Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện công tác khoán sản phẩm chè búp tươi tại công ty chè phú đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.07 KB, 127 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................. vi
Danh mục bảng ..................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ................................................................................................... ix
Danh mục sơ đồ....................................................................................................... x
PHẦN I MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KHOÁN
SẢN PHẨM CHÈ BÚP TƯƠI ..................................................................... 4
2.1 Cơ sở lý luận về công tác khoán sản phẩm chè búp tươi .................................... 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 4
2.1.2 Hình thức, nguyên tắc, điều kiện của khoán sản phẩm chè búp tươi.......... 5
2.1.3 Vai trò của khoán sản phẩm chè búp tươi ............................................... 12
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về khoán sản phẩm chè búp tươi .......................... 13
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác khoán sản phẩm chè búp tươi ........... 16
2.2 Cơ sở thực tiễn về công tác khoán sản phẩm chè búp tươi ............................... 18
2.2.1 Kinh nghiệm khoán sản phẩm chè búp tươi của các nước trên thế giới....... 18
2.2.2 Kinh nghiệm về công tác khoán sản phẩm của các công ty chè trong nước ..........21
2.2.3 Bài học kinh nghiệm về công tác khoán sản phẩm chè búp tươi cho
công ty chè Phú Đa ................................................................................ 26
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế




3.1 Giới thiệu chung về Công ty chè Phú Đa ......................................................... 28
3.1.1. Thông tin chung .................................................................................... 28
3.1.2. Quá trình thành lập và phát triển ............................................................ 28
3.1.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực ....................................................... 31
3.1.4. Tài sản và nguồn vốn của Công ty ......................................................... 35
3.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty .............................................. 37
3.2

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 40
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ....................................................... 40
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu .................................................. 42
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .................................................. 42

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 43
3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất, chế biến chè ................... 43
3.3.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện giao khoán ..................... 43
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 44
4.1 Thực trạng công tác khoán và thực hiện khoán sản phẩm chè búp tươi tại
công ty chè Phú Đa.......................................................................................... 44
4.1.1 Căn cứcủa công tác khoán sản phẩm chè búp tươi tại công ty
chè Phú Đa........................................................................................... 44
4.1.2 Phương pháp khoán sản phẩm chè búp tươi tại công ty chè Phú Đa ........ 67
4.1.3 Tổ chức thực hiện công tác khoán sản phẩm chè búp tươi tại công ty
chè Phú Đa ............................................................................................ 71
4.1.4 Kiểm tra, giám sát thực hiện công tác khoán sản phẩm chè búp tươi
tại công ty chè Phú Đa .......................................................................... 73
4.1.5 Đánh giá kết quả thực hiện công tác khoán sản phẩm chè búp tươi
tại công ty chè Phú Đa .......................................................................... 76

4.2 Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác khoán sản phẩm chè búp
tươi của công ty chè Phú Đa ............................................................................ 94
4.2.1 Định hướng. ........................................................................................... 94
4.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác khoán sản phẩm chè búp tươi các cấp ...... 95
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 99
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 99
5.2 Kiến nghị. ...................................................................................................... 100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 101
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu



Cao đẳng

CNH- HĐH


Công nghiệp hóa hiện đại hóa

CP

Chi phí

ĐH

Đại học

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

LN

Lợi nhuận

MTV

Một thành viên

NĐ – CP

Nghị Định chính phủ


OTD

Orthodox



Quyết định

SL

Số lượng

SS

So sánh

TC

Trung cấp

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Tr.đ


Triệu đồng

XN

Xí nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình lao động của Công ty trong 3 năm 2011-2013.............................. 35

3.2

Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty chè Phú Đa qua 3 năm 20112013 ............................................................................................................ 35

3.3

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chè Phú Đa 2011 2013 ............................................................................................................ 38

3.4


Đối tượng, phương pháp chọn mẫu, thu thập thông tin và thông tin cần
thu thập........................................................................................................ 41

3.5

Kết cấu mẫu điều tra các hộ nhận khoán ...................................................... 42

4.1

Diện tích, Năng suất và Sản lượng khoán của Công ty chè Phú Đa trong
3 năm 2011 - 2013 ....................................................................................... 45

4.2

Cơ cấu diện tích các giống chè của công ty chè Phú Đa qua 3 năm 2011
-2013 ........................................................................................................... 46

4.3

Diện tích, Năng suất và Sản lượng khoán của xí nghiệp chè Phú Sơn
trong 3 năm 2011 -2013 ............................................................................... 48

4.4

Diện tích, Năng suất và Sản lượng khoán của xí nghiệp chè Thanh Niên ..... 50

4.5

Diện tích, Năng suất và Sản lượng khoán của xí nghiệp chè Tân Phú .......... 52


4.6

Diện tích, Năng suất và Sản lượng khoán của xí nghiệp chè Phú Long ........ 53

4.7

Đánh giá của các đội trưởng về tính phù hợp của các căn cứ giao khoán
sản phẩm chè búp tươi của xí nghiệp cho các đội ......................................... 55

4.8

Thông tin chung về chủ hộ điều tra .............................................................. 56

4.9

Tình hình đất đai và lao động của hộ ........................................................... 59

4.10 Trang thiết bị lao động của các hộ nhận khoán được điều tra ....................... 60
4.11 Bảng diện tích chè của các hộ điều tra ......................................................... 61
4.12 Diện tích, năng suất, sản lượng chè theo tuổi chè của các hộ điều tra ........... 62
4.13 Diện tích, năng suất, sản lượng chè theo giống chè của các hộ điều tra ........ 63
4.14 Chi phí đầu vào cho 1ha chè ở giai đoạn kinh doanh theo nhóm hộ
năm 2014 ..................................................................................................... 64
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


