Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

đánh giá công tác quản lý môi trường các mỏ khai thác đá trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.81 MB, 100 trang )

MỤC LỤC
Lời cam ñoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................ iv
Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................. vi
Danh mục bảng ............................................................................................... viii
Danh mục hình .................................................................................................. ix
MỞ ðẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Tổng quan công tác quản lý và vấn ñề môi trường tại các mỏ ñá.................. 3
1.1.1. Công tác quản lý môi trường tại một số mỏ ñá trên thế giới ............... 3
1.1.2. Các vấn ñề môi trường trong khai thác ñá .......................................... 7
1.2. Tổng quan về mỏ ñá vôi tại Việt Nam........................................................ 12
1.2.1. Công tác quản lý môi trường tại các mỏ ñá ở Việt Nam ................... 14
1.2.2. Công tác quản lý môi trường các mỏ khai thác ñá tại một số ñịa phương ....... 18
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 28
2.1 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 28
2.1.1. ðối tượng nghiên cứu ...................................................................... 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 28
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 29
2.2.1. ðánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác ñộng ñến tình
hình hoạt ñộng và quản lý môi trường tại các mỏ ñá trên ñịa bàn
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ....................................................... 29
2.2.2. Hiện trạng môi trường tại các mỏ khai thác ñá trên ñịa bàn
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn....................................................... 29
2.2.3. ðánh giá công tác quản lý môi trường tại 02 mỏ ñá trên ñịa bàn
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ...................................................... 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv




2.2.4. ðề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi
trường và phát triển bền vững tại các mỏ khai thác ñá trên ñịa
bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ................................................. 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 30
2.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp .................................................................... 30
2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp..................................................................... 30
2.3.3 Phương pháp lấy mẫu, phân tích ....................................................... 31
2.3.4. Phương pháp ñánh giá...................................................................... 36
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 37
3.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng ñến tình hình hoạt ñộng và quản
lý môi trường tại các mỏ ñá trên ñịa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn........... 37
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chi Lăng ........................ 37
3.1.2. Cơ sở hạ tầng các mỏ ñá trên ñịa bàn huyện Chi Lăng ..................... 43
3.2. Hiện trạng môi trường tại một số mỏ khai thác ñá trên ñịa bàn huyện
Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ........................................................................... 43
3.2.1. Hiện trạng môi trường nước ............................................................ 43
3.2.2 Hiện trạng môi trường không khí ...................................................... 49
3.3. ðánh giá công tác quản lý môi trường tại các mỏ khai thác ñá trên ñịa
bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn........................................................... 55
3.3.1 Thực trạng tình hình quản lý Nhà nước về BVMT............................ 55
3.3.2. ðánh giá công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp tại các
mỏ khai thác ñá ................................................................................... 63
3.4. ðề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường
và phát triển bền vững tại các mỏ khai thác ñá trên ñịa bàn huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn .................................................................................. 67
3.4.1. Về công tác quản lý môi trường của cơ quan quản lý Nhà nước ....... 67
3.4.2. Về công tác quản lý môi trường của chủ doanh nghiệp khai thác ñá ....... 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 71

Kết luận ............................................................................................................ 71
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


Kiến nghị.......................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 73

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh học

BTCT

Bê tông cốt thép

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BVMT

Bảo vệ Môi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học


DO

Hàm lượng oxy hòa tan

ðTM

ðánh giá tác ñộng môi trường

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

KPH

Không phát hiện thấy

ÔNMT

Ô nhiễm Môi trường

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam




Quyết ñịnh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

Tổng chất rắn

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức y tế thế giới

VLXD

Vật liệu xây dựng

KK (..)

Mẫu không khí (vị trí số) tại mỏ …

NM (..)

Mẫu nước mặt (vị trí số) tại mỏ …


NT (..)

Mẫu nước thải (vị trí số) tại mỏ …

MS

Tại mỏ Mai Sao

ðM

Tại mỏ ðồng Mỏ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1


Các vị trí lấy mẫu không khí tại các mỏ ñá nghiên cứu .......................... 33

2.2

Các phương pháp phân tích chỉ tiêu mẫu khí tại mỏ khai thác ñá tại
huyện Chi Lăng ..................................................................................... 34

2.3

Các vị trí lấy mẫu nước mặt tại các mỏ ñá nghiên cứu ........................... 34

2.4

Các phương pháp phân tích tiêu mẫu nước mặt tại mỏ khai thác ñá
tại huyện Chi Lăng................................................................................. 35

2.5

Các vị trí lấy mẫu nước thải tại các mỏ ñá nghiên cứu ........................... 35

2.6

Các phương pháp phân tích Chỉ tiêu mẫu nước thải mỏ khai thác ñá
tại huyện Chi Lăng................................................................................. 36

3.1

Bảng so sánh kết quả phân tích nước thải sinh hoạt mỏ Mai Sao ............ 44


3.2

Bảng so sánh kết quả phân tích nước mặt mỏ Mai Sao ........................... 45

3.3

Bảng so sánh kết quả phân tích nước thải sinh hoạt mỏ ñá ðồng Mỏ ..... 47

3.4

Bảng so sánh kết quả phân tích nước mặt mỏ ñá ðồng Mỏ .................... 48

3.5

So sánh kết quả phân tích chất lượng không khí làm việc mỏ ñá Mai Sao..... 50

3.6

So sánh kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh mỏ ñá
Mai Sao ................................................................................................. 51

3.7

So sánh kết quả phân tích chất lượng không khí làm việc mỏ ñá
ðồng mỏ ................................................................................................ 52

3.8

So sánh kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh mỏ ñá
ðồng mỏ ................................................................................................ 54


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Sơ ñồ quy trình khai thác ñá..................................................................... 7

1.2

Sơ ñồ chế biến ñá..................................................................................... 8

1.3.

