Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

giải pháp quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
......... ..........

LƯU ĐẮC HÙNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
......... ..........

LƯU ĐẮC HÙNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ


MÃ SỐ: 60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa từng được dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Lưu Đắc Hùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi xin trân trọng kính gửi lời
cảm ơn chân tình đến toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo Khoa kinh tế và Phát

triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới Thầy giáo PGS.TS. Trần Đình Thao đã dành nhiều thời gian trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đến khi hoàn thành luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi về
mặt tinh thần, vật chất; các tập thể, cá nhân, quý cơ quan: UBND huyện, Chi
cục thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế
hoạch, Văn phòng HĐND-UBND huyện, Công ty TNHH môi trường Tân
Trường Lộc, cùng toàn thể nhân dân các xã, thị trấn trong huyện Tiên Du
những người đã trực tiếp cung cấp thông tin, số liệu thực tế phục vụ cho việc
thực hiện luận văn thạc sĩ của tôi đạt kết quả.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan luận
văn thạc sĩ này không sao tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tồn tại. Kính
mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô
giáo và các bạn học viên./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Lưu Đắc Hùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


MỤC LỤC


Trang
Lời cam Ðoan

ii

Lời cảm õn

iii

Mục lục

iv

Danh mục các từ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1. Về không gian

3

1.4.2. Về thời gian

3


1.4.3. Về nội dung

3

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI
RẮN SINH HOẠT

4

2.1. Cơ sở lý luận

4

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan

4

2.1.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý rác thải rắn sinh hoạt

6

2.1.3. Nội dung nghiên cứu quản lý rác thải rắn sinh hoạt

8

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rác thải

17


2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý rác thải rắn sinh hoạt

19

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý rác thải rắn sinh hoạt của các địa phương trong nước 19
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý rác thải sinh hoạt của các huyện, thành phố
trong tỉnh Bắc Ninh

26

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

32

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Du

32

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du

35


3.1.3. Tình hình ô nhiễm môi trường của huyện Tiên Du

37

3.1.4. Những thuận lợi - khó khăn của huyện Tiên Du

38

3.2. Phương pháp nghiên cứu

42

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

42

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

43

3.2.3. Phương pháp phân tích

44

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

45

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


47

4.1. Thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt huyện Tiên Du

47

4.1.1. Thực trạng rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du

47

4.1.2. Thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt ở huyện Tiên Du

53

4.1.3. Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn
chế trong quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du

71

4.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Tiên Du

73

4.2.1. Cơ chế chính sách

73

4.2.2. Ý thức của người dân


76

4.2.3. Nguồn vốn đầu tư

77

4.2.4. Sự tham gia của các đoàn thể

79

4.2.5. Một số yếu tố khác

83

4.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Tiên Du.

84

4.3.1. Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về rác thải rắn sinh hoạt

84

4.3.2. Tăng cường hệ thống quản lý kỹ thuật đối với rác thải rắn sinh hoạt

94

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


103

5.1. Kết luận

103

5.2. Kiến nghị

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

105

PHỤ LỤC

107

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải nội dung

CTR


Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

GTNT

Giao thông nông thôn

HĐND

Hội đồng nhân dân

TN-MT

Tài nguyên - Môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TT

Thứ tự

UBND

Uỷ ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

XDCB

Xây dựng cơ bản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng


Trang

2.1

Các nguồn phát sinh chất thải rắn và dạng chất thải rắn sinh ra

13

3.1

Tình hình đất đai của huyện Tiên Du năm 2015

34

3.2

Tình hình dân số huyện Tiên Du giai đoạn 2011 - 2015

35

3.3

Tổng hợp số mẫu khảo sát trong nghiên cứu

44

4.1

Khối lượng rác thải sinh hoạt rắn qua các năm


50

4.2.

