Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

Chăm Sóc Cấp Cứu Bệnh Nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 30 trang )

Chăm sóc điều dưỡng căn bản trong tình huống cấp
cứu

Ths. Bùi Vũ Bình


Nội dung chính





Vai trò của người điều dưỡng trong tình huống cấp cứu
Quản lý cấp cứu cơ bản.
Các kiểu băng, nẹp và băng treo.
Hồi sức tim phổi


Vai trò của người điều dưỡng trong tình huống cấp
cứu
Tại Anh



Là các điều dưỡng chuyên ngành có khả năng đánh giá, chẩn đoán, can thiệp và điều trị một
cách độc lập cho một loạt các chấn thương hoặc tai nạn mà không cần chỉ định của bác sĩ. Các
vấn đề chính mà họ có thể can thiệp chủ động gồm: vết thương/tổn thương của da, cơ xương
khớp, và một vài bệnh thông thường

Tại Mỹ




Là một điều dưỡng thực hành cao cấp có khả năng đánh giá, chẩn đoán và điều trị một loạt các
bệnh thường gặp, chấn thương và các tình trạng bệnh trong khoa hồi sức cấp cứu. Họ được
đào tạo nhiều kĩ năng y khoa và điều dưỡng như chụp X quang, dụng cụ soi đáy mắt, khâu vết
thương, gây mê tại chỗ và vùng, chích và dẫn lưu áp xe, thông đường thở, cố định gãy xương
tạm thời và với bột


Vai trò của người điều dưỡng trong tình huống cấp
cứu
Tại Việt Nam:

 Chưa xây dựng quy chuẩn chung
 Thực hành tốt tại một số bệnh viện lớn
 Được quy định trong tiêu chuẩn năng lực
Các đặc điểm cần thiết:
+ Kỹ năng đánh giá mạnh mẽ.
+ Có thể làm cho bệnh án nhanh chóng.
+ Giữ bình tĩnh dưới áp lực.
+ Có kĩ năng giao tiếp và giao tiếp tốt.


Quản lý cấp cứu cơ bản
Định nghĩa:
Quản lý cấp cứu là một loạt các hoạt động liên quan đến việc tìm kiếm và trợ giúp cho các nạn
nhân.

 Nó có thể được diễn giải khác nhau bởi các tổ chức khác nhau như: tổ chức xã hội, cảnh sát,
đội cứu hộ ngoại viện, bệnh viện


 Mức độ chuyên sâu và cách tiếp cận khác nhau giữa các ngành nghề: cứu hỏa – cứu hộ, nhân
viên xã hội, bác sĩ, điều dưỡng…

 Các ưu tiên trong quản lý cấp cứu là khác nhau tùy theo tính chất của nguyên nhân: thảm họa,
chiến tranh, khủng bố, tai nạn giao thông…

 Tài liệu tham khảo:

/>

Quản lý cấp cứu cơ bản
Nguyên tắc cơ bản:



Toàn diện - toàn cục của các mối nguy hại, tất cả các giai đoạn, mọi người liên quan và các hệ lụy
liên quan đến



Liên tục – dự đoán và xử lý các vấn đề phát sinh trong tương lai gần và xa, có phương án dự
phòng và đối phó với tình huống tương tự.




Kiểm soát nguy cơ – nhận đinh, phân tích nguy cơ và đánh giá ảnh hưởng của các nguy cơ







Phối hợp –

Lồng ghép – đảm bảo đồng bộ trong tất cả các mức độ điều hành và đối với từng thành tố trong
cộng đồng
Điều phối – sự điều hành thống nhất và phù hợp
Linh hoạt – sử dụng quy trình sáng tạo trong giải quyết các hậu quả của sự kiện cần cấp cứu
Chuyên nghiệp –quy trình làm việc khoa học và căn cứ trên kiến thức chuyên sâu; dựa trên đào
tạo, kinh nghiệm, quy chuẩn đạo đức, quản lý xã hội


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Mục đích:
 Đảm bảo nhân viên y tế và điều dưỡng sử dụng một cách hiệu quả tốt nhất, đánh giá cường độ
chấn thương,
 Hữu ích tại các khoa cấp cứu:
+ Dễ bỏ sót các trường hợp khẩn nhưng ít có triệu chứng biểu hiện,nhất là khi có đông bệnh
nhân.
+ Một số bệnh cần khám trước vẫn phải xếp hàng.
+ Dễ lẫn lộn,thân nhân bức xúc gây căng thẳng cho kíp trực.


