Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM HUY HOÀNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ
TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành:

Quản lý Kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016



Tác giả luận văn

Phạm Huy Hoàng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của
PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng cùng với những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
giáo trong bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn,
Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi huyện Lương Tài,
UBND thành Huyện Lương Tài, Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Lương
Tài, Hội Liên hiệp Phụ nữ Huyện Lương Tài, Phòng nông nghiệp, Công ty TNHH
một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Hà Bắc, thị trấn Thứa, UBND xã
Trung Kênh, UBND xã Quảng Phú, các Ban, Ngành, Đoàn thể cùng với các tổ chức,
cá nhân có liên quan đã giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Huy Hoàng


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh mục bảng ........................................................................................................... vii
Danh mục hình, hộp và sơ đồ ....................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis Abstract
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 5
2.1.
Cơ sở lý luận về sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường
nông thôn ......................................................................................................... 5

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 5
2.1.2. Đặc điểm và nội dung tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường
nông thôn ....................................................................................................... 10
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi
trường nông thôn ........................................................................................... 16
2.2.
Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường
nông thôn ....................................................................................................... 19
2.2.1. Kinh nghiệm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi
trường ở các nước trên thế giới ...................................................................... 19
2.2.2. Kinh nghiệm tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
một số địa phương ở Việt Nam ...................................................................... 23
2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho đề tài ................................................... 30
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 32
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 34
iii


3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội..................................... 40
3.1.4. Giới thiệu chung về Phụ nữ huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh......................... 41
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 43
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................... 43
3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ............................................................. 43
3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................................... 46
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 46
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 48

4.1.
Khái quát sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh .................................................................... 48
4.1.1. Khái quát về tình hình ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh.......................................................................................... 48
4.1.2. Hệ thống tổ chức, quản lý môi trường nông thôn ở huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................. 51
4.1.3. Khái quát về sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông
thôn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ............................................................ 52
4.2.
Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn ở
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh .................................................................... 54
4.2.1. Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong công tác tuyên truyền, nâng cao
ý thức vệ sinh môi trường nông thôn .............................................................. 54
4.2.2. Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong thu gom và sử lý rác thải sinh
hoạt ở nông thôn ............................................................................................ 58
4.2.3. Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong thu gom và sử lý rác thải nông
nghiệp ............................................................................................................ 62
4.2.4. Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong xử lý nước thải Huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh.......................................................................................... 67
4.2.5. Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong công tác vệ sinh đường làng ngõ
xóm ở vùng nông thôn Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ............................... 70
4.2.6. Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong công tác cải tạo cảnh quan và
trồng cây xanh ở Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ........................................ 72
4.2.7. Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng nhà vệ sinh hố tiêu
hợp vệ sinh .................................................................................................... 74
4.2.8. Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực cấp nước sạch ...................... 76
4.2.9. Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong công tác di dời chuồng trại
chăn nuôi ....................................................................................................... 79
4.3.

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong
quản lý môi trường nông thôn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ..................... 81
4.3.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường ............................................................ 81

iv


4.3.2.

Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến sự tham gia của phụ nữ trong quản
lý môi trường nông thôn................................................................................. 83
4.3.3. Ảnh hưởng của ngành nghề đến sự tham gia của phụ nữ trong bảo vệ
môi trường, quản lý môi trường và thu gom rác thải ....................................... 85
4.3.4. Công tác chỉ đạo và vận động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường của tổ
chức phụ nữ ................................................................................................... 86
4.3.5. Yếu tố cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ cho quản lý và bảo vệ môi trường ....... 87
4.3.6. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với quản lý và bảo vệ môi trường .......... 88
4.3.7. Đánh giá chung đối với quản lý và bảo vệ môi trường .................................... 89
4.4.
Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ
trong quản lý môi trường nông thôn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ............ 90
4.4.1. Định hướng .................................................................................................... 90
4.4.2. Giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường
nông thôn ....................................................................................................... 91
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 97
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 97
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 98
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 99


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVMT

Bảo vệ môi trường

CC

Cơ cấu

CNH

Công nghiệp hóa

CNH

Công nghiệp hóa

ĐVT

Đơn vị tính

HĐH


Hiện đại hóa

HGĐ

Hộ gia đình

LHPN

Liên Hiệp phụ nữ

TNMT

Tài nguyên môi trường

PN

Phụ nữ

QLMT

Quản lí môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường


XL

Xử lý

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Diện tích, cơ cấu đất ở huyện Lương Tài ................................................. 35

Bảng 3.2.

