Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động thực tập của học sinh trường Trung cấp Y tế Nam Định trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.74 KB, 24 trang )

Biện pháp quản lý hoạt động thực tập của học sinh
trường Trung cấp Y tế Nam Định trong bối cảnh hiện
nay :Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05 / Vũ Thị
Bích Thơm ; Nghd. : PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trường Trung cấp y tế Nam Định được thành lập từ năm 2006 nhằm cung
cấp nhân lực cho ngành y tế nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng. Đến nay,
trường đào tạo các khối chuyên ngành như: dược, điều dưỡng, y sỹ đa khoa, y
sỹ đông y, hộ sinh...Với phương châm học đi đôi với hành, học sinh vừa học lý
thuyết trên lớp vừa học thực hành ở các cơ sở y tế. Trong đó, học thực hành
bao gồm học thực hành ở phòng thí nghiệm, thực hành giải phẫu, thực hành
điều dưỡng và quan trọng nhất là hoạt động thực tập tại các bệnh viện. Với hoạt
động thực tập tại bệnh viện học sinh có cơ hội cầm tay chỉ việc các kỹ năng,
thao tác, chăm sóc trực tiếp trên các bệnh nhân. Chính những hoạt động này
giúp học sinh nâng cao tay nghề về kỹ năng chuyên môn, kiến thức y học. Sau
khi ra trường học sinh đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân.
Bên cạnh đó, trên địa bàn Thành phố Nam Định chỉ có 5 bệnh viện nhưng
trong đó chỉ có 1 bệnh viện đa khoa tỉnh. Các bệnh viện này không chỉ tiếp
nhận học sinh thực tập của riêng trường Trung cấp y tế Nam Định mà còn tiếp
nhận học sinh của các Trường khác như: Đại học điều dưỡng, Đại học y Thái
Bình…Do đó, số lượng học sinh Trường Trung cấp y tế Nam Định phải đi thực
tập ở các cơ sở y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Nam Định là rất lớn nên gặp
rất nhiều khó khăn về quản lý học sinh, kinh phí và thời gian đi lại.
Là một cán bộ công tác trong nhà trường, bản thân tôi có nhiều trăn trở
muốn đóng góp vào việc xây dựng nhà trường, mong muốn đưa ra được những
phương pháp quản lý hiệu quả hơn hoạt động thực tập của học sinh trong
trường, đưa công tác đào tạo của nhà trường hoàn thành được những nhiệm vụ
mới trong giai đoạn hiện nay.


1


Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động
thực tập của học sinh trường Trung cấp Y tế Nam Định” làm vấn đề nghiên cứu
cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng quản lý hoạt
động thực tập của học sinh Trường Trung cấp Y tế Nam Định, đưa ra các biện
pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực tập của học sinh trường
Trung cấp Y tế Nam Định.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Hoạt động thực tập của học sinh trường Trung cấp Y tế Nam Định.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Biện pháp quản lý hoạt động thực tập của học sinh trường Trung cấp Y tế
Nam Định.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện các mục đích đề ra, luận văn tập trung triển khai các nhiệm
vụ nghiên cứu dưới đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề quản lý và hoạt
động thực tập của học sinh các trường Trung cấp Y tế
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động thực
tập của học sinh trường Trung cấp Y tế Nam Định
- Đề xuất các biện pháp quản lý các hoạt động thực tập của học sinh
trường Trung cấp Y tế Nam Định
5. Giả thuyết khoa học.
Hiện nay công tác quản lý hoạt động thực tập của học sinh trường Trung
cấp Y tế Nam Định chưa toàn diện và đồng bộ; điều này ảnh hưởng tới việc
thực hiện các mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường. Nếu đề xuất và áp

dụng được những biện pháp quản lý phù hợp hơn sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động thực tập của học sinh, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo
dục - đào tạo ở trường Trung cấp Y tế Nam Định.
6. Phạm vi nghiên cứu.
Công tác quản lý hoạt động thực tập học sinh thuộc chuyên ngành Điều
dưỡng của trường Trung cấp Y tế Nam Định.
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận.
2


+ Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát những lý luận
có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài qua sách, báo và các tài liệu có
liên quan đặc biệt là tài liệu giảng dạy chuyên ngành Điều dưỡng.
+ Tham khảo Luật giáo dục, các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp khảo sát, điều tra.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp phỏng vấn giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh.
+ Phương pháp chuyên gia. Trao đổi, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến cán bộ
quản lý nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, học sinh, chuyên gia có
nhiều kinh nghiệm trong quản lý giáo dục.
8. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
- Ý nghĩa về lý luận: Luận văn hệ thống hoá các cơ sở lý luận về quản lý
hoạt động dạy học, thực tập; đề ra một số giải pháp về quản lý hoạt động dạy
học nhóm ngành Điều dưỡng cho trường Trung cấp Y tế Nam Định.
- Ý nghĩa về thực tiễn: Nêu được thực trạng công tác quản lý hoạt động thực
tập chuyên ngành Điều dưỡng trung cấp của trường Trung cấp Y tế Nam Định
đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng. Hệ thống hoá và vận dụng lý

luận quản lý giáo dục để đề ra các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động thực
tập bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Trung cấp Y tế
Nam Định. Nếu các biện pháp được đánh giá khả thi thì sẽ có tác dụng quan trọng
trong công tác quản lý hoạt động thực tập ở trường Trung cấp Y tế Nam Định.
9. Cấu trúc luận văn. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và
khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc
thành 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2 : Thực trạng về quản lý hoạt động thực tập của học sinh
trường Trung cấp Y tế Nam Định
Chương 3 : Một số biện pháp quản lý hoạt động thực tập của học sinh
trường Trung cấp Y tế Nam Định
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
3


Mt s cụng trỡnh nghiờn cu v cỏc tỏc gi nghiờn cu v qun lý v qun
lý giỏo dc theo tin trỡnh phỏt trin ca lch s.
Mt s cụng trỡnh nghiờn cu cú th k n nh
+ Giỏo trỡnh khoa hc qun lý Nh xut bn chớnh tr quc gia
+ Giỏo trỡnh qun lý giỏo dc Nh xut bn i hc s phm
1.2. Mt s khỏi nim c bn
1.2.1. Qun lý.
Qun lý l s tỏc ng mt cỏch liờn tc cú t chc, cú nh hng ca ch
th qun lý ti i tng qun lý ch huy, iu khin, liờn kt cỏc yu t tham
gia vo hot ng thnh mt chnh th thng nht, iu ho hot ng ca cỏc
khõu, cỏc cp sao cho phự hp vi quy lut t n mc tiờu ó xỏc nh.
1.2.2. Qun lý giỏo dc.
Qun lý giỏo dc l nhng tỏc ng cú h thng, cú k hoch hp qui lut

