Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Đào tạo cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.99 KB, 30 trang )

Đào tạo cán bộ quản lý trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đáp ứng yêu
cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Đặng Thị Hương
Đại học Kinh tế
Luận án TS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 62 34 05 01
Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Quân
Năm bảo vệ: 2015

Keywords. Quản trị kinh doanh; Đào tạo cán bộ; Doanh nghiệp nhỏ; Kinh tế
quốc tế; Cán bộ quản lý.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đào tạo cán bộ quản lý (CBQL) là một nội dung quan trọng của quản trị nguồn
nhân lực, của quản trị kinh doanh, và là chủ đề được nhiều học giả trên thế giới dành
thời gian nghiên cứu. Đào tạo giúp cán bộ quản lý nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý,
điều hành; giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả
năng cạnh tranh. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới biến đổi không ngừng, xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) ngày càng sâu rộng, môi trường kinh doanh và
cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt và khốc liệt, các yêu cầu và thách thức đặt ra đối
với DN và đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng lớn. Điều này khiến cho công tác đào tạo
nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý càng trở nên cấp thiết. Các công trình nghiên cứu
về đào tạo, phát triển gần đây đã cho rằng, đào tạo, phát triển cán bộ quản lý là nội dung
quan trọng của quản trị nguồn nhân lực chiến lược (Taylor, Doherty, McGraw, 2008);


đào tạo cán bộ quản lý là một trong những nguồn lực quan trọng nhất tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho tổ chức (Longenecker, Ariss, 2002).


Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống
doanh nghiệp Việt Nam. Chiếm tỷ lệ 97% tổng số DN của cả nước, trong những năm
vừa qua, DNNVV đã có sự phát triển mạnh mẽ và đóng góp đáng kể vào sự phát triển
của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, hiệu quả hoạt động
kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DNNVV được đánh giá là còn rất hạn chế. Phần
lớn các DNNVV ở Việt Nam chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; chi
phí và giá thành sản phẩm còn cao; chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh; chưa
khẳng định được uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế… Một
trong những nguyên nhân của vấn đề này chính là do năng lực, trình độ của cán bộ quản
lý (CBQL) trong DNNVV còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.
Trong bối cảnh đó, các DNNVV lại chưa thực sự quan tâm đến đào tạo, phát triển cán
bộ quản lý. Nhìn chung, công tác đào tạo trong DNNVV được đánh giá là sơ sài, mang
tính hình thức; đào tạo được coi là khoản phát sinh chi phí và chưa được đầu tư đúng
mức; tỷ lệ DNNVV có đào tạo nguồn nhân lực chiếm tỷ lệ thấp. Trước các thách thức và
yêu cầu ngày càng cao của hội nhập KTQT, nếu các DNNVV Việt Nam không có chiến
lược đào tạo quản lý, không chú trọng đào tạo quản lý thì rất khó để có thể tạo dựng
được đội ngũ các nhà quản trị có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển ở hiện tại,
cũng như chuẩn bị cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược trong tương lai.
Định hướng về đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, doanh nhân
Việt Nam nói riêng cũng đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng, nghị quyết,
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong đó, chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011 – 2020 đã xác định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược…. Đặc biệt coi trọng phát
triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp
giỏi và cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn…” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr.
130). Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây d ựng và phát huy vai trò của
đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế cũng đã có quan điểm chỉ đạo: “Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có
vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng
đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp



phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững
và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế...”. Quan điểm và định hướng chiến lược
này đã cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của đào tạo cán bộ quản lý trong các
DNNVV trước các yêu cầu của hội nhập KTQT.
Cho đến nay, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu hiệu quả của đào
tạo và tác động của đào tạo đến kết quả hoạt động của DN. Một số công trình đã chỉ ra
ảnh hưởng tích cực của đào tạo đến kết quả hoạt động – đào tạo làm tăng năng suất và
sản lượng bán hàng, giảm chi phí, tăng mức độ hài lòng với công việc, giảm xung đột và
tỷ lệ nghỉ việc (Bishop, 1991; Bartel, 1994; Tan, Batra, 1995; Aragón-Sanchez, BarbaAragon, Sanz-Valle, 2003; Thang, Buyens, 2008). Một số nghiên cứu không đưa ra
được kết luận cụ thể về hiệu quả của đào tạo và cho rằng đào tạo là yếu tố làm tăng chi
phí và không biến thành hiệu quả công việc (Bishop, Kang, 1996; Loewenstein,
Spletzer, 1999; Ng, Siu, 2004). Tại Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
hiệu quả của đào tạo, đặc biệt là đánh giá hiệu quả đào tạo cán bộ quản lý trong
DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT…
Xuất phát từ các lý do nêu trên, việc nghiên cứu đào tạo cán bộ quản lý trong các
DNNVV Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và
thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng luận cứ khoa học về đào tạo cán bộ
quản lý trong DNNVV đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu,
rộng; từ đó đề xuất các giải pháp cho đào tạo cán bộ quản lý trong các DNNVV Việt
Nam. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:


Xác định các đặc điểm về nội dung, phương pháp, tổ chức đào tạo cán bộ quản lý
trong DNNVV đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.




Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo cán bộ quản lý trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.



Đánh giá hiệu quả đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV, nhấn mạnh kết quả thực
hiện công việc của cán bộ quản lý và kết quả hoạt động của DNNVV.



Đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV đáp
ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động đào tạo cán bộ quản lý trong các
DNNVV ở Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của hội nhập KTQT theo cách tiếp cận của
quản trị nguồn nhân lực và quản trị kinh doanh.
Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung

Đề cập đến đào tạo, phát triển quản lý là đề cập đến một quá trình học tập và tự
học tập thường xuyên, lâu dài; quá trình tích lũy liên tục đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng
của cán bộ quản lý cũng như sự phối hợp các giải pháp và chính sách từ nhiều bên. Xuất
phát từ các căn cứ lựa chọn vấn đề nghiên cứu, trước hết, luận án giới hạn nội dung
nghiên cứu vào hoạt động đào tạo cán bộ quản lý - đào tạo những người hiện đang nắm

giữ các chức năng lãnh đạo, quản lý từ trưởng, phó, phòng, ban đến tổng giám đốc, giám
đốc, phó giám đốc trong các DNNVV.
Bên cạnh đó, xuất phát từ những đặc điểm về quy mô và đặc điểm quản lý của
DNNVV, luận án giới hạn nội dung nghiên cứu vào hoạt động đào tạo cán bộ quản lý
trong DNNVV nói chung, không phân tách đào tạo cán bộ lãnh đạo cấp cao và đào tạo
cán bộ quản lý tác nghiệp. Bởi lẽ, một trong những đặc điểm nổi bật của hoạt động quản
lý trong DNNVV là tính chuyên môn hóa không cao; cán bộ quản lý trong DNNVV vừa
là chủ sở hữu, vừa lãnh đạo, quản lý, điều hành doanh nghiệp, vừa trực tiếp đưa ra các
quyết định quản lý tác nghiệp. Vai trò quản lý cấp cao và cấp tác nghiệp trong DNNVV
có sự đan xen lẫn nhau vì vậy các yêu cầu đối với đào tạo cán bộ lãnh đạo và cán bộ
quản lý cấp tác nghiệp trong DNNVV khá đồng nhất. Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu
như vậy cho phép luận án nghiên cứu hoạt động đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV
một cách tổng thể.


Về không gian

Các nghiên cứu chung về DNNVV và đào tạo trong DNNVV được tiến hành
trên phạm vi cả nước. Riêng mẫu điều tra, khảo sát và thu thập dữ liệu về đào tạo cán bộ
quản lý trong các DNNVV được giới hạn vào các DNNVV ngoài quốc doanh tập trung
tại một số địa phương: miền Bắc gồm: Thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải


Dương; miền Trung gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng và miền Nam gồm: Thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.


Về thời gian

Các số liệu, dữ liệu liên quan đến đào tạo cán bộ quản lý trong DN và DNNVV

từ năm 2000 đến nay và định hướng đến 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận án đã sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế và quản trị kinh doanh, trong đó chủ yếu
là phương pháp tổng hợp, phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp phân tích
thống kê và nghiên cứu điển hình.
+) Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu nhằm phát hiện và
xây dựng hệ thống lý thuyết về đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV đáp ứng các yêu
cầu của hội nhập KTQT.
+) Phương pháp điều tra phỏng vấn bao gồm: +) phỏng vấn và trắc nghiệm chuyên
gia nhằm bổ sung và hoàn thiện lý thuyết về đào tạo cán bộ quản lý trong DNVVV: nội
dung, phương pháp, tổ chức đào tạo; các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo; các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả đào tạo; mô hình nghiên cứu về đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV
đáp ứng yêu cầu của hội nhập KTQT; +) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trên diện
rộng nhằm đánh giá thực trạng đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV, hiệu quả của các
chương trình đào tạo quản lý, từ đó phân tích, đánh giá các nội dung liên quan đến đào
tạo cán bộ quản lý trong DNNVV đã đề cập trong mô hình nghiên cứu.
+) Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong việc xử lý các dữ liệu
thống kê thu thập được nhằm phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo cán bộ quản lý trong
DNNVV đáp ứng yêu cầu của hội nhập KTQT.
+) Phương pháp nghiên cứu điển hình (case study) được sử dụng nhằm tìm hiểu
những kinh nghiệm, những bài học về đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV đáp ứng
yêu cầu của hội nhập KTQT của một số DNNVV thành công hiện nay.
5. Những đóng góp mới của luận án
Quản trị nguồn nhân lực nói chung, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng
là vấn đề được nhiều học giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến


nay, ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu tổng quát nào về đào tạo cán bộ quản lý trong
các DNNVV phục vụ giai đoạn chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là

sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng trong nghiên cứu đặc điểm của
đào tạo; phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo; đồng thời làm rõ hiệu quả
của đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV.
Luận án đạt được những đóng góp về mặt học thuật và thực tiễn như sau:
Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận liên quan
đến đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV ở Việt Nam phục vụ các yêu cầu của hội
nhập KTQT ngày càng sâu, rộng.
Về thực tiễn:
+ Qua nghiên cứu và khảo sát, luận án đã làm rõ các đặc điểm của đào tạo cán bộ
quản lý trong DNNVV đáp ứng các yêu cầu của hội nhập KTQT, đồng thời xem xét và
đánh giá thực trạng đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV ở Việt Nam hiện nay.
+ Luận án cũng đã đánh giá một cách tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo
cán bộ quản lý trong DNNVV, bao gồm các yếu tố thuộc về DN và các yếu tố bên ngoài
DN.
+ Luận án đã bước đầu đánh giá hiệu quả đào tạo cán bộ quản lý thông qua một số
chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ quản lý và kết quả hoạt động
của DNNVV.
+ Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV,
luận án đưa ra các kết luận, đánh giá những thành công và những hạn chế của đào tạo, từ
đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV Việt
Nam đáp ứng các yêu cầu của hội nhập KTQT.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đào tạo và đào tạo
cán bộ quản lý


Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhỏ và
vừa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3: Phương pháp và kết quả nghiên cứu đào tạo cán bộ quản lý trong

doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị về đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Vân Thùy Anh (2014), Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các
doanh nghiệp dệt may Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
2. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
3.