Dân số huyện Lương Tài giai đoạn 2000 - 2014 ....................................... 36

Bảng 3.3.

Lao động huyện Lương Tài giai đoạn 2000 - 2014 ................................... 36

Bảng 3.4.

Cơ cấu kinh tế huyện Lương Tài giai đoạn 2010 - 2015 ........................... 39

Bảng 3.5.

Thông tin về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 43

Bảng 4.1.


Nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm ở huyện Lương Tài ...................... 50

Bảng 4.2.

Sự tham gia của phụ nữ trong công tác quản lý môi trường ...................... 53

Bảng 4.3.

Sự tham gia của phụ nữ trong công tác tuyên truyền ................................ 55

Bảng 4.4.

Nội dung tuyên truyền quản lý môi trường nông thôn .............................. 56

Bảng 4.5.

Ý Kiến đánh giá về công tác tuyên truyền ................................................ 57

Bảng 4.6.

Sự tham gia của phụ nữ trong phân loại rác thải ....................................... 58

Bảng 4.7.

Sự tham gia của phụ nữ trong thu gom rác thải sinh hoạt.......................... 59

Bảng 4.8.

Sự tham gia của phụ nữ trong xử lý rác thải sinh hoạt .............................. 60


Bảng 4.9.

Đánh giá của lãnh đạo, Ban chỉ đạo về sự tham gia của phụ nữ trong
thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt .............................................. 61

Bảng 4.10. Sự tham gia của phụ nữ trong thu gom rác thải nông nghiệp .................... 62
Bảng 4.11. Sự tham gia của phụ nữ trong xử lý rác thải từ nông nghiệp ...................... 64
Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ địa phương về sự tham gia của phụ nữ trang thu
gom, xử lý rác thải nông nghiệp ............................................................... 66
Bảng 4.13. Sự tham gia của phụ nữ trongxử lý nước thải sinh hoạt ............................ 67
Bảng 4.14. Sự tham gia của phụ nữ trong xử lý nước thải chăn nuôi tại các xã và
thị trấn được điều tra ................................................................................ 69
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ địa phương về sự tham gia của phụ nữ trong
xử lý nước thải nông nghiệp ..................................................................... 70
Bảng 4.16. Đánh giá sự tham gia của PN trong công tác vệ sinh đường làng ngõ
xóm ......................................................................................................... 71
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ địa phương về sự tham gia của phụ nữ trong
quản lý đường làng ngõ xóm .................................................................... 72
Bảng 4.18. Sự tham gia của PN trong công tác tạo cảnh quan môi trường .................. 73

vii


Bảng 4.19. Sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng hố tiêu hợp vệ sinh ..................... 75
Bảng 4.20. Sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động cấp nước sạch ........................... 77
Bảng 4.21. Đánh giá của cán bộ địa phương về mức độ tham gia của phụ nữ
trong di dời chuồng trại chăn nuôi ............................................................ 80
Bảng 4.22. Sự tham phụ nữ về quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương thông
qua trình độ văn hóa................................................................................. 84

Bảng 4.23. Ảnh hưởng của ngành nghề đến sự tham gia của phụ nữ trong bảo
vệ môi trường và thu gom rác .................................................................. 85
Bảng 4.24. Thời gian lao động của phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường ..................... 87

viii


DANH MỤC HÌNH, HỘP VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1.

Các mức độ tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn..... 10

Hình 2.2.

Các hình thức tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường
nông thôn ............................................................................................... 13

Hình 3.1.

Vị trí huyện Huyện Lương Tài trong tỉnh Bắc Ninh ................................. 32

Hộp 4.1.

Ý kiến của phụ nữ về công tác thu gom rác thải ....................................... 59

Hộp 4.2.

Ý kiến của Lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ về công tác tham gia xây
dựng hố tiêu hợp vệ sinh ......................................................................... 76


Hộp 4.3.

Ý kiến của Lãnh đạo địa phương về công tác tham gia xây dựng hố
tiêu hợp vệ sinh ....................................................................................... 76

Hộp 4.4.

Lãnh đạo Phòng tài nguyên môi trường đánh giá sự tham gia của phụ
nữ trong hoạt động cấp nước sạch............................................................ 78

Hộp 4.5.

Ý kiến của Lãnh đạo địa phương về sự tham gia của phụ nữ trong di
dời chuồng trại chăn nuôi ........................................................................ 79

Hộp 4.6.

