Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SKKN THƯƠNG 2016-2017. NÂNG CAO Ý THỨC TỰ HỌC TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.14 KB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)

PHẦN MỞ ĐẦU
1>/ Đặt vấn đề
Khi nhắc tới tiếng Anh, người ta nghĩ ngay đó là ngơn ngữ tồn cầu, và nói được
tiếng Anh như người bản xứ là tham vọng của tất cả những ai học tiếng Anh. Vì vậy hệ
thống giáo dục của Việt Nam đã đưa tiếng Anh là môn học bắt buộc trên ghế nhà trường từ
những năm tiểu học .Việc học một thứ ngoại ngữ khác, cụ thể như học Tiếng Anh bao giờ
cũng đem lại cho người học nhiều khó khăn, địi hỏi thời gian, sự kiên trì và mức độ vận
dụng của người học trong thực tiễn; địi hỏi người học phải có thái độ đúng đắn, xác định rõ
mục đích của việc học để nỗ lực đạt đến mục tiêu đã định sẵn. Ngồi ra phải có sự đam mê,
ln ln muốn tự mình khám phá, tận dụng mọi cơ hội để có thể học hỏi và luyện tập trong
cuộc sống hàng ngày. Tính tự giác trong học tập nói chung, và tính tự giác trong việc học
tiếng Anh nói riêng là khả năng tự chịu trách nhiệm về việc học của mình. Sự tự giác trong
học tập có liên quan đến quá trình học và nội dung học. Sự tự giác trong học tập có ảnh
hưởng tích cực đến kết quả học tập. Khả năng tự học được đánh giá là một trong những yếu
tố quan trọng nhất giúp cho người học khơng chỉ có thành tích học tập tốt mà cịn có được
những kiến thức sâu rộng.
Từ thực tế giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Huệ, tôi nhận thấy phần đơng các em
đều rất yếu mơn tiếng Anh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến thành tích học
của mơn này như Tiếng Anh là một mơn học khó, học sinh mất căn bản từ lớp dưới, nhưng
nguyên nhân chủ yếu vẫn là sự thiếu ý thức tự học của học sinh ở trường cũng như ở nhà. Do
đó, việc giúp đỡ học sinh nâng cao ý thức tự học là rất cần thiết . Chúng ta phải công nhận
rằng người học, mà cụ thể là học sinh, không thể học hết mọi thứ ở trường, vì vậy nhiệm vụ
của giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức trên lớp mà còn phải hướng dẫn cho học sinh
cách học, phương pháp học, trang bị cho học sinh khả năng tự học để biết cách tự rà sốt
kiến thức mình đã học, tự tìm hiểu sâu hơn những gì mình đã học được và được học ở trên
lớp, từ đó giảm thiểu thái độ trông chờ mọi thứ ở giáo viên.
2> Thực trạng về ý thức tự học Tiếng Anh của học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ.


Nếu đánh giá đúng mức về học sinh trong lớp 11 do tôi phụ trách thì chỉ có được 1
hoặc 2 em trong số 30 học sinh là thực sự có tính tự giác trong học tập và đạt kết quả trung
bình khá trở lên đối với môn học. Hầu hết các học sinh đều khơng tự giác làm bài chứ chưa
nói đến việc hoàn thành bài tập mà giáo viên yêu cầu phải làm ở nhà. Nếu các em biết chắc
chắn rằng giáo viên có tính điểm cho phần bài tập thì mới bắt đầu làm bài, hoặc thậm chí
mượn bài đã làm của bạn nào đó để chép cho xong. Chỉ khoảng 25%-35% các em tích cực
đối với các hoạt động có tính điểm, số cịn lại thì thờ ơ với mơn học, ai làm gì kệ ai. Điều
duy nhất mà số ít các em đó quan tâm là điểm - yếu tố kích thích các em làm việc. Các em
chỉ quan tâm đến phần nào sẽ được kiểm tra mà chưa thấy được tầm quan trọng của các hoạt
động trong một tiết học. Ở một góc độ nào đó, việc lo lắng cho kết quả học tập là tốt, thể
hiện sự quan tâm của các em đối với thành tích học tập của mình, nhưng kết quả đó phải đi
theo với giá trị của quá trình học tập, thì các em lại khơng nhận ra. Tình trạng phổ biến nhất
là các em không ôn lại các bài học hàng ngày mà đợi đến lúc có bài kiểm tra thì hốt hoảng và
đề nghị giáo viên phải giới hạn bài học vì các em học khơng kịp. Điều đáng nói là số lượng

1


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)

học sinh biết lo lắng cho thành tích học của mình cũng rất hữu hạn, chỉ khoảng chưa tới 40%
các em băn khoăn về lượng kiến thức cần ôn để kiểm tra và sợ điểm thấp, số cịn lại trơng
chờ vào sự hên xui trong lúc làm bài ( trúng tủ, giám thị dễ, phịng có bạn làm tốt để
nhìn.....v.v). Kết quả học tập môn Tiếng Anh của học sinh qua các năm học gần đây đem so
sánh với kết quả học tập của các em ở các môn khác, tôi thấy tỷ lệ học sinh yếu kém của
khối 11 thường cao hơn. Chung quy lại cũng là do ý thức tự giác trong học tập khơng sẵn có
trong tất cả các học sinh, số ít chỉ quan tâm đến kết quả học tập mà không thấy được tầm
quan trọng của quá trình học tập. Băn khoăn trước thực trạng như vây, tơi nhận thấy cần có
sự giúp đỡ tích cực từ phía giáo viên cũng như sự tự giác trong học tập của học sinh. Các em