ca ch th qun lý nhm t chc iu khin hot ng ca khỏch th qun lý
thc hin cỏc mc tiờu giỏo dc ra.
QLGD gn lin vi vic qun lý con ngi, c bit l lao ng s phm ca
ngi giỏo viờn. c thự lao ng ca ngi giỏo viờn m i tng lao ng s
phm l ngi hc vi nhng c im v tõm sinh lý la tui ht sc phc tp.
Ngi hc va l i tng ca hot ng giỏo dc, va l ch th ca hot ng
giỏo dc, do ú kt qu giỏo dc khụng ch ph thuc vo bn thõn nh giỏo m cũn
ph thuc vo thỏi ca ngi hc
Nhim v ca QLGD v c bn l qun lý quỏ trỡnh s phm, quỏ trỡnh
ny din ra cỏc c s giỏo dc. T gúc t chc v qun lý, quỏ trỡnh s
phm l quỏ trỡnh to ra cỏc c hi cho ngi hc tip thu, chim lnh, lnh hi
cỏc kinh nghim xó hi phỏt trin nhõn cỏch mt cỏch tt nht. Qun lý quỏ
trỡnh s phm cú hiu qu nht l nh trng, trc tip thc hin mc tiờu giỏo
dc o to nhõn cỏch bng vic truyn th nhng tri thc o c m nhõn loi
ó sng lc chit sut c cho th h tr.
1.2.4. Qun lý nh trng.
Quản lý nhà trờng là một hệ thống hoạt động có mục đích có kế hoạch,
hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trờng vận hành theo đờng
lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thể hiện tính chất nhà trờng XHCN, mà
điểm hội tụ là hoạt động dạy học, giáo dục thế hệ trẻ nói riêng và ngời học nói
chung.
1.2.5. Hot ng dy hc.
4


1.2.5.1. Khái niệm dạy học.
Dạy là truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm lĩnh tri thức
của học sinh, giúp học sinh nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ.
1.2.5.2. Hoạt động dạy.
Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dung học

theo chương trình quy định. Có thể hiểu hoạt động dạy là quá trình hoạt động sư
phạm của thầy, làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động
nhận thức nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức (khái niệm khoa học) qua đó
hình thành và phát triển nhân cách.
1.2.5.3. Hoạt động học.
Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, dưới
sự điều khiển sư phạm của thầy; là hoạt động có đối tượng, trong đó người học là
chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh….
1.2.5.4. Mối quan hệ giữa dạy và học.
Hoạt động dạy học là một hoạt động xã hội, một hoạt động sư phạm đặc
thù bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này tạo thành một
thể thống nhất bổ sung cho nhau, tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh
thành ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác trong đó
dạy giữ vai trò chủ đạo. Kết quả hoạt động học của học sinh không thể tách rời
kết quả hoạt động dạy của thầy và kết quả hoạt động dạy của thầy không thể
tách rời kết quả học tập của học sinh.
1.2.6. Hoạt động thực tập
Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc “lấy tự học làm gốc” đã được
Đảng và nhân dân ta luôn coi trọng. Người chỉ ra “học gắn liền với hành” mới
là cái học đích thực, học gắn liền với lao động sản xuất,với thực tiễn, kết hợp
học và tự học. Điều 5 của Luật Giáo dục (2005) quy định “Phương pháp giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người
học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên”; “đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho
học sinh, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo...”; “tạo ra năng lực tự học
sáng tạo của mỗi học sinh”. Do đó hoạt động thực tập là một phần quan trọng
trong hoạt động tự học của học sinh.
1.1.6. Đặc điểm hoạt động thực tập tại các Trường trung cấp chuyên nghiệp
Mục tiêu của giáo dục trung học chuyên nghiệp là đào tạo người lao động
có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, có đạo đức, lương tâm

5


nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều
kiện cho người lao động có khả năng tìm được việc làm, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. Các trường trung cấp chuyên
nghiệp được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xây dựng chương trình, giáo
trình, kế hoạch giảng dạy học tập đối với ngành nghề được phép đào tạo.
1.1.7. Đặc điểm hoạt động thực tập tại các Trường trung cấp Y tế
Mục tiêu dạy học tại các trường trung cấp y tế là đào tạo ra những cán bộ
y tế cơ sở đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh
thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh, có đủ sức khoẻ,
không ngừng học tập để nâng cao trình độ đảm bảo để sau khi tốt nghiệp người
học có khả năng hành nghề, và đặc biệt là có lương tâm nghề nghiệp, đạo đức
trong sáng “Lương y như từ mẫu’’.
Nhiệm vụ của người thầy thuốc xuất phát từ sự tôn trọng đời sống con
người mà mọi sự tổn thất gây nên sẽ không thể phục hồi lại nguyên vẹn được;
sự tôn trọng con người mà không một người máy nhân tạo nào, dù tinh xảo đến
mấy có thể so sánh được.
Hoạt động thực tập trong trường Trung cấp y tế bao gồm:
* Thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường: với các môn học có
phần thực tập tại phòng thực hành của nhà trường, có thể phân chia các lớp học
thành các nhóm nhỏ để học sinh được trực tiếp thực hiện các phòng thực hành.
Học sinh được đánh giá kết quả thực tập bằng điểm hệ số 1 hoặc hệ số 2 và được
tính vào điểm tổng kết môn học.
* Thực tập tại bệnh viện: chủ yếu là thực tập lâm sàng tại bệnh viện. Bao
gồm:
- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh theo nội dung các môn
học.
- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và người nhà bệnh

nhân.
- Chuẩn bị dụng cụ ,phụ giúp thầy thuốc thực hiện các kỹ thuật trong
khám chữa bệnh.
- Thời gian trực bệnh viện
- Ghi ghép, xắp xếp hồ sơ, sổ sách, thuốc, dụng cụ tại khoa – phong thực
tập, trong đó phần thực tập lâm sàng tại các bệnh viện là phần quan trọng nhất
trong chương trình đào tạo điều dương đa khoa nhằm hình thành kỹ thuật năng
tay nghề cho người điều dưỡng.
6


Thời gian thực tập tại bệnh viện của mỗi phần được bố trí tương ứng với
thời điểm các môn học chuyên môn để học sinh hoàn thành và ứng dụng các
kiến thức đã học và thực tế chăm sóc người bệnh.
* Thực tập tại cộng đồng:
Địa điểm thực tập cộng đồng tại các Trạm y tế xã và cộng đồng dân cư
trong xã.
Nội dung thực tập cộng đồng là vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học
tại nhà trường vào thực tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và chăm sóc người đến
khám, chữa bệnh tại Trạm y tế xã.
* Thực tập tốt nghiệp Trạm y tế xã/phường; Trung tâm y tế huyện, bệnh
viện huyện; Bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh.
1.2. Quản lý hoạt động thực tập ở trường trung cấp chuyên nghiệp
1.2.1. Quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Trung cấp chuyên nghiệp
1.2.1.1. Hoạt động đào tạo
Yêu cầu mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đó là
tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ, do vậy hoạt động đào tạo
trong tình hình mới đều phải tự đào tạo và tự đào tạo lại nhằm làm cho kỹ năng
tay nghề khả năng chuyên môn ngang tầm với quốc tế và khu vực đó là nhanh
chóng đưa đất nước Việt Nam nói chung và các cơ sở đào tạo của mình nói

