Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

giải pháp tăng thu nhập cho nông hộ có phụ nữ là chủ hộ trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THẮM

GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG HỘ
CÓ PHỤ NỮ LÀ CHỦ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THẮM

GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG HỘ
CÓ PHỤ NỮ LÀ CHỦ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.01.02



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CHU THỊ KIM LOAN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thắm

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và nghiên cứu
tại khoa, đồng thời tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Chu Thị Kim Loan đã dành
nhiều thời gian tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản lý cùng các bộ
phận khác, các đồng nghiệp tại UBND huyện Lương Tài đã ủng độ, tạo điều kiện và
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quán trình thu thập thông tin, dành thời gian đóng góp ý
kiến và tham gia khảo sát phiếu điều tra giúp tôi có dữ liệu để hoàn thiện luận văn.

Trân trọng.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thắm

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục bảng

vi

Danh mục biểu đồ

vii


Danh mục chữ viết tắt

viii

I

MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài.

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

II


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG THU NHẬP CHO
NÔNG HỘ CÓ PHỤ NỮ LÀ CHỦ HỘ

4

2.1

Cơ sở lý luận

4

2.1.1

Một số khái niệm cơ bản

4

2.1.2

Cách tính thu nhập của nông hộ

9

2.1.3

Quan điểm tăng thu nhập cho nông hộ có chủ là nữ

11

2.1.4


Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ có chủ là nữ

14

2.1.5

Đặc điểm của nữ chủ hộ ở nông thôn

17

2.2

Cơ sở thực tiễn

18

2.2.1

Kinh nghiệm nâng cao thu nhập của nông hộ ở một số nước trên thế giới

18

2.2.2

Thực trạng thu nhập và chính sách hỗ trợ nâng cao thu nhập cho nông
hộ ở Việt Nam

21


2.2.3

Một số công trình nghiên cứu có liên quan

31

III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

34

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

34

3.1.1

Đặc điểm tự nhiên

34

3.1.2

Điều kiện kinh tế- xã hội

36


3.1.3

Vài nét về nữ chủ hộ trên địa bàn huyện

46

iv


3.2

Phương pháp nghiên cứu

47

3.2.1

Phương pháp thu thập số liệu

47

3.2.2

Phương pháp phân tích số liệu

50

3.2.3

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu


51

IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

52

4.1

Thực trạng thu nhập của nông hộ có phụ nữ là chủ hộ trên địa bàn
huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh

52

4.1.1

Đặc điểm cơ bản của nông hộ có phụ nữ là chủ hộ

52

4.1.2

Hình thức tổ chức hoạt động sản xuất của các nông hộ điều tra

55

4.1.3


Tổng thu của nông hộ có phụ nữ là chủ hộ

56

4.1.4

Chi phí cho sản xuất kinh doanh của nông hộ có phụ nữ làm chủ hộ

59

4.1.5

Thu nhập của nông hộ

61

4.2

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ có phụ nữ là chủ hộ.

69

4.2.1

Các yếu tố thuộc về nông hộ

69

4.2.2


Các yếu tố bên ngoài

78

4.2.3

Yếu tố khác

83

4.2.4

Đánh giá chung

84

4.3

Một số giải pháp tăng thu nhập cho nông hộ có phụ nữ là của hộ trên
địa bàn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh

86

4.3.1

Định hướng nâng cao thu nhập cho nông hộ ở huyện Lương Tài

86

4.3.2


Một số giải pháp tăng thu nhập cho nông hộ có phụ nữ là chủ hộ

89

V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

110

5.1

Kết luận

110

5.2

Kiến nghị

111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

113

PHỤ LỤC

115


v


DANH MỤC BẢNG
Số bảng
2.1

Tên bảng

Trang

Thu nhập của người dân nông thôn Trung Quốc từ các nguồn khác
nhau giai đoạn 1997 - 2000

19

2.2

Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở nông thôn

25

2.3

Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở khu nông thôn chia theo 5
nhóm thu nhập của thời kỳ 2008 -2012

26


3.1

Tình hình đất đai của huyện Lương Tài 2012-2014

37

3.2

Cơ cấu kinh tế huyện Lương Tài giai đoạn 2010 - 2014

38

3.3

Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện qua các năm 2012-2014

40

3.4

Dân số và lao động huyện Lương Tài giai đoạn 2012 - 2014

44

3.5

Nguồn và nội dung thu thập thông tin thứ cấp

48


3.6

Số lượng mẫu điều tra

49

4.1

Thông tin cơ bản về chủ hộ điều tra là nữ giới

52

4.2

Thông tin cơ bản về nông hộ có chủ hộ là nữ

54

4.3

Tổng thu từ các hoạt động của nông hộ

58

4.4

Chi phí sản xuất bình quân 1 nông hộ có phụ nữ làm chủ hộ

60


4.5

Thu nhập bình quân 1 nông hộ qua điều tra

62

4.6

Thu nhập bình quân 1 lao động trong hộ qua điều tra

68

4.7

Tình hình đất đai của nông hộ có phụ nữ là chủ hộ

70

4.8

Thực trạng về lao động và nhân khẩu của nông hộ có phụ nữ là chủ hộ

72

4.9

Vốn sản xuất BQ 1 nông hộ có phụ nữ làm chủ hộ qua điều tra

74


4.10

Giá trị máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất của hộ điều tra

76

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

4.1

Cơ cấu nguồn thu nhập của các nông hộ có phụ nữ là chủ hộ

66

4.2

Thu nhập bình quân trên nhân khẩu hộ một tháng

66

4.3


Tình trạng sức khỏe của nữ chủ hộ

77

4.4

Lượng mưa năm 2014 trên địa bàn huyện Lương Tài

82

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

:

Ban Chấp hành

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BLDS

:


Bộ luật dân sự

BQ

:

Bình quân

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CC

:

Cơ cấu

CH

:

Chủ hộ

CN

:


Công nghiệp

CN - TTCN

:

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

CN& XDCB

:

Công nghiệp và xây dựng cơ bản

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSXH

:

Chính sách xã hội

GDP

:


GTTLSX

:

Giá trị sản xuất tư liệu sản xuất

GTSX

:

Giá trị sản xuất

HĐSXKD

:

Hoạt động sản xuất kinh doanh

HGĐ

Tổng sản phẩm nội địa (viết tắt của cụm từ Gross
Domestic Product)

Hộ gia đình

:

HTCT


:

Hệ thống chính trị

HTX

:

Hợp tác xã

KD - DV

:

Kinh doanh - dịch vụ

KHCN

:

Khoa học công nghệ

KHKT

:

khoa học kỹ thuật

LHPN


:

Liên hiệp phụ nữ

LĐN

:

Lao động nữ

LĐ NN

:

Lao động nông nghiệp

LLSX

:

Lực lượng sản xuất

NDT

:

Nhân dân tệ

viii



NN

:

Nông nghiệp

NN & PTNT

:

Ngân hàng nông nhiệp và phát kiển nông thôn

NTTS

:

Nôi trồng thủy sản

NXB KHXH

:

Nhà xuất bản khoa học xã hội

QHSDĐ

:

Quyền hạn sử dụng đất


RAT

:

Rau an toàn

SL

:

Số lượng

SX

:

Sản xuất

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp


TAGSGC

:

Thức ăn gia súc gia cầm

TM – DV

:

Thương mại - dịch vụ

TW

:

Trung ương

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VAC

:

Mô hình sản xuất Vườn - Ao - Chuồng


VietGap

:

XH

:

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (viết tắt của
cụm từ Vietnamese Good Agricultural Practices)
Xã hội

ix


I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nước ta có khoảng 80% dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn thì phụ nữ
chiếm tới 51,34%, trong sản xuất nông nghiệp lao động chiếm 72%. Với truyền
thống cần cù, chịu khó, nỗ lực vươn lên, phụ nữ đã tích cực học tập, ứng dụng tiến
bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi. Phụ nữ cũng là một lực lượng đông
đảo tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi mang lại
năng suất, chất lượng. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã xuất hiện nhiều điển
hình phụ nữ làm kinh tế giỏi... Người phụ nữ đang ngày càng khẳng định được vị trí
của mình trong việc phát triển kinh tế gia đình và đẩy mạnh hoạt động xã hội. Phụ
nữ chính là người tạo ra phần lớn lương thực tiêu dùng cho gia đình. Theo kết quả
của một số nghiên cứu, hiện nay trên thế giới, 1/4 số hộ gia đình do nữ làm chủ hộ
và nhiều hộ gia đình khác phải phụ thuộc vào thu nhập của lao động nữ (Đỗ Thị
Bình, Trần Thị Vân Anh, 2003). Tuy nhiên thực tế hiện nay ở nông thôn vẫn còn số


lượng không nhỏ phụ nữ làm chủ hộ gia đình đang sống trong cảnh nghèo đói. Một
trong những nguyên nhân sâu xa là do họ phải lo toan nhiều hơn cho thu nhập và
cuộc sống gia đình, ít thời gian để giao tiếp và tham gia hội họp cồng đồng, ít tiếp
cận thông tin để nâng cao hiểu biết,... Họ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và
thách thức trong quá trình thi đua thực hiện phong trào Xây dựng Nông thôn mới
theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Do đó, nâng cao thu nhập cho nông hộ có
chủ là nữ là vấn đề quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Lương Tài là một huyện nằm ở cuối tỉnh Bắc Ninh, giáp với tỉnh Hải Dương
nên không có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Ở đây sản xuất nông
nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện. Theo kết
quả tổng điều tra dân số huyện năm 2014, phụ nữ chiếm 46% lực lượng lao động ở
huyện. Trong khu vực nông thôn lao động nữ làm nông nghiệp chiếm 68% lực
lượng lao động nữ; trong đó lao động nữ làm chủ hộ chiếm 18,2%. Họ giữ vai trò
chính trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong trồng trọt, chăn
nuôi, chế biến nông sản. Do vậy, muốn phát triển nông nghiệp để nâng cao thu nhập
1


cho nông hộ có chủ là nữ thì bằng mọi giá phải nâng cao giá trị thu hoạch và thu
nhập ròng trên một ha đất nông nghiệp lên gấp nhiều lần. Nhưng thực hiện điều này
như thế nào vẫn là câu hỏi quan trọng cần được giải đáp? Song để nâng cao thu
nhập cho nông hộ có chủ là nữ không chỉ dựa vào nông nghiệp mà thêm vào đó, nên
dựa vào hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp như chế biến nông sản, sản xuất
công cụ phục vị cho nông nghiệp, kinh doanh vật tư nông nghiệp,... Hiện cả nước
có khoảng 1,33 triệu hộ phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, thu từ các ngành
nghề này cao gấp 2-3 lần so với sản xuất nông nghiệp, đời sống của người dân được
cải thiện rõ rệt, đồng thời nâng cao thu nhập cho hộ (Lê Đình Thắng, 1993).
Thực tế cho thấy, phụ nữ nói chung, phụ nữ làm chủ hộ nói riêng trên địa bàn
huyện có một ưu điểm nổi bật là khéo léo, tính toán giỏi giang và thành đạt chủ yếu

dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi người nhưng hạn chế không nhỏ trong việc phát
huy nguồn nhân lực nữ là trình độ học vấn thấp, không được tiếp xúc với những kỹ
thuật tiến bộ. Vài năm trở lại đây, nhiều cơ chế chính sách được mở rộng, nhiều
chương trình dự án được phát triển trên địa bàn huyện như: Chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thủy sản trên đất trũng,
quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, kiên cố hóa
kênh mương, phối hợp tổ chức kinh tế - xã hội trong hoạt động khuyến nông, khuyến
khích đầu tư phát triển nhiều doanh nghiệp tư nhân,… Nhưng do một số nguyên nhân
khách quan và chủ quan, thu nhập bình quân đầu người một năm của nông hộ có phụ
nữ là chủ còn thấp, chỉ có 14,7 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo trong các nông hộ có chủ là
nữ là 15,8%, tỷ lệ thiếu việc làm cao (Nguyễn Ngọc Vinh, 2004).
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả xin chọn " Giải pháp tăng thu nhập cho
nông hộ có phụ nữ là chủ hộ trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh " làm
đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng thu nhập của nông hộ có chủ là nữ, để tìm ra những yếu
tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ có chủ là nữ, từ đó đề

2


xuất một số giải pháp tăng thu nhập cho nông hộ có chủ là nữ trên địa bàn huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tăng thu
nhập cho nông hộ có phụ nữ là chủ hộ.
Thứ hai, đánh giá thực trạng thu nhập của nông hộ có có phụ nữ là chủ hộ
trên địa bàn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây; phát hiện
những nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng thu nhập cho nông hộ có phụ nữ là chủ hộ

trên địa bàn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp chủ yếu để tăng thu nhập cho nông hộ có
phụ nữ là chủ hộ trên địa bàn nghiên cứu trong những năm tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu nhóm phụ nữ làm chủ hộ trong các hộ gia
đình nông thôn ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số nội dung cụ thể sau: Tổ chức
hoạt động sản xuất; thu nhập và đời sống; những yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của
nông hộ có phụ nữ là chủ hộ. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng thu nhập
cho nông hộ có phụ nữ là chủ hộ trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu được thực hiện tại Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
+ Về thời gian thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp: Thu thập trong 3 năm 2012– 2014.
Số liệu sơ cấp: Khảo sát thực tế năm 2014.
+ Thời gian thực hiện đề tài: 12 tháng, bắt đầu từ tháng 10/2014 đến tháng
10/2015

3


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG THU NHẬP
CHO NÔNG HỘ CÓ PHỤ NỮ LÀ CHỦ HỘ
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về nông hộ

Nông hộ (hộ nông dân) là những hộ sống ở nông thôn, thu nhập chính từ các
hoạt động sản xuất trong nông hộ và ngoài nông hộ. Thu từ sản xuất trong nông hộ
bao gồm các ngành sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, thu từ ngoài nông hộ
bao gồm: tiền đi làm thuê, trợ cấp, tiền gửi về, tiền lương hưu, quà biếu,...
Theo Ellis (1988) định nghĩa "Nông hộ (hộ nông dân) là các hộ gia đình làm
nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu
sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn,
nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng
hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao".
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà
khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình
thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn" (Lê Đình Thắng,1993).
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt
động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động
phi nông nghiệp ở nông thôn”.
Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc (2001) trong phân tích điều tra nông
thôn năm 2001 cho rằng: "Nông hộ (hộ nông nghiệp) là những hộ có toàn bộ hoặc
50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng
trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ
thực vật,...) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp".
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về nông hộ của các tác giả và theo
nhận thức của cá nhân tôi, tôi cho rằng:
- Nông hộ là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là
nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt
động nông nghiệp, các nông hộ còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như
4


tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,...) ở các mức độ khác nhau
- Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một

đơn vị tiêu dùng. Như vậy, nông hộ không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt
đối và toàn năng, mà còn phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh
tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
thị trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ
thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một
vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nước ta trong
tình hình hiện nay.
2.1.1.2. Khái niệm về chủ hộ
Theo khoản 1 Điều 107 BLDS: “Chủ hộ là đại diện của HGĐ trong các
giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã
thành niên có thể là chủ hộ”.
Khái niệm “chủ hộ gia đình” gọi tắt là “chủ hộ” dùng để chỉ vị thế, vị trí
trung tâm, chủ đạo trong cơ cấu hộ gia đình với những vai trò tương ứng của nó
ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò và vị thế của các thành viên trong hộ. Vai trò của
chủ hộ là tổ chức, chỉ huy sản xuất kinh tế và đời sống của các thành viên trong
hộ. Chủ hộ là người đóng vai trò chính trong việc ra quyết định về mọi lĩnh vực
của các thành viên trong hộ và đảm bảo thu nhập kinh tế và tăng thu nhập kinh tế
của hộ. Chủ hộ là người được các thành viên trong hộ thừa nhận và suy tôn như là
người đứng đầu, trụ cột của hộ mà lợi ích kinh tế xã hội của các thành viên đó phụ
thuộc vào. Họ là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu,
quyết định những công việc của hộ.
Cần phân biệt khái niệm chủ hộ khẩu và khái niệm chủ gia đình. Trong
thực tế người đứng tên chủ hộ khẩu có thể không phải là người chủ gia đình.
Trong quan niệm truyền thống, chủ gia đình thường là người đàn ông mặc dù rất
có thể không đứng tên là chủ hộ (khẩu) trong các văn bản giấy tờ chính thức như
sổ hộ khẩu. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy

5



định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi
trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
2.1.1.3. Khái niệm chủ hộ là nữ
Theo quan điểm của nghiên cứu này, chủ hộ là nữ là những người phụ nữ
đủ 18 tuổi trở lên, trực tiếp tổ chức, chỉ huy sản xuất kinh tế và đời sống của các
thành viên trong hộ. Các nữ chủ hộ này là người đóng vai trò chính trong việc ra
quyết định về mọi lĩnh vực của các thành viên trong hộ và đảm bảo thu nhập kinh tế
và tăng thu nhập kinh tế của hộ. Đồng thời là người được các thành viên trong hộ
thừa nhận và suy tôn như là người đứng đầu, trụ cột của hộ mà lợi ích kinh tế xã hội
của các thành viên đó phụ thuộc vào. Họ là người có vai trò điều hành, quản lý gia
đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc của hộ.
2.1.1.4. Khái niệm về nông hộ có chủ là nữ
Rút ra từ các quan điểm trên, áp dụng đối với trường hợp nông hộ có chủ là
nữ, có thể nói, nông hộ có chủ là phụ nữ mang đầy đủ các đặc điểm của hai khái
niệm "nông hộ" và "chủ hộ". Tuy nhiên, có sự khác biệt đó là chủ hộ được đề cập
đến ở đây là người phụ nữ nông thôn. Như vậy, có thể nói nông hộ có chủ là phụ nữ
là những hộ có chủ là nữ sống ở nông thôn, thu nhập chính từ các hoạt động sản
xuất nông nghiệp, họ tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng
chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, hay nói cách khác, là những hộ có
chủ là nữ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ
nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thường nguồn sống chính của
hộ dựa vào nông nghiệp. Trong đó, người phụ nữ chính là người chủ trong gia đình,
có vai trò chính trong việc tổ chức, chỉ huy sản xuất kinh tế và đời sống, ra quyết
định về mọi lĩnh vực của các thành viên trong hộ và đảm bảo thu nhập kinh tế và
tăng thu nhập kinh tế của hộ.
Phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi hoạt động trong quản lý hộ
và việc điều hành sản xuất nhưng do phong tục tập quán, quan niệm và do nhận


6


thức của người dân nên việc ra quyết định cuối cùng trong gia đình chủ yếu là
người chồng. Vấn đề này phổ biến trong các hộ gia đình nông thôn. Dẫn đến tỷ lệ
phụ nữ tham gia điều hành sản xuất cũng như làm chủ hộ còn thấp mặc dù vai trò và
công sức họ bỏ ra là rất lớn. Ở nông thôn Việt Nam hiện nay, thông thường những
nông hộ do phụ nữ là chủ thường là các gia đình có đặc điểm sau:
+ Phụ nữ đơn thân;
+ Phụ nữ có chồng nhưng chồng ốm đau, bệnh tật mà phụ nữ là lao động chính;
+ Phụ nữ đơn thân nuôi con một mình.
2.1.1.4. Khái niệm về thu nhập nông hộ
Thu nhập là một trong những phương tiện giúp con người định hướng giải
quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về hộ nông dân
nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm đến thu nhập của nông dân. Song do
được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau cho nên thu nhập hộ nông dân được nhìn
nhận và khái niệm cũng khác nhau.
Quan điểm của Chayanov về thu nhập của hộ nông dân trong điều kiện
không tồn tại thị trường sức lao động (Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến, 2000): Theo
ông thu nhập hộ nông dân không giống thu nhập của các xí nghiệp tư bản. Thu
nhập trong nông hộ không chỉ có tiền lãi kinh doanh mà còn bao gồm toàn bộ giá
trị lao động. Như vậy, thu nhập của hộ nông dân là phần còn lại sau khi lấy tổng giá
trị sản xuất trừ đi tổng chi phí vật chất.
Quan điểm của Barnum và Squire về thu nhập của hộ nông dân trong điều
kiện có tồn tại thị trường sức lao động (Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến, 2000): Theo
các ông trong điều kiện tồn tại thị trường sức lao động thì thời gian lao động được
phân chia thành thời gian lao động nghỉ ngơi, thời gian lao động làm việc nhà, thời
gian làm sản xuất nông nghiệp và thời gian làm việc có tiền công (bao gồm lao
động thuê ngoài và lao động đi làm thuê). Từ đó các ông khái niệm thu nhập hộ

nông dân như sau: Thu nhập của nông dân được tính bằng giá trị sản phẩm sau khi
trừ đi các phần: Phần sản phẩm hộ đã tiêu dùng, giá trị công lao động thuê ngoài,
chi phí đầu vào cho sản xuất và cộng giá trị tiền lao động đi làm thuê. Song ở đây
các ông lại tính giá tiền công giống nhau, điều này không đúng. Sau đó khái niệm
7


này được Allanlow nghiên cứu và bổ sung thêm với điều kiện tiền công là khác
nhau cho các loại lao động, giá cả các sản phẩm cũng khác nhau.
Quan điểm của một số nhà nghiên cứu của Việt Nam, khái niệm này còn đa
dạng và phong phú nhiều. Có người lấy giá trị sản phẩm hàng hoá để đánh giá thu
nhập của hộ nông dân. Đứng trên góc độ khác có người lấy chỉ tiêu tổng giá trị trên
một ha diện tích để phân tích đánh giá thu nhập của nông hộ (Nguyễn Văn Cúc, Minh
Hoài, 2003). Một số khác lại cho rằng thu nhập của hộ là tổng giá trị sản phẩm từ nông