phải được hướng dẫn rõ ràng, có hệ thống cách thức tự học để các em có được phương pháp
học phù hợp đối với bộ môn, giúp các em thấy được kết quả học tập là do quá trình học tập
quyết định, và giúp các em có khả năng tự kiểm tra đánh giá việc học của mình. Vì vây, tơi
hi vọng “Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)” có thể làm cải thiện được tính tự giác trong việc học nói chung và học Tiếng
Anh nói riêng, để từ đó nâng cao được thành tích thực sự trong học tập của các em nhờ vào
sự quan tâm từ hai phía: người dạy và người học.
3>/ Cơ sở thực hiện đề tài
Để thực hiện được đề tài này, tôi dựa trên các cơ sở sau:
a> Cơ sở lý luận
Trong các phương pháp học tập, cốt lõi vẫn là phương pháp tự học. Nếu rèn cho người
học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lịng ham học,
khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người và kết quả học tập nhân lên gấp bội. Tự học sẽ
đem lại những gì cho người học? Đó là tinh thần chủ động trong học tập và rộng hơn là trong
cuộc sống ; khả năng xoay sở, giải quyết vấn đề ; khả năng nhìn nhận vấn đề ; khả năng tư
duy sáng tạo ; tính tự giác cao ; niềm hứng thú, say mê ; khả năng lường trước các tình huống;
sự tự tin ; vốn kiến thức rộng; khả năng hiểu biết chuyên sâu về một lĩnh vực và tính năng
động.
Đối với các mơn học thì việc tự học rất quan trọng. Đặc biệt là Ngoại ngữ- tiếng Anh,
các em không chỉ tự học ở nhà sau tiết học trên lớp mà tự học ngay cả trong tiết học có sự
hướng dẫn của giáo viên và tự học vào lúc rảnh rỗi. Hầu hết học sinh trong học tập đều thiếu
phương pháp học, không nắm được trọng tâm bài, học tràn lan nên rất dễ quên. Khi đã quên
thì học bài cũ như mới, mất nhiều thời gian. Vì thế giáo viên cần phải giúp các em có được
phương pháp học tập, lúc đầu các em sẽ cảm thấy khó, nhưng khi quen rồi cảm thấy rất tự tin
khi đến lớp. Việc học bài ở nhà của các em còn hạn chế, việc tự học cịn chưa có. Như vậy các
em cần được sự giúp đỡ từ giáo viên, định hướng, trang bị những phương pháp cơ bản nhất về
phương pháp tự học. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh của trường
THPT, tôi nhận thấy việc cần thiết là phải giúp các em học sinh lớp 11 có được phương pháp
tự học môn tiếng Anh ngay từ những ngày đầu tiên của năm học.
b> Cơ sở thực tiễn

Thứ nhất, tơi dựa vào thực tế giảng dạy , tìm hiểu tình hình học tập của học sinh khối
11 trong trường.
Thứ hai, tôi dựa vào một số kinh nghiệm mà bản thân tự rút ra được trong quá trình đi
học, nhất là khi tơi cịn là học sinh cấp ba.

2


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)

Thứ ba, tôi tham khảo thêm kinh nghiệm tự học của các thế hệ thầy cô khác nhau để
chia sẻ với đối tượng học sinh của mình, từ đó phát hiện ra những trở ngại mà các em gặp
phải trong q trình tự học.
Cuối cùng, tơi nhờ vào sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để hoàn
thành được đề tài nghiên cứu này.
4>/ Phạm vi nghiên cứu, áp dụng:
Tất cả học sinh đang học và sẽ học mơn tiếng Anh đều có thể áp dụng đề tài này để
nâng cao ý thức tự học, tuy nhiên trong đề tài này tôi chỉ xin được tập trung vào học sinh lớp
11 trường THPT Nguyễn Huệ, năm học 2015 – 2016.

PHẦN NỘI DUNG
I>/ NHỮNG BIỆN PHÁP MÀ GIÁO VIÊN ĐÃ HỖ TRỢ HỌC SINH NÂNG
CAO Ý THỨC TỰ HỌC MÔN TIẾNG ANH .
1.CUNG CẤP TÀI LIỆU NGAY TỪ ĐẦU NĂM HỌC
Dựa trên cơ sở chương trình theo sách giáo khoa, chương trình chuyên đề do Bộ giáo
dục yêu cầu , chương trình tự chọn do giáo viên tự chọn lọc, tôi đã giới thiệu một số sách
cho học sinh của tơi tìm mua ( hoặc photocopy ) để tự học, tự tìm hiểu thêm ở nhà
· English Grammar In Use ( Raymond Murphy )
· Practical English Usage ( Michael Swan )

