Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Khả năng sản xuất của 2 dòng vịt chuyên thịt mt3, mt4 và con lai (mt3 x mt4) nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt đại xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.41 KB, 81 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................. vii
Danh mục bảng ......................................................................................................... viii
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis Abstract ............................................................................................................ xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................1

1.2.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................2

1.3.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học .............................................................................................2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU......................................................3


2.1.

ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG .................3

2.2.

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA THỦY CẦM..................................................4

2.2.1.

Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm .................................................4

2.2.2.

Khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm ...................................................6

2.3.

KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIA CẦM .....................................................14

2.3.1.

Tuổi đẻ quả trứng đầu.....................................................................................14

2.3.2.

Năng suất trứng ..............................................................................................15

2.3.3.


Khối lượng và chất lượng trứng ......................................................................18

2.3.4.

Khả năng ấp nở .............................................................................................21

2.3.5.

Tiêu tốn thức ăn trên đơn vị sản phẩm ............................................................22

2.4.

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LAI TẠO VÀ ƯU THẾ LAI ................................23

2.4.1.

Lai tạo giống ..................................................................................................23

2.4.2.

Ưu thế lai .......................................................................................................25

2.5.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ............................26

2.5.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................26


2.5.2.

Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................28

iv


PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............30
3.1.

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .........................30

3.2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................30

3.3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................30

3.3.1.

Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng ...............................................................30

3.3.2.

Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................31

3.4.


CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI TRÊN ĐÀN VỊT ...............................................32

3.4.1.

Chỉ tiêu theo dõi trên đàn vịt sinh sản MT3 và MT4 ......................................32

3.4.2.

Năng suất trứng/mái .......................................................................................33

3.4.3.

Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng ........................................................................33

3.4.4.

Tỷ lệ trứng giống (%) .....................................................................................33

3.4.5.

Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng trứng ............................................................33

3.5.

ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU TRÊN VỊT LAI NUÔI THỊT............................35

3.5.1.

Tỷ lệ nuôi sống: Theo dõi đàn vịt từ 1 ngày tuổi đến 56 ngày tuổi ..................35


3.5.2.

Khả năng sinh trưởng .....................................................................................35

3.5.3.

Mổ khảo sát chất lượng thịt ............................................................................37

3.6.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...............................................................38

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................39
4.1.

TRÊN ĐÀN VỊT SINH SẢN .........................................................................39

4.1.1.

Đặc điểm về ngoại hình ..................................................................................39

4.1.2.

Tỷ lệ nuôi sống...............................................................................................39

4.1.3.

Khối lượng cơ thể vịt sinh sản qua các giai đoạn ............................................40

4.1.4.


Tuổi đẻ ...........................................................................................................43

4.1.5.

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng qua các tuần đẻ...45

4.1.6.

Tỷ lệ trứng giống ............................................................................................49

4.1.7.

Một số chỉ tiêu chất lượng trứng .....................................................................51

4.1.8.

Một số chỉ tiêu ấp nở ......................................................................................52

4.2.

TRÊN ĐAN VIT THƯƠNG PHÂM...............................................................54

4.2.1.

Đặc điểm ngoại hình.......................................................................................54

4.2.2.

Tỷ lệ nuôi sống...............................................................................................54


4.2.3.

Khối lượng cơ thể vịt thương phẩm qua các tuần tuổi .....................................55

4.2.4.

Sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng thương đối ................................................57

v


4.2.5.

Lượng thức ăn thu nhận và tiêu tốn thức ăn của vịt thương phẩm ...................61

4.2.6.

Chỉ số sản xuất (PN), chỉ số kinh tế (E) ..........................................................63

4.2.7.

Kết quả khảo sát thân thịt của vịt thương phẩm...............................................64

4.2.8.

Năng suất thịt sản xuất ra từ một vịt mái mẹ ...................................................66

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................67
Kết luận.......................................................................................................................67

Đề nghị .......................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................68

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

cs

Cộng sự

Đvt

Đơn vị tính

NST

Năng suất trứng

NXB

Nhà xuất bản

TLNS

Tỷ lệ nuôi sống


TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

TKL

Tăng khối lượng

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt MT3, MT4 ............................................ 31
Bảng 3.2. Chế độ dinh dưỡng cho vịt MT3, MT4 ........................................................ 31
Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc vịt thương phẩm ....................................... 31
Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đàn vịt sinh sản MT3 và MT4 .......................... 31
Bảng 3.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên vịt thương phẩm ............................................... 32
Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống vịt MT3 và MT4 giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi ......................... 39
Bảng 4.2. Khối lượng cơ thể vịt sinh sản qua các giai đoạn (gam/con) ......................... 42
Bảng 4.3. Tuổi đẻ của vịt sinh sản MT3 và MT4 ......................................................... 44
Bảng 4.4. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt
MT3 và MT4 ............................................................................................... 46
Bảng 4.5. Tỷ lệ trứng giống ......................................................................................... 50
Bảng 4.6. Khảo sát chất lượng trứng vịt (n = 30) ......................................................... 51
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu ấp nở vịt MT3 và MT4 ........................................................ 53
Bảng 3.8. Tỷ lệ nuôi sống của vịt thương phẩm (n = 3)................................................ 54
Bảng 3.9. Khối lượng vịt thương phẩm (g/con, n = 30) ............................................... 56
Bảng 4.10. Sinh trưởng tuyệt đối của vịt thương phẩm ................................................ 58
Bảng 4.11. Sinh trưởng tương đối của vịt thương phẩm ............................................... 60

Bảng 4.12. Lượng thức ăn thu nhận của vịt thương phẩm ............................................ 61
Bảng 4.13. Tiêu tôn thức ăn của vịt thương phẩm ....................................................... 62
Bảng 4.14. Chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế của vịt thương phẩm ................................... 64
Bảng 4.15. Một số kết quả khảo sát thân thịt vịt .......................................................... 65
Bảng 4.16. Năng suất thịt sản xuất ra từ một vịt mái mẹ .............................................. 66

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Tỷ lệ đẻ vịt MT3 và MT4 ...........................................................................47
Đồ thị 4.2. Năng suất trứng vịt MT3 và MT4...............................................................47
Đồ thị 4.3. Khối lượng cơ thể vịt thương phẩm qua các tuần tuổi .................................56
Đồ thị 4.4. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của đàn vịt thương phẩm ...............................58
Đồ thị 4.5. Sinh trương tương đối của vịt thương phẩm ...............................................60

