng cây trên đồi trọc, đất trống, làm ruộng bậc thang, canh tác
vùng đất dốc có khoa học.
- Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh:
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra để học
sinh tìm hiểu.
+ Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em.
1.2. Lựa chọn phương pháp tích hợp cho từng nội dung
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm bất
cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi

cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp bảo vệ môi trường
nói riêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn những
hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu, nội dung kiến thức để đưa vào
bài giảng. Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tập tin với định
dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao hơn).
Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao
tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi không
chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ tích cực
trước các vấn đề về môi trường bị suy thoái, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các
em được chứng kiến những hình ảnh, clip về thực trạng cũng như những hậu quả của ô
nhiễm môi trường đưa lại.
1.3. Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp nội
dung BVMT
Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một mặt nó
làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không phù
hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý thức được điều
này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp để vừa đảm bảo
dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường. Để đảm bảo
được các yêu cầu đó thì nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào
sau khi các em đã tiếp thu được kiến thức nội dung học tập của phần đó.

5


1.4. Các nội dung có thể tích hợp được trong môn vật lí
Lớp

Nội dung cần
tích hợp
Lực ma sát


Địa chỉ tích hợp(vào
nội dung của bài)
-Lực ma sát trượt sinh
ra khi một vật trượt
trên bề mặt của vật
khác.
-Lực ma sát có thể có
hại có thể có ích

Lớp
10

Công cơ học

-Công cơ học phụ
thuộc hai yếu tố: Lực
tác dụng và quãng
đường di chuyển.

Lớp
10

Động năng,
định lí động

Động năng

Lớp
10


Nội dung GDBVMT(kiến thức,KN có thể
tích hợp)
-Kiến thức môi trường:
+Trong quá trình lưu thông của các phương
tiện giao thông đường bộ,ma sát giữa bánh
xe và mặt đường,giữa các bộ phận cơ khí
với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành
bánh xe làm phát sinh các bụi cao su,bụi
khí và bụi kim loại.Các bụi khí này gây ra
tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh
hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người,sự
sống của sinh vật và sự quang hợp của cây
xanh.
+Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên
đường có thể bị trượt dễ gây tai nạn, đặc
biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.
-Biện pháp GDBVMT:
+Để giảm thiểu tác hại này cần giảm số
phương tiện lưu thông trên đường và cấm
các phương tiện đã cũ nát,không đảm bảo
chất lượng. Các phương tiện tham gia giao
thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí
thải và an toàn đối với môi trường.
+ Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe
và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
-Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật
không di chuyển thì không có công cơ học
nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn
năng lượng. Trong giao thông vận tải, các

đường gồ ghề làm các phương tiện di
chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn
nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn,
mật độ giao thông đông nên thường xảy ra
tắc đường. Khi tắc đường các phương tiện
tham gia vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng
vô ích đồng thời xả ra môi trường nhiều
chất khí độc hại.
-Giải pháp: cải thiện chất lượng đường
giao thông và thực hiện các giải pháp đồng
bộ nhằm giảm ách tắc giao thông, bảo vệ
môi trường và tiết kiệm năng lượng.
- Khi tham gia giao thông, phương tiện
tham gia có vận tốc lớn (có động năng lớn)
6


năng

Lớp
10

Lớp
10

Lớp
10

sẽ khiến cho việc xử lí sự cố gặp khó khăn,
nếu xảy ra tai nạn sẽ gây ra những hậu quả

nghiêm trọng.
- Giải pháp:
+ Khi tham gia giao thông cần đi đúng
phần đường và đúng tốc độ quy định.
+ Chỉ tham gia giao thông bằng ô tô, xe
máy khi đủ tuổi quy định và đã học luật
giao thông.
+ Vận động mọi người không tham gia
giao thông khi đã uống rượu, bia.
Cơ năng
-Khi một vật có khả
-Khi tham gia giao thông, phương tiện
năng sinh công ta nối
tham gia có vận tốc lớn (có động năng lớn)
vật có cơ năng.
sẽ khiến cho việc xử lí sự cố gặp khó khăn,
-Khi một vật chuyển
nếu xảy ra tai nạn sẽ gây những hậu quả
động, vật có động
nghiêm trọng.
năng. Vận tốc và khối -Các vật rơi từ trên cao xuống bề mặt trái
lượng của vật càng lớn đất có động năng lớn nên rất nguy hiểm
thì động năng của vật
đến tính mạng con người và các công trình
càng lớn
khác.
-Giải pháp: Mọi công dân cần tuân thủ các
quy tắc an toàn giao thông và an toàn trong
lao động.
Bảo toàn cơ

-Trong quá trình cơ
-Thế năng của dòng nước từ trên cao
năng
học động năng và thế
chuyển hóa thành động năng làm quay
năng có thể chuyển
tuabin của các máy phát điện. Việc xây
hóa lẫn nhau nhưng cơ dựng các nhà máy thủy điện có tác dụng
năng được bảo toàn
điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt và dự trữ
nước bảo vệ môi trường.
-Biện pháp GDBVMT: Việt Nam là nước
có nhiều nhà máy thủy điện với công suất
lớn. Cần có kế hoạch xây dựng nhà máy
thủy điện một cách hợp lí nhằm phát triển
kinh tế quốc dân.
Sự nóng chảy
Phần lớn các chất nóng -Do sự nóng lên của trái đất mà băng ở hai
và sự đông đặc chảy hay đông đặc ở
địa cực tan ra làm mực nước biển dâng cao
một nhiệt độ xác định
( tốc độ dâng mực nước biển trung bình
hiện nay là 5cm/10 năm). Mực nước biển
dâng cao có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu
vực đồng bằng ven biển trong đó có đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long tại Việt Nam.
-Để giảm thiểu tác hại của việc mực nước
7



-Nước có tính chất đặc
biệt: (khối lượng riêng
của nước đá (băng)
thấp hơn khối lượng
riêng của nước ở thể
lỏng( ở 4oC,nước có
khối lượng riêng lớn
nhất.
-Cần cung cấp nhiệt dể
chuyển trạng thái của
chất từ thể rắn sang thể
lỏng.
Lớp
10

sự bay hơi và
sự ngưng tụ

biển dâng cao, các nước trên thế giới (đặc
biệt là các nước phát triển) cần có kế hoạch
cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà
kính (là nguyên nhân gây tình trạng trái đất
nóng lên).
+Vào mùa đông, các nước ở sứ lạnh khi
lớp nước phía trên mặt đóng băng có khối
lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của
lớp nước phía dưới,vì vậy lớp băng ở phía
trên tạo ra lớp cách nhiệt,cá và sinh vật
khác vẫn có thể sống được ở lớp nước phía

dưới băng.