· Giải thích ngữ pháp tiếng Anh ( Mai Lan Hương & Hà Thanh Uyên )
· Tài liệu bồi dưỡng tiếng Anh 11 ( Nguyễn Phú Thọ )
Các tài liệu này cung cấp kiến thức bổ sung, củng cố và nâng cao những kiến thức đã
được học ở trên lớp, kích thích các em tự nghiên cứu sâu hơn, làm bài tập thêm để củng cố
các phần kiến thức đã được học trên lớp. Có những phần các em không thể học hết trên lớp
các em phải tự tiếp tục hồn thiện ở nhà .Có những phần các em chưa nắm bắt kịp ở trên lớp,
hoặc trong quá trình làm bài tập các em gặp khó khăn , các em có thể tự tra cứu.Có những
phần giáo viên chỉ giới thiệu trên lớp, các em phải tự học ở nhà.
English Grammar In Use ( Raymond Murphy ):
Đây là cuốn sách cung cấp cho các em kiến thức ngữ pháp cơ bản gồm 136 bài , mỗi
bài tập trung vào một điểm ngữ pháp bao gồm lý thuyết và bài tập, lời giải thích dễ hiểu, các
em có thể đọc bằng tiếng Anh hoặc song ngữ
Practical English Usage ( Michael Swan )
Đây là sách tham khảo về ngữ pháp và cách sử dụng từ, dành cho học viên trung cấp
và nâng cao, chứa đựng nhiều thơng tin hữu ích và thực tiễn với nhiều mức độ khác nhau, từ
vấn đề đơn giản đến những vấn đề nâng cao chuyên sâu. Các đề mục được giải thích ngắn
gọn khoa học và sách được trình bày như một từ điển. Điều này giúp người học đọc tra cứu
nhanh và tập trung vào những vấn đề mà họ quan tâm. Cuốn sách được trình bày mang tính
thực hành cao. Mỗi đề mục đều có giải thích từ tổng qt đến nâng cao, ví dụ về cách sử
dụng đúng và những ví dụ về những lỗi sai tiêu biểu. Phần giải thích thường là cách sử dụng
ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày.

3


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)

Giải thích ngữ pháp tiếng Anh ( Mai Lan Hương & Hà Thanh Uyên )
Đây là sách ngữ pháp tóm lượt tất cả các điểm ngữ pháp mà học sinh THPT thường

gặp bao gồm lý thuyết và bài tập, đáp ứng được yêu cầu học và ôn tập cho học sinh.
Tài liệu bồi dưỡng tiếng Anh 11 ( Nguyễn Phú Thọ )
Cuốn sách này cung cấp cho các em kiến thức về idioms, collocation, phrasal verbs,
vocabulary, sentence transformation. Mỗi bài được trình bày rõ ràng, dễ hiểu bao gồm lý
thuyết và bài tập. Sách còn cung cấp 10 bài Practice test, giúp học sinh ôn tập và kiểm tra,
đánh giá lại các kiến thức ngôn ngữ đã học
Việc cung cấp tài liệu ngay từ đầu năm học rất quan trọng, giúp các em hiểu rõ mục
tiêu các em cần phải đạt được trong chương trình học của mình. Tạo điều kiện thuận lợi cho
các em được làm quen với tài liệu ngay từ đầu, có thời gian để học tâp và tìm hiểu các tài
liệu, các em sẽ chủ động phân bố thời gian, khơng có sự dồn ép, áp lực. Điều này giúp kích
thích sự tự giác trong học tập thơng qua việc phải tìm hiểu các tài liệu đó.
2.HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC VÀ KIỂM TRA
Kiến thức trong sách giáo khoa là phần khởi xướng cho các em học chuyên sâu trong
các tài liệu nêu trên. Các em được hướng dẫn phần trọng tâm của bài, các em sẽ tiếp tục đọc
phần mở rộng và làm bài tập ở nhà. Tôi quy định quỹ thời gian cụ thể để đơn đốc các em
hồn tất phần bài tự học.
Sau đây là một vài ví dụ cụ thể về cách thức tôi đã hướng dẫn các em tự học trong các
tài liệu mà tôi cung cấp ngay từ đầu năm học.
Grammar:
Khi các em học kiến thức về Modal perfect trong sách giáo khoa, tôi hướng dẫn các
em đọc hiểu lý thuyết về Modal perfect trong cuốn English Grammar In Use, và các em
được yêu cầu làm bài tập ở nhà trong cuốn này và cuốn Practical English Usage. Sau thời
gian là 1 tuần tôi sẽ kiểm tra ngẫu nhiên các em và giải đáp những thắc mắc chung của cả
lớp. Nếu học sinh nào chưa đọc lý thuyết và chưa làm phần bài tập mà tôi đã giao trong 2
quyển sách trên, tôi yêu cầu các em chép phạt từ 10 đến 15 lần phần lý thuyết, và trừ 2 điểm
trong cột điểm miệng của các em ( tôi tự mặc định điểm miệng sẵn có của các em là 10
điểm). Trường hợp học sinh khơng hồn thành nhiệm vụ 3 lần, tơi sẽ kết hợp trực tiếp với
GVCN để có biện pháp nhắc nhở, phê bình em.
Reading:
Trong Sách giáo khoa có 22 bài đọc, các em phải tự đọc, soạn từ vựng và dịch nội

dung bài học trước khi đến lớp. Cứ 1 tuần 1 lần, tôi giao một bài đọc bất kỳ cho các em về
nhà tự làm vào ngày cuối tuần hoặc khi đã hoàn thành các bài tập khác trên lớp. Đầu tuần
sau tôi yêu cầu một vài em trong lớp mang bài lên để tôi chấm điểm, nếu các em làm đúng từ
50-65% thì tơi cộng thêm cho các em 1 điểm vào điểm miệng hoặc điểm 15 phút.; tương tự
như vậy, nếu đúng dưới 80% thì cộng 2; trên 80% cộng 3, và tất nhiên, nếu dưới 50% thì bị
trừ 2 điểm. Tơi hướng dẫn cho các em cách làm bài Reading có hiệu quả. Chẳng hạn như
không hoảng sợ khi gặp từ mới, không cần phải hiểu hết tất cả các từ trong bài mà vẫn có thể
làm bài được, biết cách suy luận nghĩa của từ trong tình huống, hoặc từ cấu trúc của câu, vừa
đọc vừa trả lời câu hỏi, chứ không đọc hết bài rồi mới bắt đầu trả lời câu hỏi. Sau khi làm bài
xong thì mới đọc kỹ lại để hiểu tường tận cả bài và học từ vựng và cấu trúc. Thời gian cho

