Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI QUỐC TẾ THẮNG LỢI QUẬN TÂN PHÚ, TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.13 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI QUỐC TẾ THẮNG LỢI
QUẬN TÂN PHÚ, TP.HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ NGỌC THÚY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH & THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế , trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Đánh Giá Hệ Thống Trả
Công Lao Động Tại Công ty Cổ Phần Sợi Quốc Tế Thắng Lợi” do Huỳnh Thị Ngọc
Thuý, sinh viên khoá 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh và Thương Mại, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

Th. MAI HOÀNG GIANG
Người hướng dẫn,

Ngày… tháng… năm 2009

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo



Ký tên, ngày… tháng… năm 2009

Ký tên, ngày… tháng… năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, tôi được sự giúp đỡ, động viên rất nhiều từ cha mẹ,
thầy cô, bạn bè, cũng như các anh chị trong phòng nhân sự công ty Cổ Phần Sợi Quốc Tế
Thắng Lợi.
Trước tiên, tôi xin cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM đã truyền đạt những kiến thức cơ bản chuyên ngành, cũng như những kinh
nghiệm quý báu trong thời gian học tại trường.
Tôi xin cảm ơn thầy Mai Hoàng Giang đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá
trình thực tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gởi lời cám ơn đến ban Giám Đốc cũng như tất cả nhân viên công ty Cổ
Phần Quốc Tế Thắng Lợi. Đặc biệt là các anh, chị trong phòng nhân sự - những người đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận hoạt động
thực tế tại công ty, nhất là trong việc tổ chức tiền lương. Tôi xin kính chúc công ty gặt hái
được nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Cuối cùng, cho tôi gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ba Mẹ- những người đã tần
tảo nuôi tôi ăn học cho đến ngày hôm nay.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người
TP. Hồ Chí Minh, 20/06/2009
Sinh viên
Huỳnh Thị Ngọc Thúy


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ NGỌC THUÝ. Tháng 07 năm 2009. “Đánh Giá Hệ Thống Trả Công

Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Sợi Quốc Tế Thắng Lợi ”
HUYNH THI NGOC THUY. June 2009. “Appraising The System of Paying the
Ways for Labor at Victory International Spinning Joint Stock Company”
Trả công cho người lao động hiện nay là vấn đề thật sự cần thiết và được quan tâm.
Đối với doanh nghiệp trả công làm sao vừa thoả mãn đối với người lao động vừa đảm
bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Còn đối với người lao động thì tiền lương phải đảm
bảo nhu cầu sinh hoạt của mình và những lợi ích khác. Đề tài “Đánh Giá Hệ Thống
Trả Công Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Sợi Quốc Tế Thắng Lợi” ra đời nhằm
nghiên cứu những vấn đề này. Thông qua đề tài đã phản ánh được thực trạng công tác
trả công tại công ty. Qua đó thấy được những ưu và khuyết điểm của hệ thống trả công
và tìm hiểu xem hệ thống tiền lương có đáp ứng cho người lao động hay không. Thực
tế cho thấy công tác trả lương trả thưởng cũng tương đối tốt nhưng cũng không tránh
khỏi những hạn chế. Từ thực tế đó, tôi đưa ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm góp
phần hoàn thiện hơn cho hệ thống: Khắc phục những khuyết điểm đang tồn đọng và
phát huy những điểm mạnh sẵn có hơn nữa.


MỤC LỤC
Trang

Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình


x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4


2.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty

4

2.1.1. Lịch sử hình thành

4

2.1.2.Quá trình phát triển của công ty

5

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

6

2.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty

6

2.3.1.Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

6

2.3.2.Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận trong nhà máy

9

2.3.3. Quy trình sản xuất sản phẩm


10

2.4. Tình hình chung của công ty

12

2.4.1. Tình hình trang bị tài sản cố định

12

2.4.2. Tình hình nhân sự

13

2.4.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

15

2.5. Các sản phẩm chính và thị trường tiêu thụ của công ty

15

2.6. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển

16

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung

19

19

3.1.1. Khái niệm tiền lương

19
v


3.1.2. Ý nghĩa của tiền lương

19

3.1.3. Cơ cấu thu nhập

21

3.1.4. Mục tiêu của hệ thống tiền lương

23

3.1.5. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

25

3.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến trả lương trong doanh nghiệp

