BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM THỊ NGỌC THÙY
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ
MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở XÃ THỤY BÌNH, HUYỆN THÁI THỤY,
TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM THỊ NGỌC THÙY
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ
MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở XÃ THỤY BÌNH, HUYỆN THÁI THỤY,
TỈNH THÁI BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CAO VIỆT HÀ
HÀ NỘI, NĂM 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
ii
tháng
năm
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học,
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá
nhân trong và ngoài Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo
khoa Môi trường cùng các thầy cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dìu
dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại Học viện.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo – PGS.TS
Cao Việt Hà, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND, người dân xã
Thụy Bình, huyện Thái Thụy ,tỉnh Thái Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm
Học viên
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................. iv
Danh mục bảng .................................................................................................. vi
Danh mục hình .................................................................................................. vii
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................................. 3
1.1.1. Các khái niệm chung .......................................................................... 3
1.1.2. Cơ sở pháp lý về xây dựng nông thôn mới.......................................... 5
1.1.3. Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới ............................... 7
1.1.4. Nội dung tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ............. 7
1.1.5. Tác nhân gây hại môi trường nông thôn và quá trình phát tán............. 9
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................ 12
1.2.1. Những vấn đề tồn tại về môi trường nông thôn ................................. 12
1.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ............................... 15
1.2.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình ............................... 20
1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các tiêu chí về nông
thôn mới .......................................................................................... 22
1.2.5. Tình hình thực hiện các tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới .......................................................................................... 27
1.2.6. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số địa phương ......... 30
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 35
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 35
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 35
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 35
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................... 35
2.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp.................................................. 36
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 37
iv
2.4.4. Phương pháp so sánh ........................................................................ 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ 38
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội xã Thụy Bình ........................................ 38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên. ........................................................................... 38
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội.................................................................... 40
3.2. Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
xã Thụy Bình ....................................................................................... 46
3.2.1 Văn bản pháp lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thụy Bình.....46
3.2.2. Tình hình thực hiện nông thôn mới ở xã Thụy Bình ......................... 47
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới ở xã Thụy Bình.................................................................. 51
3.3.1. Khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở xã Thụy Bình ..... 51
3.3.2. Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường trong các cơ sở sản
xuất kinh doanh trên địa bàn xã Thụy Bình ..................................... 56
3.3.3. Hoạt động thu gom và xử lý chất thải, rác thải, nước thải trên địa
bàn xã Thụy Bình ............................................................................ 63
3.3.4.Quy hoạch và quản lý theo quy hoạch các nghĩa trang trên địa bàn
xã Thụy Bình................................................................................... 73
3.3.5. Hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Thụy Bình ..... 77
3.3.6. Một số tiêu chí có liên quan tới tình hình thực hiện tiêu chí môi
trường ở xã Thụy Bình .................................................................... 79
3.3.7. Một số khó khăn khi thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới ở xã Thụy Bình ........................................................ 82
3.4. Một số giải pháp để đáp ứng tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới ở xã Thụy Bình .......................................................................... 84