4


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)

các em tự học là 14 tuần, trước khi thi học kì I, tơi chọn ngẫu nhiên 4 bài bất kỳ trong tổng
số bài mà tôi đã cho làm thêm hàng tuần ở nhà để kiểm tra. ( Tơi có đính kèm 4 bài kiểm tra
đọc hiểu ở phần phụ lục).
Writing:
Từ những yêu cầu trong sách giáo khoa, tôi hướng dẫn các em học lý thuyết như trong
sách “Luyện kỹ năng viết tiếng Anh trung học phổ thông ( Nguyễn Bảo Trang )”, các em học
cách viết đoạn văn, bài luận, mô tả biểu đồ, và cuối cùng tôi cho các em làm bài tập ứng dụng ở
nhà. Các bài viết của các em đều được đọc trước lớp cho các bạn học hỏi và tôi cũng sửa những
lỗi sai thường thấy ở các em trong các tiết writing . Tuy nhiên, vì lượng từ vựng của các em cịn
rất hạn chế, nên tôi chủ yếu handout cho học sinh những bài luận hay về các chủ đề liên quan
tới chương trình học trong sách giáo khoa, và chỉ ra những cấu trúc mà các em cần nhớ trong
quá trình viết bài để diễn đạt một câu nào đó hồn chỉnh. Tơi hồn tồn khơng đặt nặng tính
chất bắt buộc đối với phân mơn này, nhưng những cấu trúc, hình thức cơ bản về một thể loại

viết văn nào đó thì phải biết. Ví dụ như ở hình thức viết thư, các em cần nắm được những vấn
đề cơ bản sau:
1/ Địa chỉ người gửi
2/ Địa chỉ người nhận (có thể có trong thư hoặc khơng)
3/ Ngày tháng
4/ Chào hỏi
5/ Nội dung thư
6/ Phần kết
7/ Lời chào cuối thư
8/ Chữ ký người viết (phần này có thể bao gồm cả tên và chức vụ của người viết thư)
Trong học kỳ II của năm học, mỗi tuần tôi cho kiểm tra 1 lần trên lớp, bài kiểm tra tổng
quát gồm các phần như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu, viết. Sau mỗi bài kiểm tra, tôi
giải đáp thắc mắc những lỗi sai thường thấy ở các em, và đề nghị các em về tự xem lại để khắc
phục. Tôi cũng ghi nhận lại kết quả của bài kiểm tra, đến cuối năm, 05 học sinh nào trong lớp
có thành tích tốt nhất, tơi sẽ tặng một món q có giá trị nhỏ gọi là khen ngợi các em đã có cố
gắng trong học tập.
Việc kiểm tra nhiều lần trên lớp là hình thức giúp các em thấy được những gì mình
đạt và chưa đạt , giúp các em ơn lại, củng cố kiến thức và nắm vững những kiến thức đã học
trước đó. Tạo cho các em một thói quen tự tìm hiểu thấu đáo, đầy đủ những kiến thức đã
học, tăng cường sự tự giác trong học tập và các em hiểu được rằng giáo viên luôn theo dõi
quá trình học của các em.
3.GIÚP HỌC SINH NHẬN THẤY ĐƯỢC TÍNH THỰC TẾ CỦA MƠN HỌC
Sự tự giác làm việc độc lập tùy thuộc vào mức độ hứng thú và sự tự tin , khả năng học
độc lập còn tùy thuộc vào kiến thức sẵn có của học sinh. Nếu làm cho các em thấy được tính
thực tế của mơn học thì chắc chắn các em sẽ có được sự thích thú đối với mơn học, làm cho
các em muốn học và tự giác học.
Các em đã đọc, đã nghe bình luận nhiều trên báo, đài rằng tiếng Anh là ngôn ngữ phổ
biến nhất trên thế giới, là ngôn ngữ giao tiếp chung của mọi người đến từ nhiều đất nước
khác nhau. Nó là yêu cầu hàng đầu khi tuyển việc làm và khi bạn có vốn tiếng Anh vững
vàng thì bạn đã có thành cơng một nửa để có được việc làm. Tuy nhiên những lời bình luận


5


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)

