Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

bài giảng tiết 89 phương pháp tả cảnh và tiết 90 buổi học cuối cùng và tiết 91 nhân hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.14 KB, 16 trang )

Ngày soạn: 1/2/2016
Tiết 88 – PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
RA ĐỀ BÀI TLV TẢ CẢNH ( HỌC SINH LÀM BÀI Ở NHÀ)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả cảnh vật.
- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.
3. Thái độ: Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
4.Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề,tư duy sáng tạo
- Năng lực tự quản,năng lực tổng hợp, năng lực sử dụng Tiếng Việt
B . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1.Giáo viên :
-Nghiên cứu tài liệu,lên kế hoạch dạy học.
2. Học sinh :
- Đọc và soạn bài.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1-Ôn định tổ chức:
Ngày: .......................................... 6A2....................................................................
Ngày: ...........................................6A7......................................................................
2-Kiểm tra bài cũ:
? Những kỹ năng cần thiết khi miêu tả? Nêu ví dụ?
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế gây hứng thú cho học sinh vào bài.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề….
- Thời gian: 3 phút.
Chúng ta sống cùng thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên nhưng làm thế nào để cảnh


thiên nhiên kì thú ấy hiện hình, sống động trên trang giấy qua một bài hoặc đoạn
văn miêu tả?
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
- Mục tiêu:HS nắm: Yêu cầu của bài văn tả cảnh.Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây
dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh
- Phương pháp: Thuyết trình,vấn đáp gợi mở.
- Thời gian: 30 phút


Hoạt động GV – HS
* HĐ nhóm
? Đ1 miêu tả ai? Những nét nổi bật của con người
trong đoạn văn?
? D.DThư được miêu tả ntn?
- Vẻ đẹp ngoại hình: rắnchắc, gân guốc.
- Có hành động nhanh nhẹn, rứt khoát, mạnh mẽ,
dũng mãnh trước thiên nhiên hiểm trở.
? Tại sao có thể nói qua hình ảnh nhân vật, ta có
thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh
sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?
- Hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai
hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn, như hiệp sĩ của
Trường Sơn oai linh. (Nhờ tả ngoại hình và các
động tác).
? Đoạn văn 2 tả quang cảnh gì?
? Người viết miêu tả cảnh vật theo thứ tự nào? - Từ
dưới sông lên bờ (gần xa)
? Chỉ ra những câu văn miêu tả cảnh dưới mặt sông,
những câu văn miêu tả cảnh trên bờ?
? Liệu có thể đảo thứ tự này được không? Vì sao?

- Không. Vì nếu thế sẽ đảo vị trí quan sát.
- Trình tự tả như thế là rất hợp lí bởi người tả
đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. Tất
nhiên, trước mắt người ngồi phải là cảnh dòng
sông, nước chảy, rồi mới tới cảnh vật hai bên bờ
sông. Nếu tả khác đi, ngược lại chẳng hạn thì
người tả cũng phải ngồi ở chỗ khác đi.
? Đ3 miêu tả cảnh gì?
? Văn bản 3 có 3 phần. Em chỉ ra và tóm tắt ý mỗi
phần.
- MB: Giới thiệu lũy tre làng (phẩm chất, hình dáng,
màu sắc)
- TB: Lần lượt miêu tả 3 vòng của lũy tre.
- KB: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
? Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả của vb?
- Nhận xét về trình tự miêu tả: Từ khái quát đến
cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian).
Cách tả như vậy cũng rất hợp lí bởi cái nhìn của
người tả là hướng từ bên ngoài.
Nếu tả theo trật tự thời gian thì chắc chắn phải tả
khác.

Nội dung cần đạt
I/ Phương pháp tả cảnh:
1/ Ví dụ:
* Đoạn 1: Trích “Vượt thác” –
Võ Quảng.
- Miêu tả hình ảnh Dượng
Hương Thư đang vượt thác.
- Qua hình ảnh Dượng Hương

Thư, người đọc có thể hình
dung được phần nào cảnh sắc ở
khúc sông nhiều thác dữ. Đó là
bởi vì người vượt thác đã phải
đem hết sức lực, tinh thần để
chiến đấu cùng thác dữ.
* Đoạn 2:
- Tả dòng sông Năm Căn.
- Thứ tự: từ sông lên bờ, từ gần
vào xa.

* Đoạn 3: Tả cảnh luỹ tre làng:
3phần
- MB: giới thiệu khái quát về
luỹ tre làng
- Miêu tả cụ thể 3 vòng luỹ tre.
- KB: phát biểu cảm nghĩ và
nhận xét chung
- Trình tự miêu tả: từ ngoài
vào trong, từ khái quát đến cụ
thể.


