Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn của một số điểm khai thác vàng tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA
MỘT SỐ ĐIỂM KHAI THÁC VÀNG TẠI XÃ THẦN SA,
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA MỘT SỐ ĐIỂM
KHAI THÁC VÀNG TẠI XÃ THẦN SA,
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Khoa học môi trường
Mã ngành: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Điền



THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Vân Anh


ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng hết mình của bản
thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và
bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các
giảng viên khoa Môi trường, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Trần
Văn Điền đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo phòng TNMT huyện Võ
Nhai; UBND xã La Hiên và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt

thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ,
động viên tôi hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Vân Anh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ..........................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 3
Chương 1: TỐNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan ..................................................... 4
1.1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 5
1.1.3. Tác động của hoạt động khai thác mỏ tới môi trường ................................. 9
1.1.4. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 11
1.2. Công nghiệp khai thác và chế biến vàng....................................................... 13
1.2.1. Sự hình thành của các mỏ vàng.................................................................. 13

1.2.2. Quy trình công nghệ chế biến vàng ........................................................... 13
1.2.3. Chất thải rắn trong khai thác ...................................................................... 14
1.2.4. Chất thải nguy hại trong hoạt động khai thác ............................................ 14
1.3. Tiềm năng và tình hình khai thác vàng ở Việt Nam ..................................... 15
1.3.1. Tiềm năng vàng .......................................................................................... 15
1.3.2. Tình hình khai thác vàng ở Việt Nam ........................................................ 16
1.4. Tình hình quản lý chất thải rắn tại các mỏ khai thác khoáng sản trên
Thế giới và tại Việt Nam ...................................................................................... 18
1.4.1. Công tác quản lý chất thải rắn tại các mỏ khai thác trên Thế giới ............. 18
1.4.2. Công tác quản lý chất thải rắn tại các mỏ khai thác tại Việt Nam ............. 20


iv
1.4.3. Tình hình khai thác vàng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................. 21

1.4.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thần Sa,
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 23
1.5. Đánh giá chung ........................................................................................ 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU......................................................................................................... 26
2.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................ 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 26
2.1.2. Phạm vi, địa điểm, thời gian nghiên cứu.................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp ........................................ 26
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................. 27
2.3.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn............................................................... 27
2.3.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ............................................... 28
2.3.5. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu ...................................... 28

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 29
3.1. Tình hình hoạt động khai thác, tuyển vàng của một số mỏ vàng trên địa
bàn xã Thần Sa, huyện Võ Nhai........................................................................... 29
3.1.1. Mỏ vàng Bản Ná, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ........... 31
3.1.2. Mỏ vàng Tân Kim, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ......... 37
3.1.3. Mỏ vàng gốc Khau Âu, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái.................... 41
3.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại các mỏ khai thác vàng trên
địa bàn xã Thần Sa, huyện Võ Nhai..................................................................... 47
3.2.1. Đánh giá công tác quản lý bùn thải tại các mỏ khai thác vàng trên địa
bàn xã Thần Sa, huyện Võ Nhai........................................................................... 47
3.2.2. Đánh giá công tác quản lý các bãi tập kết đất đá thải ................................ 51
3.2.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải nguy hại ............................................ 54
3.2.4. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ..................................... 55


v
3.3. Đánh giá của người dân về công tác quản lý chất thải rắn trong khai

thác vàng tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai ......................................................... 58
3.3.1. Đánh giá của cơ quan quản lý về công tác quản lý chất thải rắn tại
các mỏ khai thác vàng .......................................................................................... 58
3.3.2. Đánh giá của các doanh nghiệp về công tác quản lý chất thải rắn tại
các mỏ khai thác vàng .......................................................................................... 61
3.3.3. Đánh giá của người dân xung quanh về công tác quản lý chất thải rắn
tại các mỏ khai thác vàng ..................................................................................... 64
3.4. Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại các
mỏ khai thác, tuyển vàng trên địa bàn xã Thần Sa, huyện Võ Nhai .................... 67
3.4.1. Đối với các đơn vị khai thác ...................................................................... 67
3.4.2. Đối với cơ quan quản lý ............................................................................. 71
3.4.3. Đối với cộng đồng dân cư .......................................................................... 72

