Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã hải lộc – huyện hải hậu tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.16 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-----------

-----------

MAI HOÀNG DIỆU

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HẢI LỘC – HUYỆN HẢI HẬU
TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-----------

-----------

MAI HOÀNG DIỆU



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HẢI LỘC – HUYỆN HẢI HẬU
TỈNH NAM ĐỊNH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CAO VIỆT HÀ

HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Mai Hoàng Diệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của :
- PGS. TS. Cao Việt Hà, giảng viên khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài;
- Các thầy, cô giáo khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các
đồng nghiệp;
- Các cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định;
- UBND xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định;
- Người dân xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân, tập thể và cơ quan nêu trên đã giúp đỡ,
khích lệ và tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Mai Hoàng Diệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................i
Lời cảm ơn ..............................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục bảng ....................................................................................................... v
Danh mục hình ....................................................................................................... vi
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................vii

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài................................................................................... 3
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 3
1.1.2. Cơ sở pháp lý về xây dựng nông thôn mới............................................... 4
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................... 8
1.2.1. Những vấn đề bức xúc của môi trường nông thôn và vai trò của tiêu chí
môi trường trong xây dựng nông thôn mới ........................................................ 8
1.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh miền Bắc ........................ 14
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 25
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp........................................ 25
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp ......................................... 25
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ................................................ 26
2.3.4. Phương pháp so sánh ............................................................................. 29
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 30
2.3.6. Phương pháp tính lượng nước thải chăn nuôi lợn................................... 30
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hải Lộc – huyện Hải Hậu – tỉnh
Nam Định ............................................................................................................. 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Hải Lộc ............................................................... 31

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Hải Lộc .................................................... 35
3.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở xã Hải Lộc – huyện Hải Hậu – tỉnh
Nam Định ............................................................................................................. 37
3.2.1. Khái quát đặc điểm chung của xã Hải Lộc trước khi xây dựng nông thôn
mới (trước năm 2010) ..................................................................................... 37
3.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới xã Hải Lộc giai đoạn 2010 - 2014... 39
3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Hải Lộc theo tiêu chí môi trường trong
xây dựng nông thôn mới ...................................................................................... 39
3.3.1. Khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh ............................ 40
3.3.2. Tình hình thu gom và xử lý chất thải ..................................................... 44
3.3.3. Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong các cơ sở sản xuất,
kinh doanh ............................................................................................58
3.3.4. Hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan đường làng, ngõ xóm 58
3.3.5. Quy hoạch và quản lý nghĩa trang theo quy hoạch ................................. 59
3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn
mới tại xã Hải Lộc ............................................................................................... 61
3.4.1. Những tồn tại trong việc thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Hải Lộc... 61
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp ....................................................................... 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 66
Kết luận: .............................................................................................................. 66
Kiến nghị .............................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 69
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC BẢNG


Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Tổng lượng CTR nông nghiệp phát sinh năm 2012 .................................. 11

1.2

Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tính đến cuối năm 2014 ..... 15

1.3

Tình hình thực hiện các tiêu chí NTM đến cuối năm 2014 ....................... 20

1.4

Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM của huyện Hải
Hậu, tính đến tháng 8/2014.............................................................. 24

2.1

Phân bổ phiếu điều tra trên địa bàn xã Hải Lộc ........................................ 26

2.2


Lý lịch mẫu .............................................................................................. 28

3.1

Hiện trạng sử dụng đất xã Hải Lộc năm 2013 ........................................... 34

3.2

Phân bố lao động xã Hải Lộc trong các ngành kinh tế năm 2013 .............. 36

3.3

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước mưa xã Hải Lộc, ngày
29/11/2014 ....................................................................................... 43

3.4

Kết quả điều tra về tình hình sử dụng nước giếng khoan trên địa bàn xã Hải
Lộc (n = 45) ..................................................................................... 44

3.5

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước giếng khoan xã Hải
Lộc, ngày 29/11/2014 ........................................................................ 45

3.6

Tình hình phân loại RTSH trên địa bàn xã Hải Lộc (n = 45)..................... 47

3.7


Tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã Hải Lộc (n = 45)............................... 52

