Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Giải pháp tăng cường áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi tại huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 110 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

x

Danh mục biểu đồ

x

Danh mục hộp


x

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

3

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

3

1.3

Câu hỏi nghiên cứu


3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.1

5

Lý luận về tăng cường áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi

2.1.1 Khái niệm biogas

5


2.1.2 Phân loại hầm biogas

5

2.1.3 Lợi ích của hầm biogas

9

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi

12

2.1.5 Các giải pháp tăng cường áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi

14

2.2

15

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thực trạng áp dụng biogas trên thế giới

15

2.2.2 Thực trạng áp dụng biogas tại Việt Nam

18


2.2.3 Kinh nghiệm trong phát triển biogas tại một số địa phương

23

2.2.4 Các bài học kinh nghiệm tăng cường áp dụng biogas trong chăn nuôi

27

iv


PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

28

3.1

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

28

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

31

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT - XH của huyện Hạ Hòa 40

3.2

Phương pháp nghiên cứu

42

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

42

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

42

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

44

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

46

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

48

4.1

Các giải pháp khuyến khích áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi tại huyện 48


4.2

Kết quả áp dụng biogas trong chăn nuôi tại Huyện

50

4.2.1 Thực trạng áp dụng biogas của huyện Hạ Hòa

50

4.2.2 Thực trạng áp dụng hầm khí biogas của các xã điều tra

55

4.2.3 Lợi ích của áp dụng biogas tại các hộ chăn nuôi

59

4.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hầm khí biogas trong chăn nuôi
ở huyện Hạ Hòa

68

4.3.1 Trình độ học vấn và nhận thức của hộ nông dân

69

4.3.2 Thu nhập của nông hộ


70

4.3.3 Tình hình phát triển chăn nuôi của hộ

71

4.3.4 Chi phí xây dựng hầm biogas

73

4.3.5 Chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế

74

4.3.6 Ảnh hưởng của các yếu tố khác

81

4.3.7 Phân tích SWOT trong áp dụng biogas ở nông hộ

84

4.4

Giải pháp tăng cường áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi trên địa
bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ

87


4.4.1 Giải pháp hỗ trợ kinh phí xây hầm

87

4.4.2 Giải pháp hỗ trợ kĩ thuật

88

4.4.3 Giải pháp tuyên truyền

89

v


4.4.4 Giải pháp hỗ trợ phát triển chăn nuôi

90

4.4.5 Giải pháp tăng cường quản lý môi trường trong chăn nuôi

91

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

92

5.1

Kết luận


92

5.2

Kiến nghị

93

5.2.1 Đối với nhà nước

93

5.2.2 Đối với địa phương

94

5.2.3 Đối với các hộ chăn nuôi

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

95

PHỤ LỤC

98

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB

: Ngân hàng Phát triển Châu Á

BQ

: Bình quân

ĐVT

: Đơn vị tính

KSH

: Khí sinh học

KTV

: Kỹ thuật viên

SNV

: Tổ chức phát triển Hà Lan

KT-XH


: Kinh tế - xã hội

STT

: Số thứ tự

QSEAP

: Dự án Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông
nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học

USD

: Đô la Mỹ

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tình hình áp dụng hầm biogas tại Nepal

17


3.1

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hạ Hòa

30

3.2

Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Hạ Hòa giai đoạn 2012-2014

34

3.3

Tình hình lao động, nhân khẩu huyện Hạ Hòa năm 2014

36

3.4

Tình hình cơ sở vật chất huyện Hạ Hòa tính đến năm 2014

37

3.5

Cơ sở vật chất y tế, giáo dục và văn hóa của huyện tính đến năm 2014

38


3.6

Danh mục, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập các thông tin

42

3.7

Số lượng đối tượng hộ phỏng vấn

43

3.8

Ma trận SWOT

46

4.1

Quy mô ngành chăn nuôi của huyện qua ba năm 2012–2014

51

4.2

Tình hình áp dụng hầm biogas trong toàn huyện qua 3 năm (2012 – 2014)

53


4.3

Tình hình sử dụng biogas của huyện qua 3 năm

54

4.4

Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của hai xã nghiên cứu năm 2014

56

4.5

Tình hình áp dụng biogas ở các xã điều tra

58

4.6

Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra

59

4.7

Tình hình áp dụng biogas ở các hộ theo quy mô chăn nuôi lứa
lợn gần nhất


4.8

60

Chi phí, lợi ích bình quân khi áp dụng biogas của các hộ điều tra
loại hầm (8-10 m3)

62

4.9

Giá trị hiện tại ròng của các hộ qua các năm

63

4.10

Đánh giá ảnh hưởng về mặt xã hội của biogas

66

4.11

Đánh giá của hộ điều tra về lợi ích môi trường do biogas mang lại

67

4.12

Trình độ học vấn và nhận thức của hộ dân về áp dụng biogas


70

4.13

Thu nhập của các nhóm hộ chăn nuôi

71

4.14

Quy mô chăn nuôi của các nhóm hộ

72

4.15

Dự kiến khả năng xây hầm của các hộ chăn nuôi chưa xây hầm

76

4.16

Các hình thức hỗ trợ kỹ thuật của dự án

78

4.17

Tổng hợp kênh thông tin mà người dân biết về công nghệ biogas


80

viii


4.18

Diện tích chuồng trại chăn nuôi của các nhóm hộ

81

4.19

Lý do hộ chăn nuôi mà chưa xây hầm

84

4.20

Các yếu tố của ma trận SWOT trong áp dụng biogas của hộ

85

4.21

Ma trận SWOT

86


ix


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

2.1

Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.1

6

2.2

Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.2

6

2.3

Hầm biogas bằng vật liệu composite

7

2.4


Hầm biogas kiểu nắp nổi

8

2.5

Hầm sinh khí kiểu túi ủ

9

2.6

Hầm biogas của một gia đình ở Bình Định

19

3.1

Cơ cấu kinh tế huyện Hạ Hòa giai đoạn 2012-2014

32

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ

Tên biều đồ

Trang

4.1


Số thợ xây hầm của huyện có việc làm

65

4.2

Đánh giá của các hộ nông dân về mức hỗ trợ vốn cho xây hầm

75

4.3

Vị trí xây hầm biogas

82

DANH MỤC HỘP
Số hộp

Tên hộp

Trang

4.1

Ý kiến của hộ về lợi ích xã hội mà biogas mang lại

66


4.2

Lợi ích môi trường mà biogas mang lại

68

4.3

Ý kiến của các hộ dân về ảnh hưởng của thị trường và dịch bệnh tới
áp dụng hầm biogas

