Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 97 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

ix

Danh mục sơ đồ

ix

Danh mục biểu đồ


ix

Danh mục hộp

ix

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

4

2.1. Cơ sở lý luận về tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới

4

2.1.1. Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới

4

2.1.2. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới

4

2.1.3. Nguyên tắc, mục tiêu xây dựng nông thôn mới

5

2.1.4. Đặc điểm, nội dung tiêu chí môi trường

6

2.1.5. Nội dung đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới

8


2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới

13

2.2. Cơ sở thực tiễn về đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong
xây dựng nông thôn mới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

15

Page iv


2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường 15
2.2.2. Chương trình phát triển nông thôn của Việt Nam gắn với bảo vệ môi trường

21

2.3. Bài học rút ra từ việc xây dựng nông thôn mới ở các nước trên thế giới
và các địa phương trong nước

25

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

3.1. Đặc điểm địa bàn thành phố Hà Nội


27

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

27

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội thành phố Hà Nội

29

3.1.3. Nhận xét chung về khu vực nông thôn Hà Nội

31

3.2. Phương pháp nghiên cứu

32

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

32

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

32

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

35


3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

35

3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

35

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về tuyên truyền, phổ biến tiêu chí môi trường

35

3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về huy động nguồn lực

36

3.3.3. Nhóm chỉ tiêu về kết quả thực hiện tiêu chí môi trường

36

3.3.4. Nhóm chỉ tiêu về giám sát, đánh giá

36

3.3.5. Nhóm chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện tiêu chí môi trường

36

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


37

4.1. Khái quát kết quả xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội

37

4.1.1. Tình hình thực hiện nông thôn mới của Thành phố Hà Nội

37

4.1.2. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường của Thành phố Hà Nội

39

4.2. Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội

40

4.2.1. Đánh giá hệ thống quản lý và thực hiện tiêu chí môi trường

40

4.2.2. Đánh giá về công tác tuyên truyền tiêu chí môi trường

46

4.2.3. Đánh giá tình hình huy động nguồn lực thực hiện tiêu chí môi trường

51


4.2.4. Đánh giá tình hình sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của người dân

55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


4.2.5. Đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải

58

4.2.6. Đánh giá các hoạt động phát triển môi trường, suy giảm môi trường

62

4.2.7. Đánh giá tình hình quy hoạch và quản lý nghĩa trang

65

4.2.8. Đánh giá của người dân về kết quả thực hiện các chỉ tiêu của tiêu chí
môi trường

67

4.2.9. Đánh giá hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện tiêu chí môi trường 68
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong
xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Hà Nội


70

4.3.1. Đánh giá của người dân về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực
hiện tiêu chí môi trường

70

4.3.2. Cơ chế chính sách

70

4.3.3. Nhận thức của người dân

71

4.3.4. Kinh phí

71

4.3.5. Sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội

72

4.3.6. Cơ sở hạ tầng KT-XH của địa phương

73

4.4. Một số đề xuất nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêu chí môi trường trong
xây dựng NTM thành phố Hà Nội


73

4.4.1. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân

73

4.4.2. Quản lý thu gom và xử lý rác thải

74

4.4.3. Xây dựng mô hình điểm và triển khai nhân rộng các mô hình

74

4.4.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm ảnh hưởng đến môi trường

75

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

76

5.1. Kết luận

76

5.2. Kiến nghị

78


5.2.1. Đối với Nhà nước

78

5.2.2. Đối với Thành phố Hà Nội

78

5.2.3. Đối với cấp huyện

78

5.2.4. Đối với các xã

79

5.2.5. Đối với hộ

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

80

PHỤ LỤC
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CB

Cán bộ

CC

Cơ cấu

CCPTNT

Chi cục phát triển nông thôn

CĐC

Chưa đạt chuẩn


CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

DT

Diện tích

ĐC

Đạt chuẩn

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

HTXDVNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

HVS


Hợp vệ sinh

KHKT

Khoa học kỹ thuật

MT

Môi trường

NN

Nông nghiệp

NS-VSMT

Nước sạch-vệ sinh môi trường

NT

Nông thôn

NTM

Nông thôn mới

PBTTT

Phó bí thư thường trực


SL

Số lượng

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TC

Tiêu chí

TNMT

Tài nguyên môi trường

TT

Thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân

VSV

Vi sinh vật

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Nội dung thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM

7

3.1.

Hiện trạng sử dụng đất đai của Thành phố Hà Nội

29

3.2.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Hà Nội và cả nước

30

3.3.


Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản qua các năm

30

4.1.

Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM

38

4.2.

Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường

39

4.3.

Trình độ cán bộ phụ trách môi trường thành phố Hà Nội

43

4.4.

Công tác triển khai các văn bản thực hiện tiêu chí MT

44

4.5.


Nội dung và các hình thức tuyên truyền xây dựng NTM

46

4.6.

Công tác tuyên truyền thực hiện tiêu chí môi trường tại các xã

48

4.7.

Đánh giá của hộ về công tác tuyên truyền

50

4.8.

Lũy kế vốn đã huy động cho thực hiện tiêu chí môi trường

51

4.9.

Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội

53

4.10. Sự tham gia của người dân thực hiện tiêu chí môi trường


54

4.11. Tình hình sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của hộ

55

4.12. Tình hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của hộ dân

58

4.13. Tình hình thu gom, xử lý rác thải sản xuất NN của hộ dân

59

4.14. Tình hình thu gom, xử lý rác thải chăn nuôi của hộ dân

60

4.15. Đánh giá của hộ về quy hoạch bãi rác trên địa bàn xã

61

4.16. Đánh giá của cán bộ xã về hình thức xử lý rác trên địa bàn xã

61

4.17. Hoạt động phát triển môi trường

62


4.18. Hoạt động làm suy giảm môi trường

64

4.19. Tình hình quy hoạch và quản lý nghĩa trang

656

4.20. Đánh giá của người dân về thực hiện tiêu chí MT

67

4.21. Tình hình giám sát của người dân

68

4.22. Tình hình kiểm tra của các cấp

69

4.23. Các yếu tố ảnh hưởng tình hình thực hiện tiêu chí môi trường

70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


DANH MỤC HÌNH

Số hình

Tên hình

Trang

3.1. Bản đồ địa chính Thành phố Hà Nội

27

4.1. Hình ảnh người dân sử dụng nước trong sinh hoạt

57

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

4.1. Sơ đồ hệ thống quản lý thực hiện tiêu chí môi trường thành phố Hà Nội

42

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ

Tên biểu đồ


4.1. Lũy kế vốn đã huy động cho thực hiện tiêu chí môi trường

Trang
51

DANH MỤC HỘP
Số hộp

Tên hộp

Trang

4.1.

Khó khăn trong huy động vốn từ doanh nghiệp

52

4.2.

Khi chính quyền và nhân dân cùng tham gia bảo vệ MT

55

4.3.

Thùng rác đặt xa và chưa hợp lý

60


4.4.

Xả nước thải chăn nuôi ra sông vì tiện

64

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ix


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chênh lệch giữa nông thôn và thành thị ở hầu hết các quốc gia trên thế giới về
cơ sở vật chất, việc làm, thất nghiệp, dịch vụ công phục vụ sản xuất và đời sống dẫn
đến những chênh lệch về chất lượng cuộc sống, điều này khiến cho người dân khu
vực nông thôn đổ ra các thành phố lớn mong tìm được những cơ hội tốt hơn cho cuộc
sống của họ, kéo theo đó là những hệ lụy của việc di cư từ nông thôn ra thành thị. Đó
là điều khiến nhiều quốc gia phải xác định lại mục tiêu phát triển, quan tâm hơn đến
vùng nông thôn, có những chính sách đầu tư nhằm nâng cao đời sống của cư dân
nông thôn, phát triển nông thôn bền vững như mô hình “Làng mới” của Hàn Quốc,
chính sách “Tam nông” của Trung Quốc…và Việt Nam sau 10 năm thử nghiệm, từ
một chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) đã
được phát triển thành chương trình của Chính phủ. Ngày 4 tháng 6 năm 2010,
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 800/QĐ-TTg về Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020. Các tỉnh
trong cả nước đang triển khai thực hiện chương trình nhằm góp phần thực hiện
Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05-8-2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp, nông thôn
trong sự phát triển chung của Thủ Đô, Hà Nội đã có riêng một chương về xây
dựng NTM trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Ðại hội Ðảng bộ thành phố
nhiệm kỳ 2010-2015, với mục tiêu đến năm 2015, có 40% số xã đạt chuẩn NTM.
Thành ủy có Chương trình 02 về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng
bước nâng cao đời sống nông dân". Hội đồng nhân dân (HÐND) thành phố có đề
án, cấp thành phố, huyện, xã đều có kế hoạch chi tiết. Đến thời điểm hiện nay,
chương trình xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được một số
kết quả, trong tổng số 386 xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội (không tính huyện
Từ Liêm đã tách thành 2 quận) có 109 xã đạt chuẩn NTM, 156 xã đạt từ 14-18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


tiêu chí; 115 xã đạt từ 10-13 tiêu chí; 6 xã đạt từ 5-9 tiêu chí. Như vậy, đã đưa bình
quân mỗi xã từ 2 tiêu chí/xã năm 2010 lên 15,36 tiêu chí/xã năm 2014, tăng 13,36
tiêu chí/xã (Thành ủy Hà Nội, 2014). Xây dựng NTM ngoài việc đảm bảo cho
người dân nông thôn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần thì việc bảo vệ môi
trường sinh thái là một trong những mục tiêu quan trọng. Với Hà Nội phấn đấu là
thủ đô xanh, sạch, đẹp thì tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM càng được
sự quan tâm đặc biệt của thành phố. Tuy nhiên bao năm nay vấn đề môi trường
nông thôn gần như bị bỏ ngỏ với nhiều bức xúc về môi trường làng nghề, môi
trường trong sản xuất nông nghiệp, rác thải, nước thải nông thôn ô nhiễm… quy
hoạch môi trường nông thôn luôn là vấn đề của các cấp, các ngành của Thành
phố. Đứng trước những thách thức đấy thì việc thực hiện tiêu chí môi trường trên
địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng
đến việc thực hiện tiêu chí môi trường? Chính vì những lý do đó, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
NTM trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm đẩy
nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện tiêu
chí môi trường trong xây dựng NTM;
- Đánh giá tình hình thực hiện và phân tích các yếu tố ảnh hướng đến thực
hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí môi trường
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trên cơ sở điều tra người dân,
cán bộ phụ trách môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện tiêu chí môi
trường trong dân cư nông thôn và môi trường trong sản xuất nông nghiệp từ khi thành
lập hệ thống quản lý thực hiện, tổ chức tuyên truyền, huy động nguồn lực, đến kết quả
thực hiện, giám sát đánh giá với các nội dung:
Tình hình cấp và sử dụng nước sạch;
Tình hình thu gom và xử lý rác thải;
Các hoạt động phát triển môi trường hay suy giảm môi trường;
Tình hình nghĩa trang được xây dựng theo quy định.

