Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thiết Kế Kiến Trúc Xí Nghiệp Công Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 22 trang )

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

1

QU
Y HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG XNCN

1.1 CÁC CƠ SỞ QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG XNCN
1) Các tài liệu có liên quan đến lô đất xây dựng XNCN:
Đặc điểm của lô đất là điều kiện quan trọng nhất cho việc chuyển từ giải pháp
qui hoạch tổng mặt bằng chung lý tưởng sang giải pháp tổng mặt bằng chung thực
tế.
Đặc điểm của khu đất được phân thành đặc điểm tự nhiên và đặc điểm nhân
tạo.
- Đặc điểm tự nhiên của khu đất thể hiện chủ yếu qua địa hình của khu đất như
hình dáng, hướng khu đất, độ bằng phẳng của khu đất, khả năng chịu lực của nền
đất v.v.
- Đặc điểm nhân tạo của khu đất gồm: Vị trí, đặc điểm của hệ thống giao thông
và hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN tiếp cận khu đất; Những công trình đã tồn tại
bên trong khu đất như nhà cửa, đường cao thế, kênh, mương v.v. trong trường hợp
là XNCN cần cải tạo; Các quy định về kiểm soát phát triển quy định cho lô đất, đặc
biệt là các quy định về lưu vực thoát nước mưa, nước thải, hướng tiếp cận với giao
thông bên ngoài, mật độ xây dựng, khoảng xây lùi, các yêu cầu về cảnh quan đô
thị...; Ảnh hưởng mức độ độc hại của các nhà máy ở lân cận.
2) Các tài liệu về công nghệ sản xuất của XNCN:
Các tài liệu này là kết quả nghiên cứu, thiết kế của các nhà tư vấn công nghệ.
Đây là cơ sở hết sức quan trọng cho việc thiết kế mặt bằng chung XNCN cũng như
thiết kế công trình sản xuất sau này. Các tài liệu chủ yếu về công nghệ sản xuất
trong giai đoạn này gồm:
- Tài liệu liên quan đến hệ thống sản xuất như: Sản phẩm; nguyên tắc hoàn
thành; sơ đồ bố trí dòng vật liệu và sơ đồ bố trí các bộ phận chức năng;


- Nhu cầu giao thông vận chuyển và phương tiện giao thông vận chuyển được
chọn lưạ;
- Các tài liệu về nhu cầu đối với hệ thống cung cấp và đảm bảo kỹ thuật;
- Các tài liệu có liên quan đến điều kiện vệ sinh môi trường và đảm bảo an
toàn;
- Các chỉ dẫn về các tòa nhà và công trình, được trình bày theo theo dạng các
thống kê gồm hạng mục công trình, qui mô, các thông số xây dựng cơ bản, các đặc
điểm sản xuất, điều kiện lao động, chế độ vi khí hậu và các vấn đề liên quan khác...

1.2 QUY HOẠCH MẶT BẰNG CHUNG XNCN
1) Nguyên tắc quy hoạch mặt bằng chung XNCN:
Qui hoạch mặt bằng chung XNCN (còn được gọi là qui hoạch tổng mặt bằng
XNCN) là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng
công nghiệp. Đây là giai đoạn chuyển các đề xuất, các phương án lý tưởng về cơ
cấu tổ chức các khu chức năng sang các giải pháp kiến trúc - xây dựng thực tế, theo
điều kiện địa hình cụ thể của lô đất và đặt cơ sở cho việc triển khai xây dựng các tòa
nhà và công trình trong các bước thiết kế tiếp theo.
Người phê duyệt các đồ án quy hoạch tổng mặt bằng XNCN gồm chủ đầu tư
và Ban quản lý KCN (trong trường hợp XNCN nằm trong KCN).
Đồ án quy hoạch chi tiết XNCN thường được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/500.
Thiết kế tổng mặt bằng XNCN trong các KCN, cụm công nghiệp, phải tuân theo
các nguyên tắc sau:
bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


a) Các giải pháp quy hoạch mặt bằng chung XNCN phải phù hợp với các quy
định về kiểm soát phát triển đã được quy định trong KCN, cụm công nghiệp, trước
hết là các quy định về mật độ xây dựng, khoảng xây lùi, hướng tiếp cận với các