26

3.2. Phương pháp nghiên cứu


28

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

28

3.2.1. Phương pháp phân tích số liệu

28

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

4.1. Thực trạng quản lý tiền lương tại Công Ty Sợi Quốc Tế Thắng Lợi

29

4.1.1. Nguyên tắc chung về việc chi trả lương của công ty

30

4.1.2. Quy trình trả lương cho người lao động tại công ty

30

4.1.3. Lập định mức lao động

31


4.2. Quỹ lương kế hoạch của công ty

32

4.2.1. Nguồn hình thành quỹ lương của công ty

33

4.2.2. Phân phối sử dụng quỹ lương

33

4.2.3. Xác định kế hoạch quỹ lương của công ty

33

4.2.4. Các hình thức lương đang áp dụng tại công ty

34

4.2.5. Các khỏan phụ cấp theo chế độ

39

4.3. Tiền thưởng

42

4.3.1. Mục đích lập quỹ khen thưởng


42

4.3.2. Nguồn hình thành quỹ tiền thưởng

42

4.4. Vấn đề thực hiện pháp luật của công ty

44

4.4.1. Các trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương theo quy định

44

4.4.2. Vấn đề quản lý tiền lương của nhà nước

45

4.4.3. Quá trình thực hiện hợp đồng lao động của công ty

45

4.4.4. An toàn lao động và bảo hộ lao động tại công ty

46

4.5. Đánh giá hiệu quả trả công lao động

47


4.5.1. Thu hút được nhân viên

47

4.5.2. Duy trì nhân viên

49
vi


4.6. Kích thích động viên nhân viên

51

4.7. Ý kiến của nhân viên về trả công lao động tại công ty

59

4.8. Nhận xét chung về hệ thống trả công lao động tại công ty

67

4.9. Một số biện pháp hoàn thiện hệ thống trả công tại công ty

68

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

73


5.1. Kết luận

73

5.2. Kiến nghị

74

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KTTC

Kế toán tài chính

TSCĐ

Tài sản cố định

NXB

Nhà xuất bản

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

SP

Sản phẩm

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

NVL

Nguyên vật liệu

CBCNV

Cán bộ công nhân viên



Giám đốc

LCB

Lương cơ bản

ĐVT

Đơn vị tính


LĐBQ

Lao động bình quân

CNSXBQ

Công nhân sản xuất bình quân

NSLĐBQ

Năng suất lao động bình quân

BQ

Bình quân

CP

Chi phí

DT

Doanh thu

NLĐ

Người lao động

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Trang Bị Tài Sản Cố Định Của Công Ty

13

Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính

14

Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Tính Chất Sản Xuất

14

Bảng 2.4. Kết Quả Họat Động Sản Xuất Kinh Doanh Qua 2 Năm

15

Bảng 3.1. Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Trả Lương

26

Bảng 4.1. Hệ Số Lương Của Nhân Viên Khối Văn Phòng

34

Bảng 4.2. Mức Tiền Trợ Cấp Phí Điện Thọai Cho Nhân Viên

41


Bảng 4.3. Số Tiền Thưởng Cho Nhân Viên Trong Các Dịp Lễ, Tết

43

Bảng 4.4. Số Điểm Phạt Quy Định Cho Nhân Viên

43

Bảng 4.5. Số Lượng Lao Động Bình Quân Của Công Ty Qua 2 Năm

48

Bảng 4.6. Trình Độ Cán Bộ Công Nhân Viên Của Công Ty

50

Bảng 4.7. Thâm Niên Của Cán Bộ Công Nhân Viên

50

Bảng 4.8. So Sánh Năng Suất Lao Động Bình Quân Của Nhân Viên

52

Bảng 4.9. So Sánh Tiền Lương Bình Quân Với Năng Suất Bình Quân

53

Bảng 4.10. So Sánh Doanh Thu Và Quỹ Lương Thực Hiện


54

Bảng 4.11. So Sánh Quỹ Lương Thực Hiện và Lao Động Bình Quân

55

Bảng 4.12. So Sánh Hiệu Quả Lao Động Và Chi Phí Tiền Lương

56

Bảng 4.13. So Sánh Tiền Lương Bình Quân của Nhân Viên Qua 2 Năm

57

Bảng 4.14. Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Mức Thu Nhập Hàng tháng

59

Bảng 4.15. Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Về Mức Lương Hiện Tại

60

Bảng 4.16. Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Mức Lương Có Kích Thích Họ Hay Không