Mai Văn Bưu, Phan Kim Chiến (2006), Giáo trình Lý thuyết Quản trị kinh doanh,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Hoàng Văn Châu (2009), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập
kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng", Tạp chí Kinh tế đối ngoại (số 38).
5. CIEM, DOE, ILSSA (2008), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam - Kết quả
điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2007, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
6. CIEM, DOE, ILSSA và UNU-Wider (2012), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở
Việt Nam - Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011, Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
7. Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch đầu tư (2008), Báo cáo
thường niên doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hà Nội.



8. Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Sách trắng Doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hà Nội.
9.

Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Bùi Hữu Đạo, Phạm Thế Hưng, Tô Hoài Nam (2010), Giáo trình đào tạo Nâng cao
nhận thức cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực thi các cam kết Việt Nam –
WTO, hội nhập kinh tế quốc tế.
12. Đàm Hữu Đắc (2008), “Đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp - thực trạng và
giải pháp”, Tạp chí Lao động và Xã hội (329), 2/2008.
13. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2013), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
14. Võ Văn Đức (2004), “Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với
thị trường lao động của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (87), 9/2004, tr.
11-13.
15. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn (2006), Quản trị học, Nhà xuất bản Tài chính, Hà
Nội.
16. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007), Giáo trình Quản trị học, Nhà
xuất bản Tài chính, Hà Nội.
17. Lê Thanh Hà (2007), “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo”, Tạp chí
Lao động và xã hội (314+315), 1-31/7/2007, tr. 43-47.
18. Hoàng Văn Hải, Vũ Thùy Dương (2010), Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống
kê, Hà Nội.
19. Ngô Thị Minh Hằng (2008), “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các công
ty nhà nước trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Kinh tế tài chính, tr. 32-35.

20. Bùi Tôn Hiến (2008), “Một số vấn đề về dạy nghề trong doanh nghiệp hiện nay”,
Tạp chí Lao động và xã hội (341), 16-31/8/2008.
21. Thẩm Vĩnh Hoa, Ngô Quốc Diệu (1996), Tôn trọng trí thức tôn trọng nhân tài kế
lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Cảnh Chí Hoàng, Trần Vĩnh Hoàng (2013), “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở
một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và hội nhập
12 (22), tr. 78-82.


23. Phạm Thúy Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
24. Nguyễn Mai Hương (2011), “Kinh nghiệm một số quốc gia châu Á về phát triển
nguồn nhân lực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - bài học cho Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn (27), tr. 52-58.
25. Vũ Thành Hưng (2004), “Một số vấn đề đối với lao động làm việc trong các doanh
nghiệp khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và phát
triển (86), 8/2004, tr. 20-32.
26. Nguyễn Thường Lạng (2009), “Đào tạo theo địa chỉ trong điều kiện toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế: một hướng đi cần coi trọng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí
Kinh tế và phát triển (149), 11/2009, tr. 11-14.
27. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo –
Kinh nghiệm Đông Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Đỗ Tiến Long (2010), “Triết lý Kaizen và lãnh đạo doanh nghiệp”, Chuyên san
Kinh tế và Kinh doanh - Tạp chí Khoa học - ĐHQGHN (26), tr. 262-270.
29. Phạm Quý Long (2008), Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản và bài
học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Lê Thị Mỹ Linh (2008), “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, tr. 24-27.
31. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,

Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
32. Hồng Minh (2007), “Cơ hội và thách thức về nguồn nhân lực khi gia nhập WTO”,
Tạp chí Lao động và xã hội (324), tr. 15-17.
33. Chính phủ (2009), Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,
56/2009/NĐ-CP.
34. Phạm Thanh Nghị (2009), "Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc
gia và vùng lãnh thổ Đông Á", Tạp chí Nghiên cứu con người (2).
35. Trần Thị Nhung, Nguyễn Duy Dũng (2005), Phát triển nguồn nhân lực trong các
công ty Nhật Bản hiện nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Thu Phương (2009), Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978
đến nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.


37. Lê Quân (2011), “Thực trạng Quản trị nhân sự tại doanh nghiệp Việt Nam”, Kỷ yếu
Ngày nhân sự Việt Nam.
38. Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
39. Lê Trung Thành (2004), “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện mô hình đào tạo theo
nhóm cho các doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (83), tr. 50-53.
40. Nguyễn Văn Thành (2009), “Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển”, Tạp chí Kinh tế và dự báo
(23), 2/2009, tr. 23-25.
41. Nguyễn Xuân Thắng (2009), Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
42. Hồng Thoan (2006), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa: trình độ nhân lực thấp”, Thời báo
kinh tế Việt Nam (12), 21.
43. Tổng Cục Thống kê (2012), Niên giám Thống kê 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà
Nội.
44. Tổng Cục Thống kê (2013), Báo cáo sơ bộ Kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành
chính, sự nghiệp Trung Ương năm 2012.

