BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN BÁ LỘC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNGĐẤT LÚA HUYỆN GIAO THỦY,
TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN BÁ LỘC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT LÚA HUYỆN GIAO THỦY,
TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số
: 60.85.01.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN TOÀN
HÀ NỘI - NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Bá Lộc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình của
các thầy cô giáo trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, từ các đơn vị và cá nhân
cả trong và ngoài ngành nông nghiệp. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới
những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ
nhiệt tình của thầy giáo - TS. Nguyễn Văn Toàn là người trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy,
cô trong Khoa Quản lý đất đai, các thầy cô trong Khoa Sau đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Uỷ ban nhân dân huyện
Giao Thủy, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn, chi cục Thống kê và Uỷ ban nhân dân các xã đã tạo điều kiện về thời
gian và cung cấp số liệu cho đề tài này.
Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, các anh, các chị
đồng nghiệp, tập thể lớp cao học quản lý đất đai D - K22 và bè bạn trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Bá Lộc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................... ii
Lời cảmơn .......................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Danh mục bảng ................................................................................................. vii
Danh mục hình ................................................................................................... ix
Danh mục từ viết tắt ............................................................................................ x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu ........................................................................................ 2
2.1. Mục đích ...................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ........................................................................................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 3
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất lúa ..................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến sử dụng đất lúa ............................. 3
1.1.2. Sử dụng đất lúa hiệu quả .................................................................... 3
1.1.3. Những quan điểm, mục tiêu, chủ trương của Đảng, chính phủ và
pháp luật của nhà nước liên quan đến quản lý sử dụng đất lúa............. 5
1.2. Những nghiên cứu về tình hình sử dụng đất lúa ở trong, ngoài nước và
những tác động của quá trình phát triển kinh tế-xã hội đến đất lúa................ 8
1.2.1. Nghiên cứu về sử dụng đất lúa ở nước ngoài...................................... 8
1.2.2. Nghiên cứu về tình hình sử dụng đất lúa ở trong nước và những tác
động của quá trình phát triển kinh tế, xã hội đến đất sản xuất lúa ........... 12
1.3. Nghiên cứu tác động của BĐKH đến sản xuất lúa ....................................... 16
1.3.1. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa của thế giới và Việt Nam....... 16
1.3.2. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa của huyện Giao Thủy ............ 19
1.4. Nghiên cứu về định hướng sử dụng đất lúa ở trong và ngoài nước .............. 23
1.4.1. Nghiên cứu về định hướng sử dụng đất lúa ở nước ngoài ................. 23
1.4.2. Dự báo tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam đến năm 2020
và 2030 ............................................................................................. 27
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
1.5. Những nghiên cứu về các giải pháp, chính sách sử dụng hiệu quả đất lúa ........ 29
1.5.1. Chính sách khuyến khích các địa phương giữ đất lúa ........................ 29
1.5.2. Chính sách đầu tư ............................................................................ 29
1.5.3. Chính sách hỗ trợ chi từ nguồn ngân sách Nhà nước. ....................... 29
1.5.4. Chính sách phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ: ................... 29
1.5.5. Chính sách hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa............. 30
1.5.6. Chính sách tiêu thụ thóc, gạo: ........................................................... 31
1.6. Những nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất lúa trên địa bàn tỉnh
Nam Định ................................................................................................... 31
1.7. Một số nhận xét về nghiên cứu tổng quan ................................................... 32
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 33
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................... 33
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 33
2 .1.2.Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 33
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 33
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội liên quan đến sử dụng đất lúa
ở huyện Giao Thủy ........................................................................... 33
2.2.2. Thực trạng sử dụng đất trồng lúa tại huyện Giao Thủy ...................... 34
2.2.3. Đề xuất định hướng sử dụng đất lúa đến năm 2020 .......................... 34
2.2.4. Đề xuất các giải pháp thực hiện ......................................................... 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 35
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................ 35
2.3.2. Phương pháp chọn điểm để điều tra................................................... 35
2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất........... 36
2.3.4. Phương pháp xây dựng bản đồ .......................................................... 38
2.3.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu ................................. 38
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 39
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất
lúa huyện Giao Thủy .................................................................................. 39
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên: ............................................................................ 39
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội:................................................................... 43
3.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội về những thuận
lợi ..................................................................................................... 49
3.2. Thực trạng sử dụng đất trồng lúa tại huyện Giao Thủy ............................... 50
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa năm 2014 ....................................... 50
3.2.2. Tình hình sản xuất lúa giai đoạn 2000-2014 ...................................... 52
3.2.3. Biến động diện tích đất lúa giai đoạn 2000-2014 và nguyên nhân
biến động .......................................................................................... 55
3.2.4. Các loại hình sử dụng đất lúa và hiệu quả sản xuất lúa ..................... 56
3.3. Đánh giá tổng hợp về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các
LUT và kiểu sử dụng đất để lựa chọn đề xuất phát triển ........................... 70
3.4. Đề xuất định hướng sử dụng đất lúa đến năm 2020 huyện Giao Thủy ......... 73
3.4.1. Quan điểm bố trí sử dụng đất lúa. ...................................................... 73
3.4.2. Căn cứ để bố trí sử dụng đất lúa gắn với loại sử dụng đất và kiểu
sử dụng đất lúa .................................................................................. 74
3.4.3. Định hướng đề xuất sử dụng đất theo loại sử dụng đất lúa đến
năm 2020 .......................................................................................... 75
3.5. Đề xuất các giải pháp thực hiện .................................................................. 79
3.5.1. Nhóm giải pháp chính sác quản lý và sử dụng đất lúa ....................... 79
3.5.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật, khoa học ................................................... 84
3.5.3 Giải pháp đầu tư, tài chính ................................................................ 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 87
Kết luận ............................................................................................................. 87
Kiến nghị........................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 89
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
Số bảng
Tên bảng
Trang
1.1.
