Tải bản đầy đủ (.pptx) (38 trang)

Dân tộc thiểu số KOR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC

Học phần : DÂN TỘC THIỂU SỐ
Đề tài :Nhóm dân tộc thiểu số kor trên
địa bàn tỉnh quãng ngãi.
GVHD: lê thị lâm


I.Kiến thức địa phương của dân tộc Kor:

1.Dân số và địa bàn cư trú.
- Dân tộc có số dân đông thứ ba trong tỉnh Quảng
Ngãi và là dân tộc có số dân đông thứ hai trong các
dân tộc thiểu số, sau dân tộc Hre. Theo điều tra dân
số năm 2009 là 33.817 người. Năm 2005, dân tộc
Cor trong tỉnh Quảng Ngãi có hơn 24.550 người.



I.Kiến thức địa phương của dân tộc Kor:

1.Dân số và địa bàn cư trú.
- Địa bàn cư trú : huyện Trà Bồng, Tây Trà của tỉnh
Quảng Ngãi và một ít ở huyện Trà My tỉnh
Quảng Nam.
- Người Kor có ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Môn Khơme và thuộc nhóm ngôn ngữ Bahnaric phía
bắc.


I.Kiến thức địa phương của dân tộc Kor:



2.Đặc điểm kinh tế.
- Người Kor làm rẫy là chính, trồng lúa, ngô, sắn và
nhiều loại cây khác. Đặc biệt, cây quế, quế ở vùng
người Kor có chất lượng và năng suất cao được các
địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới
biết tiếng. Bên cạnh đó trầu không của người Kor
cũng là một thứ nổi tiếng. Người Kor còn chăn nuôi
trâu, lợn, gà trước hết để cúng tế; chó hầu như nhà
nhà đều có. Nghề đang lát phát triển. Việc hát lượm
và săn bắt mang ý nghĩa quan trọng.



I.Kiến thức địa phương của dân tộc Kor:

3.Tổ chức cộng đồng.
- Từng làng của người Kor có tên gọi riêng theo tên
người trưởng làng hoặc tên sông, suối, tên đất, tên
rừng. Trong xã hội Kor, các bô lão luôn được nể
trọng. Từ mấy chục năm nay một số người Kor lại
lấy họ Hồ, họ Phạm, họ Huỳnh.(của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Thủ tướng Phạm văn Đồng, cụ Huỳnh
Thúc Kháng của Việt nam, thời sau 1945).


I.Kiến thức địa phương của dân tộc Kor:

3.Tổ chức cộng đồng.
- Người trong làng, phần đông là họ hàng, dâu rể gần xa, quan hệ

chằng chéo với nhau, số người thuần túy cộng cư, không có liên
hệ huyết thống hay hôn nhân với gia đình khác chỉ là số người rất
ít ỏi.
- Hình thái gia đình nhỏ của người Kor phát triển phổ biến, bên
cạnh đó còn một ít tàn dư gia đình lớn. Tộc trưởng là người đóng
vai trò quan trọng trong việc điều hành đời sống gia đình, giao
tiếp với khách, cùng đại diện của các gia đình khác họp bàn, giải
quyết những công việc chung dưới sự chủ trì của chủ làng.


I.Kiến thức địa phương của dân tộc Kor:

4.Văn hóa.
- Người Kor thích múa hát, thích chơi chiêng, cồng,
trống. Các điệu dân ca phổ biến của người Kor là
Xru, Klu và Agiới.



I.Kiến thức địa phương của dân tộc Kor:

- Nghệ thuật điêu khắc truyền thống của dân tộc
Kor rất đặc sắc: Cây nêu, gur, lavang. Nghệ thuật
cồng chiêng, đàn Bro, đàn Katak, đàn môi, sáo
talía, kèn amáp và các làn điệu dân ca như: Xà ru,
Agiới, Cà lu, Alát, Xaru - xalía, hát đối đáp


I.Kiến thức địa phương của dân tộc Kor:


5.Nhà cửa.
-Tùy theo số dân mà làng có một hay vài một nhà ở, dài ngắn,
rộng hẹp khác nhau. Thường nóc cũng là làng vì rất phổ biến
hiện tượng làng chỉ có một nóc nhà. Nay vẫn thấy có nóc dài
tới gần 100m. Người Kor ở nhà sàn. Dưới gầm sàn xếp củi,
nhốt lợn, gà. Không ít người ưu kiểu nhà "xuyên trĩnh" ở
đồng bằng miền Trung, mở rộng theo chiều ngang..


Như vậy là người Kor đã đặt song song mặt hành mặt bằng
sinh hoạt của hai dãy nhà, phần gưl của chúng ghép liền với
nhau, tạo thành khoảng rộng dài ở giữa gồm gưl và truôk
càn hai dãy tum ở đôi bên


I.Kiến thức địa phương của dân tộc Kor:
6. Phong tục tập quán.
- Ăn: Bữa ăn thông thường là cơm gạo tẻ, muối ớt, các loại rau rừng và thịt cá
kiếm được. Đồng bào có tục ăn trầu, hút thuốc.
- Ở: Nhà truyền thống của đồng bào là nhà sàn dài, cửa ra vào ở hai đầu hồi.
- Phương tiện vận chuyển: Người Kor có các loại gùi tự đan dùng để vận chuyển
rất tiện lợi, thích hợp với điều kiện đất dốc, rừng núi và suối. Mọi thứ đều bỏ
trong gùi và gùi được cõng trên lưng, có 2 quai quàng qua đôi vai.