61

Bảng 4.17.Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá việc Công Ty Trả Lương có Đúng Ngày Không62
Bảng 4.18. Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Về Chế Độ Phúc Lợi


63

Bảng 4.19. Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Về Điều Kiện Làm Việc Tại Công Ty

6

Bảng 4.20. Tỷ lệ NLĐ Đánh Giá Về Chế Độ Thưởng Của Công Ty

65

Bảng 4.21. Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Việc Họ Biết Cách Tính Lương Không

66

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty

8

Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Trong Từng Nhà Máy của Công Ty

9

Hình 2.3. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Sản Phẩm

12


Hình 3.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Hệ Thống Trả Công Trong Các Doanh Nghiệp

23

Hình 4.1. Biểu Đồ Biểu Hiện Số Lao Động Bình Quân Qua Hai Năm

49

Hình 4.2. Biểu Đồ Biểu Hiện Thâm Niên Của Nhân Viên Qua Hai Năm

51

Hình 4.3. Biểu Đồ So Sánh Năng Suất Lao Động Bình Quân Qua Hai Năm

52

Hình 4.4. Biểu Đồ Biểu Hiện Lao Động Bình Quân Và Năng Suất Bình Quân 53
Hình 4.5.So Sánh Doanh Thu Và Quỹ Lương Thực Hiện

54

Hình 4.6. Tiền Lương Bình Quân Của Nhân Viên Qua Các Tháng Năm 2007

58

Hình 4.7. Tiền Lương Bình Quân Của Nhân Viên Qua Các Tháng năm 2008

58


Hình 4.8. Biểu Đồ Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Mức Thu Nhập Hàng Tháng

60

Hình 4.9. Biểu Đồ Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Về Mức Lương Hiện Tại

61

Hình 4.10. Biểu Đồ Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Mức Lương Có Kích Thích Họ
Hay Không

62

Hình 4.11. Biểu Đồ Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Về Việc Công Ty Trả Lương Có
Đúng Ngày Không

63

Hình 4.12. Biểu Đồ Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Về Chế Độ Phúc Lợi

64

Hình 4.13. Biểu Đồ Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Về Điều Kiện Làm Việc

65

Hình 4.14.Biểu Đồ Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Về Chế Độ Thưởng Của Công Ty

66


Hình 4.15.Biểu Đồ Tỷ Lệ NLĐ Đánh Giá Việc Họ Biết Cách Tính Lương
Không

67

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Bảng câu hỏi phỏng vấn công nhân tại Công Ty Cổ Phần Sợi Quốc Tế Thắng Lợi –
quận Tân Phú , TP.HCM

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, các doanh nghiệp trong và ngoài nước phải đối mặt với môi trường
kinh doanh ngày càng biến động, phức tạp và nhiều rủi ro. Trong xu thế khu vực hóa,
toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi hình thức kinh
doanh và môi trường xã hội một cách nhanh chóng. Điều này tạo ra cơ hội lẫn thách
thức cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước phải đối mặt với
mọi sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải
tăng cường công tác quản lý và nâng cao năng lực, quan trọng nhất là quản lý nguồn
nhân lực. Chính nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Cũng như giáo sư
tiến sĩ Letter C. Thurow – nhà kinh tế về quản trị học thuộc viện công nghệ kỹ thuật
Watsachuset (WIT) đã nói: “Điều này quyết định cho sự tồn tại và phát triển của công
ty là con người mà công ty đang có. Đó phải là những con người có học vấn cao, được

đào tạo tốt, có văn hóa và biết cách làm việc hiệu quả”.
Vì vậy các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều muốn nguồn nhân lực về phía
công ty, để duy trì được điều này thì các công ty phải chú ý đến yếu tố trả công cho
người lao động
Trả công cho người lao động thực chất là tổng cộng số tiền mà người lao động
nhận được hàng tháng gồm các khoản như: tiền lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp, khen
thưởng…
Một doanh nghiệp thiết lập được hệ thống trả công cho người lao động một
cách công bằng và hợp lý: trả đúng người, đúng việc thì doanh nghiệp đó sẽ kích thích
tinh thần làm việc của người lao động nhằm nâng cao năng suất mang lại hiệu quả
kinh tế cho doanh nghiệp. Ngoài ra, những biện pháp trả công không công bằng là
nguyên nhân chính làm bất mãn tinh thần làm việc của người lao động. Điều này dẫn
1