45. Phí Thị Thu Trang (2007), “Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ
quản lý trong các doanh nghiệp hiện nay”, Tạp chí Khoa học Thương mại, tr. 63-66.
46. Phí Thị Thu Trang (2008), Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng cán bộ
quản lý trong các ngành doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa ở Việt Nam thời kỳ mở
cửa hội nhập (định hướng nghiên cứu tại khu vực Hà Nội), Luận án Tiến sỹ Kinh tế,
Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
47. Trần Kiều Trang (2011), Kinh nghiệm phát triển năng lực quản lý doanh nghiệp nhỏ
ở một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương
mại (45, 12/2011.
48. Trần Kiều Trang (2012), Phát triển năng lực quản lý của đội ngũ chủ doanh nghiệp
nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - nghiên cứu điển hình trên địa bàn Hà Nội,
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
49. Nguyễn Thị Anh Trâm (2014), Phát triển nguồn cán bộ quản lý trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.


50. Phan Ngọc Trung (2010), Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hội nhập Kinh tế quốc tế,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
51. VCCI, SIDA, ILO (2008), Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi - xây dựng và thực
thi chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - quyển 2. Môi trường kinh doanh
thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. VCCI (2013), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2012, Nhà xuất bản
Thông tin và truyền thông.
53. VCCI (2014), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2013, Nhà xuất bản
Thông tin và truyền thông.

Tài liệu Tiếng Anh
54. Adam J.H. (1989), Longman Dictionary of Business English, Longman Group UK
Limited, 1989.

55. Aragón-Sánchez, A., Barba-Aragon, I., & Sanz-Valle, R. (2003), “Effects of
training on business results”, International Journal of Human Resource
Management (14), pp. 956−980.
56. Barrett, A., & O'Connell, P.J. (2001), “Does training generally work? The returns to
in-company training”, Industrial and Labor Relation Review 54 (3), pp. 647–662.
57. Barron, J., Berger, M., & Black, D. (1994), How Well Do We Measure Training?
Mimeo, Purdue University.
58. Bartel, A. P. (1994), “Productivity gains from the implementation of employee
training programs”, Industrial Relations (33), pp. 411–425.
59. Becker, G.S. (1962), “Investment in Human Capital: A theoretical analysis”, Journal
of Political Economy (70), pp. 9–49.
60. Bishop, J. (1991), “On-the-job Training of New Hires”, Market Failure in Training?
David Stern and Jozef M. M. Ritzen, New York: Springer-Verlag, pp. 61–98.
61. Bishop, J. (1994), “The Impact of Previous Training on Productivity and Wages”,
Training and the Private Sector: International Comparisons ed. Lynch, L, Chicago:
University of Chicago Press.
62. Bishop, J.H., & Kang, S. (1996), Do Some Employers share the Costs and Benefits
of General Training? working paper 96–16, Center for Advanced Human Resource
Studies, Cornell University.


63. Black, S. E., & Lynch, L. M. (1996), “Human-capital investments and productivity”,
The American Economic Review (86), pp. 263−267.
64. Boon, M., & Van der Eijken, B. (1998), “Employee training and productivity in
Dutch manufacturing firms”, Netherlands Official Statistics (13), pp. 19−24.
65. Carrell, M. R., Elbert, N. F. & Hatfield, D. (1995), Human resource management:
strategies for managing a diverse and Global work force, Prentice Hall, New Jersey.
66. Chapman, P.G. (1993), The economics of training, first edition. Exeter: BPCC
Whearons Ltd.
67. Coetzer, A. (2006), “Manager as learning facilitators in small manufacturing firms”.

Journal of Small Business and Enterprise Development 13 (3).
68. Dessler, G. (2011), Human Resource Management, 12th edition, Pearson Prentice
Hall.
69. Dessler, G. (2004), Management: Principles and Practices for Tomorrow’s Leaders,
Pearson Prentice Hall.
70. Hendry, C., Arthur, M.B. and Jones, A.M. (1995), Strategy through People:
Adaptation and Learning in the Small-Medium Enterprises, Routlede, London.
71. Holzer, H., Block, R., Cheatham, M., & Knott, J. (1993), “Are Training Subsidies
for Firms Effective?”, Industrial and Labor Relations Review (46), pp. 625–636.
72. Ivancevich, M. J. (2010), Human Resource Management, eleventh edition, McGraw
Hill NY.
73. Janice R., Elizabeth A. W., (2008), “A new approach to small business training:
community based education”, Education and Training 50 (8/9).
74. Jones, J. (2004), “Training and Development, and Business Growth: A study of
Australian Manufacturing Small –Medium Size Enterprises”, Asia Pacific Journal of
Human Resources (42).
75. Kirkpatrick, D. (1997), “Evaluating the impact of training”, America Society for
training and development (137).
76. Kitiya, T., Peter M., Teresa M., (2009), “Training in Thai SMEs”, Journal of Small
Business and Enterprise Development 16 (4), pp. 678-693.
77. Loewenstein, M.A., & Spletzer, J.R. (1999), “General and Specific Training:
Evidence and Implications”, Journal of Human Resources 34 (4), pp. 710–33.


