Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải làng nghề sản xuất bóng bì bình lương – tân quang – văn lâm – hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.36 MB, 104 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................... iv
Danh mục bảng ............................................................................................. vii
Danh mục biểu đồ .......................................................................................... ix
Danh mục sơ đồ .............................................................................................. x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm làng nghề .............................................................................. 3
1.1.2. Phân loại làng nghề ............................................................................... 4
1.1.3. Thực trạng về việc áp dụng các công cụ quản lý môi trường (QLMT) .... 7
1.2. Tổng quan về làng nghề tại Việt Nam ....................................................... 9
1.2.1. Tổng quan về các làng nghề ................................................................... 9
1.2.2. Tổng quan về làng nghề chế biến lương thực thực phẩm tại Việt Nam .. 15
1.2.3. Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề tới kinh tế và sức khoẻ cộng
đồng ............................................................................................................. 21
1.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải tại các làng nghề ở Việt Nam ........ 24
1.4. Tổng quan về giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
chế biến lương thực thực phẩm...................................................................... 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 28
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 28
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page iv


2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 28
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .................................................. 28
2.4.2. Phương pháp khảo sát .......................................................................... 29
2.4.3. Phương pháp điều tra ........................................................................... 29
2.4.4 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ............................................... 29
2.4.5 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm .................................... 31
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 33
2.4.7.Phương pháp kế thừa ............................................................................ 33
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 34
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại làng nghề sản xuất bóng bì Bình
Lương, xã Tân Quang ................................................................................... 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 34
3.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội làng nghề Bình Lương xã Tân Quang ......... 37
3.2. Đánh giá tình hình sản xuất tại làng nghề bóng bì Bình Lương ................ 41
3.2.1. Các loại hình sản xuất.......................................................................... 41
3.2.2. Quy mô sản xuất.................................................................................. 41
3.2.3. Nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong sản xuất bóng bì của làng
nghề Bình Lương .......................................................................................... 41
3.2.4 Quy trình sản xuất ................................................................................ 42
3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề sản xuất bóng bì
Bình Lương .................................................................................................. 45
3.3.1. Hiện trạng môi trường nước ................................................................. 45
3.3.2. Hiện trạng môi trường chất thải rắn ..................................................... 55
3.4. Đánh giá các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề sản xuất
bóng bì Bình Lương ...................................................................................... 57
3.4.1.Nguồn gây ô nhiễm nước thải ............................................................... 58

3.4.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất và nhà xưởng ..................................... 59
3.4.3. Một số nguyên nhân khác .................................................................... 60
3.5. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường làng nghề Bình Lương . 61
3.5.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý môi trường làng nghề ....................... 61

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.5.2. Công tác tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường ............................... 61
3.5.3. Công tác quản lý chất thải.................................................................... 63
3.6. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề ........................................ 66
3.6.1. Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khoẻ người dân... 66
3.6.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đến mĩ quan địa phương .................. 69
3.7. Những tồn tại cần giải quyết ................................................................... 69
3.8. Đề xuất giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi
trường làng nghề Bình Lương ....................................................................... 71
3.8.1. Giải pháp về quản lý môi trường .......................................................... 71
3.8.2. Giải pháp kỹ thuật công nghệ............................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 86

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
STT


Tên bảng

Trang

1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 ............ 11
1.2. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề hiện nay ................................................. 13
1.3: Số lượng làng nghề của ngành chế biến lương thực thực phẩm ................... 15
1.4: Các sản phẩm và sản lượng của một số làng nghề CBNSTP ....................... 16
1.5: Định mức tiêu thụ nguyên liệu, điện năng cho sản xuất tinh bột ................. 17
1.6: Định mức sử dụng nước trong sản xuất tinh bột tại làng nghề ..................... 17
1.7. Đặc trưng nước thải của một số làng nghề chế biến nông sản...................... 20
1.8: thiệt hại kinh tế về thay đổi sản lượng nông nghiệp tại một số
làng nghề CBNS.......................................................................................... 22
1.9: Thiệt hại kinh tế về y tế do tác động phát sinh chất thải tại một số làng nghề
chế biến nông sản ........................................................................................ 23
2.1: Phương pháp phân tích các thông số nước mặt trong phòng thí nghiệm ...... 31
2.2: Phương pháp phân tích các thông số quan trắc nước thải trong phòng
thí nghiệm ......................................................................................................... 32
2.3: Phương pháp phân tích các thông số nước ngầm trong phòng thí nghiệm ... 33
3.1. Dân số và cơ cấu ngành nghề làng nghề Bình Lương .................................. 40
3.2: Lượng chất thải phát sinh cho 1 tấn nguyên liệu sản xuất ........................... 45
3.3. Kết quả khảo sát môi trường nước thải tại một số điểm làng nghề sản xuất
bóng bì Bình Lương .................................................................................... 46
3.4: Nồng độ trung bình nước thải tại một số vị trí quan trắc ............................. 48
3.5. Kết quả khảo sát môi trường nước mặt tại một số điểm làng nghề
Bình Lương ................................................................................................. 50
3.6: Nồng độ trung bình nước mặt tại làng nghề Bình Lương ............................ 51
3.7. Kết quả khảo sát môi trường nước ngầm tại một số điểm làng nghề bóng bì
Bình Lương ................................................................................................. 53

