Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

khái niệm đất hữu cơ trong nông nghiệp và đất than bùn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 27 trang )

Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Bài Thuyết
Trình

Khoa Học Đất Cơ
Bản
Đề Tài : ĐẤT HỮU CƠ

GVHD : TS. Trần Văn
Thịnh


Thành viên Nhóm 5 :
• Nguyễn Viết Nam

15145046

• Đồng Gi Năng 15113224

DH15BV

DH15NHA

• Trần Phước Nguyên 15145048

DH15BV

• Nguyễn Trọng Nhân 15145049

DH15BV


• Ngô Tấn Phát 15145051

DH15BV

• Đặng Quốc Phong 14130280

DH14BV

• Trần Thị Minh Tuệ 15145088

DH15BV

• Võ Xuân Tùng 15145089

DH15BV

• Lê Văn Tuyển

DH15BV

15145090


Nội Dung Thuyết
Trình
I. Khái niệm
II. Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất
III. Đất than bùn



I. Khái niệm chung về chất hữu cơ trong đất
Toàn bộ các hợp chất hữu cơ có trong đất được gọi là chất hữu cơ của
đất. Có thể chia chất hữu cơ của đất làm 2 phần: những tàn tích hữu
cơ chưa bị phân giải (rễ, thân, lá cây, xác động vật). Phần hữu cơ sau
có thể chia thành 2 nhóm: nhóm những hợp chất hữu cơ ngoài mùn
và nhóm các hợp chất mùn.
Nhóm hữu cơ ngoài mùn gồm những hợp chất có cấu tạo đơn giản
hơn như: protit, gluxit, lipit, lignin, tanin,… Nhóm này chỉ chiếm
10% - 15% chất hữu cơ phân giải nhưng có vai trò rất quan trọng với
đất và cây trồng.


Nhóm các hợp chất mùn bao gồm các hợp chất hữu
cơ cao phân tử, có cấu tạo phức tạp, nhóm này
chiếm 85% - 90% chất hữu cơ được phân giải.

Vai trò của chất hữu cơ lớn đến mức vấn đề
chất hữu cơ của đất luôn luôn chiếm một trong
những vị trí trung tâm của thổ nhưỡng học và
đã dành được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước.


ÐẤT HỮU CƠ


Đất hữu cơ


II. Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất

Trong đất tự nhiên
nguồn hữu cơ cung cấp duy nhất cho đất là tàn tích
sinh vật bao gồm xác thực vật, động vật và vi sinh vật. Ðối với đất trồng
trọt ngoài tàn tích sinh vật còn có một nguồn hữu cơ bổ sung thường xuyên
đó là phân hữu cơ.

1. Tàn tích sinh vật
+ Thực vật có nhiều loại, số lượng và chất lượng chất hữu cơ chúng đưa
vào đất cũng khác nhau. Cây gỗ sống lâu năm cung cấp chủ yếu là cành, lá
khô và quả rụng tạo thành trên mặt đất một tầng thảm mục ở đất rừng, sau
đó mới bị phân giải bởi vi sinh vật đất.
+ Ngoài thực vật còn có xác động vật và vi sinh vật, lượng của chúng
không nhiều, thường không vượt quá 100 - 200 kg/ha/năm trong đa số các
loại đất, song chất lượng lại rất tốt đối với dinh dưỡng cây trồng.


2. Phân hữu cơ
Ðối với đất trồng trọt, nhất là những nơi có mức độ thâm canh cao
thì phân hữu cơ là một nguồn lớn bổ sung chất hữu cơ cho đất. Trong
các thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, ở nhiều vùng đất, người dân thu
hoạch cả hạt lẫn cây, vì vậy phân hữu cơ gần như nguồn chính để tăng
lượng mùn trong đất. Hiện nay có nhiều loại phân hữu cơ: phân chuồng,
phân bắc, phân rác, phân xanh, bùn ao... Số lượng và chất lượng của
chúng tuỳ theo trình độ kỹ thuât canh tác, thâm canh cây trồng ở mỗi
nơi.