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Chăn nuôi vịt có một vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, do
hiệu quả kinh tế mang lại cũng như tính phù hợp với nhiều phương thức nuôi và
đầu tư của người chăn nuôi. Vịt là loài thuỷ cầm có sức chống chịu với các điều
kiện ngoại cảnh và bệnh tật cao, khả năng tự kiếm mồi tốt. Các sản phẩm từ vịt
như: thịt, trứng,… đều có giá trị kinh tế cao, cung cấp thực phẩm cho xã hội.Để
chủ động được nguồn giống đáp ứng chăn nuôi trong nước, có bộ giống năng
suất chất lượng cao. Từ những nguồn nguyên liệu vịt M15 nhập về Trung tâm
Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên đã tiến hành nghiên cứu chọn tạo 2 dòng vịt mới
dòng trống MT3 và dòng mái MT4, hai dòng vịt trên đã được chọn lọc và ổn
định năng suất. Giai đoạn 1 ngày tuổi đến hậu bị là 30 trống và 120 mái, giai

đoạn hậu bị 22 trống và 90 mái, giai đoạn vào đẻ là 20 trống và 120 mái. Thí
nghiệm được tiến hành theo dõi và lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy vịt MT3 và MT4
có tỷ lệ nuôi sống tương đối cao trống đạt 96,67%, mái đạt trên 98,33%. khối
lượng cơ thể mái MT3 đạt 3154,15g, mái MT4 đạt 3042,89g; trống MT3 đạt
3382,14g, trống MT4 đạt 3276,16g. Vịt MT34 tỷ lệ nuôi sống đến 63 ngày tuổi là
97,50%, khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi là 3453,67g. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg
tăng khối lượng đến 8 tuần tuổi là 3,40 kg, chỉ số sản xuất là 178,56. Năng suất
thịt sản xuất ra từ một vịt mái mẹ là 539,98.

x


THESIS ABSTRACT
Raising ducks has a very important position in agriculture, by bringing
economic efficiency as well as compliance with various methods of farming and
farmers invest. Ducks are aquatic birds species which are resistant to external
conditions and high morbidity, ability to earn a good primer. The products from
ducks such as meat, eggs, ... have a high economic value, providing food for the
society. To proactively respond sources like domestic livestock, with the same
high quality performance. From the raw materials imported duck M15 Ducks
Foundation Research Center has conducted research Trans bred two new duck
line blank line MT3 and MT4 roof line, two lines were selected ducks and yield
stability. Phase 1 day old to 30 empty gilts and 120 roofs, phase 22 drums and 90
gilts roof, stage at birth is 20 and 120 roof space. Experiments were conducted to
track and repeat 3 times. Results showed that MT3 and MT4 duck with relative
survival rate reached 96.67% high availability, ease of over 98.33%. body weight
gain 3154,15g roof MT3, MT4 reach 3042,89g roof; MT3 reach 3382,14g blank,
blank 3276,16g MT4 reached. Ducks MT34 survival rate up to 63 days of age is
97.50% body weight in 8 weeks is 3453,67g. Feed consumption for 1 kg weight
gain to 8 weeks of age was 3.40 kg, production index was 178.56. Productivity

meat produced from a mother duck is 539.98.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi
của Việt Nam tuy gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh, thị trường thiếu ổn định,
khủng hoảng kinh tế, nhưng ngành chăn nuôi vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 5- 6%
trên năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước.
Chăn nuôi vịt có một vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, do
hiệu quả kinh tế mang lại cũng như tính phù hợp với nhiều phương thức nuôi và
đầu tư của người chăn nuôi. Vịt là loài thuỷ cầm có sức chống chịu với các điều
kiện ngoại cảnh và bệnh tật cao, khả năng tự kiếm mồi tốt. Các sản phẩm từ vịt
như: thịt, trứng,… đều có giá trị kinh tế cao, cung cấp thực phẩm cho xã hội.
Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi vịt trong những năm qua Nhà nước và
các Trung tâm nghiên cứu giống gia cầm đã phải chi nhiều ngoại tệ nhập giống
mới có năng suất thịt, trứng cao, khắc phục nhược điểm của giống vịt nội năng
suất thấp. Chính vì vậy trung tâm vịt Đại Xuyên đã nhập giống vịt M15 từ hãng
Grimaud cộng hòa Pháp năm 2007,đây là những giống vịt có năng suất thịt, trứng
cao.Vịt M15 nhập về nước ta được nuôi qua 4 thế hệ tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 1
ngày tuổi đến 24 tuần tuổi đạt 95,73 - 97,59%, tuổi đẻ là 24 - 25 tuần tuổi, tỷ lệ
đẻ 72,34 - 73,30% với năng suất trứng tương ứng là 212,9 - 215,5 quả/mái/42
tuần đẻ và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ở thế hệ 4 là 4,29/kg, tỷ lệ phôi 93,00 94,69%, tỷ lệ nở 78,83 - 80,35.
Để chủ động được nguồn giống đáp ứng chăn nuôi trong nước, có bộ
giống năng suất chất lượng cao. Từ những nguồn nguyên liệu vịt M15 nhập về
Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên đã tiến hành nghiên cứu chọn tạo 2 dòng
vịt mới dòng trống MT3 và dòng mái MT4, hai dòng vịt trên đã được chọn lọc và
ổn định năng suất.

Để đánh giá khả năng sản xuất của hai dòng vịt sau khi chọn lọc, chúng
tôi tiến hành thực hiện nội dung nghiên cứu: “Khả năng sản xuất của 2 dòng vịt
chuyên thịt MT3, MT4 và con lai”

