MỤC LỤC
Lời cam ñoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ........................................................................................................... vii
Danh mục biểu ñồ ...................................................................................................... viii
Trích hiếu luận văn ....................................................................................................... ix
THESIS ABSTRACT.................................................................................................... x
Phần 1. Mở ñầu ........................................................................................................... 1
1.1.
ðặt vấn ñề ......................................................................................................... 1
1.2.
Mục ñích – ý nghĩa ............................................................................................ 2
1.2.1. Mục ñích ........................................................................................................... 2
1.2.2. Ý nghĩa ............................................................................................................. 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.
ðặc ñiểm sinh lý lợn con ................................................................................... 3
2.1.1. Một số ñặc ñiểm sinh trưởng của lợn con .......................................................... 3
2.1.2. Khả năng ñiều tiết thân nhiệt của lợn con .......................................................... 3
2.1.3. ðặc ñiểm tiêu hóa của lợn con ........................................................................... 4
2.1.4. Khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng................................................... 6
2.1.5. ðặc ñiểm về khả năng miễn dịch ....................................................................... 7
2.1.6. Tập cho lợn con ăn sớm..................................................................................... 7
2.1.7. Ảnh hưởng của cai sữa ñến sự thay ñổi hình thái học của niêm mạc ruột
non ở lợn con .................................................................................................... 8
2.2.
Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ....................................................................... 9
2.2.1. Lượng thức ăn hàng ngày và số lần cho ăn trong ngày ....................................... 9
2.2.2. Nhu cầu về năng lượng.................................................................................... 10
2.2.3. Nhu cầu protein và axit amin ........................................................................... 10
2.2.4. Nhu cầu khoáng chất ....................................................................................... 11
2.2.5. Nhu cầu vitamin .............................................................................................. 12
2.2.6. Nhu cầu nước của lợn...................................................................................... 14
2.3.
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con ......................................................................... 14
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
2.3.1. Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy ......................................................... 14
2.3.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy................................................................... 15
2.3.3. Tình hình tiêu chảy của lợn con ....................................................................... 16
2.3.4. Một số biện pháp phòng và trị bệnh tiêu chảy cho lợn con ............................... 16
2.4.
Tổng quan về enzyme tiêu hóa sử dụng trong thức ăn chăn nuôi ...................... 16
2.4.1. Khái niệm về enzyme ...................................................................................... 16
2.4.2. Cấu tạo của enzyme......................................................................................... 18
2.4.3. Sản xuất enzyme ............................................................................................. 20
2.4.4. Ứng dụng enzyme trong chăn nuôi .................................................................. 23
2.5.
Giới thiệu chế phẩm yiduozyme a-f888 .......................................................... 24
2.5.1. ðặc ñiểm ......................................................................................................... 24
2.5.2. Tác dụng ......................................................................................................... 24
2.5.3. Hướng dẫn sử dụng ......................................................................................... 25
2.6.
Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài .............................................. 25
2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................................... 25
2.6.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 27
Phần 3 ðối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................... 28
3.1.
ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ...................................... 28
3.1.1.
ðối tượng và vật liệu nghiên cứu .................................................................... 28
3.1.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 28
3.2.
Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.3.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 29
3.3.1. Phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm ................. 29
3.3.2. Phương pháp xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp .......................................... 29
3.3.3. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 29
3.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 31
3.3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ................................................................... 31
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 33
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 34
4.1.
Thành phần hóa học của một số loại nguyên liệu thức ăn................................. 34
4.2.
Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai ñoạn 7 - 49 ngày tuổi ..................... 41
4.2.1. Công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai ñoạn từ 7 - 49 ngày tuổi .............. 41
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
4.2.2. Thành phần hoá học của công thức thức ăn cho lợn con giai ñoạn 7 - 49
ngày tuổi ......................................................................................................... 43
4.3.
Ảnh hưởng của thức ăn thí nghiệm ñến lợn con từ 7 - 21 ngày tuổi................. 45
4.3.1. Khối lượng cơ thể lợn con từ 7 - 21 ngày tuổi.................................................. 45
4.3.2. Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn con giai ñoạn 7- 21 ngày tuổi ............................ 47
4.3.3. Sinh trưởng tương ñối của lợn con giai ñoạn 7 – 21 ngày tuổi ......................... 49
4.3.4. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi .................................. 50
4.3.5. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Yiduozyme A-F888 ñến tỷ lệ
mắc tiêu chảy ở lợn con giai ñoạn 7 - 21 ngày tuổi .......................................... 51
4.4.
Ảnh hưởng của bổ sung chế enzyme yiduozyme a-f888 vào khẩu phần ăn
ñối với lợn con giai ñoạn 21 – 49 ngày tuổi ..................................................... 52
4.4.1. Khối lượng cơ thể lợn con thí nghiệm giai ñoạn từ 21 - 49 ngày tuổi ............... 52
4.4.2. Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn con thí nghiệm từ 21 – 49 ngày tuổi .................. 54
4.4.3. Sinh trưởng tương ñối của lợn con giai ñoạn 21 – 49 ngày tuổi........................ 57
4.4.4. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai
ñoạn 21 – 49 ngày tuổi .................................................................................... 57
4.4.5. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Yiduozyme A-F888 ñến bệnh tiêu
chảy ở lợn con giai ñoạn 21 - 49 ngày tuổi ...................................................... 61
4.5.
Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm yiduozyme a – f888 cho lợn con giai
ñoạn 21 - 49 ngày tuổi ..................................................................................... 63
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 65
5.1.
Kết luận .......................................................................................................... 65
5.2.
Kiến nghị ........................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 67
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 71
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CPTĂ
: Chi phí thức ăn
CS
: Cộng sự
ðC
