Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

skkn sử dụng đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học toán lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.44 KB, 34 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I.1.1 Cơ sở lí luận
Để tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, chúng ta rất
cần một thế hệ, một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực làm
việc. Là một người giáo viên tôi luôn suy nghĩ cần làm gì và dạy như thế nào
để tạo ra một thế hệ mới luôn có đủ 4 tố chất: Đức – Trí – Thể – Mĩ, để tiếp
cận với nền khoa học. Kiến thức các em tiếp cận được sẽ là công cụ trên con
đường xây dựng đất nước tươi đẹp của các em. Đó chính là điều mong ước của
Bác: “Dân tộc Việt Nam ta sánh vai với các cường quốc Năm Châu chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập ở các cháu”.
Đảng và nhà nước ta từ xưa tới nay luôn đề cao nhiệm vụ giáo dục là quốc
sách hàng đầu và luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục. Tương lai của đất nước
đều trông chờ vào thế hệ trẻ. “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”.
Đứng trước tầm quan trọng đó, trong công cuộc giáo dục, Giáo dục Tiểu
học được coi là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu
giáo dục đã được cụ thể hoá thành nhiệm vụ của bậc học trong nhà trường. Nếu
xác định và thực hiện tốt nhiệm vụ đó chính là chúng ta đã góp phần cống hiến
công sức nhỏ bé của bản thân vào sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Trong nhà trường các môn học đều rất quan trọng và cần thiết, các môn
học hỗ trợ nhau để giúp phát triển toàn diện cho học sinh. Trong các môn học
thì Toán học có vị trí đặc biệt quan trọng nó là nền tảng khoa học là cơ sở phát
triển toàn diện.
Toán học là môn khoa học suy diễn trừu tượng. Môn Toán ở Tiểu học có
tính chất trực quan là hình thành những biểu tượng Toán học ban đầu rèn luyện
kĩ năng tính toán cho các em. Từ đó tạo cơ sở để phát triển tư duy và phương
pháp học Toán cho các em sau này.
1


Toán học có tính chất thực tiễn và kiến thức Toán học cũng bắt đầu từ


thực tiễn. Mỗi mô hình Toán học là một khái quát hoá. Từ nhiều tình huống
trong cuộc sống, dạy học gắn liền với thực tiễn từ lâu đã được quán triệt trong
dạy Toán.
Đối với học sinh nhất là học sinh bậc Tiểu học Toán học góp phần quan
trọng trong việc suy nghĩ suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề.
Học Toán là cơ hội để các em vận dụng kinh nghiệm của bản thân để hình
thành những tri thức mới những kĩ năng mới vận dụng những vốn sống thực tế
vào giải toán.
Chúng ta đều biết cấu trúc Toán học ở bậc Tiểu học của mỗi lớp đều có
một vị trí yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng đều đảm bảo tính đồng
tâm từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Do đó nội dung của môn Toán ở
các lớp và toàn cấp học Tiểu học vừa mang tính hệ thống vừa mang tính khoa
học.
Học sinh ở Tiểu học nhất là học sinh ở các lớp đầu cấp. Hệ thống tín
hiệu thứ nhất còn chiếm ưu thế so với hệ thống tín hiệu thứ 2. Do đó các em
hết sức nhậy cảm với tác động bên ngoài. Điều này đã phản ánh trong nhiều
hoạt động nhận thức ở lứa tuổi các em.
Do khả năng phân tích của các em còn yếu, những tri giác trên tổng thể
tri giác không chịu nhiều tác động gây ra các biến động các ảo giác sự chú ý
không phủ định còn chiếm nhiều ưu thế. Sự chú ý này chưa bền vững nhất là
các đối tượng ít thay đổi. Do đó khả năng thay đổi tổng hợp, sự chú ý của học
sinh Tiểu học còn phân tán lại thiếu khả năng phân tích nên dễ bị lôi cuốn vào
trực quan. Các em chưa biết tổ chức sự chú ý – sự chú ý các em thường hướng
ra bên ngoài vào hành động chứ chưa có khả năng hướng vào bên trong vào tư
duy.

2


Trí nhớ trực quan hình tượng và trí nhớ logic hiện tượng hình ảnh cụ thể

dễ nhớ hơn các câu chữ hình tượng khô khan. Các em ở cấp Tiểu học trí tưởng
tượng tư duy có phát triển nhưng còn tản mạn ít có tổ chức và còn chịu nhiều
tác động của nhiều hứng thú và kinh nghiệm sống các hình mẫu đã biết.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu tài liệu của các nhà khoa học về tâm
sinh lí lứa tuổi học sinh. Đây là giai đoạn phát triển tư duy, nó được gọi là giai
đoạn thao tác tư duy. Vì vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học đúng
lúc, đúng cách thì kết quả học tập của các em sẽ khả quan rất nhiều.
I.1.2 Cơ sở thực tiễn
Trải qua gần 30 năm giảng dạy, tôi thấy ở lứa tuổi học sinh Tiểu học nói
chung và của học sinh lớp 2 nói riêng rất hiếu động. Học tập và làm việc đều
theo ý thích là chính. Các em thích chơi hơn học, vì vậy việc truyền thụ kiến
thức cho các em phải lựa chọn sao cho phù hợp với lứa tuổi của các em. Nhiều
năm nay nền giáo dục của nước ta đã nghiên cứu thực nghiệm và áp dụng thực
tế để phù hợp với lứa tuổi của các học sinh. Phương pháp dạy học mới là: “Lấy
học sinh làm nhân vật trung tâm" tạo cho các em “Học mà chơi – Chơi mà
học” ”. Đã làm cho các giờ học thêm sinh động, phát triển sự hứng thú của học
sinh trong học tập. Vì vậy để học sinh nắm bắt sâu và chú ý hơn người giáo
viên cần nghiên cứu và biết sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học để
giờ học đạt hiệu quả. Ngoài những đồ dùng trong bộ đồ dùng dạy Toán người
giáo viên cần nghiên cứu sưu tầm nhiều đồ dùng dạy học để giờ dạy đạt hiệu
quả cao.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận, nghiên cứu cơ sở thực tế gắn với việc
dạy và học của các trường trong Huyện Tiên Yên nói chung và trường Tiểu
Học Thị Trấn nói riêng. Tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài "Sử dụng đồ dùng
dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học toán lớp 2".
I.2 Mục đích nghiên cứu
3


* Với việc sử dụng của thầy.

