Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

PHÁT TRIỂN sản XUẤT KHOAI tây ATLANTIC ở THỊ xã từ sơn, TỈNH bắc NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 128 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HÌI



NGUYỄN THỊ HÀ



PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KHOAI TÂY ATLANTIC Ở
THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HÌI




NGUYỄN THỊ HÀ



PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KHOAI TÂY ATLANTIC Ở
THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH



CHUYÊN NGÀNH: Kinh tế nông nghiệp
MÃ NGÀNH: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. TÔ DŨNG TIẾN





HÀ NỘI - 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi thông tin trích dẫn trong luận văn này được chỉ

rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Người thực hiện


Nguyễn Thị Hà


















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn

thạc sỹ kinh tế nông nghiệp với đề tài : “ Phát triển sản xuất khoai tây Atlantic ở thị
xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn đến Ban GIám đốc Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, Ban quản lý đào tạo của Học viện và tất cả các thầy cô giáo, đặc biệt là
các thầy cô giáo khoa Kinh tế Nông nghiệ
p và Phát triển nông thôn – Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS
Tô Dũng Tiến người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân thị xã T
ừ Sơn, lãnh đão phòng
Kinh tế, Khuyến nông, chính quyền các xã trong thị xã, các tập thể, cá nhân, đồng
nghiệp, bạn bè và người thân đã chỉ bảo, giúp đỡ , động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu khoa học hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả



Nguyễn Thị Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC BẢN ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. M
ục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu 4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất khoai tây 5
2.1.1. Đặc đ
iểm kinh tế, kỹ thuật của khoai tây 5
2.1.2. Lý luận cơ bản về phát triển sản xuất khoai tây Atlantic 8
2.1.3. Các tác nhân tham gia trong phát triển sản xuất khoai tây Atlantic 12
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất khoai tây 14
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất khoai tây 23
2.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới 23
2.2.2. Tình hình phát triển khoai tây ở Việt Nam 32
2.3. Khái quát các công trình nghiên cứu về sản xu
ất khoai tây và những nghiên
cứu có liên quan đến phát triển sản xuất khoai tây Atlantic 38
2.3.1. Một số dự án, chương trình và chính sách phát triển khoai tây 38


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv

2.3.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu mới đây về giống khoai Atlantic 40
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 42
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Từ Sơn 42
3.1.1. Vị trí địa lý 42
3.1.2. Điều kiện khí hậu 42
3.1.3. Tài nguyên đất 45
3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 48
3.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội và hạ tầng cơ sở 49
3.2. Phương pháp nghiên cứu 54
3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 54
3.2.2. Phương pháp xử lý tài liệu 56
3.2.3. Phương pháp phân tích 56
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 56
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 58
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất khoai tây Atlantic ở thị xã Từ Sơn 58
4.1.1. Tổng quát tình hình phát tri
ển sản xuất khoai tây Atlantic trên địa bàn thị xã
Từ Sơn 58
4.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây Atlantic qua mẫu điều tra 66
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất khoai tây Atlantic tại
thị xã Từ Sơn 85
4.2.1. Ảnh hưởng của đất đai, thủy lợi 85
4.2.2. Ảnh hưởng của áp dụng khoa học kỹ thuật 86
4.2.3. Ảnh hưởng c
ủa xây dựng cánh đồng mẫu lớn và liên kết sản xuất 90
4.2.4. Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ 92
4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy manh và nâng cao hiệu quả sản xuất khoai tây

Atlantic tại thị xã Từ Sơn 93
4.3.1. Những căn cứ để đẩy mạnh sản xuất khoai tây Atlantic tại thị xã Từ Sơn 93
4.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩ
y mạnh và nâng cao hiệu quả sản xuất
khoai tây tại thị xã 94

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
5.1. Kết luận 106
5.2. Kiến nghị 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 111











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tiêu thụ khoai tây theo khu vực năm 2005 30
Bảng 2.2 Năng suất khoai tây phân theo vùng giai đoạn 1996-2007 35

Bảng 2.3 Sản lượng khoai tây phân theo vùng giai đoạn 1996-2007 36
Bảng 2.4 Tỷ lệ sản lượng khoai tây phân theo vùng giai đoạn 1996-2007 37
Bảng 3.1 Đặc điểm một số yếu tố khí hậu thời tiết Thị xã Từ Sơn 43
Bảng 3.2 Phân loại các loại đất của thị xã Từ Sơn 45
Bả
ng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 48
Bảng 3.4 Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế của thị xã Từ Sơn 49
Bảng 3.5 Tình hình dân số thị xã Từ Sơn giai đoạn 2009 – 2013 51
Bảng 4.1 Tình hình diện tích khoai tây tại thị xã Từ Sơn qua các năm 63
Bảng 4.2 Biến động năng suất và sản lượng khoai tây Atlantic tại thị xã Từ Sơn . 66
Bảng 4.3 Cơ cấu mẫu
điều tra 67
Bảng 4.4 Chi phí sản xuất khoai Atlantic tính theo bình quân 1 ha giữa các hộ
tham gia liên kết và không tham gia liên kết trong sản xuất 70
Bảng 4.5 Tỷ lệ phần trăm số hộ trồng Atlantic tham gia liên kết trong sản xuất 74
Bảng 4.6 Phân phối sản phẩm khoai tây Atlantic tại các hộ 75
Bảng 4.7 So sánh hiệu quả sản xuất khoai tây Atlantic giữa các hộ trong và ngoài
liên kết 76
Bảng 4.8 So sánh hiệu quả sản xuất khoai Atlantic theo quy mô 79
B
ảng 4.9 So sánh hiệu quả sản xuất khoai Atlantic theo mức độ áp dụng tiến bộ kỹ
thuật 81
Bảng 4.10 Hệ thống trồng trọt hiện nay của thị xã Từ Sơn 82
Bảng 4.11 So sánh hiệu quả giữa khoai tây Atlantic với khoai tây thường và một số
loại cây trồng vụ đông thay thế 83
Bảng 4.12 Nơi mua giống khoai tây Atlantic tại hộ năm 2013 87
Bảng 4.13 Số liệ
u dự trữ khoai tại các kho lạnh qua các năm tại thị xa Từ Sơn 89