: ðối chứng
FCR
: Feed Conversion Ratio (Hệ số chuyển ñổi giữa kg thức ăn/kg tăng
trọng) hay tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng
KPCS
: Khẩu phần cơ sở
KL
: Khối lượng
LxY
: Landrace x Yorkshire
ME
: Metabolizable Energy (Năng lượng trao ñổi)
TN
: Thí nghiệm
TT
: Tăng trọng
TB
: Trung bình
VNð
: Việt Nam ñồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 : Sơ ñồ bố trí thí nghiệm lợn con giai ñoạn 7 – 21 ngày tuổi.......................... 30
Bảng 3.2. Sơ ñồ bố trí thí nghiệm lợn giai ñoạn 21 - 49 ngày tuổi ................................ 31
Bảng 4.1a. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu phối
hợp khẩu phần (n = 3) ................................................................................ 35
Bảng 4.1b. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu phối
hợp khẩu phần (n = 3) ................................................................................ 36
Bảng 4.2 Công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai ñoạn 7 – 35 ngày tuổi ............... 42
Bảng 4.3 Công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai ñoạn 35 – 49 ngày tuổi ............. 43
Bảng 4.4 Thành phần dinh dưỡng của công thức thức ăn hỗn hợp................................ 44
Bảng 4.5. Kết quả thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí
nghiệm (n = 3) ........................................................................................... 44
Bảng 4.6. Khối lượng lợn con thí nghiệm giai ñoạn 7 - 21 ngày tuổi (n = 150) ............ 45
Bảng 4.7. Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn con giai ñoạn 7 – 21 ngày tuổi (n = 150) ........ 47
Bảng 4.8. Sinh trưởng tương ñối của lợn con giai ñoạn 7 – 21 ngày tuổi (n = 150) ...... 49
Bảng 4.9. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai ñoạn 7 – 21 ngày tuổi (n = 150)..............50
Bảng 4.10. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con thí nghiệm giai ñoạn 7 – 21 ngày tuổi.............. 51
Bảng 4.11. Khối lượng cơ thể lợn con giai ñoạn 21 - 49 ngày tuổi (n = 90).................. 53
Bảng 4.12. Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn con thí nghiệm giai ñoạn từ 21 - 49
ngày tuổi (n = 90)....................................................................................... 55
Bảng 4.13: Sinh trưởng tương ñối của lợn con giai ñoạn 21 – 49 ngày tuổi (n = 90) ........... 57
Bảng 4.14. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai
ñoạn 21 - 49 ngày tuổi (n = 90) .................................................................. 59
Bảng 4.15. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm giai ñoạn 21 - 49 ngày tuổi................ 61
Bảng 4.16. Hiệu quả của bổ sung chế phẩm Yiduozyme A-F888 ñối với lợn con
từ 21 – 49 ngày tuổi ................................................................................... 64
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC BIỂU ðỒ
Biểu ñồ 4.1. Khối lượng cơ thể lợn con giai ñoạn 7 - 21 ngày tuổi ...............................47
Biểu ñồ 4.2. Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn con giai ñoạn 7 – 21 ngày tuổi ...................48
Biểu ñồ 4.3. Khối lượng cơ thể lợn con thí nghiệm giai ñoạn 21 – 49 ngày tuổi ...........54
Biểu ñồ 4.4. Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn từ 21 – 49 ngày tuổi ...................................56
Biểu ñồ 4.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai ñoạn 21 – 49 ngày tuổi...........60
Biểu ñồ 4.6. Tỷ lệ mắc tiêu chảy của lợn con giai ñoạn 21 – 49 ngày tuổi ....................62
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nguồn phụ phẩm nông nghiệp tại các ñịa phương rất lớn, ñây là một trong
những nguồn thức ăn quan trọng, tuy nhiên khả năng tận dụng phụ phẩm cho
chăn nuôi còn hạn chế. Việc sử lý phụ phẩm chế biến làm thức ăn bổ sung cho
lợn sẽ giải quyết ñược vấn ñề thức ăn cho chăn nuôi. Thí nghiệm tiến hành lợn
(PIDU x LY) giai ñoạn từ 7 – 49 ngày tuổi ngẫu nhiên với ñầy ñủ 3 công thức thí
nghiệm; CT1: ðối chứng chăn nuôi bổ sung thức ăn; CT2: Thí nghiệm nuôi thả +
bổ sung chế phẩm YIDUOZYME A-F888 ăn tự do;CT3: Thí nghiệm chăn nuôi +
bổ sung chế phẩm YIDUOZYME A-F888 tự do + thức ăn tinh tại chuồng (tương
ñương 0,05% khối lượng cơ thể) kết quả cho thấy bổ sung chế phẩm
YIDUOZYME A-F888 có ảnh hưởng tích cực ñến tăng trọng của lợn nái.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix
THESIS ABSTRACT
Source agricultural byproducts in the huge local, this is one of the
important food source, however the ability to leverage for livestock products is
limited. The use of rendered by-products as feed supplements for pigs will solve
the problem for livestock feed. Experiments conducted pig (PIDU x LY) phase
from 7-49 days of age with adequate randomized experimental formula 3; CT1:
Control livestock feed supplements; CT2: Experiment additional stocking + AF888 preparations YIDUOZYME libitum; CT3: Experiment additional breeding
+ A-F888 preparations YIDUOZYME free + concentrate feed in cages
(approximately 0.05% of the volume body weight) results suggest additional
preparations YIDUOZYME A-F888 has a positive effect on body weight gain of
pigs driver.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x
PHẦN 1. MỞ ðẦU
1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Chăn nuôi lợn là ngành sản xuất lâu ñời của nhân dân ta, từ quy mô nhỏ
lẻ, hộ gia ñình giờ ñây ngành ñã phát triển vượt bậc với quy mô ngày càng lớn,
phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân cả về số lượng lẫn chất lượng.
Trong chăn nuôi lợn, giai ñoạn lợn cai sữa là giai ñoạn quan trọng vì nó
ảnh hưởng lớn ñến năng suất chăn nuôi sau này. ðối với lợn con giai ñoạn sau cai
sữa hệ tiêu hoá phát triển nhanh và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hoá. Tuy nhiên,
ở giai ñoạn ñầu khi lợn con ñược tách khỏi mẹ, thức ăn ñã hoàn toàn thay ñổi, trong
khi cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa thực sự hoàn thiện ñể ñáp ứng yêu cầu tiêu
hoá các loại thức ăn do con người cung cấp; vì vậy, khả năng tiêu hoá các chất dinh
dưỡng bị ảnh hưởng.
Hiện nay có nhiều biện pháp giúp nâng cao khả năng tiêu hoá của lợn giai
ñoạn sau cai sữa, trong ñó có sử dụng enzyme tiêu hoá vào khẩu phần cho lợn
con. Các enzyme bổ sung này cùng với các enzyme có sẵn trong ñường tiêu hoá
sẽ giúp cho lợn con tiêu hoá tốt hơn ñặc biệt ñối với các loại thức ăn có nguồn
gốc thực vật. Trong những năm gần ñây, việc nghiên cứu và sản xuất các enzyme
sử dụng trong thức ăn cho vật nuôi ñã có những bước phát triển vượt bậc. Trong
ñó, công nghệ sản xuất enzyme từ vi sinh ñang ñược nghiên cứu và ứng dụng
nhiều trong lĩnh vực chăn nuôi, nhằm làm tăng quá trình tiêu hoá, giảm chi phí
thức ăn, tăng khối lượng vật nuôi và cải thiện một số chỉ tiêu sinh lý của cơ thể
ñộng vật. Bênh cạnh ñó, khẩu phần ăn của lợn con giai ñoạn sau cai sữa chứa các
nguyên liệu cung cấp protein và năng lượng chủ yếu có nguồn gốc thực vật nên
khả năng tiêu hoá các loại thức ăn này kém. Khi thiếu các enzyme tiêu hoá như:
protease, amylase trong phần ñầu của ñường tiêu hoá, khả năng tiêu hóa protein
và tinh bột của lợn con sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc bổ sung thêm các enzyme
tiêu hóa vào khẩu phần cho lợn con giai ñoạn này là cần thiết, góp phần nâng cao hiệu
suất sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn nuôi.
Gần ñây, các chế phẩm enzyme xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường
thức ăn chăn nuôi ở nước ta; tuy nhiên, các nghiên cứu nhằm ñánh giá ảnh hưởng
trên các ñối tượng vật nuôi còn chưa ñầy ñủ. Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Bổ sung chế phẩm Yiduozyme A-F888 cho lợn
con (PiDu x LY) từ 7 – 49 ngày tuổi tại trại giống hạt nhân DABACO”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
1.2. MỤC ðÍCH – Ý NGHĨA
1.2.1. Mục ñích
- ðánh giá chất lượng và lựa chọn các nguyên liệu ñể phối hợp khẩu
phần thức ăn cho lợn con từ 7 – 49 ngày tuổi.
- Xác ñịnh hiệu quả của việc bổ sung Yiduozyme A-F888 trong khẩu phần
của lợn con giai ñoạn từ 7 – 49 ngày tuổi.
- Xác ñịnh hiệu quả kinh tế của việc bổ sung Yiduozyme A-F888.
1.2.2. Ý nghĩa
- ðánh giá ñược chất lượng một số loại nguyên liệu thức ăn ñể phối hợp
thức ăn cho lợn con từ 7 - 49 ngày tuổi.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khuyến cáo việc cần thiết sử dụng chế
phẩm Yiduozyme A-F888 trong khẩu phần của lợn con từ 7 - 49 ngày tuổi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ðẶC ðIỂM SINH LÝ LỢN CON
2.1.1. Một số ñặc ñiểm sinh trưởng của lợn con
Lợn sau sinh có tốc ñộ sinh trưởng rất nhanh, thể hiện thông qua sự tăng
về khối lượng cơ thể. Thông thường khối lượng lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi tăng
gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần khối lượng sơ sinh và 30
ngày tuổi tăng gấp 5 lần.