Xuất phát từ kiến thức kĩ năng vốn sẵn có tồn tại khách quan với học
sinh. Trong khi dạy Toán bằng đồ dùng dạy học Thầy có thể mô tả kiến thức
trên các đồ vật, mô hình, hình vẽ và kí hiệu. Người giáo viên là người đứng ra
tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập.
* Với việc học của trò.
Các em được hướng dẫn hoạt động và thực sự thực hành trên các đồ vật
mô hình, kí hiệu. Thông qua các hoạt động học sinh phân giải được khối kiến
thức, lĩnh hội thành hệ thao tác tường minh. Các em là nhân vật chủ thể trong
các hoạt động học tập. Giờ học sinh động sáng tạo.
I.3 Thời gian và địa điểm
I.3.1 Thời gian
Tìm hiểu thực trong lớp: Từ 25/08 đến 05/09/2007.
Đăng kí đề tài: Tháng 9 năm 2007.
Lập đề cương: Tháng 10 năm 2007.
Dạy thực nghiệm: Tháng 10 năm 2007
Đề xuất ý kiến: Tháng 01 năm 2008.
Viết đề tài lần 1: Tháng 02 năm 2008.
Viết đề tài lần 2: Tháng 3 năm 2008.
Báo cáo đề tài trước Trường: Tháng 4 năm 2008.
Hoàn thiện đề tài: Tháng 5 năm 2008.
I.3.2. Địa điểm
Trường Tiểu Học Thị Trấn Tiên Yên.
I.3.3. Phạm vi đề tài
I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy học
môn Toán 2.
4


I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Trường Tiểu Học Thị Trấn Tiên Yên.
I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
32 học sinh lớp 2A .
I.4/ Phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện tốt đề tài này tôi đã sử dụng phối kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khoa học khác nhau để quá trình thực hiện đề tài đạt độ tin
cậy và chính xác cao nhất
I.4.1/ Phương pháp quan sát sư phạm:
- Đây là phương pháp mà người thực hiện khi tiếp xúc với thực tế giáo
dục ở trường Tiểu học tôi đã thu thập được những tư liệu phong phú đa dạng
của đối tượng nghiện cứu. Trên có sở đó rút ra được những khái quát về thực
trạng của bộ môn và những biện pháp giải quyết thực trạng đó.
I.4.2./ Phương pháp điều tra.
- Đây là phương pháp mà tất cả các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn phải sử dụng để phân loại đánh giá mức độ đạt được của học sinh bằng
những câu hỏi trắc nghiệm, phỏng vấn… Để thu những số lượng, những ý kiến
khác nhau về thực trạng sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy và học môn
Toán. Từ đó có cách nhìn chính xác hơn về thực trạng này nhờ vâỵ người thực
hiện có phương pháp hữu hiệu để giải quyết thực trạng hơn.
I.4.3/. Phương pháp nghiên cứu và tổng kết sư phạm
- Trên cơ sở tiếp xúc thực tế ở một số lớp trong trường bằng nhiều biện
pháp khác nhau tôi đã thực hiện hệ thống hoá khái quát hoá những kinh nghiệm
và những hiểu biết của bản thân để đối chiếu thực tế từ đó rút ra bài học có giá
trị về lí luận thực tế cho học sinh.
I.4.4/Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

5


- Đây là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ các chuyên gia giáo

dục có trình độ cao. Các nhà quản lí, các giáo viên giảng dạy lâu năm có kinh
nghiệm… Để từ đó đưa ra những nhận xét những đánh giá thực trạng việc
giảng dạy các môn học. Từ đó có những biện pháp sử dụng đồ dùng quan trọng
khi dạy và học đạt hiệu quả.
I.5. Đóng góp mới về mặt lí luận – về mặt thực tiễn
- Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng của học sinh lớp 2A với hình
thức tổ chức dạy học theo phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc
đưa đồ dùng thiết bị dạy học vào việc dạy của giáo viên và việc học của học
sinh. Với hình thức dạy học này sẽ tạo điều kiện cho mỗi học sinh tự lĩnh hội
và khám phá kiến thức phát triển tài năng Toán học cho các em.
- Nghiên cứu nội dung chương trình Toán Tiểu học nói chung, chương
trình Toán 2 nói riêng. Nội dung kiến thức số học là trọng tâm là hạt nhân của
chương trình. Các kiến thức và phép Toán số học hỗ trợ cho việc học tốt nội
dung môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung Từ đó phát triển
năng lực tư duy, năng lực thực hành của học sinh. Hình thành phẩm chất không
thể thiếu của người lao động giỏi, người công dân của thời đại hiện đại.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY
HỌC MÔN TOÁN LỚP 2
II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
- Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung phương pháp dạy
Toán nói riêng đã được các nhà giáo dục cũng như nhiều giáo viên tâm huyết
quan tâm. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về dạy môn Toán Tiểu học và
được áp dụng rộng rãi trong thực tế. Vấn đề đưa đồ dùng thiết bị dạy học vào
6


