Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới huyện mỹ lộc, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 134 trang )

MỤC LỤC

Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hộp

x

Danh mục sơ đồ

xi

Danh mục biểu đồ



xi

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
CỘNG ĐỒNG CHO XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI

5

2.1 Cơ sở lý luận


5

2.1.1 Các khái niệm có liên quan

5

2.1.2 Vai trò, đặc điểm của huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn mới

15

2.1.3 Nội dung nghiên cứu về huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn mới

21

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cộng đồng cho xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

26

2.2 Cơ sở thực tiễn

29

2.2.1 Kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới trên thế giới

29


2.2.2 Kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới ở Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

34

Page iv


2.2.3 Bài học kinh nghiệm về huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn mới của huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

38

2.2.4 Chủ trương, chính sách về huy động nguồn lực cộng đồng cho xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

40

2.2.5 Các công trình nghiên cứu có liên quan

42

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

44

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu


44

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

44

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

46

3.2 Phương pháp nghiên cứu

53

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

53

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

54

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

56

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

57


PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

58

4.1 Thực trạng huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn mới huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

58

4.1.1 Thực trạng các hoạt động huy động nguồn lực cộng đồng cho xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

58

4.1.2 Kết quả huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn mới huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

77

4.1.3 Đánh giá về huy động nguồn lực cộng đồng để xây dựng hạ tầng cơ sở
nông thôn mới huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

84

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực cộng đồng cho xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định

88

4.2.1 Cơ chế, chính sách


88

4.2.2 Năng lực tổ chức và quản lý của đội ngũ cán bộ cơ sở

90

4.2.3 Từ phía người dân và cộng đồng

93

4.2.4 Sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Lộc

95

4.3 Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cộng đồng cho
xây dựng CSHT NTM huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định
4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

98
98

Page v


4.3.2 Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cộng
đồng cho xây dựng CSHT NTM huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

101


PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

108

5.1 Kết luận

108

5.2 Kiến nghị

110

TÀI LIỆU THAM KHẢO

113

PHỤ LỤC

116

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

Ban chỉ đạo


CCN

Cụm công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐVT

Đơn vị tính

GTNT

Giao thông nông thôn

HĐH

Hiện đại hóa

KCN

Khu công nghiệp

KT


Kinh tế



Lao động

MTQG

Mục tiêu quốc gia

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn

QL

Quốc lộ

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

XH

Xã hội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1


Tình hình sử dụng đất đai của huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2012 – 2014

47

3.2

Tình hình dân số và lao động của huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2012 – 2014

49

3.3

Cơ cấu kinh tế huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2012 – 2014

52

3.4

Thông tin cơ bản về các xã nghiên cứu điểm

53

3.5

Thu thập số liệu thứ cấp

54

3.6


Đối tượng và số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng

55

4.1

Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới của ba xã
nghiên cứu giai đoạn 2010-2015

4.2

63

Kế hoạch huy động các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn mới huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2010-2015

4.3

66

Kết quả công tác tuyên truyền xây dựng CSHT nông thôn mới huyện
Mỹ Lộc giai đoạn 2010-2014

4.4

71

Tỷ lệ biết đến chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới,
hình thức tuyên truyền về huy động nguồn lực cộng đồng cho xây

dựng CSHT nông thôn mới

4.5

72

Đánh giá của cán bộ về sử dụng nguồn lực cộng đồng cho xây dựng
75

cơ sở hạ tầng nông thôn mới huyện Mỹ Lộc
4.6

Đóng góp trí tuệ của cộng đồng vào các hoạt động xây dựng cơ sở hạ
tầng của địa phương

4.7

78

Kết quả huy động công lao động của người dân huyện Mỹ Lộc trong
xây dựng CSHT NTM giai đoạn 2012-2014

4.8

80

Kết quả hiến đất của cộng đồng cho xây dựng CSHT NTM huyện Mỹ
Lộc giai đoạn 2010 -2014

4.9


81

Kết quả huy động đất đai xây dựng CSHT NTM huyện Mỹ Lộc giai
đoạn 2010-2014

4.10

81

Kết quả huy động vốn từ cộng đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn mới huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2010-2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

83

Page viii


4.11

Kết quả huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng CSHT NTM
giai đoạn 2010-2014 của 3 xã nghiên cứu

4.12

84

Ý kiến của chủ doanh nghiệp đối với công tác xây dựng CSHT NTM

của địa phương

4.13

85

Kết quả xây dựng CSHT nông thôn mới giai đoạn 2010-2014 của 3 xã
nghiên cứu

4.14

86

Ý kiến hộ dân về huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ sở
hạ tầng NTM (n=90)

4.15

88

Một số khác biệt về tiêu chí đánh giá giữa các cơ quan quản lý và các
90

chính sách
4.16

Ý kiến của cán bộ địa phương về sự tham gia của người dân trong các
hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới (n=30)

4.17


90

Ý kiến của cán bộ địa phương về cách tổ chức huy động cộng đồng
91

tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới (n=30)
4.18

Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở huyện Mỹ
Lộc năm 2014

4.19

92

Nguồn huy động nguồn lực xây dựng CSHT NTM của các hộ dân tại
3 xã nghiên cứu

93

4.20

Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các chủ hộ (n=90)

94

4.21

Kết quả đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng NTM của các doanh nghiệp

trên địa bàn huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2010-2014

4.22

96

Phân bố các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Lộc theo xã và theo
97

nhóm ngành kinh tế năm 2014
4.23

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong huy động nguồn lực cộng
đồng cho xây dựng CSHT NTM huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

99

Page ix


DANH MỤC HỘP
Số hộp
4.1

Tên hộp

Trang


Ý kiến của cán bộ Ban Quản lý xây dựng NTM xã về việc lập kế
hoạch huy động nguồn lực xây dựng CSHT nông thôn mới

4.2

67

Quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Mỹ Lộc

4.3

69

Tuyên truyền tổ chức huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn mới.

