Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐÁP án đề thi học sinh giỏi môn sinh học 2012 ngày 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.6 KB, 6 trang )

THUVIENSINHHOC.COM

Hướng dẫn chấm ngày 10-10-2012
Câu a. Hãy phân tích cấu trúc phù hợp với chức năng của mạch gỗ.
b. Khi chiếu sáng, electron của diệp lục hấp thu năng lượng của photon ánh sáng và tách ra khỏi
1.
phân tử diệp lục. Năng lượng của electron này được sử dụng vào những quá trình nào trong
quang hợp?
+
c. Trong điều kiện thiếu NADP thì PSI hay PSII hoạt động mạnh hơn? Giải thích.
a - Mạch gỗ gồm quản bào và mạch ống là những tế bào chết, tạo thành các ống rỗng dài từ rễ
lên lá tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vận chuyển nước và ion khoáng.
- Thành mạch gỗ được linhin hóa bền chắc chịu được áp lực của dòng nước bên trong.
- Các ống xếp sít nhau và có các lỗ bên đảm bảo sự vận chuyển ngang khi một số ống nào đó bị
tắc.
+
b.- Năng lượng từ e được sử dụng cho các bơm proton để bơm H từ chất nền vào xoang
tilacoit.
+
- Trong phosphoryl hóa không vòng, e cuối cùng được chuyển cho NADP để tạo NADPH2.
+
c. PSI hoạt động mạnh hơn vì: NADP là chất nhận e cuối cùng của chuỗi truyền điện tử
+
không vòng, nếu thiếu NADP thì PSII không xảy ra mà chỉ có PSI.
Câ u a. Ở một loài cây chỉ ra hoa khi được chiếu sáng tối thiểu là 9 giờ/ngày. Trong một thí nghiệm,
người ta chiếu sáng các cây này mỗi ngày liên tục 8 giờ và để trong tối 16 giờ. Tuy nhiên, giữa
2.
mỗi đêm lại được ngắt quãng bằng cách chiếu ánh sáng trắng kéo dài một vài phút. Hãy cho
biết các cây được trồng trong điều kiện thí nghiệm như vậy có ra hoa không? Giải thích.
b. Cho một số hạt đậu nảy mầm trong mùn cưa ướt trên một cái rây đặt nằm ngang. Rễ mọc
xuống, thò ra ngoài rây, nhưng sau một thời gian thì cong lại và chui vào trong rây. Em hãy giải


o
thích hiện tượng nói trên. Nếu đặt rây nằm nghiêng 45 thì em dự đoán rễ cây sẽ phản ứng như
thế nào?
a. Các cây này sẽ ra hoa khi trồng trong điều kiện chiếu sáng như vậy.
Vì chúng là các cây ngày dài cần thời gian sáng là lớn hơn hoặc bằng 9 giờ. Mặc dù độ dài
đêm trong thí nghiệm trên là 16 giờ nhưng ban đêm lại chiếu ánh sáng trắng nên độ dài đêm đã
bị ngắt quãng chuyển thành ngày dài.
Cây ngày dài thực chất là cây đêm ngắn, chúng cần một thời gian tối liên tục tối đa nhất định
mới ra hoa. Đối với trường hợp của loài cây này, là cây ngày dài nên cây chỉ ra hoa khi thời
gian chiếu sáng tối thiểu là 9 giờ, đồng nghĩa với thời gian tối liên tục chỉ có thể bằng hoặc ít
hơn 15 giờ.
b. Giải thích hiện tượng:
- Rễ mọc xuống thò ra ngoài rây là do tác dụng của trọng lực (rễ có tính hướng trọng lực
dương).
- Sau một thời gian rễ cong lại và chui vào trong rây là do tác dụng của độ ẩm và ánh sáng (rễ
có tính hướng nước dương và hướng sáng âm).
o
Đặt rây nằm nghiêng 45 :
- Hiện tượng: đầu tiên rễ chui ra ngoài rây sau đó chui vào trong rây, rồi lại chui ra ngoài rây
và vào trong rây. Tùy theo thời gian thí nghiệm mà rễ đang ở trong rây hay chui ra ngoài rây.
- Giải thích: do rễ có tính hướng dương nên đầu tiên rễ mọc chui ra ngoài rây, nhưng bề mặt
dốc là một tác nhân kích thích về độ ẩm, chỉ tác dụng từ một phía của rễ, mà rễ lại có tính
hướng nước dương nên lại chui vào trong rây. Do ảnh hưởng của độ ẩm không mạnh hơn tác
o
dụng của trọng lực (độ nghiêng của rây là 45 ) nên rễ lại chui ra ngoài rây. Cứ như vậy rễ chui
ra khỏi rây rồi lại chui vào trong rây tùy thời gian thí nghiệm.
Câu
3.

