Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

nghiên cứu thực trạng vệ sinh nước sử dụng trong chăn nuôi tại một số cơ sở chăn nuôi lợn nhỏ lẻ ở tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG THỊ HƯƠNG TRÀ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỆ SINH NƯỚC SỬ
DỤNG TRONG CHĂN NUÔI TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ
CHĂN NUÔI LỢN NHỎ LẺ Ở TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG THỊ HƯƠNG TRÀ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỆ SINH NƯỚC SỬ
DỤNG TRONG CHĂN NUÔI TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ
CHĂN NUÔI LỢN NHỎ LẺ Ở TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGHÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM HỒNG NGÂN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, những số liệu
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu chưa từng được
sử dụng.
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong báo cáo này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Trương Thị Hương Trà

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, địa phương, gia đình
và đồng nghiệp.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc: TS. Phạm Hồng Ngân, Bộ môn
Thú y Cộng đồng, Khoa Thú y, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, cùng các thầy cô
giáo trong Bộ môn Thú y Cộng đồng, Khoa Thú y, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Thú y các thầy, cô giáo

đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện
Nông Nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Đô Lương, huyện Hưng Nguyên
tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứu tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn các hộ gia đình chăn nuôi lợn nhỏ lẻ trên địa
bàn hai huyện Đô Lương và huyện Hưng Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực
hiện đề tài.
Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài của tôi không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy
cô giáo và toàn thể bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Trương Thị Hương Trà

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục


iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình, ảnh

vii

MỞ ĐẦU

1

1. Đặt vấn đề

1

2

Mục đích nghiên cứu

2

3


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1 Các nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi

3

1.1.1 Nước bề mặt

3

1.1.2 Nước ngầm

4

1.2 Vai trò của nước

6

1.2.1 Vai trò của nước đối với sự sống

7

1.2.2 Vai trò của nước đối với hoạt động chăn nuôi


9

1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

12

1.3.1 Các chỉ tiêu vật lý

12

1.3.2 Các chỉ tiêu hoá học

13

1.3.3 Các chỉ tiêu vi sinh vật

19

1.4 Tình trạng ô nhiễm nguồn nước từ hoạt động chăn nuôi

22

1.5 Tình hình ô nhiễm môi trường nước trên thế giới và Việt Nam

23

1.5.1 Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới

23


1.5.2 Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam

26

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

30

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

30

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

30

iii


2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

30

2.2 Nội dung nghiên cứu

30

2.3 Phương pháp nghiên cứu


30

2.3.1 Phương pháp điều tra

30

2.3.2 Phương pháp lấy mẫu

31

2.3.3 Phương pháp phân tích mẫu nước

31

2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu

35

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

36

3.1 Tình hình chung về phát triển chăn nuôi tại tỉnh Nghệ An

36

3.1.1 Tình hình chăn nuôi ở xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

38


3.1.2 Tình hình chăn nuôi ở xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

38

3.2 Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Nghệ An

40

3.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn ở địa bàn xã Thượng Sơn, huyện Đô
Lương, tỉnh Nghệ An

40

3.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở địa bàn xã Hưng Đạo, huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An

42

3.3 Chất lượng nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi lợn nông hộ

46

3.3.1 Hiện trạng nguồn nước cấp cho chăn nuôi lợn nông hộ

46

3.3.2 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý nguồn nước sử dụng trong
chăn nuôi lợn nông hộ

48


3.3.3 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học nguồn nước sử dụng
trong chăn nuôi lợn nông hộ

50

3.3.4 Kết quả phân tích chỉ tiêu vi sinh vật của nguồn nước sử dụng trong
chăn nuôi lợn nông hộ

53

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

55

1

Kết Luận

55

2

Kiến Nghị

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56


PHỤ LỤC

58

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACTH

Hormone tuyến thượng thận

BNN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BOD

Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hóa)

CHC

Chất hữu cơ

COD

Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)

Cs


Cộng sự

CTVSCP

Chỉ tiêu vệ sinh cho phép

DO

Dissolved Oxygen

GAHP

Good Animal Husbandry Practice
(Quy trình Thực hành chăn nuôi tốt)

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QL1A

Quốc lộ 1A

TCCP


Tiêu chuẩn cho phép

TCN

Tiêu chuẩn nước

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSCRHT

Tổng số chất rắn hòa tan

VSV

Vi sinh vật

v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1 Mức tiêu thụ nước hàng ngày của vật nuôi


10

1.2 Tổng hợp nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn nuôi

11

1.3 Tiêu

chuẩn

nước

dùng

trong

chăn

nuôi

QCVN

01

-

39:2011/BNNPTNT

21


1.4 Chất lượng nước thải tại các chuồng nuôi lợn nái, lợn thịt

22

3.1 Thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Nghệ An

37

3.2 Thông kê đàn gia súc, gia cầm của xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương
từ năm 2013 đến tháng 5/2015

38

3.3 Thống kê đàn gia súc, gia cầm của xã Hưng Đạo,

huyện Hưng

Nguyên từ năm 2013 đến tháng 5/2015

39

3.4 Thống kê tổng số lợn nuôi tại xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương từ
năm 2013 đến tháng 5/2015

42

3.5 Thống kê số lợn nuôi tại xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên từ năm
2013 đến tháng 5/2015

43


3.6 Thực trạng nguồn nước sử dụng ở một số cơ sở chăn nuôi lợn nông hộ

47

3.7 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý của nguồn nước sử dụng trong
chăn nuôi lợn nông hộ

49

3.8 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học của nguồn nước sử dụng
trong chăn nuôi lợn nông hộ

51

3.9 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vi sinh vật của nguồn nước sử dụng
trong chăn nuôi lợn nông hộ