4.15 Chi phí đầu vào cho 1ha chè ở giai đoạn kinh doanh theo giống chè
năm 2014 ..................................................................................................... 65
4.16 Đánh giá của các đội trưởng về tính phù hợp của phương pháp giao
khoán của các xí nghiệp cho các đội ............................................................ 68

4.17 Đánh giá của các đội trưởng về tính phù hợp của công tác kiểm tra,
giám sát thực hiện giao khoán sản phẩm chè búp tươi của xí nghiệp cho
các đội ......................................................................................................... 75
4.18 Sản lượng khoán và kết quả thực hiện sản lượng khoán của công ty chè
Phú Đa trong 3 năm 2011 – 2013 ................................................................. 76
4.19 Sản lượng khoán và kết quả thực hiện sản lượng khoán của các đội tại
xí nghiệp chè Phú Sơn, Công ty chè Phú Đa trong 3 năm 2011-2013 .......... 80
4.20 Sản lượng khoán và kết quả thực hiện sản lượng khoán của các đội tại xí
nghiệp chè Thanh Niên, công ty chè Phú Đa trong 3 năm 2011 – 2013............... 83
4.21 Sản lượng khoán và kết quả thực hiện sản lượng khoán của các đội tại
xí nghiệp chè Tân Phú Công ty chè Phú Đa trong 3 năm 2011 – 2013 ......... 85
4.22 Sản lượng khoán và kết quả thực hiện sản lượng khoán của các đội tại
xí nghiệp chè Phú Long, công ty chè Phú Đa trong 3 năm 2011 – 2013 ....... 88
4.23 Kế hoạch và kết quả thực hiện của các hộ điều tra ....................................... 90
4.24 Tổng hợp các hộ điều tra thực hiện kế hoạch qua 3 giống chè ...................... 91
4.25 Ý kiến đánh giá của các hộ trồng chè về sản lượng giao khoán của đội ....... 92

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


DANH MỤCBIỂU ĐỒ
Số biểu
4.1

Tên biểu đồ

Trang

Sản lượng khoán và kết quả thực hiện sản lượng khoán chè búp tươi
của công ty chè Phú Đa qua 3 năm 2011 -2013 ............................................ 77


4.2

Sản lượng giao khoán và kết quả thực hiện sản lượng giao khoán chè
búp tươi của xí nghiệp chè Phú Sơn qua 3 năm 2011 -2013 ......................... 81

4.3

Sản lượng giao khoán và kết quả thực hiện sản lượng giao khoán chè
búp tươi của xí nghiệp chè Thanh Niên qua 3 năm 2011 - 2013 .................. 83

4.4

Sản lượng giao khoán và kết quả thực hiện sản lượng giao khoán chè
búp tươi của xí nghiệp chè Tân Phú qua 3 năm 2011 -2013 ......................... 86

4.5

Sản lượng giao khoán và kết quả thực hiện sản lượng giao khoán chè
búp tươi của xí nghiệp chè Phú Long qua 3 năm 2011 -2013 ....................... 89

4.6

Ý kiến đánh giá sản lượng giao khoán sản phẩm của các hộ làm chè
theo giống chè ............................................................................................. 93

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

3.1

Tổ chức bộ máy công ty chè Phú Đa ............................................................ 32

4.1

Bộ máy giao khoán sản phẩm chè búp tươi của công ty chè Phú Đa .................. 72

4.2

Bộ máy giao khoán sản phẩm chè búp tươi của xí nghiệp cho đội ................... 73

4.3

Giao khoán sản phẩm chè búp tươi của đội cho hộ làm chè ......................... 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Công ty chè Phú Đa là một trong những công ty liên doanh đóng trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích là 1.483 ha và có trên 3 nghìn công nhân

và hợp đồng lao động trải dài trên 3 huyện của tỉnh Phú Thọ với năng suất
bình quân đạt trên 15 tấn/ha
Trong quá trình xây dựng và phát triển của công ty phải kể đến mối quan
hệ khăng khít, gắn bó bền chặt giữa công nhân và hợp đồng làm chè với các đội
sản xuất của các xí nghiệp trong công ty. Thông qua mô hình khoán sản phẩm,
giữa các hộ và xí nghiệp đã có nhiều những hợp đồng ký kết về khoán đất trồng
cây lâu năm với thời hạn 50 năm và lâu dài, khoán lượng sản phẩm giao nộp
hàng năm, các hợp đồng ký kết về việc đầu tư các yếu tố đầu vào:giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật… Nhờ các hợp đồng khoán sản phẩm với các hộ
trồng chè giúp các xí nghiệp đảm bảo được lượng nguyên liệu đầu vào đáp
ứng được nhu cầu sản xuất chế biến của 3 xí nghiệp chế biến của công ty,
người làm chè không phải lao đao theo những biến động của mô hình thị
trường hiện nay.Với chính sách hỗ trợ các hộ nông dân trồng chè về giống,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật … đã phần nào giải quyết được những lo ngại
ban đầu của người dân về vấn đề tài chính đầu tư cho các yếu tố đầu vào.
Qua giao khoán sản phẩm chè búp tươi của các đội sản xuất trong công
ty trong những năm qua có những bất cập kể từ khi các hộ làm chè đưa tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: máy hái chè, máy phun thuốc, máy
sới cỏ…Do đó năng suất và sản lượng chè búp tươi có nhiều thay đổi, dẫn tới
một số vườn chè năng suất tăng lên và có những vườn chè do nhiều tuổi đang
có chiều hướng tụt sản lượng dẫn tới việc hoàn thành kế hoạch được giao là
khó khăn. Nhưng lại có một số diện tích chè đạt năng suất cao nhưng kế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