riêng sớm hoà vào dòng thác phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch của khu
vực. Do đó nhận thức về đào tạo nghề đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt xã
hội đã quý trọng tay nghề, người công nhân có kỹ thuật khả năng và cơ hội tìm
kiếm việc làm đã dể dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn.
1.2.1.2. Quản lý hoạt động đào tạo
Như vậy quản lý hoạt động đào tạo thực chất là quản lý các nội dung và các yếu
tố sau:
+ Mục tiêu đào tạo (M)
+ Nội dung đào tạo (N)
+ Phương pháp đào tạo (P)
+ Lực lượng đào tạo (chủ thể là thầy, cô) (Th)
+ Đối tượng đào tạo (chủ thể là học trò) (Tr)
+ Hình thức tổ chức đào tạo (H)
+ Điều kiện đào tạo (Đ)
+ Môi trường đào tạo (Mô)
+ Quy chế đào tạo (Q)
7


+ Bộ máy tổ chức đào tạo (B)
Trong quá trình duy trì công tác đào tạo các yếu tố trên luôn luôn vận
động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống do vậy các
nội dung phải kịp thời xử lý để công tác giáo dục, đào tạo và nhà trường phát
triển liên tục.
* Mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học phản ánh tập trung nhất những yêu cầu của xã hội đối
với quá trình dạy học, nó gắn liền với mục đích giáo dục nói chung và mục đích
giáo dục - đào tạo của các trường, đặc biệt là với mục tiêu đào tạo cụ thể của
từng trường. Đó là cái đích mà quá trình dạy học phải đạt tới.
* Nhiệm vụ dạy học

Trên cơ sở mục tiêu dạy học, người ta xây dựng các nhiệm vụ dạy học cụ thể
của từng trường. Nhiệm vụ dạy học quy định những yêu cầu về bồi dưỡng hệ
thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo gắn với nghề nghiệp trong tương lai của học
sinh, phát triển họ ở những năng lực về phẩm chất trí tuệ và tư duy nghề nghiệp.
* Phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập của học
sinh. Đồng thời phải rèn luyện tay nghề cho học sinh, giúp học sinh nắm vững
nghề nghiệp chuyên môn của mình. Luật Giáo dục cũng đã nêu “phương pháp
giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp giảng dạy lý thuyết với rèn kỹ năng thực
hành, bảo đảm để sau khi tốt nghiệp người học có khả năng hành nghề”. Bên
cạnh đó còn rèn luyện cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, có tư
duy nghề nghiệp và sự say mê tìm tòi sáng tạo trong lĩnh vực nghề nghiệp
chuyên môn của mình để sau khi tốt nghiệp thực sự có khả năng hoạt động,
cống hiến nhiều cho ngành nghề mình đã lựa chọn.
* Hệ thống kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
Việc kiểm tra có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, đòi hỏi phải bảo
đảm sự công bằng khách quan và thực sự có tác dụng về mặt dạy học, giáo dục
và phát triển của học sinh. Nội dung kiểm tra cần phản ánh được những nội
dung cơ bản về tri thức lý thuyết, tri thức thực tiễn, kỹ năng thực hành, thái độ
hành vi. Cần công khai hoá nội dung, những vấn đề kiểm tra, thông báo kịp thời
và công khai kết quả kiểm tra.
1.2.2. Quản lý hoạt động thực tập ở Trường Trung cấp chuyên nghiệp
* Quán triệt mục tiêu, nội dung thực tập
8


- Mục tiêu thực tập là những chỉ tiêu tay nghề mà học sinh phải đạt được
sau hoạt động thực tập. Tuỳ theo từng đối tượng đào tạo, trình độ đào tạo mà có
các mục tiêu khác nhau.
- Nội dung thực tập : trên cơ sở chương trình giáo dục kết hợp thực tế tại

cơ sở thực tập thì hoàn thành nội dung thực tập, được chi tiết hoá bằng các chỉ
tiêu tay nghề.
* Kế hoạch thực tập được xây dựng từ đầu năm học, trên cơ sở nội dung
chương trình xây dựng kế hoạch giảng dạy của từng tuần. Kế hoạch quản lý quá
trình thực tập là bản thiết kế chương trình hành động cụ thể để điều khiển được
các chủ thể đối với đối tượng quản lý nhằm thực thi một cách có hiệu quả nội
dung chương trình trong một phạm vi không gian nhất định.
* Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý quá trình thực tập có nhiều thành
phần khác nhau, quản lý trực tiếp là giáo vụ bộ môn, có sự tham gia của các
giáo viên đang công tác tại khoa.
Quản lý gián tiếp quá trình thực tập là phòng đào tạo. Việc quản lý này
thông qua xây dựng kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra...
* Chỉ đạo xây dựng nề nếp trong quá trình thực tập đó là chức năng trong
quản lý hành chính trong quá trình quản lý dạy học, đưa a quá trình đó đi vào
kỷ cương và thực hiện các nội quy quy định của nhà trường, của cơ sở thực tập,
của bộ môn, của khoa nhằm phát huy ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cá
nhân.
* Các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và
thực tập nói riêng
- Tích cực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
- Tận dụng đội ngũ giáo viên kiêm chức tại các khoa của bệnh viện
- Xây dựng đội ngũ giáo vụ bộ môn
- Tăng cường cơ sở vật chất
* Kiểm tra, thanh tra : đây là một chức năng quan trọng của người quản
lý.
1.2.3. Quản lý hoạt động thực tập trong trường Trung cấp y tế
Để quản lý có hiệu quả hoạt động thực tập của học sinh trường trung cấp
y tế thì người quản lý cần phải chú ý đến các vấn đề sau đây:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch thực tập bệnh viện của học sinh: kế
hoạch thực tập được xây dựng từ đầu năm học, tại các khoa trên cơ sở nội dung

chương trình xây dựng giảng dạy kế hoạch từng tuần.
9


- Quản lý nội dung thực tập của học sinh: Trên cơ sở chương trình giáo
dục kết hợp thực tế tại bệnh viện, các nội dung đã được chi tiết hoá bằng các chỉ
tiêu tay nghề.
- Cơ cấu tổ chức quản lý thực tập bệnh viện có nhiều thành phần khác
nhau, quản lý trực tiếp là nhiệm vụ của các giáo vụ bộ môn, giáo viên của
trường, giáo viên thỉnh giảng giảng dạy thực tập tại các khoa. Quản lý gián tiếp
quá trình thực tập là phòng đào tạo.
- Xây dựng nền nếp thực tập: Chỉ đạo nền nếp trong quá trình thực tập
bệnh viện đó là chức năng quản lý hành chính trong quá trình quản lý dạy học,
đưa quá trình đó vào kỷ cương và thực hiện các nội quy quy định của nhà
trường, của bệnh viện, của khoa.
- Quản lý việc bồi dưỡng phương pháp thực tập cho học sinh: lấy người
học làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Khắc phục
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học.
- Quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và thực tập bệnh
viện nói riêng: tích cực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Tận dụng đội ngũ giáo
viên kiêm chức tại các khoa của bệnh viện. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ bộ môn. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực tập tai bệnh viện.
- Quản lý việc duy trì và đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập
của học sinh: Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện theo kế hoạch theo
tiêu chuẩn quy định của ngành và của trường về các mặt hoạt động, đảm bảo
kiểm tra khách quan, chính xác nhằm khích lệ mặt tích cực, đẩy lùi tiêu cực.
1.2.4. Mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo cán bộ trung
cấp Y tế
Số lượng điều dưỡng viên hiện nay ở nước ta thiếu khoảng 40.000 điều