53

vi


DANH MỤC HÌNH, ẢNH
STT

Tên hình

Trang


2.1

Vi sinh vật hiếu khí

33

2.2

phương pháp định lượng vi sinh vật (MPN)

34

3.1

Lợn nái

40

3.2

Lợn thịt

40

3.3

Chuồng nuôi chung

41


3.4

Chuồng nuôi lợn

41

3.5

Lợn sau cai sữa

41

3.6

Thức ăn xanh cho lợn

41

3.7

Đồ thị so sánh tỷ lệ các hộ chăn nuôi lợn giữa các xóm xã Hưng Đạo

44

3.8

Chuồng trại chăn nuôi

45


3.9

Chuồng nuôi lợn thịt

45

3.10 Chuồng nuôi lợn con theo mẹ

45

3.11 Chuồng nuôi lợn nái

45

3.12 Giếng đào

46

3.13 Giếng khoan

46

vii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Theo
kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 2015 của Tổng cục Thống kê, cả nước có
26,39 triệu con lợn, tăng nhẹ 0,3% so với năm 2014. Sản lượng thịt lợn hơi xuất

chuồng 6 tháng đầu năm 2015 ước tính đạt 1963,3 nghìn tấn, tăng 1,65% so với
cùng kỳ năm trước. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ở Việt Nam cũng rất cao, theo
USDA năm 2014 Việt Nam tiêu thụ khoảng 2,245 triệu tấn tăng 1,8% so với
cùng kỳ năm 2013. Chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang từng bước phát triển không
ngừng, đã và đang là ngành sản xuất chủ lực ở Việt Nam, đứng thứ 2 trong khu
vực và đứng thứ 6 trên thế giời về tổng đàn lợn.
Tuy nhiên ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam vẫn chủ yếu chăn nuôi ở quy
mô nhỏ lẻ, hệ thống chăn nuôi hộ gia đình là hệ thống chăn nuôi chủ yếu ở Việt
Nam. Quy mô chăn nuôi lợn hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao 81,4 % tổng số lợn nuôi,
chiếm 55% sản lượng thịt lợn cả nước.
Tỉnh Nghệ An là tỉnh đứng thứ 3 toàn quốc về tổng đàn lợn, với tiềm
năng, điều kiện tự nhiên, nhân lực tạo điều kiện phát triển chăn nuôi lợn. Mô
hình chăn nuôi chủ yếu ở Nghệ An là mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, chiếm tỷ lệ rất
cao 87,8%, cả tỉnh chỉ có 380 trang trại chăn nuôi tập trung, trong đó chỉ có 90
trang trại nuôi lợn. Mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ phát triện diện rộng trên toàn tỉnh,
và cũng đóng vai trò chủ đạo cho ngành chăn nuôi lợn của Nghệ An.
Mô hình chăn nuôi lợn nhỏ lẻ đóng vai trò quan trọng nhưng là mô hình
còn nhiều hạn chế về kỹ thuật chăn nuôi, vốn đầu tư thấp, nguồn thức ăn chủ yếu
tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, chuồng trại đơn giãn nhỏ hẹp, và nguồn nước
không đảm bảo chất lượng vệ sinh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản
xuất chăn nuôi. Cùng với các yếu tố con giống, chuồng nuôi, thức ăn thì yếu tố
nguồn nước cũng đóng vai trò quyết định đến giá trị chất lượng sản phẩm thịt
lợn. Việc cung cấp đủ số lượng và chất lượng nước đang là vấn đề quan trọng
cho việc chăn nuôi lợn.

1


Song thực trạng hiện nay, vấn đề vệ sinh nguồn nước chưa thật sự được
các nông hộ chăn nuôi lợn quan tâm. Chất lượng nguồn nước sử dụng trong chăn

nuôi lợn ở các hộ gia đình là một vấn đề thiết thực có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả chăn nuôi lợn. Việc cung cấp đủ số lượng nước và chất lượng đảm bảo có ý
nghĩa quan trọng, nước sạch giúp vật nuôi tránh sự nhiễm các chất độc có hại từ
môi trường, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
chăn nuôi.
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát, điều tra, phân tích
đánh giá thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng vệ sinh nước sử
dụng trong chăn nuôi tại một số cơ sở chăn nuôi lợn nhỏ lẻ ở tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Điều tra, nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn với mô hình chăn nuôi nông
hộ nhỏ lẻ ở tỉnh Nghệ An.
- Điều tra thực trạng nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi lợn nhỏ lẻ ở
tỉnh Nghệ An.
- Nghiên cứu phân tích đánh giá chất lượng vệ sinh nguồn nước sử dụng
trong chăn nuôi lợn nhỏ lẻ ở tỉnh Nghệ An.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hoàn thiện hơn về phương pháp
nghiên cứu đánh giá chất lượng nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi lợn. Góp
phần làm rõ hơn tầm quan trọng của nguồn nước đối với năng suất và chất
lượng sản phẩm ngành chăn nuôi lợn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đánh giá thực trạng khai thác sử dụng nguồn
nước trong chăn nuôi lợn ở tỉnh Nghệ An, thấy được những điểm hạn chế trong
quá trình sử dụng nguồn nước dùng trong chăn nuôi lợn của các nông hộ chăn
nuôi nhỏ lẻ. Từ đó đề xuất các đề nghị, giải pháp nhằm nâng cao sự quan tâm của
các nông hộ đến nguồn nước dùng cho chăn nuôi lợn và giải pháp xử lý nước cải
thiện nguồn nước đảm bảo chất lượng.

2



Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Các nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nước ngọt chiếm khoảng
2 - 3% toàn bộ lượng nước của cả thế giới. Trong đó, băng tuyết chiếm khoảng
70%, chỉ có gần 1% nước của thế giới là có thể khai thác trực tiếp và được chia
làm 2 nguồn: nước bề mặt và nước ngầm.