73

4.4

Ý kiến của người dân về các hỗ trợ kĩ thuật

79

4.5

Ảnh hưởng của tập quán sản xuất tới áp dụng biogas

83

x


PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có truyền thống là một nước thuần về nông nghiệp với hơn 70%
dân số sống ở các vùng nông thôn, trong đó đa số người dân làm trong nông
nghiệp. Trong những năm qua, nền nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi
nói riêng đã có những bước phát triển liên tục, hằng năm tăng với tỷ lệ từ 5-12%
tùy theo loại hình chăn nuôi. Sự phát triển chăn nuôi cũng góp phần phát triển
kinh tế và đặc biệt là tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi. Tuy
nhiên, mặt trái của sự phát triển chăn nuôi là hàng năm các khu vực chăn nuôi
sản sinh ra trên 100 triệu tấn phân và số lượng lớn nước thải chăn nuôi gây mất
vệ sinh môi trường, gây mùi hôi thối ô nhiễm nước, đất và không khí tại các
vùng lân cận của khu vực chăn nuôi. Đặc biệt, có nhiều bệnh dịch xuất phát từ
các vùng nông thôn như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, cúm…do virus gây
thiệt hại lớn về kinh tế, đe doạ sức khoẻ dân cư nông thôn (Đỗ Thành Nam,
2009). Ngoài ra, với một số dân đông như vậy, mỗi năm lượng nhiên liệu sử
dụng để đốt như củi, gas, dầu, điện, xăng và lượng phân bón hóa học dùng cho
nông nghiệp là rất lớn. Với việc giá các loại nhiên liệu kể trên và phân bón ngày
càng tăng, việc sử dụng nhiều như vậy không những gây vấn đề nghiêm trọng đối
với môi trường như ô nhiễm không khí, gây hiệu ứng nhà kính, cạn kiệt tài
nguyên, không những ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái mà còn ảnh hưởng rất
lớn đối với đời sống kinh tế của các nông hộ, đặc biệt là các hộ nghèo ở vùng
nông thôn.
Chính những vấn đề trên mà việc áp dụng hầm biogas đối với các nông hộ
là rất cần thiết hiện nay chính bởi các lợi ích mà nó mang lại cho các nông hộ.
Áp dụng hầm biogas không những giải quyết được vấn đề kinh tế cho các nông
hộ mà còn giải quyết được các vấn đề về môi trường. Về mặt kinh tế, từ việc sử
dụng khí biogas các nông hộ có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí về nhiên liệu
đốt, tiết kiệm được chi phí phân bón hóa học từ bã phân và chất thải lỏng sau khi

1



ủ biogas. Về mặt môi trường xử lý được nguồn phụ phẩm nông nghiệp dư thừa,
ngoài ra khí biogas khi đốt sẽ sinh ra ít khí độc hại hơn các loại chất đốt khác làm
giảm được khí nhà kính.
Hạ Hòa là một huyện trung du miền núi của Tỉnh Phú Thọ, hoạt động sản
xuất nông nghiệp là chủ yếu. Chăn nuôi đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong
kinh tế hộ gia đình và là một trong những nguồn thu chủ yếu của nông hộ. Hiện
nay, toàn huyện Hạ Hòa có đàn gia cầm trên 1,2 triệu con, đàn lợn trên 65 nghìn
con và trên 8 nghìn con trâu bò. Ngành chăn nuôi phát triển ổn định và đang trở
thành một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện. Nhiều hộ đã phát
triển chăn nuôi ở quy mô lớn, trang trại, gia trại. Tuy nhiên, cùng với nhịp độ
phát triển chăn nuôi, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có những diễn biến
phức tạp. Chính vì vậy, khoảng 5 năm trở lại đây, huyện Hạ Hòa đã đặc biệt trú
trọng công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi để vừa đảm bảo phát
triển đàn gia súc gia cầm vừa tạo môi trường sống trong lành. Một trong những
giải pháp hữu hiệu được huyện Hạ Hòa thực hiện là xây hầm biogas quy mô hộ
gia đình. Trong đó, nổi bật là kết quả thực hiện dự án “Nâng cao chất lượng an
toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học” (QSEAP),
một dự án trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Đến nay,
toàn huyện đã có gần 1000 hộ có hầm biogas cung cấp chất đốt cho sinh hoạt và
đảm bảo vệ sinh môi trường (Hải Bình, 2014).
Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi công nghệ hầm biogas tại các hộ nông
dân vẫn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như: người dân thiếu thông tin, hiểu
biết về các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, khó khăn trong việc tiếp cận vốn
để đầu tư hầm...Nhiều trường hợp đầu tư xây dựng, do thiếu hiểu biết về kĩ thuật
dẫn tới một thời gian không sử dụng được do hỏng hóc hay không đủ đầu vào, từ
đó làm giảm hiệu quả của việc áp dụng công nghệ này.
Xuất phát từ những lí luận và thực tiễn trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Giải pháp tăng cường áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi tại huyện Hạ Hòa Tỉnh Phú Thọ”.


