Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Phát triển sản xuất dứa nguyên liệu tại thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 137 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục sơ đồ

viii

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1


1.2

Mục tiêu chung

2

1.3

Mục tiêu cụ thể

2

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu

3


PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

4

2.1

4

Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất dứa nguyên liệu

2.1.1. Các khái niệm cơ bản

4

2.1.2. Vai trò và đặc điểm kinh tế sản xuất dứa nguyên liệu

6

2.1.3

Nội dung phát triển dứa nguyên liệu

10

2.1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dứa nguyên liệu trong hộ nông dân

13


2.1.5

Mối quan hệ trong phát triển sản xuất dứa nguyên liệu

19

2.2

Cơ sở thực tiễn nghiên cứu đề tài

21

2.2.1

Tổng quan tài liệu về phát triển dứa nguyên liệu ở các nước

21

2.2.2

Tổng quan về phát triển dứa nguyên liệu ở Việt Nam

23

2.2.3

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

29


PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

31

3.1.1

Điều kiện tự nhiên của thị xã

31

3.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã

34

3.2

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

40

iii



3.2.1

Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận

40

3.2.2

Phương pháp chọn điểm, mẫu và thu thập tài liệu

42

3.2.3

Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu

44

3.2.4

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

46

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1

Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dứa nguyên liệu trên địa bàn thị
xã Bỉm Sơn


4.1.1

49
49

Tình hình biến động quy mô và cơ cấu diện tích sản xuất dứa nguyên
liệu trên địa bàn thị xã

49

4.1.2

Đánh giá tình hình phát triển sản xuất dứa nguyên liệu trên địa bàn thị xã

54

4.1.3

Đánh giá chung về phát triển sản xuất dứa nguyên liệu trong hộ nông dân

65

4.1.4

Tình hình tiêu thụ dứa nguyên liệu trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn

69

4.1.5


Kết quả và đánh giá lợi ích trong phát triển tiêu thụ dứa nguyên liệu
trên địa bàn thị xã

4.2

75

Đánh giá kết quả và phân tích các yêu tố ảnh hưởng tới phát triển dứa
nguyên liệu trên địa bàn thị xã

79

4.2.1

Đánh giá kết quả phát triển về kinh tế

79

4.2.2

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển dứa nguyên liệu trên địa
bàn thị xã

4.2.3

87

Phân tích ma trận SWOT và định hướng phát triển dứa nguyên liệu trên
địa bàn thị xã


4.3

96

Phương hướng, giải pháp cho phát triển sản xuất dứa nguyên liệu trên
địa bàn thị xã

100

4.3.1. Cơ sở đề xuất, phương hướng và mục tiêu cần đạt được
4.3.2

Giải pháp phát triển sản xuất dứa nguyên liệu trên địa bàn thị xã

100
106

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

113

5.1

Kết luận

113

5.2


Kiến nghị

114

TÀI LIỆU THAM KHẢO

116

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CPTG

Chi phí trung gian

DT


Diện tích

DTĐNN

Diện tích đất nông nghiệp

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐVT

Đơn vị tính

GT

Giá trị

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

KD

Kinh doanh


KLSP

Khối lượng sản phẩm

KT

Kinh tế

NT

Nông trường

NXB

Nhà xuất bản

PT

Phát triển

PTNT

Phát triển nông thôn

PTSX

Phát triển sản xuất

QL


Quốc lộ

QM

Quy mô

SL

Sản lượng

SX

Sản xuất

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng


Trang

Bảng 2.1

Tình hình phát triển dứa nguyên liệu ở các nước

22

Bảng 2.2.

Tình hình phát triển dứa nguyên liệu ở Việt Nam

24

Bảng 2.3.

Biến động diện tích dứa và dứa Cayenne tại các vùng nguyên liệu
nhà máy chế biến dứa

25

Bảng 2.4.

Tình hình hỗ trợ đầu tư phát triển dứa tại Thanh Hóa

28

Bảng 3.1.

Tình hình phân bổ, sử dụng đất tại Thị xã Bỉm Sơn năm 2014


35

Bảng 3.2:

Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế năm 2010
– 2012

39

Bảng 3.3:

Phương pháp và nội dung nghiên cứu

41

Bảng 3.4:

Điểm điều tra và mẫu điều tra

43

Bảng 4.1

Tình hình phát triển về diện tích dứa tại thị xã Bỉm Sơn, 20122014

51

Bảng 4.2


Diện tích và cơ cấu đất trồng dứa trên địa bàn thị xã năm 2014

51

Bảng 4.3

Cơ cấu diện tích giống dứa của Thị xã năm 2014

53

Bảng 4.4

Diện tích và cơ cấu giống dứa tại các đội sản xuất trong khu vực
nông trường năm 2014

Bảng 4.5

54

Diện tích dứa nguyên liệu của các đội sản xuất trong khu vực nông
trường, 2012-2014

Bảng 4.6

56

Diện tích dứa nguyên liệu trong khu vực ngoài nông trường năm
2012-2014

56


Bảng 4.7

Năng suất dứa nguyên liệu tại thị xã qua 3 năm 2012 -2014

59

Bảng 4.8

Sản lượng dứa nguyên liệu tại thị xã qua 3 năm 2012 -2014

61

Bảng 4.9

Năng suất, sản lượng dứa nguyên liệu từng vùng sản xuất năm
2014

62

Bảng 4.10

Năng suất sản lượng dứa vụ 1 qua 3 năm 2012 - 2014

64

Bảng 4.11

Năng suất sản lượng dứa vụ 2 qua 3 năm 2012 – 2014


64

vi


Bảng 4.12

Thông tin chung về hộ điều tra

Bảng 4.13

Diện tích, năng suất, sản lượng dứa nguyên liệu trong nhóm hộ

65

điều tra trên địa bàn thị xã

67

Bảng 4.14

Sản lượng dứa nguyên liệu tiêu thụ trên địa bàn thị xã, 2012-2014

70

Bảng 4.15

Tình hình tiêu thụ dứa nguyên liệu tại hộ nông dân, 2012 - 2014

73


Bảng 4.16

Sản lượng, giá bình quân thu mua dứa nguyên liệu trên thị trường,
2012-2014

75

Bảng 4.17

Kết quả năng suất, sản lượng dứa tiêu thụ trên địa bàn

76

Bảng 4.18

Đánh giá lợi ích trong sản xuất dứa nguyên liệu trên địa bàn

78

Bảng 4.19

Kết quả sản xuất dứa nguyên liệu

82

Bảng 4.20

So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất dứa nguyên liệu và cây trồng
khác