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 73
1. Kết luận ............................................................................................................ 73
2. Đề nghị ............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 75


vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

BVMT

Bảo vệ môi trường

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

CTR

Chất thải rắn

CP

Chính phủ

CT


Chỉ thị

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CPĐTXD

Cổ phần đầu tư xây dựng

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

HTX CN&VT

Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải

KS

Khoáng sản



Nghị định

QH

Quốc hội


TTg

Thủ Tướng

TTLT

Thông tư liên tịch

UBND

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.

Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.
Bảng 3.22.

Tổng hợp danh sách các dự án khai thác vàng trên địa bàn
xã Thần Sa, huyện Võ Nhai ...................................................... 30
Toạ độ các điểm góc khu vực khai thác ................................... 31
Toạ độ các điểm góc khu vực bãi thải ngoài ............................ 32
Kế hoạch khai thác của mỏ vàng Bản Ná ................................. 33
Toạ độ các điểm góc khu vực khai thác mỏ vàng Tân Kim ..... 37
Trữ lượng công nghiệp thân quặng mỏ vàng Tân Kim ........... 38
Bảng trữ lượng vàng gốc tại các thân quặng ............................ 42
Bảng trữ lượng vàng gốc huy động vào khai thác .................... 42
Lượng bùn thải phát sinh qua các năm tại các mỏ ................... 49
Kết quả đo mẫu bùn thải của mỏ vàng Bản Ná ........................ 51
Lượng đất đá thải phát sinh của các mỏ ................................... 52
Lượng chất thải nguy hại phát sinh của Mỏ vàng Bản Ná,
Tân Kim và Khau Âu................................................................ 55
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các mỏ ......................... 55
Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại các mỏ .......................... 57
Ý kiến của cơ quan quản lý về tình hình hoạt động của các
mỏ khai thác vàng tại xã Thần Sa ............................................. 58
Đánh giá về thực hiện một số công tác quản lý tại các mỏ vàng ...... 59
Ý kiến của doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường tại
các mỏ khai thác vàng............................................................... 61
Thời gian định kỳ nạo vét và vận chuyển bùn thải đi nơi

khác xử lý.................................................................................. 62
Thiết bị và phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt tại mỏ ....... 63
Thời gian thu gom rác thải sinh hoạt tại các mỏ ...................... 64
Đánh giá của người dân về độ an toàn của bãi thải tại các mỏ ..... 65
Ý kiến của người dân về các bãi tập kết đất đá thải, hồ
chứa bùn thải của các mỏ khai thác vàng trên địa bàn xã
Thần Sa ..................................................................................... 66


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.

Phương pháp khai thác lộ thiên và hầm lò ..................................... 8

Hình 3.1.

Sơ đồ công nghệ khai thác quặng vàng sa khoáng Bản Ná ......... 35

Hình 3.2.

Sơ đồ công nghệ tuyển vàng sa khoáng Bản Ná .......................... 36

Hình 3.3.

Sơ đồ công nghệ khai thác mỏ vàng gốc Tân Kim ...................... 39

Hình 3.4.


Sơ đồ công nghệ khai thác mỏ vàng gốc vùng Khau Âu ............. 44

Hình 3.5.

Sơ đồ công nghệ làm giàu quặng vàng mỏ Khau Âu ................... 46

Hình 3.6.

Lượng bùn thải phát sinh qua các năm tại các mỏ ....................... 49

Hình 3.7.

Lượng đất đá thải phát sinh qua các năm tại các mỏ ................... 52

Hình 3.8.

Biểu đồ Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các mỏ vàng ...... 53

Hình 3.9.