đến tính bỏ việc, giảm hiệu quả kinh tế và gây ra những chi phí không cần thiết cho
doanh nghiệp.
Hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền lương là
yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất, nó có quan hệ trực tiếp và tác động đến lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng mức lương thỏa đáng sẽ tạo
ra sự gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp, xóa bỏ đi sự ngăn cách giữa người
lao động và người sử dụng lao động làm cho người lao động có trách nhiệm hơn với
doanh nghiệp.
Ngược lại, khi người lao động không được quan tâm, việc chi trả lương không
hợp lý tạo ra tâm lý hoang mang có nên tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp hay không?
Điều này sẽ giảm sút về số lượng và chất lượng khi đó năng suất của doanh nghiệp sẽ
giảm kéo theo lợi nhuận cũng giảm. Do đó, đối với doanh nghiệp xây dựng một bảng
lương sao cho công bằng và hợp lý được đặt lên hàng đầu của công ty
Chính vì nhận thấy trả công cho người lao động trong các doanh nghiệp là cần

thiết và cấp bách nên tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hệ thống trả công lao động
tại Công Ty Cổ Phần Sợi Quốc Tế Thắng Lợi”
Do hạn chế về thời gian và kiến thức trong quá trình thực hiện đề tài nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của
quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và các anh chị
phòng nhân sự Công Ty Cổ Phần Sợi Quốc Tế Thắng Lợi.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài: “Đánh giá hệ thống trả công lao động tại Công Ty Cổ Phần Sợi Quốc Tế
Thắng Lợi” nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng công tác trả lương, tính
lương cho người lao động tại công ty và thu thập một số ý kiến của người lao động.
Thông qua đó hoàn thiện công tác trả công lao động cho công ty nhằm đáp ứng bốn
mục tiêu của tiền lương: thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích
động viên nhân viên và đáp ứng yêu cầu của pháp luật.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài chỉ giới hạn trong công tác tổ chức tiền
lương, tiền thưởng tại Công Ty Cổ Phần Sợi Quốc Tế Thắng Lợi với quy mô hơn 600
2


người lao động, quỹ lương hàng tháng hơn một tỷ đồng. Với những số liệu như trên tôi
hy vọng sẽ thực hiện tốt đề tài của mình.
Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 02/03/2009 đến
16/05/2009
1.4. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu. Đây là chương giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm
vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan. Chương này giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành
của công ty, cơ cấu tổ chức của công ty cũng như quy trình sản xuất tại công ty. Ngoài
ra còn nêu lên những vấn đề khái quát về tình hình nhân sự và hoạt động kinh doanh

của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương này nêu cơ sở lý
thuyết về quá trình trả công lao động của công ty.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này ta làm rõ những phần
nên lên trong mục tiêu nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công
tác trả công cho công ty.
Chương 5: Nêu kết luận tổng quát về kết quả và đưa ra kiến nghị đối với công ty và
nhà nước.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
``
2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công Ty
2.1.1. Lịch sử hình thành
Công Ty Dệt May Thắng Lợi trước đây là một doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam – Bộ Công Nghiệp. Tiền thân của công ty là
2 nhà máy được thành lập trước năm 1975 đó là: Nhà máy Dệt Sợi Việt Nam
(Vinatexco) thành lập năm 1958 và nhà máy in nhuộm vải sợi Việt Nam ( Vinatefinco)
thành lập năm 1960. Sau khi được tiếp quản năm 1975, hai nhà máy này được sát nhập
và lấy tên là Nhà máy Dệt Thắng Lợi
VINATEXCO có 2 phân xưởng chính :
+ Phân xưởng 1: là phân xưởng kéo sợi
+ Phân xưởng 2: là phân xưởng dệt vải.
Theo quyết định số 1177/QĐ-UB của UBND TP.HCM quốc hữu hóa công ty,
chuyển sang hình thức sở hữu quốc doanh do bộ công nghiệp nhẹ quản lý và theo
quyết định 788/QĐ-CNN-TCQL ngày 31/10/1977 hai công ty này chính thức được sát
nhập với tên gọi là nhà máy Dệt Thắng Lợi và đến ngày 29/12/1992 chính thức đổi tên

thành Công Ty Dệt Thắng Lợi.
Ngày 15/09/2000 theo công văn số 632/CV- DTL- VP của Tổng Giám Đốc
công ty Dệt Thắng Lợi về việc đề nghị đổi tên công ty từ Công ty Dệt Thắng Lợi thành
Công ty Dệt may Thắng Lợi ( Tên viết tắt là VIGATEXCO) và quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Ngày 09/11/2005 Bộ Công Nghiệp Nhẹ đã ban hành quyết định số 3691/QĐBCN về việc phê duyệt phương án và chuyển Công Ty Dệt May Thắng Lợi thành
Công ty cổ phần Dệt May Thắng Lợi.