nghiệp, ngành nghề, chăn nuôi, thuỷ sản... Song để đi sâu nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhau về nông hộ nhiều nhà khoa học và nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam đã sử
dụng chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp để đánh giá thu nhập của nông dân. Thu nhập hỗn
hợp của hộ nông dân là phần thu được sau khi lấy tổng thu (tức là toàn bộ giá trị sản
phẩm từ các hoạt động sản xuất trong nông hộ) trừ đi chi phí vật chất, trừ đi tiền công
thuê ngoài và trừ chi phí khác (bao gồm thuế, khấu hao tài sản cố định...) (Nguyễn
Đình Hương, 2000). Như vậy, trong phần thu nhập của nông hộ sẽ bao hàm tiền công

lao động của chủ hộ, tiền công lao động của các thành viên và lói kinh doanh.
Rút ra từ các quan điểm trên Đỗ Kim Chung đưa ra quan điểm về thu nhập
của nông hộ như sau (dẫn theo Đỗ Kim Chung, 1997): Vẫn là thu nhập hỗn hợp song
phần chi phí mà hộ tự sản xuất ra không qua trao đổi trên thị trường là khó hạch
toán cho nên thu nhập của hộ nông dân vẫn bao gồm cả phần chi phí này. Ngoài
thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất trong nông hộ thì nguồn thu từ các hoạt
động ngoài nông hộ chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Xuất phát từ những quan điểm trên và đặc trưng về hộ nông dân ở Việt Nam.
Tác giả tổng quát về khái niệm thu nhập của hộ nông dân như sau:
+ Thu nhập của hộ nông dân bao gồm các khoản thu từ hoạt động sản xuất
kinh doanh trong nông hộ, tiền công lao động gia đình (chủ hộ và các thành
viên), bao gồm các khoản được trao đổi hay không được trao đổi trên thị trường.
+ Ngoài nguồn thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, nông hộ có
thể có thu nhập từ những công việc khác như đi làm thuê, thu từ tài sản bất động
sản, tiền lương hưu, từ việc chuyển nhượng tài sản khác như quà biếu, tiền gửi...
Nhìn chung, có thể nói rằng hộ nông dân có thu nhập là từ các hoạt động sản
8


xuất kinh doanh khác nhau như thu nhập theo sản xuất mùa vụ, từ sản xuất nông
nghiệp khác, từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp và nguồn ngoài hoạt động
sản xuất kinh doanh. Riêng thu nhập mùa vụ vẫn quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn
trong tổng thu nhập của hầu hết các hộ nông dân. Thu nhập mùa vụ là tổng thu
nhập từ các sản phẩm được sản xuất theo mùa vụ như thóc, ngô, rau...
Như vậy, nếu so sánh với hoạt động sản xuất tư nhân thì thu nhập của hoạt
động sản xuất tư nhân là phần thưởng cho người chủ các yếu tố sản xuất để tạo ra
hàng hoá và dịch vụ. Còn đối với nông hộ, thu nhập là phần thưởng chung cho cả
chủ hộ và các thành viên trong nông hộ. Nguồn thu nhập này không phân chia
cho các thành viên mà để làm ngân quỹ chung cho nông hộ. Ngân quỹ này được
dùng vào hai mục đích đó là chi tiêu và tích luỹ.
2.1.2. Cách tính thu nhập của nông hộ
Do nông hộ là thành phần kinh tế đặc biệt. Nông hộ có thể tham gia nhiều hoạt
động sản xuất khác nhau song các hoạt động sản xuất của nông hộ hầu hết có quan hệ
mật thiết với nhau nên việc hạch toán riêng từng ngành không thể chính xác. Đất đai
và lao động gia đình là yếu tố cơ bản giúp nông hộ thực hiện quá trình sản xuất. Do
đó, không phải mọi chi phí sản xuất có thể tính theo giá thị trường. Chính vì vậy, việc
hạch toán thu nhập cho hộ nông dân không giống các thành phần kinh tế khác, không

tính theo công thức C + V + m mà được cụ thể như sau (Đỗ Kim Chung, 1997):
a. Nội dung và phương pháp tính thu nhập cho nông hộ
❖ Nội dung: Tổng thu của hộ nông dân có được từ hoạt động sản xuất khác
nhau trong nông hộ do các thành viên cùng chung gánh vác tạo ra. Một số khác lại
cho rằng việc kiếm được từ các công việc khác ngoài nông hộ như làm thuê, lương
hưu, trợ cấp v.v.. cũng làm tăng nguồn thu cho hộ. Như vậy, tổng thu của hộ có
được từ 3 nguồn chính là thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu nhập từ hoạt
động phi nông nghiệp và thu nhập từ các khoản thu nhập khác.
❖Phương pháp tính tổng thu nhập của hộ nông dân
Thu từ sản xuất nông nghiệp = ∑ Số lượng sản phẩm chính (phụ) x giá bán.
Thu từ chăn nuôi = ∑Số lượng sản phẩm chính (phụ) x giá bán.
Thu từ hoạt động phi nông nghiệp = ∑ Số lượng hàng hoá x giá bán
9