Số lượng điểm tập kết rác trên địa bàn huyện Tiên Du

52

4.3

Tình hình quy hoạch điểm tập kết, bãi rác thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện

4.4

55

Kinh phí đầu tư cho việc xây dựng điểm tập kết, trung chuyển rác
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du

58

4.5

Tình trạng và nguyên nhân không phân loại rác thải sinh hoạt từ nguồn

63

4.6


Tình hình trang thiết bị thu gom và vận chuyển rác thải

64

4.7

Đánh giá của người dân về thời gian, tần suất thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải rắn sinh hoạt

4.8

70

Phân tích chính sách hỗ trợ cho công tác thu gom rác thải rắn
75

sinh hoạt
4.9

Kinh phí ngân sách đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường, vận
chuyển và xử lý rác thải rắn trên địa bàn huyện Tiên Du

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

78

Page vii



DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

4.1

Nguồn rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện

47

4.2

Thành phần rác thải rắn sinh hoạt trung bình tại các điểm thu gom

48

4.3

Hệ thống tổ chức quản lý rác thải rắn sinh hoạt huyện Tiên Du

54

4.4

Đánh giá về mức độ đáp ứng trang thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải rắn sinh hoạt của cán bộ quản lý và người lao động


66

4.5

Số lượng lao động thu gom và vận chuyển rác thải qua các năm

67

4.6

Mức độ hài lòng về ý thức của người dân trong việc xả rác thải

77

4.7

Hệ thống quản lý rác thải

86

4.8

Cấu tạo thùng chứa rác 3R - W

99

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii



PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống nhân loại nói
chung và sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của mỗi đất nước nói riêng.
Những năm gần đây, vấn đề môi trường đang được cả thế giới quan tâm.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách liên quan đến công tác bảo vệ môi
trường, nhằm làm thế nào song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
vẫn phải giữ được chất lượng môi trường sống, chính vì vậy ngày 23/6/2014
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7
thông qua Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13; ngày 24
tháng 4 năm 2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về việc
quy định quản lý chất thải và phê liệu. Quản lý rác thải rắn sinh hoạt là một
nội dung quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường và sự phát triển bền
vững được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo.
Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế
xã hội, huyện Tiên Du đã và đang từng bước chuyển mình phát triển kinh
tế tập trung, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phát triển nhanh
các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp làng nghề, thu hút nhiều
lao động tự do từ các vùng lân cận khiến cho mật độ dân số ngày càng cao,
tính đến tháng 8 năm 2015 toàn huyện có tổng số 136.735 người, mật độ
dân số 14.421 người/km² (UBND huyện Tiên Du, 2015); đã và đang làm
nảy sinh nhiều vấn đề gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề rác thải
rắn sinh hoạt. Cùng với quá trình đô thị hóa và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nên
quỹ đất bị thu hẹp dần, không còn đủ đất để phục vụ cho việc chôn lấp rác
thải tại chỗ; rác thải chủ yếu đổ lộ thiên tại các điểm tập kết trung chuyển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 1


tạm thời và các hố đấu, ao, hồ, hoặc ven các trục đường giao thông, mương
máng gây mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng xấu tới môi trường sống
của nhân dân.
Để bảo vệ môi trường, quản lý tốt rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Tiên Du, nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống và ý thức giữ
gìn vệ sinh của mọi người dân, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng đổ rác
thải không đúng nơi quy định, làm mất cảnh quan thôn, xóm, gây ô nhiễm
môi trường, xây dựng môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp tại khu dân
cư. Tạo điều kiện cho người dân làm chủ môi trường và thu hút sự ủng hộ,
tham gia của các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế vào hoạt động
phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải rắn sinh hoạt, giảm bớt gánh
nặng về kinh phí đầu tư của Nhà nước cho công tác quản lý rác thải sinh
hoạt. Từ thực tế trên, Em xin chọn Đề tài “Giải pháp quản lý rác thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” nhằm góp phần
nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ môi trường; thúc đẩy sự nghiệp phát triển
kinh tế - văn hoá, xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình quản lý rác thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất giải pháp
nhằm quản lý tốt hơn rác thải sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rác
thải rắn sinh hoạt.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