môn Toán đã có nhiều giáo viên quan tâm. Nhưng hiệu quả của việc sử dụng
đồ dùng đôi khi chưa đạt mức độ tối ưu. Mà đồ dùng thiết bị dạy học là

phương tiện không thể thiếu trong quá trính dạy và học môn Toán. Vì vậy
người giáo viên cần hết sức chú ý tới việc vận dụng thiết bị đồ dùng dạy học
vào công tác giảng dạy cho học sinh Tiểu học. Đây cũng là vấn đề mà các nhà
sư phạm phải đặc biệt chú ý bởi đề tài này tương đối mới mẻ lên chưa thực sự
được quan tâm. Và đây chính là động lực để tôi tâm huyết lựa chọn đề tài này.
“Biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy học môn
Toán lớp 2”
II.1.2. Cơ sở lí luận
* Môn Toán ở trường Tiểu học là một môn học thống nhất không chia
thành phân môn riêng. Hạt nhân của môn Toán Tiểu học là cơ sở bao gồm: số
học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân. Nội dung về các đại lượng cơ bản,
yếu tố hình học, giải Toán có lời văn được sắp xếp gắn bó với hạt nhân số học
tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nội dung của môn Toán. Trong chương trình
Toán Tiểu học các tập hợp số và các phép tính số học là nền tảng để học tập
các nội dung khác. Các tập hợp số là nội dung cơ bản, các số ở đây gồm (tập
hợp số tự nhiên, số hữu tỉ không âm). Tập hợp các số đó được chia thành các
tập hợp con mà ta thường gọi là vòng số theo thứ tự tong lớp học. Mỗi vòng số
được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức khác như: Kiến thức về đai lượng,
phép đo đạc, các yếu tố hình học, giải Toán.
- Các kiến thức số học đại lượng được sắp xếp theo nguyên tắc đồng
tâm, kế thừa và phát triển không gián đoạn.
- Các kiến thức về đại lượng và phép đo đại lượng được trình bày dưới
dạng hình thành khái niệm, phép đo khái niệm đại lượng. Các đại lượng không
sắp xếp thành chương trình mà xen kẽ với các vòng số được mở rộng cùng với
mở rộng các vòng số.
7


- Các kiến thức hình học ở Tiểu học bao gồm các yếu tố cơ bản cần thiết
như: Điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, các hình vuông, chữ nhật, tam giác, tứ

giác… Các đại lượng, các kiến thức hình học không trình bày riêng biệt mà
được trình bày đan xen từ lớp 1 đến lớp 5. Xen kẽ với các vòng số theo nguyên
tắc đồng tâm, kế thừa và phát triển một số kiến thức hình học đưa vào dưới
dạng các bài tập tổng hợp có tác dụng củng cố kiến thức:
- Tóm lại: Nội dung môn Toán ở Tiểu học đã quán triệt tuyệt đối quan
điểm Toán hiện . Các kiến thức và các khái niệm được sắp xếp theo chu kì
nguyên tắc đồng tâm và phát triển dần ở các lớp cuối cấp.
* Biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học
- Việc dạy học Toán ở Tiểu học có những biện pháp chung trong mỗi
một bài có những nội dung khác nhau riêng đòi hỏi người giáo viên phải biết
vận dụng cao biện pháp đó một cách thích hợp có hiệu quả.
- Việc hình thành khái niệm của các em bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nêu được nhiệm vụ định hướng sự chú ý và yêu cầu quan sát
của học sinh.
Bước 2: Hoạt động với các đồ vật: Đồ vật thật, đồ vật trực quan… Kết
hợp với các thao tác quan sát thu thập các tài liệu cần thiết. tích luỹ kinh
nghiệm cảm tính có liên quan sắp xếp các tài liệu thu được cho việc làm tiếp.
Bước 3: Bước đầu trừu tượng hoá thay các số liệu đã quan sát bằng các
hình tượng trưng (kí hiệu, sơ đồ, hình vẽ kí hiệu) về các đồ vật để quan sát. Kết
hợp quan sát các biểu tượng trực quan đó và phân tích có khoa học để phát hiện
dấu hiệu chung (dấu hiệu bản chât) tổng hợp các dấu hiệu chung thành mô hình
sơ bộ để tiếp tục trừu tượng hoá phân tích loại bỏ các dấu hiệu không đặc
trưng.
Bước 4: Khái quát các dấu hiệu đặc trưng, dấu hiệu chung để hình thành
biểu tượng khái quát.
8


Bước 5: Củng cố các khái niệm nhận thức qua việc học nêu ví dụ minh
hoạ và áp dụng thực tiễn thực hành, làm bài tập. Điều chỉnh nhận thức sai lầm

hoặc chưa đầy đủ – luyện tập việc vân dụng để củng cố kĩ năng sử dụng đồ
dùng.
II.2. CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.2.1. Thực trạng của việc sử dụng đồ dùng trong dạy và học toán
của HS lớp 2
a. Thực trạng về chất lượng học môn Toán của học sinh lớp 2.
- Qua quá trình giảng dạy nhiều năm tôi thấy trong cả một chương trình
kiến thức lớp 2 việc thực hiện phép trừ có nhớ một lần là các em còn vướng
mắc các em chưa biết cách thực hiện và ghi nhớ sau mỗi một bài –
Ví dụ: 9+5 từ đó thiết lập và học thuộc các công thức: 9 cộng với một số qua
10 thuộc nhanh chóng quên. Chưa biết tổ chức các ghi nhớ các em chỉ thuộc
mồm không có khả năng vận dụng.
- Nhiều em khi cộng sử dụng đếm ngón tay, có em còn sử dụng cả chân
đếm. Đến các lớp trên các em rất mắc về kiến thức cộng trừ có nhớ một lần.
- Giáo viên chưa có ý thức sử dụng đồ dùng và sử dụng đồ dùng chưa
hiệu quả.
II.2.2/ Đánh giá thực trạng
b. Thực trạng về việc sử dụng đồ dùng học tập của các em ở các năm
hoc trước đây.
- Những năm học trước đây nhìn chung việc sử dụng đồ dùng của các em
vào quá trình học đôi lúc còn lúng túng vì các em còn chưa thuộc các kí hiệu
chưa nắm được các lệnh đề chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của bộ đồ
dùng Toán.
9