dưỡng viên, do đó việc đào tạo điều dưỡng trung cấp nhằm cung cấp nhân lực
cho ngành y tế nhanh nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình học học sinh sẽ được
đào tạo tay nghề để khi ra trường không phải đào tạo lại nữa, mà các điều
dưỡng viên sẽ bổ sung ngay nhân lực cho ngành Y. Do đó việc học thực hành
trong ngành Y rất nhiều và có những quy định rất ngặt nghèo, nội dung học
thực tập bệnh viện được chi tiết hoá bằng các chỉ tiêu tay nghề.
Do đó, việc đào tạo nhân lực y tế trung cấp rất cần có chỉ tiêu tay nghề để
khi ra trường có thể đáp ứng ngay được nguồn nhân lực mà xã hội đang cần, mà
không cần phải đào tạo lại.
10


1.3. TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC
QUỐC DÂN
1.3.1. Vị trí trường Trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc
dân
Mục tiêu của giáo dục trung học chuyên nghiệp là đào tạo người lao động
có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, có đạo đức, lương
tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo
điều kiện cho người lao động có khả năng tìm được việc làm, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. Các trường trung cấp
chuyên nghiệp được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xây dựng chương
trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy học tập đối với ngành nghề được phép đào
tạo.
1.3.2. Sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ của trường Trung cấp y tế
Trường Trung cấp y tế là đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo, có chức
năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế có trình độ trung cấp, sơ cấp. Trường do
Bộ Y tế quản lý trực tiếp (nếu thành lập ở Trung ương), hoặc do Sở Y tế quản
lý trực tiếp (nếu thành lập ở địa phương), chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục
đào tạo của Bộ(Sở) Giáo dục và Đào tạo, và đào tạo nghề của Bộ(Sở) Lao động

thương binh và xã hội. Trường được tổ chức và hoạt động theo điều lệ Trường
trung học chuyên nghiệp ban hành theo Quyết định số 24/2000/QĐ-BGD&ĐT
ngày 11 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
“Nghề Y là một nghề đặc biệt cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ
đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề
nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã
hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Người thầy thuốc giỏi đồng
thời phải là người mẹ hiền”"
"Con người là nguồn tài nguyên quan trọng nhất quyết định sự phát triển của
đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của của mỗi con người và của toàn
xã hội, đây là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người, mỗi
gia đình".
Nhiệm vụ của người thầy thuốc xuất phát từ sự tôn trọng đời sống con
người mà mọi sự tổn thất gây nên sẽ không thể phục hồi lại nguyên vẹn được;
sự tôn trọng con người mà không một người máy nhân tạo nào, dù tinh xảo đến
mấy có thể so sánh được. Do vậy, trong tất cả mọi hoàn cảnh cần tuân theo
11


nghiêm chỉnh một nguyên tắc chung là hành động theo quyền lợi của người
bệnh
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập trường Trung
cấp y tế
1.3.3.1. Về phía nhà quản lý
Trong các Trường trung cấp Y tế thì việc dạy nghề có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng vì chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Nhà trường cần xây
dựng đơn vị mình thành tổ chức biết học hỏi như cơ cấu tổ chức theo mô hình
mạng lưới có nghĩa là các bộ phận, cá nhân trong tổ chức được phân quyền
rộng rãi, lãnh đạo quản lý theo tư tưởng công khai, dân chủ hoá, ở đó mọi người
đối sử với nhau đầy tình thương và trách nhiệm đồng thời mọi người đều thấm

nhuần chức năng nhiệm vụ của bản thân và tự nguyện, tự giác thực hiện
1.3.3.2. VÒ phÝa gi¸o viªn
Về chuyên môn giáo viên phải có bằng cấp đạt tiêu chuẩn, có trình độ
chuyên môn giỏi nhằm cung cấp kiến thức một cách chính xác, có hệ thống,
theo chương trình ở trường, hình thành ở học sinh kỹ năng tay nghề cao
1.3.3.3. Về phía học sinh
Học sinh là những chủ thể lĩnh hội tri thức, do vậy phải chủ động, tự mình
xử lý những kiến thức thành tri thức của mình, phải biết cách tự học, tự nghiên
cứu vấn đề, tự tổ chức hoạt động học một cách có hệ thống, tự giác, có động cơ
học tập đúng đắn, có phương pháp học tập thích hợp, học những kinh nghiệm
thực tế của thầy để có thể tự hành nghề sau này có thể tiếp xúc trực tiếp với
người bệnh, tự mình xử lý các tình huống có ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ
của người bệnh.
1.3.3.4. Các yếu tố khác
Hiện nay nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ y tế ngày một tăng cao trong nhân
dân tuy nhiên trình độ học sinh khi vào nhập trường không đồng đều như lứa tuổi
chênh nhau nhiều, một số người đã đi làm vv…
* Tiểu kết chương 1.
Quản lý: “ Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”.
Quản lý giáo dục: “Quản lý giáo dục là quá trình tác động có định hướng
của nhà quản lý giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung
nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt được mục tiêu mà
nhà giáo dục đề ra”
12


Quản lý nhà trường: “Quản lý nhà trường là tác động có định hướng, có
kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt
động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục và tiến tới mục tiêu giáo dục”.