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Phân loại bệnh nhân - TRIAGE:
Quốc tế: phần lớn chia làm 4 mức:

 Ngay lập tức

 Có thể trì hoãn
 Nhẹ
 Chết (không còn hi vọng)


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Phân loại bệnh nhân – TRIAGE trong BV:
Quốc tế (Anh, Canada):
1 Yêu cầu đánh giá ngay lập tức, sơ cứu và điều trị sớm nhất có thể, chẳng hạn:

 Chấn thương nghiêm trọng.
 Gãy xương đùi.
 Suy hô hấp.
 Các điều kiệm khác đe dọa tính mạng

2 Bệnh nhân cần được cấp cứu sớm nhất có thể: chẳng hạn như triệu chứng đột quỵ và đau
ngực.


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Phân loại bệnh nhân – TRIAGE trong BV:
Quốc tế (Anh):
3 Bệnh nhân có tình trạng cấp ít hơn.
Điều kiện tinh thần ít nghiêm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai và lao động được phân loại vào mức độ 3.
4 X-quang: Một gãy xương với những cơn đau nghiêm trọng là một điều kiện được phân
loại là cấp 4.Vì X-ray là tài nguyên duy nhất cần thiết cho việc chăm sóc.
5 Các triệu chứng như chảy máu mũi,sốt thấp cấp cằm dưới sự chăm sóc,mức độ phân loại
5.






Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Phân loại bệnh nhân – TRIAGE trong BV:
Ở Việt Nam
Bệnh nhân được phân loại thành nhiều nhóm
▪ Thượng khẩn  Cấp cứu ngay.
▪ Khẩn cấp
 Cấp cứu trong 10 phút.
▪ Cấp cứu
 Trong 30 phút.
▪ Không cần cấp cứu  có thể xử trí trong 1-2h.


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Phân loại bệnh nhân - TRIAGE:
Ở Việt Nam
• Hô hấp “ ưu tiên cao nhất” : mặt,cổ,ngực,tim mạch,xuất huyết,chấn thương cổ.
• Rất ưu tiên cao : sock, xuất huyết sau phúc mạc hoặc trong phúc mạc.
• Ưu tiên cao: sọ,não,tủy sống,bỏng.
• Ưu tiên thấp hơn: đường niệu-sinh dục,thần kinh ngoại vi,nẹp gãy xương tổn thương mô
mềm.


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Các bước chính trong triage (tại BV Bạch Mai)
+ Đánh giá cấp 1 (Primary survey): đánh giá ban đầu và đảm bảo các chức năng sống
+ Đánh giá cấp 2 (Secondary survey): phát hiện và xử trí các tổn thương

+ Đánh giá cấp 3 (Tertiary survey): khám lại định kỳ theo dõi




Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Các bước chính trong triage (tại BV Bạch Mai)
Đánh giá đường thở:


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Các bước chính trong triage (tại BV Bạch Mai)

 Bất động cột sống cổ thẳng trục:

o Chấn thương đầu hoặc cổ
o Mất ý thức sau chấn thương
o Đau cổ
o Có triệu chứng thần kinh tương ứng với tổn thương tuỷ cổ
o Chấn thương trong hoàn cảnh: đâm xe, ngạt nước, va chạm khi chơi thể thao

 Kỹ thuật cố định: có thể dùng đai (nẹp) cố định cổ hoặc cố định bằng đặt túi cát hai bên cổ.


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Các bước chính trong triage (tại BV Bạch Mai)
2. Đánh giá và đảm bảo thông khí:

 Phát hiện và xử trí ngay các tổn thương trong khoang ngực/ảnh hưởng thông khí đe dọa
tính mạng; và


 Đảm bảo nhịp thở về bình thường hoặc gần bình thường, lồng ngực di động tốt, bệnh nhân
hết tím, và SpO2 > 95%.