- Năm học 2007-2008 nhận lớp tôi kiểm tra lại bộ đồ dùng Toán 2 của các
em đã được trang bị từ những năm thay sách đầu tiên thì tôi thấy nhiều bộ đồ
dùng đã không còn đảm bảo cho việc học Toán của các em vì đại đa số các bộ
đồ dùng không đầy đủ: chữ số kí hiệu đã mờ, đặc biệt khi phát các bộ đồ dùng

đó tới các em thì các em không thích thú.
c. Thực trạng và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên
- Người giáo viên đã sử dụng đồ dùng khi dạy học song đôi lúc chưa
thuần thục – chưa nắm chắc được các kí hiệu, tên gọi của từng đồ dùng nên khi
sử dụng giáo viên còn đưa ra những lệnh chưa nhất quán gây sự lúng túng cho
các em.
- Đôi khi chưa phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy học – chưa nắm
hết ý tưởng của nhà nghiên cứu chế tạo đồ dùng dạy học đó.
- Cho đến nay giáo viên Tiểu học nói chung, giáo viên các trường Tiểu
học Thị Trấn nói riêng đã quan tâm đến việc sử dụng thiết bị dạy học nhưng
mới chỉ coi đó là phương tiện minh hoạ. Một số giáo viên chưa nắm được
nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học. Chưa biết tận dụng các vật liệu có sẵn ở
địa phương để tạo ra đồ dùng dạy học đơn giản. Đôi lúc chưa sử dụng hợp lí
các đồ dùng thiết bị, nên hiệu quả thu được từ đồ dùng dạy học còn hạn chế.
- Từ những thực trạng của giáo viên và học sinh mà tôi đã nêu trên. Nên
tôi đã có những biện pháp đề xuất sau.
II.3 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ
NGHIÊNCỨU.
II.3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nhiệm vụ về lí luận
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2.
10


+ Để xây dựng được nội dung và phương pháp đồ dùng dạy học để nâng
cao chất lượng dạy học môn Toán 2. Tôi đã nghiên cứu lí luận học, giáo trình
thuyết số, giải tích tổ hợp và các loại sách tham khảo và sách hướng dẫn
phương pháp dạy học bộ môn để từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ môn học.
- Nhiệm vụ thực tiễn

+ Tìm hiểu nghiên cứu khảo sát thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học
của học sinh, giáo viên Trường Tiểu Học Thị Trấn Tiên Yên.
+ Đề xuất vấn đề sử dụng đồ dùng, đồ dùng dạy học và khảo sát tính khả
thi của vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học đề
xuất (Xin ý kiến chuyên gia).
+ Đề xuất các biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.
II.3.2. Các nội dung cụ thể của đề tài.
II.3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 2.
Lứa tuổi học sinh Tiểu học là một giai đoạn tất yếu của cuộc đời. ở lứa
tuổi này các em có những đặc điểm riêng. Đó là tính cách hồn nhiên ngây thơ,
trong sáng mang nhiều cảm tính và tiềm thức những khả năng phát triển đó
cũng là lứa tuổi trong giai đoạn hình thành nhân cách.
Lứa tuổi học sinh Tiểu học các em rất hiếu động học tập và làm việc
theo ý thích. Các em ham chơi hơn học. Bởi vậy các phương pháp truyền thụ
cho các em phải phù hợp với lứa tuổi các em. Qua nhiều năm nay nền giáo dục
đã nghiên cứu thực nghiệm và áp dụng thực tế sao cho việc giảng dạy phù hợp
với lứa tuổi học sinh. Hiện nay phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung
tâm”. “Học mà chơi – Chơi mà học” làm cho giờ học thêm sinh động. Phát
triển sự hứng thú trong học tập của học sinh. Các em học sinh Tiểu học thường
hiếu động dễ hưng phấn, khó tập trung chú ý lâu, hay hướng tới các hoạt động
cụ thể, dễ thấy, kết quả trực tiếp hoặc nhanh thấy kết quả. Chính vì vậy mà các

11


em thường không chú ý và không lĩnh hội được những kiến thức khó và trừu
tượng.
Trí nhớ có vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của con người.
Đối với hoạt động học tập cũng vậy. Nếu không có trí nhớ thì các em không
thể tiếp thu các kiến thức có mối liên quan với nhau. Bước vào giai đoạn Tiểu