chưa tác động các em một cách thuyết phục, các em vẫn có thái độ chờ lên đến Đại học rồi
tính tiếp. Vì vậy, phải làm sao cho các em hiểu được mục tiêu cuối cùng của việc học tiếng
Anh là phải sử dụng được ngôn ngữ này để giao tiếp.
Tơi khuyến khích các em xem truyền hình cáp và sử dụng internet vì các em sẽ học
được tiếng Anh thực tế trong cuộc sống và các em sẽ tự nhận thấy được mình phải trau dồi
thêm từ vựng và ngữ pháp để hiểu được thơng tin nhanh chóng; điều này kích thích việc tự
học đối với mơn tiếng Anh rất cao. Kênh truyền hình mà các em thích nhất và hay chia sẻ
với nhau trong lớp là kênh NHK World. Đây là kênh truyền hình của Nhật, nhưng phát thanh
viên nói tiếng Anh khá hay và nói chậm hơn kênh BBC, và có kèm theo phụ đề bằng tiếng
Anh, giúp các em nắm bắt thông tin dễ dàng. Đặc biệt, các em rất thích xem các phim hoạt
hình trên kênh Disney Channel, hoặc các phim trên Star Movies, Star World, HBO. Hoặc
như các em cũng có thể tự học trên các trang mang như: Englishteststore.vn/
globaledu.com.vn/ tienganh123.com/ lopngoaingu.com
Tính thực tế của mơn học cịn tác động đến các em rõ nét trong các tiết học Listening
& Speaking. Khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp được thực hành nhiều nhất là trong
các tiết này. Tơi cũng khuyến khích các em tiếp cận với giáo trình dành cho kỹ năng
Listening là “Tactics for Listening ( Jack C. Richard”), hoặc “Listen carefully” ( Jack C.
Richard”). Đây là những giáo trình cung cấp cho các em tiếng Anh giao tiếp với các chủ đề
rất thực tế như công việc, nhà ở, kinh doanh, nấu ăn, truyền hình, tình bạn, các kỳ nghỉ, tin
tức, quan điểm, những người nổi tiếng, thức ăn và dinh dưỡng, những tình huống khó xử.
Thay vì kiểm tra 15 phút trên giấy là ngữ pháp, tôi cho các em nghe ngẫu nhiên một audio
nào đó trong 2 cuốn sách này, như vậy sẽ thôi thúc các em quan tâm nhiều hơn tới phần
listening trong quá trình học. Các em có thể bắt chước nhanh cách nói của ngưới bản xứ, và

nắm bắt được từ vựng rất nhanh trong các tiết Listening.
Ngồi ra tơi cũng khuyến khích các em nghe những bài hát tiếng Anh, bởi vì âm nhạc
cũng là một trong những cách học gây hứng thú với học sinh, các em sẽ không thấy mệt mỏi
hay quá căng thẳng khi nghe các bài hát. Mà ngược lại, các em sẽ thấy yêu đời, say sưa hát
những ca khúc đó, rồi lại miệt mài tìm ra những lời bài hát, những từ mới xuất hiện trong bài
hát Những bài hát tiếng Anh các em có được từ thầy cô giáo khi các em học trên lớp về các
chủ đề liên quan, cũng có thể các em sưu tầm được từ sách báo hoặc trên Internet…; hoặc
các em cũng có thể đọc thêm những câu chuyện bằng tiếng Anh, hay đố vui bằng tiếng Anh .
4. KHÍCH LỆ ĐỘNG VIÊN VÀ HÃY LÀ BẠN CỦA HỌC SINH
Là một giáo viên tiếng Anh, tơi ln khích lệ các em tự tin diễn đạt ý các câu tiếng
Anh mà các em muốn nói, khơng nhất thiết phải đúng ngữ pháp nhưng những từ cơ bản phải
được nói ra. Một chi tiết nhỏ đáng chú ý là giáo viên nên hài hước trong những lúc như vậy,
không nên cười chế nhạo hay chê bai, nạt nộ các em trước bạn bè, vì như vây, các em sẽ
khơng dám đứng lên nói lần thứ hai khi chưa biết chính xác là mình phát biểu đúng hay sai.
Thực tế cho thấy, nếu giáo viên q nghiêm túc và rập khn các hình thức dạy học cũng
như đánh giá học sinh thì học sinh khơng cịn hứng thú nhiều với mơn học đó, thậm chí các
em cịn cảm thấy chán khi giáo viên đó bước vào lớp, và một bầu khơng khí ảm đạm, ngột
ngạt tỏa ra khắp căn phòng, làm cho tiết học trở thành cực hình đối với các em. Ngược lại,
nếu giáo viên biết hòa đồng, hiểu tâm lý học sinh, biết phát huy điểm mạnh của từng em và
quan trọng là phải tự coi mình là một trong những người bạn của các em, thì đương nhiên,

6


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)

cách giảng dạy cũng sẽ khác. Các em sẽ dễ dàng nhận ra rằng, vừa học vừa chơi thú vị hơn
nhiều so với ngồi nghiêm túc suốt 45 phút của tiết học.
Tổ chức chơi một số trò chơi sử dụng tiếng Anh cũng là cách gây hứng thú và giúp

các em thấy được sự thú vị của môn tiếng Anh. Bản thân giáo viên cũng là một người chơi
tích cực, thân thiện trong các trị đó. Các em sẽ nhận ra một điều rằng học tiếng Anh tuy có
khó nhưng rất hay và thú vị, giáo viên dạy tiếng Anh khơng chỉ là dạy mà cịn là người bạn
cùng chơi dễ gần. Tôi sử dụng công nghệ thông tin trong các tiết học liên quan đến dân số,
môi trường, năng lượng...để có thể mang đến cho các em những hình ảnh sinh động và giúp
các em có ý thức hơn về những vấn đề thực tại mà con người đang phải đối mặt thơng qua
các trị chơi. Những tiết khơng sử dụng cơng nghệ thơng tin thì giáo viên nên yêu cầu các em
sưu tầm hình ảnh hoặc câu đố, hoặc các trò chơi khác liên quan đến từ vựng của tiết học để
các em có cơ hội thể hiện những cố gắng của mình đối với mơn học, tránh tình trạng cái gì
giáo viên cũng chuẩn bị sẵn cho các em.
II>/ NHỮNG BIỆN PHÁP MÀ HỌC SINH ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ MINH
CHỨNG CHO Ý THỨC TỰ HỌC MÔN TIẾNG ANH .
1. TỰ HỌC BÀI CŨ Ở NHÀ
Đối với mỗi học sinh, trước khi đến lớp cần phải học bài cũ, công việc này phải được
thực hiện ở nhà. Khi các em có phương pháp tự học ở nhà, những kiến thức vừa được học
trên lớp sẽ khắc sâu đối với các em hơn, như vậy khi đến lớp tiếp thu kiến thức mới các em
sẽ hiểu ngay và có cơ hội để vận dụng và sáng tạo. Thường thì một tiết học tiếng Anh ở trên
lớp các em được học về từ vựng, các cấu trúc câu, bài hội thoại, đoạn văn hay được nghe
những đoạn hội thoại. Vậy thì về nhà các em sẽ học những gì? Và học như thế nào cho hiệu
quả mà vẫn có hứng thú học tập?
a. Học thuộc từ mới
Khi học Ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng học sinh cần phải tiếp cận,
nhận biết được những yếu tố nhỏ nhất và cơ bản đầu tiên để làm cơ sở cho giao tiếp bằng
ngơn ngữ đó chính là phần từ vựng. Đối với các em học sinh lớp 11, việc để học thuộc một
từ mới tiếng Anh, vận dụng vào những tình huống cụ thể khơng phải là điều q khó nếu
như các em biết được mình cần học những nội dung gì và học như thế nào. Để giải quyết vấn
đề này, tôi đã gợi ý cách tiến hành như sau:
Nội dung cần khi học từ mới:
- Phải viết được từ tiếng Anh.
- Hiểu được nghĩa tiếng Việt

