Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thực trạng bệnh viêm vú ở bò sữa trên địa bàn huyện duy tiên – tỉnh hà nam và thử nghiệm điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 71 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................ iv
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................. vii
Danh mục bảng ............................................................................................... viii
Danh mục hình .................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
1.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM
VÚ Ở BÒ SỮA ........................................................................................ 3
1.1. Cấu trúc bầu vú bò sữa ................................................................................ 3
1.1.1. Tuyến sữa. ......................................................................................... 3
1.1.2. Bầu vú bò sữa: ................................................................................... 4
1.2. Sữa và thành phần của sữa bò ...................................................................... 6
1.2.1. Quá trình tạo sữa ở bầu vú bò. ........................................................... 6
1.2.2. Chu kì tiết sữa. .................................................................................. 6
1.2.3. Phản xạ tiết sữa ................................................................................. 7
1.2.4. Thành phần của sữa ........................................................................... 9
1.3. Bệnh viêm vú bò sữa: .................................................................................. 9
1.3.1. Khái niệm về bệnh viêm vú ở Bò sữa ................................................ 9
1.3.2. Phân loại viêm vú bò sữa ................................................................. 10
1.3.3. Những yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh viêm vú. ............................... 14
1.3.4. Chẩn đoán bệnh Viêm vú ................................................................ 24
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........30
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................. 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 30
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 30


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


2.1.3. Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 30
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu........................................................................ 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 31
2.3.1. Khảo sát tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú: ............................................... 31
2.3.2. Đánh giá hiệu quả của vacxin phòng bệnh viêm vú bằng phương
pháp CMT ........................................................................................ 31
2.3.3. Xác định vi khuẩn gây bệnh viêm vú bò sữa bằng phương pháp
phân lập vi khuẩn. ............................................................................ 32
2.3.4. Xác định sự mẫn cảm với kháng sinh của các loại vi khuẩn gây
bệnh viêm vú .................................................................................... 32
2.3.5. Xử lý số liệu .................................................................................... 32
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 33
3.1. Khảo sát tình hình chăn nuôi bò sữa và tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú tại
huyện Duy Tiên – Tỉnh Hà Nam. .............................................................. 33
3.1.1. Cơ cấu đàn bò sữa tại huyện Duy tiên những năm qua (2010 –
2014) ................................................................................................ 33
3.1.2. Cơ cấu giống đàn bò sữa tại huyện Duy Tiên................................... 34
3.1.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú lâm sàng tại
huyện Duy Tiên – Tỉnh Hà Nam....................................................... 35
3.2. Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm vú bò sữa.................. 38
3.2.1. Khảo sát tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú theo mùa tại huyện Duy
Tiên – Tỉnh Hà Nam ......................................................................... 38
3.2.2. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến bệnh viêm vú bò sữa tại huyện Duy
Tiên .................................................................................................. 39

3.2.3. Ảnh hưởng của giống bò sữa tới bệnh viêm vú tại huyện Duy
Tiên .................................................................................................. 40
3.2.4. Kết quả xác định sự liên quan giữa vị trí lá vú đến tỷ lệ viêm vú
bò sữa tại huyện Duy Tiên ................................................................ 41
3.3. Khảo sát tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú cận lâm sàng ..................................... 43

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.3.1. Tỷ lệ và mức độ viêm vú cận lâm sàng ............................................ 43
3.3.2. Kết quả xác định số lượng lá vú bị viêm .......................................... 45
3.4. Kết quả giám định thành phần và tính mẫn cảm với một số thuốc kháng
sinh của các vi khuẩn trong sữa bò mắc bệnh viêm vú .............................. 47
3.4.1. Kết quả xác định số giống vi khuẩn phân lập được trong một
mẫu sữa bình thường và sữa bò bị viêm vú ....................................... 48
3.4.2. Kết quả xác định thành phần vi khuẩn trong mẫu sữa dương tính .... 49
3.4.3.Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được
từ sữa bò bị viêm vú với một số thuốc kháng sinh ............................ 50
3.4.4. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong
sữa bò viêm vú với một số thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu ....... 52
3.5. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm vú ........................ 54
3.6. Quy trình phòng, trị bệnh viêm vú bò sữa .................................................. 56
3.6.1.Quy trình phòng bệnh viêm vú ......................................................... 56
3.6.2. Quy trình điều trị bệnh viêm vú bò sữa ............................................ 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 61
Kết luận ............................................................................................................ 61
Đề nghị............................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 63


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
F

Bò sữa thuần chủng

F1

Bò lai giữa bố F và mẹ Laisind

F2

Bò con của bố F và mẹ F1

F3

Bò con của bố F và mẹ F2

SCC

Số lượng tế bào bản thể ( Somatic Cell Count)

CMT

California Mastitis Test

Mg/kg P

Mg/kg thể trọng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1.

Cơ cấu đàn bò sữa tại huyện Duy Tiên (2010 – 2014) ............................. 33

3.2.

Cơ cấu giống của đàn bò sữa................................................................... 34

3.3.

Kết quả khảo sát tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú lâm sàng tại các xã năm 2014..... 35

3.4.


Kết quả khảo sát tỷ lệ bò sữa bị bệnh viêm vú theo mùa ......................... 38

3.5:

Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú theo lứa đẻ............................................. 39

3.6:

Bệnh viêm vú bò sữa tại Duy Tiên – Hà Nam theo giống ........................ 40

3.7.

Kết quả xác định vị trí các lá vú của bò bị viêm bằng phương pháp CMT....... 41

3.8:

Kết quả khảo sát tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú cận lâm sàng ...................... 44

3.9.

Kết quả xác định số lượng lá vú của bò bị viêm bằng phương pháp CMT ....... 46

3.10. Số giống vi khuẩn phân lập được trong một mẫu sữa .............................. 48
3.11: Thành phần vi khuẩn có trong sữa bò bình thường và sữa bò viêm vú.... 49
3.12 : Tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ sữa bò viêm vú với
một số thuốc kháng sinh ......................................................................... 51
3.13. Tính mẫn cảm của một số vi khuẩn có trong có trong sữa bò viêm vú
với một số thuốc kháng sinh ................................................................... 53
3.14: Kết quả điều trị bệnh viêm vú lâm sàng ở bò sữa .................................... 54


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1.1.

Bầu vú bò sữa .......................................................................................... 4

1.2.

Nang tuyến tiết sữa .................................................................................. 4

1.3.

Cấu trúc tuyến vú và nang tuyến .............................................................. 6

1.4.