3.4.1. Giải pháp chính sách ........................................................................ 84
3.4.2. Giải pháp về kỹ thuật ....................................................................... 85
3.4.3. Giải pháp về tuyên truyền ................................................................. 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 91
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC BẢNG
Số bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Thụy Bình ............................ 40
3.2
Tình hình chăn nuôi của xã Thụy Bình giai đoạn 2011- 2014 ................. 43
3.3
Hình thức xử lý chất thải chăn nuôi lợn ở xã Thụy Bình ......................... 58
3.4
Các khu nghĩa trang trên địa bàn xã Thụy Bình....................................... 74
vi
DANH MỤC HÌNH
Số hình
Tên hình
Trang
3.1
Sơ đồ vị trí xã Thụy Bình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ................... 38
3.2
Cơ cấu các ngành kinh tế của xã Thụy Bình năm 2014 ............................. 41
3.3
Cơ cấu lao động của xã Thụy Bình năm 2014 ........................................... 41
3.4
Quy mô chăn nuôi lợn của xã Thụy Bình giai đoạn 2011 - 2014 ............... 44
3.5
Tỷ lệ sử dụng các nguồn nước vào mục đích ăn uống của các hộ gia đình
tại xã Thụy Bình ...................................................................................... 51
3.6
Tỷ lệ sử dụng các nguồn nước vào mục đích sinh hoạt của hộ gia đình tại xã
Thụy Bình ................................................................................................ 52
3.7
Hệ thống bể chứa và lọc nước giếng khoan hộ gia đình ông Phạm Văn
Nam, thôn Hạ Tập, xã Thụy Bình ............................................................ 53
3.8
Hình thức xử lý nước giếng khoan tại xã Thụy Bình ................................. 54
3.9
Đánh giá của các hộ gia đình về chất lượng nước mưa và nước giếng khoan 55
3.10. Chuồng nuôi lợn quy mô trang trại và chăn nuôi nhỏ lẻ ở xã Thụy Bình ... 58
3.11 Chất thải chăn nuôi lợn được xả trực tiếp vào môi trường tại xã Thụy Bình .. 59
3.12 Đánh giá ảnh hưởng hoạt động chăn nuôi của hộ gia đình tới môi trường . 60
3.13 Chất thải chăn nuôi lắng đọng tại kênh mương, ao hồ ở xã Thụy Bình ..... 63
3.14 Tỷ lệ sử dụng các loại nhà vệ sinh của các hộ gia đình ở xã Thụy Bình .... 64
3.15 Nhà tắm, nhà vệ sinh tại hộ gia đình trong xã Thụy Bình .......................... 65
3.16 Hệ thống mương thoát nước thải của xã Thụy Bình .................................. 66
3.17 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở xã Thụy Bình .................... 67
3.18 Bãi rác thải sinh hoạt thôn Trà Hồi, xã Thụy Bình .................................... 70
3.19 Khu nghĩa trang thôn An Ninh, xã Thụy Bình .......................................... 75
3.20 Cảnh quan đường làng, ngõ xóm thôn An Ninh, xã Thụy Bình ................. 78
3.21 Nhà văn hóa nhỏ hẹp, xuống cấp của thôn Hạ Tập, xã Thụy Bình ................ 80
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BKH
Bộ Kế hoạch
BNNPTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BTC
Bộ Tài chính
BXD
Bộ Xây dựng
BVHTTDL
Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch
BYT
Bộ Y tế
BVMT
Bảo vệ môi trường
BVTV
Bảo vệ thực vật
CTR
Chất thải rắn
HTX
Hợp tác xã
NQ - CP
Nghị quyết Chính phủ
NQ - TW
Nghị quyết Trung ương
NQ - LT
Nghị quyết liên tịch
NTM
Nông thôn mới
TN & MT
Tài nguyên và Môi trường
TTLT
Thông tư liên tịch
UBND
Ủy Ban nhân dân
VAC
Vườn - Ao - Chuồng
viii
MỞ ĐẦU
• Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân vì
thế vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước hết
sức coi trọng. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm vị trí chiến lược trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây là cơ sở
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị,
đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và
bảo vệ môi trường sinh thái.
Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông
nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên,
nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Nông nghiệp
phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển
thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế,
cấp nước... còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh
thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo
giữa nông thôn và thành thị còn lớn làm phát sinh nhiều vến đề xã hội bức xúc.
Vì vậy, việc xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước.
Xã Thụy Bình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là một trong những xã
thuần nông, mang đặc điểm chung của nhiều làng xã ở nông thôn Việt Nam. Nền
kinh tế xã mấy năm gần đây bước đầu khởi sắc, tuy nhiên cơ cấu kinh tế nông
nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo, chưa khai thác được hết tiềm năng kinh tế xã hội
của xã trong định hướng phát triển chung của huyện, của tỉnh.
Xã Thụy Bình bắt đầu kế hoạch xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 Sau
hơn 3 năm thực hiện, với sự cố gắng của các cấp chính quyền và người dân địa
phương xã đã hoàn thành 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đó là kết quả
đáng ghi nhận, nhưng bên cạnh đó xã vẫn phải tiếp tục hoàn thiện 5 tiêu chí còn
lại để đạt chuẩn về nông thôn mới. Một trong năm tiêu chí xã đang cố gắng hoàn
1
thành đó là tiêu chí về môi trường. Đây là một tiêu chí quan trọng, việc thực hiện
còn gặp nhiều khó khăn vì vấn đề môi trường trên địa bàn xã còn nhiều bất cập.