Quản lý Trường trung học chuyên nghiệp: Theo tác giả Nguyễn Sinh
Huy và Nguyễn Văn Lê thì nhiệm vụ của dạy nghề là "Giúp cho học sinh có
được năng lực tìm được việc làm trong nền kinh tế thị trường, đó là những con
người có tri thức văn hoá, khoa học, kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ,
sáng tạo, có kỷ luật, giầu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội".
Mục tiêu dạy học tại các Trường trung cấp Y tế là đào tạo ra những cán
bộ y tế cơ sở đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, có lương tâm nghề nghiệp,
đạo đức trong sáng “Lương y như từ mẫu“.
Quản lý hoạt động thực tập: là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản
lý dạy học đến chủ thể người học bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các
phương tiện quản lý như chế định giáo dục đào tạo, y tế, bệnh viện, bộ máy tổ
chức và nhân lực dạy học thực tập, thông tin và môi trường dạy học nhằm đạt
được mục tiêu quản lý hoạt động thực tập bệnh viện.
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ NAM ĐỊNH
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị văn hóa xã
hội, giáo dục của tỉnh Nam Định.
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân số.
2.1.2. Kinh tế - xã hội
2.1. 3. Mạng lưới Y tế tỉnh Nam Định
2.2. Khái quát về trường trung cấp Y tế Nam Định
2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Trường Trung cấp Y tế Nam Định
Trường Trung cấp y tế Nam Định được thành lập theo quyết định số
1639/2006/QĐ-UBND ngày 19/07/2006 của Uỷ ban nhân tỉnh Nam Định trên
cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế tỉnh Nam Định. Trường được tổ
chức và hoạt động theo điều lệ Trường Trung cấp chuyên nghiệp.
2.2.2. Mô hình tổ chức và quản lý của Trường Trung cấp Y tế Nam Định
Tổng số cán bộ viên chức: 48 người trong đó biên chế 43 người, hợp đồng 5
người
2.2.3. Các ngành nghề đào tạo

2.2.4. Cơ sở vật chất của Trường Trung cấp Y tế Nam Định
13


2.2.5. Quy mô đào tạo của Trường Trung cấp Y tế Nam Định
Quy m« ®µo t¹o cña tr−êng trong n¨m n¨m gÇn ®©y
Số
TT
01
02

03
04

05
06

Ngành nghề đào
tạo
Hệ chính quy
Dược sỹ trung cấp
Điều dưỡng trung
cấp
Hệ VLVH
Dược sỹ trung cấp

Năm
2003

Năm

2004

Điều dưỡng đa
khoa
Đào tạo nghề (12 tháng)
Dược tá
350
Điều dưỡng sơ cấp
300
Tổng

650

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

200
219

350
500

100


150

150

200

120

150

200

250

300
250

250
250

200
100

100
50

770

800


1069

1450

Ghi
chú

Đơn vị tính: người
(Nguồn: Trường Trung cấp y tế Nam Định)
2.2.6. Kết quả đào tạo
2.2.7. Tổ chức Đảng và Đoàn thể
2.2.8. Đánh giá chung
2.3. Thực trạng về hoạt động thực tập của học sinh trường trung cấp Y tế
Nam Định
2.3.1. Về số lượng học sinh học thực tập bệnh viện:
Tóm lại qua thống kê số lượng học sinh, sinh viên thực tập tại các khoa
trong 3 năm học vừa qua có mấy điều đáng lưu ý:
- Tại khoa nội và khoa ngoại chấn thương số lượng học sinh, sinh viên
bao giờ cũng đông nhất và có nhiều đối tượng thực tập từ 2 đến 5 đối tượng
khác nhau.
- Hiện tượng một số đợt một số khoa không có học sinh, sinh viên thực
tập.
14


2.3.2. Về chương trình học thực tập bệnh viện của học sinh:
Mục tiêu thực tập bệnh viện là những vấn đề sau đợt thực tập bệnh viện
học sinh phải đạt được. Trên cơ sở chương trình giáo dục kết hợp thực tế tại
bệnh viện nội dung thực tập bệnh viện đã được xây dựng và chi tiết hoá bằng
chỉ tiêu tay nghề. Kế hoạch thực tập bệnh viện được xây dựng từ đầu năm học,

tại các khoa trên cơ sở nội dung chương trình xây dựng kế hoạch giảng dạy của
từng tuần.
2.3.3. Về cơ sở thực tập của học sinh trường Trung cấp Y tế Nam Định.
Bệnh viện tuyến tỉnh: gồm BVĐK tỉnh Nam Định, BV phụ sản Nam
Định, BV mắt, BV lao..
Bệnh viện tuyến huyện: gồm các bệnh viện sau là cơ sở thực hành cho
học sinh trong những năm gần đây:
BVĐK huyện Vụ Bản với qui mô giường bệnh là 120;
BVĐK huyện Giao Thuỷ với quy mô giường bệnh là 190;
BVĐK huyện Hải Hậu với qui mô giường bệnh là 220 ;
BVĐK huyện Xuân Trường với qui mô giường bệnh là 160 ;
BVĐK huyện Trực Ninh với qui mô giường bệnh là 130
BVĐK huyện Nam Trực với qui mô giường bệnh là 100
BVĐK huyện Mỹ Lộc với qui mô giường bệnh là 60
2.3.4. Về nội dung thực tập bệnh viện của học sinh.
Chỉ tiêu thực tập: được xây dựng những nội dung thực tập và thời gian thực
tập, mỗi nội dung thực tập chính là những năng thực học sinh phải đạt được.(
Phụ lục )
Chỉ tiêu tay nghề chính là số điểm học sinh phải đạt được.( Phụ lục )
2.3.5. Đánh giá chất lượng hoạt động thực tập
2.3.6. Những mặt còn hạn chế
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập của học sinh trường trung cấp
Y tế Nam Định
2.4.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động thực tập bệnh viện của học sinh:
số lượng giáo viên giảng viên của trường tới bệnh viện giảng dạy lâm sàng còn
rất khiêm tốn so với tổng số giáo viên, giảng viên tham gia giảng dạy cho học
sinh sinh viên tại bệnh viện đa khoa Nam Định(bao gồm giáo viên của trường
và giáo viên thỉnh giảng kiêm chức) chỉ xấp xỉ 38%. Tại một số khoa chưa có
giáo viên giảng viên của nhà trường đi thường xuyên hoặc đi lâm sàng rất ít,
ngày cả khi có học sinh sinh viên học tập tại đó

15


2.3.5. Đánh giá chất lượng hoạt động thực tập
Thực trạng thực tập bệnh viện của học sinh Trường Trung cấp Y tế Nam Định
có những ưu điểm sau:
- Số lượng sinh viên học chuyên ngành Điều dưỡng đa khoa của nhà
trường ngày càng tăng, nhưng bên cạnh đó nhà trường đã tổ chức tốt công tác
lớp học. Phân chia học sinh đi thực tập theo từng nhóm nhỏ. Như vậy, học sinh
có cơ hội làm nhiều hơn nghe, từ đó sẽ nâng cao được kỹ năng thực hành của
học sinh, học sinh có ý thức ham học hơn. Việc chia học sinh thành từng nhóm
nhỏ cũng sẽ thuận lợi hơn cho các giáo viên kèm cặp các em học sinh làm thủ
thuật trên bệnh nhân, cũng như chăm sóc bệnh nhân.
- Chương trình và nội dung học thực hành của học sinh nhiều và liên tục
trong suốt hai năm học, như vậy nhận thức về tầm quan trọng thực hành của các
em sẽ được điều chỉnh dần, từ chưa ý thức sẽ dần ý thức hơn. Do đó các thầy cô
giáo giảng dạy cũng dễ dàng đánh giá được thái độ, hành vi của mỗi học sinh.
Đây là điểm mạnh mà việc học lý thuyết trên lớp các thầy cô giáo không thể
đánh giá được thái độ học tập của các em học sinh.
- Bên cạnh đó việc học thực tập giúp các em có thêm nhiều cơ hội bổ
sung thêm kiến thức mà ở trong nhà trường có mô tả thì các em cũng không
thể hiểu và nắm bắt được. Qua đó các thầy cô giáo có thể đánh giá được năng
lực thực sự của các em học sinh. Nếu học sinh nào tay nghề còn kém thì kèm
cặp thêm, học sinh nào đạt thì khuyến khích các em làm nhiều cho thành thạo
hơn nữa.
2.3.6. Những mặt còn hạn chế
- Các em học sinh đa số còn trẻ, tính tự lập và kỹ năng làm việc theo
nhóm chưa có. Nên khi ra viện hay xảy ra tranh cãi do bất đồng ý kiến hay quan
điểm, gây mất trật tự trong lúc làm việc. Khi các em ra viện đôi khi trang phục
mặc đi viện chưa đầy đủ, hiện tượng đi muộn về sớm luôn luôn xảy ra. Như vậy