Bản ñồ phân bố ñá vôi ở Việt Nam ........................................................ 13

1.4

Khai thác ñá tại Chu Chương, Hải Phòng............................................... 16

2.1


Hình ảnh khu vực mỏ ñá vôi ðồng Mỏ .................................................. 28

2.2.

Hình ảnh khu vực mỏ ñá vôi Mai Sao .................................................... 29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


MỞ ðẦU
Trên ñịa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay, nhu cầu sử dụng ñá vôi làm vật
liệu xây dựng thông thường ñang tăng cao, nên các chủ Doanh nghiệp khai
thác ñá trên ñịa bàn tỉnh ñã tổ chức tăng công suất khai thác, tăng ca chế biến
ñá vôi ñể ñáp ứng cho nhu cầu thị trường hiện nay. Theo kết quả thanh kiểm
tra, khảo sát chất lượng môi trường tại một số mỏ ñá trên ñịa bàn tỉnh Lạng
Sơn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn trong thời gian gần ñây
cho thấy chất lượng môi trường nước, môi trường không khí tại một số mỏ
khai thác ñá vượt giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam về môi trường
hiện hành. ðiều này chứng tỏ, các Chủ doanh nghiệp ñược cấp giấy phép khai
thác ñá khi triển khai khai thác, chế biến ñá ñã không thực hiện tốt công tác
quản lý môi trường tại mỏ ñá của mình cũng như không chấp hành tốt các quy
ñịnh về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
Nhận thức ñược tầm quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ môi
trường trong hoạt ñộng khai thác khoáng sản là hết sức quan trọng và xuất
phát từ thực tế nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ñã chỉ ñạo các Sở,
ban, ngành có liên quan yêu cầu ñối với các Dự án khai thác khoáng sản xin
cấp mới các Chủ ñầu tư phải lập và trình phê duyệt Báo cáo ñánh giá tác ñộng

môi trường, cùng với dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác
khoáng sản cho các dự án (sau ñây viết tắt là Báo cáo ðTM) trước khi triển
khai dự án, còn ñối với các Chủ ñầu tư dự án ñã ñược cấp Giấy phép khai thác
khoáng sản và ñược phê duyệt Báo cáo ðTM, cơ quan chuyên môn của tỉnh,
huyện và xã phải tăng cường kiểm tra, yêu cầu các Chủ ñầu tư phải thực hiện
tốt công tác quản lý môi trường tại cơ sở mình ñồng thời thực hiện theo các
nội dung của Báo cáo ðTM ñã ñược cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Xuất phát từ thực tiễn này, tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ðánh giá
công tác quản lý môi trường các mỏ khai thác ñá trên ñịa bàn huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Mục ñích nghiên cứu:
ðánh giá ñược hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại
các mỏ khai thác ñá trên ñịa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn nhằm ñề xuất
một số biện pháp nâng cao công tác quản lý môi trường tại các mỏ khai thác ñá.
Yêu cầu của ñề tài:
- Nắm ñược các thông tin, số liệu về hoạt ñộng khai thác và môi trường
của các mỏ ñá trên ñịa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Phát hiện ñược các ưu nhược ñiểm trong công tác quản lý môi trường các
mỏ ñá trên ñịa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan công tác quản lý và vấn ñề môi trường tại các mỏ ñá
1.1.1. Công tác quản lý môi trường tại một số mỏ ñá trên thế giới
Tại một số nước có trình ñộ công nghệ khai thác ñá tiên tiến nên công tác
quản lý môi trường trong khai thác ñá chỉ tập trung vào công tác quản lý cải tạo,
phục hồi môi trường trong khai thác mỏ và ñược xem là nhiệm vụ trọng tâm vì
nó là một quá trình nhằm hạn chế và khắc phục các tác ñộng của ngành khai thác
mỏ lên môi trường. ðây là một phần quan trọng trong quá trình phát triển các
nguồn nguyên liệu khoáng phù hợp với các nguyên tắc của phát triển bền vững.
(Nguồn: Lê Minh Châu, Lê ðăng Hoan, 2007).
1.1.1.1. Tại Liên bang ðức
Công tác quản lý, phục hồi môi trường trả lại ñất ñai cho sản xuất nông
nghiệp và lâm nghiệp, người ta chú ý ñến hướng cải tạo, phục hồi môi trường
mới tạo nên trên phần lãnh thổ trước ñây ñã khai, như ở vùng Buinten, tại những
chỗ bằng phẳng trước ñây do công tác khai thác mỏ ñể lại ñã ñược cải tạo, phục
hồi môi trường thành những nơi có cảnh quan phong phú, hiện ñại. Những bãi thải
trở thành những ñồi gò phủ ñầy thảm thực vật; các hồ lắng trước ñây ñược viền
quanh bằng bụi cây và trồng cây thân gỗ trên ñó. Phần lớn ñất ñai ñược phủ ñầy và
chuyển sang mục ñích phục vụ nông nghiệp cùng với phương thức truyền thống,
trên các khu vực trước ñây tiến hành khai thác mỏ người ta xây dựng các khu nghỉ
ngơi cho dân thành phố và nông thôn (Nguồn: Viện KH & CN Mỏ - Luyện Kim,
2009).
1.1.1.2. Tại Mỹ
Mỹ là một cường quốc khai thác về khoáng sản, tại ñây lần ñầu tiên tiến
hành công việc phục hồi ñất ñai vào năm 1919. Ở một số mỏ lộ thiên thuộc bang
Ohio, từ năm 1941 ñã bắt ñầu công tác cải tạo, phục hồi môi trường dạng giản
ñơn là san gạt mặt dốc bãi thải ñể trồng cây. Phần lớn ñất ñai ñược phủ ñầy và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 3