4


Tháng 7/2006 Công Ty Cổ Phần Dệt May Thắng Lợi được cổ phần hoá các
phân xưởng và đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Sợi Quốc Tế Thắng Lợi và Công Ty
Cổ Phần Dệt May Thắng Lợi. Hai công ty hoạt động tài chính độc lập nhau.
Các thông tin về Công Ty Cổ Phần Sợi Quốc Tế Thắng Lợi
- Tên công ty

: Công Ty Cổ Phần Sợi Quốc Tế Thắng Lợi

- Tên giao dịch quốc tế

:Victory International Spinning Joint Stock Company

- Địa chỉ

: Số 2 đường Trường Chinh – Phường Tây Thạnh –

Quận tân Phú – Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại


: (84).3815.9652

- Fax

: (84).3815.3076

- Email

:

2.1.2. Quá trình phát triển Công Ty
Công ty gồm có hai nhà máy sản xuất sợi: nhà máy sợi 1 và nhà máy sợi 2
- Nhà máy sợi 1 được thành lập từ năm 1960, tổng cộng dây chuyền kéo sợi với
8 đầu cân và 63.000 cọc sợi. Hàng năm sản xuất khoảng 6000 tấn sợi chi số từ 10's
đến 60's cotton. Sau thời gian hoạt động máy móc thiết bị hư hỏng nhiều, trong khi các
phụ tùng thay thế chủ yếu bị thiếu hoặc phải nhập từ nước ngoài. Do đó ảnh hưởng
đến sản lượng giảm nên chỉ đáp ứng một phần nhu cầu trong nước.
- Do nhu cầu sản phẩm may trong và ngoài nước ngày càng tăng, nhà máy sợi 1
không đáp ứng đủ nhu cầu của công ty đòi hỏi công ty phải lập ra kế hoạch xây dựng
nhà máy sợi 2. Năm 1978 nhà máy sợi 2 được khởi công và năm 1981 nhà máy được
hoàn thành và đưa vào hoạt động .
Trong quá trình sản xuất ở thời kì này, còn chế độ bao cấp nên nhà máy chỉ sản
xuất theo kế hoạch của công ty và bộ giao cho công ty. Toàn bộ nguyên vật liệu, vật tư
do nhà nước cung cấp và đầu ra do nhà nước phân phối theo quy định nên công ty
không chú trọng đến vấn đề đầu tư cải tiến trang thiết bị cho nhà máy.
Năm 1989 sau khi xoá bỏ cơ chế bao cấp tập trung, chuyển sang nền kinh tế thị
trường, bộ giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho công ty và có sự quản lý của
nhà nước bằng pháp luật. Công ty đã không ngừng hoàn thiện và sửa chữa mới máy
móc trang bị kỹ thuật cho nhà máy, ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
5



Hiện nay nhà máy sợi 2 là một trong những nhà máy đóng vai trò quan trọng
trong việc quyết định chất lượng, sản lượng của công ty, tạo cho công ty một định
hướng phát triển vững chắc trong nền kinh tế.
Trong năm 2006 công ty gồm hai nhà máy đã tự chủ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng
Chức năng chủ yếu của công ty là sản xuất các loại sợi.
Xuất nhập khẩu các loại sợi sau khi thành phẩm.
Nhập khẩu trực tiếp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ cho
sản xuất và kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ
Để tồn tại và phát triển công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm
những nhiệm vụ cụ thể sau:
Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và ngày càng nâng cao nguồn vốn của công ty.
Nghiên cứu khả năng phát triển sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, ứng
dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
Thực hiện nhiệm vụ nộp thuế, bảo hiểm xã hội, đúng theo quy định của nhà nước
Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tay nghề của người lao động.
Đảm bảo thu nhập cho người lao động, chăm lo đời sống của công nhân, góp phần tạo
mối quan hệ giao lưu giữa các công nhân với nhau.
2.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty
2.3.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
a) Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban của công ty
Tổng Giám Đốc: Là người có trách nhiệm cao nhất về mọi mặt hoạt động sản
xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý
và ủy quyền cho Giám Đốc Điều Hành một số công việc nhất định, là người chịu trách
nhiệm trước nhà nước về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Giám Đốc Điều Hành: Là người làm việc theo sự uỷ quyền của Tổng Giám
Đốc, trực tiếp tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cho các nhà máy với