Diện tích gieo trồng lúa cả nước và các vùng giai đoạn 2000 – 2014 ..... 13
1.2.
Năng suất lúa cả nước và các vùng giai đoạn 2000 - 2014 ..................... 14
1.3.
Hiện trạng sản lượng lúa toàn quốc giai đoạn 2000 - 2014 ..................... 15
1.4.
DT, NS, SL lúa cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ............... 28
2.1.
Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất
trên địa bàn huyện Giao Thuỷ ................................................................ 36
2.2.
Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất và
kiểu sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Giao Thuỷ....................... 37
2.3.
phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất
và kiểu sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Giao Thuỷ .................. 38
3.1.
Hiện trạng diện tích đất trồng lúa năm 2014 huyện Giao Thủy............... 51
3.2.
Thống kê về diện tích đất lúa theo các tiểu vùng giai đoạn 2000-2014 ....... 51
3.3.
Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Giao Thủy giai
đoạn 2000-2014 ..................................................................................... 52
3.4.
Biến động sử dụng đất lúa toàn huyện giai đoạn 2000-2014.................. 56
3.5.
Hiện trạng sử dụng đất lúa huyện Giao Thủy gắn với kiểu sử dụng
đất lúa tại 2 tiểu vùng............................................................................. 58
3.6.
Hiệu quả kinh tế của các LUT và kiểu sử dụng đất lúa tại tiểu vùng
1 huyện Giao Thuỷ ............................................................................... 60
3.7.
Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp của các LUT và kiểu sử
dụng đất lúa tại tiểu vùng 1 huyện Giao Thuỷ ....................................... 61
3.8.
Hiệu quả kinh tế của các LUT và kiểu sử dụng đất lúa tại tiểu vùng 2
huyện Giao Thuỷ ................................................................................... 62
3.9.
Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp của các LUT và kiểu sử
dụng đất lúa tại tiểu vùng 2 huyện Giao Thuỷ ....................................... 63
3.10.
Tổng hợp chỉ tiêu hiệu quả xã hội các LUT và kiểu sử dụng đất lúa
tại tiểu vùng 1 ....................................................................................... 64
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
3.11.
Phân cấp đánh giá hiệu xã hội tổng hợp của các LUT và kiểu sử
dụng đất tại tiểu vùng 1 .......................................................................... 65
3.12.
Tổng hợp chỉ tiêu hiệu quả xã hội các LUT tại tiểu vùng 2 ................... 66
3.13. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội tổng hợp của các LUT và kiểu sử
dụng đất lúa tại tiểu vùng 2 .................................................................... 67
3.14.
So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và
hợp lý .................................................................................................... 68
3.15.
Đánh giá tổng hợp hiệu môi trường của các LUT và kiểu sử dụng đất
tại tiểu vùng 1 ........................................................................................ 69
3.16.
Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường tổng hợp của các LUT và
kiểu sử dụng đất lúa tại tiểu vùng 2 huyện Giao Thuỷ ........................... 70
3.17.
Hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường của các LUT và
kiểu sử dụng đất trên địa bàn tiểu vùng 1 huyện Giao Thuỷ .................. 71
3.18.
Hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường của các LUT và
kiểu sử dụng đất trên địa bàn tiểu vùng 2 huyện Giao Thuỷ .................. 72
3.19.
Các LUT và kiểu sử dụng đất được lựa chọn để đề xuất phát triển............... 72
3.20.
Quy hoạch đất lúa huyện Giao Thủy đến năm 2020 ............................... 74
3.21.
Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất lúa huyện Giao Thủy đến
năm 2020 gắn với 2 tiểu vùng ................................................................ 75
3.22.