70

4.4

Sự hiểu biết về xây dựng CSHT nông thôn mới

73

4.5

Giám sát quá trình huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng
CSHT NTM


74

4.6

Công khai nguồn lực xây dựng CSHT NTM

75

4.7

Hạn chế trong sử dụng nguồn lực cộng đồng cho xây dựng CSHT NTM

76

4.8

Sáng kiến của người dân đưa ra trong các cuộc họp thôn phổ biến công tác
huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng NTM

4.9

79

Ý kiến của cán bộ địa phương đánh giá về các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước trong xây dựng CSHT NTM

4.10

89


Ý kiến về sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp cho xây dựng
CSHT NTM trên địa bàn huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2010-2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

96

Page x


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Vai trò của cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

4.1

Quá trình thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng nông thôn mới huyện

18

Mỹ Lộc
4.2


59

Quy trình phổ biến các chủ trương, chính sách về huy động nguồn lực
cộng đồng cho xây dựng CSHT NTM của huyện Mỹ Lộc

68

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ
3.1

Tên biểu đồ

Trang

Tình hình lao động phân theo khu vực kinh tế của huyện Mỹ Lộc giai
đoạn 2012-2014

48

4.1

Kết quả quy hoạch CSHT cho xây dựng nông thôn mới huyện Mỹ Lộc

60

4.2

Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện đề án NTM huyện Mỹ Lộc giai đoạn
2010-2015


4.3

61

Cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng CSHT nông thôn mới huyện Mỹ Lộc
giai đoạn 2010-2015

4.4

62

Cơ cấu nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới huyện Mỹ
Lộc giai đoạn 2011-2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

82

Page xi


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương (Khóa X) về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tâm của
Đảng để thay đổi diện mạo nông thôn với mục tiêu phát triển nông nghiệp và nâng
cao đời sống của người dân nông thôn, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và đồng
đều khắp cả nước. Nhằm cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành “

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”, quyết định số 800-QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đây
là chủ trương đúng đắn hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân
đồng tình và hưởng ứng.
Trong 19 tiêu chí về xây dựng NTM của Bộ tiêu chí quốc gia, tiêu chí về
thực hiện quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn được đặt lên hàng đầu
(Nguyễn Ngọc Đông, 2012). Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội ở cả thành thị và nông thôn. Các học thuyết kinh tế đã chỉ ra
rằng muốn kinh tế phát triển, tăng trưởng thì nhất thiết phải đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng thiết yếu, đầu tư cho các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng đồng bộ là một
trong những tiêu chí cần đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Hiện
nay công tác huy động nguồn lực cho xây dựng CSHT nông thôn mới đang là bài
toán khó đối với các cấp, các ngành địa phương. Để xây dựng CSHT nông thôn mới
đạt chuẩn theo bộ tiêu chí thì cần rất nhiều nguồn lực từ các nguồn khác nhau:
Nguồn lực ngân sách Nhà nước, vốn lồng ghép từ các chương trình phát triển nông
thôn, vốn đầu tư của doanh nghiệp... và đặc biệt là nguồn lực huy động từ cộng
đồng. Trong khi nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đang ngày càng hạn chế
và eo hẹp thì việc huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn mới càng trở nên quan trọng hơn nữa.
Cùng với các địa phương trên cả nước, chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nam Định đã được cấp ủy, chính quyền và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh triển khai tích cực, nhân dân
đồng tình hưởng ứng nên bước đầu đã thu được những kết quả quan trọng. Sau hơn
4 năm triển khai, các địa phương trong tỉnh đã huy động gần 10 nghìn tỷ đồng, nhân