Chu kỳ tiết sữa ở bò sữa ........................................................................... 7

1.5


. Phản xạ tiết sữa ở bò .............................................................................. 8

2.1.

Dụng cụ và thuốc thử CMT ................................................................... 31

2.2.

Vắt sữa vào khay ................................................................................... 31

2.3.

Cho thuốc thử vào.................................................................................. 32

2.4.

Đọc kết quả............................................................................................ 32

3.1:

Tỷ lệ (%) bò sữa mắc bệnh viêm vú lâm sàng theo từng khu vực ........... 36

3.2.

Bầu vú bị sưng to, nóng, đỏ...................................................................... 37

3.3.

Bầu vú bò bị teo ..................................................................................... 37


3.4.

Núm vú bị viêm ..................................................................................... 37

3.5.

Chuồng trại bẩn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm vú bò sữa ................. 37

3.6.

Tỷ lệ (%) bò sữa mắc bệnh viêm vú theo mùa ........................................ 38

3.7:

Kết quả xác định vị trí lá vú bò bị viêm ................................................. 42

3.9.

Số giống vi khuẩn phân lập trong một mẫu sữa ...................................... 48

3.10. Kết quả điều trị bệnh viêm vú lâm sàng ở bò sữa ................................... 55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là đất nước đang phát triển theo con đường công nghiệp hóa

hiện đại hóa. Hòa chung vào công cuộc đổi mới của các ngành, ngành nông
nghiệp vốn chiếm gần 80% dân số cũng đang từng bước đi lên. Chăn nuôi bò sữa
xuất hiện ở Việt nam từ những năm đầu của thế kỉ XX, dưới thời Pháp thuộc.
Ngay sau khi hòa bình lập lại, từ năm 1954 đến năm 1960 nhà nước ta bắt đầu
quan tâm đến phát triển chăn nuôi, trong đó có bò sữa. Tuy nhiên chăn nuôi bò
sữa thực sự phát triển nhanh từ năm 2001 sau khi có chủ trương đẩy mạnh phát
triển ngành sữa của Việt Nam thông qua Quyết định167/2001/QĐ/TTgs của
Chính Phủ về chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa trong giai đoạn 2001/2010.
Tổng đàn bò sữa của nước ta đã tăng từ 41 nghìn con lên 137 nghìn con năm
2010 và năm 2011 tổng đàn bò sữa của cả nước là trên 167 nghìn con (theo số liệu
của Cục Chăn nuôi). Những năm gần đây chăn nuôi bò sữa trở thành ngành xóa
đói giảm nghèo cho nông dân. Trong khi các nghành khác nông dân đang gặp
khó khăn với hàng loạt những diễn biến phức tạp của dịch bệnh thì chăn nuôi bò
sữa trở thành một ngành có khả năng sản xuất cao theo hướng công nghiệp
không chỉ chăn nuôi trang trại phát triển mà chăn nuôi nông hộ được hình thành
và ngày càng phát triển, phục vụ đời sống con người. Mức sống tăng lên nhu cầu
của người tiêu dùng cũng tăng lên. Sữa là sản phẩm không thể thiếu được trong
mỗi gia đình vì giá trị dưỡng nó đem lại nâng cao sức khỏe dân trí và văn minh
xã hội. Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề này, các công ty thu mua và chế
biến sữa ra đời như công ty sữa quốc tế IDP, Công ty sữa Vinamik...
Vì với lợi thế là vùng đồng bằng ven sông Hồng, diện tích rộng có nguồn
đất trồng cỏ, thuận lợi giao thông là mạch nối giữa Hà Nội và các tỉnh. Với lợi
thế và tiềm năng sẵn có Duy Tiên đang hoàn thiện các mô hình chăn nuôi tiến
tới xây dựng huyện nông thôn mới. Để góp phần xây dựng nông thôn mới mà
trong đó nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò quan trọng được Đảng
và nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã có nhiều cơ chế chính sách. Xuất phát từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1



thực tế trên, để góp phần phát triển đàn bò tại Duy Tiên, phòng chống dịch bệnh,
tăng năng suất trong chăn nuôi, phát triển kinh tế cho bà con nông dân. Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘Thực trạng bệnh viêm vú ở Bò sữa trên địa bàn
huyện Duy Tiên – Tỉnh Hà Nam và thử nghiệm điều trị”
1.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định được thực trạng đàn bò sữa trên địa bàn huyện Duy Tiên –
Tỉnh Hà Nam mắc bệnh viêm vú.
- Đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh viêm vú bò sữa tại địa bàn huyện Duy
Tiên – Tỉnh Hà Nam.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cung cấp những số liệu thực tế về tình hình bò sữa bị mắc bệnh viêm vú
tại huyện Duy Tiên – Hà Nam làm tài liệu và cơ sở nghiên cứu khoa học cho
những nghiên cứu tiếp theo.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc điều trị lâm sàng, đồng
thời đề tài giúp người chăn nuôi bò sữa có những kỹ thuật cơ bản trong công tác
phòng và trị bệnh viêm vú, giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra góp phần góp
phần sản xuất sữa sạch, an toàn cho người tiêu dùng, nâng cao năng suất của đàn
bò sữa và thu nhập của người chăn nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ SỮA
1.1. Cấu trúc bầu vú bò sữa

1.1.1. Tuyến sữa.
Hay còn gọi là tuyến vú, là cơ quan sản xuất ra sữa. Tuyến sữa bao gồm
mô tuyến, mô liên kết, hệ cơ, các mạch máu, thần kinh.
1.1.1.1. Mô tuyến:
Là cơ quan tạo ra sữa ở bò. Mô tuyến gồm 2 phần chính là hệ thống các
tuyến bào và ống dẫn.
- Tuyến bào (nang tuyến) là đơn vị tiết sữa chủ yếu của tuyến sữa. Có
khoảng trên 80.000 tuyến bào/cm3. Tuyến bào có dạng khối cầu, mặt trong là các
tế bào biểu mô tuyến là tế bào có nhiệm vụ phân tiết sữa . Chính giữa mỗi tuyến
bào có một xoang (xoang tiết). Xoang tiết ăn thông với ống dẫn sữa. Các tuyến
bào hợp với nhau thành chùm gọi là chùm tuyến bào hoặc tiểu thuỳ. Bầu vú chia
làm 4 phần, mỗi phần là tập hợp của nhiều tiểu thuỳ.
- Hệ thống ống dẫn sữa là hệ thống phân nhánh hình cành cây, bắt đầu từ
xoang tiết (ống dẫn tuyến bào) rồi tập hợp vào ống dẫn trung bình và ống dẫn
lớn. Các ống dẫn lớn này đổ về bể sữa.
- Bể sữa phân làm 2 phần: phần trên là bể tuyến, phần dưới là bể bầu vú.
Giữa hai bể có nếp nhăn niêm mạc vòng. Cuối cùng là lỗ đầu vú. Cuối núm vú có hệ
thống cơ thắt đầu núm vú ngăn không không cho sữa tự chảy ra ngoài.
1.1.1.2. Mô liên kết:
Có chức năng định hình, bảo vệ cơ học và sinh học. Chúng bao gồm các
tổ chức sau: Da, mô liên kết mỏng, mô liên kết dày, màng treo bầu vú, các tổ
chức liên kết đệm.
- Da: Bao bọc bên ngoài và hỗ trợ sự định hình của tuyến.
- Mô liên kết mỏng : Nằm ngay bên dưới lớp da.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3