2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở đánh giá tình hình triển khai áp dụng hầm biogas trong chăn
nuôi của các hộ dân, các lợi ích mà mô hình này mang lại, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng tới việc áp dụng hầm biogas. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả và mở rộng quy mô áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi của các
nông hộ trên địa bàn huyện.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về áp dụng hầm biogas
trong chăn nuôi.
- Đánh giá thực trạng và kết quả áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi tại
huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hầm biogas trong chăn
nuôi ở huyện.
- Đề xuất giải pháp nhằm mở rộng quy mô áp dụng mô hình hầm biogas
trong chăn nuôi trên địa bàn huyện.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Biogas là gì? Cách phân loại các loại hầm biogas? Vai trò của biogas?
Tình hình áp dụng biogas trên thế giới và ở Việt Nam?
Thực trạng và kết quả áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi trên địa bàn
huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ như thế nào?
Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi trên địa
bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ?
Các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng áp dụng
hầm biogas trên địa bàn trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi.

3


1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng hầm biogas
trong chăn nuôi, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng việc áp dụng mô hình này và
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, mở rộng quy mô áp dụng hầm biogas
trong chăn nuôi của các hộ nông dân trên địa bàn Huyện Hạ Hòa, Tỉnh Phú Thọ.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tôi tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau:
(i) Tình hình chăn nuôi và áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi trên địa
bàn; (ii) các lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội mà mô hình mang lại; (iii) các
yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng mô hình hầm biogas trong chăn nuôi.
* Phạm vi thời gian
+ Thời gian làm luận văn: Từ tháng 08/2014 đến tháng 10/2015.
+ Đề tài thu thập các số liệu thứ cấp trong 3 năm từ 2012-2014, số liệu
điều tra sơ cấp trong năm gần đây nhất 2015.
*Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành trên phạm vi huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ.

4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Lý luận về tăng cường áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi
2.1.1 Khái niệm biogas
Biogas là sản phẩm khí của quá trình lên men kị khí phân giải các hợp

chất hữu cơ phức tạp thành các chất vô cơ đơn giản trong đó có sản phẩm chính
mà chúng ta cần là khí metan. Khí này có thể sử dụng như là một loại nhiên liệu
dùng để sinh nhiệt, thành phần chủ yếu của biogas gồm: CH4 (40-70%), CO2 (35 40%) và các khí khác với hàm lượng thấp như H2S, H2, O2, N2...(Phan Anh, 2009).
Khí CH4 sinh ra của biogas là một chất khí rất có ích cho cuộc sống của
con người và góp phần vào việc giải quyết triệt để vấn đề môi trường, đặc biệt là
trong ngành chăn nuôi. Có thể nói công nghệ này mang lại rất nhiều lợi ích, góp
phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước và đặc biệt là những nước đang
phát triển như nước ta hiện nay. Đối với nước ta, công nghệ này mới được phát
triển cách đây không lâu nhưng những sản phẩm của công nghệ này được sử
dụng rất nhiều vào các mục đích khác nhau và mang lại rất nhiều kết quả không
chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và môi trường.
2.1.2 Phân loại hầm biogas
Loại hầm biogas sinh khí kiểu vòm cố định
Loại này được cấu tạo gồm: Bể kín khí được xây dựng bằng vật liệu gạch,
đá, betong, đỉnh hầm và đáy có dạng bán cầu, được làm kín không cho thấm
thoát khí ra ngoài bằng cách chát một số lớp vữa trên bề mặt phía trong của hầm.
Hầm này thường được cung cấp nguyên liệu theo kiểu bán liên tục, một ngày một
lần, khí sinh ra được tích lại ở phía vòm trên của hầm. Áp suất khí lên vòm phía
trên có thể đạt 1-1.5m áp lực nước. Các chất liệu cung cấp cho loại hầm này
thường là phân và các chất thải nông nghiệp. Sản lượng khí sinh ra vào khoảng
0.1-0.2 dung tích trên một khối lượng dung tích tương đương trong ngày, thời
gian ủ trong hầm là 60 ngày trong điều kiện 250C. Trong loại này thì lại gồm hai
loại, áp dụng đối với những điều kiện khác nhau (Cục chăn nuôi, 2013a).

5


- Kiểu KT1 được ứng dụng tại những vùng có nền đất tốt, mực nước
ngầm thấp, có thể đào sâu và diện tích mặt bằng hẹp.
- Kiểu KT2 phù hợp với những vùng có nền đất yếu, mực nước ngầm

cao, khó đào sâu và diện tích mặt bằng rộng.

Hình 2.1 Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.1
Nguồn: Cục chăn nuôi, 2013a

Hình 2.2 Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.2
Nguồn: Cục chăn nuôi, 2013a

6


Ưu điểm: Không có bộ phận nào bằng thép, chủ yếu bằng ximang, do đó
giá thành xây dựng hầm tương đối rẻ và thiết kế kĩ thuật đơn giản, dễ làm.
Nhược điểm: Khí dễ thấm qua vòm, hầm thường bị nẻ sau một thời gian
sử dụng nếu như xây không đạt tiêu chuẩn (Cục chăn nuôi, 2013a).
Hầm biogas bằng vật liệu composite
- Quá trình sử dụng tiện lợi và đảm bảo vệ sinh tuyệt đối do tính năng bể
sẽ tự động phá váng, tự động đẩy được bã ra ngoài mà không cần phải thau dọn
bể như bể xây bằng gạch, áp suất gas nhiều gấp 3 lần bể xây có cùng thể tích.
Khi sử dụng không có mùi do lắp đặt có hệ thống lọc khí khử mùi riêng.