I.Kiến thức địa phương của dân tộc Kor:

6. Phong tục tập quán.
- Hôn nhân: Hình thức hôn nhân cư trú đằng chồng là phổ biến. Ðám
cưới đơn giản, gọn nhẹ.

- Tang ma: Quan tài gỗ, đẽo theo kiểu độc mộc. Người chết được "chia
của" và chôn trong bãi mộ của làng, đặt không xa chỗ ở. Tang gia cho
người mới chết
- Lễ hội: Người Cor có nhiều lễ, lớn nhất là lễ có đâm trâu tế thần - đây
cũng là ngày hội lớn trong làng.


I.Kiến thức địa phương của dân tộc Kor:

7. Tín ngưỡng.
- Những đỉnh núi cao được người Kor gọi là núi Ông núi
Bà. Họ cho rằng có "thần linh" trú ngụ ở đó. Hệ thống
"ma" và "thần" rất đông: ma người chết bình thường, ma
người chết bất bình thường, ma quế, ma cây đa, ma nước,
thần bếp lửa..


II.Phân tích kỹ thuật bản địa dân tộc kor

1. Kĩ thuật sản xuất:
- Kĩ thuật canh tác đất rẫy là nguồn sống chủ yếu, lúa chính
là nguồn lương thực chính chiếm 57% kỹ thuật sản xuất
- Canh tác theo hình thức phát rừng, đốt, chọc lỗ tra hạt
giống chiếm 35% kỹ thuật sản xuất
- Kĩ thuật xen canh, đa canh trên từng đám rẫy và luân canh
giữa các đám rẫy chiếm 8% kỹ thuật sản xuất


II.Phân tích kỹ thuật bản địa dân tộc kor


1. Kĩ thuật sản xuất:
- Đặc trưng sinh hoạt kinh tế của người Kor là lấy kĩ thuật
nương rẫy làm nguồn thu nhập chính.
=> Với phương pháp đa canh, xen canh, rẫy cho nhiều
loại sản phẩm đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu thiết
yếu hằng ngày của người dân, tư lương thực cho đến
rau xanh, trái cây, thuốc hút, thuốc phiện…


II.Phân tích kỹ thuật bản địa dân tộc kor

2.Trồng trọt:

- Dân tộc Kor nổi tiếng với trầm và quế chiếm 56% thu
nhập bình quân của mỗi gia đình . Đây là một nguồn hàng
quen thuộc và chủ yếu được thương khách chú ý và ưa
chuộng bởi số lượng nguồn hàng nhiều và rất ngon. Đây là
một sản phẩm góp phần tăng quan hệ giao lưu giữa đồng
bằng với vùng núi.


II.Phân tích kỹ thuật bản địa dân tộc kor
2.Trồng trọt:
- Quế: Nhiều và quý. Nhờ bán quế mà các gia đình có điều kiện hơn để mua
sắm được các vật phầm cần thiết và có giá trị trong nhà. Người dân ở đây
trồng quế bằng phương pháp ươm hạt. Quế là một sản phẩm có vai trò quan
trọng bởi giá trị đắt đỏ, thượng hạng và vượt trội của nó. Trong điều kiện rẫy
không cung cấp đủ và ổn định được lúa và hoa màu thì quế được xem là một
loại quả mang lại nguồn thu nhập cho người dân ở đây.
- Ngoài ra, thì các sản phẩm hái lượm, săn bắt có ý nghĩa không nhỏ trong

đời sống của người dân nơi đây.


III.Kiến thức truyển thống dân tộc kor
1. Những vốn kinh nghiệm trong trồng trọt:
- Nhờ quế mà đồng bào có nhiều vật dụng cho sự sinh tồn của mình.
Cây quế góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Kor.
=> Kinh nghiệm về trồng quế được truyền qua nhiều thế hệ: Áp dụng
biện pháp ươm hạt lấy cây con, đem tỉa lên rẫy, đến tháng 6,7 hàng năm
là đến mùa thu hoạt lột vỏ quế. Quế lột vỏ xong tất cả để ngoài rừng cho
khô, không được đưa quế về nhà.
- Làm nương rẫy: Cây lúa trồng trên nương theo phương pháp cổ
truyền, phát cành chặt cây, đốn trỉa.


III.Kiến thức truyển thống dân tộc kor
2.Tinh thần tương thân tương ái:
- Cộng đồng người Kor có sự gắn kết bền chặt, nam nữ bình đẳng, tự
do chọn người mình yêu.
- Nếu 1 gia đình không ăn nên làm ra, túng bẩn thì cả làng giúp đỡ
cho cái ăn cái mặc, cho cơm giống để trồng.
- Cuộc sống hòa thuận, vui vẻ, bình yên đã trở thành phẩm chất tốt
đẹp.


III.Kiến thức truyển thống dân tộc kor
3.Trang phục truyền thống của đồng bào ( Y phục, trang sức,
cồng chiêng,...):
- Theo sắc phục truyền thống, nam giới thường ở trần, đóng khố, nữ
quấn váy, mặc áo cộc tay, yếm. Trời lạnh mỗi người khoác tấm vải

dài, rộng. Người Kor thích đeo vòng cổ, vòng tay, hoa tai bằng đồng
hoặc bạc, nhưng thích nhất là bằng hạt cườm. Phụ nữ quấn nhiều
vòng cườm các màu quanh eo lưng.



III.Kiến thức truyển thống dân tộc kor
3.Trang phục truyền thống của đồng bào ( Y phục, trang sức,
cồng chiêng,...):
- Trang phục truyền thống của người Kor còn hàm chứa giá trị sáng
tạo, giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ và cả giá trị nhân văn của cộng
đồng. Trang phục truyền thống của họ còn ẩn chứa tâm lý, tình cảm
của tộc người và mối quan hệ của tộc người với môi trường thiên
nhiên xung quanh được đúc kết từ đời sống hằng này và từ lao động
sản xuất..


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×