- Mô liên kết dày: Nằm ngay bên dưới lớp mô liên kết mỏng gắn phần da
và tuyến thể bằng một lớp liên kết đàn hồi.
- Màng treo bầu vú gồm có màng treo bên và màng treo giữa.
- Các tổ chức liên kết đệm (mô mỡ).
1.1.1.3. Hệ cơ:
- Nằm xung quanh các nang tuyến, giúp co bóp đẩy sữa từ nang tuyến vào
ống dẫn sữa.
- Nằm xung quanh các ống dẫn sữa và bể sữa có hệ thống các cơ trơn.
- Phía đầu núm vú có hệ cơ vòng gọi là cơ thắt bầu vú.
1.1.1.4. Mạch máu
- Hệ thống động mạch: Đi từ xoang bụng, thông qua rãnh bẹn, chui qua
ống bẹn đi vào bầu vú.
- Hệ thống tĩnh mạch tuyến sữa
1.1.1.5. Hệ thống lâm ba:
Hệ thống lâm ba trong tuyến sữa có chức năng vận chuyển dịch thể hoặc
dịch lâm ba từ bề mặt tế bào đến hạch lâm ba và trả lại dịch thể vào tuần hoàn
tĩnh mạch.
1.1.2. Bầu vú bò sữa:

Hình 1.1. Bầu vú bò sữa

Hình 1.2. Nang tuyến tiết sữa

(Nguồn: www.edis.ifas.ufl.edu)

(Nguồn: www.biology.arizona.edu)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



Hình 1.3: Cấu tạo tuyến sữa
(Nguồn: />Bầu vú bò gồm: có 4 vú phân biệt, 2 vú trước và 2 vú sau. Hai vú sau
thường lớn hơn 2 vú trước và chứa đến 60% tổng lượng sữa. Giữa các vú có các
vách ngăn bằng mô liên kết chạy theo chiều ngang và dọc do đó chia bầu vú
thành 4 phần độc lập với nhau.
Núm vú có các hình dạng khác nhau như dạng hình trụ tròn hoặc hình nón
cụt, ngắn dài tuỳ giống, tùy cá thể.
Một bầu vú của bò sữa cao sản thường có những đặc điểm như:
- Bầu vú phát triển rộng và sâu, các vú tương đối đồng đều.
- Các núm vú to vừa phải, có chiều dài vừa phải (7 -10cm), thẳng đứng và
khoảng cách tương đối rộng và tương đồng.
- Các dây chằng bầu vú chắc chắn, vú không quá xệ (núm vú không quá
khuỷu chân sau của bò).
- Hệ thống tĩnh mạch phát triển, khoằn khoèo và nổi rõ.
- Bầu vú lớn vừa phải. Bởi bầu vú quá lớn thường làm yếu sự gắn kết với
cơ thể. Vú là vú da bởi vú da thì nhiều tế bào mô tuyến nên cho nhiều sữa. Vú da
sau khi vắt thì teo lại, nhiều nếp nhăn và kích thước bầu vú trước và sau khi vắt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


sữa thay đổi rõ rệt. Vú thịt thì ít tế bào mô tuyến nên cho ít sữa hơn. Khối lượng
và thể tích bầu vú tăng dần qua các lứa đẻ cho đến khi trưởng thành.
1.2. Sữa và thành phần của sữa bò
1.2.1. Quá trình tạo sữa ở bầu vú bò.
Sữa được tạo ra từ các nang tuyến. Sữa chảy từ nang tuyến vào các ống

dẫn sữa nhỏ rồi tập hợp vào các ống dẫn sữa lớn, các ống sữa lớn chảy vào bể
sữa. Bể sữa là nơi chứa sữa. Bầu vú bò có 4 bể sữa tách biệt, không thông nhau.
Cơ vòng ở đầu núm vú trong điều kiện bình thường giữ cho sữa không tự chảy ra
ngoài được. Giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển.
Sữa được tổng hợp từ các nguyên liệu trong máu. Trung bình cứ khoảng
540 lít máu chảy qua hệ thống mạch máu bầu vú thì 1 lít sữa được tạo ra. Tuyến
vú ở bò sữa chỉ chiếm 2 -3% thể trọng bò nhưng nó tạo ra lượng sữa với một
lượng vật chất khô hằng năm lớn hơn trọng lượng bò.Vì vậy, cần phải cung ứng
đầy đủ dinh dưỡng cho nhu cầu sản xuất sữa của bò, bên cạnh đó còn có nhu cầu
duy trì và nhu cầu nuôi thai.

Hình 1.3. Cấu trúc tuyến vú và nang tuyến
(nguồn : )
1.2.2. Chu kì tiết sữa.
Sau khi đẻ, tuyến sữa bắt đầu tiết sữa liên tục cho đến khi cạn sữa chuẩn
bị cho kỳ đẻ kế tiếp. Thời gian đó gọi là chu kỳ tiết sữa. Một chu kỳ tiết sữa ở bò
sữa thường kéo dài 10 tháng (305 ngày). Sau chu kì này các tuyến sữa ngừng
hoạt động một thời gian ngắn để chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo. Thời kỳ này gọi
là giai đoạn cạn sữa, thường kéo dài từ 45 -60 ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Xét trong một chu kỳ tiết sữa, lượng sữa thường đạt cao nhất vào tháng
thứ 2 -3 rồi giảm dần. Trong điều kiện bình thường ước chừng lương sữa giảm
khoảng 10%. Khi bò có thai, lượng sữa giảm nhanh, đặc biệt là từ tháng có thai
thứ 5 trở đi.
Xét trong một ngày, lượng sữa cũng khác nhau giữa buổi sang và buổi
chiều tuỳ theo giống và cá thể. Thông thường sữa buổi sáng thường chiếm 60%

lượng sữa trong ngày. Trong một đời bò sữa, bò thường đạt năng suất cao nhất
vào chu kỳ thứ 3. Ở chu kỳ 1, năng suất của bò chỉ chiếm 75% so với thời điểm
đạt cao nhất. Ở chu kỳ 2 là khoảng 85%