84

Bảng 4.21 Tình hình lao động việc làm trong phát triển sản xuất dứa nguyên liệu
trên địa bàn thị xã
Bảng 4.22

86

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới sản xuất dứa nguyên liệu
trong hộ nông dân

Bảng 4.23

89

Mức đầu tư chi phí cho 1 ha dứa nguyên liệu của các hộ nông dân
năm 2014

91

Bảng 4.24

Mức đầu tư chi phí cho 1 ha dứa nguyên liệu trồng mới

92

Bảng 4.25

Trang thiết bị trong sản xuất dứa tại các hộ điều tra


93

Bảng 4.26

Mô hình kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong
ma trận SWOT

Bảng 4.27

98

Diện tích, năng suất, sản lượng của dứa nguyên liệu theo khu vực
quản lý quy hoạch tới năm 2020

Bảng 4.28

Diện tích, năng suất, sản lượng của dứa nguyên liệu phân theo
giống quy hoạch tới năm 2020

Bảng 4.29

105
105

Diện tích, năng suất, sản lượng của dứa nguyên liệu theo vùng quy
hoạch tới năm 2020

106


vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 2.1:

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dứa nguyên liệu

Sơ đồ 4.1:

Cây nguyên nhân hạn chế phát triển vùng nguyên liệu dứa thị xã
Bỉm Sơn – Thanh Hóa

Sơ đồ 4.2:

19
102

Mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu dứa thị xã Bỉm Sơn, tỉnh
Thanh Hóa

104

viii



PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với
nhiều loại cây công nghiệp, trong đó có những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao.
Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp góp phần phân bố lại dân cư
và lao động giữa các vùng, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng núi, trung du và
cao nguyên, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
Ở nước ta, dứa trồng từ Bắc đến Nam, diện tích trồng cả nước hiện khoảng
40.000 ha với sản lượng khoảng 500.000 tấn trong đó 90% là phía Nam. Các tỉnh
trồng dứa nhiều ở miền Nam là Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Long
An… miền Bắc có Thanh Hóa, Ninh Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ….miền Trung
có Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định,… Năng suất quả bình quân một năm ở các
tỉnh phía Bắc khoảng 10 tấn, phía Nam 15 tấn/ha. Tình hình phát triển cây dứa là
tương đối ổn định và cho năng suất cây trồng cao. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 2005)
Cây dứa cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế cao.
Tạo được nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du miền núi.
Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu
lớn về xuất khẩu và cũng như tiêu dùng trong nước, cây dứa được coi là cây trồng
mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du miền núi.
Thanh Hóa là một tỉnh nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ, được thiên
nhiên ưu đãi với một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp
cho việc phát triển cây dứa. Thanh Hóa có diện tích dứa khá lớn được phân bổ tại
các thị xã Phía Bắc với vùng trọng điểm là thị xã Bỉm Sơn.
Bỉm Sơn là một huyện phía bắc tỉnh Thanh Hóa, với diện tích đất đồi tương
đối nhiều (với 2.020,07 ha), đẩy mạnh phát triển sản xuất dứa nguyên liệu đối với
vùng này đã và đang là một giải pháp tốt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực tế


1


đã khẳng định cây dứa có ưu thế hơn hẳn so với các cây trồng khác trên vùng đất
đồi, xét về hiệu quả kinh tế thì cây dứa cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các
loại cây khác trên cùng một diện tích.
Tuy nhiên những khó khăn trong việc phát triển sản xuất dứa nguyên liệu ở thị
xã Bỉm Sơn đang là vấn đề hết sức cấp bách. Những câu hỏi đặt ra cho các nhà lãnh
đạo và chỉ đạo sản xuất dứa cũng như các nhà khoa học là: thực trạng phát triển sản
xuất dứa nguyên liệu của thị xã Bỉm Sơn ra sao? Năng suất và tình hình tiêu thụ dứa
như thế nào? Những yếu tố chính nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dứa nguyên
liệu? Cần có những giải pháp phù hợp nào để thúc đẩy dứa nguyên liệu nơi đây phát
triển tốt. Để góp phần giải quyết vấn đề này, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát
triển sản xuất dứa nguyên liệu tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dứa nguyên liệu tại thị xã
Bỉm Sơn, chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng, tìm ra những giải pháp chủ yếu phát
triển dứa nguyên liệu tốt hơn trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.3 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dứa
nguyên liệu hiện nay.
- Phân tích thực trạng, những kết quả đạt được, những tồn tại và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dứa nguyên liệu trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn,
tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển dứa nguyên liệu
trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn trong thời gian tới.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Các nội dung kinh tế - kỹ thuật trong việc phát triển

dứa nguyên liệu tại thị xã Bỉm Sơn.

2


- Chủ thể nghiên cứu: Là các hộ nông dân, các tổ chức sản xuất kinh doanh
dứa nguyên liệu, nông trường trực tiếp tham gia vào sản xuất dứa nguyên liệu, các
cán bộ chỉ đạo sản xuất, các cán bộ khuyến nông.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian
Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn phạm vi Thị xã Bỉm Sơn.
Một số nội dung của đề tài nghiên cứu phát triển dứa nguyên liệu được triển
khai nghiên cứu chủ yếu ở 3 vùng có đặc điểm tự nhiên khác nhau, có quy mô, trình
độ sản xuất khác nhau và trình độ thâm canh khác nhau.
+ Phạm vi thời gian
Đánh giá thực trạng phát triển dứa nguyên liệu trong hộ trên địa bàn Thị xã
Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa được sử dụng số liệu từ năm 2012 – 2014.
Đề xuất phương hướng giải pháp của đề tài đến năm 2020.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tìm hiểu trong khoảng thời gian
từ tháng 07 năm 2014 đến tháng 08 năm 2015.
+ Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển sản xuất dứa nguyên liệu
và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dứa nguyên liệu tốt hơn trong
thời gian tới tại địa bàn nghiên cứu.
Đi sâu nghiên cứu về tính sản xuất dứa nguyên liệu của hộ và các mối quan
hệ trong sản xuất, tiêu thụ dứa nguyên liệu trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.

