Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

nghiên cứu chuỗi giá trị cá cơm ở huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 135 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục sơ đồ

ix

Danh mục hình

x

PHẦN I MỞ ĐẦU


1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

4

1.2.1 Mục tiêu chung

4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

4

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu


4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.1

5

Cơ sở lý luận

2.1.1 Chuỗi giá trị và một số khái niệm liên quan

5

2.1.2 Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị

10

2.1.3 Chuỗi giá trị thủy sản

11

2.1.4 Nội dung phân tích chuỗi giá trị thủy sản


14

2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị thủy sản 16
2.1.6 Đặc điểm hình thái, thành phần loài và dinh dưỡng của cá cơm

20

2.2

25

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Các chính sách phát triển thủy sản và nghiên cứu phát triển chuỗi ngành
hàng thủy sản trên thế giới.

25

2.2.2 Các chính sách phát triển thủy sản và nghiên cứu phát triển chuỗi ngành
hàng thủy sản ở Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

27

Page iv


2.2.3 Thực tiễn nước ngoài về chuỗi giá trị cá cơm và kinh nghiệm nâng cao
chuỗi giá trị cá cơm


31

2.2.4 Thực tiễn trong nước về chuỗi giá trị cá cơm và kinh nghiệm nâng cao
chuỗi giá trị cá cơm

33

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

35

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

35

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên và điều kiện khí hậu

35

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

37

3.1.3 Đặc điểm nguồn lợi thủy sản

37

3.2


Phương pháp nghiên cứu

40

3.2.1 Phương pháp tiếp cận

40

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

41

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

43

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

44

3.2.5 Các chỉ tiêu phân tích

45

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

46

4.1


Khái quát hiện trạng khai thác, chế biến và tiêu thụ cá cơm ở Huyện đảo
Phú Quốc

46

4.1.1 Khái quát hiện trạng khai thác cá cơm ở Huyện đảo Phú Quốc

46

4.1.2 Khái quát hiện trạng chế biến cá cơm ở Huyện đảo Phú Quốc

49

Thực trạng chuỗi giá trị cá cơm ở Huyện đảo Phú Quốc

52

4.2

4.2.1 Tổng quan về chuỗi giá trị cá cơm ở Huyện đảo Phú Quốc

52

4.2.2 Chuỗi giá trị cá cơm sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc

60

4.2.3 Chuỗi giá trị cá cơm sấy khô


68

4.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của chuỗi giá trị cá cơm 73

4.3.1 Nhân tố khách quan

73

4.3.2 Nhân tố chủ quan

79

4.4

Phân tích SWOT chuỗi giá trị của cá cơm ở Huyện đảo Phú Quốc

84

4.4.1 Điểm mạnh

84

4.4.2 Điểm yếu

85

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page v


4.4.3 Cơ hội

85

4.4.4 Thách thức

86

4.5

Định hướng và giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cá cơm ở Huyện đảo Phú Quốc. 87

4.5.1 Định hướng phát triển chuỗi giá trị cá cơm ở Huyện đảo Phú Quốc

87

4.5.2 Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cá cơm ở Huyện đảo Phú Quốc

88

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

104

5.1

Kết luận


104

5.2

Kiến nghị

106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

107

PHỤ LỤC

113

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

: Chữ đầy đủ

ATTP

: An toàn thực phẩm


CSXH

: Chính sách xã hội DN Doanh nghiệp

DNCB

: Doanh nghiệp chế biến

EU

: Liên minh Châu Âu (European Union)

GTTS

: Giá trị thủy sản

GTGT

: Giá trị gia tăng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

KHCN


: Khoa học công nghệ

KT&BVNLTS

: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NLTS

: Nguồn lợi thủy sản

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSCD

: Tài sản cố định

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm

UBND

: Ủy ban nhân dân


UNIDO

: Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13

4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22

Tên bảng

Trang

Diễn biến dân số và cơ cấu dân số huyện Phú Quốc
Thông tin thứ cấp
Số lượng mẫu điều tra trong chuỗi
Nội dung khảo sát
Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận
Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
Tình hình chế biến sản phẩm cá cơm của huyện Phú Quốc
Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị cá cơm ở Huyện đảo Phú Quốc
Đặc điểm của các tầu điều tra
Chi phí trung bình chuyến biển
Thông tin chung về thương lái, nậu vựa
Thông tin chung về các nhà thùng
Thông tin chung về các cơ sở chế biến cá cơm sấy khô
Quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị cá cơm ở Huyện đảo Phú Quốc
Chi phí và lợi nhuận biên của các tác nhân trong chuỗi cá cơm
nước mắm

Giá bán, chi phí, giá trị gia tăng, chi phí tăng thêm và lợi nhuận
trong chuỗi giá trị nước mắm cá cơm truyền thống kênh 1
Giá bán, chi phí, giá trị gia tăng, chi phí tăng thêm và lợi nhuận
trong chuỗi giá trị nước mắm cá cơm truyền thống kênh 2
Chi phí và lợi nhuận biên của các tác nhân trong chuỗi cá cơm sấy
khô/tẩm gia vị
Giá bán, chi phí, giá trị gia tăng, chi phí tăng thêm và lợi nhuận
trong chuỗi giá trị cá cơm sấy khô
Sản lượng và số lượng tầu đánh bắt cá cơm
Tình hình giá mua cá cơm tại Phú Quốc
Tỷ lệ nhu cầu hỗ trợ của các tác nhân trong chuỗi
Trình độ ngư dân tham gia chuỗi giá trị cá cơm (n =85)
Tỷ lệ các tác nhân đánh giá công nghệ đang sử dụng
Tỷ lệ các tác nhân vay vốn từ các nguồn tín dụng
Khó khăn của các tác nhân trong tiếp cận nguồn vốn của các tổ
chức chính thức
Khung phân tích SWOT

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

37
41
42
43
44
45
50
53
55
55

56
57
58
59
63
65
66
71
72
74
75
77
79
80
82
82
86

Page viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

4.1


Hiện trạng chế biến cá cơm khai thác ở Huyện đảo Phú Quốc

50

4.2

Tổng quát về chuỗi cung ứng sản phẩm Cá Cơm

52

4.3

Chuỗi giá trị nước mắm cá cơm truyền thống Phú Quốc

61

4.4

Chuỗi giá trị cá cơm sấy khô

69

4.5

Mô hình đề nghị của chuỗi giá trị cá cơm

94

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page ix


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ về chuỗi giá trị của doanh nghiệp