1


1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá một số chỉ tiêu sản xuất của 2 dòng vịt MT3 và MT4.
- Đánh giá khả năng sản xuất thịt của vịt thương phẩm MT34
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu có hệ thống 1 số đặc điểm về sinh trưởng, sinh sản và cho thịt
của vịt MT3, MT4 và con lai của chúng để cung cấp nguồn thông tin cho các
nghiên cứu tiếp theo.
Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, đào tạo và sản xuất
sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở xác định được một số đặc điểm, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuậtt
cơ bản của giống vịt M15 (MT3 và MT4) sẽ định hướng cho sản xuất phát triển
giống vịt này.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
Hầu hết các tính trạng về năng suất của vật nuôi như sinh trưởng, sinh sản,
mọc lông, đẻ trứng đều là những tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng do các gen
nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Nguyễn Ân và cs. (1983) cho rằng các tính trạng

sản xuất là các tính trạng số lượng, thường là các tính trạng đo lường như khối lượng
cơ thể, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng, ....
Di truyền và môi trường là hai nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các tính trạng
số lượng. Các tính trạng số lượng thường do nhiều gen chi phối, mỗi gen thường chỉ
gây ra một ảnh hưởng nhỏ. Khác với các tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng
chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố tác động của ngoại cảnh. Tuy các điều kiện
bên ngoài không thể làm thay đổi cấu trúc di truyền, nhưng nó tác động làm phát
huy hoặc kìm hãm việc biểu hiện các hoạt động của các gen. Như vậy, các tính trạng
số lượng được qui định bởi kiểu gen và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại
cảnh, mối tương quan đó được biểu thị như sau:
P=G+E
Trong đó:
P là giá trị kiểu hình (phenotypic value),
G là giá trị kiểu gen (genotypic value),
E: là sai lệch môi trường (environmental deviation).
Giá trị kiểu gen (G) chịu ảnh hưởng của 3 loại tác động của
các gen đó là tác động cộng gộp, tác động trội và tác động tương tác. Mô hình về
các tác động gen này như sau:
G=A+D+I
Trong đó:
G là giá trị kiểu gen (genotypic value),
A là giá trị cộng gộp (additive value),
D là giá trị sai lệch trội (dominance deviation value),
I: là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation value)

3


Ngoài ra, các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường
và được chia thành hai loại sai lệch môi trường chung và riêng.

- Sai lệch môi trường chung (Eg) là các yếu tố môi trường tác động một cách
thường xuyên tới tính trạng số lượng của vật nuôi, chẳng hạn: tập quán, quy trình
chăn nuôi, thức ăn, khí hậu, ....
- Sai lệch môi trường riêng (Es) là do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ
lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời
con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên. Nếu bỏ qua mối tương tác giữa
di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G) và môi trường
(E) của một cá thể biểu thị cụ thể:
P = A + D + I + Eg + Es
Như vậy, năng suất của vật nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố đó là bản chất
di truyền và ngoại cảnh. Vấn đề tương tác giữa kiểu di truyền và môi trường rất
quan trọng đối với ngành chăn nuôi gia cầm. Do vậy, trong chăn nuôi có hai
hướng chủ yếu để nâng cao năng suất của vật nuôi là cải tiến bản chất di truyền
của vật nuôi bằng cách chọn lọc, nhân giống thuần chủng, lai tạo đặc biệt từ lâu
con người đã chú trọng công tác lai tạo và cải tiến điều kiện chăn nuôi nuôi như
thức ăn, thú y, chuồng trại.
2.2. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA THỦY CẦM
2.2.1. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm
Sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp tới hiệu quả chăn nuôi. Theo Johanson trích từ Phan Cự Nhân và cs (1972) cho
biết sức sống được thể hiện ở khả năng có thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi
của môi trường, cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh, sức sống được xác định
bởi tính di truyền.
Sức sống và khả năng kháng bệnh được thể hiện gián tiếp thông qua tỷ lệ
nuôi sống. Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể còn sống
ở cuối giai đoạn so với số cá thể ở đầu giai đoạn. Sự giảm sức sống ở giai đoạn
hậu phôi có thể có tác động của các gen nửa gây chết, nhưng chủ yếu là do tác
động của môi trường (dẫn theo Ngô Giản Luyện,1994).
Theo Mac Laury and Nordskog (trích theo Khavecman, 1992) cho rằng
cận huyết làm giảm sức sống từ đó làm giảm tỷ lệ nuôi sống, còn phương pháp

4


lai thì ưu thế lai làm tăng sức sống từ đó làm tăng tỷ lệ nuôi sống.
Theo Brandsch.A and Biilchel.H (1978), sự giảm sức sống sau khi gia
cầm con nở chủ yếu do tác động của môi trường. Do đó có thể nâng cao tỷ lệ
nuôi sống bằng các biện pháp vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng kịp
thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho gia cầm phát triển.
Theo Khajarern.J and Khajarern.S (1990) thì xét theo khả năng thích nghi,
điều kiện sống bị thay đổi như thay đổi thức ăn nước uống, nhiệt độ môi trường,
thời tiết khí hậu, điều kiện chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xung quang...của gia
súc và gia cầm nói chung thì vịt là loài vật nuôi có khả năng thích ứng rộng rãi
hơn đối với môi trường sống nhờ có khả năng sinh học đặc biệt.
Theo J.C.Powell (1984) làm thí nghiệm trên vịt nuôi nhốt đã kết luận
rằng: tương tác kiểu gen và môi trường là không lớn vì các giống, dòng vịt ở
nơi tạo ra chúng và các nơi nhập chúng đều có sức sản xuất tương đương nhau.
D.J.Farell (1985) làm thí nghiệm trên vịt nuôi nhốt, nuôi chăn thả và gà nuôi
nhốt đã cho kết luận: ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường ở các nước nóng ẩm với
vịt có thể coi là không lớn vì vịt có khả năng tự điều chỉnh cơ thể. Vịt chỉ bị ảnh
hưởng của stress khi nuôi nhốt mà sự lưu thông không khí và trao đổi khí kém.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2008) cho biết tỷ lệ nuôi sống của vịt
SM3SM nhập nội từ Vương quốc Anh nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại
Xuyên giai đoạn 0- 8 tuần tuổi đạt từ 96,01% - 97,37% tương đương với tỷ lệ
nuôi sống khi vịt được nuôi tại bản địa.
Cũng theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) thì tỷ lệ nuôi sống của vịt
M14 nhập nội từ Pháp giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi ở thế hệ xuất phát đạt từ 98,14% 98,62% tương đương với vịt M14 khi được nuôi tại Pháp.
Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2008) khi theo dõi vịt SM3SH nuôi tại trại
Cẩm Bình- Hải Dương cho biết tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-8 tuần tuổi đạt từ
96,34%-99% tương đương với tỷ lệ nuôi sống của vịt này khi nuôi tại Trung tâm
nghiên cứu vịt Đại Xuyên, và tương đương với tỷ lệ nuôi sống tại Anh.