hoạch giao khoán là chưa sát dẫn tới tình trạng các hộ làm chè bán chè ra
ngoài làm thất thoát sản lượng chè của công ty.
Do có những bất cập trong công tác lập kế hoạch sản phẩm chè búp
tươi đã dẫn tới một số vườn chè trong công ty bị xuống cấp, dẫn tới nhiều lô
chè bị chết loang do hộ làm chè cắt chè búp tươi quá sâu. Nguyên nhân của

việc cắt quá sâu một phần là do các hộ làm chè nhận mức khoán sản phẩm
quá cao, buộc họ phải cắt sâu để đủ sản phẩm giao nộp hàng năm, làm cho
chất lượng, phẩm cấp chè bị giảm ảnh hưởng tới đời sống của nguời lao
động…một số vườn chè lại có mức khoán sản phẩm quá thấp so với thực tế
vườn chè, dẫn tới là nhiều hộ bán chè của công ty ra ngoài làm thất thoát sản
phẩm của công ty. Do vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
hoàn thiện công tác khoán sản phẩm chè búp tươi tại công ty chè Phú Đa”.
Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng tới sự phát triển
của công ty. Thứ nhất, qua nghiên cứu thực trạng công tác khoán sản phẩm
chè búp tươi của công ty tôi hiểu biết thêm thực tế, đồng thời tôi có thể ứng
dụng ngành mình học vào thực tế. Thứ hai, nghiên cứu công tác lập khoán sản
phẩm chè búp tươi của công ty để thấy được điểm mạnh điểm yếu, những hạn
chế của công tác lập khoán sản phẩm chè búp tươi của công ty làmbài học
kinh nghiệm cho bản thân đồng thời mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để
khắc phục.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng khoán sản phẩm chè búp tươi của công ty chè
Phú Đa từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác khoán sản phẩm chè búp
tươi trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác khoán
sản phẩm chè búp tươi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


- Phân tích thực trạng công tác khoán sản phẩm chè búp tươi của công
ty chè Phú Đa.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khoán sản phẩm chè
búp tươi của công ty chè Phú Đa trong những năm tới.

1.3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu.
Công tác khoán sản phẩm chè búp tươi của công ty chè Phú Đa.
- Đối tượng điều tra khảo sát.
Các xí nghiệp, đội sản xuất chè của công ty chè Phú Đa, các hộ nhận
khoán trong Công ty.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác khoán sản phẩm chè búp
tươi tại công ty trong thời gian qua.
+ Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu và khảo sát tại công ty chè Phú Đa và 4 xí nghiệp trực thuộc
công ty, đó là xí nghiệp chè Phú Sơn, Phú Long, Thanh Niên, Tân Phú.
+ Phạm vi về thời gian: Phân tích số liệu giao khoán của công ty, xí
nghiệp và các đội trong 3 năm (2011 - 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KHOÁN
SẢN PHẨM CHÈ BÚP TƯƠI
2.1 Cơ sở lý luận về công tác khoán sản phẩm chè búp tươi
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
a, Khái niệm khoán trong doanh nghiệp nông nghiệp
Nguyễn Minh Hiền (2001) nêu rõ: “Khoán trong sản xuất chè búp tươi
trong các doanh nghiệp nông nghiệp là tổng thể những quy định, cách thức tổ
chức, triển khai và thực hiện những quy định nhằm duy trì mối quan hệ giữa
các doanh nghiệp với các đối tượng nhận khoán trong việc sử dụng các yếu tố

sản xuất chè búp tươi”
Khoán là một hình thức quản trị sản xuất trong doanh nghiệp, theo đó
doanh nghiệp sẽ thực hiện việc phân công, phân quyền, phân chia lợi ích cho cá
nhân, hộ gia đình (gọi là bên nhận khoán) ở những mức độ khác nhau với từng
hình thức cụ thể. Bên nhận khoán có thể trực tiếp sản xuất và chủ động quản lý,
điều hành các khâu sản xuất mang tính sinh học trên những mảnh ruộng, vườn
cây, đàn gia súc… của doanh nghiệp giao cho (Đào Văn Ngừng, 2011).
Xét về mặt sở hữu, khoán chính là hình thức đa dạng hoá chủ sở hữu
trên vườn cây của doanh nghiệp, là phương pháp tổ chức quản lý có sự phân
công phân quyền rõ ràng, trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho bên nhận
khoán ở những khâu mang tính sinh học. Là hình thức giao kế hoạch cho bên
nhận khoán cá nhân, hộ gia đình, tổ chức thực hiện trên vườn chè, nhằm đem
lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp và người nhận khoán cũng như làm tốt
nghĩa vụ đối với nhà nước. Giao khoán là biện pháp thu hút mọi nguồn lực cá
nhân và của hộ gia đình để phát triển sản xuất cho doanh nghiệp và nâng cao
thu nhập cho người nhận khoán, gắn trách nhiệm với lợi ích trên cơ sở kết quả
kinh doanh trên vườn cây của doanh nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


b, Khái niệm khoán sản phẩm chè búp tươi
Khoán sản phẩm chè búp tươi là cách khoán trực tiếp đến mỗi đơn vị
hoặc cá nhân người lao động, giao đất cho đơn vị hoặc cá nhân người lao
động. Bên giao khoán chỉ cung cấp giống, kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu
và đến vụ thu hoạch thì người lao động bán sản phẩm cho bên giao khoán
tại điểm tập kết. Giao kế hoạch khoán đến từng đơn vị hoặc cá nhân giúp
cho các đơn vị hoặc cá nhân chủ động hơn trong việc chăm sóc, thu hái và
đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định nguồn nguyên liệu cho bên giao
khoán sản phẩm (Nguyễn Châu Long, 1999).
2.1.2 Hình thức, nguyên tắc, điều kiện của khoán sản phẩm chè búp tươi