Hình 1.4. Chu kỳ tiết sữa ở bò sữa
(nguồn: www.delava.com)
1.2.3. Phản xạ tiết sữa
Sữa được tiết theo cơ chế phản xạ. Phản xạ tiết sữa được điều khiển bởi
thần kinh và thể dịch. Khi bò nhận được các tác nhân kích thích như xoa bóp bầu
vú,… thông qua hệ thần kinh các kích thích sẽ được dẫn truyền tới vỏ đại não.
Từ đây sẽ phát các xung thần kinh đến các cơ quan và hệ thống thể dịch để thực
hiện việc tiết sữa: như kích thích hệ thống cơ trơn của ống dẫn, bể sữa và tiết
oxytocin.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Sức ép và co thắt đẩy sữa tác động bởi oxytocin, nếu vắt không kịp và
lượng oxytocin giảm hoặc hết thì những hệ thống ống chứa sữa nhỏ và những
kênh nhỏ này sẽ đóng lại.và sữa sẽ tồn lại trong các hệ thống ống dẫn nhỏ.
Oxytocin sẽ ngừng tiết sau khoảng 6 đến 8 phút. Do đó thời gian vắt sữa một con
bò chỉ nên kéo dài khoảng 7 phút
Tuy nhiên, trong điều kiện những hộ chăn nuôi nhỏ, không có nơi vắt sữa
chuyên biệt, khi tiến hành vắt sữa một con thì những con khác cũng đã bắt đầu bị
kích thích và khi con này được vắt xong thi mới đến lượt con khác thì cũng gây
ảnh hưởng đến phản xạ tiết sữa. Vì vậy cần phải bố trí một nơi vắt sữa chuyên
biệt để việc kích thích một con bò này không ảnh hưởng đến phản xạ tiết sữa của
con khác. Các tác nhân kích thích bao gồm:

- Thị giác: nhìn thấy bê, người vắt sữa, máy vắt sữa, chỗ vắt sữa
- Thính giác: nghe tiếng bê kêu, tiếng máy vắt sữa hoạt động, tiếng xô vắt
sữa, tiếng người vắt sữa…
- Khứu giác: mùi người vắt sữa, mùi thuốc sát trùng bầu vú.
- Xúc giác: xoa bóp, massage bầu vú.

Hình 1.5. Phản xạ tiết sữa ở bò
(nguồn: www.babcock.cals.wisc.edu)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


1.2.4. Thành phần của sữa
Sữa đầu: Sữa được tiết ra ngay sau khi đẻ (còn được gọi là sữa non, sữa
máu). Sữa đầu chỉ được tiết ra trong vài ngày đầu tiên của chu kì tiết sữa. Sữa đầu có
hàm lượng vật chất khô rất cao, trong đó quan trọng nhất là các Globulin miễn dịch
(Immunoglobulin). Chúng có tác dụng bảo vệ bê sơ sinh chống lại các tác nhân gây
bệnh trong thời gian đầu. Cần phải cho bê sơ sinh uống sữa đầu càng sớm càng tốt vì
hàm lượng Globulin miễn dịch trong sữa và khả năng hấp thu chúng của ruột non
giảm dần. Ngoài ra sữa đầu còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác ở nồng độ cao
như đạm sữa, năng lượng, vitamin A, E.
Sữa thường: là sữa tiết về sau trong 1 chu kì tiết sữa (khoảng từ ngày thứ 3
trở đi). Sữa thường không có chứa Globulin miễn dịch, hàm lượng vật chất khô
trong sữa nhỏ hơn sữa đầu.
Thành phần sữa có thể thay đổi theo giống, chế độ dinh dưỡng, môi
trường, tình trạng bệnh tật của bò …
1.3. Bệnh viêm vú bò sữa:
1.3.1. Khái niệm về bệnh viêm vú ở Bò sữa

Bệnh viêm vú bò sữa là một trong những bệnh phổ biến gây thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi bò sữa không những ở Việt Nam mà ngay cả
ở những nước chăn nuôi bò sữa phát triển, bệnh gây nên do nhiều yếu tố.
Theo Tolle (1975) viêm vú bò là một bệnh phức tạp gây nên bởi sự tương
tác qua lại giữa bò, vi khuẩn và môi trường
Năm 1975, Liên hiệp sữa quốc tế đã đưa ra định nghĩa “viêm vú bò sữa là
quá trình viêm tuyến vú với sự hiện diện của một hay nhiều (2 hoặc tối đa 3) loài
vi khuẩn trong mô vú, dẫn đến sự gia tăng số lượng tế bào bản thể (somatic cell
counts: SCC) trong sữa, đặc biệt là tế bào bạch cầu, đồng thời làm thay đổi tính
chất vật lý và hóa học của sữa”. Viêm vú dẫn đến hậu quả giảm sản lượng sữa,
đặc biệt có trường hợp gây chết bò .
Viêm vú là phản ứng phòng vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây tổn
thương mô bầu vú, những tổn thương này có thể do tác động cơ học hay do các
loại vi khuẩn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


1.3.2. Phân loại viêm vú bò sữa
Viêm vú bò sữa có 2 dạng là viêm vú lâm sàng và viêm vú tiềm ẩn.
1.3.2.1 Viêm vú lâm sàng
Viêm vú lâm sàng là sự nhiễm trùng của bầu vú thể hiện rõ triệu chứng
lâm sàng như sự thay đổi tính chất của sữa (sữa bị vón, loãng, màu sắc và mùi
khác thường), hình dạng bầu vú (bầu vú sung huyết, sưng to…) và một số trường
hợp có triệu chứng toàn thân (sốt, kém hay bỏ ăn…)
Viêm vú lâm sàng được phân chia thành các loại sau:
1.3.2.1.1. Theo thời gian
* Viêm vú thể quá cấp tính