Hình 2.3 Hầm biogas bằng vật liệu composite
Nguồn: Nguyễn Hồng Sơn, 2013
- Tiết kiệm chi phí cho hộ gia đình như: lắp đặt nhanh, nhanh có gas, hàng
năm không phải dọn, hút bã, cho lượng gas nhiều, ổn định, sử dụng thường
xuyên và liên tục.
- Hầm bể biogas composite có thể lắp đặt trong mọi địa hình, đặc biệt là
những vùng trũng, vùng đất yếu mà bể xây không thể thi công, sau một thời gian
sử dụng bể biogas composite còn có thể di chuyển đi nơi khác để sử dụng tiếp
(Nguyễn Hồng Sơn, 2013).


7


Loại nắp nổi
Hầm này có một bể hình trụ, độ cao hầm so với đường kính hầm có một tỷ
lể trong phạm vi 2.5-4.1, được xây dựng bằng gạch, bê tông và lưới thép. Nguyên
liệu đầu vào chủ yếu là các loại phân cung cấp bán liên tục, đường lấy bã thải ra
qua một ống tháo với lượng bằng lượng nguyên liệu đưa vào hầm. Thời gian duy
trì nguyên liệu trong hầm khoảng 30 ngày đối với môi trường khí hậu ẩm và 50
ngày với môi trường khí hậu lạnh. Sử dụng phân chuồng với chất rắn đặc, năng
suất khí sản ra chiếm 0.2-0.3 dung tích ứng với khối nguyên liệu cho vào trong
ngày một cách tương đối ổn định. Áp lực khí vào khoảng 4 - 8 áp lực nước (Văn
Dinh, 2011).

Hình 2.4 Hầm biogas kiểu nắp nổi
Nguồn: Văn Dinh, 2011
Ưu điểm: Chịu lực tốt, sử dụng được lâu, bền. Ổn định được áp suất trong hầm.
Nhược điểm: Nắp vòm thường làm bằng thép có độ bền trung bình. Giá
thành cao, việc chống ăn mòn khó khăn do nắp phải di động (Văn Dinh, 2011).
Hầm sinh khí kiểu túi
Bao gồm một ống trụ bằng chất dẻo tổng hợp, ống nạp chất liệu vào túi và
ống tháo bã phân ra. Một hầm sinh khí kiểu túi có dung tích 50 m3 cân nặng 270
kg dễ dành bố trí vào một rãnh nông. Nguyên liệu được nạp vào trong túi theo

8


kiểu bán liên tục với một khối lượng bằng với khối lượng bã được lấy ra từ cửa
tháo. Thời gian để ủ nguyên liệu từ 30-60 ngày tùy theo nhiệt độ. Sản lượng khí

có thể đạt 0.23–0.61 dung tích so với dung tích chất liệu nạp vào hàng ngày.

Hình 2.5 Hầm sinh khí kiểu túi ủ
Nguồn: Lê Khánh và Hữu Nhân, 2012
Ưu điểm:
- Do dùng vật liệu dẻo nên việc vận hành và lắp đặt không mấy khó khăn.
- Chi phí cũng thấp hơn hẳn so với các loại hầm khác.
- Do thành hầm mỏng nên có thể tăng năng suất khi mặt trời chiếu sáng và
tăng hiệu xuất phân hủy.
Nhược điểm:
- Dễ hư hỏng và việc sửa chữa khó khăn hơn, dễ bị bục hầm do bị chuột
cắn hay các vật nhọn đâm phải.
- Về mùa đông phải có biện pháp ủ kín chống rét nếu không thì hệ thống
sẽ hoạt động không hiệu quả do không có lớp cách nhiệt với môi trường (Lê
Khánh và Hữu Nhân, 2012).
2.1.3 Lợi ích của hầm biogas
Giải quyết vấn đề chất đốt và mang lại lợi ích xã hội
Việc phát triển khí sinh học là một bước tiến quan trọng để tiến tới giải quyết

9


vấn đề thiếu chất đốt ở nông thôn, đó là mối quan tâm của cộng đồng dân cư nông
thôn. Sử dụng biogas, một chất đốt thu được từ các nguồn sinh vật dồi dào trong tự
nhiên, là một nguồn nhiên liệu thay thế cho các nhiên liệu rắn như than và củi đã
mang lại một sự thay đổi cơ bản trong lịch sử chất đốt với các vùng nông thôn. Đó là
một sáng tạo kĩ thuật quan trọng không chỉ giải quyết vấn đề năng lượng cho nông
dân và các cư dân nông thôn mà còn tiết kiệm được một khối lượng lớn nhiên liệu cho
quốc gia. Nó đã đóng vai trò to lớn trong việc kích thích sản xuất công – nông nghiệp
và còn tạo nên một sự hợp tác trong nông thôn. Theo tính toán, căn cứ vào loại, số

lượng nhiên liệu được thay thế và giá cả mua bán thì mức độ tiết kiệm nhiên liệu
bình quân đối với mỗi hộ gia đình có sử dụng biogas ước tính từ 85 nghìn đến 90
nghìn đồng/tháng. Đặc biệt, đối với những hộ gia đình sử dụng khí sinh học thay
thế hoàn toàn nhiên liệu khác trong việc đun nấu thì tiết kiệm khoảng 100 nghìn
đồng/tháng (Lê Thoa, 2010).
Phát triển biogas còn góp phần giải quyết một số vấn đề nảy sinh khác do
thiếu chất đốt. Bã thải biogas có thể đưa ra cánh đồng làm phân bón cải thiện đất
trồng trọt và cho phép đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp. Rơm rạ làm chất đốt có
thể dùng làm thức ăn khô cho gia súc. Một lượng lớn lao động trước đây dùng để
kiếm củi và vận chuyển than có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp. Việc giảm
nhu cầu củi trong đun nấu góp phần làm giảm nạn phá rừng và làm tăng diện tích
rừng. Tiền để mua than và nhiên liệu rắn khác có thể tiết kiệm được và giảm
gánh nặng tài chính cho người nông dân. Số lượng than lớn mà nhà nước cấp cho
nông thôn và chi phí khổng lồ cho việc vận chuyển cũng sẽ tiết kiệm được để đưa
vào đầu tư xây dựng các lĩnh vực khác. Sau khi xây dựng biogas, người phụ nữ
nông thôn cũng được giải phóng khỏi các công việc vặt trong gia đình và tham
gia vào sản xuất nông nghiệp nhiều hơn vì khi sử dụng gas để nấu bếp thì sẽ tiết
kiệm được nhiều thời gian hơn là bằng củi vì nhiệt năng mà gas sinh ra là cao
hơn. Sử dụng biogas hiệu quả cũng là một cách để tiết kiệm điện năng và tiền bạc
vì có thể sử dụng khí biogas để chạy các loại đèn thắp sáng hay các loại máy phát
điện sử dụng nhiên liệu khí này (Lê Như Giang, 2008).