dân đóng góp 2.920 ha đất nông nghiệp và hiến gần 200 ha đất thổ cư để làm đường
giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng... Toàn tỉnh đã xây dựng mới, nâng cấp, cải
tạo được 5.418 km đường giao thông nông thôn đạt chuẩn, 1.897 công trình thủy
lợi, 175 km mương cấp III, 356 trạm biến áp, 1.443 km đường dây hạ thế, 537 nhà
văn hóa và khu thể thao thôn, 64 chợ nông thôn, 38 trạm y tế xã, 24 công trình cấp
nước sạch, 93 bãi xử lý rác thải, 9.753 hầm Biogas... Đến hết năm 2014, có 100/229
xã, thị trấn (47,8%) đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nam
Định được Trung ương đánh giá là một trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước về xây
dựng nông thôn mới. (UBND tỉnh Nam Định, 2015).
Đối với huyện Mỹ Lộc, trong những năm qua, các cấp, ban ngành cùng với
toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong huyện đã tích cực triển
khai và thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; chủ
động thực hiện các biện pháp huy động nguồn lực của cộng đồng vào xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Tính đến nay, nguồn lực huy động từ cộng đồng và
các tổ chức kinh tế đã đạt được những kết quả đáng kể. Một số nơi đã hoàn thành
cơ bản về số lượng các công trình cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, cũng như các địa
phương khác của cả nước, huyện Mỹ Lộc đang gặp phải khó khăn trong quá
trình huy động nguồn lực cộng đồng vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới
như đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế trong việc thẩm định, giám sát việc thi
công các công trình xây dựng; điều kiện kinh tế của nhiều hộ dân trên địa bàn
huyện còn khó khăn... Điều đó dẫn tới kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng
NTM còn chậm, kể cả 04 xã làm điểm giai đoạn 2010-2015; đến hết năm 2014
vẫn chưa có xã nào đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, nhất là nhóm tiêu chí về cơ sở
hạ tầng (UBND huyện Mỹ Lộc, 2015).
Hiện nay, đã có rất nhiều công trình bàn về xây dựng NTM, cũng như việc huy
động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; nhưng đối với Mỹ Lộc thì chưa có
công trình nghiên cứu nào đi vào nghiên cứu cụ thể việc huy động nguồn lực cộng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2



đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng NTM để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi lựa chọn đề tài: “Huy động nguồn lực cộng đồng
cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định” làm đề
tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động các nguồn lực cộng đồng xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định trong thời gian qua,
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cộng
đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở địa phương trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực cộng đồng
cho xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cộng
đồng cho xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn mới ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn
lực cộng đồng cho xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn mới ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh
Nam Định trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trong đề tài nghiên cứu, tôi tiến hành trả lời các
câu hỏi sau:
1. Thực trạng huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn mới ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đang diễn ra như thế nào?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định?
3. Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cộng
đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

trong thời gian tới?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.
- Đối tượng khảo sát: Các hộ dân, doanh nghiệp, cán bộ cấp thôn, cấp xã, cấp
huyện có liên quan trên địa bàn huyện Mỹ Lộc.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi nội dung
Các hoạt động huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn hiện nay ở huyện Mỹ Lộc.
1.4.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Tập trung
nghiên cứu ở 3 xã: Mỹ Phúc, Mỹ Tân, Mỹ Thịnh.
1.4.2.3 Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu của giai đoạn 2012-2014; số liệu về
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Lộc giai đoạn
2010-2015
- Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu năm 2014 và những đánh giá cho giai đoạn
2012 - 2014
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 07/2014 đến tháng 08/2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG CHO XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Huy động
Khái niệm “Huy động” lần đầu tiên được sử dụng trong một bối cảnh quân
sự, để mô tả việc chuẩn bị của quân đội Nga trong những năm 1850 và năm 1860.
Lý thuyết và kỹ thuật huy động đã liên tục thay đổi kể từ đó. Huy động là "quá trình
hình thành đám đông, nhóm, assiciations, và tổ chức cho việc theo đuổi các mục
tiêu tập thể" (S.Rengasamy, 2009).
Như vậy, “huy động” là tập hợp nhân lực, của cải cho một công việc lớn như
huy động nguồn lực, kinh phí cho công trình.
Phương thức huy động: Bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động.
Nguyên tắc huy động: Huy động được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện,
dân chủ bàn bạc, công khai minh bạch và quyết định theo đa số.
2.1.1.2 Nguồn lực
a. Khái niệm nguồn lực
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống
tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả
trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển
kinh tế của một lãnh thổ nhất định (Lê Thông và cộng sự, 2014).
Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có
khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào sử
dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem xét là nguồn lực.
b. Phân loại nguồn lực

Các nguồn lực được xem xét ở nhiều góc độ. Có nghĩa là dưới nhiều góc độ,
người ta chia các nguồn lực thành các loại khác nhau. Cụ thể:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


* Căn cứ vào nguồn gốc
- Vị trí địa lý: tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay
cùng phát triển giữa các vùng trong một nước hay giữa các quốc gia với nhau.
- Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất
- Nguồn lực kinh tế - xã hội: có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát
triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn (Lê Thông và
cộng sự, 2014).
* Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
- Nguồn lực trong nước (có ý nghĩa quyết định): nguồn lực trong nước còn
gọi là nội lực, bao gồm các nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia,
đường lối chính sách đang được khai thác.
- Nguồn lực nước ngoài (có vai trò quan trọng): nguồn lực nước ngoài còn được
gọi là nguồn ngoại lực, bao gồm khoa học, kỹ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh
nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất… từ nước ngoài (Lê Thông và cộng sự, 2014).
Ngoài ra, nguồn lực còn được chia thành nguồn lực phi vật chất và nguồn lực
vật chất. Trong đó, nguồn lực phi vật chất được hiểu là nguồn lực từ con người như
sức mạnh, trí óc (ý tưởng, sáng kiến)… nguồn lực vật chất được hiểu là các nguồn
lực từ tiền bạc, đất đai, vật tư… Khi con người làm nên tất cả và quyết định tất cả
nên nguồn lực con người được gọi là nguồn lực của mọi nguồn lực.
2.1.1.3 Cộng đồng
Ở Việt Nam, có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm “cộng đồng”. Từ điển tiếng
Việt giải thích: “Cộng đồng là toàn thể những người sống thành một xã hội, nói