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Sự thay đổi về diện tích trồng khoai tây ở các khu vực (1000ha) 25
Biểu đồ 2.2 Năng suất khoai tây tính theo khu vực (tấn/ha) 26
Biểu đồ 2.3 Tiêu thụ khoai tây trên thế giới 30
Biểu đồ 4.1 Diện tích khoai Atlantic tại thị xã giai đoạn 2010 - 2013 64
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ phần trăm diện tích giống Atlantic tại Từ Sơn năm 2013 64






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii

DANH MỤC BẢN ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ

Bản đồ 2.1 Sản xuất khoai tây ở các nước phát triển và đang phát triển 27
Bản đồ 2.2 Vùng sản xuất khoai tây chủ yếu của Việt Nam 34
Hình 3.1 Diễn biến nhiệt độ và thời gian chiếu sáng 43
Hình 3.2 Diễn biến lượng mưa, bốc hơi và độ ẩm không khí 44
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây Atlantic 73


































Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



BVTV Bảo vệ thực vật
CIP Trung tâm khoai tây quốc tế
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
GDP Tổng sản phẩm quốc dân
GO Giá trị sản xuất
MI Thu nhập hỗn hợp
KTXH Kinh tế xã hội
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VA Giá trị tăng thêm







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đổi mới đất nước, nền
nông nghiệp nông thôn của nước ta đã có những bước phát triển nhanh, liên tục và
toàn diện. Đặc biệt là sản xuất lương thực đã góp phần quan trọng vào ổn định cuộc
sống, chính trị tạo cơ sở thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp đã thu được nhiều kết quả, trong
đó sản xuất cây trồng vụ đông đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao tổng sản
lượng lương thực và sản lượng các loại cây trồng trong năm. Được sự quan tâm, chỉ
đạo của các cấp, các ngành, cùng với các chính sách hỗ trợ cho hệ thống các công
trình thủy lợi phục vụ công tác tưới tiêu
được đầu tư đã tạo điều kiện cho vụ đông
trở thành một vụ sản xuất phù hợp với nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh
tế, nâng cao tổng giá trị sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
Vụ đông hiện nay, tùy theo trình độ kỹ thuật mức độ thâm canh, tập quán
canh tác và nhu cầu thực tiễn về sản xuất và đời sống mà mỗ
i địa phương có những
cây trồng vụ đông khác nhau như: ngô, khoai lang, đậu tương, khoai tây, rau các
loại. Mỗi cây trồng đều có những đặc điểm riêng và có những yêu cầu nhất định với
ngoại cảnh và thỏa mãn một nội dung kinh tế nhất định làm tăng sản phẩm lương
thực, thực phẩm cho xã hội và tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp. Vấn
đề là tùy từng đi
ều kiện cụ thể của địa phương, cơ sở sản xuất mà lựa chọn cây
trồng nào phù hợp và đen lại hiệu quả kinh tế hơn.
Cây khoai tây là một trong những cây trồng quen thuộc, vừa là cây lương
thực, đồng thời là cây thực phẩm có giá trị kinh tế được trồng ở nhiều nước trên thế
giới. Hiện nay trên thế giới, cây khoai tây được coi là một trong 4 cây trồng quan
trọng nh
ất trong các cây lương thực sau lúa mỳ, ngô, lúa nước.
Ở Việt Nam, cây khoai tây có vai trò kinh tế quan trọng, là cây trồng tận
dụng đất trong vụ đông , không ảnh hưởng đến các cây trồng chính trong vụ xuân
và vụ mùa, tận dụng lao động nhàn rỗi, phân bón từ chăn nuôi và còn có tác dụng
cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh, giảm phân bón, công lao động cho vụ sau. Khoai tây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2