1.1.1 Nước bề mặt
Đây là khái niệm chung chỉ các nguồn nước trên mặt đất, bao gồm ở dạng
động (chảy) như sông, suối, kênh, rạch và dạng tĩnh hoặc chảy chậm như ao, hồ,
đầm, phá,... Nước mặt có nguồn gốc chính là nước chảy tràn do mưa hoặc cũng
có thể từ nước ngầm chảy ra do áp suất cao hay dư thừa độ ẩm trong đất cũng
như dư thừa số lượng trong các tầng nước ngầm.
Nước chảy vào các sông luôn ở trạng thái động, phụ thuộc vào lưu lượng
và mùa trong năm. Chất lượng nước phụ thuộc nhiều vào các lưu vực. Nước qua
vùng đá vôi, đá phấn thì nước trong và cứng. Nước chảy qua vùng đá có tính
thấm kém thì nước đục và mềm.
Nước cứng thường giầu các ion canxi và magie, pH cao (thường lớn hơn
7). Nước có pH thấp hơn 7 thường là nước mềm. Khi chảy qua các lưu vực sông
ở đồng bằng, nước có nhiều phù sa, chứa nhiều tạp chất hữu cơ (humic), một số
tạp chất chứa ion kim loại, đặc biệt là nhôm và sắt. Nước ở vùng này có độ
nhiễm mặn cao, điển hình nhất là nước ở khu vực sông Hồng vào mùa mưa. Sản
xuất công nghiệp được cho là lĩnh vực thải ra nguồn chất thải lớn nhất vào môi
trường nước. Các chất thải công nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng tiềm ẩn
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước mặt ở mức độ cao, bên cạnh nước thải
công nghiệp thì nước thải từ nông nghiệp cũng góp phần lớn làm ô nhiễm nguồn
nước mặt và nguồn nước ngầm.
Trong những năm gần đây do tốc độ phát triển kinh tế của nước ta tăng
một cách nhanh chóng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chất lượng cuộc sống
người dân ngày càng cao cùng với sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm ô


3


nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Chất lượng môi trường nước Việt Nam bị
suy giảm cả về số lượng và chất lượng nhanh chóng. Theo báo cáo hiện trạng
môi trường năm 2009, nước thải từ các khu công nghiệp có thành phần đa dạng,
chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ và một số kim loại nặng. Khoảng 70%
trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra
các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường
nước mặt. Chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ
các khu công nghiệp đã suy thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông: Đồng Nai, Cầu
và Nhuệ - Đáy. Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp,
nước thải nông nghiệp đã góp phần làm tình trạng ô nhiễm tại các sông, hồ, kênh,
rạch trở lên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp nhận nước thải đã bị ô nhiễm nặng
nề, nhiều nơi nguồn nước không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào.
Nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4+, tổng N, P đều cao hơn QCVN
nhiều lần, theo báo cáo nước thải của các khu công nghiệp, khu dân cư đang ở
trong tình trạng ô nhiễm vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép 5 - 10 lần (đối với
tiêu chuẩn nước mặt loại B theo TCVN 5942 - 1995. Đoạn sông Cầu chảy qua
Thái Nguyên nước đục, có màu đen, có mùi và giá trị thông số SS, BOD5, COD
vượt TCVN 5942 - 1995 loại A từ 2 - 3 lần. Sông suối là nguồn tiếp nhận và vận
chuyển các chất ô nhiễm trong nước từ các nguồn chất thải, nước thải chứa chất
hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tuợng phú dưỡng, làm giảm
lượng oxy trong nước, các loài thuỷ sinh bị thiếu oxy dẫn đến một số loài bị chết
hàng loạt. Theo số liệu báo cáo, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (đặc biệt là nuôi
cá bè trên sông) đã bị giảm sút nhiều do vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt. Điển
hình là các vụ cá lồng chết hàng loạt vào những năm 2002, 2003, 2005. Ngoài ra,
chất lượng nước mặt suy giảm cũng ảnh hưởng đến nguồn nước cấp sinh hoạt
trong khu vực.


1.1.2 Nước ngầm
Đây là nguồn nước được sử dụng chủ yếu trong sinh hoạt và sản xuất tại
hầu hết các nước trên thế giới. Nước được hình thành do quá trình lọc tự nhiên
của các nguồn nước bề mặt, nước mưa, tuyết hoặc do quá trình bốc hơi đọng lại

4


tại chỗ. Do nằm sâu trong lòng đất nên tính chất của nước ngầm ít chịu ảnh
hưởng bởi tác động của con người, đặc biệt là nguồn nước có độ sâu lớn. Chất
lượng của nước ngầm chịu ảnh hưởng bởi tính chất của lớp đất thấm nước và
lớp đất không thấm nước mà nước chảy qua.
Đất có nhiều mạch nước, các mạch nước này sẽ chịu tác động bởi các yếu
tố trong đất, qua quá trình rửa trôi, quá trình khoáng hoá. Các chất trong đất sẽ
vào nước làm cho chất lượng nước thay đổi nước có tính axit hay kiềm, gây nước
cứng hoặc nước mềm. Đất ở Việt Nam chứa nhiều Fe, Ca, Mg, Mn,… các chất
này từ đất ngấm vào nước sẽ ảnh hưởng tới đất. Trong nước, đặc biệt là nước thải
có chứa nhiều ion Cl-, SO42- , NO3-,… các ion này khoáng hoá, làm cho đất sẽ bị
chua, mặn, hoặc nhiều hay ít mùn.
Theo Lê Hồng Mận và Cs 2007, đàn gia súc, gia cầm nước ta mỗi năm thải
khoảng 25 - 30 triệu tấn chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước từ sân
chơi, bãi vận động, bãi chăn). Trong số đó, có khoảng 20% được xử lý qua hầm
biogas hoặc qua hệ thống chất thải của các trại chăn nuôi. Phần lớn số còn lại được
sử dụng ngay hoặc cho thải trực tiếp ra môi trường đã làm tăng độ ô nhiễm và huỷ
hoại môi trường. Ngoài chất khí, trong chất thải của gia súc, gia cầm còn có các
loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có hại khác nhau như:
Enterobacteriae, E. coli, Salmonella, Streptococcus faecalis…Đây là những vi sinh
vật có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người.
Chất thải rắn từ chăn nuôi không qua xử lý được tập trung lại thành đống,