2.1.2.1 Hình thức khoán
Có hai loại hình thức khoán chủ yếu đó là:
- Khoán dựa trên thỏa thuận miệng: là hình thức mà hai bên giao khoán
và nhận khoán không dựa trên văn bản, giấy tờ hay hợp đồng cụ thể mà chỉ
thỏa thuận với nhau bằng lời nói, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và thời gian
khoán ngắn. Hình thức này đơn giản, không phức tạp. Tuy nhiên không phổ
biến do với những công việc có khối lượng lớn, thời gian thực hiện lâu dài thì
để đảm bảo cho lợi ích của cả hai bên thì hình thức này không đáp ứng được.
- Khoán theo hợp đồng: Là hình thức mà bên giao khoán và bên nhận
khoán khi thực hiện khoán sẽ ký kết văn bản, hợp đồng cụ thể quy định rõ
khối lượng công việc, nghĩa vụ, quyền hạn của hai bên gia và nhận khoán.
Hình thức này tuy phức tạp hơn thỏa thuận miệng nhưng sẽ đảm bảo cho
quyền lợi của hai bên trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng.
2.1.2.2 Nguyên tắc giao nhận khoán

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Căn cứ theo Nghị định 135/2005/NĐ- CP về việc giao khoán đất nông
nghiệp, đất rừng sản xuất và đất nuôi trồng thủy sản trong các nông trường
quốc doanh, lâm trường quốc doanh bao gồm:
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ về quản lý sử dụng đất của nông trường
quốc doanh, lâm trường quốc doanh theo quy định của pháp luật về đất đai và
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về thủy sản.
- Nâng cao trách nhiệm quản lý sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ sản
phẩm của bên giao khoán.
- Thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và
người lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về lao động.
- Tự nguyện, công khai, dân chủ và bình đẳng giữa bên giao khoán và
bên nhận khoán.

- Việc giao khoán đất phải thông qua hợp đồng, khi có tranh chấp hợp
đồng được giải quyết theo quy định pháp luật về dân sự.
- Hợp đồng giao khoán bị huỷ bỏ khi bị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thu hồi theo pháp luật hoặc điều chỉnh bổ sung theo thỏa thuận giữa
bên giao khoán và bên nhận khoán.
2.1.2.3

Điều kiện nhận khoán
Việc giao khoán đất trồng cây lâu năm được gắn với việc điều hành

sản xuất của bên giao khoán và được thực hiện như sau:
• Giao khoán đất đã có cây lâu năm: bên giao khoán căn cứ vào định
mức kinh tế, kỹ thuật và thực trạng của vườn cây để tiến hành hợp đồng giao
khoán đất gắn với giao khoán vườn cây ổn định theo chu kỳ cây trồng, với nội
dung chính sau:
- Diện tích đất giao khoán gắn với vườn cây.
- Nhiệm vụ sản xuất, giá trị còn lại của vườn cây và thời gian sản xuất
còn lại của vườn cây trên diện tích khoán.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


- Tổng chi phí sản xuất trên một ha cho cả chu kỳ kinh doanh.
- Khối lượng sản phẩm sản xuất tính trên một ha cho cả chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí sản xuất hàng năm trên một ha.
- Sản phẩm thanh toán hàng năm trên một ha cho bên giao khoán.
- Khoản chi phí đầu tư do bên giao khoán đảm nhận.
- Khoản chi phí đầu tư do bên nhận khoán đảm nhận.
- Các giải pháp để tổ chức thực hiện.
- Phương thức thanh toán sản phẩm và phân phối thu nhập từ sau khi
trừ chi phí.

- Quyền hưởng lợi về sản phẩm vượt khoán và trách nhiệm nghĩa vụ
đối với sản phẩm hụt mức khoán.
• Giao khoán đất để trồng cây lâu năm bao gồm thời kỳ kiến thiết cơ bản
và thời kỳ kinh doanh. Tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại cây trồng, trên cơ
sở định mức kinh tế, kỹ thuật và suất đầu tư mà bên giao khoán áp dụng.
-

Giao khoán đất cả thời kỳ kiến thiết cơ bản vườn cây và thời kỳ

kinh doanh cho bên nhận khoán.
-

Tách giao khoán đất theo thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ sản

xuất kinh doanh vườn cây.
- Tuỳ theo tình hình cụ thể của bên giao khoán và bên nhận khoán để
lựa chọn các hình thức khoán sau đây:
+ Bên giao khoán đầu tư 100% vốn (bao gồm chi phí làm đất, giống,
vật tư, phân bón, tiền công lao động…), thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật, quản lý quy
trình sản xuất… Bên nhận khoán nhận thực hiện toàn bộ công việc từ khâu
trồng, chăm sóc cây trồng đến hết thời kỳ kiến thiết cơ bản và được thanh
toán tiền công lao động theo khối lượng công việc đã thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Sau khi hoàn thành thời kỳ kiến thiết cơ bản vườn cây, bên giao
khoán và bên nhận khoán nghiệm thu, đánh giá, xác định giá trị vườn cây để
chuyển sang thời kỳ kinh doanh.
Bên giao khoán thực hiện giao khoán vườn cây thời kỳ kinh doanh