- Đánh giá thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt và chỉ ra nguyên
nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý rác thải của huyện.
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý rác thải rắn sinh hoạt
tại địa phương.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là công tác quản lý rác thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Đối tượng điều tra là các hộ gia đình, Tổ thu gom rác thải, Công ty
TNHH môi trường Tân Trường Lộc, các cơ quan quản lý Nhà nước về công
tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và thực hiện quản lý thu gom, vận chuyển,
xử lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2. Về thời gian
- Số liệu sơ cấp là những số liệu điều tra tại thời điểm năm 2015.
- Số liệu thứ cấp là những số liệu có sẵn trong các sách báo, tạp
chí, các báo cáo khoa học, trang web có liên quan đến Đề tài nghiên cứu và
các báo cáo của huyện, cơ quan chuyên môn từ năm 2012 đến năm 2015.
1.4.3. Về nội dung
Nội dung nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng công tác quản
lý việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Tiên Du và đưa ra giải pháp thực hiện tốt hơn trong thời gian tới

đối với: Rác thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan
a. Chất thải rắn
Theo Đặng Kim Chi (2002), chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất
được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao
gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của
cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ
các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo báo cáo diễn biến môi biến môi trường Việt Nam 2004 - chất
thải rắn - cục bảo vệ môi trường Việt Nam thì chất thải rắn (hay còn gọi là
rác thải) là chất thải không ở dạng lỏng, không hoà tan được thải ra từ các
hoạt động sinh hoạt, y tế, công nghiệp. Chất thải rắn còn bao gồm bùn cặn,
phế phẩm trong nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ.
b. Khái niệm về rác thải sinh hoạt
Tại điểm 3, Điều 3 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng
4 năm 2015 của Chính phủ quy định: Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác
thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong hoạt động thường ngày của
con người. Rác với tác động tiêu cực đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới
trong cuộc sống. Xử lý vấn đề rác thải là một vấn đề nóng bỏng ở Việt
Nam và thế giới.

- Các loại rác thải bao gồm: Rác thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ
gia đình, tổ chức, cơ quan, trường học, khu vực công cộng và cơ sở sản
xuất, kinh doanh dịch vụ; chất thải công nghiệp; chất thải xây dựng; chất
thải y tế... được phân theo 3 nhóm chính như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


+ Thứ nhất là: Nhóm rác thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng gồm có:
Giấy loại và các sản phẩm từ giấy: Giấy báo, giấy viết, giấy in, giấy vàng
mã, giấy bao gói, tờ rơi quảng cáo; hộp carton; bìa carton, bao bì carton...
Sắt, thép và các sản phẩm từ kim loại: Đồ điện gia dụng (tivi, máy giặt, tủ
lạnh, lò sưởi, lò vi sóng, loa, đài, âm ly, điều hòa, quạt điện,…); Đồ dùng
nhà bếp (xoong, nồi, niêu, ấm nước, bếp gas…); lon rỗng (bia, rượu, nước
giải khát, thực phẩm đóng hộp, hộp đựng sữa…); phương tiện đi lại (xe
đạp, xe máy…); Sắt, thép vụn… Nhựa và các sản phẩm từ nhựa: Chai đựng
(dầu gội đầu, sữa tắm, sữa dưỡng da, nước ngọt, nước khoáng, nước súc
miệng, nước đóng chai…); hộp đựng (bột giặt, mỹ phẩm, nước xả vải...).
+ Thứ hai là: Nhóm rác thải rắn có thể đốt và chôn lấp gồm có:
Nông, lâm sản thực phẩm: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhà
bếp (thức ăn thừa; vỏ trái cây, bã trà, vỏ trứng; rau, củ, quả, xác động vật,
thực vật thải bỏ...). Giấy vụn, giấy ăn, giấy vệ sinh, giấy lau, ba via giấy,
đầu mẩu thuốc lá, giấy bọc kẹo bánh… Bông, vải sợi: Tã giấy, quần áo, vải
vụn thải bỏ, tất chân, găng tay… Túi bóng, nilon: Túi nilon, dây nhựa, vải
mưa, áo mưa; băng dính, băng keo; nilon bảo quản thức ăn…; xốp, hộp
xốp… Cao su và các sản phẩm từ cao su: Giầy thể thao, giầy ống cao, ủng,
dép, tông, đồ chơi trẻ em bằng cao su, vỏ bọc (dây điện, dây cáp…); săm,
lốp ô tô, xe đạp, xe máy…
Thủy tinh, gốm, sành, sứ: Đồ gốm các loại; chai, lọ, bình, bát, đĩa,