học đặc biệt là các lớp 1,2 đầu cấp. Trí nhớ của các em được được xác dịnh
trên cơ sở mới của quá trình học tập và bắt đầu được điều khiển một cách có ý
thức. Nhưng các em vẫn chưa tránh khỏi tình trạng chóng nhớ nhanh quên. Các
em chưa quen với tổ chức việc ghi nhớ. Chưa biết cách ghi nhớ có điểm tựa
theo những sơ đồ lôgic. Vì vậy người giáo viên cần khơi dậy nhận thức đã biết
một cách hợp lí, sao cho các kiến thức chính là những điểm tựa khơi dậy một
cách dễ dàng những kiến thức trong các em. Học sinh Tiểu học nói chung, học
sinh lớp 2 nói riêng sự phát triển của các em theo hướng hình thành nhân cách.
Định hình và hoàn thiện dần bản thân theo mục tiêu giáo dục ở lứa tuổi trẻ đều
tiềm chức một khả năng phát triển. Khả năng phát triển lớn cùng thời gian và
bắt nhịp hoà đồng phù hợp với thời đại mà các em đang sống. Mỗi giáo viên
phải dựa vào đó mà có những yêu cầu về kiến thức và phương pháp dạy sao
cho không lỗi nhịp với thời đại.
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học là giai đoạn phát triển mới của tư duy nó
thường được gọi là giai đoạn thao tác cụ thể của tư duy. Các thao tác tư duy
này được gọi tắt là cụ thể. Vì trong một chừng mức nhất định, chúng còn dựa
trực tiếp trên các đồ vật, hiện tượng thực tại mà chưa tác động được lên lời nói
và các giả thiết bằng lời.
Trong một chừng mực nào đó hành động trên các đồ vật sự kiện bên
ngoài là chỗ dựa hay điểm xuất phát cho các hành động trong óc. Là một giáo
viên Tiểu học thì tối thiểu cũng phải nắm được những điều cơ bản về đặc điểm
tâm sinh lí lứa tuổi để từ đó áp dụng một cách khoa học vào quá trình dạy học
12


cũng như áp dụng từng phần từng bài cụ thể. ở đề tài này tôi nghiên cứu cách
sử dụng đồ dùng trong giờ dạy và nghiên cứu làm thêm một số đồ dùng còn
thiếu để phục vụ cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả.
II.3.2.2. Nghiên cứu về nhiệm vụ môn học toán lớp 2:.
Bước đầu các em có một số kiến thức cơ bản đơn giản thiết thực về phép

cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. Phép nhân, chia, bảng nhân chia 2,3,4,5.
Tên gọi và các thành phần và kết quả của các phép tính. Mối quan hệ của các
phép tính cộng và trừ, nhân và chia các số đến 1000. Phép cộng trừ các số có 3
chữ số không nhớ. Các phần bằng nhau của đơn vị và các đơn vị đo đại lượng.
Hình thành và vận dụng các kĩ năng về cộng, trừ, nhân, chia. Giải một số
phương trình đơn giản, biết cách tính giá trị của biểu thức đơn giản, biết đong
đo cân và ước lượng tương đối chính xác các đơn vị đo độ dài khối lượng,
dung tích, thời gian. Nhận biết được một số hình biết cách tính độ dài đường
gấp khúc, chu vi tam giac, tứ giác, hình vuông. Các em giải thành thạo các bài
toán đơn giản về cộng trừ nhân chia có kèm đơn vị đo.
Các em tự phát hiện, tự tìm tòi và tự chiếm lĩnh kiến thức mới chăm chỉ
tự tin hứng thú với giờ học, bài học.
II.3.2.3. Nghiên cứu về chương trình.
Chương trình Toán 2 là bộ phận của chương trình Toán Tiểu học.
Chương trình này kế thừa và phát triển thành tựu về dạy học. Toán 2 thực hiện
những đổi mới về cấu trúc nội dụng để tăng cường hình thành và ứng dụng
kiến thức mới quan tâm đúng mức đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Từ
đó giúp học sinh hoạt động học tập tích cực, linh hoạt sáng tạo theo năng lực
của học sinh.
* Thời lượng chương trình dạy học Toán 2.
- Kì 1: 18 tuần = 90 tiết.
- Kì 2: 17 tuần = 85 tiết.
13


- Cả năm học có 175 tiết.
- Một tuần học có 5 tiết.
- Mỗi tiết học 35 phút.
* Kiến thức: Gồm các mạch kiến thức là.
- Số học

- Đại lượng - Số đo đại lượng
- Các yếu tố hình học
- Giải toán.
II.3.2.4.. Nghiên cứu về phương pháp dạy Toán lớp 2
a. Phương pháp dạy học bài mới
*Tự phát hiện tự giải quyết nhiệm vụ của bài học: Việc đưa đồ dùng vào
dạy và học là không thể thiếu, ví dụ: Khi dạy bài 12 trừ đi một số.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các bó que tính và que tính rời,
kết hợp với hình vẽ SGK để tự nêu được cách thực hiện.
* Tự chiếm lĩnh kiến thức mới
Sau khi học sinh tìm ra được kết quả của phép trừ, giáo viên tổ chức cho
học sinh. Tương tự cách tìm kết quả của phép tính trên, bằng đồ dùng dạy học.
Học sinh có thể lập các phép trừ liên tiếp để hoàn chỉnh lấy trừ của 12 trừ đi
một số.
Từ đó giáo viên tập cho học sinh tái hiện các kiến thức đó bằng cách vừa
hấp dẫn vừa khích lệ học sinh thi đua học tập. Các em thường xuyên thực hành
luyện tập kiến thức mới đó để giải quyết các vấn đề trong học tập trong đời
sống.
áp dụng phương pháp dạy học mới giúp học sinh biết phát hiện chiếm
lĩnh kiến thức mới và cách giải các vấn đề gần gũi đời sống.
* Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
Cấu trúc Toán 2 đã góp phần giúp học sinh:
14


+ Thường xuyên phải huy động kiến thức để phát hiện và chiếm lĩnh
kiến thức mới – ví dụ: 9+5 học sinh phải huy động kiến thức đã học 9+1=10;
10+4=14;
+ Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã học.
- Mỗi giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và nhận biết