-Ở các sứ lạnh, vào mùa đông có băng
tuyết.băng tan thu nhiệt làm cho nhiệt độ
môi trường giảm xuống.Khi gặp thời tiết
như vậy cần có biện pháp giữ ấm cho cơ
thể.
Tốc độ bay hơi của
-Trong không khí luôn có hơi nước độ ẩm
một chất lỏng phụ
của không khí phụ thuộc vào khối lượng
thuộc vào nhiệt độ,gió nước có trong 1m3không khí.
và diện tích mặt thoáng -Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới
của chất lỏng.
ẩm,gió mùa.Độ ẩm không khí thường dao
động trong khoảng từ 70% đến 90%.Không
khí có độ ẩm cao(xấp xỉ 100%), ảnh hưởng
đến sản xuất,làm kim loại chóng bị ăn
mòn, đồng thời cũng làm cho dịch bệnh dễ
phát sinh.Nhưng nếu độ ẩm không khí quá
thấp(dưới 60%)cũng ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và gia súc,làm nươc bay
hơi nhanh gây khô hạn,ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp.
-Khi lao động và sinh hoạt,cơ thể sử dụng
nguồn năng lượng trong thức ăn chuyển
thành năng lượng của cơ bắp và giải phóng
nhiệt.Cơ thể giải phóng nhiệt bằng cách tiết
mồ hôi. Mồ hôi bay hơi trong không khí
mang theo nhiệt lượng.Độ ẩm không khí

quá cao khiến tốc độ bay hơi chậm,ảnh
hưởng đến hoạt động của con người.
-Ở ruộng lúa thường thả bèo hoa dâu vì
ngoài chất dinh dưỡng mà bèo cung cấp
cho ruộng lúa,bèo còn che phủ mặt ruộng
hạn chế sự bay hơi nước ở ruộng.

8


-Nước bay hơi làm
giảm nhiệt độ môi
trường xung quanh.
-Khi nhiệt độ xuống
thấp thì hơi nước
ngưng tụ.
Lớp
10

Một số ứng
- Sự dãn nở vì nhiệt
dụng của sự nở khi bị ngăn cản có thể
vì nhiệt
gây ra những lực rất
lớn.

Lớp
10

Đối lưu và bức

xạ nhiệt

Lớp
10

-Đối lưu là hình thức
truyền nhiệt bằng các
dòng chất lỏng vả chất
khí, đố là hình thức
truyền nhiệt chủ yếu
của chất lỏng và chất
khí

-Bức xạ nhiệt là sự
truyền nhiệt bằng các
tia nhiệt đi thẳng. Bức
xạ nhiệt có thể xảy ra
cả ở trong chân không.

Quanh nhà có nhiều sông, hồ, cây xanh vào
mùa hè nước bay hơi ta cảm thấy mat mẻ,
dễ chịu.Vì vậy cần tăng cường trồng cây
xanh và giữ sông hồ trong sạch.
-Hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo
thành sương mù,làm giảm tầm nhìn, cây
xanh giảm khả năng quang hợp. Cần có
biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi
trời có sương mù.
- Biện pháp GDBVMT:
+ trong xây dựng (dường ray xe lửa, nhà

cửa, cầu,…) cần tạo khoảng cách nhất định
giữa các phần để các phần đó dãn nở .
+ cần có biện pháp bảo vệ cơ thể , giữ ấm
vào mùa đông và làm mát vào mùa hè, để
tránh bị sốc nhiệt, tránh ăn uống thức ăn
quá nóng hoặc quá lạnh.
-Sống và làm việc lâu trong phòng kín
không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất
oi bức khó chịu.
-Biện pháp GDBVMT:
+Tại nhà máy nhà ở, nơi làm việc cần có
biện pháp để không khí lưu thông dễ dàng
(bằng các ống khói).
+Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến mật độ
nhà và hành lang giữa các phòng, các dãy
nhà đảm bảo không khí được lưu thông.
-Nhiệt truyền từ mặt trời qua các cửa kính
làm nóng không khí trong nhà và các vật
trong phòng.
-Biện pháp:
+Tại các nước lạnh vào mùa đông có thể sử
dụng các tia nhiệt của mặt trời để sưởi ấm
bằng cách tạo ra nhiều cửa kính. Các tia
nhiệt sau khi đi qua kính sưởi ấm không
khí và các vật trong nhà. Nhưng các tia
nhiệt này bị mái và các cửa thủy tinh giữ
lại, chỉ một phần truyền trở lại không gian,
vì thế nên giữ ấm cho nhà.
+Các nước xứ nóng không nên làm nhà có
nhiều cửa kính vì chúng ngăn các tia nhiệt

bức xạ từ trong nhà truyền trở lại môi
trường. Đối với các nhà kính để làm mát
cần sử dụng điều hòa,điều này làm tăng chi
phí sư dụng năng lượng. Nên trồng nhiều
cây xanh quanh nhà.
9


Lớp
10

Lớp
10

Năng suất tỏa
-Công thức tính nhiệt
-Các loại nhiên liệu đang được sử dụng
nhiệt của nhiên lượng của nhiên liệu bị nhiều nhất hiện nay: than đá, dầu mỏ, khí
liệu
đốt cháy Q=m.q
đốt. Các nguồn năng lượng này không vô
tận mà có hạn.
-Việc khai thác dầu mỏ có thể gây ra
những xáo trộn về cấu tạo địa chất ảnh
hưởng đến môi trường (ô nhiễm đất, sạt lở
đất, ô nhiễm khói bụi của sản xuất than, ô
nhiễm đất, nước, không khí do dầu tràn và
dò dỉ khí gas).
-Dù sử dụng các biện pháp an toàn nhưng
các vụ tai nạn mỏ, cháy nổ nhà máy lọc

dầu, nổ khí gas vẫn xảy ra. Chúng gây ra
các thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
-Việc sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch,
sử dụng các tác nhân làm lạnh đã thải ra
môi trường nhiều chất khí gây hiệu ứng
nhà kính.
-Các chất khí này bao bọc lấy trái đất, ngăn
cản sự bức xạ của các tia nhiệt khỏi bề mặt
trái đất, là nguyên nhân khiến khí hậu trái
đất nóng lên.
-Biện pháp GDBVMT:
+Các nước cần có biện pháp sử dụng năng
lượng hợp lí, tránh lãng phí.
+Tăng cường sử dụng các nguồn năng
lượng sạch và bền vững như: năng lượng
gió, năng lượng mặt trời; tích cực tim ra
các nguồn năng lượng khác thay thế năng
lượng hóa thạch sắp cạn kiệt.
Bảo toàn năng -Năng lượng không tự -Trong tự nhiên và kĩ thuật, việc chuyển
lượng
sinh ra cũng không tự
hóa từ cơ năng thành nhiệt năng thường dễ
mất đi, nó chỉ truyền từ hơn việc chuyển hóa nhiệt năng thành cơ
vật này sang vật khác, năng. Trong các máy cơ, luôn có một phần
chuyển hóa từ dạng
cơ năng chuyển thành nhiệt. Nguyên nhân
này sang dạng khác.
xuất hiện nhiệt đố là do ma sát. Ma sát
không những làm giảm hiệu suất của các
máy móc mà còn làm cho các máy móc

nhanh hỏng.
-Biên pháp: Cần cố gắng làm giảm những
tác hại của ma sát.
Động cơ nhiệt -Động cơ nhiệt là động -Các kiến thức:
cơ trong đó một phần
+ Động cơ xăng bốn kì có một kì đốt nhiên
năng lượng của nhiên
liệu, bugi đánh lửa.Các tia lửa điện do bugi
liệu bị đốt cháy được
tạo ra làm xuất hiện các chất khí NO,NO2
chuyển thành cơ năng. có hại cho môi trường, ngoài ra sự hoạt

10


Lớp
11

Sự nhiễm điện
do cọ xát.