3.8: Nồng độ trung bình nước ngầm tại làng nghề Bình Lương.......................... 54
3.9. Tải lượng rác thải trung bình mỗi ngày tại làng nghề Bình Lương .............. 55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


3.10: Thành phần chất thải sinh hoạt.................................................................. 56
3.11: Khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh trong 1 ngày tại ..................... 57
làng nghề Bình Lương ................................................................................. 57
3.12. Đánh giá mức độ phát thải nước thải ở làng nghề Bình Lương .................. 58
3.13: Diện tích nhà xưởng sản xuất .................................................................... 60
3.14: Công tác tuân thủ BVMT của các hộ sản xuất........................................... 62
3.15: Tình hình xử lý nước thải tại làng nghề Bình Lương ................................. 64
3.16. Hiện trạng cơ sở vật chất, nhân lực cho quản lý môi trường của làng nghề
Bình Lương ................................................................................................. 65
3.17: Ý kiến người dân về công tác quản lý CTR làng nghề Bình Lương ........... 66
3.18: Thống kê tuổi thọ trung bình một số làng nghề thực phẩm trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên............................................................................................. 67
3.19: Tình hình bệnh tật trong làng nghề Bình Lương ........................................ 68
3.20: Thống kê các triệu chứng, bệnh thường gặp ở người lao động năm 2014 .. 68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT


Tên biểu đồ

Trang

1.1. Phân loại các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất ............................6
1.2. Sự phân bố làng nghề Việt Nam theo khu vực ............................................ 10
1.3. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề khu vực
ĐBSH ....................................................................................................... 14
3.1. Diễn biến nhiệt độ trung bình qua các năm 2009-2013 ............................... 35
3.2. Diễn biến lượng mưa trung bình qua các năm 2009-2013 ........................... 36
3.3. Diễn biến độ ẩm trung bình qua các năm 2009-2013................................... 37

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Tên sơ đồ

Trang

3.1. Công nghệ sản xuất bóng bì (dùng làm keo) kèm dòng thải ................................. 43
3.2. Công nghệ sản xuất bóng bì thực phẩm kèm dòng thải ............................... 44
3.3. Hệ thống quản lý môi trường cấp xã ........................................................... 74
3.4. Mô hình xử lý nước thải cho làng nghề sản xuất bóng bì Bình Lương......... 81


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam, đóng vai
trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy nhiên, việc phát triển
các làng nghề một cách tự phát như hiện nay đã dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực,
trong đó ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn từ hoạt động sản
xuất, chế biến tại các làng nghề thực sự đã đến mức báo động, nó đã và đang đe
dọa trực tiếp đến sức khoẻ của người dân trong khu vực. Theo Báo cáo Môi
trường quốc gia năm 2008, ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có
nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất
trong dây chuyền sản xuất; ô nhiễm nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng do khối
lượng nước thải của các làng nghề là rất lớn, hầu hết lại chưa qua xử lý mà được
xả thẳng ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch; chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề
chưa được thu gom và xử lý triệt để gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường,
gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất.
Hưng Yên là một tỉnh có số lượng làng nghề lớn, gồm 66 làng nghề bao
gồm làng nghề truyền thống và làng có nghề. Trong đó có 32 làng nghề được
UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề, còn lại 34 làng có nghề. Các
ngành nghề sản xuất tập trung theo các nhóm như sau: Sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ mây tre đan, gốm sứ; chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; chế biến
thực phẩm; nội thất gỗ; tái chế các chất thải và các loại hình sản xuất khác… Sự
phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống ở nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lượng lớn lao động nhàn rỗi ở nông
thôn. Tuy nhiên, đồng hành với sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh

thì tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nghề đáng báo động, ảnh
hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người dân.Trong các nghiên cứu gần đây cho
thấy ô nhiễm môi trường diễn ra trên nhiều làng nghề, trong đó đối với các làng
nghề chế biến lương thực thực phẩm vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một vấn
đề nổi cộm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Làng nghề Bình Lương là một trong những làng có nghề chế biến lương
thực thực phẩm nằm trên địa phận xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên, ra đời cách đây 50 năm. Quá trình sản xuất tại làng nghề đã thải ra một
lượng lớn nước thải, chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường đã được phản ánh
nhiều trên các phương tiện truyền thông: ti vi, báo, đài… đã và đang là vấn đề
bức xúc của người dân trong khu vực cần được các cấp các ngành và chính quyền
địa phương quan tâm và giải quyết. Tuy nhiên từ năm 2012 đến nay do tình trạng
ô nhiễm môi trường diễn ra phức tạp, gây nhức nhối trong khu dân cư, trước mắt
chính quyền địa phương đã thành lập tổ thu gom rác thải trong thôn để thu gom,
vận chuyển rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất ra khỏi khu dân cư. Về lâu dài
vẫn chưa có một giải pháp cụ thể nào đưa ra để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường tại làng Bình Lương.
Xuất phát từ thực trạng trên nhằm mục tiêu phát triển bền vững tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải làng nghề bóng
bì Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề bóng bì
Bình Lương.
- Đề xuất kế hoạch quản lý cải thiện chất lượng môi trường làng nghề

phù hợp với điều kiện địa phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu phải đưa ra được các số liệu phản ánh hiện trạng môi
trường và công tác công tác quản lý môi trường tại làng nghề sản xuất bóng bì
Bình Lương.
- Các giải pháp phù hợp với điều kiện địa phương, có tính thực tiễn và
khả năng áp dụng thực tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khái niệm làng nghề
Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông nhàn
để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đời
sống như: Các công cụ lao động nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực phẩm qua chế
biến… Các nghề này được lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế hệ, dẫn đến
nhiều hộ dân có thể cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những người
chuyên làm nghề, đa phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề,
hoặc làm thuê (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang
tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn và thường được giới
hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần tách hẳn nông nghiệp để chuyển hẳn sang
nghề thủ công. Như vậy, làng nghề đã xuất hiện.
Có thể hiểu làng nghề “ là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với
nghề nông”
Ngoài ra còn một số khái niệm về làng nghề khác nhau:

Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt
động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Làng một nghề là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có thêm một nghề
chiếm ưu thế tuyệt đối.
Làng nhiều nghề là những làng ngoài nghề nông ra còn có một số nghề
tiểu thủ công nghiệp khác cùng tồn tại.
Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình
thành từ lâu đời.
Làng nghề mới là làng nghề được hình thành cùng sự phát triển của nền
kinh tế, chủ yếu do sự lan tỏa của làng nghề truyền thống, có những điều kiện
nhất định để hình thành và phát triển.
Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một
làng ở nông thôn được coi là một làng nghề. Nhưng nhìn chung, các ý kiến thống
nhất ở một số tiêu chí sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


- Giá trị sản xuất và thu nhập từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50%
so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm; hoặc
doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng.
- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên,
trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so
với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động.
- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng
và do người trong làng tham gia.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 tiêu chí công nhận làng nghề

gồm có 3 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nước
1.1.2. Phân loại làng nghề
Tùy theo mục đích nghiên cứu ta có thể phân loại làng nghề theo một số kiểu
dạng khác nhau. Có hai cách phân loại làng nghề được biết đến rộng rãi nhất.
Phân loại làng nghề truyền thống và làng nghề mới
Cách phân loại này cho thấy đặc thù văn hóa, mức độ bảo tồn của các làng
nghề, đặc trưng cho các vùng văn hóa lãnh thổ.
Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là làng nghề đã hình thành từ lâu đời, sản phẩm
đặc điểm đặc thù riêng biệt, có giá trị văn hóa lịch sử của địa phương nhiều nơi
biết đến, phương thức truyền nghề- cha truyền con nối hoặc gia đình, dòng họ.
Cụ thể theo nghị định 66/NĐ-CP của chính phủ tiêu chí công nhận nghề
truyền thống gồm:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận.
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc .
- Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Các làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế

chung của đất nước, nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với thế hệ đi trước và thế hệ trẻ
sau. Bởi vậy, chúng ta gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa lâu đời của dân
tộc Việt Nam.
Làng nghề mới
Làng nghề mới là làng nghề không phải là làng nghề truyền thống. Các
làng nghề này được hình thành trong thời gian gần đây, chủ yếu xuất phát từ:
• Việc tổ chức gia công cho các xí nghiệp lớn, các tổ chức kinh doanh xuất
nhập khẩu.
• Việc học tập kinh nghiệm các làng nghề lân cận của vài hộ nhạy bén đối
với thị trường và có điều kiện đầu tư cho sản xuất.
• Tự hình thành do nhu cầu mới của thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị
trường nguyên liệu sẵn có.
Để nhận biết được làng nghề và làng nghề mới năm 1954 tạm được lấy
làm gốc. Các làng nghề hình thành sau thời điểm này được coi là các làng nghề
mới. Làng nghề mới là làng có nghề mới phát triển trong khoảng thời gian từ
năm 1954 trở lại đây nhưng chiếm ưu thế so với nghề nông: làng cây cảnh, làng
nghề cá cảnh...
Các làng nghề mới chiếm phần lớn trong tổng số làng nghề ở nước ta. Chủ
yếu các làng nghề mới được hình thành do nhu cầu mới của thị trường, do sự lan tỏa
từ các làng nghề khác lân cận hay hình thành từ việc tổ chức các quan hệ gia công
cho các xí nghiệp lớn, cho các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu...
Bên cạnh các làng nghề truyền thống, làng nghề mới thì có cả làng nghề
khác. “ Khác” ở đây chính là những làng nghề truyền thống sản xuất những làng
nghề thủ công đậm đà bản sắc dân tộc nhưng sau này làng nghề đã chuyển đổi
sản xuất những sản phẩm và công nghệ truyền thống, với kiểu làng nghề này thì
điển hình nhất là làng nghề Đồng Kỵ, trước đây làng nghề sản xuất pháo sau khi
Nhà nước cấm sản xuất, đốt pháo, làng nghề đã chuyển sang nghề mới làng nghề
đã gây được tiếng vang và trở thành làng nghề có thương hiệu lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 5


Phân loại làng nghề theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm
Theo tổng hợp của Tổng cục môi trường (2008), Các làng nghề truyền
thống, làng nghề mới, dựa trên các tiêu trí khác nhau có thể phân loại theo một số
dạng như sau:
• Ươm tơ, dệt vải và may đồ da.
• Chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu.
• Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…).
• Thủ công mỹ nghệ, thêu ren.
• Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá.
• Nghề khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, quạt giấy, đan vó, lưới..).
Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra
thành 6 nhóm chính, mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ. Mỗi nhóm ngành,
làng nghề có các đặc điểm khác nhau về hoạt động sản xuất sẽ gây ảnh hưởng
khác nhau tới môi trường.

Biểu đồ 1.1: Phân loại các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất
(Nguồn: Tổng cục môi trường, 2008)
A: Vật liệu xây dựng và khai thác đá
B: Thủ công mĩ nghệ
C: Tái chế phế liệu
D: Công nghệ thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ
E: Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
F: Các nghề khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 6


Mỗi làng nghề thực sự là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc
đáo của từng địa phương, từng vùng. Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành
một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của văn hóa dân gian. Những giá trị văn hóa
chứa đựng trong các làng nghề truyền thống đã tạo nên những nét riêng độc đáo
đa dạng nhưng cũng mang bản sắc chung của văn hóa dân tộc Việt Nam.
1.1.3. Thực trạng về việc áp dụng các công cụ quản lý môi trường (QLMT)
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp, các phương tiện, các
phương thức sử dụng nhằm giúp cho việc thực hiện những nội dung của QLMT
một cách tốt hơn.
Công cụ QLMT có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh
vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật
pháp và chính sách; công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới
hoạt động kinh tế - xã hội như các quy định hành chính, công cụ xử phạt … và
công cụ kinh tế; công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức
môi trường trong công tác bảo vệ môi trường. Công cụ hỗ trợ gồm có các công
cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, kiểm toán môi trường…
* Việc triển khai các công cụ pháp lý liên quan:
+ Điều 70, luật BVMT năm 2014 đã quy định về BVMT làng nghề như
sau: “Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với
BVMT; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống kê, đánh giá mức
độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch di dời cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư; cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về BVMT: Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm
quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất
thải rắn theo quy định của pháp luật”.
Chính phủ đã ban hành nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngảy 14/2/2015 quy

định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số 46/2011/TTBTNMT ngày 26/12/2011quy định về bảo vệ môi trường làng nghề hướng dẫn
thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
+ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị
định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành
nghề nông thôn.
Nhiều văn bản pháp luật tuy không quy định cụ thể đối với làng nghề
nhưng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả đối tượng làng nghề, trong đó quan trọng
phải kể đến:
+ Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày
28/12/2006 về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ
phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/07/2006 của Chính phủ trong đó có quy định một trong các nội dung được
hưởng hỗ trợ bao gồm “đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho
các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn”, với các quy định cụ thể về
định mức hỗ trợ, nguồn tài chính hỗ trợ để triển khai thực hiện.
+ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí
BVMT đối với nước thải; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 sửa
đổi, bổ sung một số điều của nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của
Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải.
+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn;
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT

đối với chất thải rắn.
+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải và
phế liệu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