do đó lúc mưa, gió rửa trôi mất nitrogen, phốt pho gây ô nhiễm không khí, thổ
nhưỡng và nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức
khoẻ cộng đồng. Do lượng protein trong thức ăn gia súc, gia cầm không được lợi
dụng hết nên 50 - 70% lượng nitrogen thông qua phân và nước tiểu bài tiết ra
ngoài, không qua xử lý, bộ phận nhỏ bốc hơi, tăng thêm lượng nitrogen trong
không khí dễ hình thành mưa axít gây nguy hại cho cuộc sống. Đại bộ phận
nitrogen bị oxy hoá thành nitrate. Ngoài việc ô nhiễm đóng váng trên tầng mặt
thổ nhưỡng, còn lúc mưa gió trôi vào các ao, hồ, sông, suối, rạch lớn, nhỏ, gây ô
nhiễm nguồn nước. Nitrate là tiềm ẩn chất cancerogen. Khi sử dụng nguồn nước

5


bị ô nhiễm nitrate thì hoàn toàn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Phospho trong thức ăn chăn nuôi cũng tồn tại vấn đề là vật nuôi lợi dụng
phospho không cao. Phospho mà gia súc, gia cầm ăn vào thì bài tiết ra ngoài
50%, phủ trên bề mặt thổ nhưỡng, một bộ phận phospho kết hợp với các nguyên
tố Ca, Cu, Al… thành các phức chất không dung giải làm cho đất cằn cỗi, ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng của thực vật. Một bộ phận khi mưa sẽ cuốn trôi
ra ao, hồ, sông, suối làm cho các phù du sinh vật và rong tảo sinh sôi nảy nở,
giảm dinh dưỡng và oxy trong nước, từ đó phá hoại môi trường sinh thái, cá, tôm
và động vật thủy sinh.
Việc khai thác quá mức và không quy hoạch đã làm cho mức nước ngầm bị
hạ thấp. Nước ngầm ở nhiều nơi đã bắt đầu nhiễm bẩn phosphat và asen. Theo
Liên đoàn Địa chất Việt Nam báo cáo năm 2005 thì có tới 24/451 mẫu nước
giếng của khu vực Hà Nội có hàm lượng phosphat (PO43- - P) vượt quá tiêu
chuẩn cho phép (TCCP). Còn theo kết quả nghiên cứu của Công ty nước sạch Hà
Nội đã cho thấy 93/114 mẫu nước giếng tại Hà Nội có hàm lượng PO43-- P cao
hơn TCCP. Tỷ lệ giếng nước có hàm lượng PO43--P cao hơn TCCP là 71%.
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra nước ngầm tại khu vực Hà Nội bị ô nhiễm

bởi nhiều chất khác.
Theo kết quả nghiên cứu của Kiysoshy Kurosawa và Cs 2005, tại một số
làng quê quanh khu vực Hà Nội cho thấy nồng độ NH4+ - N như tại Thanh Xuân,
Phù Đổng - Gia Lâm (Hà Nội); Phú Lâm (Bắc Ninh) lần lượt là 1,14; 1,79 và
1,17mg/l cao hơn TCCP từ 23,4 - 35,8 lần. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện
tượng này là do việc sử dụng phân đạm với mức độ cao, kết hợp với tình trạng
ngập nước của đất trồng lúa. Trong điều kiện này dạng NO3- - N bị chuyển sang
dạng NH4+ - N.
1.2 Vai trò của nước
Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển, vịnh, sông,
suối, ao, hồ, nước ngầm, băng tuyết, hơi ẩm trong đất và trong không khí. Gần
94% nước trên trái đất là nước mặn, nếu tính cả nước nhiễm mặn thì tỷ lệ này lên
tới 97,5%. Nước ngọt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (2 - 3%).

6


Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và cho sự
sống trên trái đất. Nước là dung môi lý tưởng để hòa tan, phân bố các chất vô cơ,
hữu cơ, làm nguồn dinh dưỡng cho giới thủy sinh cũng như động, thực vật trên
cạn, cho thế giới vi sinh vật và con người. Nước giúp cho các tế bào sinh vật trao
đổi chất dinh dưỡng, tham gia vào các phản ứng hóa sinh và cấu tạo tế bào mới.
Nước là nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật, không có nguồn nước thì
không tồn tại sự sống. Thông qua thức ăn, nước uống, nước đi và trong cơ thể để
tham gia vào các quá trình sinh học như trao đổi chất, trao đổi năng lượng, rồi
thải ra ngoài theo con đường bài tiết.
Bình thường trong cơ thể động vật trưởng thành nước chiếm từ 55 - 65%
thể trọng. Trong cơ thể, các cơ quan khác nhau thì tỷ lệ nước cũng khác nhau,
như: ở máu nước chiếm khoảng 85%, ở gan là 75%, ở cơ là 75%, ... (Đỗ Ngọc
Hòe, 1974).