a. Vì sao ADN ti thể lại có tần số đột biến cao hơn ADN trong nhân tế bào?

b. Gen mã hóa rARN thuộc họ đa gen gồm hàng trăm đến hàng nghìn gen lặp lại kế tiếp nhau.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các sinh vật?
a.
- ADN ty thể ở dạng trần không liên kết với histon.
- Quá trình tự sao của ADN ti thể không có enzim sửa chữa.
- ADN ty thể nằm trong môi trường có nhiều sản phẩm độc hại từ quá trình trao đổi chất.
- ADN ty thể có nhiều bản sao và quy định các protein không quan trọng, không bị áp lực của
chọn lọc tự nhiên nên dễ dàng tích lũy các đột biến.

1,0đ

0,25
0,25

0,25
0,25
1,5đ

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25

1,0đ

0,25

0,25
0,25


Câu
4.

Câ u
5.

b.- Để tổng hợp một lượng lớn các rARN, ổn định, đáp ứng được nhu cầu rất cao của tế bào
trong việc tạo ra các ribôxôm.
Tại sao ở sinh vật nhân sơ khi nhân đôi phân tử ADN thì các phân tử ADN con không bị ngắn
đi so với phân tử ADN mẹ, trong khi đó ở sinh vật nhân thực sau mỗi lần nhân đôi các phân tử
ADN con lại bị ngắn lại dần đi ở các tế bào sinh dưỡng?
- Phân tử ADN trong tế bào xoma có cấu trúc mạch thẳng, nên trong sao chép những đoạn mồi
ở đầu mạch dẫn (mạch nhánh) và mạch chậm (ở các đầu mút nhiễm sắc thể) sau khi được loại
bỏ, enzim không tổng hợp được đoạn ADN thay thế do không có vị trí 3’OH của nucleotit phía
trước. Do đó, đầu mút của phân tử ADN bị ngắn đi sau mỗi chu kì nguyên phân.
- Đối với sinh vật nhân sơ, phân tử ADN tồn tại ở dạng mạch vòng nên không xảy ra hiện tượng
ngắn ADN sau mỗi lần phân bào vì phía đối diện sẽ cung cấp đầu 3’OH để tổng hợp các đoạn
mồi ở nơi giao nhau.
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, bệnh P do một trong 2 alen của một
gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh M do một trong 2 alen của một gen nằm trên
vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
2

1

3


0,25
1,0đ
0,5

0,5

1,5đ

Nam bình thường

4

Nữ bình thường
5

6

7

8

9

10

11

Nam mắc bệnh M
Nữ mắc bệnh P


12

13

14

15

Nữ mắc cả hai bệnh

Câ u
6.

Câu
7.

Biết rằng không xảy ra đột biến, người số (8) không mang alen gây bệnh, tính xác suất sinh con
đầu lòng bị cả hai bệnh P và M của cặp vợ chồng (13) và (14) trong phả hệ trên?
Xét bệnh P: (9) và (10) bình thường sinh ra (15) bị bệnh P chứng tỏ bệnh do gen lặn nằm trên
NST thường quy định. Để sinh ra con bị bệnh P thì (13) và (14) đều phải dị hợp.
Kiểu gen của (7) là A- × (8) là AA, để (13) có kiểu Aa thì (7) phải có kiểu gen Aa với xác suất
là 2/3.
Vậy xác suất để (13) có kiểu gen Aa là 2/3×1/2 = 1/3.
(15) bị bệnh P nên kiểu gen của (9) là Aa x (10) là Aa sinh ra (14) bình thường, xác suất để
(14) có kiểu Aa là 2/3.
Vậy xác suất sinh con của (13) × (14) bị bệnh P là: 2/3 × 1/3 × 1/4=1/18.
Xét bệnh M, 1 và 2 đều bình thường sinh ra (5) bị bệnh, chứng tỏ bị bệnh do gen lặn trên X quy
định.
B