được những ý định của tác giả Toán 2 thì có thể có nhiểu điều kiện ôn tập củng
cố kiến thức đã học, giúp học sinh huy động chúng để phát hiện, chiếm lĩnh,
vận dụng kiến thức mới tìm ra những nội dung còn tiềm ẩn trong bài học.
b. Phương pháp dạy học và các nội dung thực hành luyện tập
* Nhiệm vụ chủ yếu là củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản của
chương trình. Rèn luyện các năng lực thực hành giúp học sinh hiểu ra rằng học
không để biết mà học còn để rèn luyện và vận dụng.
c. Nghiên cứu soạn bài
Soạn bài thực chất là lập kế hoạch tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động
học tập tích cực nhằm đạt được mục tiêu của một bài học Toán 2.
Mỗi bài học cần có:
+ Mục tiêu, mức độ, kiến thức, kĩ năng cần đạt.
+ Xác định dồ dùng dạy học.
Nêu các đồ dùng dạy của giáo viên - đồ dùng dạy học cần thiết của học
sinh
+ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Xác định rõ tên từng hoạt động
- Cách tiến hành từng hoạt động
- Cách đưa các đồ dùng dạy vào thời điểm nào cho thích hợp và đạt hiệu
quả cao.
- Khi củng cố bài cần sử dụng linh hoạt các trò chơi học tập
II.3.2.5.. Nghiên cứu tìm hiểu bộ đồ dùng dạy và học Toán 2
15


* Ngay từ năm đầu thay sách lớp 2 công ty thiết bị đồ dùng dạy học đã
trang bị đồ dùng dạy học môn Toán 2 sau:
- Học sinh bộ đồ dạy học Toán
- Giáo viên: Bảng gài
Hộp đồ dùng gồm có:

+ Cộng trừ có nhớ qua 10; Trong phạm vi 100 các số gồm có: que tính,
thẻ bó chục que tính: Bộ số ô vuông biểu diễn số trăm, số đơn vị thẻ chữ nhật.
+ Phép nhân chia có các tấm bìa hình vuông mỗi tấm bìa có những số
chấm trên tương ứng với các dạng bài.
+ Dạy các bài đo đại lượng có thước cân, Calít
II.3.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn
II.3.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.
- Trường Tiểu Học Thị Trấn Tiên Yên nằm trên trục đường Phố Lý
Thường Kiệt. Ngay trung tâm Thị Trấn so với các trường trong Huyện. Trường
có bề dầy về thành tích học tập và các hoạt động: Trường có 32 cán bộ giáo
viên với 19 lớp với 563 học sinh ở đều 5 khối.
- Học sinh của trường đa số chăm ngoan có ý thức học tập tốt, phụ
huynh của trường luôn quan tâm tới các em, quan tâm đến mọi hoạt động của
nhà trường.
- Giáo viên của trường nhiệt tình trong công tác, tâm huyết với nghề.
Mẫu mực trong mọi lời nói việc làm. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi
theo. Các cô giáo được phụ huynh, nhân dân tin yêu.
- Trường có nhiều thành tích đóng góp cho nền giáo dục Huyện nhà.
Trường đã được: Sở Giáo Dục – Tỉnh Quảng Ninh – Huyện Tiên Yên tặng
thưởng bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận về thành tích dạy và học.
16


Trường là một trong những trường của tỉnh có khuôn viên sạch, đẹp. Trường
được công nhận là trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 và tiến tới xây dựng
trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2.
III.3.2.3. Các biện pháp cụ thể
*Với giáo viên.
A. – Ngay từ đầu năm nhận lớp: Tôi đã đọc kĩ nội dung chương trình
SGK – SGV môn Toán.

- Từ đó liệt kê ra các mảng kiến thức và đồ dùng phục vụ cho việc dạy
cả mảng kiến thức đó
(1) Phép cộng và trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Cần: Các chữ số rời, bảng gài, các bó trục que tính, các thẻ bó trục que
tính, các que tính rời, các dấu.
(2) Các số đến 1000 phép cộng và trừ trong phạm vi 1000
- Cần: Các hình vuông biểu diễn trăm, đơn vị, các hình chữ nhật biểu
diễn trục đơn vị các số, các dấu.
(3) Phép nhân chia
- Cần: Các tấm bìa có những chấm tròn tương ứng với bài dạy
(4) Đại lượng và đo đại lượng
- Cần: Thước m-cm, ca, cốc lít, cân đĩa, cân sức khoẻ, đồng hồ, tờ lịch,
quyển lịch, tiền với nhiều tờ có mệnh giá khác nhau.
(5) Các yếu tố hình học
- Cần: Thước đo, hình mẫu, các hình minh hoạ.
(6) Giải toán
- Cần: Các bài toán
Các bài mẫu về: Tóm tắt và Bài giải
Các danh mục trên tôi đã Vi tính, PôTô ra giấy A3 gián ngay tủ đồ dùng.

