Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đánh giá tác động của công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới huyện quốc oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 123 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014
Tác giả

Bùi Tiến Dũng


ii

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thật, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo - TS.
Vũ Trọng Bình – Vụ trưởng vụ Địa phương, ban Kinh tế Trung ương, người đã định
hướng, trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Lâm nghiệp, các thầy
cô Khoa Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp cùng toàn thể các thầy
giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội, lãnh đạo cơ quan tôi công tác đã tạo điều kiện về thời gian, động viên
tinh thần cho tôi được đi học; cảm ơn Lãnh đạo và công chức, viên chức Chi cục
Thống kê, Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường,
UBND các xã Nghĩa Hương, Thạch Thán và Cấn Hữu, huyện Quốc Oai đã giúp tôi
trong công tác điều tra, thu thập số liệu,… tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi
hoàn thành luận văn này.


Xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và
những người thân đã là điểm tựa về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt thời gian
học tập nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, song do thời gian nghiên cứu có hạn, nội
dung của đề tài khá rộng do vậy luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi
mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo, đồng nghiệp để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014
Tác giả

Bùi Tiến Dũng


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC DĐĐT, TÁC
ĐỘNG CỦA NÓ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ..................................6
1.1. Cơ sở lý luận về tác động công tác DĐĐT ......................................................6
1.1.1. Một số khái niệm ......................................................................................6
1.1.2. Tác động của DĐĐT đến chương trình xây dựng nông thôn mới .........14

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác DĐĐT............................................16
1.2. Tình hình thực tiễn công tác DĐĐT ..............................................................19
1.2.1. Tình hình công tác DĐĐT trên thế giới. ................................................19
1.2.2. Tình hình công tác DĐĐT tại Việt Nam ................................................22
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................34
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. ...........................34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................34
2.1.2. Điều kiện kinh tế ....................................................................................43
2.1.3. Điều kiện văn hóa, xã hội .......................................................................57
2.1.4. Nhận xét chung .......................................................................................62
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................62
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu............................................................................62
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu .................................................................62


iv

2.2.3. Phương pháp kế thừa ..............................................................................63
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................63
2.2.5. Phương pháp phân tích ...........................................................................64
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................64
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả DĐĐT .................................................64
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động của DĐĐT đến xây dựng nông thôn
mới ....................................................................................................................64
2.4. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác DĐĐT ..................65
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................67
3.1. Thực trạng công tác DĐĐT huyện Quốc Oai ................................................67
3.2. Kết quả thực hiện Dồn điền đổi thửa huyện Quốc Oai ..................................70
3.2.1. Thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban dồn điền đổi thửa............................70

3.2.2. Điều tra khảo sát và lập quy hoạch, lập phương án DĐĐT ...................72
3.2.3. Tổ chức học tập, thảo luận......................................................................73
3.2.4. Kết quả thực hiện DĐĐT, quy hoạch giao thông thủy lợi .....................73
3.2.5. Kết quả giao ruộng cho các hộ ...............................................................75
3.3. Ý kiến của người dân về công tác DĐĐT .....................................................76
3.4. Tác động của công tác DĐĐT đến xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
nghiên cứu .............................................................................................................79
3.4.1. Tình hình thực hiện xây dựng NTM trước khi DĐĐT trên địa bàn 03 xã
..........................................................................................................................79
3.4.2. Kết quả thực hiện xây dựng NTM sau khi DĐĐT trên địa bàn 03 xã ...81
3.4.3. Tác động của DĐĐT đến công tác xây dựng NTM ở các xã nghiên cứu
..........................................................................................................................83
3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dồn điền đổi thửa tại huyện Quốc Oai .94
3.5.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................94
3.5.2. Trình độ nhận thức của người dân ..........................................................95
3.5.3. Công tác quy hoạch ................................................................................95
3.5.4. Kinh phí thực hiện ..................................................................................96


v

3.5.5. Công tác tổ chức thực hiện .....................................................................97
3.6. Những thành công, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện DĐĐT .....99
3.6.1. Thành công .............................................................................................99
3.6.2. Những tồn tại ........................................................................................100
3.6.3. Nguyên nhân tồn tại..............................................................................101
3.7. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của công tác DĐĐT đến xây dựng
nông thôn mới .....................................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên đầy đủ

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

ĐVT

Đơn vị tính


GCN QSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

QSDĐ


Quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng

TT

Trang

1.1

Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước

23

1.2

Mức độ manh mún đất đai Vùng đồng bằng Sông Hồng

24

2.1


Các đơn vị hành chính huyện Quốc Oai

34

2.2

Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Quốc Oai năm 2012

43

2.3

Đặc điểm hiện trạng đất nông nghiệp của huyện Quốc Oai

46

2.4

Giá trị sản xuất huyện Quốc Oai qua các năm

47

2.5

Cơ cấu kinh tế huyện Quốc Oai giai đoạn 2009-2012.