-Có thể làm nhiễm
điện vật bằng cách cọ
xát.

Lớp
11

Hai loại điện
tích


-Có hai loại điện tích
là điện tích dương và
điện tích âm. Các vật
nhiễm điện cùng loại
đẩy nhau,khác loại thì
hút nhau.

động của bugi gây nhiễu sóng điện từ, ảnh
hưởng đến hoạt động của tivi, radio.
+ Động cơ diezen, không sử dụng bugi
nhưng lại gây ra bụi than, làm nhiễm bẩn
không khí. Các động cơ nhiêt sử dụng
nguồn năng lượng là: than đá, dầu mỏ, khí
đốt. Sản phẩm cháy của các nhiên liệu này
là khí CO,CO2,SO2,NO,NO2... các chất khí
này là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.
+Hiện nay hiệu suất của các động cơ nhiệt
là:
Động cơ xăng 4 kì:30-35%
Động cơ diezen :35-40%
Tua bin khí:15-20%
-Biện pháp:
+Việc nâng cao hiệu suất động cơ là một
vấn đề quan trọng của nghành công nghiệp
chế tạo máy nhằm giảm thiểu sử dụng
nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường.
+Trong tương lai khi các nguồn năng
lượng hóa thạch cạn kiệt thì việc sử dụng
các động cơ nhiệt dùng nguồn năng lượng

sạch (nhiên liệu sinh học-ethanol) là rất cần
thiết.
-Vào những lúc trời mưa dông, các đám
mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái
dấu. Sự phóng điện giữa các đám
mây(sấm) và giữa đám mây với mặt đất
(sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống
con người.
+Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu,gây ra
phản ứng hóa học nhằm tăng cường lượng
ozon bổ sung vào khí quyển…
+Tác hại:Phá hủy nhà cửa và các công
trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng
con người và sinh vật, tạo ra các khí độc
hại (NO,NO2…)
-Để giảm tác hại của sét,bảo vệ tính mạng
của con người và các công trình xây dựng,
cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
-Trong các nhà máy thường xuất hiện bụi
gây hại cho công nhân. Bố trí các tấm kim
loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị
nhiễm điện và bị hút vào tấm kim loại,giữ
môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe
công nhân.

11


Lớp
11


Tác dụng nhiệt
và tác dụng
phát sáng của
dòng điện

Lớp
11

Tác dụng
từ,tác dụng
hóa học và tác
dụng sinh lí
của dòng điện

Lớp
11

Lớp
11

An toàn khi sử
dụng điện.

-Dòng điện đi qua một
vật dẫn thông
thường,đều làm cho
vật dẫn nóng lên.Nếu
vật dẫn nóng lên nhiệt
độ cao thì phát sáng.


-Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của
dòng điện là do các vật dẫn có điện trở.Tác
dụng nhiệt có thể có lợi, có thể có hại.
-Để làm giảm tác dụng nhiệt, cách đơn
giản là làm dây dẫn bằng chất có điện trở
suất nhỏ. Việc sử dụng nhiều kim loại làm
vật liệu dẫn điện dẫn đến việc làm cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay, người ta
đang cố gắng sử dụng vật liệu siêu dẫn( có
điện trở suất bằng không) trong đời sống
và kỹ thuật .
-Dòng điện có tác dụng -Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân.
hóa học.
Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng
ẩm,do những yếu tố tự nhiên,sử dụng các
nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá,dầu
mỏ,khí đốt,…) và hoạt động sản xuất công
nghiệp cũng tạo ra nhiều khí thải độc
hại(CO2,CO,NO,NO2,H2S,..) các khí này
hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường
điện li. Môi trường điện li này sẽ khiến cho
kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học).
-Để giảm thiểu tác hại này cần bao bọc kim
loại bằng chất chống ăn mòn hóa học và
giảm thiểu các khí thải độc hai trên.
-Dòng điện có tác dụng -Dòng điện gây ra tác dụng sinh lí
sinh lí
+Dòng điện có cường độ 1mA đi qua cơ
thể người gây ra cảm giác tê, co cơ bắp

(điện giật). Dòng điện càng mạnh càng
nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con
người. Dòng điện mạnh ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hệ thần kinh,tim ngừng đập, ngạt
thở,nếu dòng điện mạnh có thể gây tử
vong.
+Dòng điện có cường độ nhỏ được sử dụng
để chữa bệnh (điện châm). Trong cách này,
các điện cực được nối với các huyệt,các
dòng điện làm các huyệt được kích thích
hoạt động. Việt Nam là nước có nền y học
châm cứu tiên tiến trên thế giới.
-Biện pháp an toàn:cần tránh bị điện giật
bằng cách sử dụng các chất cách điện để
cách li dòng điện với cơ thể và tuân thủ các
quy tắc an toàn điện
-Phải sử dụng các quy -Quá trình đóng ngắt mạch điện cao áp
tắc an toàn khi sử dụng luôn kèm theo các tia lửa điện. Sự tiếp xúc
điện
điện không tốt cũng có thể làm phát sinh
12