78. Longenecker CO, Ariss SS. (2002), “Creating competitive advantage through
effective management education”, Journal of Management Development (21), pp.
640-654.
79. Mano, Y., Iddrisu, A., Yoshino, Y., (2012), “How can Micro and small enterprises in
Sub-Saharan Africa become more productive? The impacts of Experimental Basic
Managerial Training”, Journal of World Development 40 (13), pp. 458-468.

80. Matlay, H. (1999), “Vocational education and training in Britain: a small business
perspective”, Education and Training 41 (1), pp. 6-13.
81. Millar, P., Stevens, J., 2012, “Management training and national sport organization
managers: Examining the impact of training on individual and organizational
performance”, Sport Management Review (15), pp. 288-303.
82. Ng Y.C, Siu Y.M. (2004), “Training and enterprise performance in transition:
evidence from China”, International Journal of Human Resource Management (15),
pp. 878-894.
83. Noe, R., Hollenbeck, J., Gerhart B., & Wright P. (2011), Fundamentals of Human
Resource Management – McGraw Hill NY.
84. OECD (2002), Management training in SMEs
85. Panagiotakopoulos, A. (2011), “Barriers to employee training and learning in small
and medium – sized enterprises (SMEs)”, Development and learning in
organizations 25 (3), pp. 15-18.
86. Patti Millar, Julie Stevens (2012), “Management training and national sport
organization managers: Examining the impact of training on individual and
organizational performance”, Sport Management Review (15), pp. 288-303.
87. Reid, S., R., & Harris, I.D., R., (2002). The determinant of training in SMEs in
Northern Ireland, Education and Training 44 (8/9), pp 443-450.
88. Schonewille, M. (2001), “Does Training Generally Work? Explaining Labour
Productivity Effects form Schooling and Training”, International Journal of
Manpower 22(1/2), pp. 158–172.
89. Stewart, J. and Beaver, G. (2004), HRD in Small Organizations Research and
practice, Routledge Publisher.
90. Storey, D. J. (2002), “Education, training and development policies and practices in
medium-sized companies in the UK”, Omega (30), pp. 249−264.


91. Supic, Z. T., Bjegovic, V., Marinkovic, J., Milicevic, M. S. (2010), “Hospital
Management training and improvement in managerial skills: Serbian experience”,

Journal of Health Policy (96), pp. 80-89.
92. Tan, H.W., & Batra, G. (1995), Enterprise Training in Developing Countries:
Incidence, Productivity Effects and Policy Implication. Unpublished paper, The
World Bank.
93. Taylor, T., Doherty, A., & McGraw, P., (2008), Managing people in sport
organizations: A strategic human resource management perspective. Oxford:
Butterworth-Heinemann.
94. Thang, N. N., & Buyens, D. 2008, “Training, organisational strategy, and firm
performance”, The Business Review 2 (11), pp. 176–183.
95. Torrington, D., Taylor, S., Hall, L., Atkinson, C., (2011), Human Resource
Management – Pearson Education Limited UK.
96. Tung-Chun Huang (2001), “The relation of training practices and organizational
performance in small and medium size enterprises”, Journal of Education and
Training 43 (8/8), pp. 437-444.
97. Vinten, G. (2000), “Training in small and medium-sized enterprises”, Industrial
and Commercial Training (32), pp. 9 -14.
98. Westhead, P. & Storey, D. (1997), Management training in small firms-a case of
market failure?”, Human Resource Management Journal 7 (2), pp. 61-71.
99. Wexley, K. N., & Latham, G. P. (2000), Developing and Training Human resources
in organizations, Prentice Hall.
Các trang Website:
100.

Cao Sỹ Kiêm (2013), Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp hỗ trợ

năm 2013, Tạp chí tài chính, .
101.

Chính


Phủ

(2010),

Tổ

chức

hỗ

trợ

doanh

nghiệp

nhỏ



vừa,

/>102.

Phương Linh (2014), Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở dưới
mức trung bình, />
103.

UNDP, CIEM (2010), Đánh giá nhanh chất lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở


khu vực tư nhân Việt Nam. Economica Vietnam 2010, www.economica.vn.



Đào tạo cán bộ quản lý trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đáp ứng yêu
cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Đặng Thị Hương
Đại học Kinh tế
Luận án TS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 62 34 05 01
Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Quân
Năm bảo vệ: 2015

Keywords. Quản trị kinh doanh; Đào tạo cán bộ; Doanh nghiệp nhỏ; Kinh tế
quốc tế; Cán bộ quản lý.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đào tạo cán bộ quản lý (CBQL) là một nội dung quan trọng của quản trị nguồn
nhân lực, của quản trị kinh doanh, và là chủ đề được nhiều học giả trên thế giới dành
thời gian nghiên cứu. Đào tạo giúp cán bộ quản lý nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý,
điều hành; giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả
năng cạnh tranh. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới biến đổi không ngừng, xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) ngày càng sâu rộng, môi trường kinh doanh và
cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt và khốc liệt, các yêu cầu và thách thức đặt ra đối
với DN và đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng lớn. Điều này khiến cho công tác đào tạo
nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý càng trở nên cấp thiết. Các công trình nghiên cứu
về đào tạo, phát triển gần đây đã cho rằng, đào tạo, phát triển cán bộ quản lý là nội dung

quan trọng của quản trị nguồn nhân lực chiến lược (Taylor, Doherty, McGraw, 2008);