Điều kiện sống cũng ảnh hưởng một phần và trực tiếp đến sức sống và khả
năng kháng bệnh của vật nuôi
Theo Phạm Văn Trượng và cs. (1993) cho biết đối với vịt CV-Super M
nuôi theo các phương thức nuôi khác nhau cho thấy: với phương thức chăn thả cổ

5


truyền thì tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày tuổi đạt 91,97% còn đối với phương thức
nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp thì tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày tuổi đạt
trung bình 97,2%, cao hơn hẳn phương thức chăn thả truyền thống, điều này cho
thấy, đối với vịt CV-Super M khi bổ sung thức ăn cho đàn thủy cầm đầy đủ thì
sức sống của chúng cũng tăng lên.
Có thể nâng cao tỷ lệ sống bằng các biện pháp nuôi dưỡng tốt, vệ sinh tiêm
phòng kịp thời. Trong chăn nuôi để nâng cao tỷ lệ sống, sức đề kháng, giảm tổn thất
do bệnh tật gây ra, bên cạnh việc cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh thú y và
chăm sóc, nuôi dưỡng thích hợp với từng loại vật nuôi, một vấn đề hết sức quan
trọng là cần phải chọn nuôi giống gia cầm có khả năng thích nghi cao. Vấn đề này
chỉ có thể xác định được thông qua các thử nghiệm trong thực tiễn.
2.2.2. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm
2.2.2.1. Khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ, sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối
lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của
đời trước. Sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần dần các chất, chủ yếu là protein, nên
tốc độ và khối lượng tích luỹ các chất, tốc độ và sự tổng hợp protein chính cũng là
tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên
và Nguyễn Kim Đường,1992).
Sự phát triển của cơ thể sống là sự tích luỹ các tế bào tăng lên về khối
lượng, thể tích ở các phần hoạt động của cơ thể, đồng thời sinh ra năng lượng tự
do, cơ thể lớn lên về khối lượng, tăng lên về chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

Như vậy, sinh trưởng luôn gắn liền với phát triển, ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau
diễn ra trên cùng một cơ thể làm cho cơ thể ngày càng hoàn chỉnh.
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein, nên
người ta thường lấy việc tăng khối lượng là chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh
trưởng. Tuy nhiên, có khi tăng trọng không phải là tăng trưởng chẳng hạn như
béo là do tích nước tạo mỡ mà không có sự phát triển của mô cơ. Quá trình sinh
trưởng thực sự phải thông qua ba quá trình: Phân chia tế bào để tăng số lượng tế
bào; tăng thể tích tế bào; tăng thể tích giữa các tế bào.
Trong công tác giống, cần phải xác định khả năng sinh trưởng của từng cá
thể, từng giống hoặc từng dòng, đây là chỉ tiêu quan trọng, làm căn cứ để so sánh
hiệu quả giữa các tổ hợp lai, từ đó lựa chọn tổ hợp lai tốt nhất.
6


* Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm
Có rất nhiều yếu tố về di truyền và ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của
vịt như: dòng, giống, tính biệt, tốc độ mọc lông, ngoại hình và sự phát triển của hệ
cơ, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng, điều kiện chăn nuôi...
- Ảnh hưởng của dòng, giống đến sinh trưởng
Mỗi dòng hay giống, loài gia cầm đều có một kiểu di truyền khác nhau nên
chúng sẽ khác nhau về ngoại hình, tầm vóc, sức sản xuất,… từ đó mà chúng ảnh
hưởng lớn đến sự sinh trưởng. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng
của từng cá thể, giữa dòng, giống có sự sai khác.
Tác giả Hoàng Văn Tiệu và cs. (1993) cho biết: Khối lượng cơ thể các cặp
lai Anh Đào x Cỏ; Anh Đào x (Anh Đào x Cỏ); Anh Đào x Bầu lúc 70 ngày tuổi
có khối lượng cơ thể lần lượt là: 1,761 - 1,853 g; 2,138 - 2,269 g; 1,656 g.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) khối lượng vịt kiêm dụng Đốm
PL2 nuôi thương phẩm đến 10 tuần tuổi đạt 1790 g.
Nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs. (2008) trên vịt chuyên thịt
SM3SH ông bà nhập nội, nuôi tại trại gia cầm Cẩm Bình, vịt nuôi thương phẩm

đến 56 ngày tuổi đạt 3206,3 g/con.
- Ảnh hưởng của tính biệt đến sinh trưởng
Trong cùng một giống, dòng thì tốc độ tăng trọng của con trống nhanh
hơn con mái. Sự khác nhau của khối lượng cơ thể còn thể hiện qua sự phân biệt
giới tính.
Kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển (1998) cho biết: vịt CV Super M nuôi thịt cho ăn theo chế độ tự do, khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi ở
dòng trống vịt đực là 3.323,8 g và vịt mái là 3.062,1; còn ở vịt dòng mái cho các
kết quả tương ứng là 3.126,4 và 2.879,2 g.
Theo Tai.C (1989), Tsaiya nâu là giống vịt bản địa ở Đài Loan có khối
lượng cơ thể của con mái là 1.315 g, con trống là 1.397 g. Con lai giữa vịt Bắc
Kinh x Tsaiya nâu có khối lượng tương ứng là 2.566 g và 2.788 g.
- Ảnh hưởng của lứa tuổi đến sinh trưởng
Lứa tuổi ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở gia cầm cũng tuân theo
quy luật chung như đối với các động vật khác. Do mối tương quan giữa hai quá
trình đồng hoá và dị hoá trong cơ thể ở mỗi giai đoạn là khác nhau nên khối lượng
7


và kích thước các chiều đo tại mỗi thời điểm đó là khác nhau. Đây là cơ sở cho
những tính toán cần thiết về thời gian nuôi dưỡng, khai thác khả năng sản xuất của
gia cầm để đạt mục đích kinh tế cao nhất cho chăn nuôi.
Theo Lương Tất Nhợ và cs. (1997) nghiên cứu về sinh trưởng của vịt CV Super M trong các điều kiện chăn nuôi ở đồng bằng sông Hồng cho biết: tốc độ
tăng khối lượng của vịt CV - Super M bố mẹ ở giai đoạn vịt con 4 tuần tuổi có tốc
độ tăng khối lượng tuyệt đối là 45 g/con/ngày và tăng trọng tương đối là 35,65 %;
8 tuần tuổi có các kết quả tương ứng là 25,57 g/con/ngày và 8,19%. Vịt CV Super M dòng ông có các kết quả tương ứng là 51,14 g/con/ngày và 40,86% (ở 4
tuần tuổi) và 22,57 g/con/ngày và 7,12%. Vịt CV - Super M dòng bà lúc 4 tuần
tuổi là 37,00 g/con/ngày; 34,97% và 8 tuần tuổi là 22,00 g/con/ngày; 8,01%.
Theo Lê Viết Ly và cs. (1998), công bố kết quả nghiên cứu sinh trưởng của
nhóm vịt Cỏ màu cánh sẻ: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) của con đực
ở 3 tuần tuổi là 8,31g/con/ngày và 8 tuần tuổi là 18,05 g/con/ngày; của con mái ở