Lớp
11

Sự phụ thuộc
của điện trở
vào vật liệu
làm dây dẫn


-Công thức tính điện
trở dây dẫn R=ρl/S

Lớp
11

Công suất điện

-Số oat ghi trên một
dụng cụ điện cho biết
công suất định mức
của dụng cụ đó, nghĩa
là công suất điện của
dụng cụ này khi nó

các tia lửa điện.Tia lửa điện có tác dụng
làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến
thông tin liên lạc hoặc gây ra các phản ứng
hóa học (tạo ra các khí độc như
NO,NO2,CO2…). Vì vậy, cần đảm bảo sự
tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận
hành và sử dụng các thiết bị điện. Tia lửa
điện truyền đến các vật liệu xốp,dễ cháy
gây ra hỏa hoạn.
-Biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
+Đề ra các biện pháp an toàn điện tại
những nơi cần thiết.
+Cần tránh bị điện giật bằng cách tránh
tiếp xúc trực tiếp với dòng điện có điện áp

cao.
+Mỗi người cần tuân thủ các quy tắc an
toàn khi sử dụng điện và có những kiến
thức cơ bản nhất về sơ cứu người bị điện
giật.
-Các nội dung kiến thức:
+Điện trở của dây dẫn là nguyên nhân làm
tỏa nhiệt trên dây. Nhiệt lượng tỏa ra trên
dây dẫn là nhiệt vô ích, làm hao phí điện
năng.
+Mỗi dây dẫn làm bằng một chất xác định
chỉ chịu được một cường độ dòng điện xác
định. Nếu sử dụng dây dẫn không đúng
cường độ dòng điện cho phép có thể làm
dây dẫn nóng chảy, gây ra hỏa hoạn và
những hậu quả môi trường nghiêm trọng.
-Biện pháp: Để tiết kiệm năng lượng,cần
sử dụng dây dẫn có điện trở suất nhỏ. Ngày
nay, người ta đã phát hiện ra một số chất có
tính chất đặc biệt, khi giảm nhiệt độ của
chất thì điện trở suất của chúng giảm về giá
trị bằng không ( siêu dẫn). Nhưng hiện nay
việc ứng dụng vật liệu siêu dẫn vào trtong
thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu
do các vật liệu đó chỉ là siêu dẫn khi nhiệt
độ rất thấp ( dưới 0oC rất nhiều ).
-Khi sử dụng các dụng cụ điện trong gia
đình cần thiết sử dụng đúng công suất định
mức. Để sử dụng đúng công suất định mức
cần đặt vào dụng cụ điện đó hiệu điện thế

đúng bằng hiệu điện thế định mức.
-Biện pháp:

13


Lớp
11

Định luật JunLen xơ

Lớp
11

Điều kiện xuất
hiện dòng điện
cảm ứng

hoạt động bình thường. +Đối với một số dụng cụ điện thì việc sử
dụng hiệu điên thế nhỏ hơn hiệu điện thế
định mức không gây ảnh hưởng nghiêm
trọng,nhưng đối với một số dụng cụ khác
nếu sử dụng dưới hiệu điện thế định mức
có thể làm giảm tuổi thọ của chúng.
+Nếu đặt vào dụng cụ hiệu điện thế lớn
hơn hiệu điện thế định mức không gây ảnh
hưởng nghiêm trọng, nhưng đối với một số
dụng cụ khác nếu sử dụng dưới hiệu điện
thế định mức có thể làm giảm tuổi thọ của
chúng.

+Nếu đặt vào dụng cụ điện hiệu điện thế
lớn hơn hiệu điện thế định mức, dụng cụ sẽ
đạt công suất lớn hơn công suất định mức.
Việc sử dụng như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ
của dụng cụ hoặc gây ra cháy nổ rất nguy
hiểm.
+Sử dụng máy ổn áp để bảo vệ các thiết bị
điện.
-Công thức tính nhiệt
-Đối với các thiết bị đốt nóng như: bàn là,
lượng tỏa ra trên dây
bếp điện, lò sưởi, việc tỏa nhiệt là có ích.
2
dẫn Q=I Rt
Nhưng một số thiết bị khác như: động cơ
điện, các thiết bị điện tử gia dụng khác việc
tỏa nhiệt là vô ích.
-Biện pháp: Để tiết kiệm điện năng, cần
giảm sự tỏa nhiệt hao phí đó bằng cách
giảm điện trở nội của chúng.
-Điều kiện để xuất hiện -Các kiến thức về môi trường:
dòng điện cảm ứng
+Dòng điện sinh ra từ trường và ngược lai
trong cuộn dây dẫn kín từ trường lại sinh ra dòng điện. Điện
là số đường sức từ
trường và từ trường tồn tai trong một thể
xuyên qua tiết diện S
thống nhất gội là điện từ trường.
của cuộn dây đó biến
+Điện năng là nguồn năng lượng có nhiều

thiên.
ưu điểm : dễ sử dụng, dễ chuyển hóa thành
các dạng năng lượng khác, dễ truyền tải di
xa...Nên ngày càng được sử dụng phổ biến.
+Việc sử dụng điện năng không gây ra các
chất thải đọc hại cũng như các tác nhân gây
ô nhiễm môi trường nên đây là nguồn năng
lượng sạch.
-Các biện pháp:
+Thay thế các phương tiện giao thông
dùng động cơ nhiệt bằng các phương tiện
giao thông, sử dụng động cơ điện.
+Tăng cường sản xuất điện năng bằng các

14


Tác dụng từ
của dòng điệntừ trường

Lớp
11

Sự nhiễm từ
của sắt và
thép- nam
châm điện

nguồn năng lượng sạch; năng lượng nước,
năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

-Không gian xung
-Các kiến thức về môi trường:
quanh nam châm, xung + Trong không gian, từ trường và điện
quanh dòng điện tồn
trường tồn tại trong một trường thống nhất
tại một từ trường. Nam là điện từ trường. Sóng điện từ là sự lan
châm hoặc dòng điện
truyền của điện từ trường biến thiên trong
có khả năng tác dụng
không gian.
lực từ nên nam châm
+Các sóng radio, sóng vô tuyến, ánh sáng
đặt gần nó.
nhìn thấy, tia X, tia gamma cũng là sóng
điện từ. Các sóng điện từ truyền đi mang
theo năng lượng. Năng lượng sóng điện từ
phụ thuộc vào tần số và cường độ sóng.
-Các biện pháp GDBVMT:
+Xây dựng các trạm sóng điện từ xa khu
dân cư.
+Sử dụng điện thoại di động hợp lí, đúng
cách; không sử dụng điện thoại di động để
đàm thoại quá lâu ( hàng giờ) để giảm
thiểu tác hại của sóng điện từ đối với cơ
thể, tắt điện thoại khi ngủ hoặc để xa
người.
+Giữ khoảng cách giữa các trạm sóng phát
thanh truyền hình một cách thích hợp.
+Tăng cường sử dụng truyền hình cáp,điện
thoại cố định; chỉ sử dụng điện thoại di

động khi thật cần thiết.
-Sắt, thép,niken,coban -Các biện pháp GDBVMT:
và các vật liệu từ khác +Trong các nhà máy cơ khí điện kim có
đặt trong từ trường đều nhiều các bụi,vụn sắt, việc sử dụng các
bị nhiễm từ.
nam châm điện để thu gon bụi,vụn sắt làm
sạch môi trường là một giải pháp hiệu quả.
+Loài chim bồ câu có một khả năng đặc
biệt, đó là cơ thể xác định được phương
hướng chính xác trong không gian. Sở dĩ
như vậy bởi vì trong não bộ của chim bồ
câu có các hệ thống giống như la bàn,
chúng được định hướng theo tư trường trái
đất. Sự định hướng này có thể bị đảo lộn
nếu trong một môi trường có quá nhiều
nguồn phát sóng điện từ. Vì vậy, bảo vệ
môi trường tránh ảnh hưởng tiêu cực của
sóng điện từ là góp phần bảo vệ thiên
nhiên.