đũa, thìa, chén, cốc, ly…; lọ, hộp đựng mỹ phẩm; kính, gương vỡ… Tro,
xỉ: Tro bếp, tro từ quá trình đốt chất thải rắn, xỉ than,…
+ Thứ ba là: Nhóm Chất thải nguy hại gồm có: Pin, bình ắc quy, hoá
chất, bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dính dầu, dính hóa chất…và các loại
chất thải thuộc danh mục được quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT
ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất
thải nguy hại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


Như vậy, rác thải rắn sinh hoạt là: tất cả các chất thải phát sinh do
các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ
khi không còn hữu dụng hay không muốn dùng nữa và vứt trả lại môi
trường sống.
c. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là những chất thải liên quan đến
các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư,
các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn
sinh hoạt có thành phần bao gồm thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng,
xương động vật, tre gỗ, vải giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả, vỏ hộp
kim loại, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo,…(Nguyễn Thế
Chinh, 2003).
Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công
cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Thành phần chính gồm vỏ
trái cây, thức ăn dư thừa, bao bì, túi nylon, giấy, vỏ hộp, v.v... trong đó chủ
yếu là những chất hữu cơ nên dễ bị phân hủy, gây mùi khó chịu, làm mất
vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý rác thải rắn sinh hoạt

a. Khái niệm quản lý rác thải rắn sinh hoạt
Để tìm hiểu về khái niệm quản lý rác thải sinh hoạt, trước hết cần hiểu
rõ quản lý chất lượng môi trường.
- Quản lý môi trường
Tại điểm 1, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường (số 55/2014/QH13)
quy định môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Quản lý
chất lượng môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng
và mục đích xác định của một chủ thể (con người, địa phương, quốc gia, tổ
chức quốc tế...);
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


- Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Tại điểm 15, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường (số 55/2014/QH13)
quy định quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát,
phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
Tại điểm 1, Điều 85 của Luật bảo vệ môi trường (số 55/2014/QH13)
quy định chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh,
giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu huỷ.
Tại điểm 1, Điều 4, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm
2015 của Chính phủ ”Về việc quản lý chất thải và phế liệu” quy định: Tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm tăng cường áp dụng các biện pháp về tiết
kiệm tài nguyên và năng lượng; sử dụng tài nguyên, năng lượng tái tạo và
sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng sạch thân thiện với môi trường; sản
xuất sạch hơn; kiểm toán môi trường đối với chất thải và các biện pháp
khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải.
Tại điểm 2, Điều 4, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm

2015 của Chính phủ ”Về việc quản lý chất thải và phế liệu” quy định: Tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn nhằm mục đích
tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng.
b. Đặc điểm quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý chất thải rắn (CTR) là hoạt động phân loại, thu gom, vận
chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
Hoạt động quản lý CTR thực hiện tối ưu hóa 6 yếu tố bao gồm: Quản
lý CTR tại nguồn phát sinh; quản lý việc lưu giữ CTR tại chỗ (lưu chứa
tạm thời), quản lý sự thu gom và chuyển CTR; quản lý sự trung chuyển,
vận chuyển CTR; quản lý hoạt động tái sinh CTR; quản lý sự tiêu hủy
CTR. Ngoài ra trong hoạt động quản lý CTR cần chú trọng quy hoạch quản
lý và đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR (Hoàng Kim Cơ, 2001).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


Theo Nguyễn Văn Phước (2009), quản lý CTR bao gồm các công
đoạn chính sau:
+ Thu gom chất thải: chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung về
một địa điểm bằng các phương tiện chuyên chở thô sơ hay cơ giới. Việc thu
gom có thể được tiến hành sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay
chưa được phân loại. Sau khi thu gom, rác có thể được chuyển trực tiếp đến
nơi xử lý hay qua các trạm trung chuyển.
+ Tái sử dụng và tái sinh chất thải: Công đoạn này được tiến hành
ngay tại nơi phát sinh hoặc sau quá trình phân loại tuyển chọn. Tái sử dụng
là sử dụng lại nguyên CTR, không qua tái chế (như sử dụng chai, lọ...) Tái
sinh là sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm khác
(như tái sinh nhựa, kim loại...).