48

2.6


Tình hình phát triển một số cây trồng chính

53

2.7

Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi 2008 – 2012

54

2.8

Dân số huyện Quốc Oai qua các năm 2008 – 2012

57

2.9

Cơ cấu dân số, lao động khu vực nông thôn

58

Tổng hợp kết quả giải quyết việc làm huyện Quốc Oai qua các

59

2.10

năm


2.11 Thu nhập bình quân ở huyện Quốc Oai
3.1

3.2

Một số chỉ tiêu của phương án DĐĐT, quy hoạch GTTL của các

60
72

xã nghiên cứu
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu của phương án DĐĐT, quy

74

hoạch GTTL của các xã nghiên cứu

3.3

Một số chỉ tiêu giao ruộng sau DĐĐT

76

3.4

Ý kiến đánh giá của người dân về DĐĐT

77

Kết quả đánh giá các tiêu chí NTM trên địa bàn 03 trước khi


80

3.5
3.6

DĐĐT
Kết quả đánh giá các tiêu chí XD NTM của 03 xã sau khi DĐĐT

82


viii

3.7

Kết quả thực hiện công tác quy hoạch trong DĐĐT của 03 xã

83

3.8

Tổng hợp kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới 03 xã

84

3.9

Tổng hợp nguồn thu từ công tác DĐĐT của 03 xã


85

3.10 Phân bổ nguồn vốn thu được từ công tác DĐĐT
3.11

3.12

Một số chỉ tiêu trước và sau DĐĐT bình quân cho 1 ha thuộc khu

86
89

vực DĐĐT
Một số chỉ tiêu trước và sau DĐĐT bình quân cho 1 ha phân theo
các xã thuộc khu vực DĐĐT

90


viix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

2.1


Sơ đồ vị trí 03 xã nghiên cứu

37

2.2

Sơ đồ cơ cấu sử dụng đất của huyện Quốc Oai

44

2.3

Sơ đồ giá trị sản xuất của huyện Quốc Oai giai đoạn 2009 - 2012

48

2.4

Sơ đồ cơ cấu kinh tế huyện quốc oai giai đoạn 2009-2012

49

3.1

Sơ đồ tổ chức thực hiện công tác DĐĐT

71


1


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có gần 70% dân số sinh sống và làm việc ở nông thôn,
là một nước đang trong giai đoạn phát triển, nông nghiệp nông thôn có một vai trò
hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước. Những năm
qua Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm và đề ra chính sách lớn trong công tác
xây dựng nông thôn, đó là các chính sách đổi mới và xây dựng nông thôn nói
chung, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và nông dân nói riêng nhằm đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế -xã hội và nâng cao mức sống người dân khu vực nông thôn.
Nhiều mô hình nông thôn mới của các nước tiên tiến trong khu vực cũng đã được
giới thiệu và áp dụng thành công ở mức độ nhất định ở một số địa phương trong
toàn quốc. Tuy nhiên, đây chỉ là các mô hình điểm tại một số địa phương, quy mô
nhỏ chưa có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nông nghiệp nông thôn của cả
nước.
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực nông thôn nhằm đạt các mục tiêu
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khoá X về Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, Chính phủ đã có Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày
02/02/2010 phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới làm
cơ sở để xây dựng nông thôn mới theo các chương trình mục tiêu Quốc gia giai
đoạn 2010 – 2020. Đề án xây dựng nông thôn mới của các xã được lập trên cơ sở 19
tiêu chí của Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/14/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Thông tư số 54/2009/TTBNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng
dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Tuy nhiên để thực hiện được
các tiêu chí này thì một trong các giải pháp hiệu quả là phải tiến hành công tác
DĐĐT. Đây không là một trong những tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới
nhưng nó có động trực tiếp và gián tiếp đến rất nhiều các tiêu chí trong xây dựng
nông thôn mới. Đây cũng là một nội dung được nhiều ngành, nhiều cấp và nhân dân
rất quan tâm.



2

Thành phố Hà Nội là một trong những Tỉnh, Thành quan tâm đặc biệt đối với
việc xây dựng nông thôn mới. Năm 2012 Thành ủy Hà Nội (khóa XV) đã ra
Chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới,
từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 – 2015” . Một trong những
chính sách để thực hiện Chương trình là việc ban hành Quyết định số 16/2012/QĐUBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc “Quy định thí điểm
một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng
nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016”. Một trong những nội dung của
Quyết định này là việc bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện công tác DĐĐT. Với những
kiến thức đã được học và nhiệm vụ công tác hiện nay của mình, tôi chọn đề tài
nghiên cứu: "Đánh giá tác động của công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng
nông thôn mới huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội".
2.2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác động của công tác DĐĐT đối với việc thực hiện một số chỉ tiêu
trong xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/01/2009
của Thủ tướng Chính phủ.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về DĐĐT trong xây dựng nông
thôn mới;
- Đánh giá được thực trạng về DĐĐT và tác động của công tác DĐĐT đến
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn của huyện Quốc Oai;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác DĐĐT trong xây
dựng nông thôn mới những năm tới.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tác động của công tác DĐĐT trong xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.