Biểu đồ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các mỏ ................. 56

Hình 3.10. Biểu đồ lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại các mỏ ................. 57
Hình 3.11. Biểu đồ về thực hiện một số công tác quản lý tại các mỏ vàng ........ 60
Hình 3.12. Biểu đồ về thời gian định kỳ nạo vét và vận chuyển bùn thải
đi nơi khác xử lý ........................................................................... 62
Hình 3.13. Biểu đồ về đánh giá của người dân về độ an toàn của bãi thải ......... 65
Hình 3.14. Mặt cắt cống thoát nước chính qua khu vực bãi thải ................... 68
Hình 3.15. Mặt cắt ngang của cống thoát nước phụ qua khu vực bãi thải ..... 69



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, do nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và xu
hướng hội nhập thế giới mở cửa ngày càng lớn. Ngành công nghiệp khai thác
khoáng sản đã có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội,
góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về khoáng sản, đa
dạng với các quy mô khác nhau. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh khá
phong phú về chủng loại, đây là thế mạnh cho sự phát triển công nghiệp của cả
tỉnh. Trước hết phải kể đến là chì, kẽm, sắt, titan, vàng sa khoáng, các loại
khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Cho đến nay, cả nước phát hiện được gần
500 điểm quặng và mỏ vàng gốc (quặng vàng thực thụ và các loại quặng khác
có chứa vàng), trong đó có gần 30 nơi được tìm kiếm thăm dò và đánh giá trữ
lượng với số lượng khoảng 300 tấn vàng[21]. Các mỏ vàng gốc tập trung tại
miền núi phía Bắc, Thái Nguyên đã có 10 mỏ vàng. Các mỏ vàng của tỉnh tập
trung ở các huyện Võ Nhai và Đại Từ, bao gồm vàng sa khoáng và vàng gốc.
Tại huyện Võ Nhai, khu vực tập trung quặng vàng được phân bố chủ yếu ở các
xã Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh.
Trên địa bàn huyện Võ Nhai, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng bên cạnh đó lại có
tác động không nhỏ đến môi trường, cảnh quan và đời sống của một bộ phận
người dân. Tình trạng khai thác vàng trái phép ở Võ Nhai đã làm ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng tại khu vực thượng nguồn các con sông, suối, gây bức
xúc trong dư luận.Vì vậy, thời gian qua, cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, huyện còn thực hiện
nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường do tác động
từ khai thác, chế biến vàng. Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa



2
phương và bằng nhiều giải pháp (như tăng cường kiểm tra, lập chốt liên
ngành xử lý dứt điểm những “điểm nóng” khai thác trái phép) nên thời gian
gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác, chế biến khoáng
sản trên địa bàn đã từng bước được hạn chế.
Vấn đề quản lý chất thải rắn trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng
sản nói chung và khai thác, chế biến quặng vàng nói riêng đang là vấn đề hết
sức bức xúc đối với công tác bảo vệ môi trường của các nước trên Thế giới
cũng như của Việt Nam. Sự phát triển trong công nghiệp khai khoáng đã
tạo ra một số lượng lớn chất thải rắn bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải
nguy hại, bùn thải, đất đá thải, chất thải xây dựng... đang là nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường, từ quy mô nhỏ, đến ảnh hưởng trên quy mô rộng
lớn và tác động xấu tới sức khoẻ, đời sống con người và chất lượng môi
trường chung.Vì vậy, một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ
môi trường ở nước ta nói riêng và thế giới nói chung hiện nay là quản lý
chất thải, đặc biệt là chất thải rắn.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn của một số
điểm khai thác vàng tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng phát sinh chất thải rắn tại một số điểm khai thác
vàng trên địa bàn xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá được công tác quản lý chất thải rắn tại các điểm khai thác
vàng thuộc vùng nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải rắn của
một số điểm khai thác vàng trên địa bàn xã Thần Sa nói riêng và trên địa bàn
huyện Võ Nhai nói chung nhằm giảm thiểu, khắc phục các tác động tiêu cực
của hoạt động khai thác vàng đến môi trường của khu vực.