cho bên đã nhận khoán giai đoạn kiến thiết cơ bản hoặc đối tượng khác. Nội
dung giao khoán đất gắn với vườn cây kinh doanh thực hiện theo quy định tại
khoản 1 điều này.
+ Bên giao khoán và bên nhận khoán cùng đầu tư vốn. Bên giao khoán
thực hiện thiết kế, cung cấp giống, chỉ đạo kỹ thuật. Bên nhận khoán thực
hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ vườn cây.
Sau khi hoàn thành thời kỳ kiến thiết vườn cây bên giao khoán và bên
nhận khoán nghiệm thu, đánh giá, xác định giá trị vườn cây để chuyển sang
giai đoạn sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ giá trị vườn cây đưa vào sản xuất, kinh
doanh của mỗi bên đóng góp theo thỏa thuận trong hợp đồng và thực tế đóng
góp. Bên giao khoán thực hiện khoán vườn cây kinh doanh cho bên nhận
khoán theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian giao khoán đối với nông nghiệp trồng cây lâu năm theo sự
thỏa thuận giữa bên giao khoán và bên nhận khoán theo chu kỳ cây trồng,
nhưng tối đa không quá 30 năm. Hết thời gian giao khoán nếu không vi phạm
hợp đồng, bên nhận khoán có nhu cầu thì bên giao khoán tiếp tục ký kết hợp
đồng giao khoán (Chính phủ, 2005).
2.1.2.4 Nghĩa vụ và quyền hạn của bên giao khoán và nhận khoán
* Nghĩa vụ của bên nhận khoán
a) Sử dụng đất, rừng nhận khoán đúng mục đích, đúng quy hoạch, chịu
sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của bên giao khoán về kế hoạch sản xuất,
quy trình kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trong quá trình nhận khoán.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


b) Thanh toán các khoản chi phí sản xuất, dịch vụ cho bên giao khoán
theo hợp đồng đã ký.
c) Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên giao khoán thì bị huỷ
hợp đồng khoán và phải bồi thường theo mức độ thiệt hại.

d) Trả lại đất và rừng nhận khoán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.
đ) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối
với chủ sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động (Chính
phủ, 2005).
* Quyền của bên nhận khoán
a) Nhận đủ hồ sơ hợp đồng giao khoán, tiếp nhận các hoạt động dịch vụ
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, vật tư,
tiền vốn theo hợp đồng giao khoán đã ký;
b) Nhận giá trị sản phẩm khi thu hoạch hoặc khai thác tương ứng với
vốn, lao động đã đầu tư và 100% giá trị sản phẩm vượt khoán theo hợp đồng
đã ký.
c) Được nuôi, trồng xen cây phụ trợ dưới các loại cây trồng chính, dưới
tán rừng theo hướng dẫn của bên giao khoán và được hưởng 100% sản phẩm
nuôi, xen trong đó.
d) Được làm lán trại tạm thời để bảo vệ sản xuất, cất giữ dụng cụ, vật
tư sản xuất, được làm sân phơi, đào giếng nước, xây bể chứa nước, kênh dẫn
nước, cống cấp thoát nước, hố ủ phân, chuồng nuôi gia súc, gia cầm theo quy
định của bên giao khoán.
đ) Khi chuyển đi khỏi nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh,
chuyển sang làm nghề khác hoặc chỉ đủ khả năng thực hiện một phần diện tích
hợp đồng thì trả lại toàn bộ hoặc một phần đất, rừng cho bên giao khoán và
được hoàn trả hoặc đền bù tài sản đã đầu tư trên đất theo phương án khoán.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


e) Được bồi thường thiệt hại, nếu bên giao khoán vi phạm hợp đồng.
f) Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro được xem xét miễn, giảm các
khoản phải nộp cho bên giao khoán theo quy định của pháp luật (Chính
phủ, 2005).

* Nghĩa vụ của bên giao khoán
a) Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý
và sử dụng đất, rừng đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch.
b) Xác định đúng diện tích, vị trí ranh giới đất, rừng giao khoán trên
bản đồ và thực địa, xác định đúng hiện trạng giá trị cây trồng, vật nuôi, cây
rừng, các công trình trên đất, trên mặt nước;
c) Xây dựng dự án đầu tư, suất đầu tư của các công trình và đơn giá
khoán cho từng hạng mục công trình.
d) Tiêu thụ sản phẩm cho bên nhận khoán theo hợp đồng đã ký.
đ) Quản lý, chỉ đạo quá trình sản xuất, kinh doanh, thực hiện các hoạt
động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm;
dịch vụ kịp thời vật tư, tiền vốn phục vụ cho quá trình sản xuất theo các định
mức kinh tế, kỹ thuật và hợp đồng đã ký.
e) Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên nhận khoán thì phải
bồi thường.
f) Thực hiện trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao
động là cán bộ, công nhân viên về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hộ lao động.
g) Xem xét miễn giảm các khoản phải nộp cho bên nhận khoán theo
quy định tại điểm f khoản 2 Điều 10 (Chính phủ, 2005).
* Quyền của bên giao khoán.
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán, đảm bảo thực
hiện đúng pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp
luật về thủy sản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


b) Huỷ bỏ hợp đồng giao khoán, khi bên nhận khoán vi phạm hợp đồng
khoán và bên nhận khoán phải bồi thường thiệt hại (Chính phủ, 2005).
2.1.2.5 Triển khai thực hiện mô hình khoán