3 tuần tuổi là 6,90 g/con/ngày và 8 tuần tuổi là 16,55 g/con/ngày.
- Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi và chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng có mối liên quan chặt chẽ với sự duy trì sự sống, khả năng
sản xuất của gia súc, gia cầm. Dinh dưỡng là một quá trình sinh học nhằm duy trì
cơ thể và không ngừng đổi mới những vật chất tạo nên cơ thể. Cơ thể đòi hỏi
được cung cấp các chất dinh dưỡng để duy trì và phát triển. Do đó, trong công
tác chăm sóc nuôi dưỡng việc xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng hay chế độ
dinh dưỡng hợp lý cho vật nuôi là rất cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến tốc
độ sinh trưởng của vật nuôi.
Theo Chambers (1990), thì chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự
phát triển các bộ phận khác nhau của cơ thể mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển
của từng mô này đối với mô khác. Hơn thế nữa, dinh dưỡng không những ảnh
hưởng tới sinh trưởng mà còn ảnh hưởng tới biến động di truyền về sinh trưởng.
Theo tác giả Chamber et al (1990) cho biết: “Chế độ dinh dưỡng ảnh
hưởng đến tốc độ sinh trưởng, đến sự phát triển của từng mô khác nhau và gây
nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác. Dinh
dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến sự di
truyền về sinh trưởng”.
Kết quả nghiên cứu của Abdelsamie and Farrell (1985) về ảnh hưởng của
8


các mức Protein trong khẩu phần tới khả năng tăng khối lượng tuyệt đối của vịt
Bắc Kinh cho biết: Ở tuần tuổi thứ 2 với khẩu phần ăn 24% Protein thô thì tăng
khối lượng cơ thể tuyệt đối của vịt đạt 320 g, ở lô nuôi với khẩu phần 18%
Protein thô thì tăng khối lượng cơ thể tuyệt đối của vịt chỉ đạt 309 g.
Vịt Bắc Kinh nuôi thâm canh có khối lượng cơ thể cao hơn nuôi quảng
canh trên bãi cỏ. Khối lượng giết thịt của vịt ở phương thức nuôi thâm canh vịt
trống là 2.437,0 g và vịt mái là 2.114,0 g; ở phương thức nuôi quảng canh thì
khối lượng cơ thể của con trống, con mái tương ứng là 2.209 g và 2.091 g

(Kschischan et al, 1995).
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (1997) nghiên cứu hai phương thức nuôi
khô và nuôi nước trên đàn vịt CV - Super M cho biết: với phương thức nuôi khô,
khối lượng bình quân lúc vào đẻ của đàn vịt dòng ông là 3,3 kg; đàn vịt dòng bà
là 2,9 kg. Với phương thức nuôi có nước bơi lội thì khối lượng bình quân lúc vào
đẻ của đàn vịt dòng ông là 2,9 kg; đàn vịt dòng bà là 2,7 kg.
Tác giả Dương Xuân Tuyển (1998) khi nghiên cứu trên vịt CV - Super M
cho biết: Khối lượng cơ thể vịt CV - Super M ở 8 tuần tuổi khi nuôi thịt (cho ăn
tự do) ở dòng trống đạt: 3323,8 g với vịt trống và 3062,1 g với vịt mái; còn ở
dòng bà đạt: 3126,4 g với con trống và 2879,2 g với con mái.
- Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông
Người ta thường căn cứ vào tốc độ mọc lông của gia cầm như một trong
những yếu tố để xem xét sự sinh trưởng phát dục. Theo kinh nghiệm cổ truyền, ở
nước ta những người nuôi thuỷ cầm thường xác định tốc độ mọc lông theo các giai
đoạn: Bật rạch, răng lược, nửa lưng, chấm đuôi và chéo cánh.
Siegel and Dunington (1987), cho rằng những alen quy định mọc lông
nhanh phù hợp với tăng trọng nhanh.
Theo Brandch and Bilchel (1978), tốc độ mọc lông là một tính trạng di truyền có
liên quan đến đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm.
Theo Phan Cự Nhân (2000), thì Xêrêbrôski đã chứng minh được tốc độ
mọc lông là tính trạng di truyền được quy định bởi cặp gen liên kết với giới tính.
Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự thành thục về thể trọng sớm hơn,
chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm. Sự thành thục của ống lông cánh
có tầm quan trọng đối với việc vặt lông được dễ dàng và sự trình bày thân thịt

9


được đẹp mắt. Giết mổ quá sớm hay quá muộn đều không đem lại hiệu quả kinh
tế. Ngược lại, giết mổ ở tuổi thích hợp sẽ cho ta thịt xẻ cao, thịt nạc nhiều, chất

lượng thịt ngon.
Tốc độ mọc lông không những phụ thuộc vào dòng, giống, dòng từng cá
thể mà còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Chăm sóc nuôi dưỡng
tốt vịt sinh trưởng nhanh, mọc lông nhanh và ngược lại.
+Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
Các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng của gia
cầm đặc biệt là gia cầm chuyên thịt đó là các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,
độ thông thoáng...
Khi các yếu tố môi trường không đạt tiêu chuẩn nó sẽ làm ảnh hưởng trực
tiếp đến sức đề kháng, khả năng thu nhận thức ăn,... từ đó làm ảnh hưởng không
nhỏ đến sinh trưởng, phát triển của cơ thể vật nuôi.
Như vậy, trong chăn nuôi vịt thịt, đặc biệt là những giống cao sản thì
ngoài yếu tố giống tốt, dinh dưỡng hợp lý là nhằm mục đích khai thác tối đa tiềm
năng sinh học về khả năng tăng khối lượng cơ thể của vịt, đồng thời tốc độ tăng
khối lượng cơ thể khác nhau qua các giai đoạn tuổi cho phép nhà chăn nuôi xác
định thời điểm giết thịt cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
* Các giai đoạn sinh trưởng và cách đánh giá sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hoá phức tạp từ khi phôi thai
được hình thành đến khi con vật thành thục về thể vóc. Gia cầm sau khi nở ra,
quá trình sinh trưởng được chia làm hai thời kỳ:
- Thời kỳ vịt con
Trong thời kỳ vịt con quá trình sinh trưởng rất mạnh do sự phát triển của
các tế bào trong giai đoạn này rất lớn chúng tăng nhanh cả về số lượng, kích
thước và khối lượng tế bào, trong khi đó các cơ quan nội tạng nhất là bộ máy tiêu
hoá lại chưa hoàn thiện về chức năng, dạ dày chưa tiêu hoá được thức ăn cứng,
các men tiêu hoá chưa đầy đủ vì vậy lượng thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ
sinh trưởng.
Trong giai đoạn vịt con, chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi điều kiện môi
trường. Mười ngày đầu tiên thân nhiệt vịt con chưa ổn định nên phụ thuộc rất lớn
vào nhiệt độ môi trường. Vì thế giai đoạn này cần phải cho vịt con sống trong