có thời gian sinh trưởng ngắn (80-90 ngày) tạo ra thu nhập cao cho nông dân, cung
cấp thực phẩm có chất lượng, tạo sự phát triển đa dang của hệ thống cây trồng, làm
nền tảng cho phát triển bền vững.
Được đưa vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, trải qua nhiều bước thăng
trầm, đến nay khoai tây được coi là cây trồng quan trọng trong cơ cấu vụ đông của
nhiều tỉnh miền Bắc. Bên cạnh nh
ưng mặt tích cực, sản xuất khoai tây ở nước ta còn
gặp không ít khó khăn như: sản xuất manh mún, phân tán, khó khăn cho việc áp
dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, cơ giới hóa, thu gom, tiêu thụ sản phẩm,
thiếu giống có năng suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất đại trà, chi phí sản xuất
khoai tây cao gấp 2-3 lần các cây trồng khác trong vụ đông, nông dân gieo trồng
theo kinh nghiệm là chính, chưa theo đúng quy trình sản xu
ất vì vậy năng suất, chất
lượng khoai tây ở nước ta còn thấp so với thế giới; sản phẩm không đồng đều, lẫn
tạp nhiều thứ giống; khâu bảo quản, chế biến yếu kém, chủ yếu dùng cho ăn tươi.
Hiện nay, giống khoai Atlantic có xuất xứ từ Mỹ là một trong những loại
giống khoai được chọn là giống khoai tây dùng cho sản xuất hàng hóa chế biến
chips, cung cấp cho các nhà máy ch
ế biến công nghiệp hiệu quả cao, có khả năng
chống chịu sâu bệnh và hoàn toàn đã sản xuất được giống siêu nguyên chủng ở Việt
Nam. Trên cả nước đã triển khai, xây dựng nhiều mô hình khoai tây vụ đông
Atlantic theo hướng hàng hóa, hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ công
nghiệp chế biến ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Bắc Ninh.
Từ Sơn là thị xã cửa ngõ phía nam của tỉnh Bắc Ninh, có vị trí
địa lý rất
thuận lợi, có tuyến quốc lộ 1A, 1B đi qua nối liền Thủ đô Hà Nội với Quảng Ninh,
Lạng Sơn và các tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc thuận lợi cho giao lưu kinh tế giữa các
vùng miền. Là một thị xã trẻ, năng động diện tích tự nhiên năm 2010 là 6.133 ha với
2.911,5 ha đất nông nghiệp, trong đó có diện tích tương đối lớn có thể thích hợp để sản
xuất khoai tây vụ

đông theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là giống Atlantic mang
lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với hệ thống luân, được nhà nước, chính quyền địa
phương sẵn sàng hỗ trợ và dễ dàng có được cam kết mua hết thành phẩm của nhà máy
Orion. Mặc dù vậy, hiện nay việc trồng và sản xuất khoai Atllantic theo hướng sản xuất
hàng hóa chưa được chú trọng và gặp nhiều hạn chế, khó khăn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3

Xuất phát từ những vấn đề trên, để góp phần phát triến sản xuất khoai tây vụ
đông theo hướng phát triển hàng hóa, biến Từ Sơn có thể trở thành vùng nguyên
liệu cung cấp cho nhà máy chế biến chips trên địa bàn tỉnh như Orion. Được sự giúp
đỡ và hướng dẫn của GS.TS Tô Dũng Tiến, tôi xin đề xuất đề tài:
“Phát triển sản xuất khoai tây Alantic ở Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình phát triển sản xuất khoai tây
Alantic những năm qua, tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy phát triển
sản xuất khoai tây Alantic ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất khoai tây nói
chung và khoai tây Atlantic nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất, và phân tích các yếu tố ả
nh hưởng đến
phát triển sản xuất khoai tây Atlantic ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế, kỹ thuật chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát
triển sản xuất khoai tây Atlantic ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu những vấn
đề lý luận và thực tiễn cả về kinh tế, kỹ thuật

có liên quan đến phát triển sản xuất khoai tây Atlantic ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.
Đối tượng khảo sát của đề tài
+ Các hộ nông dân trồng khoai Atlantic;
+ Các đơn vị, nhà máy thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ khoai tây;
+ Các phòng, trung tâm, trạm trại có liên quan đến sản xuất khoai tây ở Thị
xã Từ Sơn, Bắc Ninh;
+ Mối liên kết của 4 nhà trong quá trình sản xuất.
1.3.2. Ph
ạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Những căn cứ lý luận, thực tiễn của những giải pháp
phát triển sản xuất khoai tây Atlantic ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Tập trung đánh giá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4

hiệu quả sản xuất khoai tây Atlantic về sản xuất trong liên kết, ngoài liên kết; theo
quy mô; và theo trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
- Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất khoai tây Atlantic
trong thời gian qua, chủ yếu tập trung vào phân tích đánh giá trình độ sản xuất và
hiệu quả sản xuất khoai tây Atlantic trong giai đoạn 2010 – 2013. Đề ra định hướng
và giải pháp đẩy m
ạnh phát triển sản xuất khoai tây Atlantic ở địa phương trong
thời kỳ cho đến năm 2020
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu phải tập trung trả lời
các câu hỏi đặt ra sau đây:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất khoai tây Atlantic theo
hướng gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ?
2- Thực trạng sả
n xuất khoai tây Atlantic ở thị xã Từ Sơn hiện nay như thế nào?

3- Sự liên kết, phối hợp giữa 4 nhà trong quá trình sản xuất khoai tây diễn ra
như thế nào?
4- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất gặp phải là gì?
5- Trong thời gian tới cần các giải pháp kinh tế và kỹ thuật nào để phát triển
sản xuất khoai tây Atlantic ở thị xã Từ Sơn một cách có hiệu quả.