Tổ chức hỗ trợ đầu vào.
- Bên giao khoán đầu tư 100% vốn (bao gồm thiết kế, cây giống, phân
bón, vật tư, tiền công khoán), chỉ đạo kỹ thuật, hỗ trợ công tác bảo vệ rừng.Bên
nhận khoán nhận thực hiện công việc từ trồng, chăm sóc, bảo vệ từ khi trồng
đến hết chu kỳ kinh doanh. Khi khai thác, bên nhận khoán thanh toán bằng sản
phẩm thu hoạch cho bên giao khoán tương ứng giá trị đã nhận đầu tư (tính cả
vốn + lãi suất) theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng khoán.
- Bên giao khoán đầu tư vốn, thiết kế, cung cấp cây giống, phân bón,
chỉ đạo kỹ thuật, hỗ trợ cho bên nhận khoán trồng, chăm sóc trong một số
năm đầu. Sau đó chuyển sang giai đoạn chăm sóc, bảo vệ. Bên nhận khoán
tựbỏ vốn để tiếp tục chăm sóc, bảo vệ đến hết chu kỳ kinh doanh. Khi thai
thác gỗ bên nhận khoán được hưởng tỉ lệ sản phẩm tương ứng với vốn và
công sức bỏ ra theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
- Bên nhận khoán tự bỏ vốn để trồng, chăm sóc, bảo vệ. Bên giao
khoán chịu trách nhiệm thiết kế, cung cấp cây giống, tư vấn kỹ thuật, dịch vụ
phân bón; chỉ đạo thi công, kiểm tra, giám sát.
- Sản phẩm thu được được bên nhận khoán thanh toán bên giao khoán
bằng sản phẩm tương ứng với giá trị cây giống, dịch vụ và công lao động đã đầu tư.
Phần còn lại bên nhận khoán được hưởng, nhưng phải bán cho bên giao khoán theo
giá thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm khai thác. Trường hợp bên giao khoán
không mua thì bên nhận khoán được tự do tiêu thụ (Chính phủ, 2005).
Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật.
Bên giao khoán thực hiện tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho bên nhận
khoán bằng hình thức mở các lớp tập huấn hàng năm. Bên cạnh đó, bên giao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


khoán sẽ cử cán bộ đến tận nơi trợ giúp cho bên nhận khoán, giúp giải quyết
các vấn đề tồn đọng.

Tổ chức thu mua sản phẩm.
Mỗi đợt thu hái, bên giao khoán sẽ cử người đến từng đội để thu mua,
tránh trường hợp bên nhận khoán phải vận chuyển đi xa.
Quản lý chất lượng sản phẩm.
Bên giao khoán cử cán bộ (thường là người đội trưởng và công nhân
thu mua) đứng ra quản lý chất lượng và phẩm cấp sản phẩm thu hái.
Giải quyết tranh chấp.
Các vấn đề tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết dựa trên những điều
khoản đã ghi trên hợp đồng.
2.1.3 Vai trò của khoán sản phẩm chè búp tươi
• Đối với bên nhận khoán sản phẩm:
- Nâng cao thu nhập cho người làm chè.
- Giải quyết vấn đề việc làm cho các hộ công nhân và hợp đồng làm chè.
- Giúp cho người lao động chủ động trong chăm sóc, thu hoạch để đảm
bảo khối lượng, chất lượng sản phẩm.
- Tiết kiệm chi phí đầu vào như: giống, thuốc BVTV….
- Mở rộng quy mô sản xuất với tốc độ nhanh.
- Sử dụng có hiệu quả quỹ đất, đầu tư thâm canh tăng năng xuất vườn chè.
• Đối với bên giao khoán sản phẩm:
- Nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm đến bên giao khoán.
- Đảm bảo lợi ích hài hòa lợi ích giữa bên giao khoán và bên nhận khoán.
- Chuyển giao được các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới góp phần nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
• Đối với ngành chè Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


- Giúp phát triển ngành chè.
- Giúp đảm bảo khối lượng chè xuất khẩu.

• Đối với địa phương
- Tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Góp phần xóa đói giảm nghèo.
- GDP tăng.
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về khoán sản phẩm chè búp tươi
a, Căn cứ khoán sản phẩm chè búp tươi
- Thực hiện kế hoạch năm cũ: Căn cứ vào việc thực hiện kế hoạch sản
lượng năm cũ hoàn thành kế hoạch hay không hoàn thành kế hoạch mà có
định hướng dự báo giao kế hoạch cho những năm tiếp theo.
- Giống chè: Tùy từng giống chè mà có kế hoạch giao khoán sao cho
phù hợp, giống chè khác nhau cho năng suất và sản lượng khác nhau do vậy
kế hoạch giao khoán khác nhau.
- Mật độ diện tích chè đông đặc: Diện tích chè có độ đông đặc càng lớn
thì cho sản lượng càng cao, do vậy kế hoạch giao khoán sản lượng là khác nhau.
- Tuổi chè: tuổi cây chè khác nhau cho năng suất, sản lượng là khác
nhau do đó mà tùy thuộc vào từng tuổi chè mà có kế hoạch sản lượng sao cho
phù hợp.
- Chiến lược sản suất của công ty: chiến lược sản xuất chè của công ty
cũng dẫn tới việc tăng, giảm kế hoạch sản lượng chè của công ty.
b, Phương pháp khoán sản phẩm chè búp tươi
- Khoán sản phẩm chè búp tươi dựa vào sản lượng chè búp tươi, do
vậy phương pháp khoán sản phẩm là:
Kế hoạch sản lượng khoán năm = Thực hiện kế hoạch năm cũ x % tăng
hoặc giảm kế hoạch khoán mới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