+ Xử lý chất thải: phần chất thải sau khi đã được tuyển lựa để tái sử
dụng hoặc tái sinh sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng đốt hay chôn lấp.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu quản lý rác thải rắn sinh hoạt
2.1.3.1. Quản lý Nhà nước về rác thải rắn sinh hoạt cấp huyện
Tại điểm 1, Điều 87 của Luật bảo vệ môi trường (số 55/2014/QH13)
quy định Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ
môi trường có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tổ chức việc thu gom sản phẩm thải bỏ.
Tại điểm 1, 2, 3, Điều 88 của Luật bảo vệ môi trường (số
55/2014/QH13) quy định trách nhiệm của UBND các cấp trong quản lý chất
thải. UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm: Lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật xử lý
chất thải trên địa bàn. Đầu tư xây dựng, tổ chức vận hành công trình công
cộng phục vụ quản lý chất thải trên địa bàn. Ban hành, thực hiện chính sách
ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


Tại Quyết định số 105/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2014
của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc Quy định quản lý chất thải rắn trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh quy định: Vai trò, trách nhiệm của UBND cấp huyện
trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, cụ thể:
a. Trách nhiệm của UBND huyện
- Phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh và các cơ quan khác có
liên quan để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chất
thải rắn tại địa phương theo phân cấp.
- Đầu tư xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, khu

chôn lấp chất thải xây dựng thuộc địa bàn theo phân cấp quản lý.
- Tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, công khai quy
hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Đặt hàng hoặc đấu thầu vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt từ điểm tập kết đến khu xử lý chất thải rắn của
huyện, của tỉnh với các chủ vận chuyển có đủ năng lực.
- Lập dự toán kinh phí vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chịu trách nhiệm quản lý, sử
dụng và thanh, quyết toán nguồn kinh phí sự nghiệp đã được UBND tỉnh
giao; tổ chức đấu thầu, đặt hàng dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn
quản lý theo quy định.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong
hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo pháp luật
hiện hành.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra UBND các xã, thị trấn trong việc
thực hiện các quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
- Định kỳ 6 tháng/lần, tổng hợp kết quả hoạt động thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, các khó khăn, vướng mắc phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


sinh và các kiến nghị, đề xuất khác có liên quan, báo cáo Sở Tài nguyên và
Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
b. Trách nhiệm của Phòng Tài nguyên-Môi trường
Là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện về công tác quản lý tài nguyên và môi
trường nói chung và quản lý rác thải rắn sinh hoạt nói riêng.

Chủ trì tham mưu giúp UBND huyện xây dựng chương trình, kế
hoạch, đề án cấp huyện về công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn bảo đảm có hiệu quả.
Trực tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác vệ
sinh môi trường, nhất là việc quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện.
Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường, quản lý rác thải rắn sinh hoạt và giải quyết khiếu nại,
tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
c. Trách nhiệm của UBND xã, thị trấn
- Phổ biến, tuyên truyền, vận động, kiểm tra giám sát quá trình thu gom,
vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt của các thôn (làng), khu phố trên địa bàn.
- Có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát việc thành lập và hoạt
động của Tổ vệ sinh môi trường các thôn (làng), khu phố. Số lượng thành viên
Tổ tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng thôn (làng), khu phố nhưng không
ít hơn tỷ lệ 01 (một) vệ sinh viên phụ trách 200 (hai trăm) hộ gia đình.
- Tổ chức quản lý việc thu gom, vận chuyển và thanh quyết toán
kinh phí thu gom rác thải rắn sinh hoạt từ các nguồn thải đến điểm tập kết
trung chuyển rác thải rắn sinh hoạt của các thôn (làng), khu phố.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm quy định đổ rác thải, thu gom, vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


d. Trách nhiệm của các thôn (làng), khu phố
- Thành lập, quản lý và giám sát hoạt động của các Tổ vệ sinh môi
trường tại địa phương (đối với những địa phương không có đơn vị công ích vệ
sinh môi trường).