chuyển sang mục ñích phục vụ nông nghiệp. Bên cạnh công việc phục hồi ñất ñai
trong khai thác khoáng sản, Chính phủ Mỹ ban hành một số các Luật về môi
trường ñể kiểm soát các thiệt hại môi trường từ hoạt ñộng khai thác và các hoạt
ñộng phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản như: Luật về chính sách
môi trường quốc gia (1969), Luật không khí sạch (1970), Luật nước sạch (1972),
Luật về bảo tồn và khôi phục nguồn tài nguyên (1980), Luật về kiểm soát và
phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (1977)… (Nguồn: ðỗ Cảnh
Dương, 2012).
1.1.1.3. Tại Vương quốc Anh
Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản cần phải bóc lớp ñất ñá dày 30
cm và bóc lớp ñất dưới lớp trồng cây 85 cm, lưu giữ riêng tại khu vực khác. Sau
khi hoàn thành công tác khai thác, lớp ñất trên ñược sử dụng ñể hoàn trả lại mặt
bằng các khu vực ñã sử dụng cho khai thác, trước ñó khu vực này phải ñược làm
sạch ñất ñá, sét và bùn. Các lớp ñất ñá ñược bóc lên và ñánh ñống theo từng tầng
khác nhau, theo thứ tự gối lên nhau. Việc ñổ thải như vậy tránh ñược việc chồng
lấp các lớp ñất lên nhau, mất lớp ñất màu. Khi kết thúc khai thác, thực hiện san
lấp hoàn thổ bằng chính các lớp ñất ñá ñã bóc theo thứ tự ngược lại. Sau mỗi lớp
ñất, dùng xe chuyên dụng ñầm nén chặt khu vực san lấp. Sau quá trình san lấp,
các hoạt ñộng hoàn nguyên và tái tạo cảnh quan ñược thực hiện. Thông thường,
biện pháp hoàn nguyên và tái tạo cảnh quan thường ñược sử dụng là trồng cây,
tạo cảnh quan nhằm các mục ñích xây dựng các công trình công cộng cho cộng
ñồng (Nguồn: Lê Minh Châu, Lê ðăng Hoan, 2007).
1.1.1.4. Tại Guinea
Tái sử dụng ñất ñể có thu nhập, bảo vệ môi trường cho cộng ñồng Guinea.
Trồng cây hạt ñiều tại mỏ khai thác trước ñây ñã ñem lại thu nhập bền vững cho
những người phụ nữ của một cộng ñồng Guinea hẻo lánh, ñồng thời cũng bảo
vệ môi trường cho cả ñất ñai và người dân ở ñây. Việc khai thác mỏ ñã phá huỷ

rừng ở ñây và gây ra sự xói mòn ñất, khai thác lộ thiên cũng rất nguy hiểm cho
cả người lẫn súc vật. Nhiều tai nạn và tử vong ñã xảy ra bởi những hố, rãnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


khai thác này.Trồng cây không chỉ khôi phục hệ thực vật và bảo vệ môi trường
mà còn ñem lại thu nhập bền vững từ việc bán hạt ñiều. Phụ nữ của cộng ñồng
ở Bintimodia chịu trách nhiệm chăm sóc cây và thu hoạch hạt mỗi năm. Thu
nhập ñược phân phối cho các thành viên tham gia (Nguồn: Viện KH & CN Mỏ
- Luyện Kim, 2009).
1.1.1.5. Tại Úc
Công ty Alcoa tiếp tục giữ vai trò ñi ñầu về phục hồi ñất ở Úc. Alcoa ñược
coi là công ty ñi ñầu trong phục hồi vùng mỏ tại bang Tây Úc và bangVictoria.
Tại Tây Úc, Alcoa ñã phục hồi 430,2ha ñất sau khi khai thác trong năm 2005.
Mục tiêu chủ yếu của chương trình phục hồi là gây dựng lại hệ sinh thái rừng
bạch ñàn vốn có ở ñây trước khi khai thác mỏ. Một cấu thành cơ bản của mục
tiêu này là phục hồi 100% ñộ phong phú thực vật của rừng bạch ñàn. Khu vực
phục hồi lại ñược kiểm tra sau 15 tháng ñể so sánh ñộ phong phú thực vật với các
khu vực không có khai thác gần ñó. Kết quả cho thấy ñạt ñược 96% ñộ phong
phú thực vật trong khu vực khôi phục.
Khôi phục hệ ñộng vật là một yếu tố quan trọng khác trong phục hồi hệ sinh
thái. Kiểm tra hệ ñộng vật tại khu vực phục hồi cho thấy 100% loài có vú, 90%
loài chim và 78% loài bò sát ñã ñến ñịnh cư tại khu vực này. Alcoa cũng làm gia
tăng tính ña dạng ñộng vật bằng cách hỗ trợ và tiến hành nghiên cứu trong khu
vực này. Kết quả từ 1963 ñến nay, Alcoa ñã khôi phục ñược 12.594ha ở Tây Úc
và thu dọn 15.222ha khác (Nguồn: Viện KH & CN Mỏ - Luyện Kim, 2009).
1.1.1.6. Tại Peru
Chính phủ Peru và ngành khai khoáng nước này thiết lập một chương trình

ñóng góp chung 5 năm gọi là Quỹ khai khoáng, nhằm mục ñích tăng cường sự hỗ
trợ từ các doanh nghiệp cho các chương trình xã hội ở những vùng nghèo khó
nhất bằng hoạt ñộng khai khoáng. Từ khi thành lập Quỹ ñã hỗ trợ chương trình y
tế và dinh dưỡng nhằm cắt giảm suy dinh dưỡng thường xuyên của trẻ em; chăm
sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; chương trình nâng cao chất lượng Giáo dục và
chương trình nâng cao tay nghề; tăng cường công tác quản lý ñịa phương và giúp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


trang bị cho họ thu ñược những lợi ích từ ngành công nghiệp khoáng sản Peru
(Nguồn: Lê Minh Châu, Lê ðăng Hoan, 2007).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