2.2

Chuỗi giá trị thủy sản tiêu biểu

12

4.1

Các ngư trường chủ yếu của nghề khai thác cá cơm

47

4.2

Biểu đồ sản lượng khai thác cá cơm tại địa bàn huyện đảo Phú Quốc


48

4.3

Biểu đồ số lượng tàu vây cá cơm theo nhóm công suất trên địa bàn

4.4

5

huyện đảo Phú Quốc năm 2013

48

Quy trình khai thác cá cơm lưới vây cá cơm

49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page x


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành thủy sản Việt Nam phát triển nhờ vào lợi thế có bờ biển dài khoảng
3.260 km và vùng biển rộng hơn 1 triệu km² chứa nhiều nguồn lợi thủy sản
phong phú đa dạng (FAO, 2005). Nguồn lợi chính là cá biển đã phát hiện hơn
2.000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ

lượng hải sản khoảng 3,1 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,4 triệu tấn/năm
(FAO, 2004). Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được
coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh, với tốc độ
tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 1998-2008 đạt 18%/năm. Thuỷ sản được
xem là ngành hàng hội nhập thương trường quốc tế từ rất sớm, mang về nhiều
ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên, để phát triển ngành thủy sản một cách bền
vững và có hiệu quả, cũng cần phải nhận thức rõ những thách thức đang đặt ra
cho toàn bộ chuỗi giá trị thủy sản từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng, đó là:
ngành hàng thuỷ sản vẫn mới chỉ dừng lại ở phân khúc sản xuất nguyên liệu và
chế biến xuất khẩu sản phẩm thô; cạnh tranh bán - mua nguyên liệu giữa các
doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với người nuôi chưa được lành mạnh, mối
liên hệ và hợp tác lỏng lẻo của các tác nhân dọc theo chuỗi, chi phí sản xuất và
rủi ro trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng cao, người sản xuất thường
không chú ý tới thị trường và các yêu cầu của thị trường, chất lượng an toàn thực
phẩm chưa được chú ý đầy đủ; ý tưởng sản phẩm, thương hiệu và phân phối,
những mắt xích có giá trị gia tăng cao vẫn thuộc về các doanh nghiệp nước
ngoài, các sản phẩm Việt Nam lại thường không được tiêu thụ dưới nhãn mác
của Việt Nam.
Đảo Phú Quốc nằm trong vùng phát triển kinh tế của Đông Nam Á, có
diện tích tự nhiên 567 km² với đường bờ biển dài khoảng 150 km, phía Bắc cách
Campuchia khoảng 4 km, phía Đông cách Hà Tiên 46 km và cách thành phố
Rạch Giá 115 km.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


Với vị trí địa lý riêng biệt, lại phân bố trên một phạm vi lãnh hải rộng lớn,
huyện đảo Phú Quốc thực sự có một vai trò đặc biệt quan trọng về an ninh quốc

phòng và phát triển kinh tế xã hội. Là điểm tiền tiêu cực kỳ trọng yếu về an ninh
quốc phòng của vùng biển phía Tây Nam của tổ quốc.
Với ngư trường rộng lớn có nguồn hải sản phong phú, đặc biệt là cá cơm
để sản xuất nước mắm Phú Quốc nổi tiếng. Phát triển đánh cá nổi gắn liền với
công nghiệp chế biến nước mắm đặc sản Phú Quốc, chế biến mực cao cấp tại
Dương Đông và An Thới. Điều này được phản ánh qua số lượng lớn lao động
tham gia đánh bắt, chế biến, dịch vụ... cũng như nguồn doanh thu có được từ sản
lượng đánh bắt, các sản phẩm chế biến từ cá cơm ở khu vực này. Theo truyền
thống, ở nước ta, cá cơm được dùng để chế biến nước mắm, nổi tiếng nhất là
nước mắm cá cơm Phú Quốc, theo sở thủy sản Kiên Giang trước đây (2006), chỉ
khoảng 5% sản lượng cá cơm được dùng để chế biến nước mắm nhưng hàng năm
Phú Quốc thu về khoảng 450,000 USD từ xuất khẩu nước mắm cá cơm.
Theo báo cáo của Huyện hội chế biến nước mắm Phú Quốc, do không
cạnh tranh mua được nguyên liệu cá cơm nên hiện nay, có khoảng 60% số thùng
của các nhà thùng nước mắm Phú Quốc bỏ thùng trống, treo thùng; 10 doanh
nghiệp sản xuất nước mắm không trụ lại được buộc phải giải thể, bỏ nghề và hiện
chỉ còn khoảng 70 cơ sở hoạt động cầm chừng. Nghề khai thác cá cơm bắt đầu
xuất hiện những dấu hiệu cho thấy sự phát triển không bền vững như sản lượng
khai thác có xu hướng giảm dần, thị trường đầu ra cho các sản phẩm chế biến từ
cá cơm không ổn định, nhà thùng và một số cơ sở chế biến thiếu vốn, thiếu mặt
bằng và thông tin thị trường để mở rộng và phát triển sản xuất. Để bảo vệ ngành
sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc cũng như các sản phẩm được chế
biến từ cá cơm cần quảng bá các sản phẩm giá trị gia tăng, triển khai nghiên cứu,
mô tả chuỗi giá trị cá cơm,từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chuỗi giá trị.
Bên cạnh đó việc tổ chức và liên kết giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị cá
cơm không chặt chẽ, phương pháp đánh bắt khai thác và chế biến không hiệu quả
nên ngành sản xuất và xuất khẩu cá cơm của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, bị
cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trực tiếp như Thái Lan.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 2