- Quy định cụ thể và thông báo công khai về thời gian, tuyến đường
thu gom về điểm tập kết trung chuyển rác thải rắn sinh hoạt.
- Tổ chức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn theo quy định.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ
môi trường, quản lý rác thải rắn sinh hoạt; biểu dương, khen thưởng kịp
thời các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ môi
trường trên các hệ thống phương tiện truyền thông.
e. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
Công an huyện có trách nhiệm chủ động phối hợp với Phòng Tài
nguyên - Môi trường huyện tham mưu giúp UBND huyện thực hiện tốt
công tác phòng, chống tội phạm về môi trường, vi phạm trong việc đổ rác
thải không đúng nơi quy định; huy động lực lượng tham gia ứng phó với sự
cố về môi trường theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền quản lý.
Các ngành, đoàn thể trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình tích
cực làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tham gia
bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc phân loại, xử lý rác thải ngay tại hộ gia
đình, tạo thành phong trào thi đua trong cộng đồng dân cư về việc thu gom,
phân loại và xử lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
f. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng
- Tích cực phổ biến, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân
tham gia phân loại rác thải rắn tại nguồn trên hệ thống các phương tiện
thông tin đại chúng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục phản ánh hoạt động phân loại,

thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn sinh hoạt trên hệ thống báo, đài
phát thanh, truyền hình, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công
tác bảo vệ môi trường, nhất là việc quản lý rác thải rắn sinh hoạt để từ đó
có ý thức tự giác phân loại, xử lý tạm thời ngay tại hộ gia đình.
g. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phát sinh rác thải rắn sinh hoạt
Tại Điều 15, 16 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4
năm 2015 của Chính phủ ”Về việc quản lý chất thải và phế liệu” quy định:
Các tổ chức, cá nhân phát sinh rác thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phân
loại, lưu giữ rác thải sinh hoạt theo quy định là phải phân loại tại nguồn
phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm sau:
- Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, qua,
xác động vật...)
- Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại,
cao su, ni lông, thủy tinh...)
- Nhóm còn lại.
Hộ gia đình, cá nhân phải nộp phí vệ sinh cho thu gom, vận chuyển
rác thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Chủ nguồn rác thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm ký hợp đồng dịch vụ
thu gom, vận chuyển và xử lý; thanh toán toàn bộ chi phí theo hợp đồng
dịch vụ.
Tự giác thực hiện các biện pháp thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại
nguồn phát sinh nhằm giảm thiểu tối đa lượng rác thải vận chuyển đến
điểm tập kết, trung chuyển của các thôn, gây quá tải, ô nhiễm môi trường.
2.1.3.2. Quản lý hệ thống kỹ thuật về rác thải rắn sinh hoạt
a. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn rất đa dạng về thành phần vật lý cũng như thành phần hóa
học. Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm tất cả những gì mà đã được sử dụng qua
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12



trong cuộc sống như thực phẩm, giấy, gạch ngói, plastic, nylon… Chất thải công
nghiệp thì bao gồm tất cả những gì mà quá trình sản xuất đã sử dụng thải ra như
hóa chất, nguyên vật liệu sản xuất vô cơ hoặc hữu cơ (McGRAW-HILL, 1993).
Bảng 2.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn và dạng chất thải rắn sinh ra
Các nguồn phát sinh chất thải rắn

Dạng chất thải rắn sinh ra

1. Các căn hộ gia đình, các khu
chung cư nhà cao tầng, nhà ở gia
đình
2. Nhà hàng, chợ, khu thương mại,
khách sạn và các khu dịch vụ công
cộng khác