? Vậy muốn tả cảnh chúng ta cần phải tiến hành
làm những gì?
? Nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh?
• GV nhấn mạnh các bước khi tả và bố cục 2/ Ghi nhớ: sgk/47
một bài văn tả cảnh.
* Điều chỉnh bổ sung
*Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: 10 phút.
Hoạt động GV- HS
Nội dung
II. Luyện tập:
*HĐ nhóm
Bài 1: Tả lớp học trong giờ
Bài 1: Tả lớp học trong giờ viết TLV.
viết TLV
? Chọn những hình ảnh tiêu biểu nào khi miêu tả?
- Đối tượng mtả: cô giáo,
- Cô giáo, không khí, quang cảnh chung phòng học (bảng
quang cảnh của lớp, các bạn,
đen, tường, bàn ghế) các bạn (tư thế, thái độ) cảnh viết
cảnh làm bài, ngoài sân.
bài, cảnh ngoài sân, tiếng động...
- Trình tự miêu tả: từ trong ra
? Miêu tả theo thứ tự nào?
ngoài, từ trên bảng xuống dưới
? Viết mở bài, kết bài cho bài văn trên?
lớp, từ không khí chung cả lớp
- Hs viết bài, gv sửa, bổ sung.
đến cá nhân hs.
* G. Hướng dẫn HS về nhà viết.
? Hãy lập dàn ý bài "Biển đẹp" của Vũ Tú Nam?
- Mở bài: Biển đẹp
- Thân bài: Cảnh biển các thời điểm khác nhau.
+ Buổi sớm. Có buổi chiều nắng tàn, mát dịu.
+ Buổi trưa

+ Ngày mưa rào
+ Ngày nắng
- Kết bài: Nhận xét và suy nghĩ về cảnh sắc biển
* Điều chỉnh, bổ sung
*Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: phút.
?Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
*Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để ứng dụng vào thực tế.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: phút.
Đọc, tham khảo các bài văn tả cảnh…
4/ Củng cố (3p): - GV ra đề bài: Văn tả cảnh( hs viết bài ở nhà):


5/Dặn dò: ( 2p) Hoàn thành bài tập, viết bài TLV ở nhà ( Tuần sau nộp)

Ngày soạn: 2/ 2/ 2017
Tiết 89 – 90 Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Chuyện của một em bé người An- dát)
(An - phông - xơ Đô - đê)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : Giúp học sinh:
- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc
thoại trong tác phẩm.
- Ý nghĩa và giá trị của tiếng nói dân tộc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.
2. Kĩ năng:

- Kể tóm tắt truyện.
- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha-men qua ngoại hình
ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Trình bày được những suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và
ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quê hương đất nước qua ngôn ngữ dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực : Hợp tác, tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ
văn học.
B. Chuẩn bị của thầy và trò
1. Thầy: Nghiên cứu sgk, sgv, tài liệu tham khảo, soạn kế hoạch dạy học theo
CKTKN.
2. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Ngày dạy............................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: -Giáo viên giới thiệu trò chơi: Quan sát tranh, ảnh đoán tên
văn bản.
Giáo viên chiếu một số tranh, ảnh và hỏi: Những bức ảnh trên gợi em liên tưởng
tới những văn bản nào đã học?
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế gây hứng thú cho học sinh vào bài.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề….
- Thời gian: 3 phút.
Yêu quê hương, đất nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý, luôn là nguồn cảm
hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn. Với nhà văn Đoàn Giỏi và nhà văn Võ
Quảng tình yêu ấy được dệt nên từ những điều giản đơn, bình dị của cuộc sống đó
là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu con người. Biểu hiện của lòng yêu



nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động
của mỗi người. Lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người
và nó có rất nhiều cách thể hiện khác nhau. Ở đây, trong văn bản: “Buổi học cuối
cùng” đặc biệt này, lòng yêu nước, tình cảm dân tộc còn được thể hiện cụ thể
trong tình yêu và sự quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Câu chuyện cảm động
đã diễn ra như thế nào? Vậy giờ học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài
“Buổi học cuối cùng” .
-Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
- Mục tiêu: - Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối
thoại và độc thoại trong tác phẩm.
- Ý nghĩa và giá trị của tiếng nói dân tộc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.
- Phương pháp: Thuyết trình,vấn đáp gợi mở.
- Thời gian: 30 phút
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
*HĐ chung:HS đọc chú thích SGK.
I/ Tìm hiểu chung:
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn?
1/ Tác giả: Sgk
An –phông –xơ Đô- đê (1840-1897)nhà văn Pháp nửa cuối - An- phông- xơ Đô
thế kỉ XIX.Ông sinh tại Nim, tỉnh Lăng –gơ –đốc thuộc miền đê:(1840- 1897) là
Nam nước Pháp,trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. Khi nhà văn Pháp nửa
người cha bị phá sản ,gia đình ông dời đến thành phố Li- cuối thế kỉ XIX.
ông.Cậu bé Đô - đê là một học sinh thông minhrất ham mê
đọc sách .15 tuổi Đô- đê bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết
- Văn chương của ông nhẹ nhàng, trong sang, diễn tả cảm
động những nỗi đau và tình thương, đặc biệt là tình yêu quê
hương, đất nước.