1.2.1 Vai trò của nước đối với sự sống
+ Tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn:
Các dịch tiêu hóa đều có chứa nước, nước bọt và dịch vị có tới 98% nước.
Nhờ có nước mà các chất dinh dưỡng trong thức ăn trương phồng lên và hòa tan.
Các men tiêu hóa trong môi trường nước xúc tác phản ứng thủy phân, biến các hợp
chất đơn giản như đường glucose, acid amin.. hòa tan rồi hấp thu qua niêm mạc.
+ Vận chuyển vật chất:
Nước có tác động lớn đến quá trình vận chuyển và trao đổi chất. Nhờ có
hệ thống tuần hoàn, nước chảy đi khắp nơi trong cơ thể và mang theo các chất
dinh dưỡng để cung cấp cho các tế bào sống. Mặt khác nó cũng chở đi các chất
cặn bã từ tế bào đem đi đào thải ra ngoài các cơ quan bài tiết. Nước trong vòng
tuần hoàn còn mang theo các kích thích tố để điều tiết hoạt động của các cơ quan
trong cơ thể. Thú ở lứa tuổi càng nhỏ, quá trình trao đổi chất càng mạnh thì hàm
lượng nước trong cơ thể càng cao. Trong cơ thể gia súc non, hàm lượng nước rất
cao và giảm dần theo lứa tuổi tăng lên (nước trong bào thai bê: 95%, trong cơ thể
bê sơ sinh: 80%, trong cơ thể bò trưởng thành: 60%).

7


+ Tham gia vào những phản ứng hóa học:
Ngoài nhiệm vụ là thành phần cấu tạo của tế bào cơ thể, là môi trường để
tế bào hoạt động, nước còn là thành phần tham gia phản ứng hóa học. Những
phản ứng sinh hóa học xảy ra dù trong hay ngoài tế bào cũng đều tiến hành trong
dung môi là nước. Khi thiếu nước, các chất hữu cơ trong cơ thể sẽ được oxy hóa
tạo nước nội sinh cung cấp cho các phản ứng cần thiết trong cơ thể. Cứ 100g
protein khi oxy hóa cho ra 41g nước, 100g tinh bột cho 55g nước, 100g lipid cho
107g nước. Quá trình này có thể làm cho con vật giảm thể trọng, nếu thiếu nước
kéo dài sẽ cản trở các phản ứng sinh học của cơ thể, sản sinh các sản phẩm trung

gian làm cho con vật trở nên mệt mỏi, suy yếu. Tuy nhiên, sự dư thừa nước làm
ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa muối và nước, ảnh hưởng tới hoạt động cơ quan
bài tiết gây nên hiện tượng phù, suy thận do làm việc nhiều (Nguyễn Thị Bích
Thủy, 1997).
+ Điều hòa áp suất thẩm thấu, thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể:
Nhờ có tính bán thấm của màng tế bào và sự phân bố không đồng đều của
các chất điện giải, các chất hòa tan bên trong và bên ngoài tế bào, nước đi vào
hay đi ra tạo áp lực thẩm thấu. Quá trình cân bằng này có ý nghĩa lớn trong việc
trao đổi chất của tế bào và dịch thể.
+ Giữ thể hình sinh vật ổn định:
Nước trong tế bào làm cho tế bào trương to, nhờ vậy mà giữ được thể hình
con vật. Mặt khác nước rất dễ dịch chuyển làm cơ thể có tính đàn hồi, giảm nhẹ
tác dụng cơ học vào cơ thể. Sự già cỗi khô héo thực chất là quá trình mất nước
của tế bào. Vật nuôi bị tiêu chảy hay bị stress nhiệt có thể làm cho tế bào mất
nhiều nước.
+ Làm giảm tác dụng ma sát:
Giữa 2 khớp nối trong cơ thể có bao dịch khớp, nhờ loại dịch này mà khi
cơ thể vận động làm giảm tác dụng ma sát.
+ Tham gia tích cực trong quá trình điều tiết thân nhiệt:
Người ta tính cứ 1g nước trên da khi bay hơi đi thì mang theo 580cal. Nhờ
vậy mà khi cơ thể sản sinh nhiệt thặng dư được thải ra ngoài ngay khi thời tiết

8


nóng bức, không làm gia tăng thân nhiệt. Điều này có thể quan sát rõ khi trời
nóng thì cơ thể uống nước nhiều và thải nhiều nước.

1.2.2. Vai trò của nước đối với hoạt động chăn nuôi
Theo Đỗ Ngọc Hòe, 1996, nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với

hoạt động chăn nuôi. Nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hiệu
quả sản xuất của gia súc, gia cầm. Nước có những ảnh hưởng trong chăn
nuôi như sau:
+ Tham gia tạo thành sản phẩm chăn nuôi:
Thịt có tỷ lệ nước

:

70 - 80 %

Sữa có tỷ lệ nước

:

85%

Trứng có tỷ lệ nước :

70%

+ Vai trò đối với chất lượng quầy thịt:
Nước trong cơ thể tồn tại dưới hai trạng thái: trạng thái tự do và trạng thái
kết hợp. Hàm lượng nước trong cơ thể ở cả hai trạng thái trên đều có ảnh hưởng
quan trọng đến phẩm chất thịt.
- Trạng thái tự do: dễ mất mát trong quá trình chế biến thực phẩm, vì lẽ đó
có một số nơi đã xem việc xác định hàm lượng nước tự do trong thịt là một chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thịt. Nước tự do trong thịt động vật còn
chịu ảnh hưởng bởi thức ăn, nhất là kích thích tố ACTH của tuyến thượng thận
có tác dụng như là một glucocorticoid giúp tăng cường tái hấp thu nước ở thận từ
đó làm giữ lại nước trong thịt nhiều hơn. Cho nên khi giết thịt vật nuôi, sản phẩm

thịt trở nên mềm nhão, rĩ nước làm giảm chất lượng thịt.
- Trạng thái kết hợp: là loại nước mà trong cơ thể có thể liên kết rất chặt
chẽ với các hợp chất như protein, glucogen và các phosphatid (ví dụ như lecitin)
hoặc choline, betain… nước làm trương phồng các hợp chất nói trên tạo thành
dạng keo. Loại nước này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất
giữa tế bào và dịch thể, nước kết hợp làm cho thịt trở nên mềm, có ý nghĩa lớn
trong chế biến thịt (Phạm Hồng Ngân và Cs, 2015).