1.1.2. Các vấn ñề môi trường trong khai thác ñá
1.1.2.1. Quy trình khai thác và chế biến ñá
Hiện nay, các mỏ khai thác ñá khai thác theo quy trình như sau:

Xây dựng cơ bản
Làm ñường lên núi
Bạt ngọn, xén chân tuyến

Khoan nổ mìn

Nổ phá ñá


Máy ủi hỗ trợ

Phá ñá quá cỡ

Xúc lên ô tô vận chuyển

Ô tô vận chuyển
ñá nguyên liệu

Ô tô vận chuyển
ñất ñá thải

Khu chế biến

Tôn tạo ñường
hoặc bán

(Nguồn: Trung tâm Môi trường Công nghiệp, Viện KH & CN Mỏ, 2007)
Hình 1.1 Sơ ñồ quy trình khai thác ñá
Hệ thống khai thác ñược lựa chọn là hệ thống khai thác lớp nghiêng, cắt
tầng nhỏ, gạt chuyển trực tiếp từ mặt tầng xuống mặt bằng chân tuyến, xúc
chuyển lên ô tô vận chuyển ñến trạm nghiền, sàng, phân loại. Công ñoạn chế
biến ñá:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


ðá nạp vào phễu cấp liệu


Kẹp hàm( nghiền sơ cấp)
Máy nghiền
côn(hoặc ñập
búa)

Phân loại

ðá
1x2

ðá
2x4

ðá
4x6

(Nguồn: Trung tâm Môi trường Công nghiệp, Viện KH & CN Mỏ, 2007)
Hình 1.2 Sơ ñồ chế biến ñá
1.1.2.2. Các vấn ñề môi trường
Thay ñổi cảnh quan
ðặc thù của khoáng sản là vật thể sau khi khai thác sử dụng không thể tái
tạo. Vì vậy sau khi khai thác khoáng sản sẽ hết và tạo nên sự thay ñổi mạnh mẽ
về ñịa hình khu vực, cụ thể là sẽ bị hạ thấp ñộ cao núi ñá vôi mà không thể phục
hồi lại hiện trạng ban ñầu. Hiện tượng này sẽ dẫn ñến mất ñi cảnh quan nguyên
thủy của khu vực (Nguồn: />thác mỏ).
Phá bỏ lớp thực bì
Những hoạt ñộng chuyên chở trong khai thác mỏ làm ñường vận chuyển
bị tổn hại, làm tăng lượng bụi xung quanh vùng khai mỏ, phá bỏ lớp thực vật mặt
ñất khu khai thác. Bụi làm giảm chất lượng không khí tại ngay khu khai mỏ, tổn

hại thực vật, và sức khỏe của công nhân mỏ cũng như vùng lân cận. Nếu khai mỏ
ñược cấp phép thì cử dân phải di dời khỏi nơi này và những hoạt ñộng kinh tế
như nông nghiệp, săn bắn, thu hái thực phẩm hoặc cây thuốc ñều phải ngừng
(Nguồn: thác mỏ).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Ảnh hưởng ñến thủy văn của khu vực
Chất lượng nước sông, suối có thể bị giảm do chất thải, nước thải phát
sinh trong khu mỏ chảy tràn, thành phần ñộc tố vết, hàm lượng cao của những
chất rắn hòa tan trong nước thoát ra từ mỏ và lượng lớn phù sa ñược ñưa vào
sông suối (Nguồn: thác mỏ).
Tác ñộng lên ñộng vật thủy sinh
Trầm tích tác ñộng lên ñộng vật thủy sinh cũng thay ñổi tùy theo loài và
hàm lượng trầm tích. Hàm lượng trầm tích cao có thể làm chết cá, lấp nơi sinh
sản; giảm xâm nhập của ánh sáng vào nước; bồi lấp ao hồ; theo nước suối loang
ra một vùng nước sông rộng lớn và làm giảm năng suất của những ñộng vật thủy
sinh làm thức ăn cho những loài khác. Những thay ñổi này cũng hủy hoại sinh
cảnh một số loài có giá trị và có thể tạo ra những sinh cảnh tốt cho những loài
không mong ñợi. Ô nhiễm trầm tích nặng nề nhất có thể xảy ra trong khoảng từ 5
ñến 25 năm sau khi khai mỏ. Ở những nơi không có cây cối thì xói mòn còn có
thể kéo dài ñến 50 - 60 năm sau khi khai mỏ. Nước mặt ở nơi này sẽ không dùng
ñược cho nông nghiệp, sinh hoạt, tắm rửa hoặc những hoạt ñộng khác cho gia
ñình. Do ñó, cần phải kiểm soát nghiêm ngặt nước mặt thoát ra từ khu khai mỏ
(Nguồn: thác mỏ).
Tác ñộng ñến môi trường ñất
Làm ñất bạc màu: Do bị cày xới bị xói mòn, diện tích bị hoang hoá tăng.
Mục ñích sử dụng ñất thay ñổi kéo theo diện tích canh tác tự nhiên bị thu hẹp

