Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN lý HOẠT ĐỘNG GIÁO dục HƯỚNG NGHIỆP tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG vân cốc PHÚC THỌ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.09 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN KHẮC HÙNG

NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÂN CỐC PHÚC THỌ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CHUYÊN SÂU: QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG DANH ÁNH

1


CẤU TRÚC LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2


PHẦN MỞ ĐẦU
Hoạt động GDHN trở thành nhiệm vụ
cấp bách với ngành giáo dục.
1. Lý


do
chọn
đề tài

Hoạt động GDHN còn gặp nhiều khó
khăn hạn chế như CSVC, đội ngũ.
Nhà trường chưa coi trọng việc GDHN
cho học sinh.
Một trong những con đường chủ yếu để đưa
hoạt động GDHN vào trường học là đòi hỏi sự
chỉ đạo đúng của các nhà quản lý.

Những
biện
pháp
quản lý
hoạt
động giáo
dục
hướng
nghiệp
tại
trường
THPT
Vân Cốc
Phúc Thọ
Hà Nội.

3



PHẦN MỞ ĐẦU

Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng giáo dục hướng
nghiệp, từ đó đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động
GDHN tại trường THPT Vân Cốc Phúc Thọ Hà Nội

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại
Trường THPT Vân Cốc.

Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động GDHN
tại Trường THPT Vân Cốc Phúc Thọ Hà Nội.
4


PHẦN MỞ ĐẦU
4. Phương
pháp nghiên
cứu

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nhóm các phương pháp quan sát.
- Nhóm phương pháp điều tra phỏng vấn bằng
phiếu hỏi.

5. Nội dung luận văn

Chương 1:
Cơ sở lý luận về

quản lý hoạt động
giáo dục hướng
nghiệp.

Chương 2:
Thực trạng quản lý
hoạt động giáo dục
hướng nghiệp tại
trường THPT Vân Cốc
giai đoạn 2010 - 2013.

Chương 3 :
Những biện pháp
quản lý hoạt động
giáo dục hướng
nghiệp tại trường
THPT Vân Cốc
Phúc Thọ Hà Nội

5


CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

1.4. Nội dung quản lý

1.1. Một số khái niệm
cơ bản

hoạt động giáo dục

hướng nghiệp
tại trường THPT

Chương 1

1.2.Tam giác hướng
nghiệp và các giai đoạn
hướng nghiệp

1.3.Nội dung và
hình thức hướng nghiệp
trong trường phổ thông

6


CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Khái niệm cơ bản

Cơ sở khoa học

Vấn đề cơ bản trong quản lý hoạt động GDHN
-Quản lý:Quản lý là một hệ thống xã hội, là khoa học và nghệ thuật tác động vào một
hệ thống mà chủ yếu là con người nhằm đạt tới các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.
-Quản lý giáo dục: Những tác động có hệ thống, khoa học, có ý thức và có mục đích
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối
và nguyên lý giáo dục của Đảng, đưa thế hệ trẻ và hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến.
-Quản lý hoạt động GDHN theo 3 chức năng là lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm
tra giám sát.


7


CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Kết luận chương 1
Việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là
một yêu cầu rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi người quản lý hoạt
động giáo dục hướng nghiệp cần phải được đào tạo chuẩn về kiến thức, kĩ
năng và thái độ, đồng thời phải có năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng.
Năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng không phải là bản năng mà do trải
qua rèn luyện. Đồng thời người quản lý phải làm tốt các khâu như: Lập kế
hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện.