-Một số tác phẩm:
? Truyện ngắn “ Buổi học cuối cùng” ra đời trong hoàn 2/ Tác phẩm:
cảnh lịch sử nào?
- Hoàn cảnh ra đời:
- Sau chiến tranh Pháp-Phổ, nước pháp bị thua trận, hai vùng tác phẩm viết vào thời
An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước điểm 2 vùng An-dát
Phổ.
và Lo-ren bị cắt cho
* GV chiếu bản đồ để xác định ranh giới Pháp – Phổ.
Phổ.
- Phổ là tên một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước
đây.
? Em hiểu như thế nào về tên truyện “ Buổi học cuối cùng”
- Sau khi hai vùng An-dát và Lo-ren bị nhập vào nước Phổ -Đọc và tóm tắt:
thì hai vùng này buộc phải học bằng tiếng Đức. Truyện viết
về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng
An-dát, vì thế cho nên truyện có nhan đề là “ Buổi học cuối
cùng”
* GV hướng dẫn đọc
- Giọng đọc chậm, xót xa, day dứt


- Lời thầy Ha-men đọc thật dịu dàng, trầm buồn.
?em hãy tóm tắt nội dung chính của truyện?
Sáng hôm ấy cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn ,cậu ngạc
nhiên khi thấy không khí trong lớp thật khác thường.sau đó
cậu thực sự choáng váng vì biết đó là buổi học bằng tiếng
Pháp cuối cùng.Cậu thấy tiếc nuối,ân hận vì đã bỏ phí thời
gian ,đã trốn học đi chơi.Trong buổi học cuối cùng đó không
khí thật trang nghiêm.Thầy Ha-men đã nói nhiều điều về

tiếng Pháp,đã giảng bài say sưa đến khi đồng hồ đã điểm 12h
trưa .Kết thúc buổi học thầy nghẹn ngào không nói thành
lời .Thầy viết chữ thật to lên bảng :
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Qua lời kể của nhân
vật nào ? Cách kể đó có tác dụng gì ?
- Ngôi thứ nhất, qua lời kể của nhân vật Phrăng
- Cách kể như vậy tạo ấn tượng về một câu chuyện có thực,
đồng thời thể hiện tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật kể chuyện.
* HĐ cặp đôi
? Truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của
từng phần?
- Đ1: Từ đầu đến “ mà vắng mặt con”: Quang cảnh buổi
sáng, tâm trạng của Phrăng trên đường tới lớp học.
- Đ2: Tiếp theo đến “ Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng
này”: Diễn biến buổi học cuối cùng.
- Đ3: Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học.
? Diễn biến câu chuyện xoay quanh những nhân vật chính
nào?
- Cậu bé Phrăng
- Thầy giáo Ha-men
*HĐ cá nhân
? Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
“Buổi sáng hôm ấy,đã quá trễ giờ đến lớp ,tôi sợ bị quở
mắng ,càng sợ vì thầy Ha – men đã dặn trước rằng thầy sẽ
hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một
chữ .Tôi thoáng nghĩ hay là mình trốn học và rong chơi
ngoài đồng nội.
Trời sao mà ấm đến thế,trong trẻo đến thế!
Nghe thấy sáo hót ven rừng trên cánh đồng cỏ Ríp-pe,sau

xưởng cưa, lính Phổ đang tập.Tất cả những cái đó cám dỗ
tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được,và
ba chân bốn cẳng chạy đến trường.”
? Qua lời tự thuật của Phrằng, em thấy Phrăng là người
như thế nào?
-Chưa chăn học, ham chơi Cậu định trốn học đi chơi vì
muộn giờ và chưa thuộc bài sợ thầy mắng. Hơn nữa, buổi

- Ngôi kể: Ngôi thứ
nhất,nhân vật Phrăng .

- Bố cục: 3 phần.