9


+ Những ảnh hưởng từ số lượng nước:
- Mức tiêu thụ nước hằng ngày cho vật nuôi dùng nước cho các hoạt động
bao gồm ăn, uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh chuồng trại,… mỗi loại vật nuôi có
mức sử dụng khác nhau.
Bảng 1.1 Mức tiêu thụ nước hàng ngày của vật nuôi
Vật nuôi

Lượng nước trong ngày (lít)

Lợn nái nuôi con

75 – 100

Lợn vỗ béo

25 – 30

Bò sữa


100

Bò thịt

50 – 60



30 – 35

Dê - Cừu

10



0,5 - 1,25
(Nguồn: Phạm Hồng Ngân và Cs, 2015)
- Cần cung cấp đầy đủ và kịp thời nước cho vật nuôi. Nếu thiếu nước vật

nuôi sẽ bị táo bón, các độc tố chậm thải ra ngoài gây hại cho cơ thể. Trung bình
một ngày đêm mỗi đầu lợn cần 50 lít nước cho các nhu cầu ăn uống tắm rửa
chuồng, nhu cầu này thay đổi theo khí hậu thời tiết, thiết bị cung cấp nước.
- Đặc biệt trong chăn nuôi lợn, lợn có tập quán vừa ăn vừa uống, vừa tắm
vừa uống do vậy khó tách biệt nước dùng cho ăn uống với nước làm vệ sinh
chuồng. Đó cũng là điểm bất lợi trong việc bố trí bể tắm trong chuồng.

10



Bảng 1.2 Tổng hợp nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn nuôi
Loại lợn

Nhu cầu nước uống
(lít/con/ngày)

Ăn hạn chế hoặc tự do
Cho ăn thức ăn tập ăn

0,046

Cho ăn tự do, sau cai sữa 3 tuần

0,49

Cho ăn tự do, sau cai sữa 5 tuần

0,89

Cho ăn tự do, sau cai sữa 6 tuần

1,46

Lợn con theo mẹ

Lợn con cai sữa

Ăn hạn chế

10 - 15


Ăn tự do

10 - 12

Nái chửa

Ăn hạn chế

18 20

Nái nuôi con

Ăn tự do

25 - 40

Đực giống

Ăn hạn chế

15 - 20

Lợn choai

(Nguồn: Lại Thị Cúc, 2003)
+ Những ảnh hưởng từ chất lượng nước:
Nước dùng trong chăn nuôi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức
khỏe của gia súc cũng như năng suất chăn nuôi. Yêu cầu nước mát, sạch, không
chứa khoáng độc, vi sinh vật có hại. Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm

phèn (phèn sắt, phèn nhôm) sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức
kháng bệnh của lợn nuôi, pH thích hợp là từ 6,8 - 7,2, quá kiềm (>8) hay quá axit
(<6) đều có hại (Đỗ Ngọc Hòe, 1996).
Nếu sử sụng nguồn nước mặt thì phải quan tâm đến khía cạnh vi sinh vật
có hại vốn từ đầu nguồn sông ngòi, ao đầm.
- Nếu nguồn nước nhiễm vi khuẩn E. coli: Lợn nái đẻ bị tắt sữa hoặc
không có sữa, lợn con của những nái này sẽ bị tiêu chảy. Đối với nái mang
thai gây nhiễm trùng huyết và sẩy thai. Đối với lợn con cai sữa nhiễm
E. coli sẽ tiêu chảy.
- Nguồn nước có Salmonella spp hay Clostridium spp có thể là nguyên
nhân gây tiêu chảy trên lợn sau cai sữa và lợn con.

11


- Pseudomonas spp gây viêm vú, viêm tử cung trên lợn nái.
- Nếu sử dụng nguồn nước ngầm thì phải chú trọng tới chất khoáng hòa
tan trong nước, nếu hàm lượng khoáng độc quá nhiều thì không dùng để nuôi
lợn được.
Khi vật nuôi sử dụng nước nhiểm bẩn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật
nuôi, nếu sử dụng nước nhiễm khuẩn, nước nhiểm hàm lượng thuốc trừ sâu sẽ
dẫn đến còi cọc chậm lớn, giảm sức sản xuất, nhiễm bệnh và có thể gây chết
(Trịnh Thị Thanh, 2000).
1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