15


Lớp
11

Hiện tượng
khúc xạ ánh
sáng.


Lớp
11

Mắt

Lớp
11

-Hiện tượng tia sáng
truyền từ môi trường
trong suất này sang
môi trường trong suất
khác bị gãy khúc tại
mặt phân cách giữa hai
môi trường, được gọi
là hiện tượng khúc xạ
ánh sáng.

-Các chất khí NO,NO2, CO,CO2...khi được
tạo ra sẽ bao bọc trái đất. Các khí này ngăn
cản sự khúc xạ của ánh sáng và phản xạ
phần lớn tia nhiệt trở lại mặt đất. Do vậy
chúng là những tác nhân làm cho trái đất
nóng lên.
-Tại các đô thị lớn việc sử dụng kính xây
dựng đã trở thành phổ biến. Kính xây dựng
ảnh hưởng đối với con người thể hiện qua:
+ Bức xạ mặt trời qua kính: bên cạnh hiệu
ứng nhà kính, bức xạ mặt trời còn nung
nóng các bề mặt các thiết bị nội thất, trong

khi đó các bè mặt nội thất luôn trao đổi
nhiêt bằng bức xạ với con người.
+ Ánh sáng qua kính: kính có ưu điểm hơn
hẳn các vật liệu khác là lấy được trực tiếp
ánh sáng tự nhiên, đây là nguồn ánh sáng
phù hợp với thị giác con người.
Chất lượng ánh sáng trong nhà được đánh
giá qua độ rọi trên mặt phẳng làm việc, để
có thể nhìn rõ được chi tiết vật làm việc.
Độ rọi không phải là càng nhiều càng tốt.
Ánh sáng dư thừa sẽ gây ra chói đẫn đến sự
căng thẳng mệt mỏi cho con người khi làm
việc, đây là ô nhiễm ánh sáng.
- các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của
kính xây dựng:
+ mở cửa thông tháng đẻ có gió thổi trên
mặt kết cấu do dó nhiệt độ bề mặt xẽ giảm
dẫn đến nhiệt dộ không khí.
+ có biện pháp che chẵn nắng hiệu quả khi
trời nắng gắt .
Hai bộ phận quan
- Thủy tinh thể của mắt làm bằng chất có
trọng nhất của mắt là
chiết suất 1,34 ( sắp sỉ chiết suất của nước)
thủy tinh thể và màng
nên khi lặn suống nước mà không đeo
lưới
kính, mắt người không thể nhìn thấy mọi
vật.
- trong quá trình điều

- không khí bị ô nhiễm, làm việc tại nới
tiết thì thủy tinh thể bị thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng quá mức, làm
co giãn, phồng nên
việc trong tình trạng kém tập trung (do ô
hoặc xẹp suống, để cho nhiễm tiếng ồn), làm việc gần nguồn sóng
ảnh hưởng nên màng
điện từ mạnh là nguyên nhân dẫn đén suy
lưới rõ nét
giảm thị lực và các bệnh về mắt.
Các biện pháp bảo vệ mắt:
+ luyện tập để có thói quen làm việc khoa
học chánh những tác hại cho mắt.

16


Lớp
11

”Mắt cận và
mắt lão”

Lớp
11

Lớp
11

Kính Lúp


Lớp
12

Nguồn âm

+ Làm việc tại nơi dủ ánh sáng, không nhìn
trực tiếp vào nơi ánh sáng quá mạnh.
+ giữ gìn môi trường trong lành để bảo vệ
mắt.
+ Kết hợp giữa các hoạt dộng học tập và
lao dộng nghỉ ngơi vui chơi đẻ bảo vệ mắt.
- mắt cận nhìn rõ
_ những kiên thức về môi trường:
những vật ở gần nhưng + Nguyên nhân gây cận thị là do: ô nhiễm
không nhìn rõ những
không khí, sử dụng ánh sáng không hợp lý,
vật ở xa. Kính cận là
thói quyen làm việc không khoa học.
thấu kính phân kì mà
+ Người bị cận thị, do mắt liên tục phải
mắt cận phải đeo thấu điều tiết lên thướng bị tăng nhãn áp chóng
kính phân kì đẻ nhìn rõ mặt, đau đầu, ảnh hưởng đến lao động trí
những vật ở xa
óc và tham gia giao thông.
_ Biện pháp bảo vệ mắt:
+ để giảm nguy cơ mắc các tật của mắt,
mọi người hãy cùng nhau giữ gìn môi
trường trong lành không có ôn nhiễm và có
thói quyen làm việc khoa học.
+ Ngời bị cận thị không nên điều khiển các

phương tiện giao thông vào buổi tối, khi
trời mưa và với tốc độ cao.
+ cần có các biện pháp bảo vệ và luyện tập
cho mắt, trành nguy cơ tật nặng hơn.
Thông thường người bị cận thị khi 25 tuổi
thì thủy tinh thể ổn định (tật không nặng
thêm).
Mắt lão nhìn rõ những - người già do thủy tinh thể bị lão hóa nên
vật ở xa nhưng không khả năng điều tiết bị suy giảm nhiều. Do
nhìn rõ những vật ở
đó người già không nhìn được những vật ở
gần. Kính lão là kính
ngần. Khi nhìn những vật ở gần mắt phải
hội tụ. Mắt lão phải
điều tiết nhiều nên chóng mỏi.
đeo thấu kính hội tụ để _ biện pháp bảo vệ mắt người đó cần thử
nhìn rõ những vật ở
kính để biết được số của kính cần đeo.
ngần
Thường đeo kính đẻ đọc sách cách mắt 25
cm như người bình thường.
- Kính lúp là thấu kính - người sử dụng kính lúp có thể quan sát
hội tụ có tiêu cự ngắn
được các sinh vật nhỏ các mẫu vật.
dùng để quan sát các
Biện pháp GDBV Môi trường:
vật nhỏ
Sử dụng kính lúp đẻ quan sát phát hiện các
tác nhân gây ô nhiễm môi trường
-Các vật phát ra âm

-Để bảo vệ giọng nói, ta cần luyện tập
đều dao động.
thường xuyên. Tránh nói quá to, không hút
thuốc lá.