nền nếp đi thực tập bệnh viện của các em chưa cao.
- Hơn nữa số lượng học sinh đông nên việc kèm cặp học sinh làm thủ thuật
không sát sao hết, phương pháp kiểm tra đánh giá theo phiếu đánh giá, hoặc kiểm
tra theo phương pháp vấn đáp học sinh. Chứ không kiểm tra trên thực tế các thao
tác và qui trình chăm sóc người bệnh.
- Số lượng học sinh của nhà trường đi thực tập ở bệnh viện rất đông, nhà
trường cũng đã chia học sinh thành từng nhóm nhỏ nhưng khi ra viện thì thấy có
rất nhiều đối tượng học sinh khác thực tập tại đây. Bởi vì BVĐK tỉnh Nam Định
16


không chỉ tiếp nhận học sinh của Trường Trung cấp Y Nam Định, mà BVĐK
tỉnh Nam Định còn là cơ sở thực hành của Trường Đại học Điều dưỡng, Đại học
Y Thái Bình, nên số lượng học sinh thực tập chồng chéo nhau giữa các khoa ở
bệnh viện. Như vậy học sinh sẽ ít có cơ hội được thực tập hơn. Về mặt thực tế,
bệnh viện của Việt Nam nói chung hiện nay rất khác biệt so với nước ngoài. Đó
là bệnh viện thường là điều trị bệnh là chính, ngay cả các điều dưỡng viên trong
khối bệnh viện cũng nặng về điều trị và làm thủ thuật, còn công việc chăm sóc
bệnh nhân thường được dành cho người nhà bệnh nhân. Trong quá trình khảo
sát thời gian hoạt động trong ngày của người điều dưỡng khoảng 7h45’, trong đó
hoạt động hành chánh chiếm31,36%, thời gian hoạt động trực tiếp chiếm 24,27%,
hoạt động gián tiếp chiếm 14,15%, hoạt động cá nhân chiếm 24,20%, cập nhật
kiến thức và giáo dục sức khoẻ chiếm 3,12% và hoạt động ngoài chuyên môn
chiếm 2,46%. Thời gian dành cho hoạt động phát sinh trong ngày mà người điều
dưỡng phải thực hiện là 59 phút. Như vậy, ta có thể thấy được mỗi sáng mất 3/4
thời gian để khám bệnh, cho thuốc, mổ xẻ vốn thuộc về nghề bác sỹ, còn lại rất
ít thời gian mới tập trung vào các học sinh điều dưỡng để dạy thực hành lâm
sàng điều dưỡng bằng “mồm”. Cho nên hiện tượng học sinh tụm năm tụm ba
lang thang trong viện có thật.
- Về phía học sinh của nhà trường, khi đi thực tập các em cũng chưa trang

bị cho mình các kỹ năng làm việc nhóm và nhận thức về việc đi thực tập bệnh
viện như là những khoá học dã ngoại nên ban đầu các em có tư tưởng “ cưỡi
ngựa xem hoa”, cũng như chưa có phương pháp quan sát để xem đâu là công
việc mình cần phải học, đâu là những công việc mang tính thủ tục hành chính.
Nếu các em không phân biệt được các công việc với nhau thì cơ hội để thực
hành rất ít. Bởi mỗi khoa thì đòi hỏi kiến thức học khác nhau.
Thời gian thực tập ở BVĐK tỉnh Nam Định được phân theo ca nên học
sinh vừa phải thực tập ở bệnh viện, vừa phải học lý thuyết tại trường. Vốn hai
địa điểm Trường và BVĐK tỉnh Nam Định cách xa nhau khoảng 4 km, nên thời
gian học sinh phải di chuyển giữa bệnh viện và nhà trường là nhiều và thường
xuyên hơn. Bên cạnh đó học sinh phải trực đêm ở bệnh viện nên cũng rất mệt,
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động học lý thuyết ngày hôm sau.
Hơn nữa học sinh chuyên ngành điều dưỡng đa khoa ngày càng đông, dẫn
đến tình trạng quá tải học sinh thực tập tại BVĐK tuyến tỉnh, nên ngay từ năm
thứ hai trở đi các em phải thực tập tại các BVĐK tuyến huyện. Về qui mô
giường bệnh của BV tuyến huyện thì nhỏ,cơ sở vật chất và kỹ thuật, kiến thức
17


và kỹ năng của bệnh viện tuyến huyện cũng kém xa so với bệnh viện tuyến tỉnh,
nên các em đi thực tập tại tuyến huyện sẽ ít có cơ hội thực hành hơn, ít được
kèm cặp hơn do khoảng cách khá xa so với nhà trường. Thời gian các em đi
thực tập tại BVĐK huyện thì cách xa trường từ khoảng 10 - đến 20 cây số, các
em lại chưa quen với môi trường thực tập mới, các giáo viên thì không thường
xuyên về kiểm tra, giám sát hàng ngày được. Hơn nữa các em ở thời gian trong
2 tháng liên tục, nếu các em đi về trong ngày sẽ rất khó khăn và tốn chi phí đi
lại, nếu các em ở lại hẳn trong vòng 2 tháng thì nhà trường cũng gặp khó khăn
trong việc quản lý thời gian các em đi thực tập, nền nếp, tác phong và các vấn
đề khác trong cuộc sống.
2.4. Thực trạng quan rlý hoạt động thực tập của học sinh trường trung cấp