Ý kiến của Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp huyện về công tác tham gia
di dời chuồng trại của phụ nữ .................................................................. 80

Hộp 4.7.

Ý kiến của phụ nữ về công tác tham gia di dời chuồng trại chăn nuôi............. 81

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của huyện Lương Tài ........................ 82

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1. Tóm tắt
- Tên tác giả: Phạm Huy Hoàng
- Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý
môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”
- Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng
2. Nội dung bản trích yếu
Vai trò và trách nhiệm của phụ nữ huyện Lương Tài trong các phong trào về môi
trường trong những năm qua, phụ nữ huyện Lương Tài đã thường xuyên đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động để đáp ứng yêu cầu của thực tế. Sự tham gia của phụ nữ ở
huyện trong phong trào phụ nữ quản lý môi trường nông thôn đã có ảnh hưởng rất lớn đến
mục tiêu quốc gia về quản lý môi trường của toàn huyện.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này
tại huyện Lương Tài nhằm cung cấp thông tin và những tư liệu cần thiết cho Hội liên
Hiệp phụ nữ huyện, Phòng tài nguyên môi trường, ban quản lý xây dựng nông thôn
huyện Lương Tài cùng các phòng ban khác của huyện Lương Tài trong quá trình tham
gia quản lý môi trường nông thôn. Để từ đó có những định hướng những giải pháp để
nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ cùng quản lý môi trường nông thôn trên toàn
huyện Lương Tài. Do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường sự
tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Lương
Tài, Tỉnh Bắc Ninh”. Với mục tiêu chung của là đánh giá tình hình thực hiện công tác
quản lí môi trường nông thôn trên địa huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm pháp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý
môi trường nông thôn huyện Lương Tài, Bắc Ninh trong thời gian tới.
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã chọn điều tra 3 xã, 90 phụ nữ chia đề cho
3 xã, 26 cán bộ đang làm việc trên địa bàn huyện và cơ sở, thu thập thông tin từ

các phòng ban liên quan, tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra và từ sách báo, tạp chí,
mạng internet,...
Kết quả cho thấy: Phạm vi hoạt động của phụ nữ trong lĩnh vực quản lý môi
trường trên địa bàn toàn huyện Lương Tài được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển hiện nay. Rác thải sinh hoạt không được phân loại tại nguồn mà thu

x


gom lẫn lộn tới 30/90 phụ nữ điều tra chiếm tỷ lệ 33,33%; rác thải trồng trọt chiếm
18,89%, rác thải và nước thải từ chăn nuôi vẫn chưa được sử lý triệt để, vẫn xả trực
tiếp ra cống rãnh, ao hồ chiếm 7,78%, dẫn đến môi trường nông thôn vẫn bị ô nhiễm.
Việc tham gia của phụ nữ trong thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn huyện
đã được triển khai, tuy nhiên còn manh mún, hiệu quả triển khai thực hiện còn thấp.
Nhiều văn bản luật, văn bản dưới luật liên quan đến công tác quản lý môi trường nói
chung và quản lý rác thải sinh hoạt và rác thải phát sinh từ trồng trọt, chăn nuôi nói
riêng đã ban hành, triển khai trên địa bàn huyện Lương Tài, tuy nhiên hiệu quả không
cao. Công tác bảo vệ môi trường chưa được chính quyền huyện quan tâm đúng mức.
Việc huy động kinh phí từ các tổ chức, cá nhân để trả tiền lương, tiền công và
mua sắm công cụ, dụng cụ, phương tiện cho công tác vệ sinh môi trường đã được xây
dựng cụ thể nhưng quá trình triển khai còn nhỏ lẻ, nguồn kinh phí huy động được còn
thấp, không đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của phụ nữ trong QLMT nông thôn huyện
Lương Tài bao gồm: (1) Cơ cấu tổ chức quản lí môi trường; (2) Trình độ văn hóa của
phụ nữ nông thôn; (3) Ảnh hưởng từ nghành nghề ; (4) Công tác chỉ dạo vận động; (5)
Yếu tố cơ sở hạ tầng; (6) Yếu tố về chính sách hỗ trợ.
Vì vậy, trong thời gian tới đề nghị Hội phụ nữ cùng các ban ngành các cấp trong
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh cần có những hành động, giải pháp thiết thực tăng
cường sự tham quản lý môi trường nông thôn của phụ nữ nhằm mục đích nâng cao hiệu
quả quản lí môi trường nông thôn như:

- Giải pháp tăng cường về thông tin tuyên truyền về QLMT nông thôn ở huyện
Lương Tài.
- Giải pháp huy động nguồn nhân lực ở huyện Lương Tài
- Giải pháp huy động nguồn vốn ở huyện Lương Tài
- Xã hội hóa trong kiểm tra, giám sát thu gom, vận chuyển rác thải ở huyện
Lương Tài.
- Tăng cường thành lập các tổ đội vệ sinh môi trường tự quản ở thôn, khu phố ở
huyện Lương Tài

xi


THESIS ABSTRACT
1. Summary
- Name of candidate: Phạm Huy Hoàng
- Topic of the dissertation: “The enhancement solution the participation of
women in rural environmental management of Luong Tai District - Bac Ninh
Province”
- Specialized in: Economic management Code number:60 34 04 10
- Institution: Vietnam national university of agriculture
- Scientific Supervisors: Associate Professor. Doctor Nguyen Mau Dung
2. Content
The roles and responsibilities of women in Luong Tai district are significant in
environmental movement in recent years, the women association have often contribute
to content innovation, mode of operation to meet the requirements of reality. The
participation of women in the women's movement of rural environmental management
has a major impact on national goals for environmental management of the district.
However, until now, there is lack of study on this issue in Luong Tai district to
provide information and necessary documents for District Women 's Union, Department
of Environment and Natural resources, New rural development unit of Luong Tai

district and other departments of Luong Tai district participated in the process of rural
environmental management. Based on that, there are oriented solutions to trigger the
participation of women in rural environmental management across Luong Tai district.
Therefore, I conducted a study entitled "Solutions to strengthen the participation of
women in rural environmental management Luong Tai district , Bac Ninh province"
With the general objective of evaluating the implementation of rural environmental
management in the area of Luong Tai District, Bac Ninh Province, I proposed a number
of solutions to strengthen the participation of women in rural environmental
management Luong Tai district, Bac Ninh Province in the future .
To conduct the research, we selected three communes in the survey with 90 women
and 26 staff working in the district and the communal level. I also collected secondary
information from the relevant departments, from books, magazines, internet, ...
The results showed that: The scope of activities of Women Union has focused on
the field of environmental management, however it still does not meet need of the
current development. Family waste is not classified in the original sources with

xii


proportion 33.33% ; waste from crop production accounts for 18.89%, solid waste and
waste water from livestock have not been thoroughly treated , still discharged directly
into drains, ponds with proportion of 7.78% , resulting in pollution of a rural
environment.
The participation of women in the collecting and transportation of waste in the
district have been significant, but still not reach need of reality, and ineffective. Many
laws, bylaws related to environmental management in general and management of
family waste and waste from cropping and livestock in particular has been implemented
in the district Luong Tai, however being ineffective. Environmental protection in the
district has not been paid attention.
The mobilization of funds from organizations or individuals to pay salaries, wages

and procurement of tools, instruments and means for sanitation work has been built
specifically but also slowly conducted, financial resources are limited.
Factors effecting on the participation of rural women in environmental
management Luong Tai district include: (1) Structure of environmental management; (
2 ) Education of rural women; (3 ) The impact of occupations; (4) The movement
conducting activities; (5) infrastructure elements; (6) elements of policy support .
Therefore, in the future, I propose WU at all levels in Luong Tai District, Bac
Ninh Province should have significant actions, practical solutions to strengthen the
participation of rural environmental management of women for improving the
efficiency of rural environmental management, those solutions include:
- Solutions to strengthen propagandas on rural environmental management in
Luong Tai district.
- Solution to mobilize human resources in Luong Tai district
- Solution to mobilize funds in Luong Tai district
- Socializing in inspecting and monitoring the collection and transportation of
waste in Luong Tai district.
- Enhancing the establishment of autonomous teams in sanitation at village level
in Luong Tai district