Trên thế giới nghiên cứu về chuỗi giá trị đã được đề cập đến từ rất sớm.
Durufle et al. (1988) đã áp dụng phương pháp filiére (chuỗi, mạch) nghiên cứu
đánh giá chuỗi về mặt kinh tế, tài chính. Nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề tạo
thu nhập và phân phối thu nhập trong chuỗi hàng hóa, phân tích các chi phí và
thu nhập giữa các thành phần kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh
hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP.
Porter (1985) đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để xem xét công ty,
xác định vị thế công ty trong thị trường và mối quan hệ với các nhà cung cấp,
khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Chuỗi giá trị được sử dụng như khung giá trị để
DN tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh của mình. Tính cạnh tranh của công ty
có thể phân tích bằng xem xét chuỗi giá trị bao gồm từ thiết kế sản xuất, mua
vật tư đầu vào, hậu cần, tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ
trợ (lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiêp cứu
triển khai v.v.).
Gereffi and Korzenniewicz (1994), Kaplinsky (1999) sử dụng phương
pháp tiếp cận toàn cầu về chuỗi giá trị, đưa ra khung phân tích để hiểu cách thức
mà các công ty và quốc gia hội nhập toàn cầu, để đánh giá các nhân tố quyết
định đến phân phối thu nhập toàn cầu thông qua việc lập sơ đồ chuỗi và phân
tích chuỗi để làm sáng tỏ công ty, vùng, quốc gia được kết nối với nền kinh tế
toàn cầu như thế nào.
Đối với Việt Nam, nghiên cứu về phân tích chuỗi giá trị nói chung được
chú ý từ sau năm 2000, đặc biệt khi Ngân hàng Phát triển châu Á triển khai một
loạt các nghiên cứu của Dự án Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo.
Các nghiên cứu trên đã phân tích chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị thủy
sản (GTTS) nói riêng ở các khía cạnh khác nhau. Chính vì vậy, để phát triển
bền vững chuỗi GTTS cần đưa ra những giải pháp cụ thể hướng tới nâng cao
kết quả, hiệu quả không những của từng tác nhân tham gia mà còn cả toàn bộ

chuỗi GTTS. Và đây cũng là một vấn đề mới, mang tính thời sự cao đối với Phú
Quốc nói chung và ngành thủy sản nói riêng đòi hỏi phải nghiên cứu để làm rõ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


Kết quả nghiên cứu góp phần hỗ trợ các nhà quản lý, các nhà hoạch định
chính sách xây dựng và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, nhằm góp phần
bảo vệ bền vững nguồn lợi cá cơm và quảng bá thương hiệu các sản phẩm được chế
biến từ cá cơm khai thác ở Huyện đảo Phú Quốc trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã tiến hành chọn và nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu chuỗi giá trị cá cơm ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mô tả hiện trạng chuỗi giá trị cá cơm khai thác hiện tại ở Huyện đảo Phú
Quốc, đánh giá và tìm ra những tác nhân ảnh hưởng đến chuỗi giá trị trong khai
thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ cá cơm ở Huyện đảo Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, phân phối hợp lý giá trị
của cá cơm.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị.
- Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị cá cơm ở Huyện đảo Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cá cơm ở Huyện đảo
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị cá cơm ở Huyện đảo
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu chuỗi và giải pháp nâng cao chuỗi giá trị
của cá cơm ở Huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản mặt hàng cá cơm trong sản
xuất nước mắm và cá cơm sấy khô được thực hiện trên chủ yếu địa bàn huyện
đảo Phú Quốc-Tỉnh Kiên Giang.
Thời gian: Số liệu thứ cấp từ năm 2010 - 2014
Số liệu điều tra năm 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Chuỗi giá trị và một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị
Theo Porter (1985), chuỗi giá trị là chuỗi tất cả các hoạt động từ khâu đầu
tiên đến khâu cuối cùng trong doanh nghiệp mà chúng tạo ra giá trị cho sản phẩm
hoặc dịch vụ. Các hoạt động tạo giá trị bao gồm các hoạt động chính và các hoạt
động hỗ trợ. Mỗi hoạt động trong chuỗi sẽ tạo thêm một giá trị nhất định cho sản
phẩm cung ứng cho khách hàng và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Các hoạt động
chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản
phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng, bao gồm: hậu cần đầu vào, sản xuất,
hậu cần ra ngoài, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng. Các hoạt động hỗ
trợ cho các hoạt động chính bao gồm các hoạt động thu mua, phát triển công nghệ,
quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Phân tích mô hình chuỗi
giá trị của Porter (1985) giúp nhận dạng những điểm yếu trong mỗi hoạt động cần

cải tiến cũng như phát hiện các nguồn lực tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Porter (1985) lập luận rằng nếu bản thân mỗi hoạt động có khả năng tạo ra
giá trị và sự liên kết chặt chẽ giữa các hoạt động được vận hành một cách hiệu quả
sẽ tạo nên một nguồn lực mạnh của lợi thế cạnh tranh.

Hình 2.1. Sơ đồ về chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Nguồn: Porter, 2008
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


Để doanh nghiệp tạo ra những giá trị lớn hơn dành cho khách hàng đầu
tiên cần tiến hành tốt 4 hoạt động chính vì đây là những hoạt động đóng vai trò
chính trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng (hình 1.1). Các hoạt động chính
bao gồm 5 loại hoạt động: i) Đưa nguyên vật liệu vào kinh doanh; ii) Vận hành,
sản xuất- kinh doanh; iii) Vận chuyển ra bên ngoài; iv) Marketing và bán hàng;
v) Cung cấp các dịch vụ liên quan. Đó là một chuỗi công việc liên quan trực tiếp
đến quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, từ việc đưa các
yếu tố đầu vào về DN, chế biến chúng, sản xuất các thành phẩm, bán hàng và các
hoạt động để phục vụ khách hàng. Mục tiêu của các hoạt động này là cung cấp
cho khách hàng một mức độ giá trị vượt quá chi phí của các hoạt động và thu
được một mức lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp lớn hay nhỏ phụ thuộc vào
hiệu quả của việc thực hiện các hoạt động này. Vì vậy nếu các hoạt động này
được quản lý tốt với chi phí thấp, giảm giá thành, tăng năng suất, nâng cao chất
lượng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn, có
cơ hội để tạo ra giá trị vượt trội và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Một lợi thế cạnh
tranh có thể đạt được bằng cách tham gia vào chuỗi giá trị để cung cấp chi phí
thấp hơn hoặc tốt hơn sự khác biệt.
Bên cạnh đó, DN cũng cần đầu tư cho những hoạt động hỗ trợ bao gồm:

cơ sở hạ tầng, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ và mua sắm. Đây là những
hoạt động tuy không trực tiếp và đóng vai trò chính trong việc tạo ra giá trị dành
cho khách hàng nhưng lại có ý nghĩa trợ giúp cho tất cả các hoạt động chủ chốt
nói trên và thiếu chúng thì không thể tiến hành các hoạt động chủ chốt được. Hai
nhóm hoạt động này liên tục diễn ra cho đến khi sản phẩm được bán ra thị
trường, thu lợi nhuận và tăng trưởng cho DN. Để tạo ra giá trị tối đa dành cho
khách hàng không chỉ yêu cầu hiệu quả của từng hoạt động, từng bộ phận riêng
rẽ mà còn yêu cầu sự phối hợp tốt hoạt động của tất cả các bộ phận khác nhau
của DN.
Mặt khác, theo quan điểm của Porter (2008) chuỗi giá trị của một doanh
nghiệp trong một ngành cụ thể phải được gắn vào một dòng chảy các hoạt động
lớn hơn mà ông đặt tên là hệ thống giá trị (hình 1.2). Hệ thống giá trị bao gồm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


các nhà cung cấp (những người cung cấp đầu vào: như nguyên liệu thô, máy
móc, dịch vụ) cho chuỗi giá trị của DN. Đến người mua cuối cùng sản phẩm của
một DN thường đi qua những chuỗi giá trị của các nhà phân phối hoặc bán lẻ.
Cuối cùng, các sản phẩm này lại trở thành đầu vào trong chuỗi giá trị của khách
hàng, những người mua sản phẩm để thực hiện các hoạt động của chính họ. Như
vậy khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với khái niệm chuỗi giá trị của DN.
Khái niệm hệ thống giá trị chủ yếu là công cụ giúp quản lý điều hành đưa ra các
quyết định có tính chất chiến lược.
Như vậy, chuỗi giá trị theo quan điểm của Porter tập trung tìm ra lợi thế
cạnh tranh của DN.
Theo quan điểm của Kaplinsky và Morris (2001), khi nói đến chuỗi giá trị
là nói đến một loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một
dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến

khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Tiếp
đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt
động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi.
Một chuỗi giá trị cho bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ bao gồm các hoạt
động từ nghiên cứu và phát triển, qua nguồn cung cấp nguyên liệu và sản xuất,
đến người tiêu dùng cuối cùng và hơn thế nữa vứt bỏ và tái chế. Tất cả những hoạt
động này tạo thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng và mỗi
hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Xem chuỗi giá trị như là
một trình tự liên tiếp của các quá trình dịch chuyển từ việc cung cấp các đầu vào
cụ thể sản xuất, chế biến và marketing một sản phẩm cho đến khi tiêu thụ.
Như vậy, theo các quan điểm trên chúng ta có thể nhìn chuỗi giá trị ở góc
độ rộng hơn, chi tiết hóa các hoạt động và các khâu, chuỗi giá trị là một phức hợp
những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất,
người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ,...) để biến một nguyên liệu
thô thành thành phẩm được bán lẻ (Ngân hàng phát triển châu Á, 2007). Mức độ
chi tiết càng cao, càng cho thấy rõ nhiều bên tham gia, nhiều DN tham gia và
mức độ liên quan đến chuỗi giá trị khác nhau. Đồng thời còn cho thấy các hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


động trong chuỗi không phải do một DN duy nhất tiến hành mà nó xem xét cả
các mối liên kết ngược xuôi giữa các tác nhân tham gia chuỗi cho đến khi nguyên
liệu thô được sản xuất và được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng.
Ngoài ra khái niệm chuỗi giá trị còn bao hàm cả các vấn đề về tổ chức,
điều phối, chiến lược và quan hệ quyền lực giữa các bên tham gia khác nhau
trong chuỗi.
Tóm lại, có thể khái quát, chuỗi giá trị là tập hợp một chuỗi các hoạt động
để chuyển hóa nguồn lực đầu vào thành các sản phẩm đầu ra và tại mỗi hoạt

động sẽ tạo thêm giá trị cho sản phẩm.
- Khái niệm chuỗi giá trị cá cơm
Được hiểu là một chuỗi các hoạt động làm gia tăng giá trị trong sản xuất
và chế biến cá cơm, được thực hiện bởi các nhân tố khác nhau tham gia vào quá
trình sản xuất như khai thác, nậu vựa/thương lái, chế biến (nhà thùng và cơ sở
chế biến), doanh nghiệp... Các đối tác tham gia vào quá trình hình thành và phát
triển chuỗi, liên kết và tổ chức hợp đồng với nhau, cùng chia sẻ và thu lợi nhuận
từ những giá trị gia tăng.
2.1.1.2 Phân biệt các khái niệm chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
- Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho
tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới tay
khách hàng cuối cùng (Ganeshan và Harrison, 1995). Trong chuỗi cung ứng,
sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm
luôn có sự thay đổi về giá cả cũng như giá trị.
Khái niệm về chuỗi cung ứng xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX.
Khi đó, chuỗi cung ứng là đơn lẻ, chưa có sự kết hợp cả việc cung ứng vật tư, kĩ
thuật, nguyên vật liệu,.. với việc phân phối sản phẩm. Đến những năm 90, các
chuỗi cung ứng hiện đại hình thành và phát triển mạnh ở nhiều công ty.
Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ
vào thị trường (Lambert et al., 1998). Như vậy, chuỗi cung ứng bao gồm mọi
công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất hay nhà cung cấp, mà còn nhà
vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Sunil and Meindl, 2001).
Có thể xem chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối

nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu
thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng (Ganeshan et al., 1995).
Theo các định nghĩa này thì một chuỗi cung ứng về cơ bản có ba phần
chính là cung cấp, sản xuất và phân phối. Cung cấp tập trung vào cách thức, nơi
mà từ khi nguyên liệu được mua và cung cấp cho sản xuất. Sản xuất là quá trình
chuyển đổi các nguyên liệu đến thành phẩm. Phân phối là các sản phẩm này đã
hoàn thành đưa đến khách hàng cuối cùng thông qua một mạng lưới các nhà phân
phối, nhà kho và nhà bán lẻ.
Tóm lại, một chuỗi cung ứng là một hệ thống các hoạt động được khâu nối
với nhau bởi các dòng vật chất, dòng thông tin và dòng tiền đi qua các tổ chức.
- Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
Theo các quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu thuật ngữ chuỗi cung ứng
giống như chuỗi giá trị. Bởi vì, thứ nhất, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị đều có
những đặc điểm chung cơ bản như đối tượng tham gia chuỗi, quá trình vận
chuyển và lưu giữ các sản phẩm, quá trình tạo giá trị, quá trình trao đổi thông tin,
quá trình chi trả. Những thành phần này sẽ tác động qua lại với nhau để kết nối
tài nguyên và sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Thứ hai, mục đích cuối
cùng và quan trọng nhất của chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị là quá trình tạo giá
trị thông qua các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối.
Như vậy, chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng đều được dùng để miêu tả cho
một chuỗi các hoạt động có quan hệ chặt chẽ, với nhiều tác nhân tham gia từ nhà
cung ứng nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Và một
chuỗi giá trị, hay một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm tất cả các giai đoạn để thoả
mãn nhu cầu của khách hàng.
Một chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hợp nhất nối liền từ người cung cấp đến
người tiêu dùng thông qua một loạt các đơn vị liên quan như người chế biến,
người bán buôn, người bán lẻ nhằm quản trị ba dòng là: sản phẩm dịch vụ (hàng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9



hóa lưu thông), thông tin liên quan và cả về mặt tài chính. Trong đó, người tiêu
dùng không tạo ra giá trị gia tăng như các tác nhân khác, đơn thuần chỉ là người
mua hàng của người bán lẻ. Người bán lẻ là tác nhân cuối cùng tạo ra giá trị gia
tăng trong chuỗi.
Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là khi
nói đến chuỗi cung ứng người ta nhấn mạnh quá trình biến đổi các yếu tố vật chất
thành sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Còn khi nói chuỗi giá trị người ta
nhấn mạnh giá trị của một sản phẩm (dịch vụ) được tăng lên khi đi qua các tác
nhân khác nhau để đến tay người tiêu dùng.
2.1.2 Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị
Một trong những vai trò lớn nhất của việc xây dựng chuỗi giá trị là nâng cao
khả năng cạnh tranh và tạo lập lợi thế cạnh tranh bền vững (Kaplinsky và Morris,
2001). Với xu hướng toàn cầu hóa trong cung ứng, sản xuất và phân phối
cùng với phân công lao động mạnh mẽ, xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu gắn
kết giữa các tác nhân là mô hình cạnh tranh nổi bật của nhiều ngành công nghiệp
và là chiến lược cạnh tranh sáng tạo của các doanh nghiệp (Feller và ctv, 2006).
Phân tích chuỗi giá trị xác định được những tác nhân kinh tế tham gia
vào sản xuất, phân phối, marketing và bán hàng cho một sản phẩm cụ thể. Việc
hình thành sơ đồ chuỗi giá trị cho phép dễ dàng đánh giá đặc điểm hoạt động
của các tác nhân, qui mô và dòng chảy của sản phẩm, cấu trúc chi phí và lợi
nhuận, nhận diện xu hướng biến đổi của từng công đoạn, xác định những điểm
yếu và khiếm khuyết trong chuỗi.
Phân tích chuỗi giá trị đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự
phân phối lợi ích của các tác nhân kinh tế trong chuỗi. Điều này có thể nhận
dạng được những tác nhân nào cần sự thay đổi hay hỗ trợ cần thiết để nâng cao
năng lực và tạo sự cân bằng hợp lý lợi ích giữa các tác nhân. Điều này là đặc
biệt quan trọng ở các nước đang phát triển nói chung và trong lĩnh vực nông
nghiệp nói riêng (Jacinto và Pomeroy, 2011).

Phân tích chuỗi giá trị được sử dụng để xem xét khả năng nâng cấp
chuỗi, bao gồm việc nâng cấp sản phẩm liên quan đến chất lượng, sự đa dạng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


hóa mẫu mã, chủng loại, nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh lâu dài cho chuỗi. Khả
năng cải tiến chuỗi giá trị dựa vào nhiều yếu tố như sự phân phối lợi ích trong
chuỗi, phương cách giao dịch và trao đổi thông tin, rào cản gia nhập ngành, cơ
chế quản lý của Nhà nước, những rào cản và tiêu chuẩn trong thương mại, các
yếu tố liên quan đến văn hóa và tập quán kinh doanh...
Phân tích chuỗi giá trị cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc thiết
lập cấu trúc mối quan hệ giữa các bên có liên quan, cơ chế phối hợp và vận
hành trong chuỗi giá trị. Điều này là quan trọng cho việc hình thành chính sách
quản lý để nâng cao vị thế cạnh tranh của chuỗi, khắc phục các điểm yếu và
tạo nhiều giá trị gia tăng cho ngành (Kaplinsky và Morris, 2001).
Với vai trò ưu việt trong cạnh tranh trên toàn cầu từ việc phân tích chuỗi
giá trị, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở các quốc gia cho nhiều ngành như:
ngành công nghiệp xe hơi (Humphrey và Memedovic, 2003), ngành sản xuất
xe đạp (Galvin và Morkel, 2001), ngành công nghệ điện tử (Sturgeon, 2002),
ngành trang sức (Gereffi và Memodovic, 2003). Tác giả VDCWG (Value
Chain Dynamics Working Group) ở Trường Đại học Cambridge đã thực hiện nhiều
nghiên cứu cho một số ngành ở Mỹ như: ngành công nghiệp truyền thông, ngành
dịch vụ điện thoại di động, kỹ thuật số... Phân tích chuỗi giá trị cũng được ứng dụng
nhiều cho nhiều sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp như: chuỗi giá trị rau sạch
(Dolan và Humphrey, 2000, 2004), sản phẩm thịt heo (Lowe và Gereffi, 2008), sản
phẩm thịt bò (Lowe và Gereffi, 2009), cà phê và ca cao (Gilbert, 2008).
2.1.3 Chuỗi giá trị thủy sản
2.1.3.1 Khái niệm chuỗi giá trị thủy sản

Áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào trong ngành thủy sản, có thể hiểu
chuỗi giá trị thủy sản (GTTS) là tập hợp các hoạt động từ người sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng gồm các tác nhân sau: (i) Người sản xuất (người nuôi
trồng thủy sản; người đánh bắt thủy sản); (ii) Người chế biến; (iii) Người kinh
doanh. Đây là những tác nhân trực tiếp tham gia vào chuỗi giá trị. Quan hệ của
các tác nhân này dựa trên dòng thông tin, dòng hàng hóa (dịch vụ) và dòng tiền
trên chuỗi. Sự vận động của chuỗi giá trị còn chịu tác động bởi các tác nhân và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


yếu tố bên ngoài chuỗi như hệ thống cung ứng, hoạt động marketing, hệ thống
luật pháp, cung cầu hàng hóa.
- Chuỗi giá trị thủy sản tiêu biểu
Một chuỗi GTTS điển hình bao gồm sản xuất (đánh bắt, hoặc nuôi trồng
thuỷ sản, hoặc kết hợp cả hai), sơ chế, chế biến, phân phối, tiếp thị và tiêu dùng
cuối cùng (hình 2.2).
Sản xuất

Sơ chế

Chế biến

Bán buôn

Bán lẻ

Người tiêu
dùng


Hình 2.2. Chuỗi giá trị thủy sản tiêu biểu
Như vậy, một chuỗi GTTS tiêu biểu có năm bước. Tuy nhiên cũng có thể
có nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào việc chi tiết hóa các hoạt động và các khâu
của chuỗi.
2.1.3.2 Đặc trưng của chuỗi giá trị thủy sản
Chuỗi cung ứng là một góc nhìn của chuỗi giá trị cho nên chuỗi giá trị
cũng là một hệ thống các hoạt động vật chất và các quyết định thực hiện liên tục
gắn với dòng vật chất và dòng thông tin đi qua các tác nhân (Vorstet al., 2001).
Theo Lambert and Cooper (2000) một chuỗi giá trị có bốn đặc trưng cơ bản: thứ
nhất, chuỗi giá trị bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp bên trong các bộ
phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc. Thứ hai, một chuỗi
bao gồm nhiều DN độc lập nhau, do vậy cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ
chức. Thứ ba, một chuỗi giá trị bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin có định
hướng, các hoạt động điều hành và quản lý. Thứ tư, các thành viên của chuỗi nỗ
lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử
dụng tối ưu nguồn lực của mình.
Nếu xem chuỗi GTTS là một chuỗi giá trị nông sản, thì theo Bijman
(2002), chuỗi GTTS là một chuỗi bao gồm các tác nhân cung cấp đầu vào, sản
xuất và phân phối thủy sản. Chuỗi này chứa đựng đồng thời dòng vật chất và
dòng thông tin. Chuỗi GTTS nói chung khác với chuỗi giá trị của các ngành khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


ở các điểm (1) bản chất của quá trình sản xuất thường dựa vào quá trình sinh học,
do vậy làm tăng tính biến động và rủi ro; (2) bản chất của sản phẩm có những đặc
trưng tiêu biểu như dễ hư hỏng và khối lượng lớn, nên yêu cầu chuỗi khác nhau

cho các sản phẩm khác nhau; (3) thái độ của xã hội và người tiêu dùng quan tâm
nhiều về thực phẩm an toàn và vấn đề môi trường.
Tác giả Vorst (2000) tóm tắt các đặc trưng cơ bản của chuỗi cung ứng
thủy sản-thực phẩm nói chung như sau:
+ Hạn sử dụng nhất định đối với nguyên liệu và các loại như thủy sản, sản
phẩm dở dang và sản phẩm cuối cùng dễ thối nát, cũng như sự thay đổi chất
lượng sản phẩm khi chuyển dịch trên chuỗi cung ứng.
+ Quá trình thời gian sản xuất dài
+ Có tính mùa vụ trong sản xuất
+ Cung cấp sản phẩm theo mùa vụ và đòi hỏi nguồn cung ở nhiều vùng
+ Đòi hỏi điều kiện nhất định khi vận chuyển và bảo quản
+ Biến động cả số lượng và chất lượng do sự thay đổi điều kiện sinh thái, tính
mùa vụ, các yếu tố liên quan đến thời tiết, dịch bệnh và thiệt hại về sinh thái khác.
+ Các ràng buộc về khả năng bảo quản, ví dụ vật tư hoặc sản phẩm chỉ có
thể giữ trong những công ten nơ đặc biệt
+ Luật lệ của nhà nước về môi trường và người tiêu dùng (phát tán CO2, ATTP)
+ Yếu tố vật lý của sản phẩm như các yếu tố cảm quan, ví dụ mùi, vị, hình
thức, màu sắc, kích thước
+ Các yếu tố khác như sự thuận tiện cho bữa ăn
+ An toàn sản phẩm: quan tâm của người tiêu dùng ngày càng tăng về sản
phẩm và cách thức sản xuất sản phẩm: không gây rủi ro cho người tiêu dùng
+ Chất lượng nhận thức, phù hợp với đúng chất lượng sản phẩm. Ví dụ: quảng
cáo, nhãn hiệu (marketing) có thể có ảnh hưởng đến nhận thức về chất lượng.
Trong một chuỗi, sự phối hợp có thể dưới nhiều hình thức: hợp nhất dọc,
hợp đồng dài hạn hoặc giao dịch trực tiếp trên thị trường. Các nghiên cứu gần
đây đã chỉ ra rằng chuỗi GTTS nói riêng và thủy sản-thực phẩm nói chung, các
giao dịch đang có sự thay đổi (Bijman, 2002). Hầu hết các lĩnh vực trong ngành
thủy sản-thực phẩm đang dịch chuyển gần hơn tới liên kết dọc. Theo Zuurbier
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 13