Viêm vú thể quá cấp tính có đặc điểm là bệnh xảy ra đột ngột, bầu vú
viêm sưng lớn, cứng, nóng, đỏ, đau. Sữa có các chất tiết bất thường. Viêm vú quá
cấp tính có thể dẫn đến mất sữa. Sự viêm là kết quả tác động của vi khuẩn và độc
tố của chúng hay những sản phẩm của bạch cầu. Những triệu chứng toàn thân do
nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc huyết bao gồm: xáo trộn hô hấp, tuần hoàn,
sốt, biếng ăn, suy nhược, giảm nhu động dạ cỏ, tiêu chảy, mất nước, trường hợp
nặng có thể làm chết bò. Triệu chứng toàn thân thường xảy ra trước những thay
đổi ở bầu vú và sữa.
* Viêm vú thể cấp tính
Viêm thể cấp tính cũng có đặc điểm là xảy ra đột ngột. Bầu vú viêm có
biểu hiện sưng, nóng, đau ở mức trung bình tới nặng, giảm sản lượng sữa; sữa có
chứa sợi huyết, sữa vón cục và các chất tiết bất thường trong tuyến vú. Những
dấu hiệu của xáo trộn toàn thân (trở ngại cơ năng) như sốt, suy nhược, biếng ăn
và suy yếu. Tuy nhiên, những triệu chứng này không nghiêm trọng bằng thể quá
cấp tính.
* Viêm vú thể bán cấp tính
Đặc điểm của viêm vú lâm sàng bán cấp tính là viêm nhẹ. Mặc dù có thể
không có thay đổi nào ở bầu vú nhưng vẫn xuất hiện các chất tiết bất thường từ
tuyến vú và sữa có màu khác thường. Không có dấu hiệu rối loạn toàn thân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


* Viêm vú thể mãn tính
Thường có những ổ mủ bên trong bầu vú, to nhỏ tùy mức độ. Bầu vú có
thể mềm bình thường nhưng có thể sưng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng
thậm chí nhiều năm. Bệnh có thể làm cho thùy vú bị xơ cứng hay teo lại. Thể
bệnh này là hậu quả của việc không phát hiện kịp thời hay điều trị không triệt để

khi bò bị viêm vú.
1.3.2.1.2 Theo tính chất viêm
Nguyễn Văn Thanh (2002), dựa vào tính chất vú viêm lâm sàng, phân làm
các loại viêm vú như sau:
1.3.2.1.2.1. Viêm vú thể thanh dịch
Bầu vú sung huyết, thường hay xảy ra sau khi bò sinh vài ngày, do vi trùng
tấn công vào nơi bầu vú bị xây xát hay do kế phát của quá trình viêm tử cung hay
nội mạc tử cung hóa mủ. Khi vi trùng theo máu vào sâu trong tuyến vú thì toàn
bộ tuyến vú sưng to. Sờ nhẹ không đau nhưng ấn mạnh con vật đau và phản ứng.
Lượng sữa của thùy vú viêm giảm rõ, chất lượng sữa lúc đầu biến đổi không rõ,
sau loãng, lợn cợn. Ngoài các triệu chứng cục bộ, có thể thú còn có triệu chứng
toàn thân như kém ăn, sốt cao, ủ rủ. Bệnh nhẹ thì sau 7 - 9 ngày hiện tượng viêm
giảm nhưng dễ trở thành mãn tính. Khi tổ chức tuyến vú bị tổn thương nghiêm
trọng thì bầu vú có thể bị xơ cứng.
1.3.2.1.2.2. Viêm vú thể cata
Triệu chứng cục bộ không rõ, nhìn bên ngoài không thấy có thay đổi nơi
bầu vú nhưng lượng sữa giảm. Lúc đầu sữa loãng, khi bệnh tiến triển trong sữa
thấy có lợn cợn hay cục vón. Đôi khi cục sữa vón làm tắc đầu vú. Con vật không
có biểu hiện triệu chứng toàn thân.
1.3.2.1.2.3. Viêm vú có mủ
Gồm 2 thể là viêm cata có mủ và viêm vú thể áp- xe
* Thể viêm cata có mủ
Vi trùng gây bệnh đa số là Staphylococcus, ngoài ra còn có Streptococcus,
E. coli và các vi khuẩn gây mủ khác. Ở bò bệnh, bể sữa, ống tiết sữa, tuyến vú bị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11



viêm làm cho dịch thẩm xuất và mủ chảy vào bể sữa và các ống dẫn sữa. Bệnh dễ
lây sang bò khỏe.
Bệnh có 2 thể cấp tính và mãn tính
- Cấp tính: Bò sốt cao, ủ rủ, kém ăn. Thùy vú bị viêm sưng, đỏ, nóng, đau.
Sữa loãng, màu hồng nhạt, vị đắng, trong sữa có mủ lợn cợn, hạch lâm ba vú
sưng to.
- Mãn tính: Sau 3 - 4 ngày tiếp theo, hiện tượng viêm giảm dần, nhưng sữa
vẫn loãng, nhớt màu vàng nhạt hay màu vàng do lẫn mủ. Cuối cùng tuyến vú bị
teo và các tổ chức tăng sinh làm tắc ống dẫn sữa. Do đó, điều trị không có kết quả
và nếu để bệnh kéo dài sẽ lây sang các thùy vú khác. Thường trường hợp này phải
xử lý thùy vú cho teo đi và làm cho vú mất khả năng tiết sữa.
* Viêm vú thể áp - xe
Một phần của thùy vú viêm sưng đỏ, da căng, nóng, đau, đôi khi sờ có cảm
giác lùng nhùng. Nếu bọc mủ nông thì hiện tượng viêm rất rõ, nếu có nhiều bọc
mủ làm bề mặt thùy vú viêm có nhiều chỗ phồng lên. Nếu bọc mủ ở sâu bên
trong thì khó nhận diện. Lượng sữa giảm, khi tuyến sữa bị nhiễm mủ thì sữa tiết
ra có lẫn mủ, có khi bầu vú vỡ mủ. Khi bọc mủ to, con vật đi lại khó khăn và có
triệu chứng toàn thân, hạch vú sưng to, có thể gây ra huyết nhiễm mủ hay lan
sang các cơ quan nội tạng khác như phổi, thận...
1.3.2.1.2.4. Viêm vú có máu
Bệnh gây các tổ chức của ống tiết sữa bị xuất huyết. Thường gặp ở bò sau
khi sanh vài ngày. Thú sốt đến 41oC, ủ rủ, kém ăn hay bỏ ăn. Vú viêm sưng rõ
rệt, bề mặt xuất hiện những đám đỏ. Khi vắt sữa, con vật tỏ ra đau đớn. Sữa
loãng, màu hồng hay đỏ như máu.
1.3.2.1.2.5. Viêm vú hoại tử
Bò có những dấu hiệu toàn thân rất rõ ràng: sốt, suy nhược do nhiễm trùng
huyết, biếng ăn…Lúc đầu, bầu vú viêm sưng rất lớn, đỏ và bò tỏ ra rất đau. Sau đó, bề
mặt bầu vú xuất hiện những đám màu tím hồng, hạch lâm ba vú sưng to. Cuối cùng,
những đám này vỡ ra, ấn tay vào có dịch màu hồng hay mủ chảy ra. Sữa viêm lẫn mủ,
máu, các mảnh mô vú hoại tử và có mùi thối.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