II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Phrăng:


sáng hôm nay rất đẹp trời. Nhưng cậu đã vượt lên cám dỗ và
cả sợ hãi để ba chân bốn cẳng chạy đến trường. Và cậu đã
quan sát được nhiều điều khác lạ trong buổi sang hôm ấy.
* Hoạt động cặp đôi
Học sinh theo dõi đoạn văn: Từ “khi qua trước trụ sở xã……
ngang trang sách” ( T50-51)
? Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé
Phrăng đã thấy có gì khác lạ?
Trên đường đến trường: mọi người đang đọc cáo thị.
- Ở trường:
+ Mọi sự bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Trong lớp học:
+Các bạn ngồi lặng lẽ trong lớp.

+Thầy Ha-men dịu dàng, mặc đẹp hơn mọi ngày.
+Có cả dân làng đến lớp.
? Tất cả những điều khác lạ ấy khiến Phrăng có thái độ
như thế nào?
-Ngạc nhiên  Đang ngạc nhiên vì tất cả những điều đó thì
thầy Ha-men đã bước lên bục với giọng dịu dàng và trang
trọng, thầy nói: “Các con ơi, hôm nay là bài học Pháp văn
cuối cùng của các con…”
? Điều thầy Ha-men vừa nói khiến cho Phrăng có tâm trạng
như thế nào? Vì sao cậu lại có tâm trạng ấy?
-Choáng váng vì quá bất ngờ và tức giận, Phrăng hiểu ra
vấn đề nghiêm trọng mà bọn chúng dán ở trụ sở xã.
* Giáo viên: Diễn biến buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy
Ha-men đã tác động làm thay đổi suy nghĩ và nhận thức của
Phrăng đối với việc học tiếng Pháp. Sự thay đổi đó diễn ra
như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi đoạn văn:
(“ Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi…vào đầu óc của
chúng tôi” T51-52)
*Hoạt động nhóm
? Tìm những chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng và thái
đồ của Phrăng trong việc học tiếng Pháp?
- Giật mình vì bỏ phí thời gian, vì mải chơi
- Những cuốn sách vừa nãy cảm thấy chán ngán giờ đây
dường như những người bạn cố tri.
- Lòng rầu rĩ không dám ngẩn đầu lên vì không thuộc
bài
- Kinh ngạc thấy, sao mình hiểu bài đến thế.
? Các chi tiết: giận mình, lòng rầu rĩ giúp em hiểu tâm trạng
gì của nhân vật Phrăng?
- Ân hận, tiếc nuối, xấu hổ.

? Các chi tiết: những cuốn sách…kinh ngạc… cho thầy
Phrăng có thái độ như thế nào đối với việc học tiếng


Pháp?
- Yêu tiếng Pháp, thích học tiếng Pháp.
Như vậy, tư tưởng thái độ của Phrăng với vệc học tiếng
pháp trong buổi học cuối cùng đã có sự biến đổi sâu sắc :Từ
chỗ mải chơi, ngại học tiếng Pháp đến biết yêu quý và ham
muốn học tốt tiếng Pháp.
?Sự thay đổi đó giúp em hiểu điều gì về nhân vật Phrăng?
-Có sự trưởng thành trong nhận thức:biết nhận ra lẽ phải và
hiểu được những điều lớn lao mà thầy Ha-men đã truyền đạt.
?Qua tìm hiểu em thấy Phrăng là cậu bé như thế nào?
*Buổi học cuối cùng kết thúc đã để lại trong lòng Phrăng
những ấn tượng sâu sắc: Ôi tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối
cùng này, chưa bao giờ tôi thấy lớn lao đến thế.
? Qua suy nghĩ ấy em cảm nhận gì về nhân vật Phrăng?
-Yêu tiếng Pháp và quý trọng người thầy.
?Để làm nổi bật hình ảnh Phrăng, tác giả tập trung miêu tả
nhân vật theo phương diện nào?
-Miêu tả diễn biến tâm lý
 Qua nhân vật Phrăng, tác giả muốn thể hiện một khía
cạnh của chủ đề tư tưởng tác phẩm: Nỗi đau mất nước, mất
tự do, không được nói tiếng nói dân tộc là nỗi buồn uất ức
không gì sánh nổi.

-Hồn nhiên, chân thật
và có sự thay đổi sâu
sắc về nhận thức.


-Yêu tiếng Pháp và
quý trọng thầy giáo.