Nhiều nơi trên địa bàn xã thì tình trạng các chất thải chăn nuôi, sinh hoạt vẫn được
xả trực tiếp vào môi trường. Để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thành tiêu chí môi
trường, đưa xã Thụy Bình trở thành một xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới của tỉnh
Thái Bình, là bài học cho các xã có đặc điểm chung như thế học tập, tôi tiến hành
hiện đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới ở xã Thụy Bình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”
• Mục đích nghiên cứu
− Đánh giá hiện tình hình thực hiện các tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới tại xã Thụy Bình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
− Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng môi trường tại xã Thụy
Bình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình để thỏa mãn các tiêu chí môi trường trong
nông thôn mới.
• Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới ở xã Thụy Bình theo 5 chỉ tiêu của tiêu chí môi trường quy định
trong Thông tư số 41/2013/TT - BNNPTNT, ngày 4/10/2013 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn “Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới”.
− Các giải pháp đề xuất phù hợp với điều kiện của xã Thụy Bình, có tính
thực tiễn và khả năng áp dụng thực tế cao để đạt được tiêu chí môi trường trong
xây dựng nông thôn mới
2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Các khái niệm chung
1.1.1.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
Khái niệm về môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường, 2005 quy định: “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường, 2005 thì : “ Ô nhiễm môi trường là sự thay
đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
1.1.1.1. Khái niệm về nông thôn
Ở nước ta, có rất nhiều cách hiểu, định nghĩa về nông thôn. Khi nói khái
niệm về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô thị. Có ý kiến cho
rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư ở nông
thôn thấp hơn so với thành thị. Có quan điểm lại cho rằng dựa vào chỉ tiêu trình
độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng
không phát triển bằng thành thị.
Trong từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, xuất bản năm 1994, nông
thôn được định nghĩa là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông. (Vũ
Đình Thắng, 2002)
Theo Đỗ Kim Chung, 2012 thì khu vực của nền kinh tế trong đó có các
hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp được tiến hành là nông thôn. Nông
thôn là khu vực khác với thành thị về không gian, hoạt động kinh tế, đặc điểm
cộng đồng và sinh thái.
Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng nước nhất
định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng
nền kinh tế. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể
thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc
3
gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ
quản lý chúng ta có thể hiểu: “ Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân,
trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động
kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và
chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc và cs, 2005)
Đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là
ủy ban nhân dân xã".
1.1.1.2. Khái niệm về nông thôn mới
Khái niệm nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là
Thị tứ; thứ hai là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so
sánh giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao
hàm cơ cấu và chức năng mới.
Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Trung ương, nông thôn mới là
khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh
thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông
thôn khác nhau. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn
được phát triển toàn diện theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân
chủ hoá và văn minh hoá.
Vì vậy có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc
điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng
yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn
4
được xây dựng mới so với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt”.
(Nguyễn Phượng Lê, 2012)
1.1.2. Cơ sở pháp lý về xây dựng nông thôn mới
Một trong những yếu tố tiên quyết góp phần thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới trên cả nước được thuận lợi và thành công phải kể đến các
Văn bản pháp luật, Nghị quyết, Thông tư… được ban hành để định hướng cũng
như hướng dẫn cụ thể thực hiện xây dựng nông thôn mới. Một số Văn bản pháp
luật, Nghị quyết, Thông tư có liên quan như:
- Nghị quyết số 26/NQ - TW, ngày 05/08/2008 của Ban Chấp hành Trung
ương (khóa X) "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
- Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP, ngày 28/10/2008, xác định "Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới"
- Nghị quyết liên tịch số 05/2006/NQLT/HND - BNN ngày 03/08/2006 về
việc hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2006 - 2010
- Quyết định số: 491/QĐ - TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
- Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (BNNPTNT) về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu
chí Quốc gia về nông thôn mới.