Khối lượng lợn con ñạt ñược ở các thời ñiểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có
mối tương quan thuận với nhau khá chặt chẽ, có nghĩa là khối lượng lúc sơ sinh
càng cao thì có hy vọng về khối lượng lúc cai sữa cao (Vũ ðình Tôn và Trần Thị
Thuận, 2005). Nếu lợn lúc sơ sinh hơn nhau 0,5kg thì tương ñương với 1kg hơn
nhau ở thời ñiểm cai sữa và nếu khối lượng ở thời ñiểm cai sữa hơn nhau 0,1kg thì ở
thời ñiểm ñạt khối lượng giết thịt sẽ sớm hơn 1 ngày. Lợn con nuôi trong giai ñoạn
cai sữa nếu tăng trọng bình quân mỗi ngày thêm 5g thì thời ñiểm ñạt khối lượng giết
thịt sẽ sớm hơn 1 ngày.
2.1.2. Khả năng ñiều tiết thân nhiệt của lợn con
Khả năng ñiều tiết thân nhiệt của gia súc non rất kém, do ñó lợn con rất
nhạy cảm với sự thay ñổi của khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt ñộ lạnh dễ làm
lợn con bị bệnh. Ở gia súc non từ 15 – 20 ngày tuổi thân nhiệt mới ổn ñịnh
(Trần Thị Dân, 2006).
Nước ta tuy là xứ nóng nhưng phải chống lạnh cho lợn con mới sinh ñến cai
sữa vì nhiệt ñộ ban ñêm thường dưới 300C. Cơ thể lợn con chống lạnh bằng cách nâng
cao chuyển hóa cơ bản, tăng sinh nhiệt, nhưng không kéo dài ñược. Nhiệt ñộ của lợn
con sau khi ñẻ giảm xuống phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh, nhiệt ñộ môi trường,
lượng và chất dinh dưỡng thu ñược.
Khi còn trong cơ thể mẹ, sự cân bằng nhiệt của bào thai ñược xác ñịnh do
thân nhiệt của lợn mẹ. Sau khi sinh, cơ thể lợn con chưa thể bù ñắp ñược lượng
nhiệt bị mất ñi nên cơ thể dễ bị lạnh và phát sinh bệnh tật, nhất là bệnh phân trắng
lợn con. Trong tuần lễ ñầu, thân nhiệt của lợn con hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt
ñộ của môi trường. Ở hai ngày ñầu, nếu nhiệt ñộ môi trường từ 5 – 60C, lợn con có
thể chết do lạnh và mất nhiệt. Khả năng ñiều tiết nhiệt ở lợn con trong 3 tuần tuổi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
ñầu còn rất kém do thân nhiệt chưa ổn ñịnh. Nguyên nhân chủ yếu lớp mỡ dưới da
còn mỏng, lượng mỡ và lượng ñường glycogen ñược dự trữ trong cơ thể còn ít nên
khả năng cung cấp năng lượng ñể chống rét bị hạn chế. Mặt khác, trên cơ thể lợn
lông mao ñang còn thưa nên khả năng giữ nhiệt còn kém. Do ñó, khi nuôi lợn con
trong chuồng có nhiệt ñộ thấp, ẩm ñộ cao, thân nhiệt của lợn con sẽ giảm nhanh
làm cho lợn con dễ bị cảm lạnh, hay bị ỉa chảy và ỉa phân trắng. Sau 3 tuần tuổi
thân nhiệt lợn con mới tương ñối ổn ñịnh (39 - 39,50C), khả năng ñiều hòa thân
nhiệt tốt dần lên ñể ñáp ứng với môi trường bên ngoài. Nhiệt ñộ môi trường thích
hợp ñối với lợn con lúc sơ sinh là 340C; hai ngày tuổi là 300C; 14 ngày tuổi là 200C
với ñộ ẩm không khí khoảng 60%, riêng nhiệt ñộ dưới chụp sưởi của lợn con phải
ñạt 32 – 350C.
Thân nhiệt của lợn con sau khi ñẻ khoảng 380C, sau 10 ngày tăng lên 39,5 39,70C và giữ ở mức ñó. Trong thời gian này thân nhiệt lợn con có thể biến ñộng
trên dưới 10C. Chuồng lạnh là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp (mẹ ñè chết con)
làm tỷ lệ chết của lợn con cao. Lợn chết trong 48 giờ là 12,1% khi nhiệt ñộ chuồng
nuôi là 20 - 250C, trong khi ñó tỷ lệ chết là 7,7% khi nhiệt ñộ chuồng nuôi lớn hơn
250C (Vũ Duy Giảng, 2001).
Lợn con dưới 3 tuần tuổi, nếu nuôi ở nhiệt ñộ chuồng nuôi là 180C thì thân
nhiệt của lợn con giảm xuống 20C so với thân nhiệt ban ñầu. Khi nhiệt ñộ chuồng
nuôi giảm xuống 00C thì thân nhiệt lợn con giảm xuống 40C. Khi khối lượng sơ
sinh trung bình của lợn con là 1,13kg ñược nuôi ở trong chuồng nuôi có nhiệt ñộ
16 – 210C thì sau 30 phút thân nhiệt lợn con bị giảm xuống 1,60C nhưng lợn con
có khối lượng trung bình 2,4kg nuôi trong ñiều kiện là – 40C thì thân nhiệt giảm
tới 16,60C. ðiều này chứng tỏ khả năng ñiều tiết thân nhiệt của lợn con ít phụ
thuộc vào khối lượng sơ sinh mà chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt ñộ chuồng nuôi và
tuổi lợn con.
2.1.3. ðặc ñiểm tiêu hóa của lợn con
ðặc ñiểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa lợn con ñó chính là sự phát triển rất
nhanh song chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích
và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa hoàn
thiện thể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số enzyme trong ñường tiêu
hóa lợn con bị hạn chế. Sự phát triển nhanh về dung tích bộ máy tiêu hóa ñược
thể hiện cụ thể là ở dạ dày lợn sơ sinh chỉ ñạt 2,5ml nhưng ñã tăng lên 1815ml ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
lợn 70 ngày tuổi và tăng hơn 70 lần. Ruột non lợn lúc sơ sinh với dung tích
100ml thì ở lợn 70 ngày tuổi là 6000ml và tăng 60 lần. ðối với ruột già, lợn sơ
sinh có dung tích chỉ 40ml thì ñã tăng lên hơn 50 lần và ở lợn 70 ngày tuổi ñạt
2100ml (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
* Tiêu hóa ở miệng
Tiêu hóa ở miệng gồm 3 giai ñoạn là lấy thức ăn, nước uống; nhai, tẩm
thức ăn với nước bọt và nuốt. Tiêu hóa diễn ra với 2 quá trình: Tiêu hóa cơ học
do nhai và tiêu hóa hóa học do các enzyme trong nước bọt.
Enzyme amylase và maltase có ở trong nước bọt từ khi lợn con mới ñẻ ra
nhưng dưới 3 tuần tuổi hoạt tính còn thấp; do ñó, khả năng tiêu hoá tinh bột của
lợn con còn kém, chỉ tiêu hoá ñược khoảng 50% lượng tinh bột ăn vào. Sau 3
tuần tuổi, enzyme amylase và maltase mới có hoạt tính mạnh nên khả năng tiêu
hoá tinh bột của lợn con tốt hơn.
* Tiêu hóa ở dạ dày
Lợn con mới sinh ra sống nhờ sữa mẹ, sau khi cai sữa thì sống tự lập nên
phải trải qua một quá trình thay ñổi không ngừng về hình thái cấu tạo và hoạt
ñộng sinh lý của ống tiêu hóa ñể thích ứng với ñiều kiện mới. Dung tích dạ dày
của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày gấp 8 lần và lúc
60 ngày tuổi gấp 60 lần (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít) và sau ñó
tăng chậm ñến tuổi trưởng thành ñạt 3,5 – 4 lít.
Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa ñược hoàn thiện do một số enzyme tiêu
hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần ñầu. Khoảng 25 ngày ñầu
sau khi ñẻ ra enzyme pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng tiêu hóa
protein của thức ăn. Sau 25 ngày tuổi trong dịch vị lợn con mới có HCl ở dạng tự
do và enzyme pepsinogen không hoạt ñộng mới ñược HCl hoạt hóa thành pepsin
hoạt ñộng và mới có khả năng tiêu hóa. Do thiếu HCl ở dạng tự do nên lợn con
dưới 25 ngày tuổi rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào ñường tiêu hoá. Chúng
ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn
bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn sớm từ 5 -10
ngày tuổi thì HCl ở dạng tự do có thể ñược tiết ra từ 14 ngày tuổi (Võ Trọng Hốt
và cs., 2000).
* Tiêu hóa ở ruột
Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc sơ
sinh khoảng 0,111 lít). Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5
lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung
tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít). Hoạt tính của các enzyme thay ñổi từ sơ
sinh ñến trưởng thành.
+ Amylase và maltase: Hai enzyme này có trong dịch tụy từ khi lợn con
mới ñẻ ra nhưng dưới 3 tuần hoạt tính còn thấp, do ñó khả năng tiêu hoá tinh bột
còn kém. Sau 3 tuần tuổi enzyme amylase và maltase mới có hoạt tính mạnh nên
khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con tốt hơn.
+ Saccharase: ðối với lợn con dưới 2 tuần tuổi enzyme saccharase hoạt
tính còn thấp; vì vậy, nếu cho lợn con ăn ñường saccharose thì rất dễ bị ỉa chảy.
Lợn con dưới 3 tuần tuổi chỉ có một số enzyme tiêu hóa có hoạt tính mạnh
như trypsin, catepsine, lactase, lipase và chymosine.
+ Trypsin: Là enzyme tiêu hóa protein của thức ăn. Ở thai lợn 2 tháng tuổi
trong chất chiết ñã có enzyme trypsin, thai càng lớn hoạt tính của enzyme trypsin
càng cao. Khi lợn con mới ñẻ ra hoạt tính của enzyme trypsin dịch tụy rất cao ñể
bù ñắp lại khả năng tiêu hoá kém của enzyme pepsin dạ dày.
+ Catepsine là enzyme tiêu hoá protein trong sữa. ðối với lợn con ở 3 tuần
tuổi ñầu, catepsine có hoạt tính mạnh sau ñó giảm dần.
+ Lactase: Có tác dụng tiêu hoá ñường lactose trong sữa. Enzyme này có
hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con mới ñẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2,
sau ñó hoạt tính của enzyme giảm dần.
+ Lipase và chymosine: Hai enzyme này có hoạt tính mạnh trong 3 tuần
ñầu và sau ñó hoạt tính giảm dần (Võ Trọng Hốt và cs., 2000).
Như vậy, từ khi sơ sinh ñến 5 tuần tuổi hàm lượng và hoạt tính của
enzyme tiêu hóa ở lợn con khác nhiều với lợn trưởng thành. Vì vậy, khi nuôi lợn
con cần chú ý cho lợn con tập ăn sớm nhằm cai sữa sớm.
2.1.4. Khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng
Tiêu hóa thức ăn ở lợn là quá trình làm nhỏ các chất hữu cơ trong ñường
tiêu hóa như: protein, carbohydrate, lipid ñể cơ thể có thể hấp thu ñược. Tiêu hóa
có thể diễn ra theo các quá trình: (1) Quá trình cơ học: nhai nuốt hoặc sự co bóp
của cơ trong ñường tiêu hóa dể nghiền nhỏ thức ăn. (2) Quá trình hóa học: là quá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
trình tiêu hóa nhờ các men tiết ra từ tuyến trong ñường tiêu hóa. (3) Quá trình vi
sinh vật: ñây là quá trình tiêu hóa nhờ bacteria và protozoa.
Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ dày, ruột non.
Trong một ngày ñêm, dạ dày phân giải 45% carbohydrate, 50% protein, 20 - 25%
ñường. Cả dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85% ñường và 87% protein, ruột
già chỉ còn không quá 10 - 15% (Trương Lăng, 2003).
Như vậy, lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh song những tuần ñầu bị
hạn chế do chức năng cơ quan tiêu hóa chưa thành thục.
2.1.5. ðặc ñiểm về khả năng miễn dịch
Lợn con mới ñẻ ra trong máu hầu như chưa có kháng thể. Lượng kháng thể
tăng rất nhanh sau khi lợn con ñược bú sữa ñầu. Vì vậy, khả năng miễn dịch của lợn
con là hoàn toàn thụ ñộng và phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thụ ñược nhiều hay
ít từ sữa mẹ. Trong sữa ñầu của lợn nái hàm lượng protein rất cao. Những ngày ñầu
mới ñẻ hàm lượng protein sữa chiếm tới 18 - 19%, trong ñó lượng γ-globulin chiếm
số lượng khá lớn (34 - 45%). γ-globulin có tác dụng tạo sức ñề kháng cho nên sữa
ñầu có tác dụng quan trọng ñối với khả năng miễn dịch của lợn con.
Lợn con hấp thu γ-globulin bằng con ñường ẩm bào. Quá trình hấp thu
nguyên vẹn phân tử γ-globulin giảm ñi rất nhanh theo thời gian. Phân tử γglobulin chỉ có khả năng thấm qua thành ruột lợn con tốt nhất trong 24 giờ ñầu
sau khi ñẻ ra nhờ trong sữa ñầu có kháng enzyme trypsin (anti-trypsin) làm mất
hoạt lực của enzyme trypsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách giữa các tế bào vách
ruột của lợn con khá rộng. Vì vậy, 24 giờ sau khi ñược bú sữa ñầu hàm lượng γglobulin trong máu lợn con ñạt tới 20,3 mg/100ml máu. Sau 24 giờ lượng kháng
thể trong sữa giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con hẹp
dần lại nên sự hấp thu γ-globulin kém hơn, hàm lượng γ-globulin trong máu lợn
con tăng lên chậm hơn. ðến 3 tuần tuổi chỉ ñạt khoảng 24mg/100ml máu (máu
bình thường của lợn có khoảng 65mg γ-globulin/100ml), do ñó lợn con cần ñược
bú sữa ñầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không ñược bú sữa ñầu thì từ 20 - 25
ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do ñó, những lợn con không ñược
bú sữa ñầu thì sức ñề kháng rất kém, tỷ lệ chết rất cao (Võ Trọng Hốt và cs., 2000).
2.1.6. Tập cho lợn con ăn sớm
Trong nuôi lợn, ñặc biệt là nuôi lợn công nghiệp, lợn con thường ñược tách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
mẹ rất sớm. Thông thường, lợn con ngoài 20 ngày tuổi mới tự biết ăn. Tuy nhiên,
theo cách chăn nuôi hiện nay, người ta thường cai sữa cho lợn con ngay khi lợn
ñược 21 - 23 ngày tuổi. Do ñó, việc tập cho lợn ăn sớm có rất nhiều tác dụng: Tăng
cường sự phát triển của bộ máy tiêu hoá do kích thích ñường tiêu hoá của lợn con
tiết enzyme "làm quen" với thức ăn từ bên ngoài, giảm hao mòn ở lợn nái do lợn con
ñược bù ñắp thêm dinh dưỡng từ thức ăn, lợn con sẽ ít bị hao hụt sau cai sữa.
Lợn con ñược 4 - 5 ngày tuổi sau khi bú mẹ no, thời tiết ấm áp chúng ñi
theo ñàn tò mò quan sát những vật có trong chuồng. Người chăn nuôi nên ñể ý
chọn những nơi lợn con hay dạo chơi, rải viên cám vào máng tập ăn. Mùi thơm
của cám sẽ kích thích lợn con nếm thử, khi trong ñàn có một vài con dùng miệng
nhằn viên cám, cả ñàn sẽ theo nhau tới ăn.