1.3.2.2. Viêm vú tiềm ẩn
Theo Quinn et al. (1994); Gianneechini et al. (2002), viêm vú tiềm ẩn là sự
nhiễm trùng không lộ rõ của bầu vú, không có triệu chứng đặc trưng. Viêm vú
tiềm ẩn được phát hiện bởi sự gia tăng tổng số bạch cầu trong sữa hoặc bằng
phương pháp gián tiếp khác như phương pháp thử CMT (California Mastitis Test),
nuôi cấy vi sinh vật, tính dẫn điện của sữa, sự thay đổi nồng độ các enzyme…
Thường tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn nhiều hơn viêm vú lâm sàng và luôn luôn xảy ra
trước dạng viêm vú lâm sàng. Viêm vú tiềm ẩn làm giảm sản lượng sữa cũng như
ảnh hưởng đến chất lượng sữa, có thể chuyển thành dạng viêm vú lâm sàng.
Viêm vú được gọi là tiềm ẩn khi chưa có dấu hiệu viêm trên lâm sàng,
nghĩa là số lượng tế bào bản thể trong sữa cao nhưng không có bất kỳ sự bất
thường rõ ràng nào trong sữa hoặc bầu vú.
Một số biến chứng của bệnh Viêm vú
* Teo bầu vú.
Khi bò sữa bị viêm vú, nếu không được phát hiện và xử lí kịp thời, thích
hợp thì các mô sinh sữa sẽ bị tổn thương, có hiện tượng sẹo hoá dẫn đến cơ năng
tiết sữa không phục hồi. Thể tích thùy vú mắc bệnh nhỏ hơn bình thường, khả
năng tiết sữa của tuyến vú giảm hoặc mất hẳn. Sau khi bị teo các thùy vú lành
phải tiết sữa bù nên thể tích nhiều hơn.
* Xơ cứng bầu vú.
Các chức năng sinh lý bị ảnh hưởng và bầu vú bị cứng lại, còn tổ chức tuyến
vú bị teo đi. Sờ vào thấy cứng hoặc ấn mạnh tuyến vú thấy những cục cứng hoặc cứng
toàn bộ. Sau khi vắt sữa thể tích thùy vú không giảm. Lượng sữa giảm, nếu sơ cứng
một phần tuyến vú thì sữa loãng màu xám và có cục vón lợn cợn.

* Bầu vú hoại tử.
Bầu vú thối loét và phân hủy do vi khuẩn gây hoại tử xâm nhập vào tuyến
vú qua đường tiết sữa, vết thương hoặc mạch máu. Lúc đầu bề mặt bầu vú có
những đám màu hồng tím, cứng, đau, về sau loét và hoại tử có mủ. Toàn bộ thùy
vú sưng to, ấn vào thấy nước hồng chảy ra. Hạch lâm ba vú sưng to, đau, nóng,
có triệu chứng bại huyết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


1.3.3. Những yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh viêm vú.
1.3.3.1 Vật chủ
1.3.3.1.1 Giống
Mỗi một giống bò có nguồn gốc xuất xứ khác nhau và thích nghi với điều
kiện khí hậu cũng như điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đặc trưng của vùng đó.
Khi di chuyển hay thay đổi môi trường sống, bò có thể không thích nghi được
hoặc bị xáo trộn nặng dẫn đến giảm sức đề kháng. Từ đó, những nguyên nhân
gây bệnh có cơ hội xâm nhập và gây bệnh cho bò. Những giống bò sữa cao sản
thường dễ bị viêm vú hơn.
1.3.3.1.2 Tuổi
Detilleux et al. (1995); Martin at al. (2002); Haas et al. (2004) nhận thấy
viêm vú gia tăng theo tuổi của bò hay số kỳ cho sữa do sức đề kháng của bò giảm
theo tuổi và cơ vòng đầu núm vú giảm sự đàn hồi.
1.3.3.1.3 Giai đoạn cho sữa
Badinand (1999) nhận thấy bệnh viêm vú lâm sàng xuất hiện ở bất kỳ giai
đoạn cho sữa nào, nhưng tần số bệnh cao nhất vào tháng cho sữa đầu tiên và ở
thời kỳ cạn sữa.
Theo Tillard et al. (trích dẫn Phạm Bảo Ngọc, 2002), viêm vú lâm sàng

hay xảy ra ở giai đoạn đầu của chu kỳ cho sữa, do lúc này sức đề kháng của
bò giảm. Qua khảo sát, các tác giả ghi nhận 30% viêm vú lâm sàng xảy ra
trong những tháng đầu tiên của chu kỳ cho sữa. Menzies et al. (2001) nhận xét
rằng sự tăng áp lực xoang vú do tồn đọng sữa có thể là nguyên nhân gây rò rỉ
sữa, từ đây vi khuẩn xâm nhập qua kênh vú và nhân lên trong tuyến vú. Ngoài
ra, việc tăng thể tích sữa trong bầu vú làm cho nồng độ những yếu tố đề kháng
tự nhiên của cơ thể giảm như lactoferin, immunoglobulin, tế bào thực bào.
Thời kỳ đầu của giai đoạn cạn sữa có nhiều yếu tố bất thường tác động lên
tuyến vú. Do sữa không được vắt trong khi tuyến vú vẫn tiếp tục tiết sữa làm cho
bầu vú rất căng, bò khó chịu. Những nghiên cứu cho rằng thời kỳ đầu cạn sữa và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