B
B b
Kiểu gen của (13) là X Y, (4) có kiểu gen X Y nên (9) có kiểu gen X X .
B b
Để sinh ra con bị bệnh thì (14) phải có kiểu gen X X với xác suất là 1/2.
Vậy xác suất sinh con của (13)×(14) bị bệnh M là: 1/2 ×1/4 =1/8.
Vậy xác suất sinh con bị cả hai bệnh là 1/18 × 1/8 = 1/144.
a. Hãy phân biệt gen tiền ung thư và gen gây ung thư.
b. Hãy nêu các biến đổi để từ một gen tiền ung thư tạo thành gen gây ung thư.
a. Gen tiền ung thư là các gen kích thích sự phân chia tế bào, bình thường các sản phẩm của
gen tiền ung thư chỉ tạo ra một lượng sản phẩm vừa đủ để kích thích sự phân chia tế bào đến
một giai đoạn nhất định thì dừng lại.
Gen gây ung thư: là gen tiền ung thư bị đột biến tạo ra lượng sản phẩm quá nhiều hoặc sản
phẩm có hoạt tính mạnh kích thích phân bào không có giới hạn tạo ra khối u.
b. Các đột biến có thể xảy ra là:
- Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng bản sao của gen.
- Đột biến gen xảy ra ở vùng mã hóa làm tăng hoạt tính của protein.
- Đột biến gen ở vùng promoter làm tăng ái lực của promoter với ARNpol.
- Đột biến chuyển gen tiền ung thư đến vị trí có promoter ái lực cao hơn.
Một đột biến điểm thay thế nucleôtit trên gen quy định chuỗi polipeptit α-globin của
hemoglobin ở người làm cho chuỗi polipeptit bị ngắn đi so với bình thường. Tuy nhiên, phiên

0,25

0,5

0,25
0,5
1,0đ
0,25

0,25

0,25
0,25
1,0đ


bản ARN sơ cấp được phiên mã từ gen này vẫn có chiều dài bình thường.
a. Nêu hai giả thuyết giải thích cơ chế đột biến làm ngắn chuỗi polipeptit này.
b. Trình bày cách chứng minh giả thuyết.

Câ u
8.

Câ u
9.

a. Giả thuyết:
- Giả thuyết 1: đột biến bộ ba bình thường thành bộ ba kết thúc.
- Giả thuyết 2: đột biến làm thay đổi vị trí cắt intron trong quá trình tạo ra mARN làm cho
mARN ngắn hơn so với bình thường.
b. Cách chứng minh:
- Dùng phương pháp điện di ARN: So sánh các băng điện di mARN (sau khi đã được cắt bỏ
intron) của gen bình thường với các băng điện di ARN của gen đột biến, nếu băng điện di
mARN đột biến di chuyển xa hơn so với mARN bình thường thì đột biến làm thay đổi vị trí cắt
intron. Nếu hai băng điện di có vị trí giống nhau thì đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.
Hãy nêu tên và chức năng của các protein lần lượt tham gia vào quá trình tái bản (tự sao chép)
của phân tử ADN mạch kép ở vi khuẩn E. coli.
Enzym giãn xoắn (mở xoắn): làm phân tử ADN sợi kép giãn xoắn tạo chạc sao chép, sẵn sàng
cho quá trình tái bản ADN (ở E. coli là gyraza, helicaza); các enzym này đồng thời có vai trò