III. Đất than bùn
1. Giới thiệu

Đất than bùn là một trong số những vùng đất ngập nước
quan trọng nhất trên Trái đất bởi các giá trị về bảo tồn
đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu,…
Hiện nay, những khu vực đất than bùn, đặc biệt là các
khu rừng than bùn nhiệt đới đang bị đe dọa nghiêm
trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh kế hàng
triệu người như: việc cung cấp nước và thực phẩm…


2. Định nghĩa và phân loại
a) Định nghĩa
• Đất than bùn là một khu vực với lớp xác hữu cơ tích lũy tự nhiên (còn
gọi là than bùn) ở bề mặt đất qua hàng ngàn năm. Những vùng đất
than bùn còn được xem là các hệ sinh thái đất ngập nước, được hình
thành từ nguyên liệu là thực vật chết và thối rữa trong điều kiện bão
hòa nước cao.


Đất thanbùnđược

tạo

thành bởisự kết nối chặt

chẽ giữa 3 hợp phần:
 Nước (bão hòa cao)
 Than bùn (chất hữu cơ)
 Thực vật riêng.
Nếu 1 trong 3 hợp phần này bị mất đi thì về cơ bản,
bản chất của đất than bùn sẽ bị mất đi.



a) Định nghĩa

)Đất than bùn được phân chia thành các dạng khác nhau
dựa vào 3 yếu tố chính là khu vực địa lý, địa hình và loại
thảm thực vật. Trên cơ sở đó, hình thành nên rất nhiều cách
phân loại đất than bùn.
)Có 2 cách phân loại thường sử dụng được đưa ra bởi Tổ
chức Đất ngập nước Quốc tế (Wetlands International) và Ủy
ban điều phối hành động toàn cầu trên các vùng đất than bùn
(CC-GAP).


3. Quá trình hình thanh đất than bùn
 Quá trình hình thành của vùng đất than bùn nhiệt đới
Giai đoạn 1: Nước được giữ lại trong các
vung đất trũng từ các con sông gần đó hoặc
từ nước mưa.
Giai đoạn 2: Sự phát triển của các thảm thực
vật đầm lầy.
• Chất hữu cơ từ lá và các phần rơi rụng của
cây tích lũy.
• Quá trinh phân hủy diễn ra từ từ. Sau do
điều kiện thiếu O2 và thông khí kém → vi
sinh vật phân hủy cũng hoạt động chậm lại.
• Màu sắc của nước chuyển sang nâu đen,
pH tại đó là từ 2,5 – 4,5.
Giai đoạn 3: Sự phát triển của rừng đầm lầy
nước ngọt. Lớp than bùn được hình thanh sau

rất nhiều năm (ước tính lượng than bùn tích tụ
khoảng 2,5 – 4,5 mm/năm).


4. Đặc điểm và tính chất
 Tầng than bùn dày từ 0.6 - 2m hoặc sâu hơn.
 Hàm lượng Carbon khá cao, >20%.
 Đất có dung trọng thấp, từ 0,1- 0,2 g/cm3.
 Hầu hết các loại đất than bùn có tính axit, pH từ 3 – 4.5 và ít hơn
5% khoáng sét.
 Xác bã hữu cơ luôn trong tình trạng ngập nước
 Phần lớn đất khoáng bên tầng dưới chứa vật liệu sinh phèn.
 Nguồn dưỡng chất trong đất than bùn rất thấp: các nguyên tố vi
lượng, hàm lượng N và P tổng cao nhưng dạng dễ hữu dụng rất
thấp.


Phẫu diện đất than bùn, phèn tiềm tàng


5. Hiện trạng và phân bố
Tại Việt Nam diện tích đất than bùn chiếm 36.000 ha và phân bố
rải rác nhiều nơi trên cả nước, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu
Long, trong rừng U Minh, thuộc các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang
với diện tích khoảng 24.000 ha, trong đó một diện tích lớn được
chọn là các khu bảo tồn ở vườn quốc gia U Minh Thượng và U
Minh Hạ.