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất khoai tây
2.1.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của khoai tây
2.1.1.1 Khái quát sự ra đời và phát triển sản xuất khoai tây
Khoai tây thuộc chi Solanum, gồm 160 loài có khả năng cho củ. Cây khoai
tây thuộc nhóm thân thảo, họ cà (Solanaceae). Có khoảng 20 loại khoai tây thương
phẩm, chúng đều thuộc loài Solanum tuberosum L và ở thể tứ bội (Tetraploid) (2n =
4x =48), có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao (FAO,2001). Có nhiều tài
liệu và quan đi
ểm trên thế giới nói về nguồn gốc của cây khoai tây, dựa trên cơ sở
lịch sử, khảo cổ học và thực vật học thì khoai tây có nguồn gốc hoang dại từ vùng

Trung và Tây Nam Mỹ, đặc biệt tập trung ở vùng Chi Lê và những đảo quanh vùng.
Nhiều cuộc thảm hiểm của Liên Xô cũ trước đây đã xác nhận rằng trung tâm thứ 2
của khoai tây còn có nguồn gốc ở Mexico và hiện nay người ta còn bắt gặ
p rất
nhiều loại khoai tây hoang dại ở nơi đây (Hồ Hữu An và cs,2005)
Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều di tích lịch sử chứng minh cây khoai
tây được trồng từ khoảng 500 năm trước công nguyên. Vào thời kỳ người Tây Ban
Nha chinh phục châu Mỹ, Chile, Colombia, Ecuador và Pere. Ngày nay người da đỏ
ở vùng Titicaca nam Peru, bắc Bolivia vẫn còn trống những giống khoai tây khởi
thủy (Ducreux,1989) (dẫn theo Lê Sỹ Lợi,2007)
Khoai tây đã được bán đầu tiên ở Seville năm 1573, chúng được mang đế
n
đây bởi các thủy thủ người Tây Ban Nha. Từ Tây Ban Nha, khoai tây được lan
truyền khắc châu Âu. Ở nước Anh, khoai tây được đưa vào trồng từ năm 1590 bởi
tàu Tây Ban Nha có thuyền trưởng là người Anh. Cho đến năm 1600 khoai tây được
gửi tới Ý, Đức. Trong vòng 100 năm sau khoai tây đã có mặt ở hầu hết các nước
châu Âu và được trồng rộng rãi vào những năm 1800.
Vào thế kỷ 17, những nhà truyền giáo người Anh đã đưa khoai tây đến nhiều nơ
i
ở châu Á, thế kỷ 19 những nhà truyền đạo người Bỉ cũng giới thiệu khoai tây tại Công
Gô. Tuy vậy, việc sử dụng khoai tây làm lương thực ở các nước nhiệt đới vẫn còn hạn
chế vì những khó khăn cố hữu trong sản xuất và bảo quản khoai tây ở vùng thấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6

Từ một loại khoai tây ban đầu (có tên khoa học là Solanum Teberosum L)
trồng để ăn, đến nay người ta đã tạo ra hơn 2000 giống khoai tây gieo trồng với
năng suất và phẩm chất khác nhau. Hiện nay cây khoai tây được trồng rất rộng rãi ở
130 nước trên thế giới, từ 71
0

vĩ tuyến Bắc đến 40
0
vĩ tuyến Nam.
2.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa kinh tế của cây khoai tây trong nền kinh tế quốc dân.
Khoai tây vừa là cây lương thực, vừa là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, hàm lượng dinh dưỡng của cây khoai tây chỉ kém trứng. hiện nay cây khoai tây
là một trong những nguồn lương thực quan trọng của loài người, được xếp vào cây
lương thực đứng hàng thứ tư sau lúa mỳ, lúa gạo và ngô. Theo FAO, sản lượng
khoai tây thế giới hàng năm đạt khoảng 300 triệu t
ấn, bằng 60 -70% tổng sản lượng
lúa hoặc lúa mỳ và chiếm 50% tổng sản lượng cây có củ.
Kết quả phân tích cho thấy củ khoai tây chứa hầu như đầy đủ các chất dinh
dưỡng quan trọng như: Protein, đường, lipit, các loại vitamin A,B,PP,C, và D.
Ngoài ra còn có các chất khoáng như Ca, K, Mg Theo Burton, 1974 thì khi sử
dụng 100g khoai tây có thể đảm bảo ít nhất 8% nhu cầu năng lượng, 10% nhu cầu
Fe, 10% vitamin B1, 20 -50% nhu cầu vitamin C của một người/ngày. Nếu tỷ lệ
Protein sử d
ụng ở trứng gà là 100 thì ở khoai tây là 71 (Beukema, vander Zagg,
1979). Vì vậy trong số các cây trồng vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, Van der Zagg
cho rằng cây khoai tây là cây sinh lợi hơn bất cứ cây trồng nào khác vì nó cho năng
suất năng lượng và năng suất protein cao nhất.
Do có giá trị dinh dưỡng cao nên ở nhiều nước, khoai tây cũng được làm
thức ăn cho gia súc, nhất là các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Pháp hàng năm
người ta sử dụng từ 1 – 1,4 triệu tấn khoai tây cho chă
n nuôi. Bên cạnh giá trị làm
lương thực, thực phẩm và thức ăn cho gia súc, khoai tây còn là nguồn nguyên liệu
cho nhiều ngành công nghiệp chế biến. Tinh bột của khoai tây được dùng trong
công nghiệp dệt, sợi, gỗ ép, giầy và đặc biệt là trong công nghiệp chế biến axit hữu
cơ (axit lactic, axit xitric), dung môi hữu cơ (etanol, buthanol). Một tấn củ khoai tây
có hàm lượng tinh bột 17,6 % chất tươi thì sẽ cho 112 lít rượu, 55 kg axit hữu cơ và

một số sản phẩm phụ khác (theo Tr
ương Quan Vinh, 2007).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7