3.8

Lượng chất thải rắn chăn nuôi trung bình của 1 hộ gia đình xã Hải Lộc ... 54

3.9

Kết quả tổng vệ sinh môi trường các xóm xã Hải Lộc ngày 18, 19/12/2014....... 59

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC HÌNH
Số hình
1.1

Tên hình

Trang

Diễn biến hàm lượng NH4+ trong nước sông đoạn chảy qua khu vực nông
thôn giai đoạn 2012 – 2014 .............................................................. 10

1.2

Diễn biến hàm lượng TSS trong nước sông đoạn chảy qua khu vực nông

thôn giai đoạn 2012 – 2014 ............................................................. 10

1.3

Ước tính khối lượng CTR chăn nuôi phân theo vùng................................ 12

1.4

Nồng độ TSP trong không khí xung quanh một số làng nghề khu vực phía
Bắc ........................................................................................................... 13

1.5

Tỷ lệ xã nông thôn đạt tiêu chí môi trường chia theo khu vực .................. 21

2.1

Sơ đồ lấy mẫu .......................................................................................... 27

3.1

Sơ đồ vị trí xã Hải Lộc ............................................................................. 31

3.2

So sánh cơ cấu giá trị sản xuất kinh tế giai đoạn 2010 – 2013. ................. 35

3.3

Bể chứa nước mưa của các hộ gia đình xã Hải Lộc .................................. 41


3.4

Đánh giá cảm quan của người dân xã Hải Lộc về chất lượng nước mưa ... 42

3.5

Máy bơm nước và bồn chứa nước của các hộ gia đình xã Hải Lộc ........... 44

3.6

Rãnh thoát nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình xã Hải Lộc ................ 46

3.7

Tình hình thu gom RTSH của các hộ gia đình xã Hải Lộc ........................ 48

3.8

Đánh giá của người dân xã Hải Lộc về công tác thu gom RTSH .............. 49

3.9

Rác vứt bừa bãi ven đường trục xã Hải Lộc.............................................. 50

3.10

Đường dong xóm và đường vận chuyển rác ra bãi rác .............................. 50

3.11.


Cảnh quan bãi rác xã Hải Lộc .................................................................. 52

3.12.

Hình ảnh về chuồng nuôi của một số hộ gia đình xã Hải Lộc ................... 53

3.13.

Cống thải chứa chung nước thải sinh hoạt và chăn nuôi ........................... 54

3.14:

Các hình thức xử lý CTR chăn nuôi của các hộ gia đình xã Hải Lộc ........ 55

3.15.

Vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV chưa được thu gom đúng quy định .......... 56

3.16.

Nghĩa trang liệt sỹ xã Hải Lộc .................................................................. 60

3.17.

Nghĩa trang nhân dân xã Hải Lộc ............................................................. 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CTR

Chất thải rắn

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

RTSH

Rác thải sinh hoạt

TDP

Tổ dân phố


TN & MT

Tài nguyên và Môi trường

TSMT

Tổng số muối tan

TSP

Tổng bụi lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn – Ao – Chuồng

VACB

Vườn – Ao – Chuồng - Biogas

VSMT

Vệ sinh môi trường

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


MỞ ĐẦU
• Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản. Những
nội dung trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như: xem nông nghiệp
là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương trình lương thực thực phẩm, hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông thôn, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở… đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới trong phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Bên cạnh đó, Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức
xã hội trong nước để xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường thiên nhiên và môi
trường xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn vẫn tiềm ẩn những
mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ. Thứ nhất, nông thôn
phát triển còn thiếu quy hoạch và tự phát, có khoảng 23% xã có quy hoạch nhưng
thiếu đồng bộ, xây dựng tự phát. Thứ hai, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn lạc hậu,
không đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài: tỷ lệ kênh mương do xã quản lý
được kiên cố hóa mới đạt 25%, giao thông chất lượng thấp, tỷ lệ các trường mầm
non đạt chuẩn về cơ sở vật chất thấp (32,7%), còn 11,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu
giáo... Thứ ba, quan hệ sản xuất nông thôn chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở
mức thấp: kinh tế tập thể (hợp tác xã) phát triển chậm, có trên 54% số hợp tác xã ở
mức trung bình và yếu; kinh tế hộ phổ biến quy mô nhỏ (36% số hộ có dưới 0,2ha
đất); tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn tới 16,2%. Thứ tư, văn hóa, môi trường,