 Diện tích đất than bùn đang giảm sút đáng kể, nguyên nhân là do

cháy rừng và nạn khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên,
ngoài ra việc thoát thủy phục vụ cho nông lâm nghiệp cũng làm
ảnh hưởng đến diện tích đất than bùn.

Cháy rừng ở U Minh Hạ (Cà Mau)


Vườn Quốc gia U Minh Thượng
• Diện tích vùng lõi 8.053 ha, phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt 7.838 ha,
3.500 ha rừng tràm nguyên sinh.
• Với hệ sinh thái rừng úng phèn, rừng tràm hỗn giao và rừng tràm
trên đất than bùn đang ở giai đoạn cực đỉnh nguyên sinh.
• Có 250 loài thực vật, 24 loài thú, 4 loài dơi, 185 loài chim và nhiều
loài bò sát. Có 10 loài được ghi trong sách đỏ và 12 loài chim đang
bị đe dọa tuyệt chủng.
• Rừng tràm nguyên sinh có hệ thống bì thực vật và dây leo chằng
chịt, lau sậy dầy đặc, có lớp than bùn dày 1,2-2,5m.


6. Lợi ích và trở ngại
Lợi ích về kinh tế
- Sử
dụng trong Nông Nghiệp
như phân bón hữu cơ.
- Sử
dụng trong Công Nghiệp
như nhiên liệu cháy.
- Sử dụng vào mục đích năng
lượng.

- Nguồn tài nguyên gỗ từ các
vùng đất than bùn.
- Nguồn Lâm sản phi gỗ - Thuỷ
sản.


Lợi ích về Môi Trường-Xã Hội:
- Lọc nước trong tự nhiên.
- Điều hòa khí hậu.
- Tích trữ cacbon.
- Chức năng thủy văn.
- Sinh cảnh sống cho động – thực vật
- Khu bảo tồn và nghiên cứu khoa
học cho Việt Nam và Thế Giới.
- Trong than bùn còn có axit humic,
đây là chất có tác dụng kích thích
tăng trưởng của cây trồng.


Các trở ngại:
 Trong than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải, nếu chưa khử
mà đã đem bón cho cây trồng thì không những không có tác dụng mà
còn làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.
 Đất có khả năng bị sụt lún do thành phần chủ yếu là xác bã hữu cơ
dưới dạng bán phân huỷ.
 Đất có khả năng bị phèn hoá khi mực thuỷ cấp hạ xuống khỏi
tầng đất có chứa vật liệu sinh phèn.
 Vấn đề phát thải khí nhà kính.
 Dễ phát sinh cháy ở điều kiện thích hợp.



7. Quản lý sử dụng và biện pháp cải tạo
Biện pháp cải tạo đất than bùn:
- Tăng cường quản lý đất than bùn bề vững có sự tham gia
của cộng đồng.
- Nâng cao nhận thức và năng lực cho các cán bộ quản lý tại
các cơ quan trung ương, địa phương và cộng đồng.
- Ngăn ngừa suy thoái và ngăn chặn cháy đất than bùn.
- Tạo thêm các hồ chứa lớn để chủ động chống cháy rừng vào
mùa khô.
- Bảo vệ và hồi phục các vùng sinh thái đất than bùn.


Kết Luận
- Diện tích đất than bùn ở Việt nam và trên thế giới đang ngày càng
thu hẹp do các hoạt động sử dụng đất để canh tác, khai thác than
bùn hay cháy rừng.
- Diện tích rừng bị mất cũng là mối đe dọa lớn đến sự đa dạng sinh
học tại các vùng đất than bùn Đông Nam Á. Ngày càng có nhiều
loài được đưa vào sách đỏ của IUCN.
- Bên cạnh đó, vấn đề phát thải khí nhà kính cũng đang trở nên ngày
càng nghiêm trọng hơn. Các khí nhà kính (CO2, NH4, N2O…) đang
được phát thải từ những khu rừng đầm lầy than bùn chiếm một
lượng rất lớn trong phát thải khí nhà kính, chỉ đứng sau hoạt động
năng lượng.


×