Ở Việt Nam, từ sau năm 1970, cây khoai tây được coi là một cây trồng vụ
đông lý tưởng cho vùng đồng bằng sông Hồng và trở thành một cây lương thực
quan trọng. Năm 1987, cây khoai tây chính thức được Bộ Nông Nghiệp đánh giá là
một cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa. Chương trình khoai tây quốc gia
được thành lập đã thu hút hàng loạt cơ quan nghiên cứu và triển khai phát triển
khoai tây rất mạnh. Củ khoai tây hiện nay được coi là một trong những loại “thực
phẩ
m sạch”, một loại nông sản hàng hóa được lưu thông rộng rãi.
Mặt khác lợi ích của cây khoai tây với ngành trồng trọt cũng rất lớn. Đất
trồng cây khoai tây thường tươi xốp, nên tiết kiệm phân bón, công lao động cho cây
trồng khác, làm tăng năng suất cây trồng vụ kế tiếp. Bên cạnh đó sản phẩm phụ của
khoai tây như: lá, thân được tận dụng làm phân xanh có tác dụng tốt trong việc cải
tạo và cung cấ
p chất dinh dưỡng cho đất.
2.1.1.3. Khái quát về đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của khoai tây nói chung và khoai
tây Atlantic nói riêng
Do khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao lại dễ dàng chế biến khi sử dụng nên
đã mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn. Khoai tây là cây xoá đói cho những vùng khó
khăn, là cây sinh lợi hơn cả so với các cây trồng khác. Khoai tây được lưu thông
trên thị trường thế giới với khối lượng rất lớn hàng năm và là một trong những mặ
t
hàng nông sản bán chạy nhất (giá 1 tấn khoai tây lên tới 265-270 USD, 1986 tại
Anh). Ở Việt Nam kết quả điều tra tại các điểm: Bắc Giang, Thái Bình, Hải Dương
cho thấy thu nhập ròng/ ha khoai tây thương phẩm chính vụ dao động từ 3,83
đến 10,09 triệu đồng. Sản xuất giống cho giá trị cao hơn sản xuất khoai tây thương

phẩm từ 2-4 lần. Cây khoai tây vẫn là cây cho thu nhập cao hơn 1,7 đến 3,8 lần so
với khoai lang và ngô (Nguyễn Công Chức, 2001). Ở
các nước có nền kinh tế phát
triển, khoai tây còn sử dụng làm thức ăn gia súc. Theo số liệu thống kê của FAO
(1991), lượng khoai tây làm thức ăn gia súc ở Pháp là 3,06 triệu tấn, Hà Lan 1,93
triệu tấn. Nếu năng suất khoai tây củ là 150 tạ/ha và 80 tạ/ha thân lá thì có thể đảm
bảo 5.500 đơn vị thức ăn gia súc (Ngô Đức Thiệu, 1978). Ở Việt Nam sản xuất
khoai tây cũng đóng góp to lớn cho chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn (90% hộ trồ
ng
khoai tây sử dụng củ nhỏ làm thức ăn cho chăn nuôi) (Nguyễn Công Chức, 2001).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8

Bên cạnh giá trị làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc, khoai tây còn
là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến. Tinh bột khoai tây có thể sử
dụng trong ngành công nghiệp dệt, gỗ ép, giấy và đặc biệt là công nghiệp chế biến
axit hữu cơ (lactic, xitric), dung môi hữu cơ (Etanol, Butanonl), axit cacbonnic và
nhiều sản phẩm phụ khác. Ước tính một tấn khoai tây củ có hàm lượng tinh bột là
17,6% chất tươi thì cho 112 lít rượu, 55 kg axit hữu cơ và một số s
ản phẩm phụ
khác, hoặc 170kg tinh bột hoặc là 80 kg glucoza cùng nhiều sản phẩm khác. Do vậy
khoai tây được lưu thông trên thị trường thế giới với khối lượng rất lớn hàng năm
và là một trong những mặt hàng nông sản bán chạy nhất. Giá một tấn khoai tây lên
đến 265-270 USD năm 1986 tại Anh (Lê Quốc Hưng, 2002).
Khoai tây có vai trò kinh tế xã hội to lớn, hiện nay sản xuất khoai tây đóng
góp từ 42- 87% thu nhập từ cây vụ đông, 4,5-34,5% thu nhập t
ừ trồng trọt, 4,5-
22,5% trong tổng thu nhập của hộ trồng khoai tây. Với diện tích khoai tây như hiện
nay khoảng trên dưới 30.000 ha, ngành sản xuất này đã tạo ra việc làm cho
120.000-180.000 lao động nông nghiệp trong vụ đông Xuân. Vì vậy,hiện nay khoai