Thực phẩm dư thừa, rác rưởi, tro tàn,
và các loại chất thải đặc trưng khác
vv…
Thực phẩm, rác rưởi, tro, chất thải xây
dựng, dầu mỡ, và một số loại chất thải
đặc trưng khác.
Thực phẩm, rác rưởi, tro, chất thải xây
3. Các văn phòng, trường học, bệnh
dựng, dầu mỡ, chất thải y tế và một số
viện, cửa hàng tạp hóa
loại chất thải đặc trưng khác.
Thực phẩm, rác rưởi, tro, chất thải xây
4. Rác đường phố

dựng, dầu mỡ, và một số loại chất thải
đặc trưng khác.
Thực phẩm, cây cỏ, các loại bao bì
5. Các khu công viên, khu vui chơi
giấy gói thực phẩm, các chất thải đặc
giải trí, hồ bơi, khu du lịch, vv…
trưng khác
6. Các khu vực đang đô thị hóa, khu Gạch, đá, cát, xà bần, gỗ, bao bì giấy,
dân cư mới
plastic, hóa chất, sắt …
7. Nhà máy nước, trạm xử lý nước thải,
Bùn dư, bùn lắng, bùn cống và một
cống thoát nước khu công nghiệp, nông
vài loại chất thải độc hại khác
thôn
Chất thải độc hại, hóa chất, tro, kim
8. Các nhà máy, khu công nghiệp
loại, và các chất thải đặc trưng khác
Thực phẩm, các hóa chất sử dụng
9. Các khu sản xuất nông nghiệp
trong nông nghiệp, rác rưởi, chất thải
nông nghiệp
Nguồn:McGRAW-HILL, 1993)
Việc phân loại chất thải rắn sinh ra từ các nguồn gốc của nó cũng có

ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý và xử lý chất thải rắn. Hiện
nay, có rất nhiều loại tài liệu khác nhau đề cập đến việc phân loại các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 13


nguồn gốc phát sinh chất thải rắn, tuy nhiên về cơ bản thì chúng cũng
tương đương với nhau.
b. Phân loại chất thải rắn
Việc phân loại chất thải rắn là một việc phức tạp, bởi vì chất thải rắn
sinh ra vô cùng phức tạp, cả về chủng loại, thành phần và tính chất của
chúng. Hiện nay có rất nhiều tài liệu về việc thu gom và quản lý chất thải
rắn nhưng mỗi tài liệu lại có một cách phân loại khác nhau. Nhìn về tổng
quát thì chúng cũng không khác nhau nhiều vì mục tiêu cuối cùng của các
chuyên gia là phân loại để có một biện pháp xử lý thích đáng, nhằm làm
giảm tính độc hại của chất thải rắn gây ra cho môi trường. Sau đây là một
cách phân loại dựa trên thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh ra
(Nguyễn Văn Phước, 2009).
* Chất thải rắn có thành phần hữu cơ cao
Là loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của các khu dân
cư, sinh ra từ các khu vực thương mại, nhà hàng, chợ, các khu văn phòng
vv… Loại chất thải này có thành phần như các loại thịt, cá hư hỏng, các loại
thực phẩm dư thừa, rau, củ, quả và các thực phẩm khác. Chúng có thành
phần hữu cơ cao, là loại chất thải rắn có tính chất phân hủy nhanh, khả năng
thối rữa cao đặc biệt với những khu vực có nhiệt độ và độ ẩm cao, khả năng
gây ô nhiễm môi trường lớn do sự phân rã các chất hữu cơ trong thành phần
của chúng (Nguyễn Văn Phước, 2009).
* Chất thải rắn là rác rưởi
Loại chất thải rắn này thường sinh ra ở các khu dân cư, khu văn
phòng, công sở, khu thương mại, nhà hàng, chợ, các khu vui chơi giải trí
vv… Thành phần của chúng chủ yếu là các loại giấy, bao bì, giấy carton,
palstic, nilon vv… Với thành phần hóa học chủ yếu là các chất vô cơ,
xenlulo, và các loại nhựa có thể đốt cháy được (Hoàng Kim Cơ, 2001).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