khoảng 2 - 3 tuần trước khi sinh ước tính có 40 - 50% tổng số thùy vú bị nhiễm
trùng mới.
Ruegg (2002) cho rằng ở giai đoạn cạn sữa, viêm vú xảy ra cao nhất
vào những tuần lễ đầu tiên và trong 15 ngày trước khi sinh. Những tuần đầu
tiên của thời kỳ cạn sữa bầu vú nhạy cảm với sự nhiễm trùng gấp nhiều lần so
với thời kỳ cho sữa trước đó và hơn 80% sự nhiễm trùng ở kỳ cạn sữa tồn tại
đến khi sinh.
1.3.3.1.4 Cấu trúc bầu vú
Cấu trúc của bầu vú có liên quan đến sự xâm nhập của những mầm bệnh
gây viêm vú. Sự mất cân bằng bầu vú là một trong những tác nhân của nguy cơ
gây viêm vú. Một bầu vú được định nghĩa là cân đối khi tất cả 4 núm vú đều nằm
trên cùng một mặt phẳng nằm ngang.
Dingwell et al. (2004) cho biết những núm vú bị nứt nẻ có tỉ lệ nhiễm
trùng cao hơn 1,7 lần so với những vú lành. Những vết nứt, tổn thương ở vú

thường bị nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus dysgalactiae.
Menzies et al. (2001) cho biết những núm vú có đường kính lớn dễ dẫn đến
viêm vú lâm sàng. Những núm vú quá lớn không vừa với lỗ máy vắt sữa làm tăng
nguy cơ bầm dập khi vắt sữa. Những núm vú hình lăng trụ, phạm vi tác động của
máy vắt sữa lớn hơn và tỉ lệ bị bệnh viêm vú cũng cao hơn núm vú hình nón.
Những núm vú quá dài dễ bị xây xát do va chạm. Những bò có đầu mút núm vú
dạng nhọn hay tròn ít bị viêm vú hơn những bò có dạng lõm vào như cái phễu, vì
đầu núm vú lõm vào thường xuyên có một giọt sữa ở đầu mút của núm vú sau khi
vắt sữa và đó là điều kiện thuận tiện cho việc vấy nhiễm vi sinh vào vú.
Đường kính của lỗ núm vú hay kênh vú và sức co (tính đàn hồi) của cơ
vòng đầu vú ảnh hưởng đến tốc độ vắt sữa. Khi tốc độ vắt sữa tăng lên thì nguy cơ
nhiễm trùng vú cũng tăng. Những bò thường có dòng sữa chảy ra trước khi vắt sữa
thường bị viêm vú cao hơn những bò khác cùng đàn.
Sự đóng lại của lỗ núm vú có liên quan mật thiết với bệnh viêm vú, cơ
vòng đầu núm vú bị hở là một nguy cơ gia tăng số lượng tế bào bản thể trong sữa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


so với những thùy vú không hở cơ vòng đầu núm vú và là nguy cơ dẫn đến viêm
vú lâm sàng trên bò sữa.
Dingwell (2004) nghiên cứu 300 bò sữa ở Canada sau khi cạn sữa đã ghi
nhận 23% lỗ núm vú hình thành nút keratin đóng lại trong tuần đầu tiên của giai
đoạn cạn sữa, 23% số núm vú vẫn còn mở sau 6 tuần. Ở mức độ toàn đàn, 68%
số núm vú đóng kín lại trong 3 tuần đầu. Tuy nhiên, có 3 - 5% số núm vú không
bao giờ đóng kín trong suốt thời gian khô sữa. Những bò có ít nhất một núm vú
hở thì tỉ lệ nhiễm trùng vú cao gấp 2,5 lần so với những bò không có núm vú hở.
Badinand (1999), Menzies et al (2001) cho rằng những thùy vú sau của

bầu vú nhạy cảm với sự nhiễm trùng hơn những thùy vú trước do diện tích da bề
mặt quá lớn nên dễ bị lạnh, chấn thương hoặc bị vấy nhiễm vi khuẩn từ phân và
sản dịch.
1.3.3.2. Nguyên nhân vi sinh vật
Đây là nhóm nguyên nhân chính yếu gây bệnh viêm vú bò sữa, bao gồm
nhiều tác nhân.
1.3.3.2.1 Vi khuẩn
Theo Schalm et al. (1971), có trên 130 loài vi khuẩn khác nhau gây viêm
vú bò sữa. Dựa vào nguồn gốc khu trú và tính chất lây lan, chúng được phân chia
thành hai nhóm lớn gồm nhóm mầm bệnh gây viêm vú truyền lây và nhóm mầm
bệnh môi trường.
1.3.3.2.1.1. Nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm vú truyền lây
Đây là nhóm mầm bệnh sống kí sinh và nhân lên trong cơ thể vật chủ,
đặc biệt là trong tuyến vú, xung quanh núm vú và bầu vú bị tổn thương. Chúng
thường gây viêm vú dạng tiềm ẩn, làm tăng số lượng tế bào bản thể trong sữa,
số ít biểu hiện dấu hiệu lâm sàng. Nhóm này phổ biến nhất là Staphylococcus
aureus và Streptococcus agalactiae, ngoài ra còn có Mycoplasma spp. và
Corynebacterium bovis. Chúng lây lan từ bò này sang bò khác trong quá trình
vắt sữa thông qua máy vắt sữa, tay người vắt sữa, khăn lau vú hoặc truyền lây
do bê con bú....

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


1.3.3.2.1.2. Nhóm vi khuẩn có nguồn gốc từ môi trường
Bao gồm những loài Staphylococcus khác, Streptococcus uberis, S.
dysgalactiae, coliforms, Pseudomonas spp..