3

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác DĐĐT;
Đánh giá thực trạng và tác động của công tác DĐĐT trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội;
Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác DĐĐT trên địa bàn
huyện Quốc Oai.
- Phạm vi không gian:
Nghiên cứu công tác DĐĐT trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
(với 3 xã Nghĩa Hương, xã Thạch Thán và xã Cấn Hữu để điều tra.)
- Phạm vi thời gian:
Số liệu thu thập và điều tra về công tác dồn điền đổi thửa từ năm 2011 2013.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Về lý luận
Đề tài đã hệ thống hóa Cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn về vấ n đề DĐĐT trong
phát triển nông nghiệp nông thôn. Các vấn đề như: Một số khái niệm về xây dựng
nông thôn mới; Dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới; Tích tụ và tập
trung ruộng đất; Xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Tác động của DĐĐT đến chương
trình xây dựng nông thôn mới như: Công tác quy hoạch; Tổ chức và phát triển sản
xuất; Chuyển dịch cơ cấu lao động, thu nhập, việc làm; Đầu tư xây dựng hạ tầng và
các yếu tố ảnh hưởng đến công tác DĐĐT trong xây dựng NTM.
2.4.2. Về thực trạng


4

Đề tài đề cập đến thực trạng công tác DĐ ĐT với các nội dung đánh giá như:

Thực trạng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Quốc Oai sau khi giao đất, Hiện
trạng công tác DĐĐT huyện Quốc Oai; Kết quả thực hiện Dồn điền đổi thửa huyện
Quốc Oai; Ý kiến của người dân về công tác DĐĐT; tác động của công tác DĐĐT
đến xây dựng nông thôn mới và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Dồn điền đổi
thửa tại huyện Quốc Oai.
2.4.3. Về giải pháp
Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động của
công tác DĐĐT trong xây dựng NTM như: Một là, thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của nhân dân về xây dựng NTM và
DĐĐT. Hai là, tăng cường vai trò tích cực của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ
thống chính trị ở cơ sở, cán bộ Đảng viên. Ba là phương án DĐĐT phải bám sát với
quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Bốn là chính sách hỗ trợ cần kịp thời với
những cơ chế đặc thù, rõ ràng, dễ triển khai thực hiện. Năm là công tác cấp
GCNQSDĐ sau DĐĐT cần hết sức quan tâm. Sáu là công tác tổ chức phải được
chuẩn bị chu đáo, đồng bộ từ cấp Thành phố đến cơ sở.


5


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC DĐĐT,
TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận về tác động công tác DĐĐT
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Xây dựng nông thôn mới
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.

Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hóa, tinh
thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông
thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến áp
dụng vào sản xuất; Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở
hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý
giữa nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Văn hóa xã hội không
ngừng được phát triển, mang đậm bản sắc dân tộc, môi trường sinh thái được bảo
vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, an ninh chính trị và trật tự xã
hội được đảm bảo[3].
Tiêu chuẩn để đánh giá về nông thôn mới được cụ thể hóa bằng 19 tiêu chí
tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/14/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định 342/QĐ-TTg ngày
20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ Tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới.
1.1.1.2. Dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới
Từ "Dồn điền đổi thửa" xuất hiện trong quá trình phát triển của đất nước, quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Tuỳ vào từng địa phương có thể
có các tên gọi khác nhau, có nơi thì goi là “Dồn đất đổi ruộng” có nơi thì gọi là
“Dồn điền đổi thửa” nhưng chung quy lại Bản chất của quá trình này là dồn ghép
các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, sắp xếp qui hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình


7

trạng manh mún, phân tán ruộng đất, tổ chức thiết kế lại đồng ruộng. hệ thống thủy
lợi, giao thông nội đồng; nâng cao hệ số sử dụng đất; đẩy nhanh chuyển dịch sản
xuất theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh tế hộ và trang trại, củng cố quan
hệ sản xuất, thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn. [4]
DĐĐT không phải là một tiêu chí cụ thể trong chương trình xây dựng nông
thôn mới, nhưng có tác động đến các tiêu chí như tiêu chí nâng cao thu nhập, giảm

nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất... bởi
ý nghĩa của việc DĐĐT không những giúp nông dân giảm chi phí sản xuất mà còn
là điều kiện cần để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tổ chức sản xuất hàng hóa, là cơ
sở để phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp, góp phần quan trọng trong
việc thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới. DĐĐT tạo ra các
quỹ đất công ích để bố trí mặt bằng xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã
hội cho địa phương đáp ứng cho các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. DĐĐT tạo
ra một quỹ đất sạch để có thể đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn đầu tư xây
dựng nông thôn mới.
Những năm qua Đảng và Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích
DĐĐT, đặc biệt là những năm gần đây khi cả nước tiến hành đồng loạt chương
trình xây dựng nông thôn mới. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội mà các địa
phương (cấp tỉnh, huyện) ban hành những chính sách cụ thể, phù hợp với địa
phương mình về công tác DĐĐT.
1.1.1.3. Tích tụ và tập trung ruộng đất
Quá trình làm cho qui mô tư bản tăng lên được thực hiện bằng hai phương
thức là tích tụ tư bản và tập trung tư bản. Hai phương thức này có liên quan chặt chẽ
với nhau, tạo điều kiện và thúc đẩy nhau. Tích tụ tư bản là làm cho qui mô tư bản
tăng lên nhờ có tích lũy tư bản cá biệt. Tích tụ ruộng đất là yếu tố quan trọng nhất
của quá trình tích tụ tư bản để mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ
lợi thế kinh tế theo qui mô (economics of scale). Còn tập trung tư bản là hợp nhất
một số tư bản cá biệt đã có thành một tư bản lớn hơn, thông qua việc các nhà tư bản
thôn tính nhau hay liên doanh, liên kết với nhau.Tích tụ và tập trung ruộng đất là


8

việc sát nhập ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt để tạo qui mô lớn hơn thông
qua tước đoạt, chuyển nhượng mua bán ruộng đất; hoặc hợp nhất ruộng đất của các
chủ sở hữu nhỏ cá biệt thành một chủ sở hữu cá biệt khác lớn hơn (thông qua xây

dựng các HTX nông nghiệp ở nước ta trước đây). Như vậy, tích tụ và tập trung
ruộng đất là việc làm tăng qui mô diện tích của thửa đất và chủ thể sử dụng đất
thông qua các hoạt động như: chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê mượn, cầm cố, thế
chấp, thừa kế…
a) Xu hướng tích tụ và tập trung ruộng đất trong nền kinh tế thị trường
Theo quy luật chung của sự phát triển sản xuất sẽ diễn ra quá trình tích tụ , tập
trung và quá trình hợp tác, liên kết trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông
sản. Quá trình tích tụ, tập trung và xã hội hóa trong sản xuất nông nghiệp tất yếu sẽ
diễn ra; về nguyên tắc quá trình đó diễn ra theo 2 hướng:
- Tập thể hóa ruộng đất và tư liệu sản xuất :
Mô hình này phổ biến trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các nước Xã
hội Chủ nghĩa trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (5.1945) đến cuối
thập niên 80 của thế kỷ 20; điển hình là các nông trang tập thể ở Liên Xô và các
nước Đông Âu, Trung Quốc, Triều Tiên.
Ở Việt Nam trong giai đoạn 1960-1985 quá trình tập thể hóa đã diễn ra trên
quy mô lớn ở Miền Bắc với các hình thức HTX nông nghiệp từ cấp thấp đến cấp
cao; HTX nông nghiệp từ quy mô thôn, đến quy mô toàn xã. Công cuộc tập thể hóa
nông nghiệp đã đóng góp phần thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dụng
XHCN ở miền Bắc và giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất đất nước;
- Từng bước tích tụ và tập trung ruộng đất gắn với phân công lại lao động
trong nông thôn, nông nghiệp trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình:
Phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng gắn người lao động với tư liệu sản
xuất, với đất đai, với sản phẩm cuối cùng là cây con; hợp tác các lĩnh vực, các khâu,
các công đoạn, các lĩnh vực không gắn trực tiếp với quá trình sinh học (làm đất,
thủy lợi, bảo vệ thực vật, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) với sự hỗ trợ của nhà nước về
vốn, cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ.


9


Mô hình này đã được phát triển ở các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc từ
sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Ở Việt Nam trong quá trình Đổi mới từ 1986 đến nay; đặc biệt từ khi có Nghị
Quyết 10 Bộ Chính trị (Khóa VI) , Hiến Pháp 1992, Luật Đất đai 1993 kinh tế hộ
gia đình cá nhân, kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển với việc thực hiện
chủ trương Nhà nước giao đất sản xuất ổn định cho hộ gia đình cá nhân và cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
b) Nhu cầu tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy
mô lớn
Sau hơn 20 mươi năm đổi mới, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói
riêng đã hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới. Sự hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội
mới để phát triển, song cũng nẩy sinh nhiều thách thức mới cần phải giải quyết để
tồn tại và phát triển như vấn đề kỹ thuật, tổ chức sản xuất, hàng rào thuế quan
…như:
- Không thể chấp nhận một nền nông nghiệp sản xuất manh mún trong khi cả
nước tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường
- Không thể xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia nếu mỗi tỉnh, mỗi hộ
nông dân tiếp tục tự cấp tự túc trên mảnh đất nhỏ bé của mình
- Nhưng cũng không thể không thấy quá trình phân hóa giàu nghèo đang diễn
ra gay gắt ở nông thôn mà một nhóm nông dân đang phải gánh chịu.
- Nếu trước đây, khi chia lại ruộng để khoán hộ, nông dân đòi hỏi phải có tốt,
có xấu, có xa, có gần, có thấp-có cao, thì ngày nay tư tưởng manh mún, nhỏ hẹp ấy
đã phải nhường cho một ước nguyện mới mang tính thời đại-cần những diện tích
rộng lớn, liền vùng, liền khoảnh để sản xuất hàng hoá.
- Ruộng đất 1 hộ không chỉ đơn giản dồn từ trên chục mảnh vào vài ba mảnh,
mà chỉ còn 1 đến 2 mảnh..
Bình quân mỗi hộ chỉ 0,7 - 0,8 ha, có tới 7 - 8 thửa, mỗi lao động 0,3ha và
mỗi nhân khẩu 0,15 ha, Ở Đồng bằng Bắc Bộ chỉ có 360m2/khẩu. Nếu cứ để ruộng