10


Kích thích sản xuất nông nghiệp
Phát triển biogas là con đường quan trọng để kích thích sản xuất nông
nghiệp, biogas làm tăng đáng kể số lượng và chất lượng phân hữu cơ, phân người
và súc vật, rơm rạ và chất thải thực vật, các loại lá cây đều có thể trở thành phân
bón sau lên men của quá trình phân hủy ở những hầm biogas đậy kín không khí.

Thay vì trước kia sau khi thu hoạch có thể mang rơm về nhà làm chất đốt thì bây
giờ rơm được ủ trực tiếp ngoài đồng làm phân bón hay đem về nhà ủ trong hầm
biogas vừa lấy được khí gas sử dụng vừa có phân để bón cho đồng ruộng vì
thành phần các chất hữu cơ trong bã thải tăng lên rất nhiều, thành phần nito
chuyển thành amoniac dễ hấp thụ hơn với cây trồng. Theo kết quả nghiên cứu
của các viện nông nghiệp thì thành phần amoniac của phân hữu cơ được ủ men
trong 30 ngày ở một hầm biogas đã tăng lên 19.3% và thành phần photphat hữu
ích tăng lên 31.8%. Ủ kín phân hữu cơ này trong các hầm biogas cũng ngăn cản
được sự bốc hơi và mất mát amoniac.
Phân được ủ trong các hầm biogas chứng tỏ đã làm tăng năng xuất nông
nghiệp. Theo thực nghiệm thì năng xuất ngô tăng 28%, năng xuất lúa tăng 10%,
lúa mì 12.5%, bông tăng 24.7%. Nếu dùng nước thải từ biogas để ngâm hạt giống
thì số lượng hạt giống nảy mầm sẽ tăng hơn hẳn so với các hạt giống không được
ngâm (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004).
Biogas góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường
Phát triển chương trình biogas cũng là con đường hiệu quả để giải quyết
vấn đề phân bón và cải thiện vệ sinh môi trường, tiêu chuẩn sức khỏe ở nông
thôn. Nó là biện pháp để thủ tiêu các chứng sán, giun và các loại kí sinh trùng
khác sống trong mọi loại phân. Thu gom tất cả chất thải của gia súc và con người
vào hầm biogas là biện pháp giải quyết vấn đề chất thải tốt nhất. Viện kí sinh
trùng của nhiều nước đã công bố rằng: sau khi ủ lên men, bã thải chỉ còn rất ít
trứng các kí sinh trùng, giun sán giảm bớt 95%. Số lượng trứng sán, giun và kí
sinh trùng gây hại khác tìm thấy có thể giảm tới 99% (Khuyết danh, 2010).
Nơi nào phát triển hầm khí sinh học tốt hơn, nơi đó kiểm soát có hiệu quả
các bệnh về kí sinh trùng và bệnh giun sán, vệ sinh nông thôn được triển khai tốt

11


hơn, người làm nông nghiệp được bảo vệ, tiêu chuẩn chung về bảo vệ sức khỏe

được nâng lên rõ rệt.
Ngoài ra như trên ta đã nói thì trong thành phần khí sinh học do phân hủy
xác của sinh vật nên có một lượng lớn khí metan khoảng trên 50% lượng khí
thoát ra và 30% còn lại là cacbonic và hơi nước, đây là các khí góp phần to lớn
gây nên hiệu ứng nhà kính, một vấn đề nóng bỏng không kém. Như vậy, việc
gom xác động thực vật lại một chỗ để phân hủy và sử dụng khí metan là góp
phần vào giảm thiểu nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính.
Cơ giới hóa nông nghiệp
Phát triển biogas cũng có thể tạo nên nguồn nhiên liệu mới cho việc cơ
giới hóa nông nghiệp. Hiện nay ở các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam, biogas được dùng với số lượng lớn không chỉ để nấu ăn, thắp sáng mà còn
dùng để kéo các máy nông nghiệp.
Biogas được dùng như một loại nhiên liệu chất lượng cao để nấu ăn, thắp
sáng cũng như cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp: khí biogas được dùng để
chạy các máy phát điện quy mô hộ gia đình và một số động cơ khác. Như máy
cày công suất nhỏ đặt gần các bể khí biogas và có dây dẫn nạp khí liên tục cho
máy hoặc là có các bình trữ khí cỡ nhỏ lắp đặt trên máy.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi
- Trình độ học vấn và hiểu biết của hộ nông dân: Khi trình độ học vấn cao, có
sự hiểu biết thì các hộ sẽ nhận thức được vai trò cũng như lợi ích to lớn của biogas.
Chính vì vậy, họ sẽ quyết định áp dụng hầm biogas để tiết kiệm chi phí và bảo vệ
môi trường. Kéo theo đó là quá trình thay đổi cách chăn nuôi từ nhỏ lẻ truyền thống
sang áp dụng chăn nuôi tập trung theo kiểu quy mô trang trại, tuân theo các quy
trình mang tính khoa học trong việc xây dựng hầm khí biogas. Từ đó, vừa góp phần
thay đổi quy mô chăn nuôi của hộ vừa góp phần nâng cao thu nhập, hiệu quả biogas
được nâng lên rõ rệt (Nguyễn Ngọc Sơn và cs, 2010).
- Thu nhập của hộ: Muốn áp dụng được hầm biogas vào trong chăn nuôi
thì trước hết phải đầu tư một khoản vốn ban đầu cho việc lắp đặt hoặc xây dựng
hầm biogas, đó chính là giá thành xây hầm. Và hiệu quả của mô hình phụ thuộc