(2000), phối hợp dọc là một quá trình phối hợp các giao dịch thị trường giữa nhà
cung cấp và khách hàng. Phối hợp dọc trong kinh doanh thủy sản và ngành thực
phẩm bao gồm một số hoặc nhiều giao dịch trao đổi các yếu tố đầu vào từ nhà
cung cấp giống hoặc vốn tới người nông dân, hoặc trao đổi nguyên liệu giữa
nông dân và người chế biến hoặc sản phẩm tươi sống giữa nhà bán buôn với
người bán lẻ hoặc giữa người bán lẻ và người tiêu dùng.
Một số ngành (ví dụ như ngành gia cầm) đã phát triển liên kết dọc chặt
chẽ vài năm trở lại đây, trong khi những ngành khác xem khái niệm này còn
tương đối mới (Hobbs and Young, 2000). Sự thay đổi căn bản là chuyển dịch từ
sản xuất định hướng sang thị trường định hướng trong chiến lược của người sản
xuất. Sự thay đổi này dẫn đến làm tăng sự trao đổi thông tin giữa các tác nhân.
Một trong những thay đổi khác liên quan đến đổi mới sản phẩm, đây là một sự
thay đổi rất quan trọng trong chuỗi thủy sản-thực phẩm. Tất cả sự thay đổi đó
dẫn đến kết quả làm tăng cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm cao
hơn và chủng loại sản phẩm cũng nhiều hơn. Hơn nữa, các vấn đề như ATTP và
điều kiện sản xuất cũng là những vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm
hiện nay. Những thay đổi về sở thích của người tiêu dùng, cũng làm thay đổi quá
trình chế biến và bán lẻ thủy sản-thực phẩm. Các nhà chế biến và nhà bán lẻ cũng
mở rộng lớn hơn và có tính quốc tế hóa hơn.
2.1.4 Nội dung phân tích chuỗi giá trị thủy sản
Phân tích chuỗi giá trị thủy sản là quá trình phân tích, đánh giá sản phẩm
thủy sản từ nhiều cấp độ, nhiều khía cạnh để thấy được bức tranh về dòng chảy
sản phẩm, dòng thông tin, dòng tiền, các tác nhân liên quan tới sản phẩm, quan
hệ của các tác nhân với nhau và giá trị tăng thêm tại mỗi mắt xích. Từ đó có thể
khám phá và xác định một cách đầy đủ những hạn chế và khó khăn cản trở trong
sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, vị trí cạnh tranh của các tác nhân tham
gia vào chuỗi. Chính vì vậy, phân tích chuỗi giá trị thủy sản bao gồm những nội

dung cụ thể sau:
Thứ nhất:
Lập bản đồ chuỗi giá trị thủy sản là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát
bằng mắt thường về hệ thống chuỗ̃i giá trị thủy sản (Tổ chức Hợp tác kỹ thuật
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


Đức, 2007). Các sơ đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh (chức
năng), các nhà vận hành chuỗi, dòng chảy (thông tin, tiền, sản phẩm) và những mối
liên kết của họ cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này.
Thứ hai:
Phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi. Xem
xét các hoạt động trong chuỗi, mỗi hoạt động sẽ tạo ra chi phí, hiểu được chi phí
của mỗi hoạt động và tỷ trọng trong tổng chi phí có thể giúp cải thiện hiệu suất.
Các hoạt động được các tác nhân thực hiện, để biết được hoạt động thực hiện có
hiệu quả cần phân tích đánh giá kết quả hoạt động của từng tác nhân tham gia
bao gồm phân tích đánh giá các vấn đề về chi phí bỏ ra, giá trị sản xuất kinh
doanh, lợi nhuận (Humphrey and Schmitz, 2002). Các tác nhân cùng thực hiện
một chức năng hoạt động giống nhau nhưng khi tham gia vào các chuỗi khác
nhau nếu chi phí bỏ ra ít và kết quả thu được (doanh thu, lợi nhuận) lớn thì tác
nhân đó hoạt động có kết quả tốt. Mối liên kết phản ánh cách thức phối hợp các
nhà vận hành chuỗi trong tất cả các giai đoạn của chuỗi. Mối liên kết giữa các
nhà vận hành có thể là một trao đổi thị trường tự do hay các hợp đồng liên kết
được ký trước. Loại hình liên kết phụ thuộc vào chất lượng và tính phức tạp của
sản phẩm cuối cùng.
Thứ ba:
Phân tích đánh giá kết quả thực hiện chuỗi giá trị thủy sản: Phân tích mức
độ mà một chuỗi giá trị thủy sản đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng cuối

cùng bằng các chỉ tiêu về thời gian, sản phẩm và chi phí. Để đánh giá kết quả
thực hiện của chuỗigiá trị thủy sản cần đánh giá được 4 lĩnh vực: Kết quả và hiệu
quả: Là phải đánh giá toàn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra bởi chuỗi giá trị
thủy sản và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau; xác định việc phân phối lợi ích
của các tác nhân tham gia trong chuỗi; Xác định ai có lợi ích từ sự tham gia trong
chuỗi; Tác nhân nào có thể có lợi từ các hỗ trợ của các tổ chức. Tính linh hoạt:
Là tiêu chí đo lường sự thỏa mãn của khách hàng và khả năng đáp ứng yêu cầu
về số lượng, chủngloạisản phẩm cũng như sự năng động trong phân phối. Khả
năng đáp ứng: Là tiêu chí đo lường khả năng chuỗi giá trị đáp ứng những mong
đợicủa khách hàng. Bất kể khách hàng nào mà đang được phục vụ, chuỗi giá trị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


phải đáp ứng được các mong đợi của khách hàng đó. Chất lượng sản phẩm: Chỉ
tiêu chất lượng của sản phẩm trong lý thuyết thường chia thành thuộc tính chất
lượng bên trong và bên ngoài. Tổng hợp tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài
xác định hành vi mua bán (Jongen 2000).
Thứ tư:
Nâng cấp chuỗi giá trị thủy sản. Nâng cấp là chỉ con đường để phát triển
chuỗi giá trị (Gereffi and Korzenniewicz, 1994). Nâng cấp sản phẩm là việc đổi
mới, đa dạng hóa hay cải tiến sản phẩm cuối cùng, nâng cấp quy trình là cải tiến
công nghệ sản xuất, tiêu thụ và hậu cần, nâng cấp chức năng là việc chuyển các
chức năng của chuỗi giá trị từ một người vận hành này sang một người vận hành
khác. Cải thiện hay nâng cấp chuỗi giá trị thủy sản, khác với việc đổi mới công
nghệ như trong sản xuất. Việc cải thiện và nâng cấp là nhằm tạo ra lợi ích và hạn chế
rào cản gia nhập thị trường đối với sản phẩm của chuỗi. Các dạng nâng cấp bao
gồm: nâng cấp theo quy trình; nâng cấp theo sản phẩm; nâng cấp chức năng; nâng
cấp chuỗi. Từ đây có thể đưa ra được giải pháp để phát triển chuỗi.