Khép lại tiết học trước đọng lại trong ta là hình ảnh chú bé Frăng hồn
nhiên, trung thực nhưng với tấm lòng yêu nước tuy còn cảm tính, trẻ con nhưng
thật đáng trân trọng được thể hiện qua diễn biến tâm trạng thật tinh tế, sâu sắc.
An phông xơ Đô đê không chỉ để cho Frăng là người kể chuyện mà còn là một
nhân vật thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Ngoài chú bé Frăng, ta còn bắt
gặp nhân vật nào khác trong văn bản cũng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác
phẩm => Giờ học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
*HĐ nhóm
2. Nhân vật
? Theo em, trong truyện, người chú bé Frăng, còn có nhân vật thầy giáo Hachính nào giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ men
đạo tác phẩm?
- Thầy giáo Hamen.
? Thầy giáo Hamen trong buổi dạy tiếng Pháp cuối cùng ấy, được
miêu tả qua mấy phương diện? Đó là những phương diện nào?
- Thầy giáo Hamen được miêu tả qua 4 phương diện: trang phục,
thái độ với H, những lời nói về việc học tiếng pháp và hành động
cử chỉ trong phút cuối cùng của buổi học.
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả thầy Hamen theo các phương
diện trên? (2 -> 3 H trả lời)
- Về trang phục: áo sơ đanh gốt diềm lá sen, mũ bằng lụa thêu ren.
- Thái độ với H (Frăng): Chẳng giận dữ, dịu dàng kiên nhẫn giảng
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp.


+ Tai họa lớn nhất là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai.
+ Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất, trong sáng nhất, phải giữ lấy

nó và đừng bao giờ quên lãng nó.
+ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững
tiếng nói … chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
? Em có nhận xét gì về trang phục và thái độ thầy Hamen? Cho
biết ý nghĩa chi tiết đó?
- Đó là trang phục thường được thầy mặc trong ngày lễ thật trang
trọng
- Thái độ: ân cần, dịu dàng hoàn toàn khác ngày thường.
=> Chứng tỏ buổi học cuối cùng này thật quan trọng và thiêng
liêng đối với thày....
? Trong buổi học cuối cùng ấy, thầy Hamen được miêu tả qua bộ
lễ phục đẹp, trang trọng với thái độ ân cần, dịu dàng kiên nhẫn,
giảng giải như muốn truyền hết tri thức cho H. Điều đó chứng tỏ
tính chất quan trọng của buổi học. Còn lời nói và hành động?
? Hãy đọc đoạn văn bản kể về những lời nói của thầy Hamen với
việc học tiếng Pháp? (Phrăng ạ …. chốn lao tù)
Em thấy đoạn văn này được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Phương thức biểu cảm
? Quan sát kỹ đoạn thầy Hamen nói về tiếng Pháp em thấy trong
đoạn văn tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Chỉ rõ?
? Hình ảnh so sánh "giữ vững tiếng nói của mình chẳng khác gì
nắm được chìa khóa chốn lao tù" có ý nghĩa gì?
- Hình ảnh so sánh trên có ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định sức
mạnh của tiếng nói dân tộc
? Phương pháp biểu cảm, kết hợp nghệ thuật sử dụng điệp từ và
phép so sánh đã cho em hiểu những lời nói của thầy Hamen ntn?
- Những lời nói thấm thía mong muốn học sinh phải chú trọng học
môn tiếng Pháp, đồng thời thể hiện niềm tự hào về ngôn ngữ dân
tộc, khẳng định sức mạnh của ngôn ngữ dân tộc.
- Khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ. Câu nói của thầy Hamen

đã cho ta cảm nhận được giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn
của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do khi
đất nước bị xâm lăng
=> Hình ảnh thầy Hamen không chỉ được tái hiện qua trang phục,
thái độ, lời nói mà còn được miêu tả qua hành động, cử chỉ.
? Theo dõi phần cuối văn bản. Kể lại đoạn văn bản đó?
? Qua đoạn văn bản vừa đọc, em thấy thầy Hamen đã có những
hành động, cử chỉ gì khiến cho Frăng khẳng định: Chưa bao giờ
thấy thầy lớn lao đến thế?
- Hình ảnh thầy Hamen người tái nhợt, nghẹn ngào không nói
được hết câu, cầm phấn dằn mạnh cố viết thật to: Nước Pháp
muôn năm, rồi đứng tựa đầu vào tường cho em hiểu gì về tâm
trạng thầy lúc này?