giáo dục, y tế cũng còn nhiều hạn chế, như: tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (khoảng
12,8%), hệ thống an sinh xã hội chưa cao, môi trường sống ngày một ô nhiễm, số
trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia còn thấp. Thứ năm, hệ thống chính trị còn yếu: về
trình độ chuyên môn, chỉ có 9% cán bộ xã có trình độ đại học, cao đẳng, 32,4%
trung cấp; về trình độ quản lý nhà nước, có tới 44% cán bộ chưa qua đào tạo, chưa
qua đào tạo tin học là 87% (Đặng Kim Sơn, 2008).
Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết của
Đảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm là xây dựng
nông thôn mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và hội nhập nền
kinh tế thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Từ năm 2010, nông thôn mới được quan tâm triển khai trên khắp các tỉnh của
cả nước. Tỉnh Nam Định quyết định chọn 96 xã, thị trấn tham gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2015, một trong số đó là xã Hải Lộc – huyện Hải Hậu
được chọn làm điểm xây dựng mô hình nông thôn mới. Xã Hải Lộc là một xã vùng
ven biển, thuần nông với xuất phát điểm thấp về kinh tế xã hội. Song nhờ sự đoàn
kết xây dựng của cán bộ và nhân dân trong xã, sau 4 năm thực hiện chương trình
nông thôn mới (2011 – 2014), bộ mặt nông thôn xã đã có những biến chuyển tốt.
Theo Báo cáo kết quả thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới đến tháng 12 năm
2014, xã Hải Lộc đã đạt 18/19 tiêu chí, 1 tiêu chí không đánh giá (so với Bộ tiêu chí
quốc gia về xây dựng nông thôn mới), trong đó có tiêu chí môi trường (UBND xã
Hải Lộc, 2015b). Tuy nhiên, do bước đầu triển khai, việc thực hiện các tiêu chí môi
trường ở xã còn gặp nhiều khó khăn, rác thải chưa được thu gom xử lý một cách
triệt để, người dân thiếu nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt (hiện nguồn nước
sinh hoạt chủ yếu vẫn là nước giếng khoan)...
Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu cuộc sống của người dân địa phương và hoàn

thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đưa xã Hải Lộc đi lên phát triển kinh tế xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá
hiện trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới tại xã Hải Lộc – huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định”.
• Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng môi trường xã Hải Lộc theo 5 chỉ tiêu của tiêu chí
môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng môi trường xã phục vụ
xây dựng nông thôn mới.
• Yêu cầu của đề tài
- Cung cấp được đầy đủ các tài liệu liên quan đến đề tài, đáp ứng được mục
đích nghiên cứu của đề tài.
- Nội dung nghiên cứu phải thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.
- Các giải pháp đề xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, có tính thực
tiễn và khả năng áp dụng thực tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Khái niệm về Môi trường, ô nhiễm môi trường, hoạt động bảo vệ môi
trường: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “Môi trường là hệ thống các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật”; “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”; “Hoạt động bảo vệ môi trường là
hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó

sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường;
khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”
(Quốc hội, 2014).
Khái niệm về Nông thôn: Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày
12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.
Nông thôn Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống (Chính phủ, 2010).
Khái niệm về Nông thôn mới: Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức
về Nông thôn mới (NTM).
Theo Thông tư số 54/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định: "vùng/khu vực nông thôn mới Việt Nam XHCN là
phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn; được
quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã". Như vậy, nông thôn mới trước hết
phải là nông thôn, chứ không phải là thị tứ, thị trấn...
Nông thôn mới vừa bao hàm chức năng lịch sử vốn có của nông thôn là vùng
nông dân quần tụ trong đơn vị làng xã và chủ yếu làm nông nghiệp, vừa có những
thuộc tính khác với nông thôn truyền thống. Đó là: làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ
tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; đời sống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; giá trị
văn hoá truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản
lý dân chủ.
Nông thôn mới còn thực hiện chức năng rất quan trọng - chức năng sinh thái.
Nếu sản xuất công nghiệp phát triển phá vỡ mối quan hệ tự nhiên vốn có giữa con
người và thiên nhiên, thì sản xuất nông nghiệp lại có chức năng phục vụ hệ thống