- Biết cách phát âm từ tiếng Anh đó.
- Biết vận dụng từ tiếng Anh đó vào ngữ cảnh cụ thể trong giao tiếp.
Cách học từ mới:
Cách 1: Viết từ mới lên các mẩu giấy sau đó dán lên khu vực bàn học, để mỗi khi
ngồi vào bàn học được nhìn thấy chúng sẽ nhớ lâu hơn. (chú ý viết bằng bút chì để sử dụng
lần sau).
Cách 2: Sử dụng bút đánh dấu để làm nổi bật từ mới trong các bài hội thoại hoặc đoạn
văn.
Cách 3: Hãy để trí tưởng tượng của các em được thoả sức phát triển. Hãy hình dung
hình ảnh và tình huống mà em được học từ trên lớp hay từ sách báo một cách sinh động và

7


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)

thú vị nhất em tưởng tượng được ra trong đầu. Tưởng tượng và liên tưởng càng hay bao
nhiêu, em càng nhớ từ bấy nhiêu.
Cách 4: Viết từ mới với nghĩa, phiên âm (nếu từ khó phát âm), cách sử dụng, có ví dụ
minh họa …vào sổ ghi chép từ và học thường xuyên, cố gắng vận dụng trong giao tiếp để
ghi nhớ lâu.
Cụ thể như :
- Lúc đầu đọc cả phần từ tiếng Anh và nghĩa tiếng Việt tương ứng, cố gắng ghi nhớ
nghĩa tiếng Việt.
- Che phần nghĩa tiếng Việt, đọc phần tiếng Anh, kiểm tra xem mình đã nhớ nghĩa
tiếng Việt chưa.
- Khi đã nhớ nghĩa tiếng Việt của các từ, thì che phần tiếng Anh, nhìn vào phần tiếng
Việt và kiểm tra xem mình có đọc và viết chính xác các từ tiếng Anh tương ứng hay không.
Việc nghi chép từ và học từ được thực hiện sau mỗi bài học, và thực hiện thường

xuyên trong quá trình học tập. Trong quá trình học nên tự đưa ra tình huống có những từ
tiếng Anh đó để luyện tập sử dụng (không nhất thiết là học sinh phải biết hết các từ, nếu từ
nào chưa biết có thể dùng bằng tiếng Việt.)
b. Học thuộc các mẫu câu có trong bài
Trong tiếng Anh, hiện tượng ngữ pháp, cấu trúc và từ vựng được thiết lập và phát âm
khá là khác biệt khác so với tiếng Việt. Cách viết câu tiếng Anh cũng khác nhiều so với cách
dịch sang tiếng Việt. Từ việc các em đã có được vốn từ vựng khi học thuộc chúng, các em
còn cần phải học thuộc các cách đưa từ vựng đó vào thành câu văn trong những ngữ cảnh cụ
thể. Như vậy, việc học thuộc các mẫu câu cũng rất quan trọng.
Yêu cầu khi học các mẫu câu:
- Viết được mẫu câu
- Phân tích các thành phần có trong mẫu câu đó
- Sử dụng mẫu câu đó để đặt câu theo tình huống cụ thể
- Tìm các tình huống có trong bài sử dụng mẫu câu đó.
Cách học mẫu câu:
- Viết các mẫu câu đó vào trong một quyển sổ tay, bao gồm cách thành lập, cách sử
dụng
- Tìm các câu trong bài học , bài tập có liên quan đến mẫu câu
- Tự nghĩ ra tình huống sử dụng mẫu câu đó.
c. Làm lại bài tập trong sách giáo khoa
Đối với những học sinh nói chung, sách giáo khoa là nguồn tư liệu chủ yếu, vì vậy
các em cần thiết khai thác triệt để kiến thức có được từ nó. Những kiến thức các em được
học trên lớp sẽ được vận dụng vào các bài tập cụ thể, do vậy việc làm lại các bài tập sẽ giúp
các em khắc sâu được kiến thức ở mọi tình huống khác nhau và tạo cho các em có được kĩ
năng làm bài tập khác ở các tư liệu khác.
2. CHUẨN BỊ BÀI MỚI
Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh sẽ đạt kết quả học tập cao chỉ khi các em có
động cơ học tập đúng đắn và niềm say mê hứng thú với bộ mơn. Động cơ học tập chỉ có
được khi các em cảm thấy có hứng thú với mơn học và thấy được cả sự tiến bộ của mình.