chung có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối” (Viện ngôn ngữ học,
1992). Hiểu một cách đơn giản, cộng đồng là một nhóm người có cùng những đặc
điểm chung, ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ tài nguyên và lợi
ích chung… Nói cách khác, cộng đồng là một nhóm người cùng sống với nhau
trong một khu vực nhất định, có chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua lại và sử
dụng tài nguyên vốn có để đạt mục đích chung.
2.1.1.4 Nguồn lực cộng đồng
Một cách khái quát nhất, nguồn lực từ cộng đồng là tất cả các nguồn lực thực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


tế trong cộng đồng giúp người dân tạo dựng cuộc sống cho chính họ. Nguồn lực
cộng đồng được khái niệm một cách toàn vẹn bao gồm các thành phần sau:
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: là các nguồn tài nguyên thiên nhiên tồn
tại trong cộng đồng. Ví dụ: đất sản xuất, tài nguyên rừng, thuỷ sản…
- Các nguồn tài sản vật chất: là các công trình được xây dựng phục vụ trực
tiếp hay gián tiếp cho đời sống nhân dân tại cộng đồng (và các cộng đồng lân cận).
Ví dụ: cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm).
- Các nguồn tài sản về con người: (gồm các kỹ năng, kiến thức và năng lực
của các thành viên trong cộng đồng).
- Các nguồn tài sản xã hội: mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng,
ví dụ như niềm tin.
- Các nguồn tài sản tài chính: là các nguồn lực kinh tế tồn tại trong cộng
đồng như hệ thống ngân hàng đang hoạt động trong vùng, khả năng kinh tế của các
thành viên trong cộng đồng (Vũ Trọng Bình, 2009).
2.1.1.5 Huy động nguồn lực cộng đồng
Huy động nguồn lực là một chỉnh lý thuyết xã hội học trong việc nghiên cứu
các phong trào xã hội mà nổi lên trong những năm 1970. Nó nhấn mạnh đến khả năng

của các thành viên của phong trào để có được nguồn tài nguyên và huy động người dân
đối với việc hoàn thành các mục tiêu của phong trào (Phạm Thị Hiệp, 2014).
Huy động nguồn lực cộng đồng là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn
các phương thức để đạt được mục tiêu về huy động nguồn lực cộng đồng.
Như vậy, huy động nguồn lực cộng đồng bao gồm các hoạt động huy động
các nguồn lực phi vật chất (sức mạnh, trí óc...) và nguồn lực vật chất (tiền của, đất
đai, vật tư...) từ phía người dân và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội đang
hoạt động trên địa bàn của một vùng, một địa phương... mà chủ yếu là nguồn nội
lực để tăng cường năng lực tổ chức và mang lại lợi ích cho cộng đồng.
2.1.1.6 Cơ sở hạ tầng nông thôn
a. Khái niệm cơ sở hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật chất - kỹ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


thuật được tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và trong các hệ thống
sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển kinh tế, xã hội ở
khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp (Đỗ Xuân Nghĩa, 2013).
Nội dung của cơ sở hạ tầng trong nông thôn cũng như sự phân bố, cấu trúc
trình độ phát triển của nó có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia cũng
như giữa các địa phương, vùng lãnh thổ của đất nước. Tại các nước phát triển, cơ sở
hạ tầng nông thôn còn bao gồm cả các hệ thống, công trình cung cấp gas, khí đốt, xử lý
và làm sạch nguồn nước tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp cho nông dân nghiệp vụ
khuyến nông. Kinh tế - xã hội nông thôn không thể phát triển nếu các yếu tố cơ sở hạ
tầng nông thôn không được đáp ứng (Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005).
b. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng bao gồm tổng thể các công trình mang tính hệ thống, đồng bộ,
phục vụ lâu dài, có tính thẩm mỹ, tính tiên phong định hướng, vốn đầu tư lớn (Mai

Thanh Cúc và cộng sự, 2005). Cụ thể, CSHT nông thôn có những đặc điểm như sau
(Đỗ Xuân Nghĩa, 2013):
- Tính hệ thống: Kết cấu hạ tầng của một quốc gia, một vùng hay một địa
phương là một hệ thống cấu trúc phức tạp bao trùm và có phạm vi ảnh hưởng mức
độ cao thấp khác nhau đến mọi hoạt động KT - XH trên địa bàn. Nhưng đều liên
quan gắn bó với nhau, sự trục trặc ở khâu này sẽ liên quan, ảnh hưởng đến khâu
khác. Do đó, việc quy hoạch tổng thể phát triển hạ tầng phải kết hợp, phối hợp các
loại hạ tầng trong một hệ thống đồng bộ để giảm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng
của các công trình hạ tầng, là đòn bẩy tác động vào mọi lĩnh vực của đời sống dân
cư trên địa bàn, tạo sự thay đổi cảnh quan của khu vực.
- Tính kiến trúc: Các bộ phận cấu thành hệ thống cơ sở hạ tầng có cấu trúc
phù hợp với những tỉ lệ cân đối, kết hợp với nhau thành một tổng thể hài hòa, đồng
bộ. Sự khập khiễng trong kết cấu hạ tầng có thể làm cho hệ thống công trình mất tác
dụng, không phát huy được hiệu quả, thậm chí làm tê liệt cả hệ thống hay từng phân
hệ của cấu trúc.
- Tính tiên phong định hướng: Tính tiên phong của hệ thống cơ sở hạ tầng
thể hiện ở chỗ luôn đi trước, mở đường cho các hoạt động kinh tế, xã hội phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