10


điều kiện môi trường có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì chúng mới có thể sinh
trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, vịt con rất mẫn cảm với các loại bệnh vì sức đề
kháng còn kém.
- Thời kỳ vịt trưởng thành:
Trong giai đoạn này tất cả các cơ quan, tổ chức trong cơ thể vịt dần hoàn
thiện. Tốc độ sinh trưởng chậm lại do số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là tăng
lên về kích thước và khối lượng. Thời kỳ này vịt đã có khả năng thích nghi tốt
hơn với sự thay đổi của điều kiện môi trường. Trong cơ thể vit lúc này xảy ra quá
trình tích luỹ các chất dinh dưỡng và năng lượng một phần để duy trì cơ thể, một
phần dùng để tích luỹ mỡ do vậy tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn
kém hơn so với thời kỳ vịt con.
Sinh trưởng là một quá trình sinh học phức tạp, để có được các phép đo
chính xác về sinh trưởng ở từng thời kỳ không phải dễ dàng (Chambers, 1990). Để
đánh giá tốc độ sinh trưởng, người ta có khuynh hướng đơn giản hoá và thực tế
hoá các phép đo. Theo Chambers (1990), để đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm
người ta thường dùng các chỉ tiêu chính như: sinh trưởng tích luỹ (khối lượng cơ
thể), sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối và đường cong sinh trưởng.
- Sinh trưởng tích luỹ
Sinh trưởng tích luỹ là khối lượng, kích thước, thể tích tích luỹ được trong
một thời điểm (tính theo tuổi) song chỉ tiêu này không nói lên được mức độ khác
nhau về tốc độ sinh trưởng trong một thời gian ở các độ thuổi.
- Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ
thể trong một khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39, 1977). Trong
chăn nuôi gia cầm người ta hay dùng để đánh giá sự tăng trọng qua các tuần tuổi,
sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hay g/con/tuần. Đồ thị sinh
trưởng tuyệt đối có dạng parabol.

- Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước
và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát (TCVN 2. 40,
1977). Đơn vị tính là %. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypecbol.
- Đường cong sinh trưởng.
11


Đường cong sinh trưởng không chỉ biểu thị tốc độ sinh trưởng của ngan
mà của cả gia súc nói chung. Theo tài liệu của Chambers (1990) thì đường cong
sinh trưởng của ngan có 4 pha chính:
+ Pha sinh trưởng tích luỹ: tốc độ sinh trưởng nhanh sau khi nở.
+ Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất.
+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi vịt trưởng thành.
Thông thường người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi, thể
hiện bằng đồ thị sinh trưởng tích luỹ, cũng cho biết đơn giản nhất về đường
cong sinh trưởng.
2.2.2.2. Khả năng cho thịt
Sức sản xuất thịt của gia cầm là chỉ tiêu và yếu tố quan trọng nhất đối với
gia cầm nuôi thịt. Khả năng cho thịt của gia cầm là khả năng tạo nên khối lượng
cơ thể đến tuổi giết thịt. Khả năng này của từng giống, dòng là khác nhau. Và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là đặc điểm ngoại hình, khối lượng cơ thể, tốc độ
tăng khối lượng, chế độ dinh dưỡng, khả năng hấp thụ thức ăn,...Khả năng sản
xuất thịt được biểu hiện thông qua 2 chỉ tiêu đó là năng suất thịt và chất lượng
thân thịt.
* Năng suất thịt
Năng suất thịt hay tỉ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng thân thịt
so với khối lượng sống của gia cầm. Năng suất của các thành phần thân thịt là tỷ lệ
phần trăm của các phần so với thân thịt, năng suất cơ là tỷ lệ phần trăm của cơ so với

thân thịt (Chambers J.R., 1990). Mối tương quan giữa khối lượng sống và khối
lượng thịt xẻ là khá cao (0,9), còn giữa khối lượng sống và mỡ bụng thấp hơn (0,2 0,5) (Nguyễn Thị Thuý Mỵ, 1997).
Năng suất thịt phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, chế độ dinh dưỡng,
chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y.
Các giống khác nhau, các dòng khác nhau thì năng suất thịt cũng khác
nhau. Giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt xẻ hay
năng suất các thành phần như thịt đùi, thịt ngực ... và các thành phần thịt, da,
xương (Chambers J.R., 1990).
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) khảo sát vịt Đốm-Pấtlài (là vịt
12


kiêm dụng) ở 10 tuần tuổi (70 ngày) cho thấy tỷ lệ thân thịt của vịt Đốm-Pấtlài là
65,9%, tỷ lệ thịt đùi là 12,4% và tỷ lệ thịt ức là 12,9%.
Vịt SM3SH thương phẩm nuôi đến 7 tuần tuổi có tỷ lệ thân thịt là 70,3%, tỷ
lệ thịt ức là 15,21% và tỷ lệ thịt đùi là 13,89%; nuôi đến 8 tuần tuổi tương ứng là
72,04%, 17,32% và 12,18% (Nguyễn Đức Trọng và cs, 2008).
Theo Lewcsuk. A et al. (1984), khối lượng thịt xẻ của vịt trống Cherry
Valley cao hơn khối lượng thịt xẻ của vịt mái là 72 g.
Khi nghiên cứu về các thành phần thân thịt như: thịt đùi và thịt ức là hai
thành phần quan trọng của thịt xẻ, nhiều tác giả nghiên cứu trên các giống vịt
khác nhau đã công bố các kết quả sau:
Theo Abdelsamie and Farrell (1985), nghiên cứu trên vịt Bắc Kinh 28 - 68
ngày tuổi cho biết: Ở 28 ngày tuổi tỷ lệ cơ đùi + cơ ức là 22,8%; ở 56 ngày tuổi
tăng lên đến 25,0% và đạt 27,4% ở 68 ngày tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ cơ đùi giảm
dần theo tuổi của vịt, đạt 18% ở 28 ngày tuổi, đến 55 ngày tuổi còn 13,5% và
giảm xuống 12% ở 68 ngày tuổi. Ngược lại, tỷ lệ cơ ức lại tăng dần, chỉ có 4,8%
ở 28 ngày tuổi, tăng lên đến 14,1% ở 55 ngày tuổi và ở 68 ngày tuổi là 15,4%.
Sự khác nhau về mặt di truyền đối với mỗi giống, dòng ở khối lượng sống
và khối lượng thịt xẻ cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Vereijken.A.L.L