+ Về không gian:
Thu thập thông tin thứ cấp của thành phố Hà Nội.
Thông tin sơ cấp: nghiên cứu trên địa bàn 02 huyện Thanh Trì và Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội, ở mỗi huyện tiến hành nghiên cứu tại 02 xã (Xã Tứ Hiệp,
Duyên Hà huyện Thanh Trì, xã Đại Yên, Mỹ Lương huyện Chương Mỹ).
+ Về thời gian:
Số liệu thứ cấp: từ năm 2012 đến năm 2014
Số liệu sơ cấp: năm 2014, 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận về tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới
2.1.1. Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới
- Nông thôn: Có nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn do mỗi nước có
điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội không giống nhau, nhưng theo quan niệm phổ
biến thì nông thôn là một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp còn chủ yếu và
chủ yếu là nông dân sinh sống và làm việc; nơi đó mật độ dân cư thấp, kết cấu hạ
tầng kém phát triển hơn so với thành thị; đó là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị, các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở
là UBND xã (Tô Xuân Dân và cộng sự, 2013).
- Nông thôn mới (NTM): Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức về
NTM. Tuy nhiên, theo nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành
Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các tiêu chí đánh
giá NTM của Chính phủ thì NTM được hiểu là: nông thôn có kinh tế phát triển

toàn diện, có nếp sống văn hóa, văn minh, đời sống vật chất tinh thần và trình độ
dân trí của cư dân nông thôn được nâng cao; cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội hiện
đại, đồng bộ; môi trường sinh thái được bảo vệ, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ
gìn và phát huy, an ninh được bảo đảm, chất lượng hệ thống chính trị được nâng
cao theo 19 tiêu chí đánh giá quy định tại quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009 và số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.2. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới
Việc xây dựng NTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong
giai đoạn mới. Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn.
Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế:
nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao
KHCN và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như
giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước... còn yếu kém, môi trường
ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ
lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn làm
phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn
lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng NTM là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa quê hương, đất nước. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn (Tô Xuân
Dân và cộng sự, 2013).
2.1.3. Nguyên tắc, mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Tại thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày
13/4/2011 về Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg
ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 có trình bày nguyên tắc và mục
tiêu xây dựng nông thôn mới như sau:
Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới
mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí xây dựng NTM. Phát huy vai trò chủ
thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng,
ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn ở ấp, xã bàn
bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ
trợ các mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn
nông thôn.
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy
hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự
án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và
cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện và giám sát, đánh giá.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp
ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy

hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong
xây dựng NTM.
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng KT-XH ngày càng
hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến;
- Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch;
gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
- Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống
vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
2.1.4. Đặc điểm, nội dung tiêu chí môi trường
Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã bàn hành Quyết định 491/QĐTTG về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM gồm 19 tiêu chí.
Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng NTM; chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình NTM trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kiểm tra, đánh giá công nhận xã,
huyện, tỉnh đạt NTM.
Tiêu chí môi trường là một trong 19 tiêu chí NTM theo Quyết định
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu
chí Quốc gia về NTM.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


Mục tiêu chung của tiêu chí môi trường là: Bảo vệ môi trường, sinh thái,
cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn thông qua các hoạt
động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức và đi đến hành động cụ thể của

các cấp, các ngành và cả cộng đồng nhân dân.
Mục tiêu cụ thể tiêu chí môi trường: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ
tiêu chí quốc gia NTM; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh
cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực
hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Đến
2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn.
Nội dung tiêu chí môi trường (tiêu chí 17):
Bảng 2.1: Nội dung thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM
Chỉ tiêu

Nội dung tiêu chí môi trường

1

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch HVS theo quy chuẩn Quốc gia

2

Tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường

3

Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động
phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp

4

Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

5


Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
(Nguồn: Quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009)
Nhiệm vụ của tiêu chí môi trường
Nhiệm vụ chung: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn

trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống
tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các
xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong
khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng….
Nhiệm vụ cụ thể
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách
nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi người.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi gia súc gia cầm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


- Triển khai thực hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn kết hợp với việc
cải tiến toàn bộ hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải rắn.
- Phát triển các hệ thống cung cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh
môi trường nông thôn.
- Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang.
- Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây
xanh ở các công trình công cộng (Thủ tướng Chính phủ, 2010).
2.1.5. Nội dung đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới
Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC,

ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ kế
hoạch đầu tư và Bộ tài chính quy định các bước xây dựng và thực hiện môi
trường nông thôn mới gồm có 6 bước như sau:
- Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý thực hiện tiêu chí môi trường
- Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền và vận động người dân tham gia
bảo vệ môi trường trong nông thôn mới (được thực hiện trong suốt quá trình triển
khai thực hiệu tiêu chí)
- Bước 3: Huy động các nguồn lực để thực hiện tiêu chí môi trường
- Bước 4: Lập, phê duyệt các đề án môi trường
- Bước 5: Tổ chức thực hiện các đề án môi trường
- Bước 6: Kiểm tra, giám sát và xử lý
Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM trên
địa bàn thành phố Hà Nội có thể đánh giá trên các nội dung sau:
2.1.5.1. Đánh giá về việc thành lập hệ thống quản lý và thực hiện tiêu chí môi
trường
Tiêu chí môi trường là 1 trong 19 tiêu chí trong xây dựng NTM. Việc thực
hiện tiêu chí môi trường gắn liền với việc thực hiện các tiêu chí khác nhằm hoàn
thành mục tiêu xây dựng NTM.
Quá trình thành lập hệ thống quản lý và thực hiện tiêu chí môi trường đó là
việc thành lập Ban Chỉ đạo, Ban quản lý các cấp nhằm lãnh đạo, chỉ đạo công tác
thực hiện tiêu chí môi trường trên cơ sở ban hành các văn bản, chủ trương chính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


sách hướng tới mục tiêu, đối tượng cụ thể, đề ra nhiệm vụ cần thực hiện, các giải
pháp để hoàn thành tiêu chí, dự trù về nguồn lực cần thiết và công tác tổ chức,
thành lập bộ máy chỉ đạo thế nào để nhằm hoàn thành tiêu chí môi trường.
2.1.5.2. Đánh giá công tác tuyên truyền về tiêu chí môi trường