đào tạo cán bộ quản lý là một trong những nguồn lực quan trọng nhất tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho tổ chức (Longenecker, Ariss, 2002).
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống
doanh nghiệp Việt Nam. Chiếm tỷ lệ 97% tổng số DN của cả nước, trong những năm
vừa qua, DNNVV đã có sự phát triển mạnh mẽ và đóng góp đáng kể vào sự phát triển
của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, hiệu quả hoạt động
kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DNNVV được đánh giá là còn rất hạn chế. Phần
lớn các DNNVV ở Việt Nam chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; chi
phí và giá thành sản phẩm còn cao; chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh; chưa
khẳng định được uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế… Một
trong những nguyên nhân của vấn đề này chính là do năng lực, trình độ của cán bộ quản
lý (CBQL) trong DNNVV còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.
Trong bối cảnh đó, các DNNVV lại chưa thực sự quan tâm đến đào tạo, phát triển cán
bộ quản lý. Nhìn chung, công tác đào tạo trong DNNVV được đánh giá là sơ sài, mang
tính hình thức; đào tạo được coi là khoản phát sinh chi phí và chưa được đầu tư đúng
mức; tỷ lệ DNNVV có đào tạo nguồn nhân lực chiếm tỷ lệ thấp. Trước các thách thức và
yêu cầu ngày càng cao của hội nhập KTQT, nếu các DNNVV Việt Nam không có chiến
lược đào tạo quản lý, không chú trọng đào tạo quản lý thì rất khó để có thể tạo dựng
được đội ngũ các nhà quản trị có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển ở hiện tại,
cũng như chuẩn bị cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược trong tương lai.
Định hướng về đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, doanh nhân
Việt Nam nói riêng cũng đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng, nghị quyết,
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong đó, chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011 – 2020 đã xác định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược…. Đặc biệt coi trọng phát
triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp
giỏi và cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn…” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr.

130). Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây d ựng và phát huy vai trò của
đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế cũng đã có quan điểm chỉ đạo: “Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có
vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng
đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp


phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững
và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế...”. Quan điểm và định hướng chiến lược
này đã cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của đào tạo cán bộ quản lý trong các
DNNVV trước các yêu cầu của hội nhập KTQT.
Cho đến nay, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu hiệu quả của đào
tạo và tác động của đào tạo đến kết quả hoạt động của DN. Một số công trình đã chỉ ra
ảnh hưởng tích cực của đào tạo đến kết quả hoạt động – đào tạo làm tăng năng suất và
sản lượng bán hàng, giảm chi phí, tăng mức độ hài lòng với công việc, giảm xung đột và
tỷ lệ nghỉ việc (Bishop, 1991; Bartel, 1994; Tan, Batra, 1995; Aragón-Sanchez, BarbaAragon, Sanz-Valle, 2003; Thang, Buyens, 2008). Một số nghiên cứu không đưa ra
được kết luận cụ thể về hiệu quả của đào tạo và cho rằng đào tạo là yếu tố làm tăng chi
phí và không biến thành hiệu quả công việc (Bishop, Kang, 1996; Loewenstein,
Spletzer, 1999; Ng, Siu, 2004). Tại Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
hiệu quả của đào tạo, đặc biệt là đánh giá hiệu quả đào tạo cán bộ quản lý trong
DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT…
Xuất phát từ các lý do nêu trên, việc nghiên cứu đào tạo cán bộ quản lý trong các
DNNVV Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và
thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng luận cứ khoa học về đào tạo cán bộ
quản lý trong DNNVV đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu,
rộng; từ đó đề xuất các giải pháp cho đào tạo cán bộ quản lý trong các DNNVV Việt
Nam. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:



Xác định các đặc điểm về nội dung, phương pháp, tổ chức đào tạo cán bộ quản lý
trong DNNVV đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.



Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo cán bộ quản lý trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.



Đánh giá hiệu quả đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV, nhấn mạnh kết quả thực
hiện công việc của cán bộ quản lý và kết quả hoạt động của DNNVV.



Đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV đáp
ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động đào tạo cán bộ quản lý trong các
DNNVV ở Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của hội nhập KTQT theo cách tiếp cận của
quản trị nguồn nhân lực và quản trị kinh doanh.
Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung


Đề cập đến đào tạo, phát triển quản lý là đề cập đến một quá trình học tập và tự
học tập thường xuyên, lâu dài; quá trình tích lũy liên tục đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng
của cán bộ quản lý cũng như sự phối hợp các giải pháp và chính sách từ nhiều bên. Xuất
phát từ các căn cứ lựa chọn vấn đề nghiên cứu, trước hết, luận án giới hạn nội dung
nghiên cứu vào hoạt động đào tạo cán bộ quản lý - đào tạo những người hiện đang nắm
giữ các chức năng lãnh đạo, quản lý từ trưởng, phó, phòng, ban đến tổng giám đốc, giám
đốc, phó giám đốc trong các DNNVV.
Bên cạnh đó, xuất phát từ những đặc điểm về quy mô và đặc điểm quản lý của
DNNVV, luận án giới hạn nội dung nghiên cứu vào hoạt động đào tạo cán bộ quản lý
trong DNNVV nói chung, không phân tách đào tạo cán bộ lãnh đạo cấp cao và đào tạo
cán bộ quản lý tác nghiệp. Bởi lẽ, một trong những đặc điểm nổi bật của hoạt động quản
lý trong DNNVV là tính chuyên môn hóa không cao; cán bộ quản lý trong DNNVV vừa
là chủ sở hữu, vừa lãnh đạo, quản lý, điều hành doanh nghiệp, vừa trực tiếp đưa ra các
quyết định quản lý tác nghiệp. Vai trò quản lý cấp cao và cấp tác nghiệp trong DNNVV
có sự đan xen lẫn nhau vì vậy các yêu cầu đối với đào tạo cán bộ lãnh đạo và cán bộ
quản lý cấp tác nghiệp trong DNNVV khá đồng nhất. Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu
như vậy cho phép luận án nghiên cứu hoạt động đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV
một cách tổng thể.