đóng xoắn phân tử ADN sợi kép sau quá trình sao chép.
protein SSB (protein liên kết mạch đơn): liên kết và làm ổn định các mạch đơn ADN không cho
các mạch này liên kết trở lại với nhau.
Enzym ARN polymeraza (primaza): tổng hợp đoạn mồi cần cho sự khởi đầu quá trình tái bản
ADN (bản chất đoạn mồi là ARN).
Enzym ADN polimeraza III: Sử dụng mạch ADN mẹ làm khuôn, tổng hợp mạch ADN mới bằng
việc bổ sung các nuclêôtit vào đầu 3’ của mạch ADN sẵn có hoặc đoạn mồi ARN.
Enzym ADN polimeraza I: loại bỏ các ribônuclêôtit ARN thuộc đoạn mồi rồi thay thế chúng
bằng các nuclêôtit của ADN.
Enzym ADN ligaza (hoặc gọi tắt là ligaza): nối các đoạn Okazaki trên mạch ADN được tổng
hợp gián đoạn để hình thành nên mạch ADN mới hoàn chỉnh.
(Nếu trình bày không đúng thứ tự thì trừ 1/2 số điểm).
Khi lai ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi giấm thuần chủng thân đen,
cánh cụt, mắt trắng được F1 đồng loạt thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 lai với ruồi giấm
khác, thu được thế hệ con có tỉ lệ:
30% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ
30% ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ
10% ruồi thân xám, cánh dài, mắt trắng
10% ruồi thân đen, cánh cụt, mắt trắng
7,5% ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ
7,5% ruồi thân đen, cánh dài, mắt đỏ
2,5% ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng
2,5% ruồi thân đen, cánh dài, mắt trắng
a. Biện luận và xác định kiểu gen của P và F1.
b. Cho F1 × F1, xác định tỉ lệ kiểu hình ruồi đực thân xám cánh dài mắt đỏ ở F2.
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trong thế hệ con của phép lai F1 với ruồi giấm
khác thì tính trạng mắt trắng chỉ xuất hiện ở giới đực.
a. - Vì F1 đồng loạt ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ → thân xám, cánh dài, mắt đỏ trội hoàn
toàn so với thân đen, cánh cụt, mắt trắng.
- Quy ước: A: thân xám; a: thân đen; B: cánh dài; b: cánh cụt; D: mắt đỏ; d: mắt trắng.

- Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng:
Thân xám: thân đen = 1 : 1. Kiểu gen của F1 và cơ thể khác là: Aa × aa.

0,25
0,25
0,5

2,0đ
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25

2,0đ

0,25

Cánh dài: cánh cụt = 1 : 1. Kiểu gen của F1 và cơ thể khác là: Bb × bb.
Mắt đỏ: mắt trắng = 3 : 1. Mặt khác, tính trạng mắt trắng chỉ xuất hiện ở giới đực nên sự di
truyền tính trạng này tuân theo quy luật di truyền liên kết giới tính. Kiểu gen của F1 và cơ thể
D d
D
khác là : X X × X Y.
0,25
- Xét tỉ lệ phân li đồng thời của 2 cặp tính trạng.
Thân xám, mắt đỏ : thân xám, mắt trắng : thân đen, mắt đỏ: thân đen, mắt trắng
= 3 : 1 : 3 : 1 → cặp gen Aa và Dd nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
0,25

Cánh dài, mắt đỏ : cánh dài, mắt trắng : cánh cụt, mắt đỏ : cánh cụt, mắt trắng
= 3 : 1 : 3 : 1 → cặp gen Bb và Dd nằm trên 2 cặp NST khác nhau.


Thân xám, cánh dài : thân xám, cánh cụt : thân đen, cánh dài : thân đen, cánh cụt =
4 : 1 : 1: 4 ≠ (1:1) × (1:1) → có hiện tượng hoán vị gen.
ab
AB
Đen cụt = 40%
= 40% ab × 100% ab → F 1 là cơ thể cái và có kiểu gen là
, f = 20%.
ab
ab
AB D D
ab d
- Kiểu gen của P là :
X X ×
XY
AB
ab
AB D d
ab D
- Kiểu gen của F1 và cơ thể khác là:
X X ×
X Y.
ab
ab
AB D d
AB D
b. F1 × F1 :

X X ×
X Y
ab
ab
Tỉ lệ ruồi đực thân xám cánh dài mắt đỏ ở F2 = 17,5%.
Câ u
10 .


11 u
.

Câu
12.

0,25
0,25

0,25

0,5
Khi nuôi cấy nấm mốc Neurospora crassa các nhà nghiên cứu thấy rằng, ngoài kiểu dại có thể
sống trên môi trường tối thiểu còn có ba nhóm thể đột biến. Mỗi thể đột biến mất khả năng tổng
hợp một loại enzim trong chuỗi chuyển hóa sau:
Tiền chất enzimA chất 1 enzimB chất 2 enzimC chất 3.
1,5đ
Kết quả nuôi cấy như sau:
Nhóm
Nhóm
Nhóm