3



PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất dứa nguyên liệu
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
* Khái niệm về tăng trưởng:
Tăng trưởng là một vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay của các quốc
gia trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng.
Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất
định. Trong nền kinh tế, tăng trưởng được thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản
phẩm hay số lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động. (Vũ Thị Ngọc
Phụng, 2006).
Viện chiến lược và phát triển đã viết tác phẩm “Quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là
mức tăng lượng tài sản, của cải trong cùng một thời kỳ nhất định. Khái niệm này có
thể được áp dụng cho nhiều cấp độ, cho toàn nền kinh tế, cho từng ngành, cho các
doanh nghiệp, các cấp độ gia đình và cá nhân. Để phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh
tế của một thời kỳ, người ta thường dùng giá trị tuyệt đối của các đại lượng để so
sánh chúng với nhau. Chênh lệch giữa các thời điểm chính là mức tăng trưởng kinh
tế của một thời kỳ cụ thể. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được phản ánh bằng tốc
độ gia tăng các đại lượng trong các giai đoạn với nhau và được đo bằng phần trăm
thay đổi, giá trị phần trăm cao hay thấp thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay
chậm. (Mai Thanh Cúc và các cộng sự, 2005).
* Khái niệm về Phát triển và phát triển sản xuất:
- Khái niệm về Phát triển:
Tăng trưởng là tăng về số lượng, còn phát triển không những tăng về số
lượng mà còn phong phú hơn về chủng loại, chất lượng và phù hợp hơn về cơ cấu,
phân bổ của cải. Theo cuốn sách “Mô hình hệ kinh tế, sinh thái phục vụ phát triển
nông thôn bền vững”, 1999, NXB Nông nghiệp Hà Nội thì phát triển được định

4



nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người
bằng mở rộng sản xuất. Phát triển cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế
như phúc lợi xã hội, tuổi thọ…và những thay đổi về chất của nền kinh tế.
- Khái niệm về phát triển sản xuất:
Từ khái niệm về phát triển, có thể rút ra khái niệm về phát triển sản xuất: Phát
triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến lên từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, nó cũng bao hàm việc
phát triển về cả mặt lượng và chất của sản xuất hàng hóa. (bách khoa toàn thư mở)
* Khái niệm về phát triển kinh tế:
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, phát triển
kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp
một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc
gia (Vũ Thị Ngọc Phụng, 2006).
Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao
gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm
bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
Quá trình biến đổi về lượng là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế
và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người, sự biến đổi về chất là sự
biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến động ngày càng tốt hơn
trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc
gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ
nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ trung bình, khả năng tiếp cận đến
các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của nhân dân. Hoàn thiện các tiêu
chí trên là sự thay đổi của quá trình phát triển kinh tế. Lý thuyết về phát triển kinh tế đã
được các nhà kinh tế học mà đại diện là Adam Smith (1723 – 1790), Malthus (1776 –
1838), Ricacdo (1772 – 1823), Marx (1818 – 1883), Keynes (1883 – 1946) đưa ra qua
việc phân tích và giải thích các hiện tượng kinh tế và tiên đoán về phát triển kinh tế:
“Phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền

kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản
lượng – tăng trưởng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội”.

5


* Khái niệm phát triển sản xuất dứa nguyên liệu:
Nguyên liệu là đối tượng lao động, là thành phần chính trong sản phẩm được
doanh nghiệp mua, dự trữ để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra
sản phẩm (bách khoa toàn thư mở). Các nguyên liệu sẽ thay đổi về hình thái, không
giữ nguyên được trạng thái ban đầu khi đưa vào sản xuất.
Phát triển được hiểu là sự tăng bền vững các tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu
dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Sự phát triển được đánh giá
không những chỉ bằng GNP và GDP tính bình quân đầu người mà còn bằng một số
chỉ tiêu khác phản ảnh sự tiến bộ xã hội như cơ hội về giáo dục, nâng cao sức khỏe
cộng đồng, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung,
1999)
Phát triển sản xuất dứa nguyên liệu là sự phát triển về số lượng, chất lượng sản
phẩm dứa, sự thay đổi về cơ cấu nguyên liệu dứa sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng
hóa nhằm đáp ứng được nhu cầu xã hội, thị trường và bảo vệ môi trường. Theo nghĩa
đó yêu cầu của sự phát triển sản xuất dứa nguyên liệu phải đặt đồng thời cả ba nhóm
mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
2.1.2. Vai trò và đặc điểm kinh tế sản xuất dứa nguyên liệu
Sản xuất dứa nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
đặc biệt là đối với những vùng chuyên canh dứa, điều đó được thể hiện qua giá trị
kinh tế của nó. Phát triển sản xuất dứa nguyên liệu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế ngày
càng cao cho các tác nhân tham gia, để từ đó ổn định và phát triển sản xuất kinh
doanh dứa, đóng góp vào sự phát triển cho kinh tế của địa phương và cả nước.
2.1.2.1 Vai trò của sản xuất dứa nguyên liệu
Quả dứa được coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, loại quả

“vua”, rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Quả dứa có mùi thơm mạnh,
chứa nhiều đường, lượng calo khá cao, giàu chất khoáng, nhất là Kali, có đủ các
loại vitamin cần thiết như A, B1, B2, PP, C đặc biệt trong cây và quả dứa có chất
Bromelin là một loại men thủy phân protêin (giống như chất Papain ở đủ đủ), có thể
chữa được các bệnh rối loạn tiêu hóa, ức chế phù nề và tụ huyết, làm vết thương

6


mau thành sẹo. Trong công nghiệp, chất Bromelin dùng làm mềm thịt để chế biến
thực phẩm, nước chấm. Ngoài ăn tươi, quả dứa chế biến thành dứa hộp và nước
dứa, là những mặt hàng xuất khẩu lớn. Xác bã quả dứa sau khi chế biến dùng làm
thức ăn gia súc và phân bón. Thân lá dứa làm bột giấy.
Mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh dứa là đem lại hiệu quả kinh tế
cao nhất, trong khi đó quá trình sản xuất kinh doanh dứa chịu sự tác động của nhiều
yếu tố, trong đó thị trường tiêu thụ và giá dứa tác động rất lớn. Điều kiện thuận lợi
là khi người sản xuất sau khi thu hoạch vẫn giữ được sản phẩm để chờ bán trong
những thời điểm giá dứa tăng cao sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất, và ngược lại do
điều kiện khó khăn nên người sản xuất phải lo bán vội sản phẩm khi giá còn ở mức
thấp, từ đó sẽ làm giảm thu nhập của người sản xuất. Do đó, phát triển sản xuất dứa
ổn định và sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh dứa.
2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế sản xuất dứa nguyên liệu
* Yêu cầu sinh học và bố trí mùa vụ:
Quả dứa có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả dứa có nhiều loại Vitamin,
khoáng chất cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao như: đường thay đổi từ 8 -12%,
nếu chăm sóc tốt có thể đạt 15 - 18% (66% là đường Sacorase, còn lại là glucose và
fructose). Tính theo axit thì độ chua của quả dứa từ 0,4- 0,6% (trong đó 87% là axit
Citric còn lại là axit Malic và các axit khác) hàm lượng nước chiếm 87%. Mặt khác,
trong quả dứa có các loại vitamin A, B, C. Cụ thể là trong 100 ml nước dứa có 0,3mg
caroten, 0,006mg vitamin B1 và 22mg vitamin C (Cameron và esty, 1976)(Trần Thế