tây được xác định là một trong những cây chủ yếu nằm trong chương trình tạo công
ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện chế độ
dinh dưỡng cho người dân vùng đồng b
ằng và miền núi phía Bắc (Nguyễn Tiến
Hưng, 2003). Ngoài ra sản xuất khoai tây còn đem lại nguồn lợi ích lâu dài và đáng
kể như: Làm tăng năng suất cây trồng sau đó, tăng độ phì nhiêu và mầu mỡ của đất,
giảm chi phí làm đất và làm cỏ.
2.1.2. Lý luận cơ bản về phát triển sản xuất khoai tây Atlantic
2.1.2.1. Các quan điểm cơ bản về phát triển kinh tế
Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triể
n kinh tế
Giáo trình kinh tế phát triển của Trường Đại học kinh tế quốc dân “ Phát
triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm cả sự gia
tăng về sản lượng, và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng tiến bộ và nâng
cao chất lượng cuộc sống con người (Phạm Ngọc Linh và cộng sự, 2008, tr.14)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9

Quan điểm của Raaman Weitz: “ Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả
tăng trưởng trong xã hội”.
Theo Lưu Đức Hải: “ Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều
yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, kỹ thuật, văn hóa ”
Quan điểm khác thì Phát triển được hiểu là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi
l
ĩnh vực, đó là sự thỏa mãn các thành tố sự tăng lên cả về chất lượng thay đổi về thể
chế, chủng loại, tổ chức, thay đổi về thị trường và giữa công bằng xã hội, an ninh
trật tự (Fajado,1999).
Các nhà kinh tế thế giới đã đưa ra nhiều lý thuyết về sự phát triển. Mặc dù có
nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nói chung đều cho rằng phát triển kinh tế là khái

niệm toàn di
ện hơn khái niệm tăng trưởng kinh tế. Đối với mỗi xã hội, thông
thường nói tới phát triển là nói tới sự đi lên, sự tiến bộ của toàn xã hội một cách
toàn diện.
Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời
gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “ Phát triển kinh tế được
hiểu là quá trình tăng tiến về m
ọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển
kinh tế được xem như là quá trình biến đổi và xã hội ở mỗi quốc gia”.
Theo logic biện chứ
ng của quá trình phát triển thì phát triển kinh tế được
hiểu là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế, mặt lượng của sự phát
triển bao hàm sự gia tăng về quy mô thu nhập và tiềm lực kinh tế, còn sự thay đổi
về chất bao gồm quá trình thay đổi cấu trúc bên trong của nền kinh tế (chuyển dịch
cơ cấu kinh tế) và sự tiến bộ xã hội.
Quan điể
m khác về phát triển theo xu hướng là sự phát triển theo chiều rộng
và sâu.
Phát triển kinh tế theo chiều rộng: Phát triển kinh tế bằng cách tăng số lượng
lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố
định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10

Phát triển kinh tế theo chiều sâu: Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị,
áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân
công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực hiện có.
Với sự phân tích ở trên như vậy, chung quy lại có 3 quan điểm về phát triển.

- Quan đ
iểm 1: Phát triển là sự tăng lên về số lượng và chất lượng.
- Quan điểm 2: Phát triển là sự phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.
- Quan điểm 3: Phát triển là sự tăng trưởng về quy mô và sự hoàn thiện về cơ cấu.
Phân tích 3 quan điểm cho thấy cả 3 chung một nội dung là đều tăng lên về
số lượng. Tuy nhiên quan điểm1cho thấy sự phát triển cả về m
ặt chất lượng cũng
chính là quá trình thay đổi cấu trúc bên trong của nền kinh tế (chuyển dịch cơ cấu
kinh tế) và sự tiến bộ xã hội.
Ở quan điểm 2 phát triển theo cả chiều sâu là sự đầu tư chủ yếu về công
nghệ, sử dụng hợp lý tổ chức sản xuất nhưng nếu không tạo ra được sự hoàn thiện
về cơ cấu sẽ dẫ
n đến sự không bền vững trong phát triển.
Như vậy với việc phân tích các quan điểm về phát triển kinh tế, ta thấy rằng
với quan điểm 3 phản ánh đầy đủ và bao quát nhất, nghĩa là phát triển phải là sự
tăng trưởng về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu.
2.1.2.2. Quan điểm về phát triển sản xuất khoai tây Atlantic
* Khái niệm về phát triển sản xuất khoai tây Atlantic
Dựa trên cơ
sở phân tích lý luận về sự tăng trưởng và phát triển thì Phát triển
sản xuất khoai tây Atlantic là sự tăng trưởng về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu
trong sản xuất khoai tây Atlantic tại địa phương, từ đó tăng thêm kết quả sản xuất
kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh tế.
* Nội dung của phát triển sản xuất khoai tây Atlantic.
Tăng trưởng về quy mô (PTSX khoai tây về mặt số lượng) là nhằm tăng sả
n
lượng khoai, mở rộng diện tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX
không đổi, sử dụng kỹ thuật giản đơn, kết quả PTSX khoai tây đạt được chủ yếu
nhờ tăng diện tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
PTSX khoai tây Atlantic theo tăng trưởng về quy mô bao gồm tăng s