1.3.1 Các chỉ tiêu vật lý
1.3.1.1 Màu sắc
Nước tự nhiên trong suốt không màu. Nhìn sâu vào bể đầy nước sạch ta có
cảm giác nước có màu xanh nhẹ do sự hấp thu chọn lọc các bước sóng nhất định
của ánh sáng. Nước có rong tảo phát triển có màu xanh đậm hơn. Nước có màu

vàng do nhiễm muối sắt III, màu vàng bẩn do nhiễm axit humic có trong mùn.
Nước thải làm cho nước có màu nâu đen hoặc đen. Mỗi loại nước thải đều có
những màu sắc khá đặc trưng, nhưng đa số trường hợp nước nhiễm bẩn nặng đều
có màu nâu hoặc đen.
1.3.1.2 Độ trong của nước
Nước nguyên chất là môi trường trong suốt có khả năng truyền ánh sáng
tốt, nhưng khi trong nước có các tạp chất, huyền phù, cặn rắn lơ lửng, các vi sinh
vật và các hoá chất hoà tan thì khả năng truyền ánh sáng của nước giảm đi. Theo
Đỗ Ngọc Hòe và Cs (2000), độ trong của nước được xác định bằng phương pháp
Sneller và quy định độ trong của nước cấp sinh hoạt là 30cm Sneller.
1.3.1.3 Mùi, vị của nước
Nước đạt tiêu chuẩn là nước không có mùi, không vị. Mùi, vị của nước phụ
thuộc vào nhiệt độ của nước, thành phần các chất khí, các muối vô cơ hòa tan, sản
phẩm phân giải các chất hữu cơ, chất thải của động, thực vật thủy sinh. Nước thiên
nhiên có thể có mùi đất, mùi tanh hoặc mùi đặc trưng của các chất hoà tan trong

12


nó. Nước có thể có vị mặn, ngọt, đắng, chát,… tuỳ theo thành phần và nồng độ của
các muối hoà tan trong nước, có nhiều NaCl sẽ có vị mặn, nếu nhiều MgSO4 ,
K2SO4 sẽ có vị đắng, nước chứa nhiều Fe(HCO3) sẽ có vị chát (Đỗ Ngọc Hòe và
Cs, 2000).
1.3.1.4 Nhiệt độ
Nhiệt độ nguồn nước phụ thuộc thời tiết, thời gian lấy mẫu và nhiệt độ của
đất tiếp xúc nguồn nước. Đối với nước ngầm, nhiệt độ ít phụ thuộc và mùa vụ và
thời điểm lấy mẫu, trong khi nước bề mặt chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện
thời tiết khí hậu (Phạm Hồng Ngân và Cs, 2015).
Nhiệt độ của nước gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng vệ sinh nguồn nước.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến các quá trình vật lý, hóa học trong nước, nhiệt độ của

nước ảnh hưởng đến sự hòa tan của một số muối khoáng, oxy trong nước do đó
nhiệt độ ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng nguồn nước.
Nước bề mặt nhiệt độ dao động phụ thuộc vào nhiệt độ không khí, nước
ngầm nhiệt độ ổn định ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí. Nguồn nước
nóng (suối nước khoáng) có khả năng hòa tan một số nguyên tố vi lượng cần thiết
cho sinh trưởng và phát triển, do đó nguồn nước nóng có tác dụng chữa bệnh (Đỗ
Ngọc Hòe, 1974).

1.3.2 Các chỉ tiêu hoá học
1.3.2.1 Độ pH của nước
Trong môi trường riêng của mình, một phần các phân tử nước phân ly
theo phản ứng:

H2O → H+ + OH-

Nồng độ ion H+ và OH- là các đại lượng đặc trưng cho tính axit hay kiềm
của nước. Sự tương quan giữa nồng độ ion H+ và OH- được biểu thị:
Kw = [ OH- ] [ H+]
Trong đó:
+ Kw: Tích số ion của nước, có giá trị phụ thuộc vào nhiệt độ của nước.
Nước tinh khiết ở 250 C có nồng độ ion H+ bằng nồng độ OH- và bằng 10- 7 mol/l.
Trong thực tế, tính axit hoặc kiềm của nước ít khi biểu thị bằng nồng độ ion H+

13


hay OH- tính bằng mol/l mà nguời ta biểu thị bằng đại lượng pH. Đại lượng pH
có giá trị được định nghĩa theo phương trình:
pH = - lg[ H+ ]
Thông thường:

+ Nước mưa sạch: pH = 6,0 - 6,4
+ Nước ngầm: tuỳ theo chất đất mà có độ pH khác nhau. Ở vùng đất cát
do keo đất ít hay vùng đá vôi, nồng độ Ca2+, Mg2+ cao thì độ pH của nước ngầm
có tính kiềm. Vùng đất sét có nhiều oxit nhôm (AlO3) hoặc vùng đất đồi đỏ nâu
chứa nhiều oxit sắt (FeO3) thì độ pH của nước ngầm có tính axit.
+ Nước bề mặt: độ pH rất biến động tuỳ thuộc vào thành phần của nước.
Trong thực tế: độ pH rất biến động, phụ thuộc vào tính chất của từng địa
phương. Khi pH của nước thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất vật lý,
hoá học và các chủng vi sinh vật (VSV) của nguồn nước (đa số các VSV phát
triển tốt ở môi trường có độ pH = 6,5 - 8,5. Khi môi trường có độ pH < 3 thì các
VSV ở trạng thái không hoạt động).
Chỉ tiêu vệ sinh đối với độ pH của nước:
Nước dùng trong sinh hoạt: pH = 5,0 - 8,5 ( TCN 680 - 2006)
Nước dùng trong chăn nuôi: pH = 6,0 - 8,5 (QCVN 01 - 39:2011/BNNPTNT)
1.3.2.2 Nồng độ oxy hoà tan DO (Dissolved Oxygen)
Oxy hoà tan trong nước phụ thuộc các yếu tố: áp suất, nhiệt độ, đặc tính
của nguồn nước bao gồm các thành phần hoá học, vi sinh, thuỷ sinh.
Các nguồn nước bề mặt do có bề mặt thường xuyên tiếp xúc với không
khí nên nồng độ oxy hoà ta thường cao. Mặt khác quá trình quang hợp và hô hấp
của vi sinh vật trong nước cũng làm thay đổi lượng oxy hoà tan trong nước mặt.
Nước ngầm có nồng độ oxy hoà tan thấp do các phản ứng oxy hoá khử xảy ra
trong lòng đất đã tiêu thụ một phần oxy. Oxy hoà tan trong nước không có tác
dụng đối với nước bề mặt về mặt hóa học. Khi nhiệt độ tăng khả năng oxy hoà
tan vào nước cũng tăng. Nồng độ oxy hoà tan vào nước tuân theo định luật Henry:
Trong nước ngọt ở điều kiện 1 atm và 00 C, lượng oxy hoà tan trong nước đạt tới
14,6 mg/ l. Ở 350C và 1 atm, giá trị oxy hoà tan chỉ còn 7mg/l. Thông thường nồng