Công tác tuyên truyền chính sách là truyền bá, giáo dục, giải thích nhằm
chuyển biến và nâng cao về nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng
niềm tin, thúc đẩy mọi người hành động một cách tự giác nhằm thực hiện thắng
lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Công tác tuyên truyền chính sách là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm
phổ biến, giải thích về chính sách, làm cho người dân hiểu rõ nội dung của chính
sách. Công tác tuyên truyền có vị trí rất quan trọng. Muốn đạt được sự nhất trí, đồng
thuận cao trong nhận thức và hành động, thực hiện được các mục tiêu, phương
hướng, nhiệm vụ đã đề ra thì phải có sự hiểu rõ và ủng hộ của người dân. Tuy nhiên,
để có điều đó thì việc đầu tiên là phải tuyên truyền giải thích, phổ biến cho người
dân về nội dung, vai trò và ý nghĩa của chính sách. Chỉ như vậy, họ mới có thể nhận
thức đúng, hành động đúng và đạt hiệu quả cao (Theo Vũ Ngọc Thư, 2014).
Công tác tuyên truyền tiêu chí môi trường
Xây dựng NTM của Thành phố Hà Nội được tiếp cận từ nhiều mặt nhằm
huy động tối đa mọi nguồn lực cho xây dựng NTM. Chính vì vậy đối tượng để
tuyên truyền về tiêu chí NTM nói chung và tiêu chí môi trường nói riêng được
triển khai đến toàn bộ cán bộ, Đảng viên và nhân dân trên địa bàn Thành phố, các
cá nhân, đoàn thể, doanh nghiệp… Công tác tuyên truyền tạo được sự đồng thuận
trong nhân dân, tạo ra một nhận thức mới cho người dân tự nguyện tham gia xây
dựng nông thôn mới, trước hết là vì cuộc sống của chính bản thân họ và gia đình
họ; tất cả mọi người dân đều được hưởng và toàn xã hội được hưởng thành quả
đó. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nên ở nhiều địa phương với nhiều cách
làm khác nhau đã thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới. Có địa
phương thực hiện sự đóng góp theo nhân khẩu, có địa phương thực hiện sự đóng
góp theo hộ, có địa phương thì thực hiện sự đóng góp theo diện tích đất canh tác
được hưởng. Thực tiễn cho thấy, dù thực hiện bằng cách này hay cách khác, nếu
người dân được bàn bạc, được đóng góp ý kiến của mình thì sẽ tạo ra được sự
đồng thuận trong việc triển khai thực hiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 9


2.1.5.3. Đánh giá tình hình huy động các nguồn lực để thực hiện tiêu chí môi
trường
a. Tình hình huy động nguồn vốn
Ngoài nguồn tài chính được nhà nước đầu tư thì cần phải có nguồn tài chính
huy động từ các nguồn khác nhau để đảm bảo cho xây dựng các công trình nước
sạch, nghĩa trang, điểm thu gom xử lý rác thải…
Theo quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn
2010-2020, vốn và nguồn vốn để thực hiện Chương trình xây dựng NTM gồm 4
nguồn chính:
- Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương) gồm:
+ Vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ
có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo
trên địa bàn khoảng 23%
+ Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung khoảng 17%.
- Vốn tín dụng bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại
khoảng 30%
- Vốn từ các doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác khoảng 20%
- Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10%
Việc xác định rõ các nguồn lực tài chính là cơ sở để có kế hoạch huy động,
khai thác các nguồn tài chính đầu tư cho xây dựng NTM. Lãnh đạo thành phố Hà
Nội đã xác định và phân rõ các nguồn lực tài chính trong xây dựng NTM của Thủ
đô nói chung cũng như thực hiện tiêu chí môi trường nói riêng gồm các nguồn vốn
từ Ngân sách thành phố, huyện, xã, vốn xã hội hóa, vốn doanh nghiệp, vốn đóng góp
từ nhân dân, vốn lồng ghép, các nguồn vốn khác…
b. Huy động sự tham gia của người dân
Để thực hiện thành công tiêu chí môi trường ngoài nguồn vốn huy động từ

các nguồn khác nhau thì cần phải có sự tham gia của chính những người dân địa
phương đó. Sự tham gia của người dân cả về đóng góp tiền, ngày công lao động,
tham gia vào các công việc chung của cộng đồng địa phương, cải tạo, chỉnh trang
nhà cửa sân vườn sạch, đẹp, hợp vệ sinh môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


c. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội
Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội thông qua công tác tập
huấn, tuyên truyền cho người dân hiểu, tổ chức thực hiện tiêu chí môi trường bằng
nhiều hình thức như tổ chức căng treo băng zôn khẩu hiệu, tọa đàm, hội thi…
2.1.5.4. Đánh giá kết quả thực hiện Để thực hiện thành công tiêu chí môi trường
thì cần phải thực hiện các chỉ tiêu vì vậy khi đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi
trường cần phải đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu của tiêu chí như tình hình sử
dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh; tình hình thu gom và xử lý rái thải; tình hình
thực hiện các hoạt động phát các chỉ tiêu của tiêu chí môi trường
triển, hoạt động suy giảm môi trường, tình hình quy hoạch nghĩa trang…
a. Tình hình sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh
Nước sạch, nước hợp vệ sinh được định nghĩa như sau:
Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy
định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt – QCVN
02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
tại Thông tư số 05/2009/TT - BYT ngày 17/6/2009
Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn yêu
cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần
gây ảnh hưởng đến đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi
đun sôi.
Theo Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/10/2013, tỷ lệ hộ sử dụng

nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy chuẩn Quốc gia theo vùng đối với vùng
đồng bằng Sông Hồng: 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50%
số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia.
b. Tình hình thu gom và xử lý rác thải
Trong hướng dẫn 456/HD-SNN ngày 11/12/2013 của Sở Nông nghiệp và
PTNT Hà Nội hướng dẫn phương pháp đánh giá chấm điểm các tiêu chí công
nhận xã đạt chuẩn NTM thành phố Hà Nội, tình hình thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt trong dân được xác định như sau:
- Hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh có bể tự hoại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


- Chất thải chăn nuôi của các hộ gia đình được thu gom và xử lý hợp vệ sinh.
- Thôn, xã có tổ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung.
c. Các hoạt động phát triển môi trường, suy giảm môi trường
Các hoạt động phát triển môi trường như trồng cây xanh, vệ sinh môi
trường như khơi thông cống rãnh, thu gom rác…tại địa phương, thường xuyên có
hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho
chính quyền địa phương và cộng đồng.
Ngoài những hoạt động phát triển môi trường thì trong hướng dẫn 456/HDSNN ngày 11/12/2013 của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội hướng dẫn phương
pháp đánh giá chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn NTM thành phố
Hà Nội cũng đưa ra các hoạt động suy giảm môi trường không được phép thực
hiện để đạt chỉ tiêu này như: Không có hoạt động suy giảm môi trường nước;
không khí, đất, không xả rác thải; chất thải rắn nguy hại bừa bãi; không có hoạt
động phá rừng hoạt động khai thác nước ngầm trái phép; không có hoạt động
nuôi, kinh doanh động vật hoang dã trái phép…
d. Tình hình quy hoạch và quản lý nghĩa trang
Theo hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, nội dung

chỉ tiêu về nghĩa trang đạt chuẩn quy định NTM cần phải có là mỗi thôn hoặc
liên thôn, xã hoặc liên xã:
- Có quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài phù hợp với tập quán của địa phương
- Có quy chế quản lý nghĩa trang
- Việc táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong
tục tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
Đối với Thành phố Hà Nội, trong hướng dẫn 456/HD-SNN ngày 11/12/2013
của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội hướng dẫn phương pháp đánh giá chấm điểm
các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn NTM thành phố Hà Nội, chỉ tiêu nghĩa trang
được xây dựng theo quy hoạch cần phải đảm bảo hệ thống thu gom và xử lý nước
thải đạt quy chuẩn môi trường, có hình thức chuyển đổi mai táng từ hung táng sang
hỏa táng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


2.1.5.5. Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện tiêu chí môi trường
Mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM là phát triển nông nghiệp, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn vậy nên việc giám sát,
đánh giá tình hình thực hiện của chương trình là vô cùng quan trọng, nó cho thấy
hiệu quả của chương trình (Liên Bộ, 2011). Tiêu chí môi trường có ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường sống của người dân nông thôn nên trong quá trình thực
hiện nhất thiết phải có sự giám sát, đánh giá của chính những người dân địa
phương đó. Quá trình giám sát, đánh giá cần phải được thực hiện trong suốt quá
trình thực hiện tiêu chí. Việc giám sát đánh giá cần phải được thực hiện đa chiều:
- Người dân thực hiện giám sát, đánh giá việc xây dựng các nhà máy nước
sạch, cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh cho người dân, việc thực hiện quy
hoạch nghĩa trang, xây dựng các điểm thu gom và xử lý rác thải…

- Chính quyền địa phương và cả cộng đồng giám sát ý thức của người dân
thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, vệ sinh khu vực
công cộng và không tham gia các hoạt động làm suy giảm môi trường, thu gom
và xử lý rác đúng quy định…
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong
xây dựng nông thôn mới
2.1.6.1. Nhận thức của người dân
Ban chỉ đạo rất coi trọng công tác tuyên truyền vận động, đã triển khai
quyết liệt, bài bản, tuyên truyền mạnh mẽ qua các kênh. Tuy nhiên, nhận thức
hạn chế của một bộ phận nhỏ người dân đã kéo theo những khó khăn trong việc
bảo vệ môi trường, đồng thời chỉ chú trọng đến xây dựng cơ sở hạ tầng mà ý thức
của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới chưa
cao gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng đến cuộc sống
của chính người dân nơi đây.
2.1.6.2. Sự tham gia của người dân, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội
Quần chúng là đối tượng hưởng lợi chính và trực tiếp trong quá trình thực
hiện tiêu chí môi trường để xây dựng mô hình NTM. Sự tham gia của quần
chúng là yếu tố chủ yếu, là một trong những thành tố chính của sự phát triển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