- Khoán sản phẩm chè búp tươi dựa vào sản lượng sản phẩm chè búp
tươi, dovậy phương pháp khoán sản phẩm là:

Sản lượng giao khoán = Diện tích chuẩn x Năng suất bình quân
Trong đó:
- Diện tích chuẩn được tính theo mật độ diện tích chè đông đặc theo
quy trình kỹ thuật.
- Năng suất bình quân được tính theo: giống chè, tuổi chè bình quân.
c, Tổ chức thực hiện khoán sản phẩm chè búp tươi
- Công ty giao khoán sản lượng chè búp tươi cho xí nghiệp: Công ty
giao khoán sản lượng chè búp tươi cho các xí nghiệp vào đầu tháng 3 hàng
năm, cách giao là khoán thực hiện sản lượng trong 1 năm.
- Xí nghiệp giao khoán sản lượng chè búp tươi cho các đội sản xuất
theo kế hoạch từng năm và kế hoạch thu hái từng lứa chè.
- Đội giao khoán sản lượng chè búp tươi cho các hộ nhận khoán theo
kế hoạch năm và kế hoạch thu hái từng lứa đến các hộ làm chè.
d, Giám sát, kiểm tra việc thực hiện khoán sản phẩm chè búp tươi
Đối với xí nghiệp: Phòng kế toán và phòng kế hoạch của công ty kiểm
tra giám sát việc thực hiện khoán sản lượng chè búp tươi của các xí nghiệp,
sau khi kết thúc năm sản xuất.
Đối với các đội sản suất của xí nghiệp: phụ trách nông nghiệp các xí
nghiệp, sau mỗi lứa thu hái chè tổng hợp kết quả sản xuất của từng đội kiểm
tra tiến độ hoàn thành kế hoạch giao khoán của từng đội.
Đối với các hộ công nhân nhận khoán: Đội trưởng là người trực tiếp
kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch khoán sản phẩm của từng hộ, trong
từng lứa chè thu hái.
e, Đánh giá kết quả thực hiện khoán sản phẩm chè búp tươi
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Tỷ lệ phần trăm đội hoàn thành kế hoạch so với tổng số đội trong toàn
công ty.

+ Năng lực quản lý của đội trưởng tốt, không để sản phẩm thất thoát ra
ngoài thu hút được sản phẩm chè công nhân và hợp đồng giao khoán giao nộp
+ Hộ làm chè đầu tư thâm canh đầy đủ theo quy trình kỹ thuật công ty
đã đề ra.
+ Kế hoạch giao khoán sát với thực tế.
Tỷ lệ số hộ hoàn thành kế hoạch so với tổng số hộ trong toàn xí nghiệp.
+ Hộ nhận khoán đầu tư chăm sóc vườn chè đúng và đầy đủ kỹ thuật
như: bón phân, phun thuốc, xới cỏ….
+ Năng lực quản lý cán bộ tốt, bán sát với lô đồi không để vườn chè bị
sâu bệnh.
- Tỷ lệ không hoàn thành kế hoạch:
Tỷ lệ số đội không hoàn thành kế hoạch so với tổng số đội trong toàn
công ty
+ Năng lực quản lý của cán bộ đội trưởng còn non yếu, dẫn tới các hộ
công nhân bán chè ra ngoài và để vườn chè bị sâu bệnh dẫn tới năng suất và
sản lượng của đội giảm dẫn tới không hoàn thành kế hoạch.
+ Số hộ trong đội không hoàn thành kế hoạch nhiều dẫn tới đội không
hoàn thành kế hoạch.
+ Kế hoạch giao cho đội cao hơn so với thực tế:
Tỷ lệ số hộ không hoàn thành kế hoạch so với tổng số hộ trong toàn xí
nghiệp của đội.
Trình độ canh tác cũng như kinh nghiệm sản xuất của hộ còn yếu kém,
tập trung vào một số hộ mà bố mẹ làm công nhân khi nghỉ hưu để lại vườn
chè cho con cái làm.
Hộ làm chè không mặn mà với vườn chè, để vườn chè sâu bệnh không
chăm sóc vườn chè theo đúng quy trình kỹ thuật.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Tỷ lệ đông đặc của vườn chè bị chết loang do cắt máy, kế hoạch sản

lượng chưa được giảm dẫn tới không hoàn thành kế hoạch.
Yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu…
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác khoán sản phẩm chè búp tươi
2.1.5.1 Hợp đồng giao khoán
Việc thực hiện các hợp đồng cam kết dựa trên cơ sở tự nguyện giữa các
tác nhân tham gia thông qua sự ràng buộc về pháp lý bởi các điều khoản được
quy định trong các bản hợp đồng. Các chủ thể tham gia trong hợp đồng phải
chấp hành các điều khoản trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật nếu vi phạm hợp đồng (Hợp đồng giao khoán công ty chè Phú Đa, 2013).
Tuy nhiên, việc hình thành khung pháp lý, chế tài chưa đủ mạnh để
buộc hai bên tham gia hợp đồng phải thực hiện đúng với các điều khoản đã
ký. Thực tế khi người dân vi phạm hợp đồng không thực hiện đúng trách
nhiệm của mình nhưng chỉ xử lý dưới hình thức phạt tiền hoặc cảnh cáo ở
mức độ chưa cao, chưa đủ sức răn đe.
Các bản hợp đồng chủ yếu là do bên công ty đứng ra soạn thảo, ý kiến
và nguyện vọng của người dân chưa được đề cao mà chủ yếu bị áp đặt từ phía
công ty nên tính khách quan chưa cao. Phương thức thanh toán, thu mua và
điều chỉnh giá cả khi giá thị trường có biến động chưa nhanh nhạy và hợp lý
nên chưa khuyến khích được người dân thực hiện hợp đồng mà họ muốn bán
cho tư nhân vì lợi ích mang lại nhiều hơn. Nếu gặp thời tiết thuận lợi được
mùa sản lượng của người dân lớn thì công ty chỉ mua nhưng sản phẩm có chất
lượng tốt, một số còn có hiện tượng ép cấp, ép giá sản phẩm khiến người dân
không hài lòng.
2.5.1.2 Hệ thống quản lý
Về tổ chức bộ máy quản lý giám sát: Công tyđã tăng cường sự quản lý
của mình tại các địa bàn sản xuất nguyên liệu thông qua vai trò của đội trưởng
và đội phó. Đội trưởng và đội phó sẽ đến tận đồi chè của các hộ để kiểm tra
việc chăm sóc thu hái của các hộ, đồng thời, kiểm tra xem chè đã đủ điều kiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế



thu hái hay chưa, khi nào cần bổ sung phân bón, thuốc BVTV. Đối với hoạt
động thu mua, đội trưởng sẽ giám sát quá trình thu nhận chè của công nhân thu
mua. Bên cạnh đó, đội trưởng là người trực tiếp tiếp nhận ý kiến của người dân
và phản ánh lại với nhà máy. Do đó, có thể thấy vai trò của người đội trưởng là
rất quan trọng tại địa bàn sản xuất nguyên liệu.
2.1.5.3

Những nhân tố thuộc về cá nhân từng hộ nhận khoán

• Trình độ học vấn của chủ hộ.
Người nông dân do hạn chế về trình độ học vấn, thường chỉ học hết cấp
I, II, III, ít được bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn cũng như được chia sẻ
kiến thức về pháp luật nên vẫn còn một số ít hộ không chấp hành đúng theo
hợp đồng mà phá vỡ bằng nhiều cách khác nhau như bán chè ra ngoài, chăm
sóc vườn chè chưa đúng kỹ thuật…
• Nhận thức của người nhận khoán.
Người nhận khoán chưa nhận thức được hết nghĩa vụ và quyền lợi của
mình.Vì vậy, trường hợp vi phạm hợp đồng vẫn diễn ra nhưng với mức độ
nhẹ như bán trộm một vài bao chè ra ngoài...
2.1.5.4 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
• Điều kiện tự nhiên.
- Đất đai, địa hình:
Địa hình Thanh Sơn và Tân Sơn là địa hình đất đồi núi, cây chè được
trồng tập trung, thuận lợi cho việc quản lý của nhà máy với các hộ nông dân,
khoảng cách từ các lô chè tới đội là gần thuận tiện cho bà con công nhân vận
chuyển nguyên liệu tới đội.
- Khí hậu:
Công ty chè Phú Đa đóng trên địa bàn hai huyện là Thanh Sơn và Tân Sơn
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm chung của khí hậu

vùngĐồng bằng trung du Bắc Bộ, tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát
triển của các loại cây lâu năm, đặc biệt là cây chè – một giống cây ưa ẩm ướt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


và thích hợp đối với hoạt động canh tác trên đất dốc.Do đó, đảm bảo mức sản
lượng khoán.
• Giao thông:
Giao thông từ đồi chè ra các đội vẫn còn một số khó khăn như đồi dốc,
đường đất mưa xuống lầy lội ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển chè từ ngoài
lô về đội.
2.2 Cơ sở thực tiễn về công tác khoán sản phẩm chè búp tươi
2.2.1 Kinh nghiệm khoán sản phẩm chè búp tươi của các nước trên thế giới
a, Kinh nghiệm về công tác giao khoán sản phẩm chè búp tươi của Ấn Độ
Hầu hết các vườn chè của Ấn Độ gắn liền với nhà máy chế biến chè và
sở hữu bởi các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tập thể (Công ty cổ
phần). Các doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động dưới hình thức Công ty
trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, hoặc Công ty cổ phần (nhưng không
có vốn của Nhà nước). Các vườn chè của hộ gia đình sản xuất nhỏ chiếm tỷ lệ
rất thấp, chỉ khoảng vài phần trăm và cũng liền vùng với vùng chè của các
doanh nghiệp. Như vậy, các doanh nghiệp chè của Ấn Độ có hình thức tổ
chức sản xuất tương tự các Xí nghiệp Nông – công nghiệp chè của Việt Nam
trong những năm 90 của thế kỷ XX (Mai Trang, 2015).
Mỗi doanh nghiệp chè thường có 300 – 500 ha chè cùng với nhà máy
chế biến. Diện tích chè của từng doanh nghiệp rất tập trung, liền thửa, liền
vùng và có hàng rào bằng dây thép gai để bảo vệ. Vườn chè của từng doanh
nghiệp được chia ra thành từng khu vực thường khoảng 50 – 100 ha, tuỳ điều
kiện địa hình theo lãnh thổ và được quản lý bởi 1 tổ chức như là các đội sản
xuất của Việt Nam. Đội trưởng làm việc với tư cách như là đốc công, theo sự

quản lý và điều hành trực tiệp của quản đốc nông nghiệp của Công ty –
Tương ứng như là Trưởng phòng nông nghiệp của các doanh nghiệp chè của
Việt Nam. Do vườn chè tập trung trong một khu vực nhất định, có ranh giới
địa lý rõ ràng. Hơn thế nó chỉ có 1 người làm đại diện của các chủ sở hữu,
không bị chia manh mún cho các hộ gia đình nông dân với quy mô nhỏ,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


×