- Tâm trạng đau đớn, nỗi xúc động lên tới cực điểm.
? Em thấy nhân vật thầy Hamen được miêu tả lại theo cách nhìn,
cách cảm, cách nghĩ của ai?
- Theo cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của chú bé Phrăng.
- Vậy theo em, lời khẳng định của Phrăng về thầy giáo Hamen lúc
này có đúng không?
- Lời khẳng định đúng vì đây là phút giây thể hiện rõ nhất tình
yêu nước của thầy.
Tại sao? - H thảo luận, nhóm nhanh …
+ thời khắc điểm giây phút cuối cùng của buổi học, ngày mai thầy
phải dời nơi này ra đi mãi mãi…
+ Vì thầy thật dũng cảm, dám viết dòng chữ đó khi bên ngoài bọn
lính Phổ đi tập về.
GV chốt: Quả thật, trong phút giây cuối cùng của buổi học này,
hình ảnh thầy Hamen thật lớn lao, bởi giây phút này thể hiện rõ

nhất nỗi xúc động nghẹn ngào, niềm đau đớn tái tê của thầy khi
phải dời bỏ vùng Andát, dời bỏ ngôi trường với những buổi dạy
tiếng mẹ để thiêng liêng mà hơn 40 năm trời thầy gắn bó. Và,
trong phút giây đau đớn tái tê ấy, tình yêu nước ở thầy đã tỏa
sáng rực rỡ chói lòa qua dòng chữ: Nước Pháp muôn năm khiến
thầy vụt trở nên lớn lao đẹp đẽ. Và có lẽ, chính hình ảnh của thầy
trong buổi học cuối cùng này cùng với lòng yêu nước sâu sắc của
thầy đã tác động tới Frăng khiến cậu trở nên chăm học, yêu tiếng
mẹ đẻ và yêu kính thầy vô hạn. nhớ mãi buổi học cuối cùng…
? Qua phần phân tích trên, em thấy thầy Ha-men là người thầy
như thế nào?
- Đó là một người thầy say mê, yêu nghề dạy học và có tấm lòng
yêu nước sâu sắc.
? Em nhận thấy có gì khác trong cách miêu tả của tác giả về hai
nhân vật Phrăng và thầy Hamen?
-Phrăng: Miêu tả qua diễn biến tâm lý.
- Thầy: miêu tả qua ngoại hình từ trang phục, thái độ, lời nói để
bộc lộ tâm trạng.
GV: Đó chính là một phương pháp tả người, phương pháp xây
dựng nhân vật mà các em sẽ được học ở những bài sau.
Ngoài nhân vật Frăng và thầy giáo Hamen, trong văn bản còn có
những ai góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm?
- Dân làng Andat (tiêu biểu là cụ già Hôde).

 Một người
thầy say mê, yêu
nghề dạy học và
có tấm lòng yêu
nước sâu sắc, tự
hào về tiếng nói

dân tộc mình.

3. Các nhân vật
khác
? Tìm những từ ngữ, chi tiết miêu tả hình ảnh dân làng và cụ già Dân
làng
Hô de trong buổi học?
Andát
- Dân làng ngồi lặng lẽ … buồn rầu.
- Cụ già Hô de
? Những chi tiết này giúp em hiểu gì về tình cảm của người dân
Andát đối với tiếng mẹ đẻ, đối với nước Pháp?
 Có tình cảm
- Tình cảm thiêng liêng, trân trọng đối với việc học tiếng (Pháp) thiêng liêng trân


của dân tộc mình. Qua đó, thể hiện tình yêu nước Pháp.
? Việc miêu tả các nhân vật từ chú bé Frăng đến nhân vật thầy
giáo Hamen và sau cùng là dân làng Andat say sưa, thành kính
trong buổi học cuối cùng ấy, theo em, tác giả muốn thể hiện ý
nghĩa gì?
- Tình yêu nước có ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Yêu nước
trước hết là phải yêu tiếng mẹ đẻ, yêu tiếng nói của dân tộc mình.
GV: Đúng vậy! Đó quả là BH hết sức giản di mà lại chứa
đựng ý nghĩa hết sức sâu sắc. Tình yêu nước có ở mỗi người. Yêu
nước trước hết là yêu tiếng nói dân tộc làm cho tiếng nói dân tộc
ngày thêm giàu đẹp. Nếu một đất nước bị kẻ xâm lược đồng hóa
về ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc ấy bị mai một thì dân tộc ấy
khó mà có thể giành được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt
vong.

Nhìn lại chặng đường lịch sử của dân tộc ta, chúng ta có
quyền tự hào vì trải qua hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc
thống trị, rồi hơn 80 năm trời bị thực dân Pháp đô hộ……, nhưng
dân tộc ta vẫn đứng vững, Tiếng Việt ta không mất đi mà ngược
lại vẫn được gìn giữ, phát triển và sử dụng rộng rãi trong nhân
dân. Trong những năm tháng đen tối đó, muôn triệu trái tim Việt
Nam vẫn luôn ấp ủ, gìn giữ và khao khát làm giàu đẹp tiếng nói
dân tộc.

trọng đối với
việc học tiếng
dân tộc. Qua đó,
thể hiện tình yêu
nước Pháp.