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong đấu tranh cách mạng, phụ nữ không chỉ là hậu phương vững chắc
cho tiền tuyến, mà còn là những chiến sỹ cách mạng kiên cường, bất khuất, làm nên
một thương hiệu phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà
Bác Hồ trao tặng. Từ 2010 đến nay, Việt Nam luôn coi trọng giáo dục phẩm chất
đạo đức cho phụ nữ theo tiêu chí: có lòng yêu nước; có sức khoẻ; có tri thức, kỹ
năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hoá và lòng nhân hậu. Triển

khai thực hiện hiệu quả đề án tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Hướng tới mục tiêu nâng cao nhận
thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng, xã hội, đặc biệt là phụ nữ trong
việc giữ gìn, phát huy và xây dựng phẩm chất, đạo đức tốt đẹp với sự trân trọng, tự
hào, giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp đó và khắc phục hạn chế, đấu
tranh với những biểu hiện tiêu cực để góp phần xây dựng phẩm chất đạo đức của
phụ nữ Việt Nam thời kỳ mới: “Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu” (Hiếu
Hạnh, 2015).
Đặc biệt vấn đề nông nghiệp, nông thôn luôn được đặt lên hàng đầu và có
những chuyển biến tích cực. Về nông nghiệp, cơ cấu sản xuất chuyển mạnh sang
hướng sản xuất tập trung chuyên môn hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Về
nông thôn, hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp xây mới và kiên cố hóa làm thay đổi
bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất của dân cư nông thôn không ngừng được cải
thiện, nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện biến đổi tiêu cực làm ảnh
hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người dân do kinh tế ngày càng phát
triển đòi hỏi nhu cầu sản phẩm tăng cả về chất lượng và số lượng gây gánh nặng
cho sản xuất nông nghiệp và làm ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp
và chăn nuôi. Mặt khác khi đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao
làm lượng rác thải, khí thải và nước thải tăng và về số lượng và nồng độ, nếu giải
quyết không triết để sẽ gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan nông thôn.
Thực hiện Luật bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; Chỉ thị số 36-CT/TW,
ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công

1


nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy những năm qua, vấn đề quản lý môi
trường nông thôn được các cấp, các ngành, đoàn thể của huyện đặc biệt quan tâm,

trong đó có phụ nữ các cấp trong huyện. Bằng nhiều cách khác nhau, phụ nữ đã
phần nào làm thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề quản lý môi trường,
hướng đến sự phát triển môi trường bền vững. Trong công tác quản lý môi trường,
phụ nữ huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đóng một vai trò quan trọng. Phụ nữ vừa là
người sử dụng, tiếp cận, vừa là người giải quyết hàng ngày các vấn đề rác thải, nước
sinh hoạt, giữ vệ sinh gia đình... Phụ nữ cũng là những người sẽ gánh chịu hậu quả
đầu tiên từ ô nhiễm môi trường, đồng thời cũng là người tham gia và hưởng lợi từ
việc quản lý các vấn đề môi trường trên địa bàn dân cư. Để làm được điều đó, với
vai trò là trung tâm, hàng năm, phụ nữ huyện cụ thể hóa nội dung kế hoạch quản lý
môi trường thành những việc làm thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ của từng phụ nữ
cơ sở. Trước hết là quan tâm tới đội ngũ tuyên truyền viên, hội viên nòng cốt.
Để nâng cao vai trò và trách nhiệm của phụ nữ huyện Lương Tài trong
các phong trào những năm qua, phụ nữ huyện Lương Tài đã thường xuyên đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động để đáp ứng yêu cầu của thực tế. Sự tham gia
của phụ nữ ở huyện trong phong trào phụ nữ quản lý môi trường nông thôn đã có
ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu quốc gia về quản lý môi trường của toàn huyện.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề
này tại huyện Lương Tài nhằm cung cấp thông tin và những tư liệu cần thiết cho
Phòng tài nguyên môi trường, phụ nữ huyện, ban quản lý xây dựng nông thôn
huyện Lương Tài cùng các phòng ban của huyện Lương Tài trong quá trình tham
gia quản lý môi trường nông thôn. Để từ đó có những định hướng những giải
pháp để nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ cùng quản lý môi trường nông
thôn trên toàn huyện Lương Tài. Do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải
pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tham gia của phụ nữ trong quản lý môi
trường nông thôn tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, để từ đó đề xuất một số
giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn tăng cường
tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn nông thôn;
- Đánh giá thực trạng về sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường
nông thôn tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh thời gian qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ
trong quá trình thực hiện công tác quản lý môi trường nông thôn tại huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất số định hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường sự tham gia của
phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc
Ninh thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi sau:
1. Tình hình thực hiện tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý
môi trường nông thôn đang diễn ra như thế nào?
2. Kết quả đạt được trong quá trình tăng cường sự tham gia của phụ nữ
trong quản lý môi trường nông thôn thực hiện là gì?
3. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình thực hiện tăng cường sự
tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn?
4. Các giải pháp nào để khắc phục khó khăn trong việc thực hiện quản lý
môi trường nông thôn?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng
cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn đồng thời đánh