Tập cho lợn con ăn sớm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. ðã
có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng cho lợn con tập ăn sớm, ăn
thêm trong giai ñoạn bú sữa sẽ làm tăng khả năng thu nhận thức ăn, tăng tỷ lệ
tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong giai ñoạn cai sữa, ñặc biệt khi năng suất sữa
của lợn mẹ thấp (Flower,1985). Tập cho lợn con ăn sớm còn làm giảm tỷ lệ hao
hụt của lợn nái, thúc ñẩy bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh, sớm hoàn
thiện và tạo tiền ñề cho giai ñoạn sau cai sữa. Hoạt tính của các enzyme
saccharase, maltase, trypsin, amylase tuyến tụy tăng lên ñáng kể ở những lợn con
ñược cho ăn thêm thức ăn trong giai ñoạn bú sữa.Việc tập ăn cho lợn con ăn ñược
nhiều thức ăn trong thời gian bú sữa không những không làm giảm sự teo lông
nhung mà còn làm giảm khả năng nhiễm E.coli và tỉ lệ tiêu chảy của lợn con giai
ñoạn sau cai sữa (Ruth Miclat and Sonaco, 1996).
Newby et al. (1985) cho rằng nếu tập ăn cho lợn con chậm và số lượng
thức ăn tiêu thụ ít (<100g/con/trước khi cai sữa) có thể làm cho lợn con mẫn cảm
hơn với mầm bệnh trong một vài loại thức ăn.
Tiêu chảy sau cai sữa có thể do rối loạn hấp thu và mất các chất ñiện giải
kết hợp với giảm tính thèm ăn dẫn ñến năng suất lợn sau cai sữa bị giảm. Vì vậy,
cho lợn con tập ăn sớm trong giai ñoạn bú sữa và lượng thức ăn thu ñược có thể
sẽ làm tăng khả năng chống chịu với mầm bệnh.
2.1.7. Ảnh hưởng của cai sữa ñến sự thay ñổi hình thái học của niêm mạc
ruột non ở lợn con
Cấu trúc ñặc trưng nhất của niêm mạc ruột non ở ñộng vật có vú nói
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
chung và của lợn nói riêng là sự tồn tại của các lông nhung (ñơn vị hấp thu nhỏ
nhất của cơ quan tiêu hóa). Vùng niêm mạc giữa các lông nhung tồn tại các hốc
nhỏ, nơi mà từ ñó dịch ruột và các chất lỏng khác ñược tiết vào khoang ruột. Ở
những lợn con khỏe mạnh, chiều cao của lông nhung dài gấp 3 - 4 lần so với
chiều sâu của các hốc giữa chúng. Tương quan giữa chiều cao lông nhung và ñộ
sâu của các hốc phản ánh tình trạng và khả năng hấp thu của niêm mạc ruột non.
Nhiều công trình nghiên cứu ñã chứng tỏ giữa chiều cao lông nhung và tốc ñộ
sinh trưởng của lợn con giai ñoạn sau cai sữa có tương quan rất chặt chẽ. Theo Li
và cs., (1990), hệ số tương quan giữa tốc ñộ sinh trưởng và chiều cao của lông
nhung là: r = 0,63; P< 0,05. Trong một công trình nghiên cứu khác của Pluske và
cs., (1996) cho thấy hệ số tương quan này là: r = 0,78; P<0,05. Do giảm chiều
cao của lông nhung dẫn ñến giảm diện tích bề mặt hấp thu, giảm hàm lượng
enzyme trong mỗi tế bào niêm mạc ruột. Nhiều công trình nghiên cứu ñã khẳng
ñịnh cai sữa làm giảm chiều cao của lông nhung và tăng ñộ sâu của các hốc niêm
mạc ruột ở lợn con trong những ngày ñầu cai sữa (Kenworth, 1976; Smith, 1984;
Hamspon, 1986; Dunsford và cs., 1989; Cera và cs., 1990). Chiều cao của các
lông nhung và tăng ñộ sâu của các hốc nhỏ giữa chúng trong niêm mạc ruột non,
giải thích cho hiện tượng giảm khả năng tiêu thụ thức ăn, giảm khả năng hấp thu
các chất dinh dưỡng, tăng tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy sau cai sữa và dẫn ñến giảm
thậm chí ngừng tốc ñộ sinh trưởng của lợn con trong giai ñoạn sau cai sữa (hiện
tượng ức chế sau cai sữa) (Cracken and Kelly (1993); Gay et al. (1976); Pluske et
al. (1996))
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN CON
Lĩnh vực dinh dưỡng cho lợn con còn nhiều thách thức. Một khẩu phần sau
cai sữa chất lượng là cần thiết ñể giảm bớt "shock" và hậu quả của cai sữa sớm.
Giảm giá thành sản phẩm bằng cách giảm chất lượng sẽ kéo dài dấu hiệu giảm tăng
trưởng sau cai sữa do ảnh hưởng tiêu cực trên chỉ tiêu sinh trưởng và sức khoẻ.
Tuy nhiên, lợn con càng lớn, nhu cầu sữa càng nhiều nhưng lượng tiết sữa
của lợn mẹ lại giảm từ tuần thứ 3 và 4 rõ rệt. Tuần thứ 3, do lượng sữa giảm nên
không cung cấp ñủ năng lượng cho lợn con, vì vậy nên tập ăn sớm cho lợn con.
2.2.1. Lượng thức ăn hàng ngày và số lần cho ăn trong ngày
Cho ăn với một lượng nhỏ với khoảng cách ñều ñặn ñã nâng cao ñược
năng suất của lợn con. Với phương pháp nuôi dưỡng này người chăn nuôi có thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
khắc phục ñược 2 vấn ñề, một là tránh tồn dư thức ăn lâu trong máng, hai là tăng
khả năng hấp thu của lợn con.
Sau khi cai sữa, lợn con thường bị khủng hoảng, tránh tình trạng ñó cần
giảm thức ăn hằng ngày. Cách giảm lượng thức ăn cho ăn hàng ngày như sau:
Ngày ñầu cai sữa giảm 1/2 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa
Ngày tiếp theo cai sữa giảm 1/3 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa
Ngày tiếp theo sữa giảm 1/4 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa.
Sau ñó nếu quan sát thấy lợn không có vấn ñề gì về ñường tiêu hóa thì cho
lợn ăn bình thường như trước ngày cai sữa rồi tăng dần theo nhu cầu của lợn con
Những lợn con ñược ăn một bữa trong ngày bị ỉa chảy nhiều hơn so với
nhóm lợn ñược ăn tự do, trái lại những con cho ăn hạn chế năng suất lại khá nhất.
Việc ăn quá nhiều có thể dẫn ñến ứ máu trong dạ dày, ruột. Vì vậy, cho ăn hạn
chế trong thời gian sau cai sữa có hiệu quả rõ rệt ñối với việc phòng tránh bệnh ỉa
chảy. Số lần cho ăn ảnh hưởng ñến khả năng tiêu hóa của lợn con. Khi cho ăn
ñược ăn 3 lần/ngày thì sẽ tiêu hóa ñược 13,5% nhưng khi cho ăn 5 lần/ngày thì sẽ
tiêu hóa ñược 19,7%.
2.2.2. Nhu cầu về năng lượng
Khi nghiên cứu chế biến và phối trộn thức ăn cho lợn cũng cần chú ý ñến
mức năng lượng trong 1kg thức ăn. Nhu cầu năng lượng của lợn tăng lên theo
tuần tuổi nhưng nhu cầu năng lượng tính cho 1kg thể trọng thì giảm theo tuổi.
Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi là các loại hạt ngũ cốc
như: ngô, thóc, gạo, cám gạo, cao lương, lúa mì,… ðối với lợn, ngô vàng ñược
coi là thức ăn cung cấp năng lượng tốt nhất. Ngô vàng có chứa nhiều axít béo
thiết yếu và sắc tố vàng carotene (tiền vitamin A).