Nhóm
Môi trường
Kiểu dại
thể đột biến I
thể đột biến II
thể đột biến III
Môi trường tối
+
thiểu
Môi trường tối
+
+
+
thiểu + citrulin
Môi trường tối
+
+
thiểu + ornithin
Môi trường tối
+
+
+
+
thiểu + arginin
(dấu “+” : sinh trưởng được, dấu “-” : không thể sinh trưởng được)
a. Hãy cho biết chất 1, chất 2, chất 3 là chất nào trong số các chất: arginin, ornithin, citrulin?
b. Hãy cho biết từng loại thể đột biến (I, II, III) đã mất khả năng tổng hợp loại enzim nào?
a. Tiền chất enzimA Ornithin enzimB
0,75
e

n
z
i
m
C
0,25
citrulin       arginin. b. Nhóm thể đột biến I: mất khả
0,25
năng tổng hợp enzim C.
0,25
Nhóm thể đột biến II: mất khả năng tổng hợp enzim A.
Nhóm thể đột biến III: mất khả năng tổng hợp enzim B.
a. Lai phân tử được thực hiện nhờ đặc tính nào của ADN? Vai trò của phương pháp lai phân tử 1,5đ
là gì?
b. Hệ gen của người chỉ khoảng 1,5% số nuclêôtit tham gia vào việc mã hóa các chuỗi
polipeptit, phần lớn các nuclêôtit còn lại giữ vai trò gì?
0,25
a. Lai phân tử được tiến hành nhờ đặc tính biến tính và hồi tính của ADN.
Vai trò:
- Xác định mối quan hệ giữa các loài thông qua tỉ lệ bắt cặp nuclêôtit giữa các mạch theo 0,25
tắc bổ
cao thì
quan
họ hàng
càng gần và ngược lại.
-nguyên
Cho phép
xácsung,
định tỉvịlệtrínày
củacàng

gen trên
ADN
và hệ
nhiễm
sắc thể.
0,25
- Cho phép xác định cấu trúc gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực.
0,25
- Dùng để nhận biết, phân lập dòng ADN tái tổ hợp trong kĩ thuật di truyền.
b. Cấu tạo nên các vùng đặc biệt của nhiễm sắc thể: tâm động, đầu mút, vùng liên gen.
0,25
Cấu tạo nên các intron với số lượng lớn, tham gia điều hòa hoạt động gen.
Tham gia các gen giả, các trình tự nuclêôtit lặp lại.
0,25
a. Vì sao chọn lọc tự nhiên không tạo ra các sinh vật hoàn hảo?
b. Một số gen trội có hại trong quần thể vẫn có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ 1,5đ
khác. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.


Câ u
13 .

Câ u
14.

a.- Chọn lọc tự nhiên chỉ có thể tác động lên các biến dị đang có sẵn, mà các biến dị này không
phải hoàn hảo.
- Tiến hóa bị hạn chế bởi các trở ngại lịch sử, mỗi loài đều thừa hưởng vốn di truyền của tổ
tiên để lại chứ không phải làm lại mới hoàn toàn.
- Sự thích nghi thường theo kiểu dung hòa, mỗi sinh vật cần đảm nhiệm nhiều chức năng khác