17


Ví dụ: Phần dạy học về các đại lượng (Độ dài, khối lượng, dung tích,
thời gian, chu vi) và các đơn vị đo của nó. Người giáo viên cần tổ chức cho học
sinh được hoạt động thực hành.
Chẳng hạn: Dạy bài đại lượng độ dài học sinh được thực hiện thực sự
dùng đơn vị đo để đo đại lượng qua hoạt động học sinh lĩnh hội kiến thức một
cách tự nhiên.
Để tổ chức dạy học về đại lượng, đo dại lượng. Giáo viên phải chuẩn bị

các dụng cụ chứa, dụng cụ đo, quy trình thực hành để học sinh hoạt động lĩnh
hội. Quy trình này người giáo viên cần tiến hành trước khi cho học sinh thực
hiện để dự đoán trước các khó khăn học sinh có thể gặp phải.
- Khi tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành giáo viên cần quan sát
và có thể hỗ trợ, giúp đỡ, những học sinh gặp khó khăn.
- Trong quá trình tổ chức học sinh hoạt động thực hành, quy trình phải rõ
ràng từng thao tác để học sinh có thể thực hiện một cách tự nhiện. Trường hợp
học sinh thao tác chậm, giáo viên cần kiên trì không nóng vội để giúp đỡ các
em vượt qua những khó khăn, xây dựng lòng tự tin cho các em.
B. - (1) Tôi đã nghiên cứu và làm thêm một số đồ dùng dạy học, cho một số bài
mà ngành giáo dục chưa cung ứng đầy đủ như tranh ảnh, mô hình, bảng phụ…
(2) Tôi nghiên cứu kỹ
- Cách gọi chính xác, nhất quán cho các đồ dùng dạy học - ví dụ: Que
tính, thẻ que tính, thẻ bó trục que tính…
(3) Tôi nghiên cứu kĩ cách sử dụng đồ dùng vào mỗi bài:
- Gắn với nội dung SGK, SGV
- Phù hợp với kế hoạch của bài học
- Đồ dùng tăng hứng thú nhận thức cho các em
- Đảm bảo tính trực quan tạo cho các em khả năng tiếp cận bà học. Từ
đồ dùng dạy học người giáo viên tạo điều kiện mở rộng nội dung kiến thức
18


trong SGK cho học sinh. Từ đồ dùng học tập tạo cho các em tự lực chiếm lĩnh
kiến thức hình thành kĩ năng cơ bản.
- Để đồ dùng khi dạy có hiệu quả tôi nghiên cứu kĩ bài và đồ dùng cho
mỗi bài học đưa ra đúng lúc, vị trí đảm bảo tính khoa học, them mĩ, độ chính
xác cao.
- Cần sử dụng linh hoạt các đồ dùng dạy học, đồ dùng dạy học không chỉ
để phục vụ phần cung cấp các kiến thức mà còn vận dụng hợp lí vào các hoạt

động thực hành.
* Với học sinh:
- Tôi đã kiểm tra toàn bộ đồ dùng phục vụ cho học Toán của các em.
- Họp phụ huynh: Nêu tầm quan trọng của bộ đồ dùng học Toán. Để
khắc phục bộ đồ dùng quá cũ và thiếu nhiều. Thay vào đó giáo viên cùng phụ
huynh trao đổi và đi đến những thống nhất trong bộ đồ dùng học Toán 2 mới
do Công ti thiết bị đồ dùng dạy học sản xuất.
- Xác định đồ dùng học toán của các em đã có vfa đò dùng cần bổ sung.
- Nêu rõ tầm quan trọng của bộ đồ dùng trong học toán, thống nhất phụ
huynh trang bị.
- Hướng dẫn phụ huynh tên gọi, kí hiệu của các đồ dùng.
VD: Thẻ que tính, thẻ bó chục que tính...
- Hướng dẫn HS sắp xếp đồ dùng trọng hộp đồ dùng.
- Hướng dẫn học sinh hiểu lệnh đề kí hiệu.
- Soạn bài trước ba ngày, xác định đồ dùng cho bài học.
- Để đảm bảo thời lượng cho tiết học sau cuối tiết học của ngày hôm
trước tôi hướng dẫn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học của ngày hôm sau.
*/ Kết luận

19


Bằng những biện pháp trên tôi đã khắc phục được những thực trạng của
thầy và trò còn mắc trong chương II. Giờ học đặt hiệu quả, chất lượng sử dụng
đồ dùng dạy học và giờ học được nâng cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trước thực trạng của giáo viên và học sinh. Thực trạng của việc sử dụng
đồ dùng trong công tác dạy và học. Tôi đã đề xuất các biện pháp, cụ thể để
khắc phục các tồn tại qua quá trình giảng dạy kết quả học tập môn Toán của
các em lớp 2A theo từng giai đoạn học tập như sau.

KẾT QUẢ HỌC TẬP
GKI
CKI
GKII
CKII

Điểm 9 -10
21
22
25
28

Điểm 7 -8
9
9
7
4

Điểm 5 -6
2
1

Điểm dưới 5

III. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
- Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi thấy đồ dùng thiết bị dạy
học là yếu tố rất quan trọng trong quá trình học tập ở Tiểu học.
- Đồ dùng dạy học không chỉ thực hiện được chức năng minh hoạ mà còn
là nguồn tri thức để các em khám phá và phát huy tính tích cực trong học tập.

- Việc nghiên cứu bài dạy, nghiên cứu đồ dùng phục vụ cho các hoạt động
trong bài dạy rất cần thiết đối với mỗi giáo viên khi lên lớp.
- Việc nghiên cứu làm các dồ dùng cho các bài học chưa được trang bị đồ
dùng là rất cần thiết. Mỗi giáo viên, mỗi tổ khối nên có ý thức, có kế hoạch làm
các đồ dùng từ các nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền, dễ làm – dễ sử dụng.
- Đồ dùng dạy học cần đưa ra đúng lúc, đúng chỗ đồng thời phải đảm bảo
tính khoa học và tính sư phạm.
20