sinh thái, luôn luôn làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên và dung
dưỡng thiên nhiên.
Theo Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thì Nông thôn mới được hiểu là:
- Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
- Xã hội – nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
- Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
1.1.2. Cơ sở pháp lý về xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới là một quá trình xây dựng và phát triển, cần sự đồng lòng của
tất cả các cấp chính quyền và nhân dân. Xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng
trong công cuộc đổi mới đất nước và được quán triệt từ Trung ương tới địa phương,
thể hiện qua các văn bản sau:
Nghị quyết số 26/NQ – TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa X) "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã nêu rõ mục tiêu:
"Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, bảo đảm
hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó
khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến
trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây
dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất
hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo
đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức

tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân
trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn
dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố
liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội
và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc" (Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2008).
Thực hiện Nghị quyết trên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương khóa X
đã ban hành các Kết luận về một số nội dung trong Nghị quyết, bao gồm: Đề án An
ninh lương thực quốc gia, Đề án Chương trình Xây dựng thí điểm mô hình nông
thôn mới cấp xã, Đề án về Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt
Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp
nông dân.
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008, xác định "Chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới", gồm 11 nội dung, với 19 tiêu chí.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020 với các mục tiêu cụ thể là đến năm 2015: 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
và đến 2020: 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên tổng số 9.121 xã hiện nay của
cả nước ta (Thủ tướng Chính phủ, 2010).
Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT - BXD - BNNPTNT - BTNMT về
Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Quyết định số 342/QĐ – TTg, ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới. Theo đó, sửa
đổi một số nội dung của 5 tiêu chí là: Tiêu chí số 7 về chợ nông thôn, tiêu chí số 10
về thu nhập, tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động, tiêu chí số 14 về giáo dục và tiêu chí
số 15 về y tế (Thủ tướng Chính phủ, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5



Thông tư số 41/2013/TT – BNNPTNT, ngày 4/10/2013 Hướng dẫn thực
hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Trong đó hướng dẫn cụ thể phương
pháp xác định các tiêu chí đạt chuẩn NTM.
Thông tư liên tịch số 01/VBHN – BNNPTNT, ngày 14/1/2014 Hướng
dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg. Thông tư hướng dẫn cụ
thể các bước xây dựng NTM, trách nhiệm của hệ thống quản lý, thực hiện Chương
trình các cấp, cơ chế quản lý các nguồn vốn… để Chương trình mang lại hiệu quả
cao nhất.
Môi trường là tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Tiêu chí môi trường được quy định trong Điều 19 của Thông tư số 41/2013/TT –
BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Theo đó,
xã được công nhận đạt tiêu chí môi trường khi đạt 5 yêu cầu sau:
• Một là, Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định đạt mức
quy định của vùng. Trong đó, nước sạch theo Quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng
các chỉ tiêu theo quy định của QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt;
nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn yêu cầu chất
lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi. Quy định về tỷ lệ
hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo Quy chuẩn quốc gia cho vùng
Đồng bằng sông Hồng là: 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50%
số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn quốc gia.
• Hai là, 90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường
(10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục).
Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá
trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm
trong giới hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông
tư số 46/2011/TT – BTNMT Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, Thông tư số
47/2011/TT – BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các

văn bản khác có liên quan. Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp
ứng các yêu cầu: nằm cách biệt với nhà ở, chất thải chăn nuôi được thu gom xử lý,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


không xả, chảy tràn trên mặt đất, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường
xung quanh.
• Ba là, Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có
hoạt động làm suy giảm môi trường. Xã đạt tiêu chí này khi đáp ứng các yêu cầu:
- Đường làng, ngõ xóm xanh – sạch – đẹp;
- Trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ
không lầy lội;
- Không có cơ sở sản xuất, kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản
xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường.
• Bốn là, Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch:
- Mỗi thôn hoặc liên thôn hoặc xã, liên xã có quy hoạch đất làm nghĩa trang
lâu dài phù hợp với tập quán của địa phương;
- Có quy chế quản lý nghĩa trang;
- Việc táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong
tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
• Năm là, Rác thải, chất thải, nước thải được thu gom xử lý:
- Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định; có hệ thống tiêu
thoát đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung quanh;
- Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước thải
thông thoáng, hợp vệ sinh;
- Thôn, xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung.
Để đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện tiêu chí môi trường, ngày
31/12/2014, Bộ NN & PTNT ban hành Thông tư 55/2014/BNNPTNT Hướng dẫn

triển khai một số hoạt động bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, gồm 4 nội dung:
- Xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước, xử lý nước thải.
- Xây dựng các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn
- Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


- Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái, phát triển cây xanh (Bộ NN&PTNT,
2014a).
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Những vấn đề bức xúc của môi trường nông thôn và vai trò của tiêu chí
môi trường trong xây dựng nông thôn mới
1.2.1.1. Những vấn đề bức xúc của môi trường nông thôn hiện nay
a. Tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường nông
thôn còn thấp
Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020
(Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg) đã đặt ra mục tiêu “Đến năm 2020, tất cả dân cư
nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và
thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã”. Tuy nhiên, với
kết quả đạt được tính đến thời điểm hiện nay, để đạt được mục tiêu đặt ra là cả một thách
thức lớn trước mắt. Tính đến hết năm 2014, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước
sạch chỉ đạt 42%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là 63% và chỉ có khoảng
45% hộ gia đình ở nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, ở một
số vùng nông thôn, các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đi vào
hoạt động nhưng chưa thực sự bền vững, năng lực và nguồn lực cho kiểm soát chất
lượng của các công trình cấp nước ở nhiều địa phương còn rất hạn chế, đặc biệt là các

công trình cấp nước quy mô nhỏ giao cho cộng đồng quản lý ở các tỉnh miền núi phía
Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ (Bộ TN & MT, 2015).
b. Khó khăn trong công tác kiểm soát chất thải
Về chất thải sinh hoạt
- Rác thải sinh hoạt (RTSH)
Trong những năm gần đây, công tác thu gom RTSH tại khu vực nông thôn
chưa thực sự được coi trọng. Nhiều thôn, xã chưa có các đơn vị chuyên trách trong
việc thu gom RTSH. Một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom RTSH
nhưng với quy mô nhỏ, phần lớn do Hợp tác xã tự tổ chức thu gom, phương tiện thu
gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở về nơi tập trung rác. Mặt khác,
hoạt động thu gom này không diễn ra thường xuyên mà kết hợp với các đợt nạo vét
kênh mương do xã phát động. Theo thống kê, có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


chức thu dọn định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự
quản. Tỷ lệ thu gom RTSH tại khu vực nông thôn chỉ mới đạt khoảng 40 - 55% (Bộ
TN & MT, 2015). Do tỷ lệ thu gom chưa đáp ứng nhu cầu, nên rác vẫn tràn ngập
khắp nơi công cộng, ao, hồ...
Đối với công tác xử lý RTSH nông thôn, nhiều địa phương xử lý chủ yếu bằng
phương pháp chôn lấp hoặc đổ thải lộ thiên, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ
sinh môi trường. Một số địa phương khác lại sử dụng phương pháp ủ phân compost. Tuy
nhiên, hai phương pháp này chưa thể áp dụng rộng rãi tại khu vực nông thôn. Trong
những năm gần đây, một số địa phương đã đầu tư, lắp đặt các lò đốt chất thải rắn (CTR)
với công suất nhỏ, phục vụ việc xử lý RTSH cho một vùng nông thôn hoặc cho một khu
vực dân cư. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý cũng như quá trình vận hành có đảm bảo tiêu
chuẩn môi trường hay không là vấn đề chưa được kiểm tra, xác nhận.
- Nước thải sinh hoạt

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội nông thôn, nhu cầu sử dụng nước ở
nông thôn ngày càng tăng, tương ứng với lượng nước thải sinh hoạt cũng gia tăng
(nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% lượng nước sử dụng). Đặc trưng ô nhiễm
trong nước thải sinh hoạt là ô nhiễm hữu cơ, trong đó, hàm lượng N và P rất lớn.
Trong khi đó, cách xử lý nước thải sinh hoạt chủ yếu của người dân là thải thẳng ra
các kênh mương, ao, hồ, sông xung quanh, cùng với nước thải sản xuất chưa được
xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đã gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nguồn
nước mặt tại nhiều địa phương (Hình 1.1, Hình 1.2).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Hình 1.1. Diễn biến hàm lượng NH4+ trong nước sông đoạn chảy qua khu vực
nông thôn giai đoạn 2012 – 2014
Nguồn: Bộ TN&MT, 2015