10

đất như hiện nay thì không bao giờ có sản xuất hàng hoá, mà không có vùng sản
xuất hàng hoá thì không bao giờ có tiêu thụ theo hợp đồng.
Ruộng đất được tích tụ, tập trung sẽ khuyến khích nông dân, các nhà đầu tư
áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Một khi các nhà đầu tư nông nghiệp có thể
tích tụ, tập trung ruộng đất ở quy mô thích hợp, đóng góp của họ sẽ không chỉ làm
thay đổi cung cách sản xuất manh mún mà còn tạo ra những đổi mới thật sự ở nông
thôn.
c) Tích tụ và tập trung để tạo dựng thị trường quyền sử dụng đất (QSDĐ)
nông thôn, nông nghiệp
Hiện cả nước có trên 11 triệu hộ nông dân, với gần 70 triệu nhân khẩu, đang
chiếm giữ 12,68 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 57,88 % diện tích đất nông nghiệp
cả nước; 57,49 % tổng quỹ đất đã giao cho các đối tượng sử dụng. Việc cấp giấy
chứng nhận (GCN) đối với đất sản xuất nông nghiệp đã hoàn thành cơ bản (13,99
triệu GCN, với 7,59 triệu ha, đạt 83.8%).
Với các điều kiện trên, thị trường QSDĐ trong khu vực nông thôn, nông
nghiệp là một thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, thị trường QSDĐ trong khu vực
nông thôn và nông nghiệp vẫn chưa phát triển.
Theo một kết quả điều tra, nghiên cứu về thị trường quyền sử dụng đất nông
nghiệp, nông thôn: các hộ gia đình cá nhân có xu hướng giữ đất để sản xuất, bình
quân số hộ chuyển nhượng QSDĐ và thuê QSDĐ chỉ chiếm 1 - 2%. Việc thế chấp
QSDĐ khá phổ biến, đặc biệt ở các vùng kinh tế phát triển như Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long. Việc thế chấp QSDĐ chủ yếu để đầu tư sản xuất nông
nghiệp và các nhu cầu bức xúc của đời sống.
1.1.1.4. Xây dựng cánh đồng mẫu lớn
Tình trạng manh mún về ruộng đất xảy ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
ít nhất là từ thế kỷ 17, không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở những nước
phát triển. Từ góc độ cá nhân, tình trạng manh mún về ruộng đất gây ra nhiều hạn

chế như: chi phí sản xuất tăng, sử dụng nhiều lao động, đi lại khó khăn, lãng phí đất
cho bờ vùng bờ thửa, khó áp dụng công nghệ và máy móc vào sản xuất, khó tổ chức


11

hệ thống thủy lợi, tăng chi phí thu mua sản phẩm. Từ góc độ xã hội, ruộng đất manh
mún làm tăng chi phí giao dịch, khó chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành
khác, cơ giới hóa chậm chạm, khó áp dụng công nghệ mới, khó quy hoạch vùng sản
xuất thương mại và quy hoạch sử dụng đất.
Cánh đồng mẫu lớn, là khái niệm ở Việt nam ban đầu được hiểu là làm mẫu
những cánh đồng lớn, do vậy nếu nhận rộng, nên gọi là xây dựng những Cánh đồng
lớn. Việc xây dựng những cánh đồng lớn thực chất đã được thực hiện ở Việt nam
qua nhiều thời kì, từ hợp tác hóa đến hiện nay. Trong thời hợp tác hóa, việc xây
dựng những cánh đồng lớn có cùng qui trình sản xuất, do HTX quản lí và làm ăn
tập thể, hay mô hình do nông lâm trường quốc doanh quản lí, đã đạt hiệu quả không
cao. Trong thời kì đổi mới, cũng đã có nhiều mô hình xây dựng cánh đồng lớn
tương đối thành công, như mô hình mía đường Lam sơn ở Thanh hóa, mô hình các
sản phẩm chỉ dẫn địa lí ở một số nơi... Nhưng những mô hình này khó nhân rộng,
khó phát triển do thiếu khung thể chế tầm vĩ mô đảm bảo ổn định về qui hoạch, liên
kết nông dân và doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm. Một tiếp cận nữa là để đi đến
xây dựng những cánh đồng lớn, nhiều địa phương xây dựng đã thực hiện dồn điền
đổi thửa. Dồn điển đổi thửa” (land consolidation) là một giải pháp cho những vấn
đề nảy sinh từ sự manh mún của ruộng đất. Dồn điển đổi thửa là quá trình mà ở đó
những người sở hữu đất trao đổi những mảnh đất để nhận lại mảnh khác tương
đương về giá trị hoặc diện tích nhưng ít hơn về số lượng mảnh đất và diện tích từng
mảnh lớn hơn. Tuy vậy, dồn điền đổi thửa chỉ là một bước đi đầu tiên trong quá
trình xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, đặc biệt là ở Việt Nam, nhu cầu của người dân
trong sản xuất nông nghiệp không đồng nhất, trong khi ruộng đồng manh mún và
chia cắt. [10]