- Qua quá trình giảng dạy tôi đã thấy được tính ưu việt của đồ dùng, giáo
viên thực sự là người chỉ đạo hướng dẫn. Học sinh là nhân vật chủ thể trong
các hoạt động học tập. Đồ dùng học tập giúp các em quan sát sự vật, hiện
tượng một cách trực quan. Các em nhận thức sâu hơn nội dung bài học. Hình
thành tốt kĩ năng, kĩ xảo cho các em.
- Qua việc nghiên cứu đề tài này tôi càng hiểu rõ hơn về vai trò của đồ
dùng dạy học cho học sinh như thế nào là hợp lí, là việc rất quan trọng trong
quá trình giảng dạy của giáo viên. Nó còn góp phần mở rộng nâng cao tầm hiểu
biết, bồi dưỡng kiến thức về phương pháp giảng dạy cho bản thân tôi. Tôi thấy
mình còn phải học hỏi nhiều hơn nữa để góp phần cho việc giảng dạy phân
môn này được tốt hơn.
- Vì vậy, tôi nghiên cứu vấn đề này cũng là mong được góp một phần bé
nhỏ vào công việc giảng dạy của giáo viên Tiểu học nói riêng thêm phần chất
lượng và của chính bản thân mình sau này.
- Vì phạm vi nghiên cứu của đề tài có giới hạn và khả năng của bản thân
còn hạn chế nên tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp của hội đồng khoa
học các cấp, các đồng nghiệp để đề tài của tốt hoàn thành tốt hơn.
III.2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài và trực tiếp vận dụng đề tài trong công tác giảng
dạy tôi có một số kiến nghị sau.

- Xin được trang bị thêm đồ dùng cho các môn học nói chung và môn
Toán nói riêng. Vì một số đồ dùng thiết bị đã trang bị từ năm đầu thay sách đến
nay đã 5 năm. Nên có phần thất thoát, cũ, mờ, không còn đảm bảo tính thẩm
mĩ.
- Đề nghị mở thêm một số chuyên đề về môn Toán để chúng tôi học hỏi.
- Tạo điều kiện tổ chức cho các giáo viên được đi tham quan học hỏi các
trường điểm trong Tỉnh.
21


Tiên Yên, ngày 15 tháng 5 năm 2008
Người viết

Hoàng Thị Tỉnh

IV. PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO-PHỤ LỤC
VI.1. Danh mục tài liệu tham khảo
22


STT
Tên tác phẩm
1 Cơ sở lí luận dạy học
2

Phương pháp luận

3

nghiên cứu khoa học

Phương pháp luận

Tên tác giả
BPExipốp

Nhà xuất bản
Nhà xuất bản Hà Nội

Vũ Cao Đàm

1972
Nhà xuất bản Hà Nội

Pham Viết Vương

1996
Nhà xuất bản Hà Nội

nghiên cứu khoa học
4

giáo dục
Tâm lý dạy học

1995
Hồ Ngọc Đại

Nhà xuất bản Hà Nội

5


Sách giáo khoa môn

Đỗ Đình Hoan

1983
Nhà xuất bản Giáo dục

6

Toán lớp 1-2
Sách hướng dẫn

Đỗ Đình Hoan

Nhà xuất bản Giáo dục

7

Toán 1-2
Tài liệu bồi dưỡng

Nhà xuất bản Giáo dục

thường xuyên cho
giáo viên Tiểu học
8

chu kì III tập I – tập II.
150 câu hỏi - đáp án


Phạm Đình Thục

Thế giới trong ta

về Toán 2

PHỤ LỤC: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 1
Ngày soạn: 05/09/2007
Ngày giảng: 07/09/2007
MÔN TOÁN
Bài: 9 cộng với một số
23


9+5
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh biết thực hiện phép cộng 9+5. Vận dụng kĩ thuật 9+5 để lập bảng 9
cộng với một số.
2. Kĩ năng
- Học thuộc lòng 9 cộng với một số. Thực hiện tính giá trị của biểu thức có 2
dấu phép tính.
3. Thái độ
- Giáo dục các em phát huy tính tích cực trong giờ học
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của học sinh
- 20 que tính.
2. Chuẩn bị của giáo viên
- 20 que tính và bảng gài que tính.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ

Hoạt động học
- Học sinh làm trên bảng con

9+ ……= 10

- Giơ bảng.

1+……= 10
10 = 9 +….
10 = 1 + …
- Gv chữa bài, nhận xét

- HS đọc lại toàn bộ bài trên bảng

Ghi điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích yêu cầu của giờ dạy
2. Các hoạt động
24


2.1 Hình thành kĩ thuật 9 cộng với

- HS theo dõi


một số qua phép cộng 9 + 5

- Nhắc lại đề toán

- Gv nêu đề toán: có 9 que tính thêm

- HS thao tác trên vật thật tại chỗ

5 que tính.Hỏi có tất cả bao nhiêu que - HS lấy 9 que tính đặt trên bàn
tính.
- GV yêu cầu
GV lấy 9 que tính gài trên bảng gài
- HS lấy 5 que tính đặt dưới 9 que
tính
- GV lấy 5 que tính gài dưới 9 que
tính hỏi? 9 que tính thên 5 que tính
nữa. Gộp lại được bao nhiêu que tính. - Hs có thể đếm rồi nêu kết quả = 14
- Hoặc. 9 que tính thên 1 que tính là
10 que tính. 10 que tính thêm 4 que
tính là 14 que tính
- Hoặc 5 que tính thêm 5 que tính là
10 que tính. 10 que tính thêm 4 que
tính là 14 que tính.
- GV ghi nhận tất cả các cách thực
hiện của các em để có kết quả phép
tính là 14.
- Để chuẩn bị cơ sở cho việc thực

9+5=?


hiện phép cộng có nhớ qua 10 GV

9
5
14
+

hướng dẫn như sau:
Bước 1: GV nêu lại bài toán cùng với
các em thao tácgồm 9 que tính trên
25

9 + 5 = 14
5 + 9 =14


×