khiến cơ cấu kinh tế vùng cũng thay ñổi.
Làm thay ñổi tính chất cơ lý ñất: Sau khi kết thúc khai thác tính chất cơ lý
của ñất sẽ bị thay ñổi, kéo theo khả năng xảy ra các hiện tượng ñịa chất công
trình ñộng lực như sạt lở.
Gây lún ướt, sạt lở: Công tác phát quang, bạt vỉa làm cho núi ñá mất ñi
thảm thực vật phủ, dẫn ñến sự rửa trôi của lớp ñất bề mặt và sạt lở khi mưa lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Tác ñộng ñến môi trường nước
Khai mỏ lộ thiên cần một lượng lớn nước ñể khắc phục bụi. ðể thỏa mãn
nhu cầu này, mỏ ñã "chiếm" nguồn nước mặt và nước ngầm cần thiết cho nông
nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng lân cận. Bên cạnh ñó, việc cung cấp
nước ngầm có thể bị ảnh hưởng do khai mỏ lộ thiên. Những tác ñộng này bao
gồm rút nước có thể sử dụng ñược từ những túi nước ngầm nông; hạ thấp mực
nước ngầm của những vùng lân cận và thay ñổi hướng chảy trong túi nước ngầm,
ô nhiễm túi nước ngầm có thể sử dụng ñược nằm dưới vùng khai mỏ do lọc và
thẩm nước chất lượng kém của nước mỏ, tăng hoạt ñộng lọc và ngưng ñọng của những
ñống ñất từ khai mỏ. Mặt khác, nước thải sinh hoạt của các công nhân làm việc tại mỏ
nếu không xử lý tốt cũng sẽ ảnh hưởng ñến chất lượng nguồn tiếp nhận như môi trường
ñất, nước (Nguồn: Hoàng Hiệp, 2014).
Tác ñộng ñến môi trường không khí
Môi trường không khí là ñối tượng chịu tác ñộng rõ nét nhất khi tiến hành
triển khai dự án khai thác ñá. Quá trình khai thác sẽ làm thay ñổi chất lượng môi
trường không khí theo chiều hướng không thân thiện với con người. Dự án sẽ
làm phát tán vào môi trường không khí khu vực các chất ô nhiễm nhu bụi, khí
CO, NOx, SOx và tiếng ồn, rung,.. Sự phát tán này kéo dài thường xuyên trong
suốt quá trình hoạt ñộng của dự án, nên tác ñộng lên môi trường không khí càng

rõ nét ( Phạm Ngọc ðăng, 2003).
Phạm vi ảnh hưởng của tác ñộng không chỉ bó hẹp trong phạm vi môi
trường không khí khu mỏ mà nó còn ảnh hưởng tới môi trường khu vực lân
cận do sự phát tán khí thải dọc theo tuyến ñường vận chuyển và phân phối ñá
sản phẩm (Nguồn: thác mỏ).
Tác ñộng ñến ñộng vật, thực vật hoang dã
Khai thác lộ thiên gây ra những tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp ñến ñộng,
thực vật hoang dã. Tác ñộng này trước hết là do nhiễu loạn, di chuyển và tái phân
bố trên bể mặt ñất. Một số tác ñộng có tính chất ngắn hạn và chỉ giới hạn ở nơi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


khai mỏ, một số lại có tính chất lâu dài và ảnh hưởng ñến các vùng xung quanh.
Những loài vật di ñộng như thú săn bắn, chim và những loài ăn thịt phải rời khỏi
nơi khai mỏ. Những loài di chuyển hạn chế như ñộng vật không xương sống,
nhiều loài bò sát, gặm nhấm ñào hang và những thú nhỏ có thể bị ñe dọa trực
tiếp. Nếu những hố, ao, suối bị san lấp hoặc thoát nước thì cá, những ñộng vật
thủy sinh và ếch nhái cũng bị hủy diệt. Thức ăn của vật ăn thịt cũng bị hạn chế do
những ñộng vật ở cạn và ở nước ñều bị hủy hoại. Những quần thể ñộng vật bị di
dời hoặc hủy hoại sẽ bị thay thế bởi những quần thể từ những vùng phân bổ lân
cận. Nhiều loài hoang dã phụ thuộc chặt chẽ vào những thực vật sinh
trưởng trong ñiều kiện thoát nước tự nhiên. Những thực vật này cung cấp nguồn
thức ăn cần thiết, nơi làm tổ và trốn tránh kẻ thù. Sự quá tải này thường dẫn ñến xuống
cấp của sinh cảnh còn lại và do ñó giảm sức chịu ñựng và giảm sức sinh sản, tăng cạnh
tranh nội loài và gian loài và giảm số lượng chủng quần so với số lượng ban ñầu khi mới
bị di dời (Nguồn: thác mỏ).
Những di tích lịch sử
Khai thác lộ thiên có thể ñe dọa những nét ñặc trưng ñịa chất mà con

người quan tâm. Những ñặc trưng ñịa mạo và ñịa chất và những cảnh vật quan
trọng có thể bị "hy sinh" do khai mỏ bừa bãi. Những giá trị về khảo cổ, văn
hóa và những giá trị lịch sử khác ñều có thể bị hủy hoại do khai mỏ lộ
thiên khi nổ mìn, ñào than... Bóc ñất ñá ñể lấy quặng sẽ phá hủy những công
trình lịch sử và ñịa chất nếu chúng không ñược di dời trước khi khai mỏ
(Nguồn: Hoàng Hiệp, 2014).
Ảnh hưởng kinh tế - xã hội
Do cơ khí hóa ở mức ñộ cao nên khai thác lộ thiên không cần nhiều nhân
công nhân như là khai thác hầm lò với cùng một sản lượng. Do ñó, khai mỏ lộ
thiên không có lợi cho cư dân ñịa phương như khai thác hầm lò. Tuy nhiên, ở
những vùng dân cư thưa thớt, ñịa phương không cung cấp ñủ lao ñộng nên sẽ có hiện
tượng di dân từ nơi khác ñến. Nếu không có quy hoạch tốt từ phía chính quyền và chủ mỏ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