Tục, Vũ Mạnh Hải,1999)
Theo tính toán thì trong 1kg dứa quả cho khoảng 400- 420 calo, đặc biệt
trong dứa còn chứa enzim thuỷ phân prôtein rất tốt cho tiêu hoá là Bromelin.
Các vùng trồng dứa phía Nam từ miền Đông Nam Bộ đến đồng bằng sông
Cửu Long, có thể trồng dứa quanh năm. Điều kiện cần có là cung cấp được nước,
đảm bảo độ ẩm trong thời kỳ cây con, khi cây chưa ra quả.
Ở các tỉnh phía Bắc, do có mùa đông lạnh, nhiệt độ và độ ẩm không khí vào
thời kỳ này thấp, nên việc trồng dứa thường được tiến hành vào 2 thời vụ chủ yếu.

7


Vụ xuân (tập trung vào các tháng 3,4) và vụ thu (tập trung vào các tháng 8,9).
Trồng vào vụ xuân có thuận lợi cơ bản là trong thời gian cây con sinh trưởng, điều
kiện thời tiết ngày càng thuận lợi cho việc tích luỹ chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng
tốt, khoẻ mạnh, đủ sức để năm sau ra hoa và tạo thành quả to, ít có hiện tượng phát
dục sớm tạo nên quả nhỏ, kém chất lượng, năng suất thấp. Khó khăn chủ yếu của
việc trồng dứa vụ xuân là số lượng vật liệu, giống không nhiều, vì thông thường sau
khi ra quả, các chồi con mới bắt đầu phát triển mạnh nhất là các loại chồi nách và
chồi cuống. Mặt khác, khi trồng cây vào vụ xuân, khoảng thời gian tháng 3,4 nhiệt
độ còn thấp, tích ôn tăng chậm nên cần phải có thời gian khá dài để cho cây dứa
phát triển, ra hoa và hình thành quả. Vì vậy, trong trường hợp này nên chọn cây
giống to khoẻ.
* Chọn giống cây trồng:
Đối với sự phát triển sản xuất cây trồng nói chung và sự phát triển sản xuất
dứa nói riêng thì nên chọn con giống to khoẻ. Đối với nhóm dứa Queen khối lượng
chồi phải trên 200g, đối với nhóm Cayenne chọn chồi có khối lượng trên 250g.
Trồng vụ thu có nhiều thuận lợi hơn, lúc này số chồi non nhiều. Sau khi thu quả
chồi bật nhanh và chỉ sau một thời gian ngắn có thể đánh ra để trồng. Thường người
ta bó thành từng bó 20 - 30 chồi, để vài ngày hoặc lâu hơn trong bóng râm rồi đem

đi trồng. Trong khoảng thời gian trồng dứa vụ thu (tháng 8,9) điều kiện khí hậu
tương đối thích hợp, nhiệt độ và độ ẩm còn cao, ít nắng gắt và còn có những cơn
mưa nên cây chóng bén rễ, hồi xanh. Quá trình sinh trưởng vì vậy diễn ra thuận lợi
cây phát triển tốt. Cần chú ý là khi trồng dứa vào vụ thu sau một thời gian ngắn bắt
đầu từ tháng 10 trở đi, nhiệt độ bắt đầu hạ thấp, chất lượng mưa giảm đáng kể là
điều kiện rất thuận lợi cho sự hình thành mầm hoa, nhất là các loại chồi già có kích
thước lớn. Vì vậy, điều quan trọng là phải chọn chồi trồng vụ thu. Cần chọn các
chồi tương đối non, có khối lượng trên dưới 150g đối với nhóm dứa Queen và 200g
đối với nhóm dứa Cayenne. Riêng ở một số tỉnh miền Trung, điều kiện khí hậu có
sự pha trộn của cả 2 miền Nam và Bắc, lại chịu ảnh hưởng của gió Tây nam rấy khô
nóng trong thời kỳ từ tháng 4 đến tháng 9, thời vụ trồng dứa do đó cần được tính

8


đến yếu tố này. Ở Quảng Bình, thí nghiệm cho thấy đối với nhóm giống Cayenne
thời vụ trồng tốt nhất là các tháng 4,5,6 và tháng 10, ở các thời vụ này dứa ra hoa và
kết quả tốt. Trồng vào các tháng 7,8 thì cây sinh trưởng chậm.
* Vốn đầu tư sản xuất:
Vốn để phát triển trồng dứa cũng là một vấn đề được tính đến trong trồng
dứa. Hiện nay đơn vị kinh tế chủ đạo trong nông thôn nước ta là các hộ nông dân.
Thường thường nông dân ta còn nghèo chưa có đủ vốn để đầu tư mở rộng và phát triển
sản xuất, nhất là phát triển cây ăn quả, cây nguyên liệu trên những vùng đất mới. Nhà
nước ta đã có chính sách cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, nhưng việc triển
khai thực thi chính sách ở một số địa phương còn có những trắc trở khó khăn, xung
quanh các vấn đề thế chấp, thời hạn cho vay,... Nhà nước và các cơ quan chức năng ở
các cấp đang tích cực tháo gỡ để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
* Kỹ thuật sản xuất:
Kỹ thuật sản xuất là vấn đề then chốt đối với sự phát triển các vùng trồng
dứa. Năng suất dứa, hiệu quả của nghề trồng dứa tuỳ thuộc rất lớn vào kết quả của

các hoạt động nghiên cứu thực nghiệm cũng như chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ
khoa học và công nghệ. Trồng dứa muốn có hiệu quả kinh tế phải đạt được năng
suất cao. Muốn có năng suất cao phải có giống mới và các biện pháp kỹ thuật thâm
canh thích hợp. Các yếu tố này chỉ có thể đạt được trên cơ sở thành tựu khoa học và
công nghệ. Thị trường trong nước cũng như trên thế giới đang đòi hỏi chất lượng
quả dứa cũng như chất lượng các sản phẩm chế biến từ dứa ngày càng cao. Với các
thành tựu khoa học và công nghệ, chúng ta có thể từng bước nâng cao chất lượng
quả trên phương diện màu sắc, hương vị cũng như thành phần sinh hoá. Đón bắt
chiều hướng phát triển của thị hiếu người tiêu dùng cũng như chiều hướng phát
triển của thị trường, công tác khoa học và công nghệ cần có chiến lược để đi trước
một bước, chuẩn bị đón đầu chiều hướng phát triển đó.
* Đa dạng hoá sản phẩm chế biến và bảo quản:
Việc phát triển vùng nguyên liệu dứa phục vụ cho công nghiệp chế biến đã
góp phần trong việc đa dạng hoá sản phẩm chế biến và sản xuất nông nghiệp. Trên
cơ sở đó đã tạo ra một loại cây trồng mới đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế.