giá sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn và các yếu tố ảnh
hưởng đến kế quả thực hiện quản lý môi trường nông thôn tại huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh;
- Đối tượng khảo sát của đề tài là sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi
trường nông thôn tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi nội dung
- Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu về công tác tăng cường sự tham gia của
phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh;
- Nghiên cứu thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường
nông thôn và đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường đó là rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp, rác thải từ làng nghề và cách
mà phụ nữ xử lý ra sao tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh;
- Từ thực trạng nghiên cứu, đề tài đưa ra những giải pháp tăng cường hơn
nữa sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn tại huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu thực trạng: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về
tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn tại huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian 3 năm (từ 2013 – 2015). Những khoảng
thời gian khác có liên quan tùy thuộc vào nội dung của nghiên cứu.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 5/2015 đến tháng 6/2016.

4



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về tham gia và sự tham gia phụ nữ nông thôn
* Khái niệm về sự tham gia
Theo Tạ Quỳnh Hoa (2006) thì sự tham gia là một quá trình mà Chính
phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt
động chung để cung cấp dịch vụ đô thị cho tất cả các cộng đồng.
Như vậy: Sự tham gia là một quá trình trong đó các nhóm dân cư của
cộng đồng tác động vào quá trình đánh giá, quy hoạch, thực hiện, quản lý sử
dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Yếu tố quan
trọng nhất của sự tham gia là đảm bảo đảm cho những người chịu ảnh hưởng
được tham gia vào quyền quyết định một công việc hay một dự án nào đó.
Để tiến hành được việc quy hoạch cải tạo với sự tham gia của cộng
đồng, yếu tố cần thiết hàng đầu đó là sự nỗ lực tham gia của người dân . Người
dân phải thể hiện tính tự chủ tối đa và nỗ lực để cải thiện điều kiện sống và môi
trường nơi họ đang ở. Ngoài ra, cần tồn tại các nguồn lực của cộng đồng: tiền,
sức lao động, kiến thức, kỹ năng, sự lãnh đạo, hệ thống tổ chức xã hội trong cộng
đồng. Bên cạnh đó, cũng cần có sự trợ giúp về kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ của
Chính phủ hoặc các tổ chức nào đó để khuyến khích óc sáng tạo, sự giúp đỡ lẫn
nhau và tính tự lực của cộng đồng (Tạ Quỳnh Hoa, 2006).
Theo dịch giả Nguyễn Ngọc Hợi (2003) cho rằng sự tham gia là một quá
trình tạo khả năng nhạy cảm của người dân và làm tăng khả năng tiếp thu vào
năng lực của người dân nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển cũng như khích lệ
các sáng kiến địa phương. Quá trình này hướng tới sự tăng cường năng lực tự
kiểm soát các nguồn lực và tổ chức điều hành trong những hoàn cảnh nhất định.
Tham gia bao hàm việc ra quyết định, thực hiện, phân chia lợi ích và đánh giá

các hoạt động phát triển của người dân (Nguyễn Ngọc Hợi, 2003).
Theo Vũ Thị Huyền Trang (2009) thì những năm 1970 thì các khái niệm
như “sự tham gia” hay “tăng cường quyền lực” đã được sử dụng rất phổ biến