2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị thủy sản
- Nhóm nhân tố khách quan
+ Điều kiện tự nhiên, ngư trường nguồn lợi
Ngư trường nguồn lợi là nguồn cùng cấp nguyên liệu đầu vào là nhân tố
khách quan quan trọng trong sự hình thành và phát triển chuỗi. Yếu tố đầu vào là
một yếu tố rất quan trong, ngay từ ban đầu nếu không có yếu tố đầu vào thì
không thể hình thành được chuỗi giá trị.
+ Kết cấu cơ sở hạ tầng, quy mô của các tác nhân
Tác nhân đầu tiên của chuỗi GTTS là những hộ nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản. Quy mô nuôi, công suất đánh bắt lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến số
lượng sản phẩm và khả năng đáp ứng của chuỗi GTTS. Một chuỗi hoạt động với
số lượng sản phẩm lớn thì hoạt động của chuỗi cũng sẽ linh hoạt của chuỗi. Mặt
khác nếu hộ nuôi, đánh bắt có quy mô lớn sẽ tận dụng được lợi thế về quy mô và
tiết kiệm được chi phí, do đó có thể cạnh tranh với các đối thủ hiện có.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 16


+ Quản lý của nhà nước, của chính quyền địa phương, sữ hỗ trợ của hiệp
hội, ngành hàng
Sản phẩm của chuỗi có được diễn ra thông suốt từ “ao nuôi đến bàn ăn”
hay không, một phần là nhờ vào các cơ chế, chính sách. Nếu như có một hệ
thống chính sách đồng bộ thì sẽ khuyến khích, tạo động lực rất lớn cho chuỗi
phát triển, giúp tác nhân đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô
ngày càng mở rộng, chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn và thu hút ngày càng
nhiều khách hàng biết đến sản phẩm chuỗi (Đỗ Đoàn Hiệp và cs., 2001). Các cơ
chế, chính sách bao gồm các chính sách đầu tư, tài chính, tiền tệ, đất đai, công
nghệ, thị trường, hỗ trợ liên doanh liên kết, kiểm soát chất lượng,... đều ảnh

hưởng đến hoạt động của các tác nhân cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của
chuỗi. Sự phù hợp của chính sách sẽ góp phần nâng cao năng lực của chuỗi.
Chính vì vậy, cần có một thể chế, chính sách tốt để hỗ trợ cho các chuỗi GTTS
nói chung và các tác nhân tham gia nói riêng giảm bớt thua thiệt, tăng năng lực
sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, thể chế chính sách sẽ tạo những thuận lợi cho một số tác nhân
này nhưng tạo ra những bất lợi cho tác nhân khác. Nếu biết vận dụng tốt thì các
tác nhân sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tiết kiệm thời gian, giảm
chi phí đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tác nhân phải biết nắm bắt kịp thời những
thay đổi của các chính sách để có những điều chỉnh nhằm thích nghi với điều
kiện mới.
Ngoài ra, các chương trình đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật,.. của tỉnh, sở ban ngành, trung tâm nghiên cứu, của các công ty và các tổ
chức cũng hỗ trợ tích cực đến sự phát triển của chuỗi.
+ Ảnh hưởng của phát triển sản xuất hàng hóa và toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại thế
giới, quốc tế hóa các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các tập đoàn đa
quốc gia và sự sụt giảm chi phí thông tin và liên lạc. Trong thế giới hiện đại
ngày nay, cách sống thay đổi rất nhiều, bao gồm cả cách thức ăn uống, nhất là
đối với tầng lớp trung lưu thành thị, do sự lan tỏa cách sống hiện đại thông qua
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 17


truyền thông và du hành. Sự thay đổi cách thức ăn uống có các đặc trưng là đa
dạng, thuận tiện và phá vỡ truyền thống. Ngoài ra, người tiêu dùng ở các đô
thị có xu hướng sử dụng nhiều hơn thức ăn phi truyền thống nhờ vào khả năng
tiếp cận tốt hơn đến các hệ thống siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ và các chiến dịch
tiếp thị.

Một trong những xu hướng liên quan đến toàn cầu hóa hiện nay là sự
hình thành và phát triển mạnh mẽ của các thị trường hiện đại. Các thị trường
hàng hóa này liên kết chặt chẽ với các hệ thống siêu thị bán sỉ, lẻ quy mô lớn.
Các thị trường này đòi hỏi khối lượng hàng hóa lớn và các sản phẩm giá thấp
và phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm. Hệ
thống thu mua hàng hóa của các thị trường này thường được hợp nhất theo
chiều dọc, tầm hoạt động mang tính toàn cầu và có độ phức tạp cao. Các thị
trường kiểu này có tính năng động rất lớn, đáp ứng nhanh chóng với biến động
giá, nhu cầu của người tiêu dùng và các cơ hội công nghệ mới. Quy mô doanh
thu của các hệ thống thị trường hiện đại này rất lớn, và kết hợp với chi phí thấp,
dẫn đến lợi nhuận chung là con số khổng lồ. Sự tập trung của các thị trường là
rất lớn, chỉ một vài tập đoàn bán lẻ đã có thể khống chế hầu hết doanh số
(Sonja Vermeulen, Jim Woodhill, Felicity Proctor & Rik Delnoye, 2008). Sự
thay đổi này dẫn đến sự thống trị thị trường nông sản của các siêu thị và sự
thay đổi về thể chế và tổ chức trong suốt chuỗi tiếp thị thực phẩm. Các thay đổi
này cũng gắn chặt với sự thiết lập các tiêu chuẩn tư nhân về chất lượng, vệ sinh
và an toàn thực phẩm ; hình thành hệ thống mua bán, sản xuất theo hợp đồng.
- Nhóm nhân tố chủ quan
+ Vị trí, vai trò của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá cơm
Tác nhân đầu tiên của chuỗi GTTS là những hộ nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản. Quy mô nuôi, công suất đánh bắt lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến số
lượng sản phẩm và khả năng đáp ứng của chuỗi GTTS. Một chuỗi hoạt động với
số lượng sản phẩm lớn thì hoạt động của chuỗi cũng sẽ linh hoạt của chuỗi. Mặt
khác nếu hộ nuôi, đánh bắt có quy mô lớn sẽ tận dụng được lợi thế về quy mô và
tiết kiệm được chi phí, do đó có thể cạnh tranh với các đối thủ hiện có.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 18



×