ản lượng, mở
rộng diện tích khoai tây trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ dân trồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11

khoai Atlantic hoặc tăng quy mô diện tích trồng khoai tây của mỗi hộ nông dân,
hoặc cả hai.
PTSX khoai tây Atlantic theo hướng hoàn thiện về cơ cấu là trong cơ cấu sản
xuất khoai tây (xét theo từng khía cạnh) thì bộ phận có ưu thế về năng suất, về hiệu
quả ngày càng tăng lên so với bộ phận có năng suất và hiệu quả thấp. Trong sản
xuất khoai tây Atlantic có mấy cơ cấu cơ bản cần nghiên cứ
u đó là:
+ Cơ cấu theo mức độ liên kết gồm 2 loại: có tham gia liên kết trong sản xuất
(nằm trong mô hình cánh đồng mẫu lớn) và không tham gia liên kết (nằm ngoài
cánh đồng mẫu lớn).
+ Cơ cấu theo quy mô sản xuất: quy mô nhỏ (dưới 2 sào), quy mô trung bình
(từ 2 – 4 sào), quy mô lớn (trên 4 sào).
+ Cơ cấu theo trình độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gồm 2 loại: loại
làm đúng yêu cầu kỹ thuật và làm chưa đúng yêu c
ầu kỹ thuật.
Như vậy PTSX khoai tây Atlantic theo hướng hoàn thiện về cơ cấu là dần
dần người dân sản xuất khoai tây theo hướng làm đúng kỹ thuật để khai thác triệt để
tối đa năng suất của giống khoai Atlantic, từ quy mô các hộ nhỏ và vừa chiếm ưu
thế chuyển sang sản xuất theo quy mô lớn hoặc theo mô hình cánh đồng mẫu lớn,
tạo thuận lợi cho việc ứng d
ụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, sản xuất đồng
bộ theo quy mô sản xuất hàng hóa; thực hiện liên doanh liên kết từ khâu đầu vào
đến khâu đầu ra giữa các bên liên quan trong sản xuất và tiêu thụ. Để chuyển dịch
cơ cấu theo hướng hoàn thiện hơn phải tăng thêm và điểu chỉnh cơ cấu đầu tư các
nguồn vốn theo hướng tập trung vào các bộ phận có năng suất và hiệu qu

ả hơn; ứng
dụng khoa học kỹ thuật; áp dụng hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ hơn và thực
hiện tốt liên doanh liên kết trong sản xuất và gắn với thị trường. Qua việc hoàn
thiện về cơ cấu làm tăng sản lượng và nhất là tăng hiệu quả kinh tế sản xuất khoai
tây trên một đơn vị diện tích.
Trong điều kiện hi
ện nay, những nhân tố phát triển về quy mô đang cạn dần,
cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với
những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ sinh học là yêu cầu tất yếu thúc
đẩy sản xuất khoai tây chuyển sang PTSX theo cơ cấu. Nhằm đạt được các chỉ tiêu:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12

tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm dần
hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
thu nhập cho người dân.
Vì vậy, việc PTSX khoai tây phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác
nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ chức
sản xuất, phương thứ
c khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực, tổ chức các hoạt
động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho PTSX khoai tây. Do đó khi đánh giá sự phát triển sản
xuất khoai tây chủ yếu tập trung xem xét kết quả tạo ra của quá trình sản xuất như quy
mô diện tích, sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu. Phân tích sự tăng trưởng, chuyển
dịch trong nội bộ của các yếu tố đó theo thời gian, đồ
ng thời đánh giá chất lượng tăng
trưởng bằng các hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
2.1.3. Các tác nhân tham gia trong phát triển sản xuất khoai tây Atlantic
- Nông dân
Là đối tượng chính hiện nay sản xuất và cung cấp khoai tây làm lương thực
và cho tiêu dùng chế biến. Sự gia tăng dân số là sức ép to lớn đối với sản xuất nông

nghiệp trong việc cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội. Vì vậy, vai trò
của nông dân trong việc PTSX khoai tây sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực cho
toàn xã hội và làm mặt hàng nâng cao năng lực xuất khẩu cho Việt Nam. Bên cạnh đó
với hơn 70% số dân sống bằng nông nghiệp việc PTSX khoai tây còn cung cấp nguyên
liệu và sức lao động cho các ngành công nghiệp và dịch vụ; tăng thu nhập cho nông dân,
hạn chế việc di dân tự phát từ nông thôn ra thành thị trong thời vụ nông nhàn; phát triển
sản xuất khoai tây còn giúp bảo vệ và làm giàu môi trườ
ng đất, môi trường sinh thái và
bảo tồn nền văn hóa bản sắc dân tộc.
- Tư thương
Họ là các nhà thu gom khoai tại địa phương, bán cho các doanh nghiệp hoặc
bán cho người tiêu dùng hoặc các hàng ăn uống trong nước. Họ cũng là nhà đầu tư
ban đầu hay cung cấp đầu vào cho hộ nông dân như vốn, đạm, lân, kali, để hộ nông
dân phát triển sản xuất, mở rộng diện tích; có thể nói hiện nay nhà buôn, thương lái
là thành phần của đầ
u ra trong PTSX khoai tây tại địa phương.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13

- Doanh nghiệp
Đứng đầu là các doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng chủ đạo trong lĩnh vực
quan trọng đặc biệt là việc tiêu thụ và chế biến sản phẩm từ khoai tây. Một số doanh
nghiệp trong lĩnh vực này được đầu tư và tạo cơ chế thuận lợi cho nông dân trong
việc hình thành vùng nguyên liệu, nhằm gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ
khoai. Vì muốn nông dân mở rộng di
ện tích sản xuất chỉ khi việc tiêu thụ thuận lợi,
giá cả hợp lý đảm bảo có lãi. Do vậy, doanh nghiệp có vai trò ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình phát triển sản xuất khoai tây trong khi muốn xuất khẩu khoai tây sang một
số nước châu Âu và làm các sản phẩm chế biến từ khoai tây.