thì sẽ không có ñủ trường học, bệnh viện và những dịch vụ quan trọng cho cuộc sống
người dân. Những bất ổn ñịnh sẽ xảy ra ở những cộng ñồng lân cận của khu khai mỏ lộ
thiên (Nguồn: thác mỏ).
Xung ñột lợi ích
Nguồn khoáng sản quan trọng của một quốc gia có thể là nguồn lực to lớn
cho tăng trưởng bền vững, xóa ñói giảm nghèo của ñất nước miễn là phải cấu
trúc ñược mối liên kết giữa các lĩnh vực liên quan của ngành kinh tế và ñánh giá
tác ñộng môi trường một cách khách quan ñể tránh gây thảm họa lên các lĩnh vực
như kinh tế - xã hội, môi trường và thực thi có hiệu quả. Tuy nhiên, quản lý kém
thì chính nguồn tài nguyên này lại là nguyên nhân của nghèo ñói, tham nhũng và
xung ñột. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, sự tham gia một cách có hiệu quả của tất
cả các bên liên quan trong ñầu tư và chế biến khoáng sản có thể tránh ñược những mâu
thuẫn trong tương lai và giúp tối ưu hóa phần ñóng góp của khoáng sản vào phát triển bền

vững, xóa ñói giảm nghèo (Nguồn: Trung tâm Môi trường Công nghiệp, 2007).
> An toàn lao ñộng
Trong quá trình khoan ñặt mìn và nổ mìn có thể gây ra các trường hợp tai
nạn lao ñộng do sử dụng vật liệu nổ không ñúng quy trình kỹ thuật, do ñá văng.
Việc dự trữ vật liệu nổ nếu không ñược bảo quản tốt có thể là nguồn phát sinh sự
cố cháy nổ (Nguồn: Viện KH&CN Mỏ- Luyện Kim, 2009).
1.2. Tổng quan về mỏ ñá vôi tại Việt Nam
Khoáng sản vật liệu xây dựng ở Việt Nam bao gồm: ðá vôi, cát kết Silic,
granit, sét, cát cuội sỏi… chúng ñược phân thành nhóm theo các mục ñích sử
dụng chủ yếu như nguyên liệu xi măng, vật liệu xây dựng thông thường. Trong
ñó ðá vôi chiếm tới gần 20% diện tích lãnh thổ phần ñất liền, tức là khoảng
60.000 km2, ñá vôi tập trung hầu hết ở miền Bắc như: Hoà Bình (53,4%), Cao
Bằng, Lạng Sơn (49,47%),( Nguồn: Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam,
Viện Nghiên cứu ðịa chất và Khoáng sản, 2009).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


(Nguồn: Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam 2009).
Hình 1.3. Bản ñồ phân bố ñá vôi ở Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


ðá vôi là nguyên liệu chủ yếu ñược sử dụng ñể sản xuất xi măng, sản xuất
vật liệu xây dựng. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ñã và ñang trở
thành ngành kinh tế quan trọng của ñất nước. Thông thường khi khai thác ñá phải

bóc tách lớp phủ thực vật của núi ñá, xây dựng ñường và mặt bằng sân công
nghiệp… Do vậy sẽ tạo nên ñất ñá thải trong khai thác, gây tác ñộng ñến ô nhiễ̃m
môi trường, làm thay ñổi ñiều kiện ñịa hình và cảnh quan, ñặc biệt là tàn phá các
hệ sinh thái khu vực khai thác, tai nạn lao ñộng…Hiện nay hầu hết các tỉnh trên
cả nước ñều có các cơ sở khai thác ñá, riêng ở miền Bắc ñã có tới 340 mỏ quy
mô khai thác lớn và rất nhiều các ñiểm khai thác ñá vôi với quy mô nhỏ ñang
hoạt ñộng ( Nguồn: Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam, 2009).
1.2.1. Công tác quản lý môi trường tại các mỏ ñá ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác quản lý môi trường tại các mỏ khai thác ñá vẫn còn
nhiều hạn chế, trong ñó việc hoàn thổ, phục hồi môi trường là vấn ñề mới mẻ cả
về cơ chế chính sách cũng như về công nghệ và giải pháp tổ chức thực hiện.
Trước năm 1996, vấn ñề hoàn thổ phục hồi môi trường chưa ñược ñặt ra một
cách nghiêm túc ñối với các hoạt ñộng khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Nhiều
mỏ sau khi kết thúc khai thác vẫn ñể lại nguyên trạng ñất ñá ngổn ngang, ngay cả
việc khôi phục lại ñịa hình ñịa mạo cũng không ñược tiến hành.
Từ khi Luật Khoáng sản ra ñời, vấn ñề hoàn thổ phục hồi môi trường ñược
ñề cập nhiều hơn và ñược xem như một nhiệm vụ bắt buộc ñối với các hoạt ñộng
khai thác khoáng sản. Theo ñó, mọi tổ chức cá nhân ñược phép hoạt ñộng khai
thác khoáng sản phải chịu mọi chi phí và thực hiện hoàn thổ phục hồi môi trường
sau khi kết thúc từng giai ñoạn hoặc kết thúc toàn bộ hoạt ñộng khai thác khoáng
sản. Theo Luật Bảo vệ môi trường các dự án mới về khai thác và chế biến
khoáng sản ñều phải lập báo cáo ðTM, trong ñó phải ñề xuất ñược các giải pháp
bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt ñộng của dự án cũng như các giải pháp
hoàn thổ phục hồi môi trường sau khi kết thúc các hoạt ñộng khai thác khoáng
sản. Các giải pháp về bảo vệ môi trường và hoàn thổ phục hồi môi trường, các
yêu cầu về kinh phí bảo vệ môi trường và hoàn thổ phục hồi môi trường phải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14