a) Đặc trưng của cánh đồng mẫu lớn
- Mô hình cánh đồng mẫu lớn là hình thức sản xuất nông nghiệp theo tiêu
chuẩn “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - VietGap” để phục vụ xuất khẩu, là mô hình
nông dân tham gia trên tinh thầ n tự nguyê ̣n, được cán bô ̣ kỹ thuâ ̣t nông nghiê ̣p hướng
dẫn kỹ thuâ ̣t canh tác, hướng dẫn cách ghi chép trong quá trình sản xuấ t nông nghiệp.


12

- Các cánh đồ ng mẫu lớn được sản xuấ t thống nhất theo quy trin
̀ h kỹ thuật và
được tuân thủ thực hiện nghiêm túc ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ :
Cày ải phơi đấ t, vê ̣ sinh đồ ng ruô ̣ng trước khi gieo sa ̣; sử du ̣ng cùng 1 loại giố ng lúa
được xác nhâ ̣n chấ t lươ ̣ng cao, xuố ng giố ng đồ ng loa ̣t với mâ ̣t đô ̣ gieo sa ̣ … Viê ̣c
triể n khai xây dựng mô hình cánh đồ ng mẫu lớn gắ n với sản xuấ t lúa theo tiêu
chuẩ n VietGap tạo điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho ngành nông nghiê ̣p quy hoa ̣ch vùng sản
xuấ t lúa chấ t lươ ̣ng cao theo hướng bề n vững; đồng thời giúp nông dân ứng du ̣ng
các tiế n bô ̣ khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t vào sản xuấ t hàng nông sản theo hướng tâ ̣p trung với
khố i lươ ̣ng lớn, chất lượng cao, trên cơ sở đó, mở rô ̣ng liên kế t “4 nhà”. Khi nông
nghiệp phát triển thêm bước nữa, người nông dân tiến tới thực hiện 3 không, đó là
không cấy lúa (mà gieo sạ), không gặt đập bằng tay (mà bằng máy liên hợp), không
phơi lúa (mà sấy)… thì ngày công lao động sẽ giảm đi, nông dân sẽ có thêm điều
kiện để nâng cao kiến thức về mọi mặt. Đấy sẽ là một trong những điều kiện góp
phần xây dựng nông thôn mới.
- Về mặt xã hội, mô hình cánh đồng mẫu lớn là tạo dựng nên cánh đồng lớn
nhưng không dẫn đến tích tụ đất đai, không ép người nông dân phải rời khỏi mảnh
ruộng nhà mình để trở thành người làm thuê, cấy mướn. Sẽ có nhiều nông dân trên
cánh đồng lớn được bình đẳng về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho quy trình sản xuất,
được biết rõ lợi nhuận từ mảnh ruộng nhà mình sau mỗi vụ gieo trồng.
- Ưu thế cạnh tranh của cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất:có giá trị hàng hóa,

có hiệu quả kinh tế, có lợi cho nông dân; sử dung Các biện pháp kỹ thuật mới.
- Cánh đồng mẫu lớn là tổ chức liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp,
không có thành phần thương lái trung gian.
- Tính hài hòa và minh bạch trong liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. cần
thiết gắn kết với nhau trong dây chuyền sản xuất. Giá trị gia tăng của sản phẩm làm
ra phải được đánh giá và hưởng thụ công bằng, thỏa đáng cho mọi thành viên trong
chuỗi cung ứng.
b) Điều kiện để phát triển cánh đồng mẫu lớn
- Phát triển cánh đồng mẫu lớn phải nằm trong quy hoạch sản xuất nông