5


cải thiện hiệu quả tính bền vững của các biện pháp thúc đẩy sự phát triển. Tuy
vậy không có một định nghĩa duy nhất về “sự tham gia” để có thể áp dụng cho tất
cả các chương trình hay dự án phát triển, việc diễn giải bản chất cũng như quá
trình tham gia phụ thuộc vào yêu cầu phát triển của mỗi tổ chức.
Các lĩnh vực tham gia thay đổi tùy theo mục tiêu của người nghiên cứu.
Tuy nhiên, việc ra quyết định luôn được xem là lĩnh vực quyết định nhất cho bất
kì mục tiêu nào và không đựơc bỏ qua và đã đưa ra khung phân tích để giám sát
vai trò của tham gia trong các dự án và chương trình phát triển. Họ thấy có 4 lĩnh
vực tham gia: (1) ra quyết định, (2) Thực hiện, (3) Hưởng lợi, (4) Đánh giá (Vũ
Thị Huyền Trang, 2009)..
Trong khi đó, Vũ Thị Huyền Trang (2009) nhận thấy dự án có 3 pha và 5
hình thức tham gia là (1) Lập kế hoạch (nguyên gốc và thiết kế), (2) Thực hiện
(thực hiện và thiết kế lại), và (3) bảo dưỡng. Khung phân tích có mục tiêu tham
gia và khung phân có mục tiêu dự án, nhưng chúng tương hợp để phù hợp với
thực tế (Vũ Thị Huyền Trang, 2009).
Như vậy, với phạm vi nghiên cứu của đề tài về sự tham gia phụ nữ trong
trong quản lý môi trường nông thôn cũng mang đầy đủ những nội dung và tính
chất của sự tham gia như trong bất kỳ sự tham gia và phát triển nào. Trong
nghiên cứu này, sự tham gia của phụ nữ được hiểu là sự tham gia của tổ chức và
của cả các hội viên trong tổ chức đó vào các hoạt động trong chương trình quản
lý môi trường nông thôn nông thôn.
* Khái niệm về phụ nữ
Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được

cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung
lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng. Nó
đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu,
đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới
này (Khuyết danh, Bách khoa toàn thư mở, 2015).
Còn theo Lưu Bình Nhưỡng (2010) thì phụ nữ là người luôn gắn với gia
đình, con cái từ lâu, phụ nữ được trao cho “thiên chức” là mang thai, sinh con và
nuôi con bằng sữa. Tuy nhiên, trong thực tế và xét về tiềm năng thì vấn đề con cái
không chỉ có vậy. Người phụ nữ luôn gần gũi với con, là chỗ dựa tinh thần cho con,

6


là người chăm sóc con từ khi còn thơ bé đến khi trưởng thành. Người phụ nữ luôn
thể hiện đức tính đảm đang, chăm lo cho gia đình. Thường là từ khi lấy chồng,
người phụ nữ bắt đầu thay đổi và tập trung vào gia đình - tổ ấm của mình dường như
đây là “thiên chức” thứ hai của người phụ nữ “bảo mẫu” của gia đình.
Phụ nữ có đời sống khá phong phú. Người phụ nữ luôn luôn nhạy cảm
trước những vấn đề của cuộc sống. Họ thường tìm cách chia sẻ với những người
thân thiết, những người xung quanh. Sự ước vọng vươn lên trong cuộc sống và
làm những điều lớn lao hoặc có ý nghĩa đối với bản thân, với gia đình là điều khá
thường trực đối với họ (Lưu Bình Nhưỡng, 2010).
* Khái niệm về Nông thôn
Nông thôn được coi là khu vực địa lý, nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có
quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác
nhau về nông thôn do đó cũng có nhiều khái niệm khác nhau về nông thôn.
Khi tìm hiểu khái niệm về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn
với thành thị. Có quan điểm cho rằng khi xem xét khái niệm nông thôn, người ta
dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư ở nông thôn thấp hơn so với thành

thị. Ý kiến khác lại cho rằng, dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, có
nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng thành thị.
Một quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm
nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của dân cư nông thôn trong
vùng là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng trong
từng khía cạnh cụ thể và từng nước nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển,
cơ cấu kinh tế, cơ cấu áp dụng cho từng nền kinh tế. Như vậy, khái niệm nông
thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến
trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện
hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu:
"Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông
dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và
môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác" (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).

7


2.1.1.2. Khái niệm về quản lý môi trường nông thôn
a. Môi trường và chức năng cơ bản của môi trường
* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động,
thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng
nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng
sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung

cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như:
Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ
tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã
hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên
sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người
khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc
sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
- Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không
khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
- Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống
con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè,
nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã
hội như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy
định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các
cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.

8


Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
* Các chức năng cơ bản môi trường gồm
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt

động sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất
lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần
thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại
không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới.
Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể
làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
b.Môi trường nông thôn
Môi trường nông thôn được hiểu là: “Một thành phần của môi trường tự
nhiên, trong đó được cấu thành bởi những yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng (nhà ở,
vườn tược, ruộng đồng, đường giao thông…), các phương tiện máy móc phục vụ
sản xuất nông nghiệp, trong đó trọng tâm vẫn là người nông dân và công nhân
nông nghiệp với những sản xuất nông nghiệp, cảnh quan nông thôn, các yếu tố
trên được quan hệ với nhau bằng dây truyền thực phẩm và dòng năng lượng.
Ngoài hoạt động sản xuất còn có những sinh hoạt về văn hóa xã hội, tập quán,
tình cảm của làng xóm của người nông dân” (Ngô Thị Phụng, 2007).
c. Quản lý môi trường nông thôn
Quản lý môi trường nông thôn chính là: tổng hợp các biện pháp, luật pháp,
chính sách kinh tế, kỹ thuật, con người cùng với xã hội thích hợp nhằm bảo vệ
chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội ở một vùng
miền nào đó.
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý môi trường nông thôn bao gồm:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh
trong hoạt động sống của con người.