12


vào nguồn gốc về vốn: vốn tự có, vốn cho vay hay là được hỗ trợ từ các chương
trình dự án khí sinh học...Ngoài ra, lãi suất ngân hàng cũng ảnh hưởng đến khả
năng xây dựng hầm (Đặng Văn Huế, 2011).
- Quy mô chăn nuôi của hộ: Muốn cho hầm biogas sử dụng được không
thể thiếu nguyên liệu đầu vào, đó chính là chất thải từ hoạt động chăn nuôi của
hộ gia đình. Các nhà khoa học chỉ ra rằng nếu hộ nông dân mà chăn nuôi ít hoặc
diện tích đất sử dụng cho chăn nuôi không đủ để xây dựng hầm hoặc số đầu gia súc
không đủ cung cấp lượng nguyên liệu thì họ cũng không áp dụng được (Đỗ Thành
Nam, 2009).

- Chính sách: Chính sách phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của địa
phương cũng là một nhân tố tác động tới việc áp dụng biogas. Trong những năm gần
đây, với mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn. Đã có nhiều các chính
sách, chương trình triển khai về các địa phương về vần đề phát triển chăn nuôi và xử
lý chất thải ô nhiễm. Nghiên cứu trước đây cho rằng nếu các địa phương tích cực
triển khai việc áp dụng biogas cũng làm cho việc áp dụng hầm tăng lên. Các chương
trình, mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển liên quan đến phát triển nông nghiệp
nông thôn và xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn (Bùi Xuân An, 2012).
- Chi phí xây dựng hầm biogas: chi phí này phụ thuộc vào từng loại hầm
khác nhau mà nông hộ áp dụng như: Kiểu hẩm, thể tích hầm, giá nguyên vật liệu và
nhân công. Trong thời điểm hiện nay, các loại chi phí này tăng cao làm cho giá xây
dựng hầm biogas ảnh hưởng lớn tới quyết định xây hầm của các hộ chăn nuôi
(Nguyễn Ngọc Sơn và cs, 2010).
- Công tác tuyên truyền, vận động người dân
Thực hiện công tác tuyên truyền tốt sẽ tạo sự chuyển biến tích cực về nhận
thức của nhân dân về những hiệu quả mà biogas mang lại, từ đó sẽ thúc đẩy quá
trình áp dụng công nghệ này trong các hộ nông dân. Do đó, trong quá trình tổ chức

thực hiện, chúng ta phải tận dụng tối đa các phương thức tuyên truyền, vận động
trên các kênh khác nhau từ báo, đài, truyền hình...đến hệ thống loa thông tin truyền
thanh thị trấn, xã, xóm, kết hợp với sự tham gia của các cán bộ khuyến nông cơ sở
và sự tuyên truyền của chính những người đã sử dụng công nghệ này. Công tác

13


tuyên truyền phải được thống nhất từ cấp huyện, xã đến từng thôn, xóm (Nguyễn
Ngọc Sơn và cs, 2010).
- Các yếu tố khác như tình hình dịch bệnh, giá cả thị trường đầu ra, đầu
vào của ngành chăn nuôi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc áp dụng biogas của
các hộ nông dân. Trong những năm trở lại gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn
vật nuôi của huyện diễn ra khá phức tạp, cùng với đó là giá cả lên xuống, không
ổn định của đầu vào và đầu ra, nhất là với lợn thịt. Do đó, vấn đề đặt ra là cần ổn
định tình hình phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho
biogas thì mới có thể áp dụng được công nghệ này (Nguyễn Ngọc Sơn và cs, 2010).
2.1.5 Các giải pháp tăng cường áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi
Công nghệ biogas không phải là mới, tuy nhiên việc áp dụng nó vào thực
tế vẫn còn nhiều vấn đề cản trở. Do đó, ngoài mong muốn của các hộ chăn nuôi,
cần phải có những sự giúp đỡ, những giải pháp để khuyến khích người dân tích
cực tham gia áp dụng công nghệ này. Những giải pháp thường được áp dụng
nhằm khuyến khích các hộ chăn nuôi áp dụng hầm biogas như kêu gọi những
chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi cũng như chương trình phát triển
khí sinh học. Mỗi chương trình, dự án sẽ đi kèm theo đó là các giải pháp cụ thể
để triển khai thực hiện.
Giải pháp về kinh tế: việc áp dụng hầm biogas trong chăn nuôi cần một số
vốn nhất định trong khi các hộ chăn nuôi hầu hết là thuần nông, không phải hộ
nào cũng có điều kiện để áp dụng, do đó những hỗ trợ về kinh tế là thật sự cần
thiết vừa để người dân có vốn để phát triển chăn nuôi, vừa có vốn để xây hầm

biogas. Có nhiều hình thức hỗ trợ về vốn như cho vay vốn lãi suất thấp với người
có nhu cầu vay để phát triển chăn nuôi, ưu tiên hỗ trợ lãi suất với các hộ nghèo,
hộ có điều kiện kinh tế khó khăn....Đối với các hộ chăn nuôi có nhu cầu xây hầm
biogas thì hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hầm với nguồn hỗ trợ từ các tổ
chức quốc tế, kinh phí hỗ trợ của địa phương (Nguyễn Tuấn, 2013).
Giải pháp về kỹ thuật: Trú trọng công tác đào tạo cán bộ và thợ xây của
dự án. Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, thợ xây của dự án có tay nghề cao để
hướng dẫn nông dân và đảm bảo chất lượng xây dựng công trình KSH. Đồng