Thu nhập khác = Tổng các khoản thu thực tế khác trong năm.
b. Nội dung và cách tính chi phí
❖ Nội dung: Chi phí sản xuất thể hiện bằng tiền hoặc hiện vật các yếu tố
sản xuất được đưa vào một hoặc nhiều quá trình sản xuất. Thực chất, chi phí sản
xuất bao gồm chi phí tự có của hộ (phần không phải trả) và toàn bộ phần phải chi
khác (phần phải trả) để có thể tạo ra một lượng sản phẩm tương ứng với thời kỳ một
năm. Trong đó:
Phần không phải trả tiền, đó chính là các yếu tố mà hộ giữ lại hay hộ tự có và
đưa vào quá trình sản xuất bao gồm công lao động gia đình, vật tư tự sản xuất, lãi suất
của phần vốn tự có, sản phẩm tiêu dùng trong nông hộ, khấu hao tài sản cố định.
Phần phải trả tiền, đó chính là các yếu tố mà hộ phải bỏ ra để chi trả vào
quá trình sản xuất như tiền mua sắm máy móc, mua sắm vật tư, tiền thuê lao động,
tiền trả lãi tiền vay, tiền đóng thuế.
Việc phân biệt 2 loại chi phí này rất quan trọng bởi phần chi phí tự sản xuất
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí. Song nó khó hạch toán một cách chính xác vì

toàn bộ chi phí này không thể tính theo giá thị trường.
Nếu theo lý thuyết kinh tế, dựa trên cách mà các chi phí tiến triển theo số
lượng sản phẩm thì tổng chi phí sản xuất được chia thành chi phí cố định và chi phí
biến đổi.
❖ Phương pháp tính chi phí
Tổng chi phí SX = CP biến đổi + CP cố định + CP chung khác
Trong đó:
Chi phí biến đổi bằng tổng các chi phí như chi phí vật tư, chi phí thuê lao
động và chi phí cơ hội. Chi phí vật tư là số tiền thực tế để mua vật tư cho từng
loại sản phẩm. Chi phí vật tư bằng số lượng các loại vật tư được nông hộ dùng
cho sản xuất nhân với giá thị trường của các loại vật tư đó. Chi phí thuê lao động là
số tiền thực tế trả cho người làm thuê có thể là thuê thường xuyên có thể là thuê
thời vụ, thuê theo công việc. Chi phí cơ hội bằng tổng chi phí khả biến của từng
ngành nhân với 1/2 thời gian thực hiện chu kỳ sản xuất nhân với lãi suất tính theo
tháng của ngân hàng. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp mà chi phí khả biến

10


không liên tục vì vậy khi tính chi phí cơ hội thường chỉ tính cho một nửa thời
gian thực hiện chu kỳ sản xuất. Chi phí này được tính riêng cho từng loại sản phẩm,
từng ngành sản xuất (Nguyễn Sinh Cúc, 2003).
Chi phí cố định bao gồm khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), thuế phải trả.
Khấu hao tài sản cố định chính bằng nguyên giá của TSCĐ chia cho số năm có
thể sử dụng cộng với phần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong một năm điều tra.
Thuế là toàn bộ số tiền chi thực tế của nông hộ, nó có thể được tính theo tháng
hay theo vụ. Chi phí này được tính chung cho mọi hoạt động của nông hộ.
Chi phí chung khác là toàn bộ khoản chi bằng tiền của nông hộ trong suốt
một năm. Trong đó, trả lãi suất tiền vay được tính như sau: Trả lãi suất tiền vay
bằng tổng số tiền vay từng nguồn nhân lãi suất/tháng (năm) của từng nguồn vay

nhân số tháng (năm) vay. Chi phí này cũng được tính chung cho mọi hoạt động.
c. Nội dung và phương pháp tính thu nhập
❖ Nội dung: Thu nhập của hộ nông dân là phần còn lại sau khi đã trừ hết
chi phí sản xuất. Như vậy, thu nhập của hộ nông dân bao gồm lợi nhuận kinh
doanh, tiền công của chủ hộ và các thành viên trong hộ, và các khoản thu nhập
ngoài nông hộ. Một phần thu nhập sẽ được sử dụng vào chi tiêu đời sống, sinh hoạt,
một phần dùng để đầu tư cho quá trình sản xuất tiếp theo hay gửi tiết kiệm.
❖ Phương pháp tính thu nhập
TN của hộ = Tổng thu của hộ - Tổng chi phí SX
Tổng TN của hộ = TN từ HĐSXNN + TN từ phi NN + TN khác
2.1.3. Quan điểm tăng thu nhập cho nông hộ có chủ là nữ
Nông hộ có chủ là nữ muốn nâng cao thu nhập theo hướng phát triển nông
nghiệp hay chuyển sang phát triển ngành nghề phi nông nghiệp thì trước hết đều phải
nâng cao trình độ cho bản thân chủ hộ. Trình độ của chủ hộ bao gồm trình độ học vấn
và kỹ năng lao động. Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để
tiếp thu những tiến hộ khoa học kỳ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản
xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới mạnh dạn áp dụng thành
tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao. Điều này là rất
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngoài
ra còn phải có những tố chất của một người dám làm kinh doanh.