9


- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của
một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển
bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng môi trường sống, nâng
cao sự văn minh và công bằng xã hội.
- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các
vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương
và cộng đồng dân cư (Bộ tài nguyên môi trường, 1994).
2.1.2. Đặc điểm và nội dung tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường
nông thôn
2.1.2.1. Đặc điểm sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
Quản lý môi trường nông thôn được thực hiện thông qua tăng cường năng
lực cho phụ nữ và cộng đồng để họ “tham gia” thực sự vào các hoạt động quản lý
môi trường nông thôn. Tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, văn hoá, điều kiện kinh tế,
địa lý của từng vùng miền khác nhau, mức độ tham gia của người dân vào quản lý
môi trường nông thôn ở các cấp độ khác nhau. Các mức độ tham gia của phụ nữ có
thể được coi như một tiến trình liên tục và chia thành 5 cấp độ khác nhau thể hiện
chất lượng sự tham gia (thể hiện ở hình 2.1).
Tự nguyện và chủ động

5

4

3

Theo định hướng từ bên ngoài

Theo nghĩa vụ hay bị bắt buộc

2

1

Cung cấp thông tin
Thụ động

Hình 2.1. Các mức độ tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
Nguồn: Phụ nữ huyện Lương Tài (2013)a

- Tham gia thụ động: Phụ nữ thụ động tham gia vào các hoạt động quản lý
môi trường nông thôn, bảo gì làm đấy, không tham dự vào quá trình ra quyết
định, xây dựng kế hoạch;

10


- Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: thông qua việc trả lời các
câu hỏi điều tra của các nhà nghiên cứu. Phụ nữ không tham dự vào quá trình
phân tích và sử dụng thông tin;
- Tham gia bởi nghĩa vụ hay bị bắt buộc: thông qua việc đóng góp lao
động, tiền hay một số nguồn lực khác. Phụ nữ cho rằng đây là nghĩa vụ họ phải
đóng góp. Các hoạt động thường do các tổ chức quần chúng, cán bộ dự án khởi
xướng, định hướng và hướng dẫn;
- Tham gia bởi định hướng từ bên ngoài: Phụ nữ tự nguyện tham gia vào
các tổ, nhóm do dự án hoặc các chương trình khởi xướng. Bên ngoài hỗ trợ và
người dân tự chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định;
- Tự nguyện: Phụ nữ tự khởi xướng về việc xác định, lập kế hoạch, thực

hiện và đánh giá các hoạt động phát triển không có sự định hướng từ bên ngoài.

2.1.2.2 .Các hình thức tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
Theo Đức Hiếu (2015) thì sự tham gia của phụ nữ vào việc quản lý môi
trường nông thôn được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của
việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng
làm chủ. Khi tham gia vào quá trình quản lý môi trường thôn với sự hỗ trợ của
Nhà nước, phụ nữ tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng
cường kỹ năng, năng lực về quản lý môi trường nhằm tận dụng triệt để các nguồn
lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của phụ nữ trong các
hoạt động quản lý môi trường nông thôn, vai trò của của phụ nữ ở đây được thể
hiện: Phụ nữ biết, phụ nữ bàn, phụ nữ đóng góp, phụ nữ làm, phụ nữ kiểm tra,
phụ nữ quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người phụ nữ vẫn theo
một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với điều kiện, yêu cầu
của tình hình nhiệm vụ mới hiện nay:
- Phụ nữ biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của phụ nữ về những
kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quản lý môi trường ở nông thôn,
quá trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng môi trường nông
thôn. Mặt khác, phụ nữ có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau
của quá trình xây dựng công trình, phụ nữ nắm được thông tin đầy đủ về công
trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công trình, các
yêu cầu đóng góp từ công đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người
dân được hưởng lợi;

11


×