Chiến lược đầu tư phát triển hạ tầng đúng là chiến lược ưu tiên công trình hạ tầng
“trọng điểm”, có tính "đột phá". Sự phát triển về cơ sở hạ tầng về quy mô, chất
lượng, trình độ kỹ thuật là những tín hiệu cho thấy định hướng phát triển kinh tế-xã
hội và tạo tiền đề vật chất cho tiến trình phát triển KT - XH của vùng, của đất nước.
- Tính tương hỗ: Các bộ phận trong cơ sở hạ tầng nông thôn có tác động qua
lại với nhau. Sự phát triển của bộ phận này có thể tạo thuận lợi cho bộ phận kia và
ngược lại. Việc xây dựng một con đường giao thông thì không những phục vụ trực
tiếp cho hoạt động đi lại, vận chuyển hàng hoá… của vùng đó được thuận tiện mà

còn góp phần giảm được chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao
hiệu quả sản xuất - kinh doanh; tuy nhiên, trong một số trường hợp khi xây dựng
công trình làm thiệt hại cho đối tượng này nhưng lại làm lợi cho đối tượng khác.
- Tính công cộng: Các ngành sản xuất và dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng tạo ra
những sản phẩm hàng hoá công cộng như: đường giao thông, cầu cống, mạng lưới
điện, cung cấp nước… điều đó được thể hiện cả trong xây dựng và trong sử dụng.
Bởi vậy, hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn không thể chỉ xét đến
lợi ích của doanh nghiệp đầu tư mà còn phải xét đến ý nghĩa phúc lợi của nó đối với
toàn xã hội.
- Tính vùng (địa lý): Các ngành sản xuất và dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng
thường gắn với một vùng, địa phương cụ thể. Nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự
nhiên (tài nguyên, môi trường, địa hình, đất đai…) và các yếu tố kinh tế, xã hội của
từng vùng, từng khu vực. Kết cấu hạ tầng của các vùng nông thôn có vị trí địa lý
khác nhau thì cũng sẽ khác nhau.
- Xây dựng hạ tầng nói chung và CSHT nông thôn nói riêng thuộc lĩnh
vực đầu tư kinh doanh, đòi hỏi vốn lớn: Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, khi
đầu tư cần chú ý phân bổ nguồn vốn hợp lý giữa các lĩnh vực phát triển hạ tầng
và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội. Mặt khác, các công trình hạ tầng
thường là những công trình công cộng không thể hoặc khó thu hồi vốn và trong
khi sử dụng phải tu sửa, bảo dưỡng, vì vậy cần phải huy động đóng góp của
người dân, trích từ phí sử dụng hay huy động đóng góp của các doanh nghiệp,
các nhà hảo tâm, công đức.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


* Một số đặc thù riêng cơ sở hạ tầng nông thôn
- Phần lớn công trình hạ tầng nông thôn mang tính địa phương, khu vực khá
rõ nét. Công trình xây dựng phân tán, phát huy trong một phạm vi nhất định, tính hệ

thống bị chia cách bởi địa lý, tự nhiên, kinh tế, cơ chế quản lý.
- Tính thời vụ: Do đối tượng tác động, phục vụ chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp và đời sống của người dân nông thôn, nên công trình CSHT ở nông thôn hoạt
động có tính thời vụ, tuỳ thuộc vào mùa vụ sản xuất nông nghiệp và các yếu tố tự
nhiên. Trong điều kiện kinh tế nông thôn, sản xuất nhỏ, phụ thuộc điều kiện tự nhiên
thì tính phân tán, manh mún CSHT thể hiện rõ nét.
- Hệ thống thiết bị và công trình CSHT nông thôn chậm phát triển so với
thành phố, và các khu công nghiệp: đây là đặc điểm có tính phổ biến ở các nước
cũng như các vùng trong một quốc gia. Việc rút ngắn khoảng cách này không chỉ
phụ thuộc vào vị trí địa lý của vùng nông thôn hay vai trò của ngành nông nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân mà còn liên quan chặt chẽ đến các chính sách hỗ trợ,
thúc đẩy của nhà nước.
- Đặc điểm về quản lý: Việc quản lý, điều hành hệ thống, công trình trong
CSHT nông thôn rất phức tạp và khó khăn. Thông thường việc quản lý và điều hành
những công trình nhỏ và vừa trong các làng, xã được xây dựng theo từng cộng đồng
hay từng nhóm dân cư. Việc kinh doanh ít vì phần lớn các công trình được coi là tài
sản chung phục vụ cho cả cộng đồng.
c. Phân loại cơ sở hạ tầng nông thôn
Theo kinh tế chính trị học thì toàn bộ CSHT nông thôn được phân ra thành,
CSHT sản xuất và CSHT phi sản xuất (Phạm Văn Hùng, 2013).
Trong CSHT sản xuất lại được phân ra thành CSHT trực tiếp phục vụ cho
sản xuất vật chất và CSHT gián tiếp phục vụ sản xuất. Tất cả các ngành giao thông
liên lạc, thuỷ lợi, kho tàng cung ứng vật tư kỹ thuật tạo thành CSHT vật chất. Ngoài
ra, ở đây còn có các điều kiện chung của sản xuất như hệ thống mạng lưới điện, vận
tải công nghiệp, hệ thống mạng lưới các công trình, các xí nghiệp, các trung tâm,
trạm, trại nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10