17


Lớp
12

Máy biến áp

-Cần phải thực hiện
các biện pháp đảm bảo
an toàn khi sử dụng
điện, nhất là với mạng
điện dân dụng, vì
mạng điện này có hiệu
điện thế 220V nên có
thể gây nguy hiểm tới
tính mạng

Lớp
12

-Cần lựa chọn sử dụng
các dụng cụ

Lớp

12

Và thiết bị điện có
công suất phù hợp và
chỉ sử dụng chúng
trong thời gian cần
thiết.

Lớp
12

Động cơ điện
một chiều.

-Động cơ điện một
chiều có hai bộ phận
chính là nam châm tạo
ra từ trường và khung
dây cho dòng điện
chạy qua

Lớp
12

Dòng điện
xoay chiều

Khi cho cuộn dây dẫn
kín quay trong từ
trường của nam châm

hay cho nam châm
quay trước cuộn dây
dẫn thì trong cuộn dây
có thể xuất hiện dòng
điện cảm ứng.

-Sống gần các đường dây cao thế rất nguy
hiểm, người sống gần các đường điện cao
thế thường bị suy giảm trí nhớ, vì nhiễm
điện do hưởng ứng. Mặc dù ngày càng
được nâng cấp nhưng đôi lúc sự cố lưới
điện vẫn xảy ra. Các sự cố có thể là: chập
điện, dò điện, nổ sứ, đứt đường dây, cháy
nổ trạm biến áp,...Để lại nhũng hậu quả
nghiêm trọng.
-Biện pháp an toàn: di dời các hộ dân sống
gần các đường điện cao áp và tuân thủ các
quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
-Các bóng đèn sợi đốt thông thường có
hiệu suất phát sáng rất thấp: 3%, các bóng
đèn
Neon có hiệu suất cao hơn:7%. Để tiết
kiệm điện, cần nâng caon hiệu suất phát
sáng của các bóng đèn điện.
-Biện pháp GDBVMT: Thay các bóng đèn
thông thường bằng các bóng đèn tiết kiệm
năng lượng.
-Khi động cơ điện một chiều hoạt động, tại
các cổ góp ( chỗ đưa điện vào roto của
đọng cơ) xuất hiện các tia lửa kèm theo

không khí có mùi khét.Các tia lửa này là
tác nhân sinh ra khí NO,NO2, có mùi hắc.
Sự hoạt động của động cơ điện một chiều
cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các
thiết bị điện khác (nếu cùng mắc vào mạng
điện ) và gây nhiễu các thiết bị vô tuyến
truyền hình gần đó.
-Biện pháp:
+Thay thế các động cơ điện một chiều
bằng động cơ điện xoay chiều.
+Tránh mắc chung động cơ điện một chiều
với các thiết bị thu phát sóng điện từ.
-Dòng điện một chiều có hạn chế là khó
truyền tải đi xa, việc sản xuất tốn kém và
sử dụng ít thuận lợi.
-Dòng điện xoay chiều có nhiều ưu điểm
hơn dòng điện một chiều và khi cần có thể
chỉnh lưu thành dòng điện một chiều bằng
những thiết bị đơn giản.
-Biện pháp:
+Tăng cường sản xuất và sử dụng dòng
điện xoay chiều.
18


Lớp
12

Lớp
12


+Sản xuất các thiết bị chỉnh lưu để chuyển
đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện
một chiều (đối với trường hợp cần thiết sử
dụng dòng điện một chiều ).
Các tác dụng
-Dòng điện xoay chiều -Kiến thức về môi trường:
của dòng điện có tác dụng nhiệt,
+Việc sử dụng dòng điện xoay chiều là
xoay chiều- Đo quang và từ
không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Sử
cường độ dòng
dụng dòng diện xoay chiều để lấy nhiệt và
điện và hiệu
lấy ánh sáng có ưu điểm là không tạo ra
điện thế xoay
những chất khí gây hiệu úng nhà kính, góp
chiều.
phần bảo vệ môi trường
+ Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều là
cơ sở chế tạo các động cơ diện xoay chiều.
So với các động cơ điện một chiều, động
cơ xoay chiều có ưu điểm không có bộ góp
điện, nên không xuất hiện các tia lửa điện
và các chất khí gây hại cho môi trường.
Truyền tải điện - Khi truyền tải điện
- Việc trường tải điện năng đi xa bằng hệ
năng đi xa
năng đi xa bằng đường thống các đường dây cao áp là một giải
dây dẫn sẽ có một

pháp tối ưu để giảm hao phí điện năng và
phần điện năng hao phí đáp ứng yêu cầu truyền đi một lượng điện
do hiện tượng tỏa nhiệt năng lớn. Ngoài ưu điểm trên, việc có quá
trên đường dây.
nhiều các đường dây cao áp cũng làm phá
- Công suất hao phí do vỡ cảnh quang môi trường cản trở giao
tỏa nhiệt trên đường
thông và gây nguy hiểm cho người khi
dây tải điện tỉ lệ
chạm phải đường dây điện.
nghịch với bình
- Biện pháp GDBVMT: Đưa các đường
phương hiệu điện thế
dây cao áp xuống lòng đất hoặc đáy biển
đặt vào hai đầu đường để giảm thiểu tác hại của chúng.
dây.
Máy biến thế
-Tỉ số giữa hiệu điện
-Khi máy biến thế hoạt động, trong lõi thép
thế ở hai đầu các cuộn luôn xuất hiện dòng điện fuco. Dòng điện
dây của máy biến thế
fuco có hại vì làm nóng máy biến thế, giảm
bằng tỉ số giữa số vòng hiệu suất của máy.
của các cuộn dây
-Để làm mát máy biến thế, người ta nhúng
tương ứng. Ở hai đầu
toàn bộ lõi thép của máy trong một chất
đường dây tải về phía
làm mát đó là dầu của máy biến thế. Khi
nhà máy điện đặt máy xảy ra sự cố dầu máy biến thế bị cháy có

tăng thế, ở nơi tiêu thụ thể gây ra những sự cố môi trường trầm
đặt máy hạ thế.
trọng và rất khó khắc phục.
-Biện pháp GDBVMT: Các trạm biến thế
lớn cần có các thiết bị tự động để phát hiện
và khắc phục sự cố; mặt khác cần đảm bảo
các quy tắc an toàn khi vận hành trạm biến
thế lớn.

19


Lớp
12

Lớp
12

Ánh sáng trắng Ánh sáng do mặt trời
và ánh sàng
và các đèn dây tóc
màu
nóng sáng phát ra là
ánh sáng trắng.
Có mọt số nguồn sáng
phát ra trực tiếp ánh
sáng màu. Có thể tạo
ra ánh sáng màu bằng
cách chiếu chùm ánh
sáng trắng qua tấm lọc

màu
Sự phân tích
-Chùm sáng trắng có
ánh sáng trắng. chứa nhiều chùm sáng
màu khác nhau.