6


sự hổ trợ chuyên môn kỹ thuật của các bộ phận sản xuất. Ngoài ra còn kiểm tra, đôn
đốc các bộ phận, các phòng ban của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc.
Phó Giám Đốc nhà máy: là người trợ giúp Giám Đốc Điều Hành mọi quy
trình sản xuất tại nhà máy, chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng mặt hàng sợi do
nhà máy làm ra, chịu trách nhiệm giám sát công nhân trực tiếp và gián tiếp sản xuất
của từng nhà máy.
Phòng nhân sự
Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động và phân nhiệm vụ cho cán bộ nhân viên
các cấp quản lý, bộ phận quản lý trong công ty.
Lập kế hoạch lao động, tuyển dụng nhân sự, đáp ứng đủ số lượng và chất lượng để bố
trí sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
Theo dõi đào tạo về kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ quản lý công nhân.
Đánh giá năng lực, thành tích cán bộ công nhân viên để phục vụ công tác tiền lương,
công tác phát triển nhân sự cho công ty.
Quản lý lao động, ngày công, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với tất cả CBCNV
trong công ty.
Xây dựng và áp dụng các chế độ, chính sách tiền lương, luật lao động, bảo hiểm xã hội
theo đúng như quy định của nhà nước.
Tổ chức thực hiện về lao động tiền lương, an toàn lao động, an toàn vệ sinh lao động
và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
Phòng kế toán tài chính
Tổ chức kiểm tra các nghiệp vụ kế toán, thống kê tại công ty theo đúng pháp lệnh tài
chính kế toán của nhà nước, đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty

Trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp cho ngân sách nhà nước theo luật định.
Lập báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh và thanh toán tiền lương nhanh chóng
cho người lao động, tránh tình trạng chiếm dụng vốn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty.
Phòng kinh doanh
Tổ chức, đảm trách quá trình thu mua nguyên vật liệu và huy động mặt hàng để xuất
khẩu
7


Làm thủ tục xuất nhập hàng trong và ngoài nước, thực hiện hợp đồng mua bán, trao
đổi hàng hoá, cân đối cơ cấu xuất nhập khẩu.
Nắm vững giá cả từng mặt hàng, thị trường và những biến động của thị trường để đánh
giá kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của công ty.
Xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh của công ty.
Phòng kỹ thuật sản xuất
Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào để cho quá trình sản xuất là tốt nhất.
Quản lý kiểm tra các công đoạn và sản phẩm cuối cùng.
Theo dõi kết quả sản xuất về chất lượng cũng như những vấn đề kỹ thuật nảy sinh
trong quá trình sản xuất
b) Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty
Tổng GĐ

GĐ Điều Hành

PGĐ nhà máy
sợi 1

Phòng nhân

sự

PGĐ nhà
máy sợi 2

Phòng kế
toán tài chính

Phòng kinh
doanh

Phòng kỹ thuật
sản xuất

Nhà máy sợi 2

Nhà máy sợi 1

Nguồn tin: Phòng nhân sự
8


2.3.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận trong nhà máy
Nhà máy sợi 1 và nhà máy sợi 2 là các đơn vị sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong mỗi nhà máy có cơ cấu tổ chức như sau
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức trong từng nhà máy của công ty
Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức trong Từng Nhà Máy của Công Ty
Phó GĐ

Tổ thí

nghiệm

Tổ thao
tác

Trưởng ca
A

tổ kỹ thuật
nghiệp vụ

Tổ điều
không

Trưởng ca
B

Trưởng ca
C

Tổ trưởng
A

Tổ trưởng
B

Tổ trưởng
C

Công nhân

A

Công nhân
B

Công nhân
C

tổ kỹ thuật
công nghệ

Nguồn tin: Phòng nhân sự
b) Chức năng của từng bộ phận trong nhà máy
Tổ thí nghiệm: Chịu trách nhiệm kiểm tra các chỉ số theo yêu cầu sản xuất.
Tổ thao tác: Kiểm tra, hướng dẫn cho công nhân các thao tác để đạt yêu cầu kỹ thụât,
theo dõi công nhân, công nghệ để sản phẩm đạt được chất lượng tốt.
9