8


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN TẠI TRƯỜNG THPT
VÂN CỐC GIAI ĐOẠN 2010-2013

2.1. Giới thiệu khái
quát về trường THPT
Vân Cốc Phúc Thọ
Hà Nội

Chương 2
2.2. Thực trạng hoạt
động GDHN tại trường
THPT Vân Cốc


2.3.Thực trạng quản lý
hoạt động GDHN
tại trường THPT
Vân Cốc
9


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN TẠI TRƯỜNG THPT
VÂN CỐC GIAI ĐOẠN 2010-2013

2.1. Khái quát về Trường trung học phổ thông Vân Cốc
-Trường THPT Vân Cốc nằm ở phía bắc Thành phố Hà Nội. Thuộc huyện Phúc Thọ.
Trước đây khu vực này là vùng phân lũ quốc gia nhằm cứu Thủ đô Hà Nội mỗi khi mùa lũ
về.
-Trường được thành lập năm 1992 với tên gọi lúc đó là trường cấp 2-3 Vân Cốc đến
năm 1996 được tách ra thành trường THCS Vân Nam và Trường THPT Vân Cốc như ngày
nay, hiện nay trường có 1 Hiệu trưởng, 2 Phó hiệu trưởng và 7 tổ chuyên môn, 1 tổ văn
phòng.
-Trường có 30 lớp nhưng chỉ có 24 phòng học nên phải học văn hoá 2 buổi một ngày.
Tổng số học sinh trong trường là 1245 học sinh, thuộc 5 xã vùng bãi của huyện Phúc Thọ.

10


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN TẠI TRƯỜNG THPT
VÂN CỐC GIAI ĐOẠN 2010-2013
2.2. Thực trạng hoạt động GDHN tại trường THPT Vân Cốc
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường THPT Vân Cốc về
tầm quan trọng của hướng nghiệp:

56% ý kiến cho rằng HN rất quan trọng, 32% ý kiến cho rằng HN là quan trọng, song cũng còn
nhiều ý kiến cho rằng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là không quan trọng chiếm 12%.
2.2.2. Thực trạng tình hình đội ngũ giáo viên về giáo dục hướng nghiệp:
18.5% giáo viên được tập huấn GDHN; 84.6% giáo viên chưa được tập huấn GDHN; 84.6% giáo
viên tự nghiên cứu GDHN
2.2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục hướng nghiệp:
Cơ sở vật chất của trường THPT Vân Cốc cơ bản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho dạy và học.
Thực trạng về ứng dụng các hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh tại
trường THPT Vân Cốc
2.2.4.

Nhiều nội dung hướng nghiệp chưa được đề cập đến. Nhiều bước trong khâu hướng nghiệp bị bỏ
qua.
11


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN TẠI TRƯỜNG THPT
VÂN CỐC GIAI ĐOẠN 2010-2013

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động GDHN tại trường THPT Vân Cốc
2.3.1. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp
Kế hoạch hoạt động GDHN được chia thành nhiều kế hoạch nhỏ, trong đó kế hoạch tổ
chức các hoạt động HN thông qua thăm quan, dã ngoại, thông qua các buổi sinh hoạt HN
thường được lập bởi đội ngũ GVCN và được BGH duyệt.
2.3.2. Đánh giá công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra
Công tác tổ chức chỉ đạo của trường THPT Vân Cốc 80% được đánh giá là khá, tốt.
2.3.3. . Đánh giá công tác kiểm tra hoạt động GDHN
Trong các năm qua, công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác hướng nghiệp
cho học sinh luôn được coi trọng và thực hiện chu đáo
2.3.4 . Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động GDHN

Trong quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp do cán bộ quản lý nhà trường phải
quản lý nhiều việc được cho là quan trọng hơn việc giáo dục hướng nghiệp nên không có
thời gian đầu tư cho giáo dục hướng nghiệp.
12


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN TẠI TRƯỜNG THPT
VÂN CỐC GIAI ĐOẠN 2010-2013