14


thời với việc tư vấn và hỗ trợ xây dựng công trình, tổ chức các buổi hội thảo
tuyên truyền và các lớp tập huấn kỹ thuật sử dụng vận hành công trình KSH cho
các hộ nông dân tham gia dự án. Vấn đề bảo đảm chất lượng xây dựng công trình
cũng luôn được coi trọng và được giám sát chặt chẽ từ lúc xây dựng tới lúc
nghiệm thu đưa vào sử dụng. Hàng năm Văn phòng dự án Tỉnh đều tổ chức các
cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa thợ xây và kỹ thuật viên cấp tỉnh, huyện,
từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu trong quá trình triển khai. Bênh cạnh đó
là việc nghiên cứu và hướng dẫn kĩ thuật sử dụng phụ phẩm KSH chủ yếu là
nước xả sau quá trình sinh khí để tưới bón cho cây trồng và làm thức ăn chăn
nuôi nhằm sử dụng hiệu quả tối đa sản phẩm KSH, tăng năng suất cây trồng vật
nuôi, khép kín chu trình sản xuất (Nguyễn Tuấn, 2013).
Giải pháp thông tin tuyên truyền: tuyên truyền tiếp thị để thay đổi nhận
thức của người nông dân theo hướng sản xuất chăn nuôi có hiệu quả kinh tế bền
vững và có trách nhiệm với môi trường, cộng đồng thông qua mạng lưới khuyến
nông viên các xã, thị trấn. Mở các lớp tập huấn, tuyên truyền về công nghệ, lợi
ích, hiệu quả và cách sử dụng công trình khí sinh học, kết hợp với việc phân phát,
phổ biến tài liệu cho người chăn nuôi và thông tin quảng bá dự án trên các báo
đài, các kênh phát thanh truyền hình. Qua công tác thông tin tuyên truyền, hội

thảo, tập huấn, nhiều nông dân nhận thức được lợi ích thiết thực và hiệu quả của
công trình khí sinh học nên sẽ đăng ký và tham gia xây dựng công trình khí sinh
học để hưởng lợi từ sự hỗ trợ của dự án (Nguyễn Tuấn, 2013).
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng áp dụng biogas trên thế giới
Hiện nay, ở quy mô toàn cầu, biogas là nguồn năng lượng lớn. Tổng sản
lượng áp dụng chiếm 9% đến 10% tổng năng lượng trên thế giới. Theo tính toán,
nếu tận dụng xử lý được hết nguồn phế thải toàn cầu thì hàng năm người ta có
thể tạo 200 tỷ m3 khí sinh học, tương đương 150 đến 200 triệu tấn nhiên liệu và
kèm theo nó là khoảng 20 triệu tấn phân bón hữu cơ chất lượng cao (Trần Phú
Điền, 2012). Nhiều nước đã tập trung nghiên cứu triển khai, sử dụng các nguồn
khí sinh học và đạt được một số thành tựu đáng kể. Cụ thể:

15


Trung Quốc
Trung Quốc có lịch sử phát triển khí sinh học từ rất lâu, bắt đầu từ cuối
thế kỷ XIX. Ngay từ những năm 1978, Trung Quốc đã xây dựng được 7.5 triệu
bể, hàng năm tạo ra khoảng 2.5 tỷ m3 khí, tương đương 1.5 triệu tấn dầu mỏ. Cho
đến năm 1979, trên lãnh thổ Trung Quốc đã có 301 trạm phát điện nhỏ sử dụng
khí biogas, có trạm có tổng công suất lên tới 1500kW. Đến 1985, Trung Quốc đã
xây dựng được 70 triệu bể và đến cuối năm 2003 là hơn 9.7 triệu hầm cho các hộ
gia đình trên toàn quốc. Trên 90% hầm hoạt động tốt, sản xuất ra khoảng
2980000 m3/năm. Biogas chủ yếu được sử dụng vào mục đích đun nấu, thắp sáng
và chạy các động cơ phát điện. Đến giai đoạn 2006–2011, chính phủ nước này
tiếp tục đầu tư 21.2 tỷ Nhân dân tệ để phát triển việc sử dụng khí sinh học tại các
khu vực nông thôn. Tính đến cuối năm 2010, 40 triệu hộ gia đình, chiếm 1/3 dân
số ở khu vực nông thôn tại Trung Quốc đã được tiếp cận với khí sinh học. Tại
những vùng nghèo nhất của Trung Quốc, khí sinh học (biogas) và năng lượng

Mặt Trời được coi là những nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và hiệu
quả hơn so với các năng lượng khác. Hiện nay, mỗi năm Trung Quốc sản xuất ít
nhất 16 tỷ m3 khí sinh học, đáp ứng 13% nhu cầu tiêu thụ khí đốt tự nhiên của cả
nước (Phương Trang, 2012).
Hội đồng Bảo vệ các nguồn Tài nguyên Tự nhiên, có trụ sở tại Mỹ, đánh giá
rằng việc sử dụng rộng rãi khí sinh học trong 10 năm qua tại Trung Quốc là một ví
dụ thành công cho thấy mô hình khí sinh học (biogas) đã có tác động tích cực đáng
kể đến các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế ở cấp địa phương. Tuy nhiên, chi
phí cao để duy trì hoạt động cho các hầm biogas đang là gánh nặng cho những
người sử dụng. Bên cạnh đó, chính quyền không cung cấp đủ các khoản trợ cấp để
các địa phương triển khai những chương trình khuyến khích sử dụng khí sinh học.
Do đó, những chương trình này thường có chất lượng giới hạn, tính hiệu quả không
cao và các số liệu báo cáo thiếu chính xác (Hoàng Việt, 2001).
Nepal
Nepal là nước đã ứng dụng khí sinh học từ thập kỷ 80 và từ năm 1992 với
sự hỗ trợ của Dự án SNV, Chính phủ Nepal đã xây dựng Chương trình Hỗ trợ