1.2. Tổng quan về làng nghề tại Việt Nam
1.2.1. Tổng quan về các làng nghề
Tác giả Đặng Kim Chi (2005), thống kê được trong cả nước có 13% số hộ
nông dân chuyên sản xuất nghề, 27% số hộ nông dân tham gia sản xuất nghề, thu
hút hơn 29% lực lượng lao động ở nông thôn. Các làng nghề hoạt động với các
hình thức khá đa dạng: Trong tổng số 40.500 cơ sở sản xuất ở các làng nghề có
80,1% là các hộ cá thể, 5,8% theo hình thức Hợp tác xã và 14,1% thuộc các dạng
sở hữu khác.
* Số lượng, phân bố
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam (2011), cả nước
hiện có hơn 1300 làng nghề được công nhận và 3200 làng có nghề. Đa số các
làng nghề hoạt động với quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình (chiếm 72%); quy
trình sản xuất lạc hậu, vốn đầu tư hạn hẹp, chưa chú trọng đến công tác bảo vệ
môi trường.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011 – chất thải rắn cho thấy
các làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền trong cả nước và
tính chất cũng không giống nhau. Làng nghề tập trung nhiều nhất ở miền Bắc,
chiếm khoảng 60%, trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 50%, chủ yếu
tập trung tại các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định… ở miền Trung
chiếm khoảng 30%, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên
Huế… miền Nam chiếm khoảng 10%, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đồng Nai,

Bình Dương, Cần Thơ….

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Biểu đồ 1.2: Sự phân bố làng nghề Việt Nam theo khu vực
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011)
Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có
ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà
nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân cư, và quan
trọng hơn cả là chất lượng không cạnh tranh được với các sản phẩm sản xuất
công nghiệp. Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lượng
làng nghề lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng so với các khu vực
khác nên khu vực này được coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi
trường làng nghề Việt Nam. Trong khi đó, tại các vùng Đông Bắc và Tây Bắc số
lượng có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây.
Theo báo cáo môi trường quốc gia 2010, dự báo cho xu thế phát triển
làng nghề trong những năm tiếp theo được thể hiện trong Bảng 1.1:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Bảng 1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015

Vùng kinh tế


Dệt
Chế biến lương
Sản xuất
nhuộm,
thực, thực
Tái chế Thủ công vật liệu xây
ươm tơ, phẩm, chăn phế liệu mỹ nghệ dựng, khai
thuộc da nuôi, giết mổ
thác đá

Đồng bằng
sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng
sông Cửu Long

2

1

2

2

-1


1
1
1
2
1
1

1
1
2
2
0
1

0
0
1
1
0
1

1
1
2
2
2
2

0

0
1
1
1
-1

1

1

1

2

-1

(Nguồn: Đề tài KC 08-09, 2005)
Ghi chú:
-1: suy thoái
0: duy trì nhưng không phát triển
1: Phát triển vừa
2: Phát triển mạnh
* Thực trạng áp dụng công nghệ
- Nhiên liệu, nguyên liệu
Nguyên vật liệu cho các làng nghề chủ yếu được khai thác ở các địa
phương trong nước. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phong phú nông
sản và thực vật, đồng thời có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng trong đó có
các loại vật liệu xây dựng. Do đó, hầu hết các nguồn nguyên liệu vẫn lấy từ trực
tiếp từ tự nhiên.
Do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, việc khai thác và cung ứng các

nguyên liệu tại chỗ hay các vùng khác trong nước đang dần bị hạn chế. Ví dụ,
theo thống kê, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) mỗi năm tiêu thụ khoảng
70.000 tấn than, gần 100.000 tấn đất nguyên liệu; các làng nghề chế biến gỗ, mây
tre đan trong những năm qua đòi hỏi cung cấp một khối lượng nguyên liệu rất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


lớn, đặc biệt là các loại gỗ quý dùng cho sản xuất đồ gỗ gia dụng và gỗ mỹ nghệ.
Nhiều nguyên liệu chúng ta đã phải nhập từ một số nước khác.
Sự khai thác bừa bãi, không có kế hoạch đã làm cạn kiệt tài nguyên và gây
ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Việc sơ chế các nguyên liệu chủ yếu do các
hộ, các cơ sở sản xuất tự làm với kỹ thuật thủ công hoặc các máy móc thiết bị tự
chế lạc hậu. Do đó, chưa khai thác hết hiệu quả của các nguyên liệu, gây lãng phí
tài nguyên.
- Công nghệ, thiết bị
Hầu hết các cơ sở sản xuất nghề tại nông thôn, nhất là ở khu vực các hộ tư
nhân vẫn còn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thống hoặc cải tiến một
phần. Trình độ công nghệ còn lạc hậu, cơ khí hóa thấp, các thiết bị phần lớn đã
cũ, sử dụng lại của các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn không đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường. Trình độ công nghệ thủ công và
bán cơ khí vẫn chiếm tỷ lệ hơn 60% ở các làng nghề.
Kết quả khảo sát của Đặng Kim Chi và ctv (2005), cho thấy để đáp ứng
nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, nhiều làng nghề đã áp dụng công
nghệ mới, thay thế máy móc mới, hiện đại. Ví dụ, làng gốm Bát Tràng đã dùng
đã dần dần đưa công nghệ nung gốm sứ bằng lò tuy nen (dùng ga và điện) thay
cho lò hộp và lò bầu (dùng than và củi), nhào luyện đất bằng máy thay cho bằng
tay thủ công, dùng bàn xoay bằng mô tơ điện thay cho bàn xoay bằng tay...; làng

gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ Bắc Ninh hiện nay đã đầu tư 11 máy xẻ ngang, 300 máy
cắt dọc, 100 máy vanh, 500 máy khoan bàn, 500 máy phun sơn… phục vụ cho sản
xuất, nhờ đó mà năng suất và chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao rõ rệt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Bảng 1.2. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề hiện nay
Trình độ kỹ
thuật
Thủ công bán
cơ khí (% )
Cơ khí (% )
Tự động hóa
(% )

Chế biến
nông- lâmthủy sản

Thủ công mỹ
nghệ và vật
liệu xây dựng

Các ngành
dịch vụ

Các ngành
khác


61.51

70.69

43.90

59.44

38.49

29.31

56.10

40.56

0

0

0

0

( Nguồn: Đặng Kim Chi, 2005)
Song nhìn chung, phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất
trong các làng nghề nông thôn còn lạc hậu, tính cổ truyền chưa được chọn lọc và
đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm còn thấp, do đó chưa
đáp ứng được nhu cầu thị trường và giảm sức cạnh tranh.

* Ô nhiễm môi trường làng nghề hiện nay
Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới
hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân
cận. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề "Môi trường làng
nghề Việt Nam", hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm
môi trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liệu không
gây ô nhiễm như thêu, may...). Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề
đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây
hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất.
Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm
nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ”.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xảy ra ở mấy loại phổ biến
sau đây:
- Ô nhiễm môi trường nước: Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở
các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ sản xuất và nhiên liệu dùng
trong sản xuất. Chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia
cầm, ươm tơ, dệt nhuộm... là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và
cũng xả thải khối lượng lớn nước thải với mức ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao.
Ngược lại, một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng, nhôm... nhu cầu
nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như các hóa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


chất, axit, muối kim loại, xyanua và các kim loại nặng như Hg, Pb, Cr, Zn, Cu...
Tại Báo Nhân dân ngày 23/6/2005, GS.TS. Đặng Kim Chi đã cảnh báo
"100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn
cho phép... Nhiều dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm

nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất”. Kết quả khảo sát chất lượng
nước thải của các làng nghề các năm gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm hầu như
không giảm, thậm trí còn tăng cao hơn trước.
Hà Nội là một trong những thành phố có nhiều làng nghề nhất cả nước với
nhiều loại hình sản xuất khác nhau, từ chế biến lương thực, thực phẩm; chăn
nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da đến sản xuất vật liệu xây dựng, khai
thác đá; tái chế phế liệu; thủ công mỹ nghệ... Hiện nay, phần lớn lượng nước thải
từ các làng nghề này được xả thẳng ra sông Nhuệ, sông Đáy mà chưa qua xử lý
khiến các con sông này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Ô nhiễm không khí: Các làng nghề tại Việt Nam rất đa dạng, trong đó
một số loại hình sản xuất có đặc thù phát thải nhiều loại khí độc hại như làng
nghề tái chế kim loại, giấy, nhựa, đúc đồng, làng nghề tái sản xuất vật liệu xây
dựng, thực phẩm, chế tác đa. Các khí thải điển hình như bụi, khí SO2, NO2, hơi
axit và kiềm sản sinh từ các quá trình như xử lý bề mặt, nung, sấy, tẩy trắng, đục
tạo hình các sản phẩm.