cộng đồng. Sự tham gia của người dân là phương tiện hữu hiệu để huy động
nguồn lực địa phương, tận dụng năng lực và tính sáng tạo của quần chúng để tổ
chức các hoạt động hoàn thành tiêu chí môi trường. Nó giúp xác định nhu cầu
của người dân được sát đáng (dân cần), sự nhận thức của người dân đầy đủ và
rộng rãi (dân biết, dân chủ động tham gia góp ý xây dựng (dân bàn, dân tự đứng
ra góp công, góp của xây dựng dưới sự hướng dẫn của các tổ chức (dân làm), vì
là công trình của dân, do dân tự bỏ công xây dựng nên người dân sẽ là người trực

tiếp và tự kiển tra bảo vệ công trình của mình (dân kiểm tra), vì lợi ích trực tiếp
của chính mình (dân hưởng lợi).
2.1.6.3. Tài chính
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của tiêu chí Môi Trường. nguồn
vốn này được đầu tư từ nhiều nguồn ngân sách nhà nước, vốn dân góp, vốn tín dụng,
vốn doanh nghiệp đầu tư. Tuy nhiên để xây dựng thành công mô hình nông thôn
mới trong đó có tiêu chí môi trường thì điều quan trọng nhất là biết phát huy nội lực
từ dân trong việc tham gia đóng góp nguồn lực xây dựng công trình công cộng,
người dân tự bỏ nguồn lực xây dựng công trình vì môi trường của hộ để quá trình
xây dựng tiêu chí môi trường được ổn định, lâu dài, bền vững. Bên cạnh đó cần biết
thúc đẩy sự đầu tư của các doanh nghiệp trong xây dựng tiêu chí môi trường vì đây
là nguồn lực rất lớn và hiệu quả cho quá trình xây dựng. Khi có sự quan tâm đầu tư
trung ương thực hiện tiêu chí môi trường cần có kế hoạch giải ngân và phân bổ hợp
lý (Theo Nguyễn Thị Ánh, 2013).
2.1.6.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương
Trong quá trình CNH – HĐH đất nước nói chung và quá trình xây dựng mô
hình nông thôn mới nói riêng và đặc biệt là quá trình thực hiện tiêu chí môi
trường thì cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến kết quả
thực hiện, nó thúc đẩy quá trình được thực hiện nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều
so với sức người và hạ tầng, công nghệ cũ.
2.1.6.5. Cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách đóng vai trò định hướng, xây dựng kế hoạch thực hiện
cũng như huy động nguồn lực tham gia của các tổ chức. Cơ chế chính sách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


nếu phù hợp với điều kiện của từng vùng cụ thể thì sẽ là động lực thúc đẩy
nhanh sự phát triển của vùng, ngược lại nếu chính sách không phù hợp sẽ làm

cản trở sự phát triển của vùng đó (Theo Nguyễn Thị Ánh, 2013).
2.2. Cơ sở thực tiễn về đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nông thôn và bảo vệ môi
trường
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải đổi
mới tư duy, đổi mới cách làm và cần những giải pháp mang tính đột phá. Để đảm
bảo phát triển bền vững về KT-XH và cuộc sống an ninh của người dân, công tác
bảo vệ môi trường cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ. Kinh nghiệm bảo vệ
môi trường ở các nước phát triển đã cho thấy điều đó.
2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý nước sạch và VSMT của Trung Quốc
Nước sạch và vệ sinh môi trường ở Trung Quốc được bắt đầu từ những
năm 80 của thế kỷ trước. Sau khoá họp lần thứ 35 của WHO (phát động thập
kỷ nước sạch). Từ đó đến nay Trung Quốc đã liên tục tổ chức thực hiện các
kế hoạch năm. Kế hoạch 5 năm 2000-2005 đã xác định vấn đề nước sạch và
Vệ sinh môi trường lồng nghép với phát triển kinh tế và là tiền đề cho xây dựng
KH 5 năm tiếp theo 2006-2010.
Chìa khoá thành công của TQ chính là quá trình lập kế hoạch, xác định
trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền, các ngành của TƯ và địa
phương. Theo kinh nghiệm của TQ sau khi lập kế hoạch việc đảm bảo nguồn tài
chính là rất quan trọng. Chiến lược huy động vốn từ 3 nguồn: Từ nguồn vốn của
chính phủ TƯ và địa phương, huy động quyên góp vốn từ các tổ chức, giới kinh
doanh, đóng góp của người hưởng lợi từ chương trình.
Từ 1980, trong quá trình thực hiện các kế hoạch năm năm đã qua mỗi giai
đoạn đều có tỷ lệ đầu tư về vốn khác nhau. Hiện nay trong giai đoạn lồng ghép
NS-VSMT với phát triển kinh tế thì số lượng vốn từ phía Nhà nước phải nhiều
hơn. Ví dụ trong dự án vay vốn WB cho nước sạch và VSMT 50% vốn từ WB,
25% từ Chính phủ TQ và 25% còn lại là đóng góp của hộ gia đình (đối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 15