Lớp
12

Màu sắc các
vật dưới ánh
sáng trắng và
dưới ánh sáng
màu.

Lớp
12

Các tác dụng
của ánh sáng.

Con người làm việc có hiệu quả và thích
hợp nhất đối với ánh sáng trắng(Ánh sáng
mặt trời). Việc sử dụng ánh sáng mặt trời
trong sinh hoạt hàng ngày góp phần tiết
kiệm năng lượng, bảo vệ mắt và gúp cơ
thể tổng hợp vitamin D.
Biện pháo GDBV Môi trường
Không nên sử dụng ánh sáng màu trong
học tập và lao động vì chúng có hại cho

mắt.

- Sống lâu trong môi trường ánh sáng nhân
tạo (ánh sáng màu ) khiến thị lực bị suy
giảm, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.
-Tại các thành phố lớn do sử dụng quá
nhiều đèn màu trang trí đã khiến cho moi
trường bị ô nhiễm ánh sáng. Sự ô nhiễm
này dẫn đến làm giảm tầm nhìn, ảnh hưởng
đến khả năng quan sát thiên văn. Ngoài ra
chúng còn lãng phí điện năng.
-Biện pháp GDBVMT:
+Cần quy định tiêu chuẩn về sử dụng đèn
trang trí, đèn quảng cáo.
+Nghiêm cấm việc sử dụng đèn pha ô tô,
xe máy là đèn phát ra ánh sáng màu.
+hạn chế việc sử dụng điện để thắp sáng
đèn để quảng cáo để tiết kiệm điện.
-Khi nhìn thấy vật màu - Ô nhiễm ánh sáng đường phố từ kính, đặc
nào thì có ánh sáng
biệt là kính phản quang. Hiện nay tại các
màu đó đi từ vật đến
thành phố việc sử dụng kính màu trong xây
mắt ta.
dựng đã trở thành phổ biến. Ánh sáng mặt
-Vật màu trắng có khả trời sau khi phản xạ trên các tấm kính có
năng tán xạ tất cả các
thể gây chói lóa cho con người và các
ánh sáng màu.
phương tiện tham gia giao thông.

- Vật màu nào thì tán
-Biện pháp GDBVMT: Khi sử dụng những
xạ mạnh ánh sáng màu mảng kính lớn trên bề mặt các tòa nhà trên
đó nhưng tán xạ kém
đường phố, cần tính toán về diện tích bề
các màu khác.
mặt kính, khoảng cách công trình, dải cây
xanh cách li.
-Ánh sáng có tác dụng -Tác dụng nhiệt:
nhiệt, tác dụng sinh
+Ánh sáng mang theo năng lượng, trong
học và tác dụng quang một năm nhiệt lượng do trời cung cấp cho
điện. Điều đó chứng tỏ trái đất lớn hơn tất cả các nguồn năng
ánh sáng có năng
lượng khác được con người sửn dụng trong
lượng.
năm đó. Năng lượng mặt trời được xem là
vô tận và sạch (vì không chứa các chất đọc
20


Lớp
12

Sản xuất điện
năng – nhiệt
điện và thủy
điện

-Trong nhà máy nhiệt

điện năng lượng của
nhiên liệu bị đốt cháy
chuyển hóa thành điện
năng.

hại ).
+Biện pháp GDBVMT: Tăng cường sử
dung năng lượng mặt trời để sản xuất điện.
-tác dụng sinh học:
+Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời da tổng
hợp được vitamin D giúp tăng cường sức
đề kháng cho cơ thể. Hiện nay do tầng
ozon bị thủng nên các tia tử ngoại có thể
lọt xuống bề mặt trái đất. Việc thường
xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại có thể gây
bỏng da, ung tư da.
+Biện pháp GDBVMT: khi đi dưới trời
nắng gắt cần thiết che chắn cơ thể khỏi ánh
nắng mặt trời. Khi tắm nắng cần thiết sử
dụng kem chống nắng. Cần đấu ttranh
chống lại các tác nhân gây hai tầng ozon
như: thử tên lửa, phóng tàu vũ trụ, máy bay
phản lực siêu thanh và các khí thải.
-Tác dụng quang điện:
+Pin mặt trời biến đổi trực tiếp quang năng
thành điện năng.
+Biện pháp GDBVMT: tăng cường sử
dụng pin mặt trời tại các vùng xa mạc,
những nơi chưa có điều kiện sử dụng điện
lưới quốc gia.

-Các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu
hóa thạch ( than đá, dầu lửa, khí đốt) để tạo
ra điện năng. Việc sử dụng các nguồn năng
lượng này đã tạo ra những hậu quả môi
trường nghiêm trọng. Hiện tượng nhiệt từ
các máy nhiệt điện, là tác nhân chính làm
nóng khí quyển, làm cho bầu không khí bị
ô nhiễm và làm thủng tầng ozon. Nhiệt
cũng làm cho mực nước các dòng sông
tăng lên do sự ô nhiễm nhiệt, khiến cho
hàm lượng oxi trong nước giảm, gây ảnh
hưởng đến sự hô hấp của các loài sinh vật
sống dưới nước, làm các phản ứng sinh hóa
trong cơ thể sinh vật bị xáo trộn dấn đến
tình trạng các sinh vật này không phát triển
được hoặc bị chết hàng loạt.
Biện pháp GDBVMT:
+Xây dựng nhà máy nhiệt điện xa khu dân
cư.
+ Tích cực tìm các phương pháp khác để
sản xuất điện năng (điện gió, điện mặt

21


Lớp
12,10

Lớp
12


Điện gió-Điện
măt trời – điện
hạt nhân

trời,...).
-Trong nhà máy thủy
-Ưu điểm của nhà máy thủy điện ( so với
điện thế năng của nước nhà máy thủy điện):
trong hồ chứa được
-Những ảnh hưởng của nhà máy thủy điện
chuyển hóa thành điện đối với môi trường:
năng
Nhà máy thủy điện không hoàn toàn sạch
đối với môi trường, chúng có thể gây ra
những tác hại sau:
+Tác động đến nguồn lợi đất và các hệ sinh
thái trong đất.
+Tác động đến thế giới động vật.
+ tác động đến hệ sinh thái dưới nước.
+ Tác động đến ngư trường.
+Biến đổi khí hậu trong khu vực nhà máy
+Ảnh hưởng đến xã hội.
-Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của
thủy điện đối với môi trường:
+ chia nhỏ kênh xả nước theo mức sử dụng
năng lượng.
+Xây dựng đập bảo vệ công trình.
+Xây dựng công trình để bảo vệ cá qua lại
và tạo lập cơ sở thức ăn cho cá.