(Nguồn:Trung tâm Quan trắc môi trường- CTMT, 2010)
Ghi chú: tính toán dựa trên tổng số dân
Biểu đồ 1.3. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề
khu vực ĐBSH
Ô nhiễm không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên
liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong dây truyền công nghệ sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


xuất. Than là nhiên liệu chính được sử dụng phổ biến ở các làng nghề và thường
là than chất lượng thấp. Đây là loại nhiên liệu gây phát sinh lượng lớn bụi và các

khí ô nhiễm. Do đó, khí thải ở các làng nghề thường chứa nhiều thành phần các
chất ô nhiễm không khí như: bụi, CO2, SO2, NOx, chất hữu cơ bay hơi. Tái chế
kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng( gạch, gói, nưng vôi), sản xuất gốm sứ là
những loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường không khí do có nhu cầu nhiên
liệu cao và nhiên liệu chủ yếu là than.
- Ô nhiễm chất thải rắn: Do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…)
hoặc do bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông
thường: Nhựa, túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác
thường được đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước ngầm
và đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm kể trên là do các cơ sở
sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển tự
phát, không đủ vốn và không có công nghệ xử lý chất thải. Bên cạnh đó, ý thức của
chính người dân làm nghề cũng chưa tự giác trong việc thu gom, xử lý chất thải.
Nếu không có các giải pháp ngăn chặn kịp thời thì tổn thất đối với toàn xã hội sẽ
ngày càng lớn, vượt xa giá trị kinh tế mà các làng nghề đem lại như hiện nay.
1.2.2. Tổng quan về làng nghề chế biến lương thực thực phẩm tại Việt Nam
* Số lượng, phân bố
Theo Đặng Kim Chi và ctv (2005), trên cả nước có khoảng 197 làng nghề
truyền thống chế biến nông sản thực phẩm, các làng nghề sử dụng nguyên liệu có
sẵn tại chỗ hoặc lân cận để tạo ra các sản phẩm cung cấp cho nhu cầu cơ bản sinh
hoạt và sản xuất tại địa phương nên rất dễ có điều kiện phát triển.
Bảng 1.3: Số lượng làng nghề của ngành chế biến lương thực thực phẩm
STT

Phân ngành chế biến lương thực, thực phẩm dược liệu

Số lượng

1


Chế biến lương thực thực phẩm

2

Chế biến dược liệu

5

3

Chế biến hải sản

10

4

Sản xuất muối

10

172

(Nguồn: Đặng Kim Chi và ctv, 2005)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15



Các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu được phân bố
đều ở các khu vực trên cả nước nhưng nhiều nhất vẫn là khu vực đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Từ nguyên liệu chính là gạo, khoai, ngô,
sắn, dong … sau khi qua các công đoạn sản xuất đã tạo ra sản phẩm được thị
trường trong và ngoài nước chấp nhận. hiện nay tại các làng nghề còn sản xuất
các mặt hàng khau nhau như:
+ Miến dong, bún khô, bánh đa nem, tương, rượu.
+ Sản xuất bánh kẹo, bánh đậu xanh, mạch nha, tinh bột
+ Cá Hấp, mực khô, nước mắm…
Bảng 1.4: Các sản phẩm và sản lượng của một số làng nghề CBNSTP
STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

Tên làng nghề

Loại sản
phẩm

Bún Phú Đô – Từ Liêm –
Bún

Hà Nội
Tinh bột,
Tinh bột Dương Liễu
miến
Hoài Đức – Hà Nội
nha
bún khô
Tinh bột
Thực phẩm Tân Hoà
miến
Quốc Oai – Hà Nội
bún bánh
đậu phụ
Rượu Tân Độ Phú
Rượu sắn
Xuyên – Hà Tây
Thực phẩm Vũ hội – Vũ Bún
Thư - Thái Bình
Bánh đa
Bún bánh Ninh Hồng
Bún, bánh
Yên Khánh – Ninh Bình
Nước mắm Nam Ô –
Nước mắm
Hoà Hiệp – Đà Nẵng
Bún Phương Hoà – Tân
Bún, bánh
Thạnh – Quảng Nam
Đường thốt nốt – Thống Đường
Nhất – Đồng Nai

Tương chao Cái Vồn
Tương
Bình Minh – Vĩnh Long

Đơn vị tính

Sản lượng

Tấn/năm

10.080

Tấn/năm

Tấn/năm

Triệu lít/năm
Tấn/năm

52.000
4000
9000
1000
500
300
70
60
2,5

Tấn/năm


180
130
4.380

Lít/năm

37.000

Tấn/năm

1.575

Tấn/năm

726

Tấn/năm

1831

(Nguồn: Đề tài KC 08-09, 2005)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


* Thực trạng áp dụng công nghệ
- Nguyên liệu, nhiên liệu và nước cho sản xuất:

Nguyên vật liệu cho các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm chủ yếu
được khai thác ở các địa phương trong nước. Ví dụ, nguồn nguyên liệu phục vụ
cho làng nghề chế biến tinh bột, chủ yếu là sắn, dong riềng; nguyên liệu cho làng
nghề đậu phụ, làng nghề làm tương, bánh đậu xanh là đậu tương, đậu xanh;
nguyên liệu cho làng nghề bún, bánh đa là gạo…
Đối với làng nghề chế biến thực phẩm nhu cầu sử dụng than, điện là
không lớn, tuy nhiên nhu cầu sử dụng nước là tương đối lớn. Nghiên cứu của
Đặng Kim Chi (2005) đã chỉ ra rằng: Đối với làng nghề chế biến tinh bột sắn nhu
cầu sử dụng điện năng khoảng 13,4 KWh/tấn sản phẩm, khoảng 30 KWh/tấn đối
với làng nghề sản xuất tinh bột dong; bên cạnh đó nhu cầu về nước là rất lớn:
Khoảng 12 m3/tấn đối với sản xuất bột sắn và khoảng 52 m3/tấn đối với sản xuất
bột dong. Kết quả cụ thể trong bảng 1.5 và bảng 1.6.
Bảng 1.5: Định mức tiêu thụ nguyên liệu, điện năng cho sản xuất tinh bột
(định mức/tấn sản phẩm)
STT

Nguyên, nhiên liệu

Sản xuất tinh bột sắn

Sản xuất tinh bột dong

1

Nguyên liệu củ

2,13 tấn

3,45 tấn


2

Điện

13,4 KWh

30KWh

Nước

3

3

12 m3

52 m

(Nguồn: Đề tài KC 08-09, 2005)
Bảng 1.6: Định mức sử dụng nước trong sản xuất tinh bột tại làng nghề
(định mức/tấn sản phẩm)
Mục đích sử dụng
Rửa củ
Ngâm củ
Lọc, tách bã
Rửa bột
Rửa thiết bị, bể chứa
Tổng

Dong riềng

Sắn
Lượng dùng
Lượng dùng
Tỷ lệ %
Tỷ lệ
m3
m3
5,8
11,2
1,7
14,0
1,0
8,5
31,2
60,0
8,7
72,5
12,2
23,4
2,8
5,4
0,6
5,0
52
100
12
100
(Nguồn: Đề tài KC 08-09, 2005)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 17


- Công nghệ, thiết bị và cơ sở hạ tầng sản xuất
Hầu hết các cơ sở sản xuất nghề tại nông thôn, nhất là ở khu vực các hộ tư
nhân vẫn còn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thống hoặc cải tiến một
phần. Trình độ công nghệ còn lạc hậu, cơ khí hóa thấp, các thiết bị phần lớn đã
cũ, sử dụng lại của các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn không đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường. Trình độ công nghệ thủ công và
bán cơ khí vẫn chiếm tỷ lệ hơn 60% ở các làng nghề.
Khác với các ngành công nghiệp khác, ngành nghề chế biến lương thực
thực phẩm từ lâu đã mang đặc trưng là làng nghề truyền thống với quy mô sản
xuất theo hộ gia đình, phân tán và sản xuất ra nhiều mặt hàng khác nhau. Về mặt
tổ chức sản xuất, một số hộ có vốn đầu tư mua nguyên liệu sau đó giao cho các
hộ khác làm ra sản phẩm hoặc hoàn thành 1 khâu trong quá trình sản xuất; có
một số hộ chỉ lo nguyên liệu hoặc chỉ lo tiêu thụ sản phẩm. Quy trình sản xuất
đơn giản với hầu hết các công đoạn thủ công nên không đòi hỏi lao động có kỹ
thuật cao và đa phần người sản xuất là người trong gia đình.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, nhiều
làng nghề đã áp dụng công nghệ mới, thay thế máy móc mới, hiện đại. Ví dụ, làng
nghề chế biến tinh bột Dương Liễu – Hoài Đức – Hà Nội đã tiến hành áp dụng cơ
giới hoá trong việc sản xuất: Thay vì bóc vỏ sắn, vỏ dong giềng thủ công bằng tay
người dân đã sử dụng máy quay ly tâm và máy cánh guồng để rửa và bóc vỏ nguyên
liệu. Song nhìn chung, phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất
trong các làng nghề nông thôn còn lạc hậu, tính cổ truyền chưa được chọn lọc và
đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm còn thấp, do đó chưa
đáp ứng được nhu cầu thị trường và giảm sức cạnh tranh.
Hơn nữa, các làng nghề hiện nay nhìn chung đều gặp khó khăn về mặt
bằng cho sản xuất. Tình trạng phổ biến nhất hiện nay là việc sử dụng luôn nhà ở

làm nơi sản xuất. Các cơ sở sản xuất lớn thì thường chỉ có lán che lợp fibrô xi
măng, rơm rạ, lá mía, căng bạt… mang tính chất tạm bợ. Các bãi tập kết nguyên
liệu, kể cả các bãi, kho chứa hàng gần khu dân cư, tạm bợ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


×