Đề xuất kiểu sửng dụng đất lúa huyện Giao Thủy đến năm 2020 gắn
với 2 tiểu vùng ....................................................................................... 77
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
DANH MỤCHÌNH
Số hình
Tên hình
Trang
1.1. Diện tích gieo trồng lúa cả nước và các vùng giai đoạn 2000-2014 ........... 13
1.2. Năng suất lúa cả nước và các vùng giai đoạn 2000 - 2014 ......................... 14
1.3. Sản lượng lúa cả nước và các vùng giai đoạn 2000 - 2014......................... 16
1.4. Diện tích, năng suất lúa các nước Thái Lan, Ấn Độ đến năm 2017 ............ 24
1.5. Dự báo tiêu dùng gạo Ấn Độ, Trung Quốc đến năm 2017 ......................... 26
1.6. Dự báo tiêu dùng gạo toàn thế giới đến năm 2017 ..................................... 27
3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Giao Thủy giai đoạn 2000 – 2014 ........................... 43
3.2. Biến động DTGT lúa huyện Giao Thủy giai đoạn 2000 - 2014 ................. 53
3.3. Biến động năng suất lúa huyện Giao Thủy giai đoạn 2000 - 2014 ............. 53
3.4. Biến động sản lượng lúa huyện Giao Thủy giai đoạn 2000 – 2014 ............ 54
3.5. Biến động sử dụng đất lúa huyện Giao Thủy giai đoạn 2000 - 2014 .......... 56
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANLT
An ninh lương thực
BNN&PTNT
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
BTNMT
Bộ tài nguyên và Môi trường
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CN – TTCN
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
CPTG
Chi phí trung gian
DT
Diện tích
DTGT
Diện tích gieo trồng
GTGT
Giá trị gia tăng
GTNC
Giá trị nhân công
GTSX
Giá trị sản xuất
HCBVTV
Hợp chất bảo vệ thực vật
HQĐV
Hiệu quả đồng vốn
HQKT
Hiệu quả kinh tế
HQXH
Hiệu quả xã hội
HQMT
Hiệu quả môi trường
KHKT
Khoa học kỹ thuật
LM
Lúa mùa
LX
Lúa xuân
NS
Năng suất
SL
Sản lượng
SLĐ
Số công lao động
TĐTT
Tốc độ tăng trưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lúa là cây lương thực chính của nước ta nên từ bao đời nay, các thế hệ
người dân Việt Nam đã đầu tư nhiều công sức, trí tuệ để mở mang đất trồng lúa
với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, đưa nước ta trở thành một trong những
nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên từ những năm 2000 trở lại
đây, để phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hàng năm đã có
nhiều nghìn ha đất lúa sang các mục đích khác như phát triển đô thị, giao thông;
khu công nghiệp... Trong khi đó nhu cầu lấy đất lúa chuyển sang mục đích khác
vẫn còn rất lớn, gây áp lực cho việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Thực hiện kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị về đề án: “ANLT quốc
gia đến năm 2020” và Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính Phủ về đảm bảo
ANLT quốc gia, BNN & PTNT đã xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa
toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (là một hợp phần của dự án “quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp
quốc gia”được phê duyệt tại Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 tại
Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII về Về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia. Và để quản lý được
đất trồng lúa Thủ tướng đã ban hành Nghị định 35…Trong lúc đã và đang triển
khai thực hiện phân khai đất lúa đến từng địa phương trong cả nước thì tình trạng
giá lúa không ổn định và có xu hướng giảm mạnh, khiến cho nhiều địa phương,
nhiều hộ nông dân không còn tha thiết với nghề trồng lúa, tự ý chuyển dịch sang
gieo trồng các loại cây trồng khác. Theo đó diện tích đất lúa tiếp tục giảm.
Giao Thủy là huyệnnằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách
thành phố Nam Định 45km, Giao Thủy làhuyện trọng điểm trồng lúa của tỉnh.
Tuy nhiên cũng như nhiều địa phương khác của cả nước, tình trạng lấy đất canh tác
lúa chuyển sang làm mục đích khác vẫn đang diễn ra mạnh.. Do vậy, việc giữ đất
trồng lúa theo phân khai của nhà nước nhằm đảm bảo an ninh lương thực đang trở
thành vấn đề cấp thiết của huyện cần được nghiên cứu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
Do vậy đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất
lúa đến năm 2020 của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”được lựa chọn để
nghiên cứu phục vụ xây dựng luận văn.
2.Mục đích và yêu cầu
2.1.Mục đích
- Đánh giá thực trạng sử dụng và biến động đất lúa huyện Giao Thủy thời
kỳ 2000-2014.
- Đề xuất định hướng sử dụng đất lúa huyện Giao Thủy đến năm 2020
theo phân khai và giải pháp thực hiện
2.2.Yêu cầu
- Xác định được các lợi thế, hạn chế về điều tự nhiên, kinh tế - xã hội. có
liên quan đến sản xuất lúa.
- Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Đảm bảo cơ cấu đất lúa được sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững.
- Tận dụng và phát huy được thế mạnh về đất đai, khoa học kỹ thuật,
lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất lúa
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến sử dụng đất lúa
1.1.1.1. Phân loại đất lúa:
Theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP thì đất lúa bao gồm những đất có điều
kiện phù hợp để có thể gieo trồngtừ 1 vụ lúa nước trở lên trong một năm, ngoại
trừ đất trồng lúa nương. Các loại hình sử dụng đất lúa được phân chia chi tiết
gồm: (i) Đất chuyên lúa 2 vụ: là đất hiện đang được trồng hoặc có đủ điều kiện
trồng từ 2 vụ lúa trở lên trong năm; (ii) Đất chuyên lúa 1 vụ: là đất chỉ trồng
được 1 vụ lúa trong năm; (iii) Đất lúa – màu: là đất đang được trồng 1 vụ lúa và
luân canh với 1 vụ rau màu trở lên trong năm và (iv)Đất lúa - thuỷ sản: là đất
đang được trồng một vụ lúa trong một năm và luân canh nuôi trồng thủy sản.
Theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014: Đất lúa là đất
ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các
mục đích khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa
bao gồm: Đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất lúa nương.