Kết luận chương 2
Từ cơ sở lý luận chương 1, trong chương 2 chúng tôi đã đưa ra một số thông tin
về trường THPT Vân Cốc, đồng thời phân tích đặc điểm học sinh trường THPT
Vân Cốc. Qua khảo sát thực tế, 18.5% giáo viên được tập huấn GDHN; 84.6%
giáo viên chưa được tập huấn GDHN; 84.6% giáo viên tự nghiên cứu GDHN.
Nhà trường chưa có phòng tư vấn HN cho học sinh. Các hình thức HN cũng có
hình thức làm tốt cần phát huy nhưng cũng có hình thức bị xem nhẹ như hình
thức tham quan cơ sở sản xuất, tham quan cơ sở đào tạo. Chúng tôi cũng đưa ra
thực trạng hoạt động GDHN và thực trạng việc quản lý hoạt động GDHN ở
trường THPT Vân Cốc. Cũng trong chương 2, chúng tôi đã phân tích rõ mặt
mạnh, mặt yếu, thời cơ và thách thức đối với nhà trường trong giai đoạn này để
làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho học sinh trường
THPT Vân Cốc Phúc Thọ Hà Nội.

13


CHƯƠNG 3. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN CỐC

3.1. Cơ sở đề xuất

những biện pháp

Chương 3

3.2.Những nhóm
biện pháp
cơ bản

3.3.Khảo sát về mức độ
cần thiết và tính khả thi
của những nhóm biện
pháp đề xuất
14


CHƯƠNG 3. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN CỐC

3.1. Cơ sở đề xuất những biện pháp
3.1.1. Các văn bản của trung ương
3.1.2. Các văn bản của Bộ Giáo dục - Đào tạo về hướng nghiệp và dạy nghề
3.1.3. Các văn bản của địa phương

3.2. Những nhóm biện pháp cơ bản
3.2.1.Nhóm nhận thức:
3.2.1. 1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý ở trường trung học
phổ thông Vân Cốc đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
3.2.1. 2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức tính trách nhiệm, tính tự chủ của giáo
viên trường THPT Vân Cốc trong hoạt giáo dục hướng nghiệp
3.2.1.3. Biện pháp 3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh về

tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ về ngành nghề trước khi lựa chọn

15


CHƯƠNG 3. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN CỐC

3.2.2. Nhóm tổ chức hoạt động :
3.2.2.1.Biện pháp 1. Đổi mới bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực hiện hoạt động giáo dục
hướng nghiệp
3.2.2.2. Biện pháp 2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp
trong nhà trường
3.2.2.3. Biện pháp 3. Đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp
3.2.2.4. Biện pháp 4. Đổi mới và đẩy mạnh việc ứng dụng các hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục hướng nghiệp
3.2.2.5. Biện pháp 5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị
3.3.3. Nhóm hỗ trợ
3.3.3.1. Biện pháp 1. Tăng cường xã hội hoá giáo dục hướng nghiệp
3.3.3.2. Biện pháp 2. Tăng cường sự ủng hộ của các cấp quản lý về chủ trương, đường
lối đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp


CHƯƠNG 3. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN CỐC

3.3. Khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp đề xuất

Biểu đồ 3.1. Khảo sát nhóm nhận thức về
tính cần thiết


Biểu đồ 3.4. Khảo sát nhóm nhận thức về
tính khả thi

17


CHƯƠNG 3. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN CỐC

Biểu đồ 3.2. Khảo sát nhóm tổ chức hoạt
động về tính cần thiết

Biểu đồ 3.5. Khảo sát nhóm tổ chức hoạt động
về tính khả thi
18


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Biểu đồ 3.3. Khảo sát nhóm hỗ trợ về
tính cần thiết