(1992) ( dẫn theo Vũ Đức Cảnh, 2009) cho biết mối quan hệ di truyền giữa cấu
trúc của cơ thể với khối lượng cơ thể là 0,5, với tổng số móc hàm là 0,45, tỷ lệ
thịt ngực là 0,6. Khả năng di truyền được ước tính cho cấu trúc cơ thể dao động
từ 0,3-0,45.
Kosba, et al. (1995) cho biết hệ số di truyền tuyệt đối của thịt xẻ như sau:
hệ số di truyền theo bố là 0,19 - 0,22; theo mẹ là 1,02 - 1,09 và theo cả bố và mẹ
là 0,6 - 0,66.
Như vậy, năng suất thịt của thủy cầm nói chung và gia cầm nói riêng phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố và chúng ta có thể cải thiện năng suất thịt của chúng
bằng cách chọn lọc và lai tạo tạo ra con lai có năng suất chất lượng tốt hơn.
* Chất lượng thịt
Chất lượng thịt được phản ánh qua thành phần hoá học, thành phần vật lý
và giá trị dinh dưỡng của thịt như nước, protein, mỡ, hydratcacbon, vitamin,
khoáng và một số chất cần thiết khác. Thành phần hoá học của thịt được xác định

13


qua phân tích các lượng chất trong thịt. Tỷ lệ các chất này trong thịt phụ thuộc
vào giống, giới tính và cấu trúc các mô ở các phần khác nhau ở thân thịt.
Theo tài liệu của Chambers J.R (1990), khi xác định thành phần thịt xẻ của
gà Cornish và Plymouth Rock cùng con lai của chúng cho thấy: thịt của các dòng
gà khác nhau thì sự khác nhau về tỷ lệ nước, protein, mỡ và cũng cho thấy tốc độ
sinh trưởng tương quan âm với tỷ lệ mỡ (-0,39) và tương quan dương với phần
trăm Protein (0,53), với độ ẩm (0,32) và khoáng tổng số (0,14).
Ngoài việc xác định thành phần hoá học của thịt, người ta còn có thể đánh
giá chất lượng thịt theo các chỉ tiêu cảm quan (mầu sắc, trạng thái, mùi vị, độ đàn
hồi, độ mịn, độ dai chắc của hệ cơ), khả năng giữ nước của thịt, vệ sinh an toàn
thực phẩm (các chất tồn dư độc hại: hoocmon, kháng sinh, kim loại nặng).
2.3. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIA CẦM

Sinh sản là một quá trình để tạo ra thế hệ sau. Sự phát triển hay hủy diệt
của một loài trước tiên phụ thuộc vào sự sinh sản của loài đó. Vì vậy sinh sản của
gia cầm được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như tuổi thành thục sinh dục, năng
suất trứng, khối lượng trứng, hình dáng, chất lượng trứng, khả năng thụ tinh, khả
năng ấp nở.
2.3.1. Tuổi đẻ quả trứng đầu
Tuổi thành thục sinh dục là tuổi mà gia cầm mái đẻ quả trứng đầu tiên, gia
cầm trống đạp mái có thể cho trứng thụ tinh. Tuổi thành thục sinh dục sớm hay
muộn do yêu tố di truyền quy định. Tuy vậy, tuổi thành thục sinh dục của gia
cầm trống ít có ý nghĩa còn đối với gia cầm mái lại có ý nghĩa rất quan trọng
trong chăn nuôi. Nhiều nghiên cứu cho rằng một số gen ảnh hưởng đến tuổi đẻ
trứng và có liên kết giới tính.
Theo Brandsch.A and Biilchel.H (1978) thì hệ số di truyền tính trạng tuổi
đẻ quả trứng đầu tiên của gà từ 0,15-0,14. Giữa tuổi thành thục sinh dục và khối
lượng cơ thể có mối tương quan nghịch. Khi chọn lọc theo hướng tăng khối
lượng trứng sẽ dẫn đến sự tăng khối lượng cơ thể và tuổi đẻ quả trứng đầu tiên
tăng lên.
Trong một đàn giống gia cầm quần thể, tuổi thành thục sinh dục của đàn
được xác định khi trong đàn đẻ quả trứng đầu tiên, còn tuổi đẻ của đàn được xác
định là lúc đàn đẻ được 5% tổng số cá thế mái có mặt trong đàn. Tuổi đẻ từng

14


giống khác nhau thì khác nhau. Gia cầm hướng trứng có tuổi đẻ sớm hơn gia cầm
kiêm dụng và hướng thịt.
Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) vịt Triết Giang có tuổi đẻ sớm nhất,
chúng có thể đẻ ở 14 tuần tuổi, song như vậy ảnh hưởng đến khối lượng trứng và
thời gian khai thác trứng. Khi nuôi nên cho đẻ ở 16-17 tuần tuổi. Trong điều kiện
chăn nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, vịt Triết Giang có tuổi đẻ ở