? Truyện đã xây dựng thành công hai nhân vật là chú bé F và thầy
giáo H. Vậy em học tập được gì về nghệ thuật tả người của tác
giả?
=> Chính là nội dung một phần ghi nhớ mà chúng ta phải học
thuộc
- Miêu tả nhân vật thông qua ý nghĩ, tâm trạng và ngoại hình, cử
chỉ, lời nói, hành động.
? Qua câu chuyện Buổi học cuối cùng, em hiểu gì về tác giả?
T/g là nhà văn có tấm lòng yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ sâu sắc.
=> Như các em thấy đấy tình yêu nước là yêu những gì thật gần
gũi. Ta đã bắt gặp tình yêu nước của Ilia Erenbua, một nhà văn
của nước Nga Xô Viết với tình cảm thật giản dị: "Yêu nước là yêu
cái cây ta trồng trước cửa nhà, con đường nhỏ ngày ngày ta đi
học". Và vừa rồi các em vừa được tìm hiểu "Lũy làng" của Ngô
Văn Phú. Yêu nước là yêu quê hương có lũy tre thân thuộc … Và

hôm nay một lần nữa ta lại bắt gặp khái niệm yêu nước thật giản
dị, dễ hiểu: Yêu nước là yêu tiếng mẹ đẻ, yêu tiếng nói dân tộc.
? Học xong văn bản, em thích nhất nhân vật nào? Hãy nói vài lời
biểu hiện tình cảm của em với nhân vật ấy?
-Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 3: Luyện tập

III/ Tổng kết:
1. Nội dung

2. Nghệ thuật:
* Ghi
SGK

nhớ:


- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: 5 phút.
*Bài tập: Từ nhân vật Phrăng em hãy liên hệ với việc học tập của mình. ( Đặc biệt
là môn tiếng việt )
-Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian:5 phút.
? Tả lại nhân vật Phrăng.
? Tả lại thầy giáo Hamen
-Điều chỉnh, bổ sung:

*Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để ứng dụng vào thực tế.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: 5 phút.
*Kể tên những tấm gương yêu nước của dân tộc mà em biết?

Ngày soạn: 5/2/2017
Tiết 91 -

NHÂN HÓA


A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm đc:
- Khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
- Tác dụng của phép nhân hoá.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và bước đầu phân tích đc giá trị của phép tu từ nhân hoá.
- Sử dụng đc phép nhân hoá trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Biết sự dụng nhân hoá các kiểu nhân hoá đúng, phù hợp, hay trong khi nói và
viết.
4.Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề,tư duy sáng tạo
- Năng lực tự quản,năng lực tổng hợp, năng lực sử dụng Tiếng Việt
B . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1.Giáo viên :
-Nghiên cứu tài liệu,lên kế hoạch dạy học.
2. Học sinh :
- Đọc và soạn bài.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1-Ôn định tổ chức:
Ngày: .......................................... 6A2....................................................................
Ngày: ...........................................6A7......................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Có mấy kiểu so sánh ? Lấy ví dụ và phân tích?
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế gây hứng thú cho học sinh vào bài.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề….
- Thời gian: 3 phút.
? So sánh hai cách diễn đạt sau:
1. Ông trời
2. Ông trời đầy mây đen
Mắc áo giáp đen
Ra trận ….
- HS: C1: Sống động, có hồn, giàu hình ảnh hơn cách 2.
- GV: Có được giá trị đó là nhà nhờ Trần Đăng Khoa đã biết vận dụng nghệ thuật
nhân hóa. Vậy bản chất của nghệ thuật nhân hóa là gì? Tác dụng của nó ra sao?
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
- Mục tiêu:HS nắm: Khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá. tác dụng của phép
nhân hoá.
- Phương pháp: Thuyết trình,vấn đáp gợi mở.
- Thời gian: 30 phút
Hoạt động GV – HS
Nội dung cần đạt