Tổ kỹ thuật nghiệp vụ: Quản lý hành chính, các thủ tục của nhà máy, quản lý thiết bị,
quản lý lao động kịp thời báo cáo với công ty.
Tổ điều không: Bảo trì hệ thống điều không, hệ thống thông gió, hệ thống phòng cháy
chữa cháy của nhà máy.
Tổ kỹ thuật công nghệ: Theo dõi kiểm tra, nghiên cứu tìm ra những trang thiết bị
thay thế phù hợp với quy trình công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản
xuất.
Trưởng ca: Thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ huy toàn diện trong ca mình phụ trách,
đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất, đảm bảo thực hiện tốt các nội quy, đảm bảo an
toàn lao động, an toàn thiết bị.
Tổ trưởng: Thực hiện đúng các quy định chỉ đạo của trưởng ca, lệnh điều độ, thông số

công nghệ, theo dõi giám sát toàn bộ các công việc sản xuất, số liệu về quá trình sản
xuất và số lao động hàng ngày.
Công nhân: Là người trực tiếp tạo ra sản phẩm.
2.3.3. Quy trình sản xuất sản phẩm
Nguyên vật liệu: Được nhập từ nước ngoài và mua ở trong nước: như bông cotton,
xơ, cung cấp liên tục cho nhu cầu của nhà máy cũng như của công ty.
Công đoạn bông: Có tác dụng xé tơi và trộn đều nguyên liệu, loại bỏ các tạp chất, xơ
ngắn, xơ vón có trong NVL nhờ hệ thống băng tải và hệ thống hơi dây chuyền đưa đến
máy xé nghiêng, máy xé hai trục để tiếp tục lần hai và đưa đến máy bông để hình
thành cuộn bông.
Công đoạn chải thô: Đây là công đoạn chải sạch các xơ, trừ bông kết và tạp chất làm
cho các xơ được duỗi thẳng tạo thành cuối chải được chứa trong thùng và muốn có
cuối chải đạt chất lượng cao thì tiếp tục đưa qua hệ thống chải kỹ.
Công đoạn chải kỹ
Máy cuộn cúi: Ghép 24 con cúi lại với nhau, các cuộn cúi xơ được duỗi thẳng song
song nhau.
Máy ghép cuộn: Mục đích là tạo mềm bông được đều hơn, các xơ duỗi thẳng song
song hơn, tạo ra cuộn cúi cung ứng cho máy chải kỹ.
Máy chải kỹ: Loại trừ bông kết, tạp chất, xơ ngắn thêm lần nữa làm cho sợi có chất
lượng cao hơn.
10


Công đoạn ghép: Các cúi chải được đưa vào máy ghép tạo thành những cúi ghép có
nhiệm vụ phân phối lại các xơ, làm duỗi thẳng và song song các xơ. Tuỳ theo yêu cầu
của mặt hàng có thể pha trộn giữa sợi cotton và sợi polyester với tỷ lệ khác nhau.
Công đoạn sợi thô: Cúi ghép được đưa vào máy se thô và kéo dài hình thành nên sợi
thô và và quấn vào ống sợi phục vụ cho công đoạn sợi con.
Công đoạn sợi con: Tiếp tục kéo nhỏ sợi thô hình thành sợi con, thông qua đó làm
cho các xơ duỗi thẳng và song song. Se săn để sợi con có sức bền đạt yêu cầu sử dụng

cuộn sợi vào ống đạt yêu cầu.
Công đoạn đánh ống: Ống sợi con sau khi qua máy ống hình thành các búp sợi có
khối lượng, kích thước và hình dáng phù hợp cho quá trình công nghệ tiếp theo.
Bao bì vận chuyển: Sau khi đánh ống xong, ống sợi được chuyển sang bộ phận bao bì
và vận chuyển bằng xe kéo, cung cấp cho nhà máy dệt hoặc đưa vào kho chờ xuất kho.
Nhìn chung, các công đoạn phải thực hiện liên tục, sản phẩm của công đoạn
trước làm nguyên liệu cho công đoạn sau, nên việc sản xuất trên dây chuyền công
nghệ tự động phải hoạt động đồng bộ.
Với công nghệ máy móc hiện đại, sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền
công nghệ tự động hoá tạo nên một quy trình sản xuất khép kín thể hiện qua sơ đồ sau:

11


Hình 2.3. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Sản Phẩm
Nguyên vật
liệu