16


Khí sinh học (KSH) và nhờ đó đã xây dựng thêm được rất nhiều bể KSH. Từ chỗ
chỉ có khoảng 2000 bể KSH vào năm 1991-1992 thì đến năm 2008, Nepal đã xây
dựng thêm mỗi năm khoảng 16000 đến 18000 bể KSH. Từ năm 2008 ở Nepal đã
có 140000 bể KSH cho các gia đình nông dân ở 62 địa phương và phục vụ cho
lợi ích thiết thực của 11000 hộ nông dân.
Nepal không nuôi lợn cho nên chủ yếu chỉ dùng phân và nước tiểu của
người và trâu bò. Nhờ có bể KSH mà môi trường nông thôn được cải thiện một
cách rõ rệt. Chuồng trâu bò sạch sẽ, không có ruồi muỗi và không có mùi hôi
thối, môi trường sống được thay đổi. Nguồn phân và nước tiểu được tận dụng và
được chuyển hóa thành các loại phân hữu cơ vừa có chất lượng cao vừa an toàn,

lại không có mùi hôi thối và dễ cho cây trồng hấp thụ, dễ chuyển thành chất mùn
làm cải thiện chất đất. Đáng chú ý là nếu chăn nuôi đủ số lượng trâu bò cần thiết
thì sẽ có đủ lượng KSH để chạy máy nổ nhỏ nhằm có điện thắp sáng và xem TV,
nghe radio…(Nguyễn Lân Dũng, 2012).
Bảng 2.1 Tình hình áp dụng hầm biogas tại Nepal
Hầm biogas

Chi phí

Loại bể Tỷ trọng

xây dựng

(m3)

(%)
4

11,34

6

47,71

8

23,3

10


15,55

15

1,60

Tiết kiệm/năm

Tăng năng suất

(USD)

cây trồng (%)

(rupi)
6500-9500
5500-8500
>7500

Củi

59,19

Lúa

38,10

Dầu

12,16


Ngô

32,20

Đạm

8,07

Lúa mỳ

34,20

Lân

5,28

Khoai tây

42,10

Kali

8,07

Rau, đậu

30,40

Nguồn: Nguyễn Lân Dũng, 2012

Ngoài ra, tại Campuchia ngoài việc dùng bã thải từ công trình KSH để
bón trực tiếp cho cây trồng, nông dân còn dùng nước thải để ủ phân với rơm rạ,
cây cỏ, để nuôi giun, nuôi cá (làm tăng lượng thực vật phù du)…Người dân vẫn
dùng nước thải ở bể KSH để ngâm với một số nguyên liệu thực vật (như Neem,

17


Yam, Boraphed…), ủ 2 tuần rồi pha 1 lít này với 4 lít nước và dùng để thay
thuốc trừ sâu hoá học, vừa đạt hiệu quả tốt vừa góp phần có sản phẩm an toàn.
Tại những nước phát triển (Mỹ, Pháp, Đức, Đan Mạch...), KSH được lấy từ
các bãi rác chôn lấp, các nhà máy chế biến nông sản để sản xuất điện năng, 22 quốc
gia trong Liên minh Châu Âu năm 2006 đã sản xuất 62000 GWh. Có 17000 GWh
đã được hoán chuyển thành điện năng. Đức là quốc gia sản xuất KSH nhiều nhất với
22000 GWh. Tại Hoa Kỳ, lượng KSH sản xuất chiếm 6% khí đốt thiên nhiên sử
dụng cho toàn quốc vào năm 2006, tương đương 10 tỷ Gallons xăng. Trung Quốc là
một quốc gia đã phát triển mạnh công nghệ KSH, mỗi năm nước này bán ra 40%
lượng KSH trên toàn thế giới (Nguyễn Lân Dũng, 2012).
2.2.2 Thực trạng áp dụng biogas tại Việt Nam
2.2.2.1 Thực trạng áp dụng biogas tại Việt Nam
Biogas là công nghệ sản xuất khí sinh học, là quá trình ủ phân rác, phân hữu
cơ, bùn cống rãnh để tạo ra nguồn khí sinh học sử dụng trong hộ gia đình hay trong
sản xuất. Sản xuất khí sinh học dựa trên cơ sở phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ tự
nhiên hay là quá trình lên men mêtan. Nguồn nguyên liệu để sản xuất biogas có thể
nói là vô tận từ các loại bùn từ ao tù, đầm lầy, phế liệu, phế thải trong sản xuất nông,
lâm nghiệp và các hoạt động sản xuất và chế biến nông sản, xác động vật.
Hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng 500000 hầm phân hủy biogas, có
quy mô dưới 10m3 của các hộ gia đình nông dân. Riêng chương trình Khí sinh học
cho ngành chăn nuôi Việt Nam do Chính phủ Hà Lan tài trợ, tính đến năm 2011 đã
xây được 15678 hầm biogas. Ước tính chỉ có chưa đến 100 hầm biogas thương

mại với dung tích khoảng 100 - 200m3 tại các trang trại nuôi lợn. Tuy nhiên, toàn
quốc có tới 17000 trang trại lợn, nghĩa là mới đạt 0.3% trang trại có hầm biogas.
Về công nghệ, hầu hết các hầm ủ nhỏ là loại hầm vòm cố định xây bằng gạch hoặc
đúc sẵn bằng composite tại các cơ sở chuyên nghiệp…Tuy nhiên, đến nay vẫn
chưa có nhà máy sản xuất điện biogas nào được hòa lưới điện quốc gia (Minh
Nghĩa, 2012).
Biogas hiện nay được sử dụng chủ yếu cho đun nấu và chiếu sáng ở quy
mô hộ gia đình ở các khu vực nông thôn. Dự báo nhu cầu sử dụng biogas cho

18


×