8


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)

Trong tiết học, các em cảm thấy mình có vị trí, có ý nghĩa khi được tham gia vào trả lời các
câu hỏi, phát biểu xây dựng bài và nhận xét được câu trả lời của bạn, đóng góp vào bài giảng
của cô giáo những kiến thức hiểu biết mà các em có được từ sự nghiên cứu qua sách báo,
khai thác trên mạng Internet…Vậy các em sẽ phải làm như thế nào và làm gì để đón nhận
một bài học mới một cách có hiệu quả? Bên cạnh cơng việc học bài cũ, các em còn phải biết
cách tự học, tự chuẩn bị bài mới ở nhà. Sau đây là một số cách học sinh tự chuẩn bị bài ở
nhà mà bản thân tôi đã gợi ý cho các em thực hiện:
a. Chuẩn bị từng đơn vị bài học
Chuẩn bị từng đơn vị bài học là công việc quan trọng giúp cho các em tiếp thu
bài trên lớp nhanh hơn và hiệu quả hơn. Vì mỗi tiết học, các em không chỉ dừng lại ở việc
lĩnh hội kiến thức từ giáo viên, mà còn linh hoạt vận dụng những kiến thức đó vào thực tế,
áp dụng sáng tạo vào việc tạo ra các tình huống giao tiếp có mục đích.
- Đọc bài, gạch chân bằng bút chì những từ mới các em đã chuẩn bị ở phần trên, tìm
ra những mẫu câu mới (nếu có) các em nên nhờ sự hỗ trợ của những người biết tiếng Anh,
học từ điển, hoặc phần lý thuyết có trong các sách để học tốt.
- Đọc phần yêu cầu của từng đơn vị bài học và tự thực hiện những yêu cầu đó trong
khả năng của mình, khơng nên phụ thuộc vào phần giải bài tập trong các sách để học tốt.
- Ôn lại những câu hỏi liên quan đến kiến thức của các bài trước.
b. Chuẩn bị các kiến thức nền liên quan đến bài học:
Những kiến thức các em có được qua các bài học trên lớp từ sách giáo khoa chưa đủ
để các em có được sự hiểu biết sâu rộng, sự linh hoạt vận dụng vào cuộc sống. Mà các em
cần được trang bị thêm những kiến thức thực tế, có ý nghĩa, để khi các em có giao tiếp ở bất
cứ nơi đâu các em cũng sẽ tự tin vận dụng. Như vậy, các em cần phải tự trang bị cho mình
những kiến thức nền và những vật dụng hay tranh ảnh liên quan đến bài học.

c. Chuẩn bị những vấn đề vướng mắc cần hỏi thầy, cô giáo
Tiếng Anh là một mơn khó học, địi hỏi người học phải đầu tư thời gian, công sức, sự
say mê với mơn học. Nhưng khi có hứng thú, say mê học tập rồi thì trong quá trình học các
em vẫn gặp khơng ít trở ngại. Một trong những sự trở ngại đó là khi làm bài tập hoặc đọc bài
trả lời các câu hỏi có những phần các em khơng hiểu, khơng biết phải làm gì thì các em lại
khơng biết hỏi ai. Những thế hệ phụ huynh học sinh hiện nay rất ít người có khả năng hiểu
biết về ngoại ngữ, phần vì họ khơng được học, và cũng vì cơng việc của họ khơng có sự liên
quan đến Ngoại ngữ. Cho nên các em học sinh khi gặp khó khăn sẽ khơng có người giúp
tháo gỡ những vướng mắc của các em. Chính vì vậy việc hướng dẫn các em ghi chép lại
những điều cần hỏi, cần cô giáo giải thích ra vở là rất cần thiết.
- Trước tiên các em cần xác định những vấn đề chưa hiểu sẽ được giáo viên sẵn lịng giải
thích, khơng nên lo lắng, hay có suy nghĩ rằng bị giáo viên chê bai hay phê bình.
- Ghi chép lại những vấn đề vướng mắc, sau đó sẽ hỏi giáo viên vào những giờ trên lớp,
lúc ra chơi hay bất kì lúc nào mà thầy cô giúp đỡ được.
- Ghi chép lại những gì giáo viên đã giải thích và ghi nhớ.
3. CÙNG HỌC VỚI BẠN
Nếu như ngày nào học sinh cũng ngồi ở một chỗ và học tiếng Anh một mình thì lâu
ngày các em cũng sẽ thấy chán. Vậy thay đổi hình thức tự học cũng rất cần thiết. Học sinh
khơng phải chỉ tự học một mình mà cịn có thể học với các bạn cùng trang lứa- những người

9


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)

có cùng suy nghĩ, sở thích và cùng chung niềm đam mê hứng thú học tiếng Anh. Chính vì
vậy cần khích lệ các em nâng cao ý thức tự học với bạn. Trao đổi với bạn những thông tin
mới mẻ các em vừa tiếp nhận, cùng nhau giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong khi
làm các bài tập trong sách bài tập nâng cao, rồi cùng nhau đố vui những câu đố bằng tiếng