1.1.2. Sử dụng đất lúa hiệu quả
1.1.2.1. Sử dụng đất lúa hiệu quả
Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng đất lúa hiệu quả có thể coi là sử dụng
đất lúa bền vững do sử dụng cùng 3 tiêu chí là bền vững về kinh tế, xã hội và môi
trường. Các tiêu chí này được sử dụng ngay sau khi có khái niệm về phát triển
bền vững do Ủy ban quốc tế về môi trường và phát triển (WCED) vào năm 1987
“Phát triển bền vững là phát triển để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ này mà
không làm tổn hại dến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ sau. Tiếp đó vào
năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững được tổ chức tại
Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) cũng đã đưa ra khái niệm về phát triển bền
vững: “Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa
giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo
vệ môi trường”. Cục Bảo vệ môi trường coi đó là 3 trụ cột của sự phát triển bền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
vững. Theo đó Nguyễn Văn Toàn (2003) đã đưa ra định nghĩa cho lĩnh vực sử
dụng đất bền vững "Quản lý sử dụng đất bền vững bao gồm các quy trình công
nghệ, chính sách và các hoạt động nhằm khái quát hoá những nguyên lý cơ bản
về kinh tế - xã hội và môi trường với mục tiêu đồng thời:
- Duy trì và nâng cao sản xuất và các dịch vụ (sản xuất)
- Giảm thiểu rủi ro cho sản xuất (an toàn)
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn lợi tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa chất
lượng đất/nước (bảo vệ).
- Có khả năng thực thi được về mặt kinh tế (thực thi)
- Có thể chấp nhận được về mặt xã hội (chấp nhận)
Theo Nguyễn Văn Toàn (2003) đã phát triển những nguyên tắc có tính
chất định hướng nói trên giúp các nhà kế hoạch cũng như quy hoạch sử dụng đất
thay đổi tư duy trong sử dụng đất, không những vì mục tiêu kinh tế đơn thuần mà
còn phải quan tâm đến vấn đề xã hội và bảo vệ được tài nguyên, môi trường để
khai tác lâu dài.
1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá sử dụng đất lúa hiệu quả
Do tầm quan trọng đặc biệt của sử dụng đất bền vững mà đã được nhiều tổ
chức quốc tế, nhà khoa học nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí về sử dụng đất bền
vững(Nguyễn Văn Toàn, 2005)nêu ra, chủ yếu hướng vào 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt môi trường: Loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai,
ngăn chặn sự thoái hóa, bảo vệ được môi trường tự nhiên.
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống
Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa tại Việt Nam cũng dựa vào
những nguyên tắc nói trên nghĩa là một loại sử dụng đất được xác định là có
hiệu quả hay bền vững phải thỏa mãn 3 tiêu chí gồm: bền vững về kinh tế, bền
vững về xã hội và bền vững về môi trường. Nguyễn Văn Toàn (2003) khi thực
hiện chương trình “Điều tra đánh giá thích nghi đất lúa phục vụ chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vùng duyên hải Bắc Trung Bộ” đã đề xuất khải niệm đất lúa hiệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
quả là những đất có khả năng tưới và tiêu chủ động, có thể sản xuất 2 vụ lúa
chắc ăn, đất không có hoặc có các yếu tố hạn chế nhưng ở mức độ nhẹ và là hạn
chế chung của vùng, năng suất lúa cao và ổn định.
1.1.3. Những quan điểm, mục tiêu, chủ trương của Đảng, chính phủ và pháp
luật của nhà nước liên quan đến quản lý sử dụng đất lúa
1.1.3.1.Quan điểm trong quản lý sử dụng đất lúa
Do tầm quan trọng đặc biệt của sản xuất lúa gạo đối với vấn đề an ninh
lương thực nên Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách về quản
lý sử dụng đất lúa. Điều này được thể hiện trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có nêu mục tiêu tổng quát liên
quan đến phát triển nông nghiệp, xác định nhiệm vụ trọng tâm là : “ưu tiên hàng
đầu trong phát triển nông nghiệp, có chính sách bảo đảm lợi ích cho người trồng
lúa, địa phương và vùng trồng lúa”. Tiếp theo Nghị quyết 26-NQ/TW, NQ
63/NQ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia là: “Phát huy lợi thế về cây lúa là chính và phát triển lương thực, thực phẩm
thành các vùng sản xuất hang hóa có hiệu quả và sức cạnh tranh cao…”. Từ đó,
mục tiêu chung được xác định là: “Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải
đảm bảo đủ nguồn cung cấp lương thực với sản lượng cao hơn tốc độ tăng dân
số; chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực, nâng cao chất lượng bữa ăn; bảo
đảm cho nông dân sản xuất lúa có lãi bình quân quân trên 30% so với giá thành
sản xuất”.
Mục tiêu cụ thể để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là:
- Đảm bảo nguồn cung cấp lương thực: “Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh sản
xuất lúa, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ, tạo nguồn cung
vững chắc đảm bảo ANLT quốc gia trước mắt và lâu dài. Đến năm 2020, bảo vệ
quỹ đất lúa 3,8 triệu ha để có sản lượng 41-43 triệu tấn lúa đáp ứng tổng nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm…”.
- Đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực của người dân: Chấm dứt tình
trạng thiếu đói lương thực vào năm 2015. Sau năm 2015 đảm bảo 100% người
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
dân ở mọi nơi, mọi lúc có đủ lương thực. Đảm bảo thu nhập cho người sản xuất
lương thực đến năm 2020 cao hơn 2,5 lần so với hiện nay.
1.1.3.2. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đất trồng lúa
Bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa là chủ trương
lớn của Nhà nước nhằm đảm bảo ANLTQG. Trong tương lai với áp lực của tăng
dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa, biến đổi khí hậu toàn cầu thì việc giữ gìn đất
lúa ngày cảng trở nên cấp bách. Chính sách về đất trồng lúa đã được quy định rõ
trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, ngoài ra quy định về bảo
vệ đất lúa được nhấn mạnh trong các văn bản sau:
-Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về việc quản lý, sử dụng đất
trồng lúa. Nghị định này nêu rõ về việc chuyển đổi đất chuyên trồng lúa nước sang
sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp: (1) Người được nhà nước giao đất, cho thuê
đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải
thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo
vệ, phát triển đất trồng lúa”; (2) Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền
được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi
nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm
chuyển mục đích sử dụng đất; (3) Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập
bản kê khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước
được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa IX về tiếp tục đổi
mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước
nhấn mạnh yêu cầu đối với đất sản xuất nông nghiệp: ”Quản lý chặt chẽ, bảo vệ đất
canh tác nông nghiệp, đặc biệt là đất tốt trồng lúa theo quy hoạch để bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia”. Như vậy, nội dung quy hoạch sử dụng đất trồng lúa
trong quy hoạch sử dụng đất là rất quan trọng.
- Chỉ thị số 247/TTg ngày 28/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ về khả năng
khắc phục tình trạng giảm sút diện tích trồng lúa nước và đất trồng cây nông nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
có giá trị cao do việc chuyển quỹ đất này sang sử dụng vào mục đích khác đã nêu:
“Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quá trình công nghiệp hóa,
phát triển đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm diện tích nhà ở cho dân, xây
dựng các cơ sở liên doanh, hợp tác đầu tư với ngước ngoài v.v…khi xây dựng quy
hoạch, xem xét, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành liên quan cần cân nhắc kỹ việc sử
dụng đất , nên hướng vào các vùng gò, đồi, vùng đất quá xấu mà việc trồng lúa
không có hiệu quả. Việc kiến trúc công trình và xây dựng công trình và nhà ở cũng
cần được tận dụng tối đa về chiều cao, không gian để hạn chế đến mức thấp nhất
việc sử dụng đất trồng lúa nước mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phát triển công
nghiệp, phát triển ngành nghề, tăng cường phúc lợi xã hội cũng như đáp ứng các
yêu cầu đô thị hóa của địa phương. Trường hợp đặc biệt, buộc phải dùng đến đất
trồng lúa nước đã có hệ thống thủy nông bảo đảm tưới, tiêu chủ động có năng suất
cao và ổn định thì phải thuyết minh thật cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem
xét quyết định từng dự án mới được thực hiện”.
- Quyết định 391/QĐ-TTg ngày 18/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5
năm 2006-2010 nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng đã khẳng định: “Hạn
chế tối đa việc chuyển đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông
nghiệp. Không xét duyệt quy hoạch chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử
dụng vào mục đích sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp ở những địa phương có
điều kiện sử dụng các loại đất khác. Trường hợp cần thiết phải chuyển đất nông
nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông
nghiệp hoặc đối với các dự án có ảnh hưởng đến khu vực sản xuất nông nghiệp
liền kề thì phải có các giải pháp sử dụng đất tiết kiệm và bảo đảm tính khả thi, an
toàn cho sản xuất nông nghiệp trong khi thực hiện dự án. Đồng thời, Uỷ ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo Thủ tướng
Chính phủ trước khi phê duyệt dự án”.
- Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia có nêu nhiệm vụ về quy hoạch đất lúa: “Để đảm bảo an
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
ninh lương thực quốc gia, đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 diện tích đất
lúa cần phải giữ là: 3,8 triệu ha, trong đó: 3,2 triệu ha đất lúa sản xuất hai vụ
trở lên, có thủy lợi hoàn chỉnh”.
- Quyết định 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ Về
việc việc phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 có quy định: “Tiêu
chí tổng hợp quan trọng nhất của một sân golf tuyệt đối không được sử dụng đất lúa
2 vụ. Trường hợp phải sử dụng đất lúa để xây dựng sân golf thì chỉ được sử dụng
đất lúa một vụ năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao với diện tích không quá
5% tổng diện tích một sân golf đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không được
sử dụng đất thuộc quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, đất rừng (đặc
biệt là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng) để xây dựng sân golf”.
Như vậy có thể thấy rằng, yêu cầu về đảm bảo ANLT và bảo vệ đất trồng lúa,
đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước đã được thể hiện rất rõ trong chủ trương của
Đảng và các chính sách của Nhà nước. Bảo vệ đất trồng lúa nước nhằm đảm bảo
nguồn cung lúa gạo cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu trong tương lai.