3
3. Ý nghĩa của đề tài
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng rút ra kinh nghiệm thực tế, vận dụng
nâng cao kiến thức đã học.
- Củng cố được kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, sau
này có điều kiện tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường.
- Tạo số liệu làm cơ sở giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước trong
công tác quản lý chất thải rắn của một số điểm mỏ khai thác, tuyển vàng
trên địa bàn huyện Võ Nhai nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung
nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động khai thác vàng đến
môi trường xung quanh.
- Nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý và bảo vệ môi
trường tại khu vực.


4
Chương 1
TỐNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
- Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (Quốc hội nước CHXNCN
Việt Nam, 2014) [15]:
+ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
+ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
+ Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất
hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.

+ Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác.
+ Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ
xã hội và bảo vệ môi trường.
+ Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu [17]:
+ Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
+ Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải
nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại
dưới ngưỡng chất thải nguy hại.


5
+ Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát
sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
+ Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay
không phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác
định chất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục
đích để phân loại và quản lý trên thực tế.
+ Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy,
chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
+ Cơ sở phát sinh chất thải là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có
phát sinh chất thải.

+ Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở
phát sinh chất thải.
1.1.2. Cơ sở lý luận
1.1.2.1. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản là sự tập trung hoăc tích tụ tự nhiên của các
khoáng chất thể rắn, lỏng, khí ở trên, trong vỏ trái đất. Chúng có đặc điểm
hình thái, chất lượng đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho phép khai thác, sử dụng
một loại trong tích tụ đó. Có khả năng đem lại lơi ích kinh tế trong thời điểm
hiện tại hoặc tương lai. Chúng được nhận định là có giá trị kinh tế và có đặc
trưng địa chất xác định.
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo dạng tồn tại: Rắn (nhôm, sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, …), khí
(khí đốt, Acgon, Heli), lỏng (thủy ngân, dầu, nước khoáng, nước ngầm, ….);
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh
ra trên bề mặt trái đất);


6
- Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại
màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật
liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ
khoáng sản. “Mỏ là một bộ phận của vỏ trái đất, nơi tập trung tự nhiên các
loại khoáng sản do kết quả của một quá trình địa chất nhất định tạo nên”. [10]
1.1.2.2. Khai thác tài nguyên khoáng sản
Khai thác khoáng sản hay còn gọi là hoạt động khai thác mỏ hoặc các vật
liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các
vật liệu được khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt,
urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến, dầu, đá muối và kali cacbonat. Bất
kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt hoặc được tạo ra trong phòng thí

nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng
hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo (như dầu
mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nước). [26]
1.1.2.3. Quá trình khai thác mỏ
Quá trình khai thác mỏ bắt đầu từ giai đoạn phát hiện thân quặng đến
khâu chiết tách khoáng sản và cuối cùng là trả lại hiện trạng của mặt đất gần
với tự nhiên nhất gồm một số bước nhất định.
- Đầu tiên là phát hiện thân quặng, khâu này được tiến hành thông qua
việc thăm dò để tìm kiếm và sau đó là xác định quy mô, vị trí và giá trị của
thân quặng. Khâu này cung cấp những số liệu để đánh giá tính trữ lượng tài
nguyên để xác định kích thước và phân cấp quặng. Việc đánh giá này là để
nghiên cứu tiền khả thi và xác định tính kinh tế của quặng. [27]
- Bước tiếp theo là nghiên cứu khả thi để đánh giá khả năng tài chính
để đầu tư, kỹ thuật và rủi ro đầu tư của dự án. Đây là căn cứu để công ty khai
thác mỏ ra quyết định phát triển mỏ hoặc từ bỏ dự án. Khâu này bao gồm cả
quy hoạch mỏ để đánh giá tỷ lệ quặng có thể thu hồi, khả năng tiêu thụ, và