Về không gian

Các nghiên cứu chung về DNNVV và đào tạo trong DNNVV được tiến hành
trên phạm vi cả nước. Riêng mẫu điều tra, khảo sát và thu thập dữ liệu về đào tạo cán bộ
quản lý trong các DNNVV được giới hạn vào các DNNVV ngoài quốc doanh tập trung
tại một số địa phương: miền Bắc gồm: Thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải


Dương; miền Trung gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng và miền Nam gồm: Thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.



Về thời gian

Các số liệu, dữ liệu liên quan đến đào tạo cán bộ quản lý trong DN và DNNVV
từ năm 2000 đến nay và định hướng đến 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận án đã sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế và quản trị kinh doanh, trong đó chủ yếu
là phương pháp tổng hợp, phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp phân tích
thống kê và nghiên cứu điển hình.
+) Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu nhằm phát hiện và
xây dựng hệ thống lý thuyết về đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV đáp ứng các yêu
cầu của hội nhập KTQT.
+) Phương pháp điều tra phỏng vấn bao gồm: +) phỏng vấn và trắc nghiệm chuyên
gia nhằm bổ sung và hoàn thiện lý thuyết về đào tạo cán bộ quản lý trong DNVVV: nội
dung, phương pháp, tổ chức đào tạo; các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo; các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả đào tạo; mô hình nghiên cứu về đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV
đáp ứng yêu cầu của hội nhập KTQT; +) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trên diện
rộng nhằm đánh giá thực trạng đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV, hiệu quả của các
chương trình đào tạo quản lý, từ đó phân tích, đánh giá các nội dung liên quan đến đào
tạo cán bộ quản lý trong DNNVV đã đề cập trong mô hình nghiên cứu.
+) Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong việc xử lý các dữ liệu
thống kê thu thập được nhằm phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo cán bộ quản lý trong
DNNVV đáp ứng yêu cầu của hội nhập KTQT.
+) Phương pháp nghiên cứu điển hình (case study) được sử dụng nhằm tìm hiểu
những kinh nghiệm, những bài học về đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV đáp ứng
yêu cầu của hội nhập KTQT của một số DNNVV thành công hiện nay.
5. Những đóng góp mới của luận án
Quản trị nguồn nhân lực nói chung, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng

là vấn đề được nhiều học giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến


nay, ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu tổng quát nào về đào tạo cán bộ quản lý trong
các DNNVV phục vụ giai đoạn chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là
sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng trong nghiên cứu đặc điểm của
đào tạo; phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo; đồng thời làm rõ hiệu quả
của đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV.
Luận án đạt được những đóng góp về mặt học thuật và thực tiễn như sau:
Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận liên quan
đến đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV ở Việt Nam phục vụ các yêu cầu của hội
nhập KTQT ngày càng sâu, rộng.
Về thực tiễn:
+ Qua nghiên cứu và khảo sát, luận án đã làm rõ các đặc điểm của đào tạo cán bộ
quản lý trong DNNVV đáp ứng các yêu cầu của hội nhập KTQT, đồng thời xem xét và
đánh giá thực trạng đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV ở Việt Nam hiện nay.
+ Luận án cũng đã đánh giá một cách tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo
cán bộ quản lý trong DNNVV, bao gồm các yếu tố thuộc về DN và các yếu tố bên ngoài
DN.
+ Luận án đã bước đầu đánh giá hiệu quả đào tạo cán bộ quản lý thông qua một số
chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ quản lý và kết quả hoạt động
của DNNVV.
+ Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV,
luận án đưa ra các kết luận, đánh giá những thành công và những hạn chế của đào tạo, từ
đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV Việt
Nam đáp ứng các yêu cầu của hội nhập KTQT.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đào tạo và đào tạo
cán bộ quản lý



Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhỏ và
vừa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3: Phương pháp và kết quả nghiên cứu đào tạo cán bộ quản lý trong
doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị về đào tạo cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Vân Thùy Anh (2014), Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các
doanh nghiệp dệt may Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
2. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
3.

Mai Văn Bưu, Phan Kim Chiến (2006), Giáo trình Lý thuyết Quản trị kinh doanh,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Hoàng Văn Châu (2009), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập
kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng", Tạp chí Kinh tế đối ngoại (số 38).
5. CIEM, DOE, ILSSA (2008), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam - Kết quả
điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2007, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
6. CIEM, DOE, ILSSA và UNU-Wider (2012), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở

Việt Nam - Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011, Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
7. Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch đầu tư (2008), Báo cáo
thường niên doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hà Nội.


8. Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Sách trắng Doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hà Nội.
9.

Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Bùi Hữu Đạo, Phạm Thế Hưng, Tô Hoài Nam (2010), Giáo trình đào tạo Nâng cao
nhận thức cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực thi các cam kết Việt Nam –
WTO, hội nhập kinh tế quốc tế.
12. Đàm Hữu Đắc (2008), “Đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp - thực trạng và
giải pháp”, Tạp chí Lao động và Xã hội (329), 2/2008.
13. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2013), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
14. Võ Văn Đức (2004), “Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với
thị trường lao động của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (87), 9/2004, tr.
11-13.
15. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn (2006), Quản trị học, Nhà xuất bản Tài chính, Hà
Nội.
16. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007), Giáo trình Quản trị học, Nhà
xuất bản Tài chính, Hà Nội.
17. Lê Thanh Hà (2007), “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo”, Tạp chí

Lao động và xã hội (314+315), 1-31/7/2007, tr. 43-47.
18. Hoàng Văn Hải, Vũ Thùy Dương (2010), Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống
kê, Hà Nội.
19. Ngô Thị Minh Hằng (2008), “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các công
ty nhà nước trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Kinh tế tài chính, tr. 32-35.
20. Bùi Tôn Hiến (2008), “Một số vấn đề về dạy nghề trong doanh nghiệp hiện nay”,
Tạp chí Lao động và xã hội (341), 16-31/8/2008.
21. Thẩm Vĩnh Hoa, Ngô Quốc Diệu (1996), Tôn trọng trí thức tôn trọng nhân tài kế
lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Cảnh Chí Hoàng, Trần Vĩnh Hoàng (2013), “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở
một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và hội nhập
12 (22), tr. 78-82.


23. Phạm Thúy Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
24. Nguyễn Mai Hương (2011), “Kinh nghiệm một số quốc gia châu Á về phát triển
nguồn nhân lực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - bài học cho Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn (27), tr. 52-58.
25. Vũ Thành Hưng (2004), “Một số vấn đề đối với lao động làm việc trong các doanh
nghiệp khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và phát
triển (86), 8/2004, tr. 20-32.
26. Nguyễn Thường Lạng (2009), “Đào tạo theo địa chỉ trong điều kiện toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế: một hướng đi cần coi trọng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí
Kinh tế và phát triển (149), 11/2009, tr. 11-14.
27. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo –
Kinh nghiệm Đông Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Đỗ Tiến Long (2010), “Triết lý Kaizen và lãnh đạo doanh nghiệp”, Chuyên san
Kinh tế và Kinh doanh - Tạp chí Khoa học - ĐHQGHN (26), tr. 262-270.
29. Phạm Quý Long (2008), Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản và bài

học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Lê Thị Mỹ Linh (2008), “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, tr. 24-27.
31. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
32. Hồng Minh (2007), “Cơ hội và thách thức về nguồn nhân lực khi gia nhập WTO”,
Tạp chí Lao động và xã hội (324), tr. 15-17.
33. Chính phủ (2009), Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,
56/2009/NĐ-CP.
34. Phạm Thanh Nghị (2009), "Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc
gia và vùng lãnh thổ Đông Á", Tạp chí Nghiên cứu con người (2).
35. Trần Thị Nhung, Nguyễn Duy Dũng (2005), Phát triển nguồn nhân lực trong các
công ty Nhật Bản hiện nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Thu Phương (2009), Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978
đến nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.


37. Lê Quân (2011), “Thực trạng Quản trị nhân sự tại doanh nghiệp Việt Nam”, Kỷ yếu
Ngày nhân sự Việt Nam.
38. Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
39. Lê Trung Thành (2004), “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện mô hình đào tạo theo
nhóm cho các doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (83), tr. 50-53.
40. Nguyễn Văn Thành (2009), “Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển”, Tạp chí Kinh tế và dự báo
(23), 2/2009, tr. 23-25.
41. Nguyễn Xuân Thắng (2009), Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
42. Hồng Thoan (2006), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa: trình độ nhân lực thấp”, Thời báo

kinh tế Việt Nam (12), 21.
43. Tổng Cục Thống kê (2012), Niên giám Thống kê 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà
Nội.
44. Tổng Cục Thống kê (2013), Báo cáo sơ bộ Kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành
chính, sự nghiệp Trung Ương năm 2012.
45. Phí Thị Thu Trang (2007), “Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ
quản lý trong các doanh nghiệp hiện nay”, Tạp chí Khoa học Thương mại, tr. 63-66.
46. Phí Thị Thu Trang (2008), Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng cán bộ
quản lý trong các ngành doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa ở Việt Nam thời kỳ mở
cửa hội nhập (định hướng nghiên cứu tại khu vực Hà Nội), Luận án Tiến sỹ Kinh tế,
Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
47. Trần Kiều Trang (2011), Kinh nghiệm phát triển năng lực quản lý doanh nghiệp nhỏ
ở một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương
mại (45, 12/2011.
48. Trần Kiều Trang (2012), Phát triển năng lực quản lý của đội ngũ chủ doanh nghiệp
nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - nghiên cứu điển hình trên địa bàn Hà Nội,
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
49. Nguyễn Thị Anh Trâm (2014), Phát triển nguồn cán bộ quản lý trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.


×