Công đoạn
bông

Công đoạn
chải thô

Công đoạn
chải kỹ

Công đoạn
ghép


Công đoạn sợi
thô

Công đoạn sợi
con

Công đoạn
đánh ống

Bao bì, vận
chuyển

Nguồn tin: Phòng nhân sự
2.4. Tình hình chung của công ty
2.4.1. Tình hình trang bị tài sản cố định của công ty
Tài sản cố định là cơ sở vật chất của công ty. Giá trị tài sản cố định phản ánh
năng lực hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật của công ty. Do đó, muốn hoạt động sản
12


xuất kinh doanh thì công ty phải có tài sản cố định. Tỷ lệ tài sản cố định của công ty đã
được trang bị đầu tư trong hai năm thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Tình Hình Trang Bị Tài Sản Cố Định của Công Ty
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008


Chênh lệch 08/07
±∆

1.Máy móc thiết bị

%

19.065.060

20.046.485

981.425

5,14

2.Nhà cửa phân xưởng

4.967.290

5.296.270

328.980

6,62

3.Phương tiện vận tải

1.721.850

1.785.440


63.590

3,69

25.754.200

27.128.195

1.373.995

5,33

Tổng TSCĐ

Nguồn tin: Phòng KTTC
Qua bảng phân tích ta thấy, tài sản cố định năm 2008 tăng so với năm 2007 là
1.373.995.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,33%. Trong đó máy móc thiết bị có
giá trị cao nhất trong các loại tài sản cố định của công ty, do các sản phẩm của công ty
đều được sản xuất trên dây chuyền máy móc nên công ty đã đầu tư nhiều cho việc mua
sắm máy móc để cải thiện nâng cao năng suất. Cụ thể như sau:
Máy móc thiết bị năm 2008 tăng 981.425.000 đồng so với năm 2007, tương ứng
với tỷ lệ tăng 5,14%
Nhà cửa phân xưởng năm 2008 tăng 328.980.000 đồng so với năm 2007, tương
ứng với tỷ lệ tăng 6,62%
Phương tiện vận tải năm 2008 cũng tăng 63.590.000 đồng so với năm 2007,
tương ứng với tỷ lệ tăng 3,69%.
Mặc dù máy móc thiết bị năm 2008 tăng nhưng tốc độ tăng của nó thấp hơn tốc
độ tăng của nhà cửa phân xưởng .Qua số liệu trên ta thấy, công ty đã chú trọng đầu tư
và trang bị máy móc để năng suất được cải thiện.

2.4.2. Tình hình nhân sự
a/ Cơ cấu giới tính

13


Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính
ĐVT: Người
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 08/07
±∆

%

Nam

252

248

-4

-1,59

Nữ


363

341

-22

-6,06

Tổng số lao động

615

589

-26

-4,23

Nguồn tin: Phòng nhân sự
Qua bảng số liệu ta thấy, số lao động năm 2008 giảm 26 người tương ứng với tỷ lệ
giảm là 4,23 % so với năm 2007. Nguyên do là vào những tháng cuối năm 2008 ngành
dệt may gặp khó khăn, công ty cũng ảnh hưởng nên không tuyển thêm số lao động,
mặt khác công ty cắt giảm biên chế đối với lao động trong tình hình khó khăn của
công ty.
Trong năm 2008 lao động là nam giới giảm 4 người ( 252 – 248) tương ứng với tỷ
lệ giảm là 1,59% và lao động là nữ giới giảm 22 người( 363 – 341) tương ứng với tỷ lệ
giảm là 6,06 % so với năm 2007.
Nhìn vào bảng, ta thấy lao động là nữ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nam. Do
đặc thù công việc là kéo sợi cần sự tỉ mỉ của nữ giới nên lao động trong công ty chủ

yếu là nữ.
b. Cơ cấu lao động theo tính chất sản xuất
Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Tính Chất Sản Xuất
ĐVT: Người
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 08/07
±∆

%

Tổng số lao động

615

589

-26

-4,23

Lao động trực tiếp

468

453


-15

-3,21

Lao động gián tiếp

147

136

-11

-7,48

Nguồn tin: Phòng nhân sự
Do tính chất công việc của công ty nên lao động trực tiếp luôn luôn chiếm tỷ lệ
cao trong công ty. Năm 2008 số lao động giảm nên dẫn đến số lao động trực tiếp cũng
giảm. Điều này cho thấy công ty hoạt động không hiệu quả trong năm 2008. Công ty
14


×