Cơ sở hạ tầng phi sản xuất bao gồm các ngành phục vụ, đảm bảo hoạt động
chung cho con người như: y tế, giáo dục, các cơ sở nghỉ ngơi, dịch vụ khác.
- Các nhà kinh tế lại phân loại CSHT theo CSHT kinh doanh và CSHT phục
vụ sản xuất:
+ CSHT kinh doanh bao gồm những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trực tiếp
cho việc kinh doanh của những doanh nghiệp sản xuất hoặc dịch vụ. Đó là những hệ
thống hạ tầng thuộc sự quản lý của các doanh nghiệp nhất định. Thí dụ nhà máy,
công xưởng, hệ thống dây chuyền sản xuất...
+ CSHT phục vụ sản xuất là những cơ sở vật chất gián tiếp phục vụ sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp như: hệ thống điện, liên lạc, giao thông nội bộ.
Gần đây người ta đã phân CSHT theo hai phần "phần cứng và phần mềm":
- "Phần cứng" của CSHT nông thôn là hệ thống công trình đường xá nông
thôn, mạng lưới điện nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, công nghiệp chế biến nông sản,
thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp nước sạch.
- "Phần mềm"của CSHT nông thôn là hệ thống giáo dục, đào tạo nghề và
kinh tế công cộng, cơ sở nghiên cứu để tạo ra các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông
thôn và vận hành chúng (Phạm Văn Hùng, 2013).
2.1.1.7 Nông thôn mới
Nông thôn mới là nông thôn văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp
của truyền thống Việt Nam.
Theo Thông tư số 54/TT-NNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định: “Vùng/khu vực nông thôn mới Việt Nam xã hội chủ
nghĩa là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn;
được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” (Bộ Nông nghiệp và
PTNT, 2009). Như vậy nông thôn mới trước hết phải là nông thôn, chứ không phải
là thị tứ, thị trấn. Nông thôn mới vừa bao hàm chức năng lịch sử vốn có của nông
thôn; là vùng nông dân quần tụ trong đơn vị làng xã và chủ yếu làm nông nghiệp,
vừa có những thuộc tính khác với nông thôn truyền thống, đó là: Làng xã văn minh,
sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng

hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


cao; giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý
dân chủ (Hồ Xuân Hùng, 2010).
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại,
làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng
hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; bản sắc
văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý
dân chủ.
2.1.1.8 Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới
Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới là khâu then chốt để thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
và xây dựng nông thôn mới. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
hiện đại cùng quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng ngày nay, để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới thì cần phải phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn trước một bước để tạo điều kiện thuận lợi cho KT XH phát triển.
Những nội dung chủ yếu về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới bao gồm:
- Hệ thống giao thông nông thôn: đường giao thông (liên thôn, liên xã, đường
nối các cụm dân cư với hệ thống giao thông), được ví như "mạch máu" trong cơ thể
con người. Hiện nay đường giao thông nông thôn mặc dù đã được cải thiện nhưng
chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Do vậy,
cần phải xây dựng và phát triển giao thông gắn kết giữa các vùng nông thôn, giữa
nông thôn với thành thị, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, góp phần
giảm chi phí vận chuyển do đó giảm được chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh
tranh, mở rộng thị trường, tạo cơ hội giao lưu giữa các vùng miền, tạo thuận lợi cho
việc đi lại, tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, bảo hiểm… của người dân.

- Hệ thống kênh mương và các công trình thuỷ lợi nông thôn: bao gồm toàn
bộ hệ thống công trình phục vụ cho việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước
(nước mặt và nước ngầm) và hạn chế những tác hại do nước gây ra đối với sản xuất,
đời sống và môi trường sinh thái. Các công trình chủ yếu gồm: các trạm bơm tưới,
tiêu, hệ thống đê sông, hệ thống kênh mương. Việc xây dựng hệ thống kênh mương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


và các công trình thuỷ lợi hiện đại, góp phần khắc phục tình trạng hoang hoá, mở
rộng diện tích canh tác, cung cấp nước tưới, tạo điều kiện thâm canh, tăng vụ và sự
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kịp thời khắc phục những hậu quả của thiên tai là một
yêu cầu bức thiết với các vùng nông thôn hiện nay trong xây dựng NTM.
- Hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn: đây là một trong những nhân tố
quan trọng góp phần vào việc bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, nâng cao
chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn.
Hiện nay, việc cung cấp nước sạch ở nông thôn có thể thực hiện thông qua
hệ thống cung cấp nước tập trung, khai thác từ các nguồn qua hệ thống phân phối
chuyển đến nơi sử dụng hoặc có thể do các hộ dân, cơ sở sản xuất khoan giếng, trữ
nước mưa. Do vậy, cần phải xây dựng các nhà máy nước (có thể mỗi xã xây dựng
một nhà máy nước hoặc hai, ba xã… xây dựng một nhà máy nước) để phục vụ nhân
dân. Thực tế cho thấy, việc xây dựng nhà máy cấp nước sạch cho các vùng nông
thôn là giải pháp hữu hiệu nhất trong bối cảnh môi trường ngày càng có xu hướng
bị ô nhiễm, do tác động của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, nhất
là sự phát triển các hoạt động công nghiệp. Nó đảm bảo chất lượng nguồn nước đã
qua xử lý, đảm bảo cung cấp đủ nước cho nhu cầu sử dụng của dân cư.
- Về hệ thống thoát nước và xử lý chất thải, nước thải nông thôn: hiện nay,
nhiều vùng nông thôn đã căn bản cải tạo được tình trạng ao tù, nước đọng… Tuy
nhiên, môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm, tình trạng chất thải, nước thải xả