13

nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương và cho cả vùng.
- Có diện tích đủ lớn để sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn.
- Có điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ thuật tương đồng.
- Thống nhất về kỹ thuật canh tác và hình thức liên kết.
- Doanh nghiệp và nông dân sẫn sàng và tự giác tham gia.
- Sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương.
c) Mô hình cánh đồng mẫu lớn phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Mô hình cánh đồng mẫu lớn giải đáp được bài toán về mô hình liên kết “4
nhà” theo cách gọi thông thường hiện nay là: Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà
khoa học - nhà nông (thực chất chỉ là liên kết doanh nghiệp – nông dân – nhà khoa
học), các bên tham gia mô hình đều hưởng lợi ích cao nhất. Cái hay của cánh đồng
mẫu lớn là lợi ích nông dân và doanh nghiệp đều được quan tâm đồng thời và cùng
nhau chăm lo, nên hiệu quả mang lại rất cao. Đây được xem là hướng mở mới trong
sản xuất nông nghiệp hiện nay. Thông qua mô hình này, mối liên kết giữa nhà nông,
nhà doanh nghiệp, nhà khoa học ngày càng chặt chẽ, tạo sự phát triển mới trong sản
xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi phong trào xây dựng
nông thôn mới.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn tạo môi trường nâng cao nhanh trình độ sản xuất
của người nông dân với cách thức người nông dân cùng nhau sản xuất một loại sản
phẩm, cùng học tập để áp dụng quy trình sản xuất … nên chi phí sản xuất tất yếu
giảm, tập trung sản xuất nhưng quyền sử dụng ruộng đất ( thực chất là quyền “sở
hữu”) vẫn thuộc các hộ nông dân nên rất phù hợp với tâm lý nông dân hiện nay.
“Cánh đồng mẫu lớn” không chỉ tạo cơ hội khai thác thế mạnh (lợi thế) của
từng địa phương, tạo ra quy mô sản xuất lớn, khối lượng nông sản hàng hoá tập
trung chất lượng cao , giá thành hạ mà qua đó sẽ là môi trường tích cực nâng cao kỹ
năng sản xuất và ý thức kỷ luật của nông dân, giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện
đời sống vẫn ngay trên mảnh ruộng của mình… Đó chính là mục tiêu của Chương
tình MTQG XD nông thôn mới (đáp ứng tiêu chí số 10 và số 13). Điều đó đã được
minh chứng qua thực tế: Mô hình sản xuất từ An Giang - Tháng 3/2011, Bộ Nông


14

nghiệp và Phát triển Nông thôn phát động mô hình cánh đồng mẫu lớn tại các tỉnh
khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đến vụ đông xuân 2012 đã có 8/13 tỉnh, thành ở
Đồng bằng sông Cửu Long tham gia với diện tích 15.500 ha. Đến nay, có hàng chục
tỉnh trong cả nước cử các đoàn đến học tập và áp dụng (điểm hình như Nam
Định).[11]
1.1.2. Tác động của DĐĐT đến chương trình xây dựng nông thôn mới
Dồn điền đổi thửa không phải là một tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới
xong nó có tác động và là tiền đề quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.
1.1.2.1. Công tác quy hoạch
Trong xây dựng nông thôn mới vấn đề quy hoạch là tiêu chí hàng đầu là tiền
đề để tổ chức các công việ tiếp theo. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt thì DĐĐT là một
trong những công việc cần triển khai và có tác động rất lớn đến việc tổ chức thực
hiện quy hoạch, cụ thể:

- Quy hoạch sử dụng đất: Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất được duyệt,
DĐĐT là điều kiện để tổ chức xắp xếp lại quỹ đất hiện có của địa phương. Tùy vào
mục đích sử dụng đất để bố trí chủ thể sử dụng đất ở từng vị trí cho phù hợp. Các
khu vực quy hoạch xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, hạ tầng kỹ thuật thì bố
trí chủ sử dụng đất là UBND xã quản lý. Các khu vực dành cho sản xuất thì bố trí
cho cá nhân, hộ gia đình quản lý. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho việc tổ chức
thực hiện quy hoạch được duyệt, thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng.
- Quy hoạch giao thông, thủy lợi: Để triển khai DĐĐT thì phải tổ chức quy
hoạch giao thông, thủy lợi, đây là một nội dung của xây dựng nông thôn mới. Có
thể nói quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng là quy hoạch chi tiết một phần của
quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Những tuyến giao thông, thủy lợi của đồ án
quy hoạch xây dựng NTM sẽ được cắm mốc và triển khai thực hiện khi thực hiện
công tác DĐĐT. Các công trình này có thể hoàn thành bằng nuồn vố nếu có của
DĐĐT hoặc hình thành bược đầu ngoài thực địa chờ nguồn vốn xây dựng NTM để
hòa chỉnh.