Từ khi ñẻ ra ñến 21 ngày tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của lợn con là
do sữa lợn mẹ cung cấp. Vì thế, số lượng và chất lượng của sữa lợn mẹ ở giai
ñoạn này ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát triển của lợn con.
2.2.3. Nhu cầu protein và axit amin
Lợn con bú sữa có tốc ñộ phát triển mạnh về hệ cơ và khả năng tích lũy
protein lớn do ñó ñòi hỏi về số lượng và chất lượng protein cao. Trong 2 tuần ñầu
lượng sữa của lợn nái ñạt ñến mức cực thịnh, lợn con hầu như ñã nhận ñược ñầy
ñủ lượng protein cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Từ tuần tuổi thứ 3 cần bổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
sung thêm protein ñể không ảnh hưởng ñến tốc ñộ phát triển của lợn con. Trong
khẩu phần ăn của lợn con cần có từ 18 – 20% protein thô, tỷ lệ protein và năng
lượng ñảm bảo từ 120 – 130g protein tiêu hóa/2500 kcal ME.
Khi ñịnh mức protein cho các loại lợn cần chú ý ñến chất lượng protein. Tuy
nhiên, giá trị sinh vật học của protein phụ thuộc vào thành phần các axit amin của
nó. Nếu khẩu phần ăn thiếu một axit amin nào ñó nhu cầu về protein tăng lên rất
nhiều. Khẩu phần ăn của gia súc càng hoàn chỉnh, có ñủ thành phần các axit amin sẽ
làm giảm mức tiêu tốn thức ăn. ðối với lợn con bú sữa axit amin quan trọng nhất là
lysine và methionine, ñôi khi còn có thêm tryptophan. Trong protein thô của khẩu
phần ăn cho lợn con bú sữa cần có 5,0 – 5,6% lysine; 3,0 – 3,2% methionine và 1,4
– 1,5% tryptophan. ðể bổ sung các axit amin quan trọng tốt nhất là dùng axit amin
tổng hợp vì các loại axit amin tổng hợp thường ñược tiêu hóa 100% (Võ Trọng Hốt
và cs., 2000).
Như vậy, nhu cầu protein của lợn con chính là nhu cầu về các axit amin.
Nếu bổ sung không ñầy ñủ các axit amin thiết yếu cho lợn con, cả về mặt số lượng
và tỷ lệ các axit amin sẽ dẫn ñến sinh trưởng của lợn con bị ảnh hưởng, lợn chậm
lớn, còi cọc, ảnh hưởng ñến khả năng sản xuất của các giai ñoạn tiếp theo.
2.2.4. Nhu cầu khoáng chất
Khoáng ngoài chức năng cấu tạo mô cơ thể, khoáng còn tham gia vào
nhiều quá trình chuyển hoá của mô cơ thể. Trong thành phần cấu tạo của nhiều
enzyme có mặt các nguyên tố khác nhau. Vì thế, thiếu khoáng con vật sẽ bị rối
loạn trao ñổi chất, sinh trưởng, sinh sản bị ngừng trệ, sức sản xuất giảm.
Sữa của lợn mẹ có ñầy ñủ các chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng các chất
khoáng trong sữa mẹ thấp, trong ñó các chất khoáng như: canxi (Ca); photpho
(P); magie (Mg); iốt (I); sắt (Fe); ñồng (Cu); kẽm (Zn).
Ca và P: Hai nguyên tố này có vai trò rất quan trọng trong hình thành
xương. Nếu cung cấp thiếu Ca sẽ có nguy cơ dẫn ñến hiện tượng còi xương. Mức
cung cấp trong khẩu phần ñối với Ca là 0,8% so với vật chất khô khẩu phần, ñối
với P là 0,6% so với vật chất khô khẩu phần. Nguồn Ca và P thường ñược bổ sung
trong khẩu phần ăn cho lợn con là bột xương, vôi bột, bột ñá,...
Fe và Cu: Hai yếu tố này chủ yếu tham gia vào quá trình tạo máu cho lợn
con và là hai yếu tố bị hạn chế trong quá trình tạo sữa; vì vậy cần phải cung cấp
trong khẩu phần ñầy ñủ cho lợn con. Lượng sắt bổ sung vào khẩu phần ở mức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
80ppm và bổ sung ở dạng FeSO2 (FeSO4. 7H20). Tuy nhiên, hiện tượng thiếu máu
do thiếu sắt thường xảy ra trên lợn con từ rất sớm, bởi vậy ñể khắc phục hiện tượng
cần phải thực hiện bổ sung sắt bằng cách sử dụng dextran sắt tiêm cho lợn con
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007). Thông thường 1ml dextran sắt chứa từ 100
ñến 150mg sắt. Người chăn nuôi cần tiến hành tiêm lần thứ nhất vào ngày thứ 3 sau
khi ñẻ và có thể tiêm lần thứ 2 vào ngày thứ 13. Phương pháp này rất ñơn giản và
mang lại hiệu quả cao.
ðồng chỉ cần một lượng rất nhỏ bổ sung vào khẩu phần cho lợn con với
mức từ 6 – 8ppm. Song ñối với lợn con bú sữa lượng ñồng có thể bổ sung vào
khẩu phần với lượng từ 125 - 250ppm ñem lại tốc ñộ sinh trưởng cao hơn. Dạng
bổ sung ñồng vào trong khẩu phần ăn cho lợn con thường là: CuSO4. 5H2O,
CuO, CuCO3 (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
2.2.5. Nhu cầu vitamin
Từ “vitamin” miêu tả một hợp chất hữu cơ khác với axit amin, carbohydrate,
lipit và cơ thể của vật nuôi chỉ cần một lượng nhỏ cho sự tăng trưởng và sinh sản
bình thường. Một số vitamin không cần có trong khẩu phần vì chúng có thể ñược
tổng hợp từ các thức ăn hoặc các chất ñồng hoá khác hoặc do các vi khuẩn tạo ra
trong ñường ruột.
Vitamin tham gia vào hầu hết các quá trình trao ñổi chất và hoạt ñộng của
cơ thể như: là chất xúc tác sinh học, xúc tiến việc tổng hợp, phân giải các chất
dinh dưỡng (trong cơ thể có tới 850 loại enzyme trong ñó có khoảng 120 loại có
thành phần của vitamin tham gia). Vitamin còn có trong các tế bào cơ thể và giúp
lợn sinh trưởng phát dục bình thường. Cơ thể lợn thường xuyên nhận ñược nguồn
vitamin từ thức ăn. Tuy nhiên với ñối tượng lợn khác nhau sẽ có nhu cầu vitamin
khác nhau.
Vitamin ñược chia ra thành 2 nhóm: vitamin hoà tan trong mỡ và vitamin hoà
tan trong nước. Nhóm vitamin hoà tan trong mỡ bao gồm: các vitamin A, D, E và K.
Nhóm vitamin hòa tan trong nước bao gồm: các vitamin nhóm B và vitamin C.
Vitamin A có tác dụng bảo vệ lớp tế bào biểu mô cũng như hình thành nên lớp
ngoài của màng nhày của nhiều hệ cơ quan hô hấp, cơ quan sinh sản và hệ thần kinh,
ñồng thời nó có chức năng rất quan trọng ñối với hoạt ñộng thị giác, nếu thiếu có thể
dẫn ñến mù. Nhu cầu của vitamin A ở lợn trong 8 tuần tuổi ñầu tiên cần 75 - 605mg
retinol acetate/kg thức ăn (Sheffy etal. (1954); Frape et al. (1959) ). Theo NRC
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
(1998), nhu cầu vitamin A của lợn từ 3 - 10 kg là 2200 UI/kg khẩu phần).