thẳng ra môi trường mà không qua xử lý, ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của
người dân. Do vậy, cần đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải ở nông
thôn, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
cư dân nông thôn.
- Hệ thống thông tin và bưu chính viễn thông nông thôn: hệ thống này bao
gồm toàn bộ các phương tiện phục vụ cho việc cung cấp thông tin, trao đổi thông tin
đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ở nông thôn như: mạng lưới bưu điện, điện
thoại, internet, mạng lưới truyền thanh, truyền hình của địa phương và Trung ương.
- Hệ thống cung cấp điện nông thôn: bao gồm mạng lưới đường dây tải điện
từ nguồn cung cấp, hệ thống các trạm hạ thế, mạng lưới phân phối và dẫn điện tới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


các dụng cụ, hộ dân sử dụng điện. Tuy nhiên, chất lượng nguồn điện cung cấp chưa
cao, tỷ lệ tiêu hao điện ở khu vực nông thôn còn ở mức cao, phần nguồn lực cộng
đồng vào việc xây dựng hệ thống điện còn lớn, giá điện ở nông thôn thường cao
hơn so với thành thị. Do vậy, việc quy hoạch và phát triển đồng bộ hệ thống điện
nhằm đảm bảo đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, giảm mức tổn thất điện năng là
yêu cầu bức thiết với xây dựng nông thôn mới hiện nay.
- Chợ nông thôn: với đa số các vùng nông thôn, chợ đã hình thành khá sớm
trong lịch sử. Chợ nông thôn ra đời và phát triển do nhu cầu trao đổi hàng hóa.
Nhiều chợ đã tồn tại lâu đời và đến nay vẫn được duy trì. Tuy nhiên, về cơ bản chợ
nông thôn có quy mô nhỏ, hàng hoá còn đơn điệu, chủ yếu là những sản vật trong
vùng (nhất là nông sản) và những vật dụng cần cho sản xuất và sinh hoạt thường
ngày của người dân. Điều đó đòi hỏi phải huy động mạnh mẽ các nguồn lực của cả
nhà nước và cộng đồng cư dân nông thôn trong việc xây dựng chợ nông thôn phục
vụ cho quá trình xây dựng nông thôn mới.
- Hệ thống các trường học: gồm các trường mầm non, tiểu học, THCS,

THPT. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, nguồn lực con người đã trở thành một
trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình xây dựng
nông thôn mới. Do vậy, phải tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng các
trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn sẽ góp phần nâng cao trình độ
dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ văn hoá, kỹ năng nghề nghiệp phục vụ
cho xây dựng nông thôn mới.
- Trạm y tế xã: nơi chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng dân cư ở nông
thôn. Tuy nhiên, ở nhiều vùng nông thôn hiện nay, trạm y tế xã còn thấp kém, cơ sở
vật chất nghèo nàn, trang thiết bị y tế thiếu thốn, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu
cầu khám chữa bệnh ban đầu và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Do vậy, việc xây
dựng, cải tạo nâng cấp các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia là yếu tố mở đường cho
công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nông thôn trong quá trình xây
dựng thôn mới.
- Nhà văn hoá thôn: nông thôn là nơi bảo tồn, lưu truyền và giữ gìn bản sắc
văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất, thiết chế văn hoá cấp xã còn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


thiếu thốn, số xã có thư viện rất ít, nhà văn hoá còn thô sơ lồng ghép. Do vậy, việc
phát triển nhà văn hóa nông thôn như phát triển các trung tâm văn hóa, trung tâm
sinh hoạt cộng đồng, thư viện… là hết sức cần thiết, góp phần quan trọng vào việc
xây dựng nền văn hóa nông thôn mới bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
hạn chế và tiến tới xóa bỏ các hoạt động mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu đã tồn tại
lâu dài ở nông thôn.
Như vậy, huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng CSHT nông thôn mới
là cách thức tổ chức tuyên truyền, vận động và thuyết phục để người dân và cộng
đồng, doanh nghiệp... tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của... vào xây dựng
các công trình thiết yếu, như: đường giao thông, hệ thống kênh mương, hệ thống