11


Ở mỗi góc độ có quan điểm về tăng thu nhập cho nông hộ là khác nhau. Cụ thể:
a. Quan điểm phát triển nông nghiệp: Mở rộng diện tích đất canh tác và nâng cao
doanh thu thu nhập ròng trên 1 đơn vị diện tích nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu trong hoạt động sản xuất
nói chung và nông hộ nói riêng. Để hộ nông dân mở rộng qui mô kinh doanh nhằm
nâng cao thu nhập trước hết phải dựa vào đất, nhất là những nơi tiềm năng để mở

rộng diện tích đất đai còn nhiều trong đó đáng chú ý là trung du, miền núi và ven
biển. Song với điều kiện đất ít, người đông muốn nâng cao thu nhập các nông hộ
phải bằng mọi cách nâng cao giá trị thu hoạch và thu nhập ròng trên 1 ha đất nông
nghiệp lên gấp nhiều lần. Để đạt được điều này, đối với nền nông nghiệp Việt Nam
chỉ có thể là sản xuất vừa chuyên môn hoá, vừa đa dạng hóa, áp dụng công nghệ
cao. Như Donal Taylor khẳng định “Để tối đa hiệu quả sử dụng nguồn lực các nông
hộ phải cân đối giữa 2 hình thức chuyên môn hoá và đa dạng hoá. Chuyên môn hoá
để giảm chi phí bằng khấu hao tài sản cố định và đa dạng hoá để giảm thiểu rủi ro
và không đánh mất cơ hội kiếm thêm nguồn thu nhập”( Lê Trọng, 1994). Như vậy,
hộ sản xuất nhiều sản phẩm song phải lựa chọn được đâu là sản phẩm chính có lợi
thế nhất và đâu là sản phẩm phụ. Mặt khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến
như tạo ra giống mới đối với cây trồng vật nuôi ngắn ngày có năng suất cao, kỹ
thuật canh tác đất, tăng sự quay vòng của đất, nâng cao năng suất lao động cũng
góp phần làm tăng thêm khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất đai với
giá thành hạ, chất lượng cao. Có thể nhìn nhận điều này qua phong trào thi đua sản
xuất “cánh đồng 50 tr.đ/1ha” năm 2003, cho thấy nhiều nông hộ đã áp dụng cơ cấu
sản xuất tổng hợp đạt hiệu quả cao như: huyện Yên Phong - Bắc Ninh, hiệu quả
kinh tế của kiểu chuyên cá đạt giá trị sản xuất là 99,97 triệu đồng/ha, xét về thu
nhập hỗn hợp trên một công lao động là 168.500 đồng/công(năm 2008) nhờ thực
hiện đa canh phù hợp; mô hình HTX Yên Phong áp dụng công thức luân canh “Cà
chua + rau đậu + dưa chuột”; " hành+ cà chua+ su hào"cho doanh số 137tr.đ/1ha năm; Mô hình chuyển giao những giống đậu tương mới: ĐT 96, ĐT 84, ĐT12 với
công thức luân canh: lúa xuân - đậu tương hè thu - ngô nếp - rau muộn ở An Thịnh;
Mô hình thâm canh dưa các loại: Dưa hấu Hắc Mỹ nhân 308, 508; An Tiêm 101,
102; An Tiêm 95, DV 6868; Dưa chuột dùng cho chế biến xuất khẩu: Đài Loan số
12


266, ĐV-027... Với công nghệ che phủ nilon và kỹ thuật làm giàn... trong cơ cấu :
Lúa xuân - dưa hấu - rau vụ đông; lúa xuân - lúa mùa sớm - dưa. ở Thị trấn Thứa,
Tân Lãng... đã cho thu nhập 100 - 120 triệu đồng/ha/năm.Trung Kênh đã cho thu

nhập trên 90 triệu đồng/ha/năm. Nhiều hộ nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long
áp dụng công thức luân canh “Nuôi tôm càng xanh (hè thu) + lúa đông xuân” cho
doanh số 70tr.đ/ha/năm (Vũ Trọng Khải, Đỗ Thái Đông, Đặng Bích Hợp, 2004) ...
Các mô hình này khẳng định nếu lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp vùng đất và
nhu cầu thị trường, có giá trị kinh tế cao, áp dụng phương thức sản xuất tiên tiến
đều có thể đạt giá trị cao trên một đơn vị diện tích.
b. Quan điểm phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nhằm góp phần tăng thu nhập
cho nông hộ
Quan điểm này cho thấy đến một lúc nào đó phần của dân số phục vụ cho
việc ăn uống tăng lên không phải trong khu vực nông nghiệp mà trong khu vực phi
nông nghiệp như các sản phẩm được chế biến... Do đó, giá trị tăng thêm của khu
vực công nghiệp chế biến hay các ngành nghề khác sẽ tăng lên và vượt giá trị nông
nghiệp khi đó để đáp ứng nhu cầu đồng thời với lợi ích kinh tế một số nông hộ sẽ
chuyển sang sản xuất ngành nghề phi nông nhiệp. Phát triển ngành nghề phi nông
nghiệp còn góp phần tạo khả năng nâng cao qui mô đất nông nghiệp của các nông
hộ lên mức cần thiết, giải quyết vấn đề thiếu việc làm nghiêm trọng trong nông
thôn. Thực tế ở Việt Nam cho thấy với mức bình quân ruộng đất chung của cả nước
thấp: 0,8 ha/hộ nông dân. Nếu như phấn đấu đạt doanh số 50 tr.đ/1ha, mỗi hộ 1 năm
chỉ thu được từ nông nghiệp 40 tr.đ doanh số, trừ chi phí vật chất (50%) thu nhập
ròng chỉ còn 20 tr.đ/hộ 1 năm ước đạt 333.000tr.đ/người/tháng, như vậy, nông thôn
Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi nghèo đói(Vũ Trọng Khải, Đỗ Thái Đông, Đặng Bích
Hợp, 2004). Vì thế, muốn tăng thu nhập cho hộ nông dân không thể chỉ phát triển