Vitamin D có nhiều loại song có 2 loại có giá trị ñối với lợn ñó là vitamin D2
và D3. Vitamin D tham gia vào chuyển hoá Ca, P, làm tăng sự hấp thu Ca, P ở vách
ruột thông qua việc tạo pH thích hợp và tổng hợp nên protein vật mang. Nếu thiếu
vitamin D dẫn ñến chức năng của cơ không ñược bình thường do sự méo mó của
các xương ñang phát triển ở lợn con dẫn ñến còi xương. Nhu cầu vitamin D của lợn
con dùng khẩu phần casein - glucose là 100 UI/kg thức ăn (Miller et al. 1964).
Theo NRC (1998), nhu cầu vitamin D ở lợn con là 220 UI/kg khẩu phần.
Vitamin E là một trong những vitamin quan trọng ñối với lợn. Chức năng
của vitamin E là chống ôxy hoá màng tế bào. Thiếu vitamin E dẫn ñến hàng loạt
các ñiều kiện bệnh lý như: suy thoái khung xương, cơ tim, tắc nghẽn mạch, sừng
hoá dạ dày, thiếu máu, hoại tử gan và chết bất ngờ.
Nhóm các vitamin hoà tan trong nước có vai trò quan trọng trong sự trao
ñổi chất trong cơ thể. Nhiều vitamin thuộc nhóm này có trong nguồn thức ăn tự
nhiên, có nồng ñộ ñủ ñể ngăn ngừa hiện tượng thiếu trong ñiều kiện bình thường.
Tuy nhiên, nếu thiếu các vitamin nhóm này dẫn ñến ñộng vật giảm toàn bộ hoạt
ñộng trao ñổi chất, giảm tốc ñộ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn cũng
như khả năng thu nhận thức ăn.
Vitamin B1 (Thiamin) tham gia vào quá trình trao ñổi chất, chống viêm
dây thần kinh, khử carboxyl của axit pyruvic. Miller et al. (1955) ước tính nhu
cầu thiamin của lợn từ 2 - 10kg là 1,5 mg/kg thức ăn. Lợn cai sữa lúc 3 tuần tuổi
nuôi tới 40kg cần khoảng 1,0mg thiamin/kg thức ăn (Etten và cs, 1940). NRC
(1998) ñưa ra nhu cầu thiamin cho lợn từ 5 - 10kg là 1,0 mg/kg thức ăn.
Vitamin B2 (Riboflavin) tham gia vào quá trình ôxy hoá hoàn nguyên, sự
hô hấp của mô bào, vận chuyển hyñrô. Ngoài ra, vitamin B2 còn tham gia vào
quá trình tạo hemoglubin ñể phòng bệnh thiếu máu, tham gia vào sự hình thành
axit chlohydric dịch vị và muối mật. Thiếu B2 dẫn ñến ñộng vật giảm tốc ñộ sinh
trưởng, viêm da, rụng lông, ỉa chảy, nôn mửa. Nhu cầu vitamin B2 của lợn con từ
3 - 5kg là 4 mg/kg khẩu phần, từ 5 - 10kg là 3,5 mg/kg khẩu phần.
Vitamin C là một chất oxy hòa tan trong nước, tham gia quá trình oxy hoá
các axit amin có vòng thơm. Vitamin C tăng cường sự tạo khung xương và răng.
Thiếu vitamin C, vật nuôi sẽ xuất huyết lấm tấm toàn thân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
2.2.6. Nhu cầu nước của lợn
Nước có chức năng chính tạo hình cơ thể thông qua hình thể tế bào và giữ
vai trò tối quan trọng trong việc ñiều hòa nhiệt ñộ cơ thể. Mặc dù trong 3 tuần
ñầu lợn thường ăn ít thức ăn ăn vào, song lượng ñó sẽ ít hơn nếu không cung cấp
ñủ nước uống (NRC, 2000).
Nước chiếm 50 - 60% trọng lượng cơ thể. Trong máu, sữa, nước chiếm ñến
80 - 95%. Vì vậy, nếu cơ thể mất 10% nước sẽ gây rối loạn chức năng trao ñổi chất
và nếu mất 20% lượng nước cơ thể, lợn con sẽ chết (Trương Lăng, 2003).
2.3. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON
Trong chăn nuôi lợn có nhiều bệnh khiến người chăn nuôi phải ñặc biệt
quan tâm, trong ñó có hội chứng tiêu chảy ở lợn con.
2.3.1. Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ñặc thù ở ñường tiêu
hóa. Biểu hiện lâm sàng này tùy theo ñặc ñiểm, tính chất diễn biến, mức ñộ tuổi
mắc bệnh. Tùy theo yếu tố ñược coi là nguyên nhân chính mà nó ñược gọi theo
nhiều tên bệnh khác nhau như: bệnh xảy ra với gia súc non theo mẹ ñược gọi là
bệnh phân trắng lợn con, còn ở gia súc sau cai sữa là chứng khó tiêu, chứng rối
loạn tiêu hóa,... Với bất cứ cách gọi như thế nào thì tiêu chảy luôn là triệu chứng
phổ biến trong các dạng bệnh của ñường tiêu hóa, xảy ra mọi lúc, mọi nơi và ñặc
biệt là gia súc non có biểu hiện triệu chứng là ỉa chảy, mất nước và mất chất ñiện
giải, suy kiệt cơ thể và có thể dẫn ñến trụy tim mạch.
Tiêu chảy ở gia súc là một hiện tượng bệnh lý phức tạp gây ra bởi sự tác
ñộng tổng hợp của nhiều yếu tố. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự
tác ñộng của ngoại cảnh bất lợi gây ra các stress cho cơ thể. Mặt khác do quá
trình chăm sóc, nuôi dưỡng kém, chuồng trại không ñược vệ sinh sạch sẽ thường
xuyên, thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn,... cũng tạo ñiều kiện thuận lợi cho
các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vật chủ, ñặc biệt là các vi sinh vật gây
bệnh ñường tiêu hóa dẫn tới sự nhiễm khuẩn và dễ xảy ra loạn khuẩn ñường ruột.
ðây là một trong những nguyên nhân ñóng vai trò quan trọng trong hội chứng
tiêu chảy ở lợn con. ðặc ñiểm của sự rối loạn về tiêu hóa thường gây tiêu chảy
nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước so với bình thường do tăng tiết
dịch ruột.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
2.3.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy
Tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý có liên quan ñến nhiều yếu tố, có yếu
tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Việc phân biệt
giữa các nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó khăn. Dựa trên nhiều công trình
nghiên cứu, các nhà khoa học ñã ñưa ra những nguyên nhân chính gây hội chứng
tiêu chảy ở lợn như sau:
+ Bộ máy tiêu hóa của lợn con: Ở lợn con mới sinh bộ máy tiêu hóa phát
triển chưa hoàn chỉnh, khả năng tiết dịch tiêu hóa chưa ñầy ñủ. Lượng axit
chlohydric (HCl) tự do ít, không ñủ ñể làm giảm ñộ pH trong ruột non làm ức
chế quá trình xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây tiêu chảy ở lợn con. Các
enzyme tiêu hóa ở dạ dày và ruột non cũng còn quá ít, không ñủ ñể tiêu hóa các
loại thức ăn ñơn giản.
+ Chế ñộ chăm sóc, nuôi dưỡng kém: Lợn con không ñược cho bú sữa
ñầu ñầy ñủ. Sữa ñầu ngoài thành phần dinh dưỡng cao còn có chứa một lượng
kháng thể từ mẹ truyền sang, giúp lợn con phòng chống bệnh trong 3 – 4 tuần lễ
ñầu. Do vậy, lợn con phải ñược bú sữa ñầu càng sớm càng tốt. Sau 24 giờ kháng
thể trong sữa ñầu sẽ giảm thấp, ñồng thời lúc này enzyme tiêu hóa protein bắt
ñầu hoạt ñộng sẽ phá hủy hết kháng thể trong sữa.