9


Trước đây trong mặt hàng hoa quả chế biến có chuối, cam, sắn... thì nay lại có thêm
mặt hàng nước dứa cô đặc và dứa hộp, dứa khoanh... làm phong phú thêm về chủng
loại sản phẩm. Đồng thời góp phần đưa công nghệ bảo quản tiến thêm một bước.
* Yêu cầu trong liên kết:
Các hoạt động tạo ra sản phẩm dứa bao gồm cung cấp đầu vào, sản xuất, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm. Dứa là một ngành có tính thương mại hóa cao nên phát
triển sản xuất dứa nguyên liệu phụ thuộc lớn vào khả năng tham gia chuỗi giá trị
của các tác nhân tham gia trong các khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ. Thực
hiện sản xuất tốt nhưng các khâu chế biến và tiêu thụ thiếu gắn kết và yếu kém sẽ
làm giảm chất lượng và giá trị sản phẩm dứa, hiệu quả kinh tế thấp, làm giảm tính
trong quá trình phát triển sản xuất dứa nguyên liệu. Do đó, để phát triển sản xuất

dứa nguyên liệu, cần phải tăng cường sự gắn kết giữa những người sản xuất với
nhau và với nhà thu mua, chế biến, kinh doanh trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm. Sự liên kết này phải đảm bảo đôi bên cùng có lợi trên cơ sở các hợp đồng
giao khoán và hợp đồng thu hoạch, tiêu thụ, nó được thể hiện rõ về mặt pháp lý trên
giấy tờ và bằng văn bản. Đảm bảo đúng giá cả trên hợp đồng đã thỏa thuận.
Nét đặc trưng trong sản xuất dứa nguyên liệu là đòi hỏi thâm canh cao độ,
được đầu tư cao về phân bón, kỹ thuật chăm sóc… Để đạt được năng suất cao, tuy
nhiên cần phải đạt được tính ổn định. Bên cạnh đó, sản xuất dứa nguyên liệu không
chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn về chính trị - xã hội, sự sụt
giảm trong sản xuất dứa sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, tăng tỷ lệ nghèo,
bất bình đẳng, phần nào ảnh hưởng đến môi trường, kể cả các vấn đề về trật tự an
ninh xã hội, an ninh - quốc phòng và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Do đó, phát
triển sản xuất dứa nguyên liệu cần phải gắn kết với điều kiện, đặc điểm kinh tế,
chính trị - xã hội và môi trường trên địa bàn.
2.1.3 Nội dung phát triển dứa nguyên liệu
Từ khái niệm, bản chất, vai trò và đặc điểm, cũng như xuất phát từ các vấn
đề liên quan tới phát triển sản xuất dứa nguyên liệu sẽ cung cấp cho chúng ta nội
dung cụ thể của phát triển sản xuất dứa nguyên liệu bao gồm:

10


* Quy hoạch vùng sản xuất:
Quy hoạch phát triển sản xuất vùng nguyên liệu có ý nghĩa quan trọng đối
với các ngành công nghiệp chế biến nói chung và công nghiệp chế biến dứa nói
riêng. Các vùng nguyên liệu dứa cần được bố trí tập trung gắn với các nhà máy chế
biến, các thị trường tiêu thụ. Đồng thời, lao động trồng và chăm sóc dứa cũng cần
được quy hoạch tốt. Các vùng trồng dứa thường được phát triển trên đất gò đồi hoặc
đất phèn, thường là những nơi dân cư thưa thớt rất thiếu lao động, vì vậy khi quy
hoạch cần phân bố dân cư đảm bảo đủ lao động cho các vùng phát triển trồng dứa.

Mặt khác, để đảm bảo nâng cao trình độ thâm canh dứa lên những bước cao hơn,
đưa năng suất dứa lên 50 – 70tấn/ha cần có quy hoạch nâng cao trình độ đội ngũ lao
động và cải thiện cơ cấu đội ngũ. Quy hoạch phát triển các vùng trồng dứa không
thể không tính đến việc xử lý các nguồn phế thải, đảm bảo tình bền vững cho sự
phát triển vùng dứa nguyên liệu. Do chế biến dứa thường tạo ra một khối lượng phụ
phế phẩm lớn. Các phụ phẩm này (thân, lá, vỏ quả, nước rửa,...) có thể gây ô nhiễm
cho các nguồn nước, cho đất.
Để quy hoạch phát triển vùng sản xuất nguyên liệu có hiệu quả, cần có cơ
chế chính sách được giải quyết đồng bộ. Thúc đẩy các hộ nông dân, các trang trại
mạnh dạn đầu tư phát triển trồng dứa cần cụ thể hoá hệ thống cơ chế chính sách phù
hợp với từng địa bàn trên cơ sở hệ thống cơ chế chính sách chung của Nhà nước.
Đặc biệt quan trọng là các chính sách sử dụng đất đai có liên quan đến quyền lợi
của Người nông dân, của các trang trại, các chính sách thuế; chính sách: cơ chế thu
mua, tiêu thụ sản phẩm.
Quy hoạch vùng sản xuất dứa cần tính kỹ và chu đáo vấn đề thị trường và
các hoạt động dịch vụ. Chính vì vậy, khi thành lập vùng nguyên liệu tập trung cần
chú ý đến thị trường tiêu thụ. Tổ chức tốt và có cơ chế hợp lý cho việc cung ứng các
loại vật tư kỹ thuật, giống, các tư vấn và dịch vụ kỹ thuật bảo vệ thực vật, phân bón,
công cụ cơ khí ...Mặt khác, cần quy hoạch tốt hệ thống thu mua, tiêu thụ sản phẩm
với những cơ chế trao đổi và thanh toán năng động.