Anh, hay kiểm tra vốn từ vựng của nhau bằng trò chơi “word by word” hoặc giáo viên có thể
hướng dẫn cho học sinh một số trị chơi để các em có thể thực hiện trong giờ ra chơi, hoặc
khi học nhóm ở nhà.
4. GIAO LƯU TRỰC TIẾP VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRÊN INTERNET.
Hiện nay, học sinh, sinh viên có chung chia sẻ rằng: "Em rất muốn học tiếng Anh để
có thể tự tin giao tiếp với người nước ngồi, nhưng cịn e ngại vì khả năng nghe nói tiếng
Anh của mình chưa tốt lắm." Thực tế, có rất nhiều website cung cấp các diễn đàn và cơng cụ
dành cho học sinh tìm kiếm người nước ngồi để các em trao đổi ngơn ngữ. Đã từng trải qua
cảm giác đó, tơi thấu hiểu khó khăn của các em và sẵn lòng chia sẻ những trang web giúp
các em vượt qua bức tường vơ hình trên, ví dụ như các trang:





III>/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Về nhận thức mơn học:
Trong q trình thực hiện đề tài, tôi nhận thấy các em học sinh lớp 11 thể hiện
được sự hứng thú với bộ môn tiếng Anh. Học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, tự giác tích cực học
tập, nỗ lực hết sức trước những nhiệm vụ và yêu cầu giáo viên đưa ra. Nhiều em trước đây
cịn nhút nhát, khơng giám phát biểu trước lớp, ý thức tự học ở nhà chưa có, giờ đây các em
đã tự tin giao tiếp, chủ động phát biểu xây dựng bài. Điều đó chứng tỏ rằng các em đã dần
dần u thích mơn tiếng Anh và có ý thức tự giác trong học tập.
2. Về kết quả học tập
Dựa vào kết quả của các bài tập về nhà, bài kiểm tra và trên lớp, và ý kiến của các em
về q trình tự học, tơi có được kết quả như sau:
- 100% các em hiểu được cách học đối với môn tiếng Anh và ý thức được rằng tự giác
trong học tập có tác động tích cực đến kết quả học tập.

- Khoảng 70% các em tích cực hoàn thành bài tập ở nhà, chịu đọc tài liệu, tự tìm hiểu

thêm để mở rộng kiến thức.
- Khoảng 30% các em chưa hòan thành bài tập đúng thời gian qui định, hoặc làm bài chưa
tốt.
- Khoảng 70% các em có tiến bộ về khả năng làm bài tập trên lớp cả về tốc độ cũng như độ
chính xác của các dạng bài tập, tuy nhiên các em vẫn còn sai về cấu trúc câu và cách sử dụng
từ, mặc dù nhiều em có đọc lý thuyết thường xuyên.

10


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)

- So với năm trước ( 2014-2015), kết quả các em đạt trên trung bình tiếng Anh năm nay( 20152016) tăng đáng kể, khoảng 25%, và điểm số của tòan lớp được cải thiện cùng trong một
năm học mà tôi đã thực hiện, cụ thể:
·

Lớp

Điểm cuối HK I năm học
2015-2016

Kết quả cuối năm học
2015-2016

11C2
(ss:33)

9.1%


57.6%

11C3
(ss:30)

6.3%

50%

11C4
(ss:32)

31.5%

46.9%

11C5
(ss:32)

11.8%

40.6%

11C6
(ss:29)

21.2%

69%


11C7
(ss:31)

64.7%

96.8%

PHẦN KẾT LUẬN
1> Nét đổi mới, sáng tạo và tạo ra giá trị mới nếu áp dụng sáng kiến:
Mặc dù không phải tất cả các em học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Huệ đều đạt
kết quả trên trung bình đối với mơn học, nhưng q trình tự học giúp làm giảm độ chênh
lệch lớn về kết quả học tập giữa các học sinh trong lớp. Các em đều hiểu được kết quả học
tập là do quá trình học quyết định. Các em nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự cần
thiết của việc tự học như là nhân tố chính để đạt được thành cơng trong việc học. Quá trình

11


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)

tự học cịn giúp cho các em có được thái độ tích cực đối với mơn học và trách nhiệm về việc
học của mình, có khả năng làm việc độc lập.
2>Những nét đột phá (nếu có), mức độ và tầm ảnh hưởng khi áp dụng sáng kiến
Với “Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)” người học có thể áp dụng rộng rãi ở các khối lớp, kể cả những người đang đi
làm hoặc những người có nhu cầu cần học tiếng Anh.
3>/ Thời gian hoàn thành: từ ngày 01/9/2015 đến ngày 30/04/2016
4>/ Tài liệu tham khảo:
Để hoàn thành sáng kiến này, tôi đã tham khảo tài liệu ở một số trang web như:

kenhtuyensinh.vn › Tiếng anh › Học tiếng anh
wowenglish.edu.vn/cach-tu-hoc-tieng-anh-hieu-qua
www.engbreaking.com/tu-hoc/tieng-anh
Tôi mong rằng bài viết này của tơi góp một phần nào đó vào việc vận dụng dạy và
học mơn tiếng Anh ở các trường THPT. Những biện pháp mà tôi đã thực hiện tuy có thể
khơng làm hài lịng các đồng nghiệp khác, nhưng đối với học sinh yếu và kém như trường
tơi, thì tơi thấy chúng nên được thực hiện thường xuyên hơn nữa. Đó là phương pháp hữu
hiệu mà tơi có thể giúp học sinh mình có cái nhìn thiện cảm hơn về mơn tiếng Anh. Tiếng
Anh khơng chỉ dừng lại là một môn học bắt buộc nữa, mà cịn là sự u thích của các em.
Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ độc giả để tơi có cơ hội hồn
thiện phương pháp dạy của mình hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Ninh Phước, ngày 19/11/2016
Người viết

Lê Thị Hồng Thương

12


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức tự học Tiếng Anh (đối với học sinh lớp 11 trường THPT
Nguyễn Huệ)

13



×