7
khả năng chi trả để mang lại lợi nhuận, chi phí cho kỹ thuật sử dụng, nhà
máy và cơ sở hạ tầng, các yêu cầu về tài chính và các phân tích về mỏ như
đã đề xuất từ khâu khai đào cho đến hoàn thổ. Khi việc phân tích xác định
một mỏ có giá trị thu hồi, phát triển mỏ mới bắt đầu và tiến hành xây dựng
các công trình phụ trợ và nhà máy xử lý. Vận hành mỏ để thu hồi quặng bắt
đầu và tiếp tục dự án khi mà công ty khai thác mỏ vẫn còn thu được lợi
nhuận (khoáng sản vẫn còn).
- Sau khi tất cả quặng được thu hồi sẽ tiến hành công tác hoàn thổ để làm
cho đất của khu mỏ có thể được sử dụng vào mục đích khác trong tương lai.
1.1.2.4. Công nghệ khai thác
Công nghệ khai thác sử dụng phổ biến hiện nay là công nghệ dùng máy

xúc phối hợp với ô tô tự đổ, gồm các công đoạn chủ yếu sau:
- Khoan nổ mìn để phá vỡ đất đá nguyên khối;
- Sử dụng thiết bị cơ giới để xúc đất đá và quặng lên các phương tiện vận
chuyển;
- Sử dụng thiết bị vận tải bằng xe tải để chuyển đất đá thải từ khai trường
ra bãi thải và vận chuyển các loại quặng khai thác về kho chứa;
- Sản phẩm từ kho chứa được thiết bị xúc lên phương tiện vận tải đường
bộ về nơi tiêu thụ. [16]
1.1.2.5. Phương pháp khai thác
Trong thực tế sản xuất hiện nay, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của
khu vực có mỏ khoáng sản, điều kiện địa chất của các thân quặng và tính chất
hóa lý của loại quặng, người ta tiến hành các phương pháp khai thác mỏ
khoáng sản chủ yếu sau:
- Phương pháp khai thác lộ thiên (Surface mining): Thường áp dụng với
khoáng sản rắn nằm gần bề mặt bằng cách bóc đi các lớp đất đá phủ lên thân
quặng để lấy lên các khoáng sản cần thiết [28]. Phương pháp này thường làm


8
thay đổi mạnh mẽ địa hình, mất đất canh tác, mất rừng, tạo ra nhiều bụi và
chất thải rắn.
- Phương pháp khai thác hầm lò (Underground mining): Áp dụng đối với
các thân quặng nằm sâu trong lòng đất bằng cách đào giếng và lò đến thân
quặng để lấy được các khoáng sản cần thiết. Phương pháp này thường tiềm ẩn
nhiều sự cố mất an toàn cho công nhân khai thác, đòi hỏi một lượng lớn gỗ
chống lò và gây ra các biến động trên mặt đất.

Hình 1.1. Phương pháp khai thác lộ thiên và hầm lò [4]
- Phương pháp khoan và bơm hút khoáng sản: Thường được áp dụng cho
một số loại khoáng sản tồn tại dưới dạng khí và lỏng như dầu và khí đốt thiên

nhiên. Phương pháp này đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng chỉ áp dụng cho các
khoáng sản tồn tại dưới dạng khí và lỏng. [4]


9
1.1.3. Tác động của hoạt động khai thác mỏ tới môi trường
1.1.3.1. Tác động tới môi trường nước và hệ sinh thái
* Tác động cơ học
Theo Bùi Công Quang (2011) [20] Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá
và quặng làm địa hình khu khai thác bị hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất
thải rắn làm địa hình bãi thải được nâng cao. Những thay đổi này sẽ dẫn đến
những biến đổi về điều kiện thủy văn, các yếu tố của dòng chảy trong khu mỏ
như thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc dòng chảy mặt, chế
độ thủy văn của các dòng chảy.
Bên cạnh đó, sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng
hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, khả năng
chứa nước, làm thay đổi chất lượng nguồn nước và làm suy giảm chức năng
của các công trình thúy lợi, giao thông gần các khu khai thác mỏ.
Mặt khác, khi tiến hành các hoạt động khai thác sẽ hình thành các moong
sâu đến hàng trăm mét, là nơi tập trung nước cục bộ. Ngược lại, để đảm bảo
hoạt động của mỏ, phải thường xuyên bơm tháo khô nước ở đáy moong, hầm
lò, hình thành các phễu hạ thấp mực nước đuôi đất với độ sâu từ vài chục đến
hàng trăm mét và bán kính phễu hàng trăm mét. Điều đó dẫn đến tháo khô các
công trình chứa nước trên mặt như hồ, ao,... xung quanh khu mỏ.
Quá trình khai thác khoáng sản gồm có ba bước là: mở cửa mỏ, khai thác
và đóng cửa mỏ. Cả ba công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và
môi trường đất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt
các mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và
trung du. Vì vậy, việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất
rừng xung quanh vùng mỏ đều dẫn đến hệ động thực vật bị giảm về số lượng

hoặc tuyệt chủng.