nước sạch, hệ thống điện, các trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, khu dân cư...
phục vụ cho lợi ích và nhu cầu thiết thân của người dân, góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
2.1.2 Vai trò, đặc điểm của huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới
2.1.2.1 Vai trò của cơ sở hạ tầng nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
Cơ sở hạ tầng nông thôn là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại
của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Với tư cách là những phương tiện vật chất - kỹ thuật cung cấp những dịch vụ
cần thiết cho các hoạt động KT - XH ở nông thôn, cơ sở hạ tầng trở thành lực lượng
sản xuất quyết định đến sự phát triển của KT - XH, là nền tảng cho sự phát triển KT
- XH nông thôn, nói cụ thể hơn nó là nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho
quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn, thay đổi
diện mạo nông thôn trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
Do các vùng nông thôn có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn nhiều
so với các khu vực đô thị nên cần tiến hành xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng cho phù hợp với từng vùng và trong từng giai đoạn cụ thể nhằm tạo ra
những điều kiện vật chất cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, sự hình
thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, việc đẩy mạnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến cho sản xuất nông nghiệp,
đưa những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh thực hiện chuyên
canh để sản xuất các loại nông sản là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất
khẩu... và phát triển mạnh các hoạt động công nghiệp dịch vụ ở khu vực nông thôn
chỉ có thể thực hiện được khi nông thôn có một cơ sở hạ tầng hiện đại. Sản xuất nông

nghiệp hàng hoá và phát triển công nghiệp nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
không thể thiếu các công trình thuỷ lợi, mạng lưới giao thông, hệ thống cung cấp
điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, chợ và trung tâm buôn bán... Khi cơ sở hạ
tầng được tạo lập khá đầy đủ và đồng bộ ở nông thôn, các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn đầu
tư, do đó sẽ thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh và mạnh hơn.
Cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện và đồng bộ sẽ giúp giảm giá thành sản
xuất, giảm chi phí vận chuyển, chi phí dịch vụ, giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động
sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và các ngành liên quan trực tiếp tới nông nghiệp,
góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá. Trong điều kiện hiện nay với xu hướng hội
nhập, nếu thiếu hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống ngân hàng hay hệ thống giao
thông hiện đại... thì không thể đạt được mục tiêu phát triển như mong muốn (Phạm
Văn Hùng, 2013).
CSHT nông thôn phát triển sẽ tác động đến sự phát triển khu vực nông
nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện thu
hút vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài vào thị trường nông nghiệp, nông thôn.
Góp phần tạo việc làm thu hút nguồn lao động dư thừa, tăng thêm thu nhập cho cư
dân ở các vùng nông thôn, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài ra còn tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận được với tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến, tiếp cận được với các dịch vụ chất lượng cao như tín dụng, ngân
hàng, bảo hiểm,...
Cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện quan trọng tác động tới việc phân bố
lực lượng sản xuất theo lãnh thổ. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ tạo điều kiện
phát triển đồng đều giữa các vùng, miền trong cả nước, góp phần thực hiện mục tiêu
tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội. Thực hiện mục tiêu công bằng xã hội
không chỉ thể hiện ở khâu phân phối kết quả mà nó còn thể hiện ở chỗ tạo điều kiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 16



sử dụng tốt năng lực của mình, đó chính là cơ hội học tập, cơ hội được chăm lo sức
khoẻ và đặc biệt là cơ hội được làm việc, tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội.
Cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện vật chất quan trọng, có tính quyết định
đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng như sự chuyển dịch cơ cấu nội
bộ ngành nông nghiệp. Ngân hàng thế giới cho rằng: “Những trở ngại trong giao
thông vận tải thường là trở ngại chính đối với sự phát triển khả năng chuyên môn
hàng hoá sản xuất tại khu vực có tiềm năng phát triển nhưng không thể tiêu thụ
được sản phẩm hoặc không được cung cấp lương thực một cách ổn định...” (Ngân
hàng thế giới tại Việt Nam, 2006). Như vậy, nếu không có hạ tầng giao thông nói
chung hay hạ tầng giao thông nông thôn nói riêng thì không thể có giao lưu hàng
hóa nông sản với các hàng hoá khác, không thể tạo điều kiện phát triển nền nông
nghiệp hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ tăng cường được khả năng giao lưu
hàng hoá, thị trường nông thôn được mở rộng, khơi thông sự ngăn cách giữa thị
trường nông thôn và toàn bộ nền kinh tế. Nhờ đó, kích thích sự phát triển kinh tế hộ,
góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, nâng cao chất
lượng đời sống cư dân, tạo ra sự thay đổi diện mạo KT - XH nông thôn, thu hẹp
khoảng cách giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn, từng bước xoá bỏ sự ngăn
cách về không gian giữa thành thị và nông thôn.
Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ tạo điều kiện tổ chức tốt đời sống xã
hội trên từng địa bàn, tạo một cuộc sống tốt hơn cho nhân dân, nhờ đó mà giảm bớt
và ngăn chặn tình trạng di cư tự do từ nông thôn ra thành thị. Đồng thời, tạo lập sự
công bằng, nâng cao mức hưởng thụ các dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế và văn hoá
cho dân cư vùng nông thôn, xoá đi những chênh lệch trong phát triển KT - XH giữa
các vùng miền trong nước.
2.1.2.2 Vai trò của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
Cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, là cơ sở
cho phát triển nông thôn bền vững vì:
- Họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình.

- Họ quản lý nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương
mà quá trình phát triển phải dựa vào đó.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 17


×