11


* Tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu:
Để tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu có hiệu quả cần phát huy được vai trò
của tất cả các loại hình sản xuất, trong đó chú trọng đến các hộ sản xuất, các hợp tác
xã, các trang trại, đây là những loại hình chủ yếu cung cấp nguyên liệu phục vụ cho
chế biến dứa.
Để gắn được vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến cần tạo mối quan hệ

chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với nhà máy thông qua hình thức hợp
đồng, như hợp đồng về đầu tư ban đầu cho sản xuất nguyên liệu, hợp đồng mua dứa
nguyên liệu gắn với giá cả cụ thể và những biến động giá khi rủi ro xảy ra với người
sản xuất nguyên liệu.
Bên cạnh đó, muốn tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu phục vụ tốt cho chế
biến cần chú trọng đến chính sách vùng nguyên liệu. Chính sách này cần phù hợp
với từng loại hình sản xuất cụ thể, trong đó ưu tiên cho các chính sách giá thu mua
nguyên liệu, chính sách đầu tư ban đầu (như chính sách về hỗ trợ cho vay vốn, phân
bón, trợ giá giống, khai hoang, đầu tư cơ sở hạ tầng..
* Sản xuất và cung ứng:
Hoạt động sản xuất và cung ứng nguyên liệu có quan hệ chặt chẽ với nhau,
việc cung ứng phải kịp thời, đầy đủ đáp ứng được công suất của nhà máy. Nếu hoạt
động cung ứng không kịp thời, đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu cho
sản xuất. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa cung ứng
với sản xuất, khi đầu ra của nông nghiệp là đầu vào của công nghiệp. Đối với ngành
công nghiệp chế biến nói chung và chế biến dứa nói riêng việc sản xuất dứa nguyên
liệu đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi có nguyên liệu thì nhà máy mới có thể hoạt
động và tạo ra sản phẩm. Nếu quá trình sản xuất và cung ứng nguyên liệu bị ngừng
trệ, không còn cách nào khác buộc nhà máy phải đóng cửa. Điều này đã được minh
chứng bằng việc các nhà máy đường do thiếu nguyên liệu đã từng phải đóng cửa,
ngừng sản xuất. Cung ứng nguyên liệu nói chung và cung ứng dứa nguyên liệu nói
riêng là hoạt động đưa nguyên liệu đã sản xuất cung cấp nhà máy. Chính vì vậy đây
là việc có ý nghĩa lớn đối với ngành công nghiệp chế biến. Hoạt động cung ứng có

12


hiệu quả hay không sẽ quyết định đến tiến độ, công suất hoạt động của nhà máy,
hiệu quả của chế biến. Nếu cung ứng chậm sẽ làm giảm tiến độ sản xuất, còn cung
ứng thiếu sẽ không đủ nguyên liệu đáp ứng cho nhà máy sản xuất. Để cây nguyên

liệu phát huy vai trò tích cực trong sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp
chế biến, các DN chủ động nguyên liệu cho sản xuất, cần có sự phối hợp đồng bộ
giữa các ngành, cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp và chính quyền địa phương
các cấp để bảo đảm vốn, vật tư ứng trước được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả
và hoàn trả nghiêm túc bằng nông sản hàng hóa do được đầu tư, theo hình thức hợp
cung ứng vật tư và nông sản hàng hóa (theo tinh thần NĐ 80). Đồng thời thực hiện
chuyển đổi tập quán trồng cây nguyên liệu không tập trung sang cách trồng mới,
khoa học, đúng kỹ thuật hình thành vùng cây nguyên liệu lớn cũng là cuộc cách
mạng công nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn. Có như vậy, việc gắn kết sản xuất
nông nghiệp với công nghiệp chế biến mới đạt hiệu quả cao. Đối với vùng nguyên
liệu cần giải quyết tốt đồng thời cả khâu sản xuất và cung ứng.
Về sản xuất: Vấn đề đặt ra là phải tăng năng suất, diện tích và chất lượng, hạ
giá thành sản xuất nguyên liệu.
Về cung ứng: Cần giải quyết tốt khâu cung ứng nhanh, đúng, đủ và đảm bảo
chất lượng tránh tình trạng lãng phí nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sử dụng và chế
biến nguyên liệu.

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dứa nguyên liệu trong hộ nông dân
2.1.4.1 Yếu tố về chủ trương và chính sách
Chủ trương chính sách là vai trò có tính định hướng và có ảnh hưởng sâu sắc
đến sự phát triển của nông thôn, hệ thống chính sách tác động lên các yếu tố kinh tế,
chính trị, xã hội. Chính sách thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố trên, điều hoà các
mối quan hệ giữa chúng với nhau tạo nên hệ thống tổng hợp đồng bộ. Hệ thống
chính sách cần mềm dẻo, uyển chuyển để không những tạo cơ sở cho sự tồn tại và
phát triển của nông nghiệp, mà còn thúc đẩy nông nghiệp tiến lên theo những định
hướng đã lựa chọn. Nông nghiệp và nông thôn không thể tách rời nhau, vì vậy phát
triển nông nghiệp luôn gắn với xây dựng nông thôn. Hệ thống chính sách nông nghiệp
gồm những chính sách sau:

13



- Chính sách ruộng đất: cần khẳng định quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà
nước, nhưng quyền sử dụng đất lâu dài được trao cho Người dân.
- Chính sách thuế sử dụng ruộng đất: chính sách này còn thể hiện chủ trương
khuyến khích hoặc hạn chế đối với sản xuất một loại nông sản nào đó hoặc khai
thác sử dụng một số loại đất.
- Chính sách đầu tư và tín dụng: trong nông nghiệp nông thôn nhằm đẩy
mạnh sản xuất và đầu tư, thâm canh và đa dạng hoá sản xuất. Góp phần ổn định đời
sống, tăng cường đoàn kết, đồng thời cũng góp phần điều tiết trong việc thực hiện
các định hướng phát triển của nhà nước đối với các loại sản phẩm cũng như vùng
cần khuyến khích phát triển.
- Chính sách khuyến nông: nhằm thúc đẩy đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ vào sản xuất, đổi mới trang thiết bị trong nông nghiệp.
- Chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp: tạo nên trạng thái ổn định, tâm lý
tin tưởng, yên tâm đầu tư sản xuất, phát triển nông nghiệp.
- Chính sách xã hội ở nông thôn: nhằm duy trì và ổn định lực lượng sản xuất
góp phần xây dựng đoàn kết và động viên mọi người tham gia làm tròn nghĩa vụ với
đất nước trên các phương diện kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Xuất phát từ
quan điểm của Đảng và Chính phủ trong việc xác định rõ vai trò của nông nghiệp,
nông thôn, nông dân đối với tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế xã hội của
đất nước trong giai đoạn mới. Những năm qua các chủ trương, chính sách của Đảng
và Chính phủ ngày một hoàn thiện làm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
nông nghiệp, nông thôn, làm an lòng dân trong xây dựng nông thôn mới.
2.1.4.2 Yếu tố về điều kiện tự nhiên
Bất kỳ một quốc gia nào, một vùng nào dù lớn hay nhỏ đều có những lợi thế
và hạn chế nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, lợi thế và hạn chế có thể chuyển
hoá cho nhau, vấn đề là phải biết chọn thời cơ để phát huy lợi thế và khắc phục hạn
chế. Trong việc xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý thì điều kiện tự nhiên là yếu tố
quan trọng quyết định đến việc phát triển cây trồng, loại đất nào? khí hậu nào sẽ