ñược xác ñịnh trong dự án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo báo cáo ðTM,
và tiến hành ký quỹ phục hồi môi trường trước khi ñược cấp giấy phép khai thác.
Tuy nhiên, chúng ta chưa có ñược những chế tài cụ thể cho vấn ñề này vì vậy kết
quả vẫn còn rất hạn chế (Nguồn: Trung tâm Môi trường Công nghiệp, 2007)
Kết quả ñiều tra hiện trạng môi trường và hoạt ñộng phục hồi môi trường tại
các vùng khai thác khoáng sản ở Việt Nam cho thấy công tác hoàn thổ phục hồi
môi trường ở các vùng khai thác khoáng sản còn chưa ñược chú trọng thực hiện
ñúng mức, thiếu chế tài cụ thể và thiếu những nghiên cứu ñể ñưa ra ñược mô hình
và quy trình hoàn thổ thích hợp. Việc triển khai công tác hoàn thổ phục hồi môi
trường tại các cở sở khai thác còn chậm và bị xem nhẹ. Các giải pháp hoàn thổ
phục hồi môi trường ñược áp dụng tại các vùng khai thác khoáng sản còn rất hạn
chế, phần lớn ñó là các giải pháp ñơn giản về mặt kỹ thuật và chi phí thấp.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành ñợt giám sát
chuyên ñề về tình hình thực hiện chính sách, phát luật về quản lý, khai thác
khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường năm 2012 nêu rõ: Tình trạng thất thoát,
lãng phí, kém hiệu quả và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy ra thường xuyên
ở hầu hết các dự án khai thác khoáng sản, do công tác lập, thực hiện quy hoạch,
kế hoạch, quyết ñịnh ñầu tư dự án thiếu cơ sở, chưa tính toán ñến các chi phí, lợi
ích về mặt xã hội và môi trường; thời gian dự án kéo dài, thủ tục hành chính
phiền hà và qua nhiều công ñoạn; năng lực nhà thầu, tư vấn còn nhiều hạn chế...
Do nhiều ñịa phương quá chú trọng vào việc phát triển kinh tế, nên tình trạng
khai thác khoáng sản bừa bãi gây suy thoái môi trường và làm mất cân bằng
hệ sinh thái ñã diễn ra, nhất là các hoạt ñộng của các mỏ khai thác than, quặng
kim loại và vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân. Các khu mỏ
ñang khai thác hiện nay hầu hết nằm ở vùng núi và trung du, cùng với công
nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, nhất là ñối với các kim loại, nên mức ñộ
gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, phá hủy rừng, hủy hoại về mặt ñất, ô
nhiễm nguồn nước, ñất canh tác, không khí..., ñã ảnh hưởng rất lớn ñến hoạt


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


ñộng của các ngành kinh tế khác như: Nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du
lịch... (ðình ðáp, 2013).
Theo số liệu của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ
Công an), trên 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh khai thác, chế biến khoáng sản vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Từ năm 2007 ñến tháng 7/2012, lực lượng
cảnh sát môi trường ñã phát hiện, xử lý 4.142 vụ. Riêng năm 2011 và 6 tháng ñầu
năm 2012, ñã phát hiện và xử lý 2.117 vụ, phạt vi phạm hành chính 21,7 tỷ ñồng.

(Nguồn: ðình ðáp, 2013)
Hình 1.4 Khai thác ñá tại Chu Chương, Hải Phòng
Với sự phát triển ồ ạt, nhưng thiếu quy hoạch, công nghệ lạc hậu và công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản còn nhiều hạn chế, ñược coi là những nguyên nhân dẫn ñến sự ô
nhiễm môi trường ở nhiều ñịa phương hiện nay. Nhằm từng bước khắc phục tình
trạng nêu trên, bên cạnh việc bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp
luật, thì vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ñối với lĩnh vực này là
hết sức quan trọng. Hoạt ñộng bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khai thác
và sử dụng khoáng sản Việt Nam ñòi hỏi phải quan tâm ñến các khía cạnh: Hạn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


chế tổn thất tài nguyên và tác ñộng tiêu cực ñến môi trường trong quá trình thăm
dò, khai thác, chế biến; ñiều tra chi tiết, quy hoạch khai thác và chế biến khoáng

sản, không xuất thô các loại nguyên liệu khoáng, tăng cường tinh chế và tuyển
luyện khoáng sản; ñầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình
khai thác và sử dụng khoáng sản như: Xử lý chống bụi, chống ñộc, xử lý nước
thải, quy hoạch xây dựng các bãi thải. Mới ñây, Chính phủ ñã ban hành Nghị
quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 về một số vấn ñề cấp bách trong bảo vệ môi
trường. Trong ñó, chú trọng bảo vệ môi trường trong hoạt ñộng khai thác khoáng
sản, với các nội dung như: 1) Tập trung thanh tra, kiểm tra việc khai thác khoáng
sản, kiên quyết xử lý hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; 2) Rà soát,
hoàn thiện các quy ñịnh về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt ñộng
khai thác khoáng sản theo hướng quy ñịnh ñầy ñủ kinh phí cho các hạng mục cải
tạo, phục hồi môi trường, làm rõ phương án, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân;
3) Ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt ñộng khai thác khoáng sản, làm
rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt ñộng khai thác,
vận chuyển và chế biến khoáng sản (Nguồn: Trọng Bách, 2013)
Ký quỹ, phục hồi môi trường trong hoạt ñộng khai thác khoáng sản là việc
tổ chức, cá nhân ñược phép khai thác khoáng sản nộp một khoản tiền vào Quỹ
Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường ñịa phương nơi
khai thác khoáng sản. Mục ñích của việc ký quỹ là ñể ñảm bảo tổ chức, cá
nhân khai thác khoáng sản thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo các quy
ñịnh của pháp luật.Cải tạo, phục hồi môi trường phải ñảm bảo ñưa môi trường,
hệ sinh thái tại khu vực khai thác khoáng sản và khu vực bị ảnh hưởng của
hoạt ñộng khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường gần như ban ñầu
hoặc ñạt ñược các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, ñảm bảo an
toàn và phục vụ các mục ñích có lợi cho con người. Mọi tổ chức, cá nhân có
liên quan ñến hoạt ñộng khai thác khoáng sản phải lập ñề án cải tạo, phục hồi
môi trường trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Việc thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17



cải tạo, phục hồi môi trường ñược thực hiện ngay trong quá trình khai thác
khoáng sản (Nguồn: Khánh Luân, 2013).