Hình 1.2. Diễn biến hàm lượng TSS trong nước sông đoạn chảy qua khu vực
nông thôn giai đoạn 2012 – 2014
Nguồn: Bộ TN&MT, 2015
Về chất thải nông nghiệp
- Chất thải trồng trọt
Trong trồng trọt, việc sử dụng ngày càng tăng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
và phân bón hóa học đang ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Theo kết quả nghiên
cứu về hấp thụ phân bón trong hoạt động trồng trọt, cây trồng hấp thụ trung bình
khoảng 40- 50% lượng phân bón, trong đó cây trồng hấp thụ phân đạm khoảng 3045%, phân lân 40-45%, phân kali 40-50%; 50-60% lượng phân bón còn lại vẫn tồn lưu
trong đất. Dư lượng phân hóa học làm ô nhiễm nguồn nước, gây phú dưỡng hoá, gây
tác hại tới thủy sinh, nguồn lợi thủy sản và làm thoái hóa đất (Bộ TN&MT, 2015).
Vấn đề vỏ bao bì phân bón, thuốc BVTV phát sinh cũng đang là nguyên

nhân gây ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Bảng 1.1. Tổng lượng CTR nông nghiệp phát sinh năm 2012
Đơn vị: tấn/ năm
Chất thải

Khối lượng

Bao bì thuốc BVTV

10.000

Bao bì phân bón

102.180

Rơm rạ

76.000.000
Nguồn: Bộ TN & MT, 2015.

Trong khi đó, việc thu gom CTR từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như
bao bì, chai lọ hóa chất BVTV… còn rất hạn chế. Tuy đây là nguồn chất thải thuộc
danh mục độc hại cần thu gom, xử lý đúng quy định, nhưng thực tế, sau khi được sử
dụng người nông dân thường xả thải ngay tại bờ ruộng, góc vườn hoặc nguy hiểm

hơn, có trường hợp còn vứt xuống ao, hồ, đầu nguồn nước sinh hoạt. Rơm rạ và phế
phụ phẩm nông nghiệp khác như trấu, cám, lõi ngô, thân ngô… thì một phần nhỏ
được sử dụng làm chất đốt, chất độn trong chăn nuôi, trồng nấm, làm đồ thủ công
mỹ nghệ hoặc sử dụng cho chăn nuôi gia súc; còn lại phần lớn được đốt ngay tại
đồng ruộng gây ra hiện tượng khói mù ở một số địa phương khu vực phía Bắc, vào
khoảng cuối tháng 5 và cuối tháng 10, sau vụ thu hoạch, ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng không khí và sức khỏe người dân.
- Chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
Hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản phát triển ở quy
mô hộ gia đình hoặc trang trại cỡ nhỏ tự phát, thiếu sự đầu tư dành cho xử lý chất
thải, cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn.
Chất thải chăn nuôi bao gồm phân và các chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác
gia súc, gia cầm chết, chất thải lò mổ... được phân thành 3 loại: chất thải rắn (phân,
thức ăn, xác gia súc, gia cầm chết); chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng,
nước dùng để tắm gia súc); chất thải khí (CO2, NH3...). Theo ước tính, có khoảng 40
- 50% lượng CTR chăn nuôi được xử lý bằng các phương pháp như ủ phân, công
nghệ biogas, số còn lại thải trực tiếp ra ao, hồ, kênh, rạch... gây ô nhiễm nguồn
nước mặt nghiêm trọng và phát sinh mùi hôi khó chịu (Bộ TN & MT, 2015).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Hình 1.3. Ước tính khối lượng CTR chăn nuôi phân theo vùng
Nguồn: Bộ TN & MT, 2015.
Các chất thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản gồm: nguồn thức ăn dư thừa
thối rữa bị phân hủy, hóa chất và thuốc kháng sinh, chất Diatomit, Dolomit, lưu
huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn. Đặc biệt, lớp bùn thải hình
thành trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi, trong tình trạng ngập nước yếm khí
tạo thành các sản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4, CH3SH..., tác động

xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng.
Nước thải nuôi trồng thủy sản có chứa hàm lượng các chất hữu cơ, các chất dinh
dưỡng, chất rắn lơ lửng cao, khiến nước có màu và mùi rất khó chịu. Nước bị ô
nhiễm không chỉ làm gia tăng nguồn bệnh cho thủy sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe con người. Những chất thải phát sinh trong các công đoạn sản xuất
chế biến thủy sản làm phân hủy chất hữu cơ, dung môi hữu cơ bay hơi, chất khử
trùng... lại thường chỉ được thu gom như rác thải sinh hoạt hoặc thải thẳng ra môi
trường thay vì xử lý bằng các biện pháp hợp vệ sinh (Bộ TN & MT, 2015).
c. Khó khăn trong kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề
Đặc trưng của các làng nghề Việt Nam là có quy mô sản xuất nhỏ lẻ theo từng hộ
gia đình, lại nằm xen lẫn trong khu dân cư và cũng như chưa có sự đầu tư cho hệ thống
xử lý chất thải nên rất khó kiểm tra, giám sát nguồn phát thải các chất ô nhiễm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Theo số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, làng nghề tập trung
chủ yếu ở miền bắc, trong đó tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng (Bắc
Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hưng Yên…). Vấn đề ô nhiễm không khí
xung quanh là vấn đề đáng lưu tâm tại khu vực này (Hình 1.4).

Hình 1.4. Nồng độ TSP trong không khí xung quanh một số làng nghề khu vực
phía Bắc
Nguồn: Bộ TN & MT, 2015
1.2.1.2. Vai trò của tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
Trước những khó khăn, bức xúc của các vấn đề môi trường nông thôn, bảo
vệ môi trường là yêu cầu cấp bách nhằm hướng tới phát triển bền vững. Trong
những năm qua, vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) nông thôn đã nhận
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Ngoài Chương trình mục tiêu quốc gia

xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020, các nội dung về quản lý môi trường nông
thôn được điều chỉnh bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật, thông qua việc đưa
vào các văn bản quản lý môi trường nói chung hoặc lồng ghép vào các văn bản
quản lý sản xuất chuyên ngành, như: Luật Bảo vệ môi trường; Chiến lược BVMT
quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 256/2003/QĐTTg); Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết
định số 1216/2012/QĐ-TTg); Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh
môi trường nông thôn giai đoạn 2012 – 2015 (Quyết định số 366/2012/QĐ-TTg);
Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


đoạn 2012 – 2015 (Quyết định số 1206/2012/QĐ-TTg); các văn bản, chính sách
phát triển ngành nghề nông thôn…
Bên cạnh đó, xây dựng nông thôn mới là quá trình thực hiện đồng bộ tất cả
các tiêu chí nhằm cải thiện mọi mặt của đời sống nông thôn. 19 tiêu chí thuộc 5
nhóm tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM có liên quan chặt chẽ
với nhau. Tiêu chí số 17 – Môi trường nằm trong nhóm tiêu chí số 4: Văn hóa - Xã
hội – Môi trường, vừa chịu tác động, vừa tác động trở lại các tiêu chí khác. Do đó,
việc thực hiện tiêu chí môi trường và kết quả của tiêu chí này ảnh hưởng không nhỏ
đến sự thành công của 18 tiêu chí còn lại nói riêng và sự thành công của công cuộc
xây dựng nông thôn mới nói chung.
Có thể thấy, môi trường là tiêu chí rất quan trọng, cần sự nỗ lực thực hiện
của tất cả các cấp và sự ủng hộ của người dân.
1.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh miền Bắc
1.2.2.1. Tình hình chung về xây dựng nông thôn mới
Ngay trong những năm đầu triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào của cả nước, các nhiệm vụ về xây
dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp từ tỉnh

đến huyện và xã. Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X đã trực tiếp chỉ đạo Chương
trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh,
thành phố đại diện cho các vùng, miền. Ngày 8/6/2011, Thủ tướng Chính phủ đã
chính thức phát động thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới".
Qua 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã thu được một số kết quả
khả quan. Bộ máy tổ chức và vận hành chương trình đã được thành lập và hoạt động
rất tích cực từ cấp Trung ương (các Bộ/ngành) đến địa phương (các xã, thôn). Trên
cả nước cũng đã tổ chức đào tạo được hơn 240 nghìn cán bộ xây dựng nông thôn
mới các cấp. Hàng loạt các chính sách đã được ban hành phục vụ chương trình.
Theo thống kê, đến cuối năm 2014, đã có 97,2% số xã đã được phê duyệt quy
hoạch nông thôn mới, 785 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm tỷ lệ 8,8% tổng số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


xã trên cả nước) và gần 1.300 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí (chiếm 14,5%) (Bộ TN &
MT, 2015).
Bảng 1.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tính đến cuối năm 2014
Số tiêu chí đạt được

Tỷ lệ (%) số xã đạt tiêu chí
(trên tổng số 9.007 xã)