tuần tuổi 17.
Theo Nguyễn Thị Minh và cs. (2007) cho biết giống vịt Cỏ là vịt chuyên
trứng có tuổi đẻ 20-21 tuần tuổi.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) vịt Đốm-Pấtlài là giống vịt kiêm
dụng có tuổi đẻ 22-23 tuần tuổi.
Phùng Đức Tiến và cs. (2008) nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt ông
bà Super Heavy nhập nội cho biết: tuổi đẻ của vịt dòng ông là 175 ngày (25 tuần
tuổi), vịt dòng bà là 168 ngày (24 tuần tuổi)
2.3.2. Năng suất trứng
Năng suất trứng là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với gia cầm hướng trứng,
và cũng là chỉ tiêu quan trọng đối với gia cầm kiêm dụng và hướng thịt. Đồng
thời đây cũng là đặc điểm sinh vật học quan trọng nhất đối với con mái và là chỉ
tiêu kinh tế quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi.
Năng suất trứng là một tính trạng di truyền số lượng, có hệ số di truyền
không cao, có biên độ dao động lớn. Theo Hutt.F.F (1978) cho biết hệ số di
truyền năng suất trứng của gà Lergohrn dao động trong khoảng 0,09-0,22; của gà
Plymouth là 0,25-0,41. Theo Nguyễn Thiện (1993) hệ số di truyền năng suất
trứng gia cầm là 12-30%.
Theo Hoàng Thị Lan và cs. (2005) hệ số di truyền năng suất trứng của
dòng trống T5 là 0,46; T1 là 0,43 và của dòng mái T6 là 0,55; T4 là 0,52.
Như vậy thì năng suất trứng không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyềngiống mà còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh khác.
Các yêu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng
* Các yêu tố di truyền cá thể
Có 5 yêu tố di truyền ảnh hưởng đến năng suất trứng của gia cầm đó là
tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ mùa vụ, thời gian kéo
15


dài chu kỳ đẻ trứng và tính ấp bóng.
+ Tuổi thành thục sinh dục

Như đã nói ở trên, tuổi thành thục có liên quan chặt chẽ tới năng suất
trứng. Thành thục sớm là một tính trạng mong muốn. Song phải chú ý đến khối
lượng cơ thể. Tùy vào từng giống để nuôi gia cầm giai đoạn hậu bị sao cho tuổi
đẻ và khối lượng vào đẻ phù hợp.
+ Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng có tương quan chặt chẽ với năng suất trứng trong một
năm, nhất là cường độ đẻ trứng trong 3-4 tháng đầu tiên. Vì vậy để đánh giá năng
suất trứng của gia cầm người ta thường kiểm tra cường độ đẻ trứng của 3-4 tháng
đầu để có những phán đoán sớm, kịp thời trong công tác chọn giống.
+ Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng
Chu kỳ đẻ trứng của gia cầm được tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu
tiên đến khi gia cầm nghỉ để thay lông ( đây là một bản năng của gia cầm và do
yếu tố di truyền). Sau đó gia cầm lại tiếp tục đẻ chu kỳ thứ hai. Năng suất trứng
của gia cầm phụ thuộc vào thời gian này kéo dài chu kỳ đẻ thứ nhât, thời gian
này càng dài thì sản lượng trứng gia cầm càng cao. Tùy thuộc vào giống gia cầm
mà thời gian này là khác nhau.
+ Tính nghỉ đẻ mùa đông
Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp cơ thể gia cầm sử dụng thức ăn ăn vào
để chống rét, do đó nhiều giống gia cầm giảm tỷ lệ đẻ dẫn đến ảnh hưởng năng
suất trứng. Tuy nhiên, ngày nay nhiều giống gia cầm được tạo ra thì tính nghỉ đẻ
rất ngắn hoặc là không có. Tính nghỉ đẻ có tương quan nghịch với năng suất
trứng. Tính nghỉ đẻ càng dài thì năng suất trứng càng thấp.
+ Tính ấp bóng
Gia cầm nói chung đều có tính ấp bóng, đây là bản năng tự nhiên của gia
cầm nhằm duy trì nòi giống. Đây là phản xạ không điều kiện có liên quan đến
năng suất trứng của gia cầm. Đây là một tính trạng di truyền. Những giống nhẹ
cân thì bản năng ấp bóng kém hơn các giống nặng cân. Có thể loại bỏ được tính
ấp bóng của gia cầm thông qua quá trình chọn lọc nhằm nâng cao năng suất của
gia cầm.
* Yếu tố giống, dòng ảnh hưởng đến năng suất trứng gia cầm

16


Các giống, dòng gia cầm khác nhau thì năng suất trứng khác nhau. Những
giống, dòng được chọn lọc một cách nghiêm ngặt cho năng suất trứng cao hơn các
giống, dòng không được chọn lọc. Những giống gia cầm hướng trứng có năng suất
cao hơn các giống gia cầm chuyên thịt và kiêm dụng.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) vịt Triết Giang là vịt chuyên trứng
có năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ ở thế hệ xuất phát là 251,3 quả, thế hệ 1 là
251,89 quả, thế hệ 2 là 259,71 quả; tương ứng tỷ lệ đẻ trung bình là 68,85%,
69,20%, 71,35%.
Theo Lê Thị Phiên và cs. (2006) cho biết năng suất trứng của vịt Khaki
Campell đạt 253,8 quả/mái/52 tuần đẻ.
* Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm càng già thì năng suất trứng càng thấp. Thường năm thứ 2
giảm 15%-20% so với năm thứ nhất
* Mùa vụ
Mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất trứng của gia cầm. Ở nước ta, mùa
hè sức đẻ trứng của gia cầm giảm xuống nhiều so với mùa xuân và mùa thu. Theo tác
giả Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001): vào mùa đông nhiệt độ môi trường xuống
thấp (dưới 15oC) và nhiệt độ cao mùa hè (trên 300C) sẽ ảnh hưởng lớn đến sức đẻ
trứng, khối lượng trứng và làm tăng tỷ lệ hao hụt.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (1996) khi nuôi vịt thay thế CV-Super M
trong vụ xuân hè cho năng suất trứng dòng ông là 165 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ
đẻ cao nhất là 85%; dòng bà đạt 178,5 quả/mái/40 tuần đẻ tỷ lệ đẻ cao nhất là
90%. Còn khi nuôi thay thế đàn vịt vào vụ đông xuân năng suất trứng của vịt
dòng ông là 158 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất là 76,8%; dòng bà là 170
quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất là 82%.
* Phương thức nuôi
Phương thức nuôi đối với gia cầm không có ảnh hưởng nhiều, song đối

với thủy cầm thì phương thức nuôi lại có ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu
quả kinh tế.
Nguyễn Đức Trọng và cs. (1997) cho biết vịt CV-Super M trong điều kiện
nuôi khô, dòng ông đạt năng suất trứng là 154 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao
nhất đạt 82%; dòng bà đạt 171 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất đạt 91%
17


×