15

- Quy hoạch sản xuất: DĐĐT là điều kiện cần để thực hiện quy hoạch xây
dựng NTM, DĐĐT là điều kiện cho các hộ dân tập trung ruộng đất để tổ chức sản
xuất được thuận lợi. Đây là điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất
có diện tích lớn như: Khu trang trại, khu sản xuất lúa, rau chất lượng cao,...
1.1.2.2. Tổ chức sản xuất
DĐĐT có tác động rất lớn đối với công tác tổ chức sản xuất. Từ chỗ hệ thống
đồng ruồng có rất nhiều thửa đất nhỏ, khó canh tác, không áp dụng được khoa học
kỹ thuật và máy móc vào sản xuất nhưng sau khi DĐĐT là những thửa ruộng lớn rất
thuận lợi cho sản xuất như áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất,
tạo ra những cánh đồng mẫu lớn có thể sản xuất hàng hóa. DĐĐT cũng sẽ phát huy
đuợc tính tự chủ của hộ trong việc ra quyết định sản xuất nông nghiệp. Thể hiện qua

sự tăng qui mô sản xuất, lao động, vật tư, vốn, áp dụng các tiến bộ KHKT để làm
tăng giá trị sử dụng đất, thâm canh tăng vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao
hiệu quả trong sử dụng đất, tăng năng suất…Khi được sản xuất trên thửa ruộng lớn
hơn đồng nghĩa với việc các nông hộ có khả năng bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu thời
vụ, mạnh dạn ứng dụng thành tựu KHKT mới vào đồng ruộng, tăng mức độ liên kết
hợp tác trong sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cung cấp
cho thị trường nhiều hàng hóa nông sản hơn. Hộ nông dân sẽ có điều kiện đầu tư cơ
giới hóa trong các khâu sản xuất, giải phóng sức lao động, bố trí cơ cấu lao động
sản xuất nông nghiệp hợp lý hơn, giảm được tỷ lệ lao động nông nghiệp thuần túy,
từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế của nông hộ, mang lại đời sống no ấm hơn cho
người nông dân.
DĐĐT là điều kiện để hình thành các hình thức tổ chức sản xuất mới như hình
thành các hợp tác xã dịch vụ, hợp tác xã nông nghiệp chuyên sản xuất các loại vật
nuôi, cây trồng có chất lượng cao và các mô hình liên kết mới giữa nông dân với
các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
1.1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động, thu nhập, việc làm
DĐĐT là điều kiện để tổ chức xắp xếp lại sản xuất. Từ chỗ người nông dân có
nhiều thửa ruộng việc bố trí thời gian và nhân lực nhiều chuyển sang bố trí ít hơn do


16

việc cơ giới hóa và công trông nom, chăm sóc ít hơn sẽ tạo ra dô dư lao động,
những người có sức khỏe tốt, trong độ tuổi lao động sẽ đi tìm việc làm mới. Đây là
một điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang
phi nông nghiệp, một trong những tiêu chí của xây dựng nông thôn mới.
DĐĐT tạo cho người nông dân tổ chức lại sản xuất, giảm chi phí đầu tư, có thời
gian để làm những công việc khác là điều kiện để tăng thu nhập cho hộ gia đình. Mặt
khác do có diện tích đất rộng, những hộ có điều kiện đầu tư các mô hình sản xuất mới
như trang trại, chuyên rau,...sẽ đầu tư, mở rộng quy mô, thuê thêm lao động là điều

kiện để giải quyết công việc cho người lao động, tăng thu nhập cho hộ gia đình.
1.1.2.4. Đầu tư xây dựng hạ tầng
Có thể nói hầu hết các địa phương trưóc khi DĐĐT đều có hệ thống cơ sở hạ
tầng rất kém trong vực DĐĐT. Khi triển khai DĐĐT hầu hết tất cả hệ thống giao
thông, thủy lợi đều được đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới bằng nhiều nguồn vốn
khác nhau như: ngân sách nhà nước, nhân dân đóng góp và các nguồn vốn hợp pháp
khác. Ngoài ra bản thân DĐĐT cũng tạo ra nguồn vốn do việc chuyển đổi một phần
diện tích dôi dư sau DĐĐT cho các hộ gia đình thuê hoặc tổ chức đấu giá quyền sử
dụng đất, tạo mặt bằng sạch để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây là một trong những
nguồn vốn mà hầu hết tất cả các địa phương đều quan tâm khai thác và đăng ký
trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của mình khi lập đề án xây dựng nông thôn mới.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác DĐĐT
1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là một yếu tố có tác động rất lớn đối với công tác DĐĐT.
Trong phạm vi DĐĐT của một xã thì yếu tố địa hình, thổ nhưỡng có tác động và
ảnh hưởng lớn nhất; quyết định mức độ khó khăn trong công tác DĐĐT. Chính vì
yếu tố này nên khi giao đất theo Nghị định 64/NĐ-CP với quan niệm là công bằng
nên các hộ được giao đất theo tiêu chí xa có, gần có, tốt có và xấu có. hiện nay các
hộ dân có rất nhiều thửa đất. Những khu vực có địa hình bằng phẳng, thổ nhưỡng
đồng nhất thì việc thực hiện công tác DĐĐT rất thuận lợi. Những khu vực có điah
hình, thổ nhưỡng không đồng nhất, có sự khó khăn rõ rệt trong sản xuất nông


×