19 tiêu chí

8,8

15 – 18 tiêu chí


14,5

10 – 14 tiêu chí

32,1

5 – 9 tiêu chí

33,6

Dưới 5 tiêu chí

11,0

0 tiêu chí

0
Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2015

Miền núi phía Bắc là nơi có tỷ lệ đạt tiêu chí thấp nhất, nhưng cả nước đã
không còn xã trắng tiêu chí, nhiều địa phương khó khăn như Cà Mau, Quảng Trị
đã không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Báo cáo của các địa phương đều thống nhất coi
việc tổ chức sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân là yếu tố quyết định của NTM.
Sau 4 năm thực hiện NTM, việc nông dân sản xuất tự phát, không có hợp đồng
đã giảm nhiều khi các địa phương đẩy mạnh thực hiện liên kết. Thu nhập của nông
dân tại nhiều xã đã tăng gấp 2 lần, hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm, hạ tầng nông
thôn thay đổi. Hiện một số tiêu chí cơ bản như giao thông, môi trường, số xã đạt
tiêu chí mới chỉ là 23-27%. Một số địa phương đã xuất hiện tình trạng nợ đọng xây
dựng cơ bản lớn (Khuyết danh, 2015).

Tại 6 huyện điểm của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới, gồm: Nam Đàn (Nghệ An), Phú Ninh (Quảng Nam), K’Bang (Gia Lai),
Phước Long (Bạc Liêu), Hải Hậu (Nam Định) và Hòa Vang (Đà Nẵng) đã đạt được
nhiều thành tựu rõ rệt. Nhìn chung, đến nay 6 huyện với tổng số 99 xã, thị trấn đã
có 53 xã (53,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM. Chỉ còn 3 xã đạt dưới 9 tiêu chí
(thuộc huyện K’Bang) và không có xã nào dưới 5 tiêu chí. Đồng thời, Hải Hậu là
huyện đầu tiên hoàn thành cả 35 xã đạt chuẩn NTM; các huyện có tỷ lệ số xã đạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


chuẩn cao là Phước Long, Hoà Vang (đều có trên 50% số xã) (Báo điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam, 2015). Tính đến hết tháng 6/2015, toàn quốc có 4 đơn vị cấp
huyện là huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), huyện Đông Triều
(tỉnh Quảng Ninh) và huyện Hải Hậu (Tỉnh Nam Định) đã được Thủ tướng Chính
phủ công nhận đạt chuẩn NTM (Bộ NN&PTNT, 2015b).
Hòa chung không khí hăng hái xây dựng NTM của cả nước, các tỉnh miền
Bắc cũng đã đạt được những kết quả đáng kể trong xây dựng NTM, điển hình là các
tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định.
Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh triển khai xây dựng NTM ở 125 xã nông thôn của 13 huyện, thị,
thành phố (trừ thành phố Hạ Long vì không còn xã) và thực hiện đồng bộ tất cả các
tiêu chí. Theo báo cáo của Ban Xây dựng NTM, năm 2014, chương trình xây dựng
NTM của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan: Số nhà văn hoá thôn đạt chuẩn
trong toàn tỉnh là 364/912 (số còn lại đủ điều kiện hoạt động); 114/115 xã có điểm
bưu điện văn hoá xã, đạt 99,13%; 100% các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; 100%
xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê
tông hóa; đối với đường liên thôn đã cứng hoá được trên 75%... Năm 2014, toàn
tỉnh đã xây dựng được 311 dự án phát triển sản xuất và hạ tầng vùng sản xuất, với

kinh phí trên 420 tỷ đồng; triển khai 20 dự án xây dựng thương hiệu trong chương
trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP); triển khai 906 công trình giao
thông, thuỷ lợi, với kinh phí trên 590 tỷ đồng; tỷ lệ người dân dùng nước hợp vệ
sinh đạt 93,1%; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,42% năm 2013 xuống còn 1,77% cuối năm
2014… (Hồng Nhung, 2015).
Ngày 21/4/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 527/QĐ - TTg công
nhận huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Việc
triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần nâng cao đời sống vật
chất tinh thần của người dân khu vực nông thôn, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện được tập trung đầu tư. Diện mạo nông
thôn được thay đổi nhanh chóng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và
nâng lên, thu nhập của người dân khu vực nông thôn trên địa bàn huyện tăng từ 14,5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×