10
* Tác động hóa học
- Thoát acid từ mỏ khai thác: là một quá trình tự nhiên, trong đó axit
sulfuric được hình thành khí sulfua trong đá tiếp xúc với không khí và nước.
Khi số lượng lớn đá chứa các khoáng vật sunfua được đào lên từ một mỏ lộ
thiên hoặc lấy lên từ dưới lòng đất, nó phản ứng với nước và oxy để tạo ra
axit sulfuric. Acid được nước mưa hay nước theo dòng chảy thoát ra khu vực
mỏ và đổ vào các sông, suối hoặc nước ngầm xung quanh gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng nước.
- Ô nhiễm kim loại nặng: Các kim loại như asen, coban, đồng, cadimi,
bạc, chì, kẽm chứa trong đất đá khai thác hoặc mỏ ngầm lộ thiên tiếp xúc với
nước. Kim loại bị rửa trôi ra ngoài gây ô nhiễm nguồn nước dưới hạ lưu.
- Ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong quá trình xử lý quặng: Ô nhiễm hóa
học xảy ra khi các hóa chất như axit sulfuric hoặc xyanua được sử dụng trong
các quá trình xử lý, tuyển quặng đã gây ra rò rỉ, hoặc ngấm vào nguồn nước
mặt và nước ngầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người và
động vật.
- Xói mòn và bồi tích: Trong quá trình khai thác không có các biện pháp
phòng chống phù hợp và chiến lược kiểm soát đúng đắn, khu vực khai thác mỏ
sẽ bị xói mòn nghiêm trọng. Bùn cát được chuyển tải tới sông suối, hồ ao gây
bồi tích ở hạ lưu. Bồi tích quá mức có thể làm tắc nghẽn dòng chảy, vùi lấp
thảm thực vật, động vật hoang dã và ảnh hưởng lớn đến đời sống của động vật
trên cạn.
1.1.3.2. Tác động tới môi trường không khí
Theo Hà Quang Hải (2016) [5] Các nguồn ô nhiễm không khí lớn nhất
trong hoạt động khai thác khoáng sản là:
- Các hạt vật chất vận chuyển bởi gió là kết quả của việc khai đào, nổ

mìn, vận chuyển nguyên liệu, xói mòn gió, bụi tức thời từ các cơ sở đuôi


11
quặng, kho bãi, bãi thải, đường vận chuyển. Khí thải từ các nguồn di động (ô
tô, xe tải, thiết bị cơ giới) tăng nồng độ hạt.
- Phát thải khí do đốt nhiên liệu từ các nguồn cố định và di động, các vụ
nổ mìn và chế biến khoáng sản.
Một khi các chất ô nhiễm vào bầu khí quyển, chúng trải qua những biến
đổi vật lý và hóa học trước khi đến một thụ thể. Những chất gây ô nhiễm này
có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
Khai thác khoáng sản quy mô lớn sẽ gây ô nhiễm không khí đáng kể, đặc
biệt là trong giai đoạn vận hành. Tất cả các hoạt động trong quá trình khai
thác quặng, chế biến, xử lý và vận chuyển phụ thuộc vào thiết bị, máy phát
điện, quy trình và các vật liệu tạo ra các chất ô nhiễm không khí độc hại như
các hạt vật chất, kim loại nặng, carbon monoxide (CO), sulfur dioxide (SO2)
và oxit nitơ.
1.1.3.3. Tác động tới môi trường đất
Khai thác có thể làm ô nhiễm đất trên một diện tích rộng. Các hoạt động
nông nghiệp gần dự án khai thác có thể bị ảnh hưởng đặc biệt. Theo một
nghiên cứu của Liên minh châu Âu thì các hoạt động khai thác thường xuyên
làm thay đổi cảnh quan xung quanh bằng việc bóc lộ đất đai bề mặt. Xói mòn
đất gia tăng, quặng khai thác, đuôi quặng và các vật liệu mịn trong các đống
đá thải có thể vận chuyển tới các dòng chảy mặt. Ngoài ra, sự cố tràn và rò rỉ
các chất độc hại và sự lắng đọng bụi ô nhiễm do gió thổi có thể dẫn đến ô
nhiễm đất (Hà Quang Hải, 2016) [5].
1.1.4. Cơ sở pháp lý
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010.
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua

ngày 23 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2015.


12
- Nghị định 113/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ Quy
định về xác định thiệt hại đối với môi trường;.
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2012 của Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản (có hiệu lực
thi hành từ ngày 15/5/2012).
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định
về Quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng
chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành “ Đề án bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2007 - 2010
và những năm tiếp theo trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên”
- Quyết định số 1779/QĐ-UBND ngày 28/7/2009 về việc phê duyệt đề
cương lập dự án khắc phục ONMT tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng

sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.


13
1.2. Công nghiệp khai thác và chế biến vàng
1.2.1. Sự hình thành của các mỏ vàng
Các nhà khoa học Australia cho biết khi xảy ra một trận động đất nhỏ dù
lớn hay nhỏ, vỏ Trái Đất thường xuất hiện khoảng trống đầy chất lưu (chất
nước và chất khí). Áp suất thay đổi đột ngột trong khoảng trống khiến chất
lưu chuyển động nhanh và bay hơi, trong khi các phân tử vàng tan chảy trong
chất lưu gần như lắng đọng ngay lập tức. Nhiều trận động đất lặp đi lặp lại sẽ
dẫn đến việc hình thành các mỏ vàng lớn (Khoahọc.vn, 2013) [12].
Theo các nhà khoa học, sẽ phải mất gần 100.000 năm để hình thành một
mỏ vàng trữ lượng 100 tấn.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Australia sử dụng mô
hình số để xác định tình trạng giảm áp trong khoảng trống chứa chất lưu trong
một trận động đất. Bằng cách làm này, họ đã trả lời được câu hỏi tồn tại lâu
nay về cách thức vàng cô đặc từ trạng thái tan chảy sang trạng thái rắn.
1.2.2. Quy trình công nghệ chế biến vàng
1.2.2.1. Thành phần và tính chất hóa học của quặng vàng
- Thành phần:
Quặng vàng thường có hai loại là quặng vàng và quặng kim loại
vàng. Quặng vàng là quặng mà trong ñó thành phần vàng đã đạt độ tinh
khiết từ 75% - 95%; quặng kim loại vàng là quặng đa kim, vàng chưa bị
nóng chảy nên bị lẫn trong các kim loại khác như Đồng, Bạc, Sắt... (Trần
Văn Tuân, 2012) [24].
- Tính chất hóa học:
Vàng là kim loại trung tính và có thể mang hóa trị ba hoặc hóa trị một
trong dung môi. Vàng có thể phản ứng trong nước cường toan (một dạng hỗn
hợp acid) nhưng không bị ảnh hưởng bởi một acid riêng rẽ như Hydrochloric,

Nitric hoặc acid Sulfuric. Vàng tan trong thủy ngân, hình thành nên hợp kim
Amalgam, nhưng không phản ứng hóa học với nó.