Biểu đồ 3.6. Khảo sát nhóm hỗ trợ về
tính khả thi


CHƯƠNG 3. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN CỐC


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên có sở lý luận ở chương 1 và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp tại trường THPT Vân Cốc ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Các biện pháp được chia thành 3 nhóm biện
pháp: Nhóm nhận thức, nhóm tổ chức hoạt động và nhóm hỗ trợ. Các biện pháp đề ra
đều được đánh giá là : rất cần thiết chiếm 80%, cần thiết chiếm 20%; tính rất khả thi
chiếm 61%, tính khả thi chiếm 34% và không khả thi chiếm 5%. Trong 3 nhóm giải pháp
trên thì 2 nhóm giải pháp 1 và 2 là quan trọng nhất vì : nhóm 1 làm thay đổi nhận thức
của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động GDHN; nhóm 2 làm thay đổi tổ
chức và hoạt động GDHN. Tuy nhiên, để hiệu quả đạt được cao nhất cần phải tiến hành
các biện pháp một cách đồng bộ, thống nhất bởi các biện pháp chúng tôi đề ra có quan hệ
mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau. Đồng thời để các biện pháp trên đạt kết quả cao nhất
cần phải có sự hợp tác và nỗ lực của không chỉ cán bộ quản lý mà cả giáo viên, học sinh,
phụ huynh và các đối tượng có liên quan.

20


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN
Hoạt động GDHN trong nhà trường THPT có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Do đó
nếu được quản lý một cách hiệu quả, hoạt động GDHN sẽ đóng góp lớn cho sự phát triển
của xã hội nói chung, của cá nhân người học nói riêng.
Học sinh trường THPT Vân Cốc là những học sinh đều xác định sau khi TNTHPT sẽ
thi ĐH hoặc đi học nghề. Bản thân các em khi học trên lớp cũng đã xác định được hướng
phát triển trong tương lai phần nào có liên quan đến các nội dung mà các em được đào tạo.
Do đó GDHN đối với học sinh trường THPT Vân Cốc cần chú ý đến các điều kiện thực tế
của nhà trường cũng như của địa phương. GDHN cho học sinh trường THPT Vân Cốc cần
tập trung vào việc phát hiện ra khả năng của từng em, cung cấp cho các em những thông tin
về ngành nghề và định hướng cho các em lựa chọn nghề phù hợp với khả năng của cá nhân

và đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Trong khuôn khổ luận văn này, dựa trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDHN,
dựa trên thực trạng việc quản lý hoạt động GDHN tại trường THPT Vân Cốc, dựa trên các
điều kiện thực tế của nhà trường chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của hoạt động GDHN cho học sinh trường THPT Vân Cốc. Các biện pháp được đề
xuất theo các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động GDHN có tính cần thiết và
khả thi và cần được tiến hành đồng bộ nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
21


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2. KIẾN NGHỊ
Để những biện pháp này có thể thực hiện được, người viết kiến nghị: BGD&ĐT
cần có những định hướng chỉ đạo cụ thể về quản lý hoạt động GDHN cho học sinh trên cơ
sở đó xây dựng chương trình, sách giáo khoa, sách tham khảo về GDHN, có kế hoạch tăng
cường cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật cho các trường, có kế hoạch bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên HN và tiến tới chuẩn hoá đội ngũ giáo viên làm
nhiệm vụ này, có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho đội ngũ làm công tác HN.
Ủy ban nhân dân thành phố và SGD&ĐT cần có những chỉ đạo để phối hợp hoạt
động GDHN của nhà trường với các tổ chức xã hội có liên quan. Cần ủng hộ các sáng kiến
mới có tính khả thi cao và mạnh dạn đưa vào áp dụng trong nhà trường. Cần trao cho nhà
trường quyền tự chủ trong việc xây dựng chương trình GDHN phù hợp với học sinh của
nhà trường.
Nhà trường cần tạo điều kiện cho đội ngũ GDHN hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình một cách khoa học, sáng tạo, hiệu quả: nên đầu tư kinh phí, các trang thiết bị, phòng
HN và tư vấn nghề, tài liệu … phục vụ cho hoạt động GDHN. Có sự quản lý, kiểm tra,
đánh giá một cách thường xuyên các hoạt động GDHN trong nhà trường để hoạt động đó
đạt hiệu quả cao nhất.
22



23



×