1.2. Những nghiên cứu về tình hình sử dụng đất lúa ở trong, ngoài nước và
những tác động của quá trình phát triển kinh tế-xã hội đến đất lúa
1.2.1. Nghiên cứu về sử dụng đất lúa ở nước ngoài
Trên thế giới, lúa là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa mỳ. Diện
tích trồng lúa trên thế giới dao động khoảng 150 triệu ha, chủ yếu được trồng ở
châu Á khoảng 133 triệu ha (chiếm 88%). Sản lượng thóc toàn cầu năm 2007
ước đạt 633 triệu tấn, năm 2008 sản lượng thóc thế giới có thể đạt 650 triệu tấn
(Hoàng Xuân Phương, 2010).
Những năm gần đây thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu lương thực
do nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt từ cuối
năm 2007 giá gạo tăng cao (khoảng 800-1.000 USD/tấn) làm cho hàng trăm
triệu người nghèo bị đói, nhiều quốc gia ở châu Phi và châu Á phải đối mặt với
nguy cơ bất ổn xã hội.
Chính sách của các nước về vấn đề an ninh lương thực thế nào, và rút ra được
bài học gì cho Việt Nam? Để có cái nhìn toàn diện hơn, ba nhóm quốc gia đại diện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
cho (i) các nước xuất khẩu gạo chính như Thái Lan, Mỹ, (ii) các nước nhập khẩu
chính như Philippines, Inđônêxia và các nước tiêu thụ gạo lớn nhưng sản xuất đủ
cho tiêu dùng trong nước như Trung Quốc sẽ được xem xét:
1.2.1.1. Sản xuất lúa gạo của Thái Lan
Thái Lan từ giữa thế kỷ 19, với khí hậu phù hợp, nguồn tài nguyên đất phong
phú, truyền thống canh tác lúa lâu đời và chính sách lúa gạo hợp lý, Thái Lan đã duy
trì được vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới cho tới ngày nay. Mặc dù
Thái Lan chỉ sản xuất khoảng 4,4% trong tổng sản lượng 627 triệu tấn lúa, tương
đương 421 triệu tấn gạo được sản xuất ra trên thế giới (số liệu 2007), lượng gạo xuất
khẩu của Thái Lan chiếm tới gần 30% tổng lượng gạo xuất khẩu thế giới. Sản xuất
lúa gạo đóng góp không nhỏ cho nguồn thu của chính phủ và góp phần tạo nguồn
thu ngoại hối lớn từ xuất khẩu. Năm 2004, tổng giá trị xuất khẩu gạo của Thái Lan
vào khoảng 1900 triệu đô la Mỹ (Hoàng Xuân Phương, 2010).
Năm 2006, dân số Thái Lan là 65,1 triệu người, trong đó khoảng 16,2 triệu
người hay 26,5% tổng dân số tham gia vào việc canh tác lúa (IRRI, 2006). Tổng
diện tích đất trồng trọt là 20,9 triệu ha, trong đó khoảng một nửa được dành cho
sản xuất lúa. Từ cuối những năm 1960 cho đến đầu những năm 1980, đất dành để
canh tác lúa được mở rộng nhanh chóng nhờ các thành tựu của cuộc cách mạng
xanh và những nỗ lực nhằm tăng năng suất lúa. Sản lượng lúa đã tăng từ 12,4 triệu
tấn lên đến 21,2 triệu tấn trong hai thập niên đầu tiên của cuộc cách mạng (IRRI,
2000).. Thời gian qua, lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên hàng năm nhờ
tăng sản xuất và giảm tiêu thụ bình quân đầu người trong nước.
Năng suất lúa trung bình của Thái Lan trong năm 2006 đạt khoảng 2,9
tấn/ha, thấp hơn so với mức trung bình của thế giới là 4,1 tấn/ha và của các nước
Châu Á là 4,2 tấn/ha. Một trong những lý do năng suất thấp là do Thái Lan chủ
yếu tập trung sản xuất những giống lúa truyền thống cho năng suất thấp nhưng có
chất lượng cao, được ưa chuộng và có giá cao hơn trên thị trường thế giới..
1.2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Mỹ
Tại Mỹ trong giai đoạn 2002-2004, giá trị trồng trọt trung bình của Mỹ đạt
khoảng 1,44 tỷ USD/năm, trong đó gạo chỉ chiếm 2% tổng giá trị trồng trọt. Gạo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
là cây trồng đứng thứ 8 cả về giá trị và diện tích canh tác trong tổng số các cây
trồng ở Mỹ. Thống kê nông nghiệp năm 2002 cho thấy có 8046 trang trại trồng
lúa trong tổng số hơn 2,1 triệu trang trại. Quy mô trung bình của các trang trại
trồng lúa khoảng 397 mẫu (1 mẫu = 0,4ha), rộng hơn rất nhiều so với quy mô
trồng ngô, đậu tương và lúa mỳ với mức trung bình lần lượt là 196 mẫu, 228 mẫu
và 269 mẫu. Ở Mỹ, toàn bộ diện tích trồng lúa đều được trạng bị hệ thống thủy
lợi, đây cũng là một yếu tố giúp cho cây lúa có năng suất cao tại quốc gia
này(Hoàng Xuân Phương, 2010).