nhau.
- Các yếu tố ngẫu nhiên tác động, sự thay đổi thường xuyên của môi trường cũng ảnh hưởng
lớn đến sự thích nghi.
b.- Một số gen trội có hại ở mức độ nào đó vẫn được di truyền cho thế hệ sau nếu nó liên kết
chặt chẽ với một gen có lợi khác. Chọn lọc tự nhiên duy trì các gen có lợi nên cũng duy trì luôn
các gen có hại đi cùng.
- Gen trội có hại vẫn có thể được truyền cho thế hệ sau nếu đó là gen đa hiệu. Tức là gen đó
ảnh hưởng tới nhiều tính trạng, một số tính trạng có lợi được chọn lọc tự nhiên ủng hộ nhưng
một số tính trạng của gen đa hiệu lại có hại ở mức độ vừa phải không làm triệt tiêu giá trị của
các tính trạng có lợi.
- Gen trội có hại được biểu hiện muộn trong vòng đời. Những gen trội có hại biểu hiện ra kiểu
hình ở giai đoạn muộn sau khi các cá thể đã sinh sản thì vẫn có thể di truyền lại cho đời sau.
a. Tại sao các quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên nhưng
nguồn biến dị di truyền của quần thể vẫn rất đa dạng mà không bị cạn kiệt?
b. Hãy phân tích các tác động của phiêu bạt di truyền (yếu tố ngẫu nhiên) đối với quần thể.
a.- Đột biến gen lặn mặc dù có hại nhưng vẫn được duy trì ở trạng thái dị hợp tử từ thế hệ này
sang thế hệ khác, sau đó qua sinh sản hữu tính được tổ hợp lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. Một
số gen lặn có hại trong tổ hợp gen nhất định bị các gen khác át chế có thể không được biểu
hiện hoặc có được biểu hiện nhưng gặp môi trường mới lại trở nên có lợi bổ sung nguồn biến dị
cho chọn lọc tự nhiên.
- Nhiều đột biến xuất hiện là đột biến trung tính. Một gen có thể trung tính, không chịu tác động
của chọn lọc tự nhiên trong môi trường này nhưng trong môi trường khác có thể lại trở nên có
lợi.
- Chọn lọc ủng hộ các cá thể có kiểu gen dị hợp. Khi cá thể dị hợp tử có sức sống v à khả
năng sinh sản cao hơn các cá thể đồng hợp tử thì alen có hại vẫn được duy trì trong quần thể
ở mức độ cân bằng nhất định.
- Chọn lọc phụ thuộc vào tần số khiến tần số các kiểu gen luôn dao động quanh một giá trị cân
bằng nhất định. Khi tần số kiểu hình nhất định duy trì ở mức độ thấp thì có ưu thế chọn lọc còn
khi gia tăng quá mức lại bị chọn lọc tự nhiên đào thải xuống mức độ thấp chừng nào lấy lại
được ưu thế chọn lọc.

b.- Phiêu bạt di truyền trong các quần thể nhỏ: các sự kiện ngẫu nhiên có thể làm tăng hoặc
giảm tần số alen ở thế hệ sau trong đó tần số alen thay đổi một cách đáng kể ở các quần thể
nhỏ.
- Phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số alen một cách ngẫu nhiên: phiêu bạt di truyền có thể
làm tăng tần số alen trong năm này nhưng lại có thể làm giảm tần số alen đó trong năm sau và
không thể dự đoán được.
- Phiêu bạt di truyền làm giảm biến dị di truyền của quần thể: phiêu bạt di truyền có thể làm
mất hoàn toàn một alen nhất định khỏi quần thể.
- Phiêu bạt di truyền có thể cố định các alen có hại trong quần thể.
Từ quần thể sống trên đất liền, một số cá thể sinh vật di cư tới một hòn đảo biệt lập chưa hề có

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25

2,0đ
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


loài sinh vật này và thiết lập nên một quần thể mới. Hãy mô tả diễn biến quá trình tiến hoá nhỏ 1,5đ
xảy ra khiến quần thể mới này trở nên một loài mới và nêu rõ các nhân tố tiến hoá nào đóng vai
trò chính trong quá trình hình thành loài này.
- Để quần thể mới tiến hóa thành một loài mới thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần 0,25
thể mới phải khác biệt với quần thể gốc sao cho sự khác biệt này phải gây nên sự cách li sinh
sản giữa hai quần thể.
- Sự thay đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa hai quần thể thoạt đầu gây nên bởi các 0,5
yếu tố ngẫu nhiên (nghĩa là một nhóm nhỏ di cư khỏi quần thể gốc ngẫu nhiên có tần số alen và
thành phần kiểu gen khác biệt với quần thể gốc). Tiếp đến, tại môi trường mới, chọn lọc tự


nhiên tiếp tục phân hóa tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể làm cho chúng càng
khác so với quần thể cũ (khi điều kiện sống mới khác xa với điều kiện sống của quần thể gốc).
- Ngoài hai nhân tố tiến hóa là các yếu tố ngẫu nhiên và CLTN là chính, thì các nhân tố tiến 0,5
hóa khác như di nhập gen, sự phát sinh đột biến và giao phối không ngẫu nhiên cũng góp phần
phân hóa tần số alen và thành phần kiểu gen giữa hai quần thể.
- Tóm lại, quá trình tiến hóa nhỏ được kết thúc bằng sự xuất hiện loài mới được gây nên bởi sự 0,25
tác động tổng hợp của các nhân tố tiến hóa, trong đó yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là
hai nhân tố chính.



×