Ngoài ra, trong loại chất thải này còn có chứa các loại chất thải là
các loại kim loại như sắt thép, kẽm, đồng, nhôm… là các loại chất thải
không có thành phần hữu cơ và chúng không có khả năng tự phân hủy. Tuy
nhiên, loại chất thải này hoàn toàn có thể tái chế lại mà không thải loại vào
môi trường trừ khi chúng tồn tại dưới dạng các muối hay ion thì lại gây tác
hại rất lớn tới môi trường (Đặng Kim Chi, 2002).
* Chất thải rắn là sản phẩm của các quá trình cháy
Loại chất thải rắn này chủ yếu là tro tàn hoặc các nhiên liệu cháy còn
dư lại của quá trình cháy tại các lò đốt hoặc lò hơi, lò đốt dầu. Các loại tro
tàn thường sinh ra tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, các hộ gia đình khi
sử dụng nhiên liệu đốt lấy nhiệt sử dụng cho mục đích khác. Tro sinh ra
thường ở dạng bột mịn hoặc là dạng bánh xỉ khi sử dụng than làm nguyên
liệu. Xét về tính chất thì loại chất thải rắn này là vô hại nhưng chúng lại rất
dễ gây hiện tượng ô nhiễm môi trường do việc phát sinh bụi (Nguyễn Thế
Chinh, 2003).
* Chất thải độc hại
Các chất thải rắn hóa học, sinh học, chất gây phóng xạ, chất cháy, chất
dễ gây nổ vv… khi thải bỏ ra môi trường có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm
trọng tới môi trường. Chúng thường được sinh ra từ các nhà máy, các khu
công nghiệp mà tại đó các hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu cho sản
xuất (Lê Thế giới, 2005).
Ngoài ra rác thải từ các cơ sở y tế như bông băng, kim tiêm, bệnh
phẩm cũng là loại chất thải rắn có tính nguy hại lớn tới môi trường, cũng
được xếp vào dạng chất thải độc hại (Hoàng Kim Cơ, 2001).

* Chất thải sinh ra trong nông nghiệp
Các chất thải rắn sinh ra do dư thừa trong sản xuất nông nghiệp cũng
rất đa dạng và phức tạp. Chúng bao gồm các loại cây củ, quả không đạt
chất lượng bị thải bỏ, các sản phẩm phụ sinh ra trong nông nghiệp, các loại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


cây con giống không còn giá trị sử dụng vv… Loại chất thải này thường rất
dễ xử lý, ít gây ô nhiễm môi trường (Nguyễn Thế Chinh, 2003).
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông nghiêp cũng có loại chất
thải có tính độc hại cao cần phải quan tâm, có ảnh hưởng khá lớn tới môi
trường như các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Chúng có khả năng
gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, nhất là đối với các nguồn nước
ngầm và nước mặt (Đặng Kim Chi, 2002).
* Chất thải rắn sinh ra trong xây dựng
Là loại chất thải rắn sinh ra từ các quá trình đập phá, đào bới các
công trình xây dựng dân dụng, giao thông, cầu cống vv… Loại chất thải này
có thành phần chủ yếu là gạch đá, xà bần, sắt thép, bê tông, tre gỗ vv…
Chúng thường xuất hiện ở các khu dân cư mới, hoặc các khu vực đang xây
dựng (Lê Thế giới, 2005).
* Chất thải rắn sinh ra từ các ống cống thoát nước thải, trạm xử lý nước
Trong loại chất thải này thì thành phần chủ yếu là bùn đất chiếm tới
90 - 95%. Nguồn gốc sinh ra chúng là từ các loại bụi bặm, đất cát đường
phố, xác động vật chết, lá cây, dầu mỡ rơi vãi, kim loại nặng vv… trên
đường sẽ thu gom vào ống cống. Nhìn chung loại chất thải rắn này cũng rất
đa dạng, phức tạp và có tính độc hại khá cao. Ngoài ra còn một loại chất
thải rắn khác cũng được phân loại chung vào là bùn thải sinh ra từ các nhà

máy xử lý nước, trạm xử lý nước thải, phân rút từ các hầm cầu, bể tự hoại.
Các loại chất thải rắn này cũng chiếm một lượng nước khá lớn (từ 25 95%) và thành phần chủ yếu cũng là bùn đất (Lê Thế giới, 2005).
c. Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận (Trần Hiếu Nhuệ và
cộng sự, 2001).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 16


×