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Các bước chính trong triage (tại BV Bạch Mai):
3. Đánh giá huyết động và cầm máu

 Đánh giá tình trạng tưới máu và thể tích lòng mạch;
 Khôi phục thể tích lòng mạch nếu có giảm thể tích lòng mạch;
 Kiểm soát chảy máu; theo dõi và định kỳ đánh giá lại
 (chi tiết trong slide sau)


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Các bước chính trong triage (tại BV Bạch Mai):
3. Đánh giá huyết động và cầm máu

 Nhanh chóng đánh giá: sốc, đe dọa sốc hay ổn định?:

o Quan sát toàn trạng và phát hiện chảy máu
o Mạch và tần số tim: giảm thể tích thường gây nhịp tim nhanh, tuy nhiên có thể không có
nhịp nhanh tương ứng với giảm thể tích nếu có cường phó giao cảm, xúc cảm, đau hoặc có
dùng thuốc gây nhịp chậm.
o Da: hồng, ấm, khô hay nhợt,lạnh ẩm
o Thời gian phục hồi tưới máu mao mạch
o Huyết áp (huyết áp bình thường cũng không chắc chắn loại trừ khả năng huyết động bất
ổn và mất máu, do tụt huyết áp do mất máu thường chỉ xuất hiện khi mất trên 30% thể tích
máu)

o Ghi ECG để đánh giá nhịp tim (nếu có loạn nhịp: chấn thương tim? Phân li điện cơ: ép
tim, TKMF áp lực, giảm thể tích? Nhịp chậm: thiếu oxy máu, hạ thân nhiệt?
o Để giúp tìm kiếm nguồn gốc mất máu trong, có thể làm siêu âm định hướng nhanh
(FAST), ngoài ra còn có thể chụp xquang phổi, xquang khung chậu, chọc rửa ổ bụng, chụp
CTscan bụng (nếu bệnh nhân ổn định).


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Các bước chính trong triage (tại BV Bạch Mai):
4. Đánh giá tình trạng thần kinh

A- Tỉnh (Alert)
V- Đáp ứng với lời nói (Responds to voice)
P- Đáp ứng với đau (responds to Pain)
U- Mất ý thức (Unconscious)
Khám đồng tử (kích thước và phản xạ đồng tử với ánh sáng)
Đánh giá và theo dõi điểm Glasgow


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Các bước chính trong triage (tại BV Bạch Mai):
5. Đảm bảo thân nhiệt và bộc lộ để quan sát toàn thân

 Cởi bỏ quần áo để dễ dàng cho thăm khám, tránh bỏ sót tổn thương.

o Nếu bệnh nhân tỉnh và ổn định: sau khi khám xong có thể cho bệnh nhân mặc lại quần áo
ngay.
o Nếu bệnh nhân không ổn định, bất tỉnh: cắt bỏ quần áo, chú ý tránh làm tổn thương bệnh
nhân cũng như cắt phải các đường truyền dịch…nếu có.
- Sau khi cởi bỏ quần áo, cần phủ bệnh nhân bằng chăn ấm hoặc các tấm ga…để tránh mất

nhiệt và đảm bảo kín đáo, riêng tư của bệnh nhân.

 Cần chú ý đo và theo dõi thân nhiệt thường xuyên.


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Các bước chính trong triage (tại BV Bạch Mai):
5. Theo dõi dấu hiệu sống


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Các bước chính trong triage (tại BV Bạch Mai):
Đánh giá cấp 2:

 Hỏi bệnh
 Thăm khám
 Xét nghiệm
 Xử trí khác
 Dự kiến vận chuyển


Quản lý cấp cứu cơ bản trong y học
Các bước chính trong triage (tại BV Bạch Mai):
Hỏi bệnh:
AMPLE: Allergy, Medication, Past illness/pregnancy, Last meal, Events/Environment
Cơ chế chấn thương


×