*HĐ nhóm
? Khổ thơ tả cảnh gì?
- Gv: Giới thiệu nhanh về nhà thơ Trần Đăng Khoa

? Trong ví dụ có những sự vật nào được nói đến
Ông trời, cây mía, kiến.
? Các sự vật này được miêu tả ntn?
- Ông trời: mặc áo giấp, ra trận - Mía: múa gươm.
- Kiến: hành quân.
? Em có nhận xét gì về cách tác giả miêu tả các sự vật trên?
- Miêu tả và gán cho các hành động của con người mặc dù
chúng không phải là người
=> Cách diễn đạt như trên được gọi là nhân hoá.
* Cho hs so sánh cách nói bình thường và cách nói có sử dụng
phép nhân hoá.
Ông trời
- bầu trời đầy mây đen
Mặc áo giáp
- Muôn nghì cây mía ngả nghiêng, lá
đen
bay phấp phới.
Ra trận
- Kiến bò đầy đường.
? Cách diễn đạt nào hay hơn, vì sao?
? Sử dụng phép nhân hoá có tác dụng gì?
? Qua phân tích vd, cho biết thế nào là nhân hoá, tác dụng của
nhân hoá
- Nhân: người. - Hóa: biến thành.
? Hãy tìm trong những văn bản đã học những trường hợp sử
dụng nhân hóa? – Truyện: Dế mèn phiêu lưu kí.
? Nhân hóa có tác dụng gì với những đoạn văn miêu tả đó?
- Nhân hóa có tác dụng rất cần thiết khi làm bài văn miêu tả.
Biết sử dụng nghệ thuật nhân hóa bài văn sẽ hay, sống động, có
hồn.

*HĐ cặp đôi: Hs đọc 3 ví dụ.
? Những vd trên được trích từ tác phẩm nào? nội dung chính?
? Các sự vật nào được nhân hoá trong 3 ví dụ?
- a: Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay - b: Tre - c: Trâu
? Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật trên được nhân hoá
bằng cách nào?
? Em có nhận xét gì về cách gọi tên các sự vật ở vd a?
- Gọi các sự vật là bằng: Lão, cô, bác, cậu.
? Đây là những từ dùng để gọi đối tượng nào? - gọi người
? Ở vd b, sự vật tre đã được tác giả gán cho những hành động
nào? Những hành động này là của đối tượng nào?
- Hành động: Chống lại, xung phong, giữ. Đây là những hành
động của con người.
? Cách xưng hô của nhân vật trữ tình với sv trong vd c, có gì
độc đáo?

I/ Nhân hóa là gì?
1/ Ví dụ:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
..............

2/ Ghi nhớ: Sgk/tr57

II/ Các kiểu nhân
hóa
1/ Ví dụ:
a/ từ đó lão miệng...
b/Gậy tre, chông tre...

c/ trâu ơi, ta bảo ...


- Trò chuyện thân mật như với người.
? Những từ dùng trên gợi cho em cảm giác gì về những sự vật
đó? => Sự vật trở nên gần gũi, sống động gần với con người.
* GV: khái quát
? Dựa vào các vd dụ, em thấy có mấy kiểu nhân hoá, đấy là 2/ Ghi nhớ: sgk/ 58
những kiểu nào?
1. Dùng những từ gọi người => gọi vật
2. Hành động tính chất người => hành động tính chất vật.
3. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
? Đoạn thơ ở phần 1, thuộc kiểu nhân hoá nào?
-Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: 10 phút.
*HĐ cá nhân
II: Luyện tập:
Bài tập 1 – 2: Bến cảng lúc nào cũng đông vui: Tàu mẹ, tàu con đậu Bài tập 1 – 2:
đầy mặy nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra.
Tất cả đều bận rộn.
Gợi ý: Nhân hoá bằng cách dùng những từ vốn gọi người để gọi
vật,dùng những từ ngữ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để
chỉ hđộng tính chất của vật,làm cho quang cảnh sinh động, người đọc
dễ hình dung Được cảnh nhộn nhịp,tấp nập, bận rộn của các phương
tiện ở trên cảng.
? Viết đoạn 3 => 5 câu kể về một đồ vật, con vật mà em yêu thích có
sử dụng nhân hóa

- Tích hợp nhạc: Hát đoạn đầu bài "Con chim vành khuyên" (Hoàng
Vân)
? Trong bài hát, tác giả sử dụng nhân hóa như thế nào?
*Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: phút.
? Viết 1 đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa?
*Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để ứng dụng vào thực tế.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: phút.
Tìm đọc nhưng bài thơ, câu văn có sử dung nhân hóa.
4/ Củng cố(3p): - GV khái quát bài.
5/ Dặn dò: ( 2p)
- Học thuộc ghi nhớ.


- Hoàn thiện các bài tập
- Soạn "Phương pháp tả người".

Ngày 7 tháng 2 năm 2017
Ký duyệt từ tiết 88 đến tiết 91

Dương Thị Hạnh



×