14
1.2.2.2. Quy trình công nghệ chế biến vàng
Hiện nay có 03 phương pháp tuyển luyện vàng chính như sau:
- Tuyển luyện quặng vàng bằng phương pháp ngâm chiết toàn bộ lượng
quặng ñầu vào;
- Tuyển luyện quặng vàng bằng phương pháp tuyển trọng lực, tuyển nổi,
ngâm chiết và hấp thụ vàng bằng hạt nhựa Auric;
- Tuyển luyện quặng vàng bằng phương pháp tuyển trọng lực, tuyển nổi,
ngâm chiết và hấp thụ vàng bằng than hoạt tính;
1.2.3. Chất thải rắn trong khai thác
Chất thải rắn ở các mỏ chủ yếu ở dạng đất đá phủ, đá thải và bùn thải từ
quá trình xử lý quặng. Với khối lượng lớn, chất thải này có thể gây ra những
vấn đề phức tạp liên quan đến các rủi ro về ô nhiễm, chất lượng đất đai và các
ảnh hưởng về mỹ quan.
Việc thải bỏ các chất thải mỏ nói chung và bùn thải nói riêng, đều có
tiềm năng gây ra các tác động tới môi trường theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Quặng đuôi từ quá trình tuyển khoáng gồm có chất lỏng và cặn chất rắn.
Cặn chất rắn thường được gọi là huyền phù bùn thải và chủ yếu là nước, mặc
dù nó có thể chứa nhiều loại muối hòa tan khác nhau và hàm lượng vết các
thuốc thử sử dụng để phân tách các khoáng chất có giá trị từ các khoáng
không mong muốn. Cặn chất rắn thường là các hạt đá ngầm rất mịn mà có rất
nhiều loại khoáng chất có giá trị nằm trong đó bị loại ra tại khâu tuyển khoáng
(Đinh Văn Tôn, 2015) [22].
1.2.4. Chất thải nguy hại trong hoạt động khai thác
Các chất thải rắn nguy hại có khả năng trở thành một nguồn phát thải
độc hại vì chúng có thể biến đổi về mặt hóa học theo thời gian và sinh ra các

hợp chất không mong muốn có thể gây hại tới môi trường. Các chất thải rắn


15
nguy hại cũng có thể trở thành một vấn đề nan giải trong quá trình đóng cửa
mỏ. Việc thải bỏ các chất thải rắn nguy hại là một thách thức lớn trong công
tác quản lý môi trường trong ngành khai thác mỏ. Quản lý hợp lý các chất thải
rắn, đặc biệt là bùn thải, đất đá phủ rất quan trọng đối với sự đảm bảo an toàn
về mặt môi trường về lâu dài của các khu vực khai thác mỏ (Đinh Văn Tôn,
2016 [23].
Quặng đuôi đặc biệt khác các chất thải khác theo 3 phương diện sau:
- Quặng đuôi thường không bị ảnh hưởng bởi thời tiết (trừ khi thân quặng
nguyên khai bị ảnh hưởng bởi thời tiết) và do đó chủ yếu chứa các khoáng chất
không bị oxy hóa (các khoáng chất này khi oxy hóa sẽ hình thành dòng thải
axit mỏ).
- Quặng đuôi không chứa mùn hay các vật liệu hữu cơ khác và do đó
không chứa các chất dinh dưỡng quan trọng đối với thực vật thường được tìm
thấy trong đất.
- Quặng đuôi có thể chứa nồng độ cao các kim loại nặng và các thuốc
thử tuyển và là một nguồn có khả năng gây ô nhiễm.
Các chất thải khác có thể làm nảy sinh các vấn đề tại khu vực mỏ còn có:
dầu mỡ, polychlorinated biphenyls (PCBs), aminăng (như các lớp cách ly hay
sơn phủ), thuốc tuyển, các chất xúc tác trơ, hóa chất phòng thí nghiệm, hóa
chất tồn dư, dung môi, sơn và thuốc trừ sâu/diệt cỏ.
1.3. Tiềm năng và tình hình khai thác vàng ở Việt Nam
1.3.1. Tiềm năng vàng
Ở Việt Nam có cả hai loại hình quặng hóa vàng sa khoáng và vàng gốc.
* Vàng sa khoáng
Vàng sa khoáng phân bố ở nhiều nơi. Cho đến nay đã thống kê được
150 tụ khoáng và điểm quặng sa khoáng, nhưng chỉ có 27 sa khoáng vàng

được đánh giá và thăm dò.


×