phù hợp với loại cây trồng nào để đưa vào sản xuất. Chẳng hạn như đối với cây dứa:

14


đất phải xốp, tương đối nhẹ, thoáng khí, thoát nước tốt, tầng canh tác lớn hơn 50cm,
độ phì cao, pH từ 4,5 - 5,5, độ dốc vừa phải thuận tiện cho việc xây dựng ruộng
dứa, đồi dứa thâm canh và quy hoạch, vận chuyển. Việc phát triển vùng nguyên liệu
gắn với quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp của địa phương. Nó
góp phần khuyến khích người dân đầu tư thâm canh, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu
cây trồng phù hợp, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh việc chuyển giao
công nghệ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, thực hiện việc cơ
giới hoá trong sản xuất nông nghiệp. Việc phát triển tốt vùng nguyên liệu gắn với
việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thuỷ lợi, giao thông... từng bước hình thành
vùng chuyên canh, sẽ tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá nhiều hơn tốt hơn, góp
phần đẩy mạnh công nghiệp chế biến, từng bước thực hiện công nghiệp, hóa hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
2.1.4.3 Yếu tố giống
- Nhóm Cayenne:
Nhóm này ở ta bao gồm các giống như Cayenne không gai, Cayenne Trung
Quốc có đặc điểm là cây cao, to (1 - 1,2m), lá dài (60 - 100 cm), rộng (4 - 8cm), lá
dày và làng máng sâu có màu xanh nhạt, quả to hình trụ, mắt dẹt, khối lượng quả
trung bình đạt 1,5 - 2kg/1quả. Khi chưa chín có màu xanh đen sau chín chuyển dần
sang màu đỏ pha hồng. Đây là nhóm dứa chính phục vụ cho chế biến hiện nay.
- Nhóm Queen:
Bao gồm các giống như: Dứa tây, dứa hoa Phú Thọ, na hoa, thơm tàng ong...
Nhóm này có khả năng sinh trưởng kém hơn nhóm Cayenne, lá ngắn hẹp và cứng
hơn, có nhiều gai ở mép lá. Khả năng chống chịu khá, mặt trong lá có 3 đường vân
hình răng cưa chạy song song với chiều dài lá, hoa màu hồng, quả có nhiều mắt nhỏ
và sâu, thịt quả vàng, giòn, ngọt và thơm, ít xơ,lõi bé, quả nhỏ. Nhóm này được

trồng phổ biến ở Việt Nam và được dùng cho ăn tươi là chủ yếu, hệ số nhân cao và
chín sớm.
- Nhóm Spanish:

15


Nhóm này có đặc điểm: lá dài, mềm, hẹp, ít gai, mép lá cong hơi ngả về phía
lưng, hoa tự có màu đỏ nhạt. Quả ngắn và lớn hơn Queen song lại bé hơn Cayenne,
trọng lượng trung bình đạt 1kg/quả, thịt quả màu vàng ngà hoặc vàng trắng, nhiều
xơ, lõi rắn, ít ngọt, vị chua. Nhóm này có hệ số nhân giống cao, ở Việt Nam có các
giống như: Thơm nếp, thơm cam, bẹ đỏ, bẹ đen, dứa mật,...
2.1.4.4 Yếu tố nguồn lực cho phát triển sản xuất
Nói đến nguồn lực là nói đến vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ... quá
trình phát triển vùng nguyên liệu cũng chịu nhiều sức ép bởi những nhân tố đó.
Ngoài những yếu tố nguồn lực về lao động thì vùng nguyên liệu hiện nay đang đứng
trước thách thức lớn về vốn, chi phí đầu tư cho sản xuất, công nghệ, mặc dù đã
được trang trải nhiều, đầu tư cho nông nghiệp nói chung và phát triển vùng nguyên
liệu nói riêng song các nhu cầu thiếu hụt là tương đối lớn. Những hỗ trợ của chính
phủ chỉ đáp ứng được những mặt thiết yếu và có tính trọng điểm. Tuy nhiên khi mối
quan hệ giữa công nghệ, vốn có tác động tương tác, hỗ trợ một cách đồng bộ và kịp
thời thì mới có những biến đổi đáng kể. Đến nay việc phát triển vùng nguyên liệu
đã có những đóng góp lớn trong phát triển nông thôn. Một khi phát triển vùng
nguyên liệu mang lại hiệu quả thì người dân có cơ hội phát huy nội lực của mình và
duy trì tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Yếu tố nguồn lực cần
được huy động từ nội lực của người dân, sự đóng góp của người dân trong quá trình
đầu tư và phát triển. Nguồn lực này được huy động từ nhiều kênh vừa mang tính tự
nguyện vừa mang tính bắt buộc. Các nguồn lực này muốn duy trì một cách bền
vững thì yếu tố tổ chức xã hội phải là cầu nối giữa các hoạt động.
2.1.4.5 Yếu tố khoa học kỹ thuật

Xây dựng và phát triển sản xuất dứa nguyên liệu là một hoạt động tổng hợp
của nhiều yếu tố: Tự nhiên - xã hội – kỹ thuật, vì vậy để có thể làm tốt và xây dựng,
phát triển vùng nguyên liệu thì việc người dân cần được trang bị tương đối đầy đủ
những hiểu biết có liên quan đến hoạt động tổng hợp này. Phát triển vùng nguyên
liệu trước hết cần chú ý đến việc trang bị cho người dân các kiến thức cơ bản về
trồng trọt, trồng cây gì trước khi bắt tay vào các hoạt động sản xuất. Vì vậy, cần có