1.2.2. Công tác quản lý môi trường các mỏ khai thác ñá tại một số ñịa phương
Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, là một trong những nguồn lực
quan trọng ñể thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện ñại hóa ñất nước.
Trong những năm qua, ngành công nghiệp khai khoáng ñã có bước phát triển
cung cấp nguyên liệu cho nhiều lĩnh vực sản xuất, ñóng góp ñáng kể cho ngân
sách nhà nước và góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của ñất nước.
Tuy nhiên, thời gian gần ñây hoạt ñộng thăm dò, khai thác, chế biến, sử
dụng và xuất khẩu khoáng sản ñã có một số diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là
do yếu kém trong quản lý nhà nước về khoáng sản, sự phối hợp giữa các cơ
quan chức năng ở trung ương và ñịa phương còn thiếu chặt chẽ. Việc xử lý
những vi phạm trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản còn thiếu nghiêm
minh. Nhằm chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước ñối với các hoạt ñộng thăm
dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, thực hiện Nghị quyết
số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về ñịnh hướng
Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng ñến năm 2020, tầm nhìn
ñến năm 2030 và triển khai Luật Khoáng sản 2010 và Chỉ thị số 02/CT-TTg
ngày 09/01/2012 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước ñối với các hoạt
ñộng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản ( Nguồn:
Khánh Luân, 2013).
1.2.2.1. Tại tỉnh Phú Thọ
Tại tỉnh Phú Thọ do ñặc ñiểm ñịa chất, ñiều kiện ñịa hình, các mỏ ñá làm
vật liệu xây dựng thường có quy mô nhỏ, diện tích mỏ trung bình từ 2 - 10 ha,
ñộ chênh cao từ 30 - 60 m. Hiện nay, các tổ chức, cá nhân ñược phép khai thác
mỏ ñá trên ñịa bàn tỉnh sử dụng vào nhiều mục ñích khác nhau. Tại các mỏ,
nhìn chung thiết bị khai thác chưa ñồng bộ, do nhiều nước sản xuất, rất khó

khăn trong công tác sửa chữa, vận hành dẫn ñến hạn chế về năng suất làm việc,
an toàn lao ñộng và vệ sinh môi trường. Một phần, các mỏ khai thác với quy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


mô nhỏ, áp dụng hình thức khai thác theo kiểu khấu tự do, không cắt tầng, mất
an toàn cho công nhân làm việc trực tiếp ở gương khai thác, năng suất lao ñộng
thấp ở khâu khoan nổ mìn, ñộ dốc lớp khấu có xu hướng giảm trong quá trình
khai thác, ñá ñọng lại trên sườn dốc và mặt tầng ngày càng tăng. (Nguồn: Ngô
An, 2010).
Nhiều tổ chức, cá nhân tham gia khai thác ñá chưa có cán bộ phụ trách kỹ
thuật có chuyên ngành khai thác mỏ (giám ñốc ñiều hành mỏ) theo quy ñịnh của
Luật Khoáng sản. ðây cũng là nguyên nhân dẫn tới hoạt ñộng khai thác không có
thiết kế hoặc nếu có chỉ mang tính hình thức, không thực hiện ñúng thiết kế và
quy phạm kỹ thuật, an toàn. Tại các mỏ ñá, số cán bộ có chuyên môn kỹ thuật về
khai thác mỏ, ñịa chất (trình ñộ trung cấp trở lên) chưa nhiều, số công nhân làm
việc trực tiếp tại các mỏ ñá ñược ñào tạo chính quy tại các trường công nhân
nghề mỏ là rất ít, chủ yếu ñược ñào tạo mang tính truyền nghề vì vậy mức ñộ
chấp hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác, chế biến ñá
lộ thiên còn nhiều hạn chế. Các báo cáo chuyên ñề ñã nêu bật ñược hiện trạng về
công nghệ khai thác, môi trường, nhân lực và an toàn lao ñộng của 21 mỏ ñá vôi
ñang ñược cấp phép hoạt ñộng. Kết quả ñiều tra cho thấy, công nghệ khai thác tại
các mỏ còn lạc hậu, hầu hết là lao ñộng thủ công; 100% các mỏ khai thác không
ñúng thiết kế ñược phê duyệt; về an toàn lao ñộng, công tác bảo hộ lao ñộng tuy
ñã ñược thực hiện nhưng nguy cơ mất an toàn lao ñộng rất cao. ðối với các sơ ñồ
công nghệ khai thác tiên tiến nếu ñược các doanh nghiệp khai thác ñá vôi áp
dụng tại các mỏ sẽ ñảm bảo an toàn lao ñộng trong quá trình khai thác, sản xuất
có hiệu quả và bảo vệ môi trường, giảm tổn thất tài nguyên. Tuy vậy, ñể có thể

ứng dụng ñược, các doanh nghiệp cần phải ñầu tư ñổi mới công nghệ khai thác;
ñào tạo chuyên môn nghiệp vụ về khoan, nổ mìn, khai thác mỏ cho cán bộ quản
lý, công nhân; ñồng thời cần thực hiện và tuân thủ ñúng các quy trình, quy ñịnh
về an toàn lao ñộng, bảo hộ lao ñộng, bảo vệ môi trường… tại mỏ khai thác ñá
vôi. (Nguồn: Nguyễn Xuân Toản,2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 19


×