- Thông tư 174/2009/TT - BTC ngày 08/09/2009 của Bộ Tài chính (BTC)
về việc hướng dẫn cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn tại 11 xã thực hiện
Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Thông tư 07/2010/TT- BNNPTNT ngày 08/02/2010 của BNNPTNT về
việc hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới
- Thông tư 72/2010/TT- BTC ngày 11/05/2010 của BTC về việc hướng dẫn
cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực
5
hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá"
- Quyết định số 800/QĐ - TTg, ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính Phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020
- Thông tư 18/2010/TT - BKH ngày 27/07/2010 của Bộ Kế hoạch (BKH)
về việc hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại 11 xã
thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
- Thông tư 09/2010/TT - BXD ngày 04/08/2010 của Bộ Xây dựng (BXD)
về việc quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới
- Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày
13/04/2011 về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐTTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 - 2020
- Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày
28/10/2011 về việc Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng
xã nông thôn mới
- Quyết định số 342/QĐ - TTg, ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới.
- Thông tư số 41/2013/TT - BNNPTNT ngày 04/10/2013 của BNNPTNT
về việc hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Thông tư 17/2011/TT - BVHTTDL ngày 02/12/2013 của Bộ Văn hóa Thể thao - Du lịch (BVHTTDL) về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối
với kinh phí chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn
mới
- Thông tư liên tịch số 01/VBHN - BNNPTNT, ngày 14/1/2014 Hướng dẫn
một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ
6
tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020.
- Thông tư liên tịch 191/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 13/12/2013 về
việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với kinh phí chương trình khoa học
và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới
- Thông tư 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của BNNPTNT về
việc hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh
đạt chuẩn nông thôn mới
1.1.3. Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Căn cứ Quyết định số: 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8/2009 của
BNNPTNT về việc “Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới”.
Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT - BNNPTNT ngày 4/10/2013 của
BNNPTNT về việc “Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới”.
• Các nhóm tiêu chí: Gồm 5 nhóm
− Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)
− Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - Xã hội (có 08 tiêu chí)
− Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)
− Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí)
− Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)
Nội dung cụ thể của 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới được trích dẫn trong
phụ lục 2.
1.1.4. Nội dung tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT - BNNPTNT, ngày 4/10/2013 của
BNNPTNT “Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”, nội
dung tiêu chí môi trường cụ thể như sau:
7
• Khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn
Nước sạch theo Quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy
định của QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt; nước hợp vệ sinh là
nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn yêu cầu chất lượng: không màu,
không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp
vệ sinh và nước sạch theo Quy chuẩn quốc gia theo vùng quy định như sau:
- Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: 80% số hộ được sử dụng
nước hợp vệ sinh, trong đó 45% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn
quốc gia.
- Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long:
90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng nước
sạch đáp ứng Quy chuẩn quốc gia.
- Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: 85% số hộ được sử dụng
nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn
quốc gia.
• Đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường trong các cơ sở sản xuất kinh
doanh ở khu vực nông thôn
90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường
(10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục). Các cơ sở sản xuất – kinh
doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước
thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN & MT) tại Thông tư số 46/2011/TT BTNMT Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, Thông tư số 47/2011/TT BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các văn bản khác
có liên quan. Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp ứng các yêu
cầu: nằm cách biệt với nhà ở, chất thải chăn nuôi được thu gom xử lý, không xả,
chảy tràn trên mặt đất, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
8
• Hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường ở nông thôn
Để đảm bảo yêu cầu này cần đáp ứng:
- Đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp;
- Trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ
không lầy lội;
- Không có cơ sở sản xuất, kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản
xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường
• Quy hoạch và quản lý theo quy hoạch các nghĩa trang ở khu vực nông thôn
- Mỗi thôn hoặc liên thôn hoặc xã, liên xã có quy hoạch đất làm nghĩa trang
lâu dài phù hợp với tập quán của địa phương;
- Có quy chế quản lý nghĩa trang;
- Việc táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong
tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
• Thu gom và xử lý chất thải, rác thải, nước thải ở nông thôn
- Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định; có hệ thống
tiêu thoát đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung
quanh;
- Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước
thải thông thoáng, hợp vệ sinh;
- Thôn, xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung
1.1.5. Tác nhân gây hại môi trường nông thôn và quá trình phát tán
• Các tác nhân gây hại môi trường nông thôn
Chất thải thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, chợ,
nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính… Chất thải rắn sinh hoạt
nông thôn có tỷ lệ khá cao chất hữu cơ và phần lớn là chất hữu cơ dễ phân hủy
(chiếm khoảng 65%).Theo ước tính, với lượng thải khoảng 0,3 kg/người/ngày thì
lượng rácthải sinh hoạt phát sinh ở khu vực nông thôn năm 2013 khoảng 18.200
tấn/ ngày, tương đương 6,6 triệu tấn/năm. Lượng phát thải các loại CTR sinh
hoạt có sự phân hóa tương ứng với số dân nông thôn của từng vùng, theo đó
9
ĐBSH và ĐBSCL có lượng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất. (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2014)
Người dân nông thôn (đặc biệt là vùng sâu, vừng xa) vẫn giữ thói quen đổ
rác thải bừa bãi ven đường làng, bờ sông, ao hồ, tạo nên các bãi rác tự phát, ảnh
hưởng trực tiếp tới môi trường sống và ảnh quan nông thôn. Việc làm này không
chỉ gây mất mỹ quan mà còn dẫn đến nhiều tác hại cho môi trường cũng như ảnh
hường tới sức khỏe con người
Bên cạnh đó nguồn nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày
của người dân nông thôn cũng là một trong những nguồn gây tác động lớn tới ô
nhiễm môi trường. Nhìn chung, nguồn thải này hầu như chưa được xử lý mà thải
trực tiếp vào môi trường nên rất gây ô nhiễm, đặc biệt ảnh hưởng tới môi trường
đất và nước ngầm.
Chất thải chăn nuôi
Hoạt động chăn nuôi đã và đang tạo nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ
nông dân. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng đàn vật nuôi thì tình trạng ô nhiễm
môi trường do chất thải chăn nuôi cũng đang gia tăng.
Chất thải chăn nuôi bao gồm phân và các chất độn chuồng, nước tiểu,
nước rủa chuồng, xác gia súc, gia cầm chết… Theo ước tính, năm 2013 chất thải
rắn chăn nuôi lợn trên cả nước là 18.900 triệu tấn/năm; chất thải chăn nuôi trâu
bò là 32.200 triệu tấn/năm; gia cầm là 22.600 triệu tấn/năm. Trong tổng số
23.500 trang trại chăn nuôi , mới chỉ có khoảng 1.700 cơ sở có hệ thống cử lý
chất thải. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014)
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh trên gia súc,
gia cầm có xu hướng ngày càng tăng và diễn ra trên diện rộng. Theo Cục Thú y –
Bộ NNPTNT, năm 2013, dịch bệnh lở mồm long móng diễn ra tại 145 xã cảu 44
huyện thuộc 9 tỉnh; dịch cúm gia cầm xảy ra ở 50 xã tại 23 huyện thuộc 7 tỉnh
trong cả nước. Nếu công tác tiêu hủy, dập dịch không đảm bảo kỹ thuật sẽ gây
hại nghiêm trọng tới môi trường đất, nước, không khí và gây ảnh hưởng rất lớn
đối sức khỏe người dân ở gần khu vực chăn nuôi.(Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2014)
10
Chất thải nông nghiệp
Trong trồng trọt, việc sử dụng ngày càng tăng lượng phân bón hóa học và
thuốc BVTV đang ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Dư lượng phân hóa học
làm ô nhiễm nguồn nước, gây phú dưỡng hóa, gây tác hại tới thủy sinh, nguồn lợi
thủy sản và làm thoái hóa đất. Vấn đề vỏ bao bì sau khi đã sử dụng cũng đang là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng nông thôn. Bên cạnh đó việc
thâm canh mùa vụ đã làm tăng phế phụ phẩm sau thu hoạch (rơm, rạ, trấu…).