Y tế Nam Định
2.4.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động thực tập bệnh viện của học sinh:
* Về phía Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Y tế Nam Định
* Đội ngũ giáo viên nhà trường giảng dạy tại bệnh viện
- Về trình độ chuyên môn
- Về cơ cấu ngành nghề
- Đặc điểm tuổi đời và thâm niên công tác
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức
* Đội ngũ giáo viên thỉnh giảng kiêm chức
*Cơ sở vật chất của trường (phòng học) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
2.4.2. Về xây dựng và công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực tập bệnh viện
2.4.2.1. Xây dựng kế hoạch thực tập
Kế hoạch thực tập bệnh viện đã được xây dựng từ đầu năm học tại các
khoa phòng của bệnh viện, trên cơ sở chương trình xây dựng kế hoạch giảng dạy
của từng tuần. Kế hoạch quản lý quá trình thực tập tại bệnh viện là bản thiết kế
chương trình hành động cụ thể để điều khiển được các chủ thể đối với đối tượng
quản lý nhằm thực thi một cách có hiệu quả nội dung chương trình trong một
phạm vi không gian nhất định.
Cụ thể là các bộ môn có gửi bản chương trình khung lên phòng Đào tạo
và công tác học sinh, sau đó phòng ĐT & CTHS trên cơ sở đó xây dựng chương
trình khung cho cả năm học. Bên cạnh đó cũng xây dựng kế hoạch chỉ đạo,
kiểm tra, thanh tra.
Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng 80% Ban Giám hiệu nhận thức việc xây
dựng nền nếp thực tập là rất cần thiết và có 70,5% đã làm tốt, 29,5% chưa thực
18


hiện tốt.
Về qui định chế độ: với những trường hợp đi công tác hoặc nghỉ theo chế
độ thì Ban Giám hiệu nhà trường chủ động phân người thay thế. Với những

trường hợp vắng đột xuất thì giáo viên chủ động báo cáo cho tổ trưởng chuyên
môn điều động người thay. Đây cũng là một trong những tiêu chí của nhà
trường để đánh giá thi đua.
Về biện pháp này có 80% cho là rất cần thiết và thực hiện tốt 51,6%, tuy
nhiên vẫn còn 28,4% giáo viên cho rằng chưa tốt trong thực hiện và 20% chưa
thực hiện.
Thường xuyên kiểm tra sổ lên lớp cũng là biện pháp được 100% Ban
Giám hiệu coi trọng, tuy nhiên mức độ thực hiện tốt chưa cao ( 32,6%). Còn có
56,8% giáo viên nhận định nội dung này thực hiện chưa tốt, 10,6 chưa thực
hiện.
Biện pháp thu thập thông tin phản ánh của đồng nghiệp, phụ huynh học
sinh và học sinh qua điều tra có 55,8% giáo viên nhận định nhà trường đã thực
hiện tốt, 32,6% chưa thực hiện tốt , 11,6% chưa thực hiện.
2.4.2.2.Chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực tập bệnh viện
* Về phân công thực hiện
Về cơ cấu tổ chức quản lý quá trình thực tập bệnh viện có nhiều thành phần
khác nhau, trong đó có ba bộ môn trực tiếp được nhà trường phân công tổ chức
thực hiện là Bộ môn Điều dưỡng, Bộ môn Lâm sàng, Bộ môn Y cơ sở, các
phòng phối hợp thực hiện đó là phòng Tổ chức – Hành chính, phòng tài chính
kế toán, phòng ĐT & CTHS, giám sát thực hiện đó chính là BGH trường TC Y
tế Nam Định
* Về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập bệnh viện của học sinh
* Về chỉ đạo hoạt động thực tập bệnh viện của học sinh
Hoạt động thực hành của học sinh tại bệnh viện được Ban Giám hiệu quản lý
dưới các hình thức như: Chỉ đạo giáo viên chủ chuyên môn kiện toàn cơ cấu
nhóm thực tập, bầu tổ trưởng các nhóm thực tập; Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm
quản lý học sinh thông báo tình hình học tập thông qua sổ liên lạc hàng tuần;
Chỉ đạo phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên trong việc quản lý
hoạt động thực tập bệnh viện của học sinh.
2.4.3. Một số đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoạt động thực tập

bệnh viện
* Những kết quả đạt được
19


* Những tồn tại, nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân khách quan:
Tiểu kết chương 2
Đội ngũ giảng viên hiện tại chưa đủ số lượng, chuyên ngành, chuyên
khoa, vừa yếu và thiếu so với yêu cầu đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho
thực tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Đội ngũ quản lý quá ít so với số lượng,
số lượt học sinh thực tập quá đông, nhiều.
Ban lãnh đạo nhà trường chưa có được những biện pháp có tính chất khả
thi cho việc phát triển đội ngũ giảng viên, tăng cường công tác giám sát kiểm
tra hoạt động quản lý cũng như giảng dạy thực hành tại các BVĐK.
Chưa có được cơ chế để kích thích giáo viên cũng như học sinh có phẩm
chất và năng lực cao tập trung vào giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ những học
sinh có kỹ năng thấp hơn.
Với thực trạng đã trình bày ở trên, việc tìm ra các giải pháp có tính chất
khả thi để phát triển hoạt động quản lý thực tập bệnh viện của học sinh ngành
ĐD Trường Trung cấp y tế
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA HỌC
SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ NAM ĐỊNH
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp.
* Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Trên cơ sở lý luận quản lý nói chung, quản lý dạy học và thực tiễn công tác
chỉ đạo hiện nay việc đề ra các biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt
động thực tập bệnh viện phải đảm bảo tính khả thi. Tránh tình trạng các biện
pháp đưa ra mang tính chất lý thuyết thiếu tính thực tiễn. Muốn có các biện

pháp đó có tính khả thi thì trước hết các biện pháp đó phải gắn liền với thực tế,
phải xuất phát từ thực tế.
* Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp .
Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối, phương châm giáo
dục của Đảng và nhà nước, phù hợp với chế định giáo dục của ngành y tế trong
quá trình quản lý. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học
trong trường đòi hỏi Ban Giám hiệu phải tìm ra các biện pháp quản lý của mình
phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực),

20


môi trường của nhà trường trung học chuyên nghiệp, trên cơ sở tuân thủ nghiêm
ngặt các quy chế của Bộ Giáo dục và đào tạo.
* Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động thực tập bệnh viện liên quan
đến nhiều yếu tố, nhiều nhân tố trong nhà trường cũng như sự phối hợp các lực
lượng ngoài nhà trường...Cho nên các biện pháp đó phải được tiến hành đồng
bộ có tính hệ thống mới bảo đảm mang lại hiệu quả quản lý mong muốn. Có tác
động đến nhận thức, tình cảm, hành vi người thực hiện.
3.2. Các biện pháp.
3.2.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, các cán bộ y tế về hoạt
động thực tập của học sinh
Nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của quản lý hoạt động thực
tập là cơ sở xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất về tư tưởng, ý chí trong toàn
trường; xây dựng chuẩn mực về chính trị, tư tưởng đạo đức cho cán bộ, công
chức và học sinh, sinh viên, lấy đó làm căn cứ phấn đấu thực hiện và đánh giá
chất lượng sản phẩm đào tạo theo nội dung, nhiệm vụ chiến lược trong giai
đoạn hiện nay. Nhận thức từ vấn đề này đã có nhưng chưa đủ và chưa được chú
ý thích đáng vì vậy biện pháp này có ý nghĩa “định hướng” cho các biện pháp