Diện tích trồng lúa tập trung phần lớn ở 4 vùng chính: Thảo nguyên
Arkansas, Đồng bằng châu thổ sông Misissipi (một phần Arkansas, Mississippi,
Missouri, and Louisiana), vùng duyên hải Gulf và Thung lũng Sarcamento
(California). Trong đó vùng đồng bằng châu thổ là nơi có diện tích trồng lúa lớn
nhất. Arkansas chiếm 45% tổng diện tích trồng lúa của cả nước và là bang có
diện tích trồng lúa lớn nhất.
Lúa gạo là cây trồng chiếm vị trí nhỏ trong nền kinh tế Mỹ nhưng lại giữ
vai trò quan trọng tại một số vùng, địa phương như Arkansas, lúa chiếm tới 28%
tổng giá trị trồng trọt (giai đoạn 2002-2004), hay các vùng Louisiana, thung lũng
ở California, lúa chiếm lần lượt 15% và 11% tổng giá trị trồng trọt.
1.2.1.3. Sản xuất lúa gạo và an ninh lương thực ở Phillipines
Philippine là một quốc đảo với tổng diện tích đất nông nghiệp khoảng trên 4
triệu ha và bị chia cắt nhỏ, manh mún. So với các nước trong khu vực, Philippine
không có những vùng châu thổ ven sông giúp cung cấp lượng nước dồi dào và dễ
dàng, thêm vào đó, điều kiện tự nhiên và khí hậu cũng làm cho năng suất lúa ở nước
này rất thấp, chỉ khoảng 20 – 30 tạ/ha/vụ. Phần lớn diện tích trồng lúa ở Philippine
mỗi năm chỉ canh tác được 1 vụ, năng suất thấp do thời tiết mưa nhiều, sâu bệnh
phát triển mạnh. Thời gian còn lại trong năm, ruộng đất bỏ hoang và người nông dân
phải đi kiếm việc để tạo thêm thu nhập (Hoàng Xuân Phương, 2010).
Tốc độ tăng trưởng sản xuất lúa gạo của Philippine trung bình đạt
2,44%/năm trong giai đoạn 1980-2000. Tốc độ này chậm hơn rất nhiều so với
các nước trong khu vực và so với tốc độ phát triển dân số tại nước này (trung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
bình tăng 2.3%/năm trong cùng giai đoạn).So với các nước trong khu vực Đông
Nam Á, năng suất lúa Philippine thấp hơn rất nhiều. Những năm 90, khi năng
suất sản xuất lúa gạo ở Việt Nam tăng vọt, Thái Lan duy trì mức tăng ổn định thì
năng suất lúa gạo ở Philippine vẫn trì trệ ở mức thấp.
1.2.1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng lúa gạo sản xuất
hàng năm (khoảng 185 triệu tấn) và đứng thứ hai thế giới, sau Ấn Độ về diện tích
canh tác lúa (khoảng 29 triệu ha). Điều đó có nghĩa đất nước nay có diện tích
canh tác chiếm khoảng 20% tổng diện tích canh tác lúa, khoảng 35% tổng sản
lượng lúa gạo thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm do Chính
phủ Trung Quốc có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ lúa năng suất caochất lượng thấp sang giống lúa năng suất thấp-chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu
của thị trường (Hoàng Xuân Phương, 2010).
Gạo là mặt hàng lương thực chính của hai phần ba dân số Trung Quốc.
Nhờ có những tiến bộ khoa học công nghệ, từ cuối những năm 90s, cung cầu gạo
trong nước của Trung Quốc đã có những thay đổi từ nước thiếu hụt sang dư thừa
gạo nếu như được mùa, tạm đủ trong những mùa vụ bình thường và chỉ thiếu hụt
tạm thời nếu như bị mất mùa. Trong năm thập kỷ trở lại đây, sản lượng gạo ở
Trung Quốc đã tăng gấp 5 lần, chủ yếu là do năng suất ngày càng cao hơn và do
sự mở rộng diện tích canh tác.
Nguyên nhân chính của sự tăng sản lượng là do sự phát triển của các
giống lúa cao sản (bao gồm cả các giống lúa lai) và hoạt động quản lý mùa màng
như bón phân, tưới tiêu… ngày càng tốt hơn. Trong năm 2006, năng suất lúa
trung bình của Trung Quốc là 6.25 tấn/ha, cao hơn rất nhiều so với mức trung
bình 3,75 tấn/ha trên thế giới.
Tốc độ tăng sản lượng lúa gạo ở Trung Quốc đã đáp ứng được nhu cầu
ngày càng tăng của người dân trong nước. Do dân số tăng, với mức tiêu thụ
lương thực như hiện nay, Trung Quốc cần sản xuất tăng thêm 20% tổng sản
lượng lương thực vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước”. Đây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
không phải là mục tiêu dễ thực hiện do phải đối diện với rất nhiều khó khăn trong
thời gian tới như sự thu hẹp diện tích canh tác, nguồn nước ngày càng khan hiếm,
sự biến đổi khí hậu, thiếu lao động nông thôn khi vào mùa vụ và nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng đối với các loại gạo có chất lượng cao (thường là đi
kèm với năng suất thấp)
1.2.2. Nghiên cứu về tình hình sử dụng đất lúa ở trong nước và những tác
động của quá trình phát triển kinh tế, xã hội đến đất sản xuất lúa
1.2.2.1. Diện tích gieo trồng lúa
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê(2014) diện tích, năng suất, sản lượng
lúa cả nước cụ thể như sau:
Năm 2000 diện tích gieo trồng lúa là 7.666,3 nghìn hatăng lên 7.813,7
nghìn ha năm 2014, tăng 147,4 nghìn ha (tăng 0,1%/năm).Hiện nay hai vùng sản
xuất lúa lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông
Hồng, chiếm đến 68,7% diện tích gieo trồng, trong đó: vùng Đồng bằng sông cửu
Long chiếm 54,3% diện tích gieo trồng và vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm
14,4% diện tích gieo trồng.