+ Làm tường vây che nước ở các độ sâu
khác nhau trong hồ chứa nước nhằm làm
giảm khoảng cách l không gian ảnh hưởng
của nước nông.
+ có biện pháp đền bù thỏa đáng, tạo điều
kiện về đát đai và phúc lợi xã hội, giải
quyết việc làm đối với những hộ gia đình
phải di dời phục vụ xây dựng nhà máy thủy
điện.
-Máy phát điện gió
-Ưu điểm và hạn chế của năng lượng gió:
biến cơ năng của gió
+Ưu điểm: trong các nguồn năng lượng,
thành điện năng.
gió là nguồn năng lượng sạch nhất vì
chúng không có chất thải gây hại đến môi
trường.
+Hạn chế: những người dân sống gần các
tuabin gió thường gặp phải tình trạng ô
nhiễm tiếng ồn do tiếng động từ các cánh
quạt tạo ra và hiện tượng nhiễu sóng phát
thanh và truyền hình. Các tuabin gió được
xây dựng ở bờ biển có thể cản trở sự qua
lại của các tàu thuyền. Cường độ gió không
ổn định, chi phí lắp đặt quạt gió cao.
- Giải pháp GDBVMT:
+ Xây dựng các trạm điện gió tại sa mạc,

22



-Các tấm pin mặt trời
biến đổi trực tiếp
quang năng thành điện
năng.

Lớp
12

-Nhà máy điện hạt
nhân biến đổi năng
lượng hạt nhân thành
năng lượng điện, có
thể cho công suất lớn
nhưng phải có thiết bị
bảo vệ rất cẩn thận để
ngăn các tia phóng xạ
có thể gây nguy hiểm
chết người.

hoặc núi cao nơi ít có người sinh sống và
các phương tiện qua lại.
+Xây dựng các nhà máy điện gió ở ngoài
khơi, với các tuabin nổi trên bè. Điện năng
sản xuất ra được đưa vào đất liền thông qua
các đường cáp điện đặt ngầm dưới biển.
- Ưu điểm và nhược điểm của điện mặt
trời.
+ Ưu điểm: là nguồn năng lượng sạch vì
không tạo ra những chất thải gây hiệu ứng

nhà kính và không tiêu tốn nhiên liệu hóa
thạch. Mặt khác, nguồn năng lượng mặt
trời hầu như vô tận.
+ Nhược điểm: Các loại pin mặt trời sử
dụng các chất bán dẫn như: silicon, gali,
catmi,... các chất này là quý hiếm và đòi
hỏi tinh khiết. Quá trình khai thác các chất
này từ quặng rồi tinh lọc từng bước đòi hỏi
nhiều năng lượng và chúng cũng thải ra
môi trường nhiều chất độc hại trong môi
trường. Hiệu suất của pin mặt trời thấp nên
đòi hỏi phải sử dụng nhiều diện tích lắp đặt
chúng. Chi phí lắp đặt pin mặt trời cao
không thích hợp với việc sử dụng công suất
điện lớn.
-Biện pháp GDBVMT:
+Lắp đặt pin mặt trời trên các mái nhà cao
tầng, trên sa mạc, để tiết kiệm diện tích đất
đai sử dụng.
+ Tìm ra các chất bán dẫn mới rẻ tiền,
nhanh chóng đưa các pin mặt trời vào sản
xuất hàng loạt nhằm hạ giá thành sản
phẩm.
-Những ưu điểm và nhược điểm của nhà
máy điện hạt nhân:
+Ưu điểm: không tạo ra các chất khí gây
hiệu ứng nhà kính, nguồn năng lượng hạt
nhân tương đối dồi dào.
+Nhược điểm: tiềm ẩn các nguy cơ rò rỉ
chất phóng xạ nghiêm trọng. Các sự cố hạt

nhân nếu xảy ra thường rất nghiêm trọng
và để lại hậu quả to lớn. Mặt khác, các chất
thải của các nhà máy điện hạt nhân chứa
đựng các chất phóng xạ khó phân hủy nên
chúng tồn tại lâu dài trong môi trường.
Việc xử lí các chất thải và tiêu hủy các lò

23


phn ng ó ht hn s dng ũi hi chi
phớ cao v k thut phc tp. Chi phớ xõy
dng nh mỏy rt ln.
- Gii phỏp GDBVMT:
+ Cỏc nc khú khn v ngun nhiờn liu
khỏc cú th nghiờn cu lp t nh mỏy
in ht nhõn.
+ Cn c bit quan tõm n cụng tỏc bo
v, kim soỏt hn ch thp nht s rũ r
phúng x v cn chun b cỏc phng ỏn
ng phú khi xy ra s c.
+Cú bin phỏp x lớ hiu qu ton din cỏc
cht thi ht nhõn bo v mụi trng.
1.5 Giỏo ỏn v tớch hp mụi trng:

Thế năng

Thế năng trọng trờng

Thế năng đàn hồi


Trọng trờng

Thế năng trọng trờng

Định nghĩa
thế năng
trọng trờng

Biểu thức
= mgz

Bài : Thế Năng
(SGK cơ bản)

A. Sơ đồ lôgic xây dựng kiến thức Thế năng
có tích hợp GDMT
Biến thiên thế năng và công của trọng lực
= (M) - (N)

GDMT:
Nớc chảy ở nơi đất dốc
Sinh công bào mòn đất, gây sạt
lở (sói mòn và làm đất bạc
mầu). Trồng cây chống sói
mòn,

24



B. Bài soạn
I.Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Hiểu khái niệm trọng trờng và biểu hiện của trọng trờng. Khái niệm trọng trờng
đều;
- Phát biểu đợc định nghĩa thế năng trọng trờng của một vật và viết đợc công thức
thế năng này. Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực;
- Nêu đợc đơn vị đo thế năng;
- Hiểu đợc công thức công của lực đàn hồi, công thức tính thế năng đàn hồi.
- Hiểu đợc sự biến thiên thế năng của nớc trong tự nhiên có thể sinh công có ích
song cũng có thể gây ra tác động có hại .
2. Kĩ năng:
- Vận dụng đợc các khái niệm trọng trờng, thế năng trọng trờng, công của trọng lực,
thế năng đàn hồi để giải thích các hiện tợng trong đời sống và tự nhiên;
-

Vận dụng đợc các công thức tính thế năng trọng trờng, công thức

AMN

=

wt (M) - wt (N), công thức tính thế năng đàn hồi ;
-

Giáo dục môi trờng: Giải thích tác động làm sói mòn đất khi nớc chảy và biện
pháp khắc phục. Giải thích vai trò của cây cối trong việc chống sói mòn đất.

3. Thái độ:
Quan tâm trồng cây, ý thức bảo vệ rừng.


II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Biên soạn nội dung câu hỏi 1-4 SGK thành các câu trắc nghiệm;
- Dụng cụ thí nghiệm về thế năng của trọng trờng, của lực đàn hồi.
25


×