Vệ sinh cuống rốn không tốt, lợn con sẽ bị viêm rốn, do ñó sẽ rất dễ bị
tiêu chảy. Sắt rất cần cho lợn con ñể tạo hồng cầu, do trong sữa mẹ rất ít sắt nên
phải cung cấp thêm cho lợn con. Nếu lợn con không ñược tiêm sắt sẽ gây thiếu
sắt dẫn ñến thiếu máu, tiêu chảy. Vì vậy, người chăn nuôi cần tiêm sắt cho lợn
con vào khoảng 3 – 4 ngày tuổi sau khi sinh ñể phòng thiếu sắt cho lợn con. Nếu
vệ sinh chuồng trại kém, chuồng trại ẩm ướt, không sạch sẽ; ñây cũng là nguyên
nhân gián tiếp gây ra tiêu chảy ở lợn con. Ngoài ra, nguyên nhân gây tiêu chảy ở
lợn con có thể do thức ăn, nước uống của lợn mẹ và lợn con không ñảm bảo vệ
sinh, chất lượng kém hoặc thức ăn có chứa nấm mốc và ñộc tố,...
+ Không giữ ấm cho lợn con: Lợn con bị lạnh sẽ dễ bị tiêu chảy do hoạt
ñộng tiết dịch tiêu hóa bị giảm; do vậy, cần làm chuồng úm ñúng cách cho lợn con.
+ Nhiễm trùng ñường ruột: Thường do các loài vi khuẩn ñường ruột như:
E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Clostridium, Campylobacter, Treponema
hyodysenteriae,... hoặc do các loại virus như: Rota virus, Corona virus, hoặc cũng có
thể do nhiễm ký sinh trùng như: giun ñũa lợn, sán lá ruột lợn, Sryptosporidium. Chúng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
sống trong ñường ruột của lợn con hoặc nhiễm từ môi trường bên ngoài vào và sẽ gây
bệnh khi cơ thể lợn con không khỏe mạnh.
2.3.3. Tình hình tiêu chảy của lợn con
Lợn con bị tiêu chảy là do nhiều nguyên nhân, thứ nhất lợn mẹ bị viêm vú,
viêm tử cung, mất sữa. Thứ hai là lợn con bị lạnh do ñộ ẩm, lạnh do không úm hoặc
úm không tốt. ðây là nguyên nhân chủ yếu dẫn ñến tiêu chảy ở lợn con. Thứ ba là
chăm sóc lợn mẹ, thức ăn cho lợn mẹ và ñỡ ñẻ không tốt, và không cung cấp ñủ
nước uống. Thứ tư là do chuồng trại bị ô nhiễm.
Cai sữa gây stress trên lợn con làm ảnh hưởng ñến sinh trưởng, sinh lý, dịch
bệnh, ñặc biệt là tiêu chảy do E.coli. Ngày ñầu tiên sau khi tách mẹ, lợn con ăn rất
ít, hiện tượng tiêu chảy gần như chưa có. Ngày tiếp theo lợn con bắt ñầu ăn tăng
lượng thức ăn, hiện tượng tiêu chảy xuất hiện và tiêu chảy hàng loạt ñạt ñỉnh ñiểm
vào ngày thứ 3 và thứ 4, sau ñó bắt ñầu giảm dần vào các ngày tiếp theo.
2.3.4. Một số biện pháp phòng và trị bệnh tiêu chảy cho lợn con
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, người ta ñưa ra các phác ñồ phòng và
ñiều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con khác nhau. Một số biện pháp phòng và ñiều trị
chính cho lợn con như sau:
Tập trung giải quyết vấn ñề môi trường, tiêu ñộc ñể giải quyết mầm bệnh,
ñảm bảo nhiệt ñộ chuồng nuôi 30 – 340C ñối với lợn con theo mẹ và 29 – 300C
với lợn con sau cai sữa.
Nâng cao sức ñề kháng cho lợn con: Cho lợn con bú sữa ñầu, tiêm sắt phòng
thiếu máu, cung cấp protein chất lượng cao, bổ sung chất ñiện giải, khoáng chất,
vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày,…có thể bổ sung thêm enzyme tiêu hóa.
Nếu do vi khuẩn phải ñiều trị bằng kháng sinh phổ rộng, có thể kết hợp 2 3 loại kháng sinh ñể nâng cao hiệu quả ñiều trị.
2.4. TỔNG QUAN VỀ ENZYME TIÊU HÓA SỬ DỤNG TRONG THỨC
ĂN CHĂN NUÔI
2.4.1. Khái niệm về enzyme
Trong các phản ứng hóa học, nếu ta cho thêm vào phản ứng một chất nào
ñó phản ứng sẽ xảy ra với tốc ñộ tăng hàng chục lần. Chất cho thêm vào này gọi
là chất xúc tác.
Chất xúc tác hóa học có hai ñặc ñiểm quan trọng:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16
1- làm tăng phản ứng hóa học.
2- Bản thân chất xúc tác không có sự thay ñổi nào sau phản ứng
Sau này các nhà khoa học thấy rằng các chất xúc tác hóa học chỉ làm tăng
tốc ñộ phản ứng, không tham gia làm thay ñổi chiều hướng, trạng thái phản ứng hay
năng lượng sử dụng trong phản ứng. Trong các phản ứng sinh học (các phản ứng
xảy ra trọng cơ thể sinh vật) cũng có chất làm tăng các phản ứng, chất ñó gọi là
enzyme.
Chữ "enzyme" ñược bắt nguồn từ tiếng Hy lạp có nghĩa là chất trong nấu
men. Enzyme ñược các cơ thể sinh vật tổng hợp nên và tham gia vào các phản ứng
hóa học trong cơ thể. Enzyme là một chất hữu cơ, trong khi ñó các chất xúc tác hóa
học thường là chất vô cơ. Sau này, các nhà khoa học xác ñịnh chúng là protein.
Như vậy, enzyme là một protein có khả năng tham gia xúc tác các phản
ứng hóa học trong và ngoài cơ thể. ðiểm rất ñặc biệt của enzyme là chúng hoạt
ñộng trong ñiều kiện ôn hòa giống như nhiệt ñộ của cơ thể sinh vật. Trong khi ñó,
các chất hóa học cần có nhiệt ñộ cao cần thiết cho phản ứng. Nhiệt ñộ càng cao,
tốc ñộ xúc tác càng nhanh. Ưu ñiểm cơ bản của enzyme khi tham gia các phản
ứng sinh hóa có thể tóm tắt như sau:
1- Enzyme có thể giam gia hàng loạt các phản ứng trong chuỗi phản ứng sinh
hóa ñể giải phóng hoàn toàn năng lượng hóa học có trong vật chất.
2- Enzyme có thể tham gia những phản ứng ñộc lập nhờ khả năng chuyển
hóa rất cao.
3- Enzyme có thể tạo ra những phản ứng dây truyền. Khi ñó, sản phẩm
phản ứng ñầu sẽ là nguyên liệu hay cơ chất cho những phản ứng tiếp theo.
4- Trong các phản ứng enzyme, sự tiêu hao năng lượng thường rất ít.
5- Enzyme luôn luôn ñược tổng hợp trong tế bào của sinh vật. Số lượng
enzyme ñược tổng hợp rất lớn và luôn luôn tương ứng với số lượng các phản ứng
xảy ra trong cơ thể. Các phản ứng xảy ra trọng cơ thể luôn luôn có sự tham gia
xúc tác bởi enzyme.
6. Có nhiều enzyme không mất ñi sau khi phản ứng. Ngày nay, các nhà
khoa học ñã tìm ra trên 1000 loại enzyme khác nhau có trong tế bào sinh vật, số
lượng này là rất nhỏ so với số lượng có thật trong mỗi tế bào. Trong hơn 100 loại
enzyme ñã biết, loài người mới thu nhận và kết tinh ñược khoảng 200 loại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17