14



độ oxy bão hoà trong nước giảm, đồng thời lượng oxy tiêu tốn cho các quá trình
sinh học lại tăng lên, do đó oxy hoà tan trong các nguồn nước giảm đáng kể vào
mùa hè (Nguyễn Thị Thu Thuỷ, 2000).
1.3.2.3 Nhu cầu oxy hoá học COD (Chemical Oxygen Demand)
COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoàn toàn các hợp chất hữu cơ
trong 1lít nước, được tính bằng mgO2/l.
1 COD = 19,68 mg CHC
Trong nước luôn chứa một lượng chất hữu cơ (CHC), hàm lượng này càng
cao nước càng bẩn. Chất hữu cơ bao gồm chất hữu cơ tự nhiên và chất hữu cơ
tổng hợp (Đỗ Ngọc Hòe, 1974).
Chất oxy hoá thường dùng là Kalipermanganat (KMnO4) hoặc
Kalibicromat (K2CrO7). Trong đó độ oxy hoá của KMnO4 là chỉ số đặc trưng để
đánh giá mức độ sạch bẩn của nước uống, cũng như nước tự nhiên mà chúng làm ô
nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. KMnO4 là chất oxy hoá mạnh, trong môi
trường axit sẽ cho ra nguyên tử [O] để oxy hoá các chất hữu cơ có nguồn gốc thực
vật có mặt trong nước, còn trong môi trường kiềm KMnO4 được dùng để xác định
các chất hữu cơ có nguồn gốc động vật. Thông qua việc xác định chỉ số COD
trong môi trường kiềm và môi trường axit, chúng ta có thể biết được nguồn gốc ô
nhiễm của nước do động vật hay thực vật, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục (Đỗ
Ngọc Hòe và Cs, 2000).
1.3.2.4 Nhu cầu oxy sinh hoá BOD (Biochemical Oxygen Demand)
BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoàn toàn các hợp chất hữu cơ
trong 1 lít nước bởi vi sinh vật, được tính bằng mgO2/l.
Chỉ tiêu BOD được dùng rộng rãi trong thực tế kỹ thuật môi trường. BOD
là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính chất nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp. Trong nguồn nước tự nhiên hay nước thải sinh hoạt và hoạt động chăn
nuôi BOD = 0,5 - 0,7 COD. Chất hữu cơ tỉ lệ thuận với giá trị BOD và COD.
BOD là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân
hủy sinh học. BOD còn là chỉ tiêu để kiểm tra chất lượng của các dòng thải vào


15


nguồn nước. BOD là cơ sở để chọn phương pháp xử lý và xác định kích thước
của những thiết bị và để đánh giá hiệu quả của từng đơn vị trong hệ thống xử lý
(Đỗ Ngọc Hòe và Cs, 2000).
1.3.2.5 Các hợp chất của Nitơ
Các hợp chất của Nitơ có trong nước là kết quả của quá trình phân huỷ các
hợp chất hữu cơ trong tự nhiên, trong các chất thải và nguồn phân bón mà con
người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nguồn nước. Trong nước, tuỳ tình trạng
của nước mà muối Nitơ tồn tại ở các dạng khác nhau.
CHC(N) → Polypeptit → Axit Amin → NH4+(NH3)→ NO2- → NO3- → N2
Các muối nitơ vô cơ dễ bị mất do bị oxy hoá, đất giữ lại, cây xanh sử dụng nên
ít tìm thấy trong nước. Các muối Nitơ hữu cơ mới có ý nghĩa về mặt vệ sinh.
Khi nước mới bị nhiễm bẩn bởi phân bón hoặc nước thải, trong nguồn
nước có NH3, NO2-, NO3-. Sau 1 thời gian NH3 và NO2- bị oxy hoá thành NO3-.
Như vậy:
Nếu nước chứa NH3 hữu cơ thì nước bị coi là nhiễm bẩn và nguy hiểm.
NH3 trong nước dễ dàng bị phân li cho ra NH4+ theo phản ứng:
NH3 + H2O → NH4+ + OHNước có nồng độ NH4+ cao sẽ gây kích thích đầu mút thần kinh và kích
thích niêm mạc đường tiêu hoá gây viêm loét. Khi vào tế bào NH4+ chuyển thành
NH4OH làm độ pH ở mô bào và máu tăng lên, NH4+ dễ chuyển thành NO2- gây
ngộ độc.
Nếu trong nước chủ yếu là NO2- thì nước đã bị ô nhiễm trong thời gian dài
hơn, ion NO2- vào trong cơ thể tác dụng với Hemoglobin gây ra Methemoglobin.
Do đó, nếu NO2- cao, một lượng lớn Hemoglobin bị mất chức năng vận chuyển
O2, cơ thể sẽ biểu hiện các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ỉa chảy…
nếu nặng thì tứ chi và mặt tím tái, nếu không cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến ngạt thở,
hôn mê và chết (Trịnh Thị Thanh, 2000).
Nếu nước chủ yếu là NO3- thì quá trình oxy hoá đã kết thúc. Ở điều kiện


16


×