16


những hiểu biết về đối tượng sản xuất, cần nắm được các công nghệ sản xuất dự
định triển khai ở vùng nguyên liệu sản xuất dứa. Điều này cần được ý thức rõ ràng
và trước khi bắt tay vào sản xuất cần hiểu biết các kỹ thuật cần thiết để đối tượng
sản xuất mang lại hiệu quả. Những hiểu biết này có thể học tập ở trường, lớp trong
sách vở, tài liệu tham khảo hay những buổi tham quan khảo sát... ví như với việc
sản xuất và phát triển cây dứa thì người dân cần phải biết được các giống dứa, chọn
giống, quá trình chăm sóc, phân bón, loại phân nào? phù hợp và hiệu quả, thời vụ
và kỹ thuật trồng, các biện pháp xử lý ra hoa, thu hoạch,... Ngày nay, nông dân Việt
Nam ngày một tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, với những
công nghệ hiện đại trong sản xuất thâm canh cũng như tiếp cận các thông tin trong
nước và trên thế giới một cách nhanh chóng. Nông dân đã tự lực trong sản xuất
nâng cao khả năng thu nhập, Đảng và Chính phủ đã khuyến khích nông dân làm
giàu một cách chính đáng. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những
chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm xoá đói giảm
nghèo cho nông dân, những dự án xây dựng hạ tầng nông thôn để rút ngắn khoảng
cách thu nhập giữa các vùng.
2.1.4.6 Yếu tố liên kết giữa các hộ, các tổ chức sản xuất với nhà máy
Thông thường vùng sản xuất dứa nguyên liệu được xây dựng xung quanh
khu vực nhà máy đóng, đảm bảo quy trình kỹ thuật và vận chuyển. Việc phát triển
vùng dứa nguyên liệu, sản xuất theo hướng hàng hoá thường tạo ra một khối lượng

sản phẩm nông sản tương đối lớn. Vì vậy, đầu ra thị trường tiêu thụ sản phẩm là
một yếu tố vô cùng quan trọng và quyết định đến quá trình sản xuất. Bài toán tiêu
thụ nông sản của vùng nguyên liệu chỉ được xem là có cách giải quyết khi có sự
phối hợp giữa bốn nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông.
Thực tế cho thấy rằng, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và
công tác bảo quản tương đối chặt chẽ, khó khăn. Hơn nữa người nông dân cứ sản
xuất theo cái mà họ có nên gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ví
dụ như giai đoạn 1997 - 1999, cầu về cà phê trên thế giới tăng, nông dân vùng Tây
nguyên ồ ạt trồng cà phê, khi cà phê rớt giá có nhiều hộ, trang trại cà phê bị phá sản;

17


hay như bài học về mía đường, các nhà máy đường mọc lên như nấm, nông dân ký
kết hợp đồng trồng mía với nhà máy nhưng khi bước vào thực hiện hợp đồng thì
mía trồng ra không đạt tiêu chuẩn, không đáp ứng được nhu cầu nhà máy... hơn nữa
tình trạng sản xuất nông phẩm tràn lan là rất phổ biến. Đây là một hội chứng mà dân
gian đặt tên là “thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào” dẫn đến tình trạng được
mùa mất giá là nỗi ám ảnh thường xuyên của ggười dân. Vì vậy đầu ra của sản
phẩm vùng nguyên liệu cần thực hiện theo tinh thần QĐ 80/2002/TTg tiêu thụ sản
phẩm theo hợp đồng và quá trình sản xuất vùng nguyên liệu cần thực hiện sự tham
gia liên kết giữa bốn nhà. Theo QĐ 80/2002/TTg thì hợp đồng tiêu thụ nông sản
phải được ký kết ngay từ đầu vụ sản xuất, đầu năm hay đầu chu kỳ theo các hình
thức. (Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, 2002).
Thực hiện phương châm các bên cùng có trách nhiệm và cùng có quyền lợi
và nghĩa vụ với nhau. Làm tốt vấn đề này góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển
tránh tình trạng thị trường trôi nổi dẫn đến việc ép giá nông sản. Người dân sản xuất
ra sản phẩm không bán được dẫn đến thua lỗ, nhà máy thì xây dựng lên vì không đủ
nguyên liệu cho sản xuất cũng phải đình trệ dẫn đến đóng cửa. Thực tế trong quá
trình thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, một số doanh nghiệp đã

làm tốt sự liên kết thông qua hợp đồng với người dân. Một số đơn vị nhà máy chế
biến đã làm tốt chức năng giúp nông dân đầu tư vào vốn, giống, kỹ thuật cũng như
tiêu thụ sản phẩm... ở một số trường hợp này, mối liên kết bốn nhà đã thể hiện
tương đối rõ nét.
Tuy nhiên nông thôn, nông dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Trở ngại lớn
nhất là mặt bằng dân trí, đội ngũ cán bộ cơ sở rất hạn chế và còn yếu kém. Vốn,
kiến thức về kỹ thuật, công nghệ thiếu thốn lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém. Những vấn
đề trên đã làm hạn chế việc xây dựng và phát triển sản xuất dứa nguyên liệu nói
riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung.

18


Chủ trương
và chính sách
Giống
Điều kiện tự
nhiên

Phát triển sản xuất
dứa nguyên liệu

Nguồn lực

Khoa học kỹ

cho chiến

thuật


lược sản xuát

Liên kết giữa
các hộ, các tổ
chức, sản xuất
với nhà máy

Sơ đồ 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dứa nguyên liệu
2.1.5 Mối quan hệ trong phát triển sản xuất dứa nguyên liệu
Trong thực tế, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún sẽ dẫn đến năng suất,
chất lượng dứa nguyên liệu không đồng đều, kém hiệu quả, giá thành sản xuất trên
một đơn vị sản phẩm không cao. Chính vì vậy việc tổ chức sản xuất dứa nguyên
liệu theo hướng liên kết là yếu tố cần thiết cho phát triển dứa nguyên liệu, việc liên
kết các mối quan hệ lại với nhau về vốn, kỹ thuật lao động và tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua các quan hệ trong hộ - hộ, hộ - doanh nghiệp, hộ - nhà khoa học. Trong
đó các nội dung về cung ứng giống, chuyển giao công nghệ, quan hệ trong tiêu thụ
sẽ góp phần giúp các tác nhân trong mối quan hệ có điều kiện tiếp thu, phổ biến,
truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng, kết quả và hiệu quả sản xuất từ đó giúp cho phát triển sản xuất dứa nguyên liệu
được ổn định và bền vững.

19


×