nông nghiệp mà còn phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và kinh doanh
buôn bán - dịch vụ nông thôn.
Tuy nhiên, hộ nông dân muốn nâng cao thu nhập theo hướng phát triển nông
nghiệp hay chuyển sang phát triển ngành nghề phi nông nghiệp điều cần thiết là làm gì
để tăng được giá trị sản phẩm thu được và giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản
phẩm hay tăng giá trị sản phẩm sao cho tốc độ tăng giá trị sản phẩm lớn hơn tốc độ
13



tăng của chi phí. Như vậy, đòi hỏi người nông dân phải tự hạch toán kinh tế cho mình.
Khi đó họ sẽ lựa chọn sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? để có hiệu quả nhất.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ có chủ là nữ
2.1.4.1. Các yếu tố thuộc về nông hộ
a. Ảnh hưởng của quy mô, chất lượng đất đai đến thu nhập
Quy mô diện tích là nhân tố quan trọng để xác định mức thu nhập từ sản xuất
mà hộ khai thác được. Nếu hộ nào có điều kiện sản xuất trên quy mô rộng thì việc tăng
quy mô diện tích sẽ phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, trang trại.
Ngược lại nếu hộ nào không có đủ điều kiện, không có khả năng sản xuất kinh doanh
thì quy mô diện tích rộng sẽ không những không làm tăng thu nhập mà còn làm tăng
chi phí, lãng phí đất đai, lãng phí sức lao động.
Chất lượng đất đai thể hiện ở độ phì, độ màu mỡ của đất. Độ phì, độ mầu mỡ
của đất là chất dinh dưỡng cho cây trồng tồn tại và phát triển. Chất lượng của đất
còn quy định lợi thế của từng vùng, tạo ra sự đa dạng của sản phẩm. Chất lượng đất
không những làm tăng khối lượng của sản phẩm mà còn làm giảm được chi phí sản
xuất. Thực tế cho thấy, ở cùng một diện tích giống nhau, muốn tạo ra cùng một
lượng sản phẩm nơi nào đất đai mầu mỡ sẽ bỏ ra chi phí ít hơn, vì vậy thu nhập
cũng lớn hơn.
b. Ảnh hưởng của lao động và nhân khẩu đến thu nhập
Quy mô lao động thể hiện ở số lượng lao động vào một công việc cụ thể. Nếu
đầu tư vào sức lao động cao hơn sẽ cho sản lượng cao hơn và thu nhập cao hơn và
ngược lại. Khi đánh giá vấn đề nhân khẩu, chúng ta phải đánh giá tỷ số số lượng lao
động và số lượng nhân khẩu. Khi tỷ số giữa lao động trên nhân khẩu thấp nghĩa là tỷ lệ
phụ thuộc cao, điều này gây bất lợi cho hộ, nó làm cho những hộ nghèo sẽ nghèo thêm.
Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ học vấn, kỹ năng lao động, khả năng
tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. Trong đó, kiến thức
chuyên môn có được thông qua quá trình đào tạo ở trường, ở các lớp tập huấn ngắn
hạn và dài hạn. Thông qua đó, người lao động hiểu biết được đặc điểm quá trình

sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi từ đó lựa chọn phương án sản xuất
tối ưu, đồng thời tiếp thu nhanh tiến bộ kỹ thuật, hiểu biết thị trường, nắm được các
chính sách kinh tế của nhà nước.
14


Như vậy, để tiếp thu và đưa kỹ thuật hiện đại vào sản xuất thì kiến thức chuyên
môn cho người lao động là rất cần thiết. đặc biệt, đối với chủ hộ vì họ là người cuối
cùng đưa ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất, những quyết định của chủ hộ ảnh
hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại của hộ trong sản xuất kinh doanh.
Kinh nghiệm sản xuất là những gì mà người lao động tích luỹ được trong
cuộc sống. Vì sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, nó tuân theo
quy luật của tự nhiên dù chúng ta có kiến thức chuyên môn cao vẫn có thể bị thất
bại nếu không có kinh nghiệm. Vì vậy, kinh nghiệm sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến
thu nhập của hộ nông dân.
c. Ảnh hưởng của quy mô vốn đến thu nhập
Vốn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được để tiến hành tổ chức sản
xuất, kinh doanh nó bao gồm tiền mặt, nguyên liệu và công cụ sản xuất. Có vốn, có
thể mở rộng quy mô sản xuất chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, có vốn thì có thể
mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất làm giảm chi phí, góp phần
nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
d. Ảnh hưởng của sức khỏe
Yếu tố sức khỏe của bản thân chủ hộ là phụ nữ vô cùng quan trọng để nữ chủ
hộ tăng thu nhập cho nông hộ của mình. Sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với
phụ nữ nông thôn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động như điều kiện dinh
dưỡng, môi trường lao động, nghỉ ngơi, thói quen sinh hoạt, đặc thù giới nữ,… Nếu
sức khỏe của họ yếu họ sẽ không đủ khả năng tham gia lao động, không có điều
kiện để chăm lo cho gia đình, tham gia các hoạt động xã hội gây cản trở họ đóng
góp công sức của mình cho phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là trong sản xuất
nông nghiệp. Đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn thì yếu tố sức

khỏe của phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng thu nhập cho nông hộ.
2.1.4.2. Các yếu tố bên ngoài
a. Ảnh hưởng của chính sách Nhà nước
Chính sách của Nhà nước bao gồm các chính sách thuế, đất đai, tín dụng,
khuyến nông, bảo hộ sản phẩm, trợ giá, giải quyết việc làm, trợ cấp …
Các chính sách trên có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế nông hộ. Nếu chính sách
phù hợp sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư mà đặc biệt là
15


×