khác.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch thực tập bệnh viện
3.2.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy lâm sàng tại bệnh viện. Kết hợp mô
hình Viện - Trường
3.2.4. Xây dựng đội ngũ giáo vụ bộ môn:
3.2.5. Tăng cường hoạt động của Ban thanh tra giáo dục:
3.2.6. Chỉ đạo xây dựng nền nếp hoạt động thực tập bệnh viện
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này
là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau
cùng hoàn thiện, cùng góp phần nâng cao kết quả giảng dạy trong nhà trường.
Tuy nhiên các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác
triệt để thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng quản lý và từng điều kiện
riêng biệt của mỗi nhà trường.
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp.
Mục đích của việc thăm dò ý kiến các cán bộ quản lý và giảng viên về các
biện pháp tăng cường quản lý hoạt động thực tập được đề xuất nhằm góp phần
21


khẳng định tính khả thi và mức độ tác dụng của các biện pháp quản lý nhằm
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
* Tiểu kết chương 3.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các biện pháp tăng cường
quản lý hoạt động thực tập của trường Trung cấp Y tế Nam Định trong giai đoạn
hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Các biện pháp này
tập trung khắc phục tồn tại, giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tế công tác
quản lý hoạt động thực tập, đồng thời giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của
mục đích quản lý với thực trạng quản lý hoạt động dạy học nói chung và hoạt
động thực tập nói riêng của nhà trường, từ đó đưa công tác quản lý hoạt động

thực tập lên tầm cao hơn. Thực hiện tốt các biện pháp quản lý trên chắc chắn sẽ
thúc đẩy hoạt động thực tập nói riêng và hoạt động đào tạo nói chung của trường
Trung cấp Y tế Nam Định.
Các biện pháp đề xuất trong luận văn này tác động trực tiếp đến hoạt động
thực tập, cụ thể hơn là tác động trực tiếp đến người dạy và người học hai nhân
tố trung tâm của hoạt động dạy học. Thông qua các số liệu trả lời của các
chuyên gia đã minh chứng các biện pháp quản lý hoạt động thực tập của trường
Trung cấp Y tế Nam Định đã đề xuất trong luận văn là cần thiết, hợp lý và khả
thi. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải phối kết hợp chặt chẽ, linh hoạt, đồng bộ
thì chắc chắn hoạt động thực tập của nhà trường đạt được hiệu quả cao, công
tác quản lý hoạt động thực tập được tăng cường, từ đó chất lượng đào tạo của
nhà trường được nâng cao, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực có chất
lượng cho nhu cầu sử dụng nhân lực cho ngành Y tế và thực hiện nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe nhân dân.

22


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu, từ thực trạng hoạt động quản lý nhóm ngành nghệ
thuật ở trường Trung cấp văn hoá nghệ thuật Nam Định những năm qua, để đáp
ứng yêu cầu trong tình hình mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong những
năm tiếp theo, tác giả luận văn rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:
1. Kết luận.
* Hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất để thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn của tất cả các nhà trường. Quản lý hoạt động dạy học
trong nhà trường là việc làm thiết yếu nhất. Việc nâng cao chất lượng đào tạo
của trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định là một yêu cầu vừa cơ bản,
vừa cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đứng trước
nhiệm vụ mới, thử thách mới, đòi hỏi trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật

Nam Định phải đổi mới quá trình đào tạo của nhà trường, đặc biệt phải quan
tâm nghiên cứu giải quyết cả về phương diện lý luận và thực tiễn công tác quản
lý hoạt động dạy và học.
Việc triển khai nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở lý luận giáo dục học, tâm lý
học hiện đại, lý luận về quản lý và quản lý hoạt động dạy học cùng với việc phân
tích, xem xét thực tiễn quản lý hoạt động dạy học tại trường trung cấp Văn hóa
Nghệ thuật Nam Định trong những năm gần đây để đề xuất các biện pháp có tính
khả thi trong việc tăng cường quản lý hoạt động dạy học của Trường.
* Trên cơ sở phân tích tổng quan một số vấn đề lý luận và phân tích thực
trạng của nhà trường. Luận văn đã chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu trong quản
lý hoạt động dạy học của trường và những nguyên nhân còn đang tiềm ẩn trong
từng khâu, từng mặt của công tác quản lý, điều hành. Từ đó đề xuất một số biện
pháp, tập trung vào tăng cường quản lý hoạt động dạy học của nhà trường trên
các lĩnh vực hoạt động giảng dạy, học tập, nền nếp dạy học và quản lý cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng dạy học. Các
biện pháp đề xuất trong luận văn là các biện pháp cơ bản để nâng cao chất
lượng dạy học. Điều đó sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả đào
tạo và chất lượng đào tạo của nhà trường.
2. Khuyến nghị.
Để hướng tới xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, nhằm xây dựng con
người mới, đáp ứng yêu cầu của thời đại, trước mắt khắc tồn tại mà nhà trường
đang gặp, luận văn đề xuất một số khuyến nghị, cụ thể là:
* Đối với sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định.
23


Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh có chính sách quan tâm đúng mức
trong việc đầu tư kinh phí cho trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam
Định, đặc biệt ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác
giảng dạy nhằm triển khai việc nâng cấp trường thành trường cao đẳng Văn

hóa Nghệ thuật và Du lịch đúng tiến trình.
* Đối với trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định.
Nhà trường nên nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu của tác giả, đặc biệt
các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học trong giai đoạn hiện nay, tham
khảo các kết quả điều tra, khảo sát về chất lượng đào tạo làm cơ sở cho việc quản
lý, điều hành công tác đào tạo của nhà trường.
* Đối với phòng ĐT&QLCLGD.
Phòng là đơn vị tham mưu Ban giám hiệu; là đơn vị trực tiếp xây dựng kế
hoạch, tiến độ, kiểm tra giám sát hoạt động dạy học của nhà trường cần nhận
thức đúng ý nghĩa, nội dung của các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động
dạy học trong luận văn trình bày. Đồng thời tuỳ từng điều kiện cụ thể vận dụng
các biện pháp vào thực tiễn một cách linh hoạt cho phù hợp với nhiệm vụ chính
trị của nhà trường.
* Đối với các Khoa trong trường.
Các khoa trong nhà trường có thể tham khảo và vận dụng các biện pháp
luận văn đề xuất trong quản lý hoạt động dạy học làm cơ sở cho việc quản lý
hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
* Đối với giáo viên.
Giáo viên nói chung và giáo viên nhà trường nói riêng cần thường xuyên
học tập và tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng
nhu cầu nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay khi thực tiễn giáo dục đào tạo
đang có nhiều đổi mới.
* Đối với học sinh.
Mỗi học sinh, sinh viên cần nhận thức được vị trí của mình trong hệ thống
hoạt động dạy học trong nhà trường, từ đó xác định đúng động cơ, thái độ học
tập để kết quả học tập rèn luyện được nâng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn
nhân lực hiện nay.

24




×