- Nhà nước
Với tư cách định hướng và hỗ trợ cơ bản cho quá trình phát triển toàn diện và
lâu dài, đồng thời phối hợ
p chỉ đạo các hoạt động của nông dân, của các tổ chức,
doanh nghiệp trong PTSX khoai tây. Do vậy, vai trò của nhà nước có ảnh hưởng rất
lớn trong việc PTSX khoai tây ở các nội dung sau:
+ Hoạch định chiến lược và chính sách trong phát triển khoai tây trước mắt
cũng như lâu dài trong cả nước. Phát triển hệ thống thông tin thị trường, tạo cơ chế,
hỗ trợ đối với người sản xuất khoai tây, một vấn đề
quan trọng đó là với tư cách
người mua, người cung cấp và người chủ động tác động hạn chế tiêu cực của nền
kinh tế thị trường.
+ Xây dựng khung pháp lý ngân sách quốc gia và tài chính, bằng nhiều chính
sách cụ thể khuyến khích các công ty trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển sản
xuất, tiêu thụ khoai tây, áp dụng chính sách giảm thuế, bảo lãnh tín dụng
+Thúc đẩy nghiên cứu khoa học và công nghệ nhất là công nghệ sinh học,
công nghệ t
ự động hoá, công nghệ thông tin…
+ Đầu tư trực tiếp vốn ngân sách cho nông thôn trong đó có hệ thống tưới
tiêu, hạ tầng cơ sở được đầu tư và kiên cố hóa, đầu tư hỗ trợ phương tiện, bảo quản
khoai chất lượng cao.
+ Phát triển nguồn nhân lực: thông qua việc chuyển giao công nghệ mới và
có các kỹ sư tham gia vào công tác khuyến nông nhằm giúp hộ nông dân trồng
khoai trên địa bàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14

- Nhà khoa học
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, khoa
học công nghệ góp phần quan trọng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có

ảnh hưởng lớn đên tốc độ tăng trưởng nông nghiệp. Trong PTSX cây khoai tây cũng
vậy các nhà khoa học giúp đưa tiến bộ mới vào sản xuất như công nghệ sinh học
trong lai tạo giống khoai tây, nhằm tạo ra sự đột phá mới về năng suất và chất lượng,
chống chịu
được sâu bệnh và thời tiết. Nhằm giải quyết các vấn đề thực tế đang đặt ra
đối với nền sản xuất khoai tây ở Việt nam. Đồng thời áp dụng những thành tựu công
nghệ tự động hoá trên thế giới và trong nước vào chế biến, bảo quản khoai như kho
lạnh, các sản phẩm được chế biến từ khoai tây. Có thể nói vai trò của nhà khoa học
không thể thiếu trong quá trình PTSX khoai tây trong giai đ
oạn hiện nay.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất khoai tây
+ Yếu tố tự nhiên, nguồn lực
- Khí hậu: khoai tây ưa khí hậu ấm áp ôn hòa, không chịu được nhiệt độ
nóng quá hoặc quá rét. Tổng nhu cầu nhiệt độ của khoai tây từ 1600
0
C – 1800
0
C. Ở
thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, cây khoai tây có thể thích ứng với biên độ nhiệt độ
từ 10-25
0
C. Ở thời kỳ sinh trưởng thân lá nhiệt độ từ 20 – 25
0
C. Trong giai đoạn phát
triển củ, nhiệt độ không khí thích hợp là 18 – 19
0
C (tốt nhất là 16 – 17
0
C). Từ 20
0

C trở
lên làm quá trình củ khoai tây bắt đầu bị kìm hãm. Nhiệt độ nếu cao quá 25
0
C sẽ trở ngại
quá trình hình thành và phát triển củ. Ở nhiệt độ -10
0
C cây sẽ bị chết rét, những củ giống
đã qua thời kỳ ngủ có thể nảy mầm và sinh trưởng tốt ở 15
0
C.
Khoai tây là cây ưa sáng, cường độ ánh sáng mạnh có lợi cho quá trình
quang hợp sẽ thuận lợi cho quá trình hình thành tích lũy chất khô. Hầu hết các
giống ưa thời gian chiếu sáng ngày dài để ra hoa (>14 giờ chiếu sáng trong ngày).
Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu cầu thời gian chiếu sáng cũng khác nhau. Từ
khi khoai mọc khỏi mặt đất nếu thời kỳ xuất hiện nụ hoa, yêu cầu ánh sáng ngày
dài. Thời kỳ phát triển tia, củ yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Có thể nói các đi
ều kiện
khí hậu như sương muối, bão, úng lụt nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ
ảnh hưởng rất xấu đến kết quả sản xuất khoai tây của người dân, thậm chí dẫn đến
mất trắng.

×