Một phần làm chất đốt, một phần tận dụng làm thức ăn chăn nuôi nhưng số lương
lớn còn lại đang bị bỏ quên. Chất thải nông nghiệp rơm rạ thải ra hàng năm ước
tính lên tới 76 triệu tấn, nếu không được xử lý phù hợp sẽ gây rất nhiều hệ lụy tới
môi trường. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014)
Chất thải làng nghề
Hiện nay làng nghề đang phát triển mạnh nhưng cơ bản vẫn mang tính tự
phát, nhỏ lẻ, thiếu thiết bị thủ công, công nghệ lạc hậu cộng thêm ý thức người
dân làng nghề trong công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Chính những yếu tố
trên tạo ra sức ép không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của chính làng
nghề và cộng động xung quanh. Các làng nghề đang có xu hướng bị ô nhiễm
nặng nề do nước thải từ làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi,
giết mổ… Ước tính nước hải từ các làng nghề là 15.000 m3 / ngày. Trong khi đó
ô nhiễm chất vô cơ lại chủ yếu tập trung tại các làng nghề dệt nhuộm, thủ công
mỹ nghệ và mây tre đan. Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề lại đến
từ việc sử dụng than làm nhiên liệu, sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất trong
dây chuyền công nghệ sản xuất. Các chất thải ở hầu hết làng nghề chưa được thu
gom và xử lý triệt để gây tác động xấu tới cảnh quan và gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014)
• Quá trình phát tán các tác nhân gây hại môi trường
Qua môi trường đất, nước
Các chất thải từ hoạt động chăn nuôi, sinh hoạt, nông nghiệp, làng nghề
như nước thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, nước rỉ rác, dư lượng phân bón
hóa học, thuốc BVTV hay nước thải sản xuất từ các làng nghề không được xử lý
11
sẽ vào nguồn nước tưới, qua các sản phẩm nông nghiệp gây hại cho sức khỏe
con người hoặc ngấm vào đất, vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm đất, nước
ngầm, ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt của người dân vùng nông thôn.
Qua môi trường không khí
Chất chất khí thải từ các hoạt động sản xuất làng nghề, từ việc đốt các phế
phẩm nông nghiệp, khí thải từ khu chăn nuôi hay hoạt động phân hủy rác như
SO2, NO2, CO2, H2S, CH4… sẽ phát tán rất nhanh vào môi trường không khí gây
tới diện tích rộng. Các chất khí này cực kì nguy hiểm lại có mùi khó chịu, hôi
thối nên rất ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Những vấn đề tồn tại về môi trường nông thôn
1.2.1.1. Phát triển sản xuất chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường
Trong những năm qua, các ngành nông, lâm, thủy sản đã phát huy thế
mạnh và tăng trưởng đều qua các năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp các nhà đầu
tư mới chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, chưa quan tâm thích đáng tới công tác
BVMT, thiếu sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thiếu sự đầu tư cho hệ
thống xử lý chất thải hoặc đầu tư nhưng hoạt động không hiệu quả nên khiến cho
các cơ sở này thành một nguồn thải gây ô nhiễm môi trường.
Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
trong trồng trọt, sử dụng thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh trong chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản nhưng không tuân thủ kỹ thuật đã đưa vào môi trường một
dư lượng hóa chất không nhỏ, gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh
thái và sức khỏe cộng đồng.
1.2.1.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa đạt hiệu quả cao
Công tác thu gom chất thải rắn (CTR) sinh hoạt tại khu vực nông thôn
chưa được coi trọng. Nhiều thôn xã chưa có các đơn vị chuyên trách trong việc
thu gom CTR sinh hoạt. Theo thống kế có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức
thu dọn định kỳ, trên 40% thôn, xã hình thành các tổ thu gom tự quản. Tỷ lệ thu
gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn mới chỉ đạt 40 - 55% nên rác vẫn tràn
ngập khắp nơi công cộng, ao hồ…(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014)
12
Đối với công tác xử lý CTR sinh hoạt nông thôn, nhiều địa phương xử lý
chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hoặc đổ thải tự nhiên, không đáp ứng được
yêu cầu kĩ thuật, vệ sinh môi trường. Một số địa phương sử dụng phương pháp ủ
phân compost tuy nhiên phương pháp này chưa thể áp dụng rộng rãi tại khu vực
nông thôn.