Những vi khuẩn này sống ở lông,

da bò và ngoài môi trường.
Badinand (1999) phân chia mầm bệnh theo mức độ gây bệnh của vi sinh
vật ra làm các nhóm: nhóm gây bệnh chính (nặng) gồm S. aureus, S. agalactiae,
S. dysgalactiae, S. uberis, E. coli, Klebsiella spp. và Mycoplasma spp.; nhóm
hiếm gặp gồm Actinomyces pyogenes, Bacillus cereus, Norcadia, Candida;
nhóm gây bệnh nhẹ gồm Staphylococcus có phản ứng coagulase âm tính
(Coagulase-negative Staphylococcus - CNS), các loại Streptococcus khác,
Corynebacterium bovis, và Bacillus.
* Staphylococcus spp.
Staphylococcus spp. hiện nay được xác định là nguyên nhân gây bệnh
viêm vú quan trọng nhất trên bò sữa. Sau khi xâm nhập vào trong bể sữa,
Staphylococcus lan rất nhanh trong bầu vú. Viêm vú do Staphylococcus có thể ở
dạng quá cấp, cấp, bán cấp hoặc mãn tính. Dạng viêm mãn tính thường gặp hơn.
Trong những ca này, Staphylococcus có thể hiện diện bên trong tế bào biểu mô,
bạch cầu trung tính và đại thực bào. Ngoài ra, Staphylococcus còn gây viêm vú
tiềm ẩn.
* Streptococcus
Trong bệnh viêm vú bò sữa, Streptococcus spp. chỉ định vị trên bề mặt
màng nhầy. Chúng rất nhạy cảm với penicillin và bị giới hạn bởi các yếu tố môi
trường khi sống bên ngoài bầu vú. Streptococcus gây viêm vú lâm sàng thể quá
cấp, thể bán cấp, thể mãn tính và viêm vú tiềm ẩn.
* Nhóm coliforms
Coliforms là những trực khuẩn Gram âm như E.coli, Enterobacter,
Klebsiella có nguồn gốc từ phân. Coliforms chỉ gây bệnh khi cơ thể giảm sức đề
kháng. Do điều kiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh vắt sữa kém, vi khuẩn xâm
nhập vào tuyến vú thông qua kênh đầu vú. Coliforms không bám dính vào ống dẫn
sữa và những tế bào biểu mô tiết mà nhân lên nhanh chóng trong sữa và sản xuất


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


độc tố. Độc tố được hấp thu vào máu. Kết quả là nhiễm trùng do coliforms sẽ dẫn
đến viêm vú lâm sàng thể cấp tính. Nhiệt độ cơ thể bò có thể tăng lên hơn 40oC.
Thùy vú viêm sưng lớn, nhạy cảm với những kích thích từ bên ngoài. Coliforms có
thể đã bị loại bỏ khỏi cơ thể bò nhưng độc tố vẫn còn tồn tại nên không xác định
được nguyên nhân gây bệnh bằng phương pháp nuôi cấy vi khuẩn.
Những ca viêm vú do E. coli có đặc điểm số lượng tế bào bản thể tăng lên
rất cao trong thời gian ngắn. Số lượng tế bào bản thể trong sữa tăng tới mức cao
nhất vào ngày thứ 2 của thời gian ủ bệnh và trở lại mức bình thường sau 3 - 4
tuần Pseudomonas spp.
Pseudomonas spp. có khắp nơi trong môi trường. Tình trạng chuồng trại
và chất lót chuồng không vệ sinh có thể liên quan đến sự bùng phát dịch viêm
vú do P. aeruginosa. Chúng gây viêm vú khi bò yếu hoặc những mô vú hoặc
bầu vú bị tổn thương. Những dụng cụ vắt sữa không hợp chức năng có thể làm
tăng nguy cơ nhiễm P. aeruginosa mới và những vi khuẩn khác. Viêm vú lâm
sàng do Pseudomonas thường liên quan đến những bò có sản lượng sữa cao và
thường vào giai đoạn đầu kỳ cho sữa. Sự nhiễm trùng có thể xảy ra đột ngột ở
thể quá cấp.
* Corynebacterium spp.
Phần lớn các loài Corynebacterium sống hoại sinh, một số ít gây bệnh.
Chúng có khoảng 30 loài khác nhau. C. bovis là loài gây bệnh viêm vú phổ biến
nhất. Bệnh lây lan từ bò này sang bò khác trong quá trình vắt sữa. Bò không cho
sữa, bò cái tơ hay bò đang cho sữa đều bị nhiễm trùng vú. C. bovis không thể đơn
lẻ khởi đầu cho quá trình viêm mà phải kết hợp với những vi khuẩn khác, nhất là
những bầu vú bị tổn thương cơ học.
* Mycoplasma spp.

Gonzalez and Wilson (2003) cho rằng Mycoplasma bovis là nguyên nhân
quan trọng nhất trong dịch bệnh viêm vú nổ ra do Mycoplasma. Mycoplasma
thường gây viêm vú lâm sàng thể cấp tính. Tuy nhiên, bệnh có thể ở dạng tiềm ẩn
và nhiễm trùng thùy vú mãn tính kéo dài dai dẳng từ đầu kỳ sữa tới cuối kỳ hoặc
từ kỳ sữa này sang kỳ sữa khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


Bệnh có đặc điểm là xuất hiện bất ngờ. Tuyến vú sưng, cứng, đau. Có khi
kết hợp viêm khớp. Mẫu sữa phân lập vi khuẩn cho kết quả âm tính và điều trị
cho kết quả kém, tốc độ lây lan giữa các thùy vú của một cá thể và trong đàn cao.
* Đường xâm nhiễm vi khuẩn gây viêm vú
Theo Badinand (1999), vi khuẩn gây viêm vú có thể xâm nhập vào vú qua
các đường sau:
- Theo đường hướng xuống
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng đường máu hoặc đường bạch huyết
và định vị ban đầu ở một vài mô và cơ quan đích. Sau đó từ những nơi này chúng
sẽ sinh sản và phân tán đến vú. Những vi khuẩn này cũng được sinh sản trong
đường máu hoặc đường bạch huyết.
- Theo đường hướng lên
Đây là trường hợp vi khuẩn từ môi trường xâm nhiễm vào tuyến vú qua ống
dẫn sữa của núm vú.
- Theo đường da tổn thương
Do có sự tổn thương của da trên thùy vú hoặc các núm vú, sự nhiễm trùng
xảy ra và lan dần đến các phần của tuyến vú.
1.3.3.2.2 Nấm
Nấm men và nấm mốc là những vi sinh vật môi trường . Chúng có ở khắp

nơi trong môi trường và có cả trên cơ thể bò khỏe mạnh, bên trong và ngoài
chuồng bò. Bào tử nấm tồn tại trong không khí, chất lót chuồng, thức ăn. Chúng
có thể gây bệnh viêm vú nếu nhốt chung một lượng lớn bò trong cùng một
chuồng quá chật chội. Phần lớn nấm men và nấm mốc sống hoại sinh và có tính
gây bệnh yếu, hiếm khi là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm trên bầu vú bò.
Cryptococcus neoformans là nguyên nhân gây viêm vú chủ yếu của nhóm nấm
mốc. Ngoài ra bệnh do nấm men Candida, Geotrichum, Trichosporum thường kế
phát sau khi điều trị viêm vú bằng kháng sinh, đặc biệt nếu những loại kháng
sinh đó thích hợp cho sự phát triển của chúng. Việc sử dụng kháng sinh có nguồn
gốc từ nấm để điều trị bệnh viêm vú do nấm không có hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 19


×