tượng được hưởng lợi). Chiến lược huy động vốn ở Trung Quốc rất hiệu quả,
trung bình mỗi năm huy động trên 10 tỷ nhân dân tệ cho VSMT NT.
Về lĩnh vực cấp nước: Trung Quốc chủ trương khuyến khích hình thức cấp
nước bằng đường ống và tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà lắp đặt các hệ thống
cho phù hợp. Đến cuối năm 2004, tỷ lệ người dân được sử dụng nước máy là
60%. Hỗ trợ kỹ thuật của chính phủ qua các thiết kế mẫu, hướng dẫn kỹ thuật
theo từng loại hình cấp nước khác nhau, ban hành tiêu chuẩn nước ăn uống.
Trong khoảng thời gian 20 năm Trung Quốc đã có 4 giai đoạn vay vốn của WB
cho lĩnh vực phát triển hệ thống cấp nước tại 17 tỉnh điểm. Trung bình 4-5
tỷ Nhân dân tệ/năm. Giai đoạn đầu tập trung vốn cho các tỉnh có điều kiện kinh
tế giàu có. Sau đó người dân trả lại vốn thông qua trả tiền nước; giai đoạn 2 tập
trung cho các tỉnh nghèo. Trong số người thụ hưởng có khoảng 30% người nghèo
sẽ hỗ trợ 100% vốn góp. 70% số còn lại trả vốn qua tiền nước sử dụng.
Quản lý chất lượng nước: Năm 1985 ban hành tiêu chuẩn nước ăn uống áp
dụng cho toàn Trung Quốc. Tiêu chuẩn Quốc gia là tiêu chuẩn nước uống duy
nhất cho toàn Trung Quốc. Năm 1991 do ở nhiều vùng nông thôn khó đạt được
tiêuchuẩn này Quốc gia do vậy Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn giám sát
chất lượng nước cho vùng nông thôn. Kinh nghiệm thực tế nếu chỉ ban hành các
tiêu chuẩn hay hướng dẫn thì chưa đủ mà cần có các cơ quan quản lý, giám sát và
các giải pháp phù hợp, xây dựng tổ chuyên trách và đề ra chế tài xử lý sẽ góp
phần đảm bảo chất lượng nước (Nguyễn Vũ Hoan, Trương Đình Bắc, 2005).
Vệ sinh môi trường nông thôn: Tình trạng vệ sinh môi trường ở nông thôn
Trung Quốc chưa được khả quan, còn nhiều lạc hậu so với các nước phát triển.
Nguyên nhân của sự chậm tiến đó là do: Nếp sống và văn hoá của từng địa
phương, nhiều gia đình có nhà rất to nhưng do tập quán nên nhà tiêu
vẫn để ngoài nhà và chưa đạt vệ sinh... Tuy vậy Trung Quốc vẫn đưa mục
tiêu phấn đấu vào năm 2000 đã đạt 50% HGĐ được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

so với điều tra đánh giá năm 1993 chỉ có 7,5% HGĐ. Chính phủ có cam kết với
Quốc tế về hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ là phấn đấu giảm dưới 50% người
dân không có điều kiện tiếp cận với các điều kiện vệ sinh tối thiểu nhưng dự kiến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 16


vào năm 2015 tỷ lệ này sẽ là 70%. Theo đại diện Bộ Y tế thì Trung Quốc sẽ hoàn
thành được cam kết trên với lý do: Đã có nhiều nỗ lực và đã có những thành tựu
nhất định trong việc nâng cao tỷ lệ bao phủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.
Có cơ chế chính sách khuyến khích và hỗ trợ thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân và
VSMT.
Trong 10 năm qua Trung Quốc đẫ đạt được thành công lớn trong lĩnh vực
dục vệ sinh: Các cấp lãnh đạo từ trung ương cho tới các cấp nhỏ nhất và người
dân đều đã hiểu được tầm quan trọng của nước sạch và VSMT. Nên nếu hỏi bất
kỳ một người dân nào về việc có đồng ý xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinhkhông? thì
cũng sẽ nhận được câu trả lời là có. Vụ giáo dục vệ sinh đã thực hiện rất tốt công
tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Việc giáo dục nâng cao kiến thức được chia
làm các giai đoạn như: Giai đoạn đầu tập trung vào nâng cao nhận thức về điều
cần thiết có nhà tiêu hợp vệ sinh; Từ năm 2004 tập trung vào tổ chức thực hiện,
hàng năm Chính phủ giành khoảng 100 triệu cho nông thôn trong đó có 1 tỷ cho
xây dựng và phát triển nhà tiêu hợp vệ sinh. Bên cạnh đó chính quyền địa
phương cũng có đầu tư nhất định cho xây dựng và phát triển nhà tiêu. Cơ chế đầu
tư xây dựng phần âm (bể chứa) do Chính phủ, phần trên do người thụ hưởng chi
trả.Hỗ trợ kỹ thuật: Trung Quốc đã xây dựng 2 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn nhà tiêu
hợp vệ sinh và Tiêu chuẩn xử lý rác thải (lò đốt rác). Ban hành thiết kế chuẩn cho
nhà tiêu nông thôn gồm các loại sau: Biogas, Tự hoại 3 bể, tự hoại 2 bể, nhà tiêu
khô sinh thái, nhà tiêu tự hoại nối với hệ thống nước thải chung, nhà tiêu GIO.
Các loại hình nhà tiêu này rất quan trọng với cả Trung Quốc và Việt Nam do

chúng ta đều có thói quen sử dụng chất thải hữu cơ (phân người và gia súc) làm
phân bón cây trồng và nếu không đảm bảo vệ sinh sẽ nguy hiểm cho sức khoẻ
(Nguyễn Vũ Hoan, Trương Đình Bắc, 2005).
Điều phối và phối hợp liên ngành trong lĩnh vực cấp nước và VSMT NT:
Lĩnh vực VSMT và đặc biệt là nhà tiêu nông thôn không thể chỉ do một cơ
quan, tổ chức thực hiện được. Trung Quốc đã lập Uỷ ban phát triển chiến dịch y tế
với mục tiêu đẩy truyền thông đi trước một bước. Uỷ ban này có nhiệm vụ phối hợp
với Bộ Nông nghiệp và 2 tổ chức lớn nhất Trung Quốc là thanh niên và phụ nữ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 17