1.2.1.3. Thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi còn gặp nhiều hạn chế
Thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Theo ước
tính, có khoảng 40 -50% lượng chất thải chăn nuôi được xử lý, còn lại được thải
trực tiếp ra ao hồ, kênh rạch. Việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ
biogas là hình thức phổ biến nhất hiện nay với tổng số cơ sở chăn nuôi áp dụng
biện pháp này chiếm tỷ lệ 31,79%. Tuy nhiên, so với hơn 4 triệu hộ chăn nuôi
lợn trên cả nước thì tỷ lệ các công trình xử lý vẫn còn rất thấp. Việc xả thẳng chất
thải ra môi trường xung quanh mà không qua xử lý tồn tại ở các hộ chăn nuôi
nhỏ lẻ. Đây là tồn tại lớn, gây khó khăn cho công tác BVMT nói chung và môi
trường chăn nuôi nói riêng. Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên
gia súc, gia cầm có xu hướng tăng. Nếu việc xử lý, tiêu hủy không đảm bảo sẽ là
một nguồn gây ô nhiễm lớn. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014)
1.2.1.4. Chưa kiểm soát được chất thải là bao bì hóa chất bảo vệ thực vật
Việc thu gom CTR từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như bao bì,
chai lọ, hóa chất BVTV còn rất hạn chế. Đây là nguồn chất thải thuộc danh mục
độc hại cần được thu gom, xử lý đúng quy định, nhưng thực tế, sau khi sử dụng
người nông dân thường xả ngay tại bờ ruộng, góc vườn hoặc nguy hiểm hơn là
vứt xuống ao, hồ, đầu nguồn nước sinh hoạt.
Công tác xử lý các loại vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV hiện nay hầu như
chưa an toàn, hợp vệ sinh. Bao bì thuốc BVTV sau khi được thu gom cùng với
bao bì phân hóa học thường đem đốt hoặc chôn lấp ở xa khu dân cư. Nhiều địa
phương các loại chất thải này còn được thu gom với rác thải sinh hoạt. Phương
pháp đốt ở các lò tiêu chuẩn có khả năng xử lý triệt để ô nhiễm thì chi phí xây
dựng và vận hành cao, xa cụm khu dân cư… Hiện tại số lò đủ tiêu chuẩn của
Việt Nam còn quá ít, chi phí vận chuyển tới nơi tiêu hủy khá cao
13
1.2.1.5. Khó khăn trong kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề
Hiện nay, nhiều vùng nông thôn vẫn còn tồn tại những ngành sản xuất gây
ô nhiễm không khí nặng như: tái chế kim loại, chăn nuôi gia súc, sản xuất giấy…
Trung bình mỗi ngày, hoạt động sản xuất trong các làng nghề thải ra từ 300 - 500
tấn bã, hơn 15.000 m3 nước thải, hàng trăm tấn CTR chứa các chất tẩy rửa hóa
học. Phần lớn các làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ, mặt bằng chật hẹp xen kẽ
khu dân cư, quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, chủ yếu tận dụng sức lao động
trình độ thấp, ít sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gây lãng phí
tài nguyên và phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp
đến môi trường sống, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe người dân. Chính vì thế
nên rất khó kiểm tra, giám sát nguồn phát thải các chất ô nhiễm.
Thêm vào đó, trách nhiệm của các địa phương trong công tác quản lý làng
nghề cũng chưa thực sự cao, kinh phí và nguồn lực phục vụ cho các hoạt động
thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu nên khu vực này vẫn là điểm nóng
về ô nhiễm môi trường. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014)
1.2.1.6. Công tác quản lý môi trường nông thôn còn đan xen, thiếu đơn vị đầu
mối quản lý, nhiều mảng còn bị bỏ ngỏ
Trong những năm qua, công tác quản lý môi trường nông thôn chưa có
đơn vị đầu mối quản lý, ngay từ cấp trung ương. Mặc dù, theo chức năng nhiệm
vụ được giao, Bộ TN &MT là đơn vị đầu mối quản lý môi trường nói chung
nhưng trong quy định về chức năng nhiệm vụ chưa nêu rõ trách nhiệm quản lý
môi trường nông thôn.
Công tác quản lý CTR khu vực nông thôn hiện nay tại các địa phương cũng
đang trong tình trạng không thống nhất, nơi do Sở TN &MT quản lý, nơi lại do Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiêm. Riêng đối với CTR sinh
hoạt ở vùng nông thôn và CTR làng nghề, công tác quản lý vẫn còn bỏ ngỏ. Chính
vì sự phân công, phân nhiệm của các Bộ/ngành trong quản lý CTR nông thôn còn
chưa được rõ ràng nên chưa thấy được vai trò của các cấp trong hệ thống quản lý
và chồng chéo khi triển khai thực hiện.