Vùng có diện tích trồng lúa giảm nhiều nhất là vùng Đông Nam Bộ, giảm
126,2 nghìn ha (giảm 2,7%/năm), vùng Đồng bằng sông Hồng, từ năm 2000 đến
năm 2014 diện tích trồng lúa giảm 138,2 nghìn ha (giảm 0,8%/năm) và vùng có
diện tích ổn định là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
Các vùng còn lại diện tích trồng lúa tăng như vùng Trung du và miền núi
phía Bắc; Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó: Vùng Đồng bằng
sông cửu Long có diện tích tăng 300,7nghìn ha (tăng 0,5%/năm); vùng Tây
nguyên tăng 61,6 nghìn ha (tăng 2,2%/năm); vùng Trung du và miền núi phía
Bắc tăng 50,5 nghìn ha (tăng 0,5%/năm).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
Bảng 1.1.Diện tích gieo trồng lúa cả nước và các vùnggiai đoạn 2000 – 2014
ĐVT: 1000 ha; TDDTT: %/năm
TT
1
2
3
2005
2010
2014
TĐTT
So sánh
2000-2014
2000-2014
Cả nước - vùng
2000
CẢ NƯỚC
7.666,3
7.329,2 7.489,4 7.813,7
147,4
0,1
ĐB sông Hồng
1.261,0
1.186,1 1.150,1 1.122,8
-138,2
-0,8
50,5
0,5
-1,0
0,0
Trung du miền núi
639
661,2
666,4
689,2
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Nam 1.244,6 1.144,50 1.214,1 1.243,6
Trung Bộ
4
Tây Nguyên
176,8
192,2
217,8
238,4
61,6
2,2
5
Đông Nam Bộ
399,4
318,9
295,1
273,2
-126,2
-2,7
6
ĐB sông Cửu Long 3.945,8
3.826,3 3.945,9 4.246,5
300,7
0,5
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014)
Hình 1.1. Diện tích gieo trồng lúa cả nước và các vùng giai đoạn 2000-2014
Nhìn chung từ năm 2000 đến năm 2010diện tích gieo trồng lúa của cả nước
đã giảm đáng kể, đã có thể làm giảm sản lượng lúa. Diện tích giảm nhiều nhất là
đồng bằng sông Hồng 138,2 nghìn ha, Đông Nam Bộ 126,2 nghìn ha. Đồng thời
trong giai đoạn 200-2014 diện tích gieo trồng lúa có xu hướng tăng, tăng chủ yếu là
ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng 300,7 nghìn ha; Trung du miền núi phía Bắc tăng
50,5 nghìn ha; Tây Nguyên tăng 61,6 nghìn ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
1.2.2.2. Năng suất lúa
Năng suất lúa trung bình cả nước tính đến năm 2014đạt 57,6 tạ/ha, tăng 15,2
tạ/ha so với năm 2000, đạt tốc độ tăng bình quân đạt 2,4%/năm. Năng suất lúa có sự
khác biệt giữa các vùng (Đồng bằng sông Hồng 59,5 tạ/ha, Trung du miền núi phía
Bắc 48,4 tạ/ha, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 56,7 tạ/ha, Tây Nguyên
52,1 tạ/ha, Đông Nam Bộ 49,1 tạ/ha, Đồng bằng sông cửu Long 57,6 tạ/ha). Một số
tỉnh có năng suất lúa đạt ngưỡng 65 tạ/ha gồm Hưng Yên; Thái Bình, Nam Định,
An Giang. Tuy vậy, một số vùng năng suất lúa vẫn còn thấp như các tỉnh miền
Trung đạt 50 tạ/ha, đồng bằng sông Cửu Long 50,7 tạ/ha.
Bảng 1.2. Năng suất lúa cả nước và các vùng giai đoạn 2000 - 2014
ĐVT: NS: tạ/ha; TĐTT: %
TT
1
2
3
4
5
6
2014
So sánh
2000-2014
TĐTT
2005-2014
53,4
57,6
15,2
2,4
53,9
59,2
60,2
6,6
0,9
35,9
43,3
46,3
48,4
12,5
2,3
40
46,7
50,7
56,7
16,7
2,7
33,2
30,3
42,3
37,3
38
50,4
47,8 52,1
18,9
3,5
44,8 49,1
18,8
3,8
54,7 59,5
17,2
2,7
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014)
Cả nước - vùng
2000
2005
CẢ NƯỚC
42,4
48,9
53,6
ĐB sông Hồng
Trung du miền núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Nam
Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long
2010
Hình 1.2. Năng suất lúa cả nước và các vùng giai đoạn 2000 - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14