Trong đó thanh niên là lực lượng trẻ, thích tiếp cận các vấn đề mới và thường cập
nhật thông tin mới. Phụ nữ thường hay quan tâm đến các vấn đề của phụ nữ và gia
đình đặc biệt là vấn đề vệ sinh nông thôn và nước sạch. Các địa phương cũng có mô
hình tổ chức và hợp tác tương tự như Trung ương, hợp tác theo cấp với 2 tổ chức
quần chúng ở cấp mình quản lý (Y tế-Nông nghiệp-Thanh niên-Phụ nữ).
Nước sạch – Vệ sinh trong nhà trường: Trung Quốc không có một chương
trình hay dự án riêng về lĩnh vực này. Nhưng các can thiệp đầu tiên ở địa phương
thuộc lĩnh vực NS-VSMT là ở trường học. Các hoạt động trong trường học rất có
lợi do học sinh vừa là đối tượng được truyền thông vừa là các truyền thông viên
về NS-VSMT cho cộng đồng. Trường học là nơi có độ tập trung đông người, nếu
các điều kiện vệ sinh không đảm bảo sẽ xẩy dịch và lan nhanh do dó cần quan
tâm và đầu tư các điều kiện vệ sinh cho nhà trường. Năm 2004, Bộ Y tế và
Bộ Giáo dục phối hợp nghiên cứu để đưa ra thiết kế NS-VSMT trong trường học.
Xử lý rác thải Nilon: Trung Quốc có thể nói là có và không có vấn đề về rác
thải nilon. Các thành phố có hệ thống thu gom và nhà máy chế biến rác,
còn ở nông thôn, nhiều nơi rác thải nilon cũng có vấn đề cần quan tâm, đặc biệt
là dùng nilon trong trồng trọt và thải ra môi trường. Biện pháp đang thực

hiện ở các vùng nông thôn là chôn lấp.
Bài học kinh nghiệm quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường ở Trung
Quốc cho thấy, việc thành công chỉ có thể có được khi chiến lược, quy hoạch
phải phù hợp với điều kiện và tập quán của nhân dân, công tác truyền thông
thông qua các chiến dịch phải được duy trì thường xuyên và rộng rãi kết hợp giữa
các bộ, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội, đặc biệt là thanh niên và
phụ nữ (Nguyễn Vũ Hoan, Trương Đình Bắc, 2005).
2.2.1.2. Kinh nhiệm phát triển nông thôn ở Thái Lan
Công nghiệp hoá nông nghiệp với nghĩa là làm cho nông nghiệp trở thành
một khâu gắn chặt với công nghiệp làm hàng xuất khẩu và do đó phải phát triển
các doanh nghiệp trong công nghiệp đảm nhận liên hiệp với nông dân tạo ra sản
phẩm để chế biến có hiệu quả xuất khẩu cao, an toàn với người tiêu dùng, bảo vệ
môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 18


Trong những năm gần đây, Chính phủ Thái Lan cũng phát động phương
pháp canh tác “trong một môi trường thân thiện”, cung cấp tiền và trợ giúp kỹ
thuật cho các khu vực trọng điểm. Biện pháp này nhằm tăng xuất khẩu rau quả và
giảm thiểu dùng thuốc trừ sâu. Chính phủ đề ra tiêu chuẩn quốc gia về trồng rau
sạch và thực phẩm an toàn, cấp giấy chứng nhận và logo cho sản phẩm. Theo
Ban Cấp phép rau sạch Thái Lan (ACT), kể từ năm 2002, số nông trại trồng rau
sạch tăng lên gấp đôi, hiện có hơn 700 nông trại.
Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp khoảng 13% vào tổng GDP của Thái Lan, trồng
trọt đóng góp khoảng 68% vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Năm 2009, xuất khẩu
các sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu nông sản;
trong khi nhập khẩu nông sản chỉ ở mức khiêm tốn. Sản xuất rau giữ một vai trò quan

trọng trong ngành nông nghiệp Thái Lan, đồng thời có đóng góp lớn vào giá trị xuất
khẩu và thu nhập của người nông dân rộng (Hồng Vân, 2008).
Thập kỷ mới (2011-2020), sản xuất rau của Thái Lan sẽ tập trung vào các
loại rau có chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Các loại rau
này sẽ được giám sát và chứng nhận về thực trạng dùng thuốc trừ sâu và thuốc
bảo vệ thực vật; trong những trường hợp được qui định, việc cấp chứng nhận sẽ
được miễn phí để khuyến khích sản xuất rau an toàn gắn với bảo vệ môi trường
sinh thái trên diện.
2.2.1.3. Kinh nghiệm đảm bảo môi trường cân bằng trong phát triển nông thôn ở
Nhật Bản và Hàn Quốc
Ở Nhật Bản: Ô nhiễm nước là một trong những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng
nhất ở Nhật Bản, do 4 nguyên nhân chính là công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh
chóng, sự tụt hậu trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống thoát
nước cũng như chính sách một thời coi trọng phát triển kinh tế hơn là sức khỏe nhân
dân và môi trường trong sạch. Bên cạnh đó một loại vấn đề khác cũng gây ô nhiễm
nước như nhiều nhà máy điện được xây dựng với quy mô ngày càng lớn và nhiệt
thải ra là mối đe dọa đối với sinh vật biển và sống gần đó, dầu loang từ các con tàu
chở dầu bị tai nạn cũng là một nguyên nhân lớn gây ô nhiễm nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 19


×