14
1.2.1.7. Tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh môi
trường nông thôn còn thấp
Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm
2020 đã đặt ra mục tiêu “Đến năm 2020, tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước
sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh
cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng xã”. Tuy nhiên, với kết quả đạt được
tính tới thời điểm hiện nay, để đạt được mục tiêu đặt ra là cả một thách thức lớn
trước mắt. Tính đến hết năm 2014, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước
sạch chỉ đạt 42%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là 63% và chỉ có
khoảng 45% hộ gia đình ở nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh. (Bộ
Tài nguyên và Môi trường, 2014)
Bên cạnh đó, ở một số vùng nông thôn, các công trình nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn đã đi vào hoạt động nhưng chưa thực sự bền vững, năng lực
và nguồn lực cho kiểm soát chât lượng của các công trình cấp nước ở địa phương
còn rất hạn chế, đặc biệt là các công trình cấp nước quy mô nhỏ giao cho cộng
đồng quản lý các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
1.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối,
triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
(Thủ tướng Chính Phủ, 2010). Chương trình này gồm 11 nội dung: Quy hoạch
xây dựng nông thôn mới; Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Chuyển dịch cơ cấu,
phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; Giảm nghèo và an sinh xã hội; Đổi mới và
phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Phát triển giáo
dục - đào tạo ở nông thôn; Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn;
Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; Cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn; Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính
quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; Giữ vững an ninh, trật tự xã hội
nông thôn. Với 11 nội dung này, chương trình nông thôn mới có 19 tiêu chí để
đánh giá. Việc triển khai chương trình nông thôn mới lấy xã là xuất phát điểm.
15
Các địa phương xây dựng nông thôn mới từ xã, nếu đạt tiêu chí đánh giá thì
được công nhận là . (Nguyễn Hồng Chương, 2013)
Để có cơ sở thực tiễn cho chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Ban Bí thư
Trung ương Đảng đã chỉ đạo 11 xã điểm, đại diện cho các vùng kinh tế - văn hóa
trên cả nước xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới. Ban chỉ đạo chương
trình mục tiêu quốc gia hướng dẫn các cấp quy trình thực hiện xây dựng nông
thôn mới như quy hoạch, lập kế hoạch và đề án triển khai. Xã thành lập Ban quản
lý chương trình nông thôn mới để triển khai, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban
chỉ đạo chương trình NTM cấp huyện và tỉnh. Huyện tổ chức mời tư vấn để xây
dựng quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới cho xã. Cấp huyện và tỉnh phê
duyệt đề án quy hoạch và bố trí nguồn lực để thực hiện. Ủy ban nhân dân
(UBND) xã, các đoàn thể xã hội các cấp phối hợp thực hiện cùng với các Ban
ngành chuyên môn triển khai thực hiện xây dựng mô hình nông thôn cấp xã.
Tháng 9 năm 2010, Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới đã tiến hành sơ kết kinh nghiệm triển khai ở 11 xã điểm đầu tiên, làm
cơ sở nhân rộng cho cả nước.
Đến tháng 6 /2012, cả nước đã có 65% trong tổng số xã làm thí điểm được
phê duyệt quy hoạch nông thôn mới. Sau gần 3 năm thực hiện, trong 11 xã thí
điểm của Trung ương không có xã nào đạt cả 19 tiêu chí của Trung ương. 27,3%
số xã điểm (3 xã) đạt 14 tiêu chí. 36,4% số xã (4 xã) đạt trên 10 tiêu chí. Còn
36,4% số xã (4 xã) đạt từ 10 tiêu chí trở xuống, trong đó có xã Thanh Chăn (Điện
Biên) đạt 7 tiêu chí. Tính chung các xã thí điểm và trên diện rộng, đến tháng 6
năm 2012, cả nước đã chỉ có 1 xã (Xuân Định thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng
Nai) công bố đạt được 19 tiêu chí. Tính đến tháng 6 năm 2012, cả nước mới chỉ
có 1,2% số xã đạt từ 15-18 tiêu chí, khoảng 3,8% số xã đạt từ 11-14 tiêu chí,
13% số xã đạt từ 7-10 tiêu chí và 82% số xã đạt dưới 7 tiêu chí (Ban Chỉ đạo
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 2012)
Có thể nói, đến nay hình hài nông thôn mới đã rõ, được thể hiện khá toàn
diện như về quy hoạch: có 95,7% số xã có quy hoạch, 84% xã được phê duyệt
16