tuyến đường bên ngoài lô đất, các quy định về độ cao san nền, hướng thoát nước
mưa và các quy định về sử lý nước thải và rác thải.
b) Các giải pháp mặt bằng chung cần đáp ứng cao nhất các đòi hỏi của sản
xuất, nói cách khác nó phải phù hợp đến mức cao nhất sơ đồ chức năng lý tưởng
của XNCN, đáp ứng các nhu cầu về diện tích. Các tòa nhà và công trình phải xắp
xếp sao cho dòng vật liệu giữa chúng là ngắn nhất, không trùng lặp, hạn chế sự cắt
nhau, đặc biệt là dòng vật liệu có cường độ vận chuyển lớn.
c) Khu đất XNCN cần được phân thành các khu vực chức năng theo đặc điểm
của sản xuất, vệ sinh công nghiệp, đặc điểm cháy nổ, khối lượng và phương tiện vận
chuyển, mật độ lao động v.v. để thuận tiện cho việc quản lý, khai thác.
d) Lựa chọn hợp lý mặt bằng và hình khối của nhà và công trình. Nhà sản xuất
nên có mặt bằng hình khối đơn giản.
e) Tiết kiệm và sử dụng hợp lý diện tích lô đất xây dựng trên cơ sở bố trí hợp lý
các tòa nhà và công trình, đặc biệt qua các giải pháp hợp khối các bộ phận chức
năng và nâng tầng nhà. Tận dụng tối đa các diện tích đất không xây dựng để trồng
cây xanh.
f) Phải đảm bảo khoảng cách giữa các tòa nhà và công trình theo yêu cầu về
vệ sinh công nghiệp và phòng cháy nổ. Đối với nhà sản xuất, phải đảm bảo hướng
nhà thuận lợi cho tổ chức thông thoáng tự nhiên và giảm bức xạ mặt trời truyền vào
trong nhà.
g) Tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển hợp lý, phù hợp với dây chuyền
sản xuất, đặc điểm của hàng hóa, đáp ứng các yêu cầu sử dụng bảo quản. Hạn chế
sự cắt nhau giữa luồng hàng và luồng người.
h) Đảm bảo khả năng phát triển và mở rộng XNCN trong tương lai qua dự kiến
mở rộng cho từng công trình cũng như dành diện tích đất cho mở rộng.
i) Phân chia giai đoạn xây dựng để sớm đưa XNCN vào hoạt động.
j) Đảm bảo các yêu cầu về thẩm mỹ của từng công trình cũng như tổng thể
toàn nhà máy. XNCN phải hòa nhập và đóng góp cho cảnh quan kiến trúc xung
quanh.
2) Phân chia khu đất theo các khu vực chức năng:

Việc phân chia khu đất XNCN thành các khu vực chức năng thực chất có thể
coi như các quy hoạch định hướng phát triển không gian hay quy hoạch định hướng
về sử dụng đất trong các đồ án quy hoạch chi tiết.
Để tạo điều kiện cho việc xác định các định hướng sử dụng đất một cách tối
ưu, đáp ứng tất cả các đòi hỏi đồng thời của hoạt động sản xuất, người ta chia các
khu đất của XNCN thành các khu vực theo các đặc điểm về sử dụng, khối lượng và
đặc điểm vận chuyển hàng hóa, đặc điểm phân bố nhân lực và về vệ sinh công
nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế việc phân chia các khu đất của XNCN chủ yếu theo
đặc điểm sử dụng. Mặt bằng khu đất XNCN được phân chia thành các khu sau:
a) Khu trước nhà máy:
Đây là nơi bố trí cổng ra vào nhà máy, nơi bố trí các công trình hành chính
quản lý, công cộng dịch vụ, ga ra ô tô, xe đạp cho người lao động và khách đến giao
dịch.
Đối với các XNCN có qui mô nhỏ hoặc có mức độ hợp khối lớn, khu trước nhà
máy hầu như được dành cho cổng bảo vệ, bãi để xe và cây xanh cảnh quan.
Khu trước nhà máy là khu vực chức năng của XNCN mang tính đối ngoại nên
chúng được bố trí tại nơi thuận tiện cho việc tiếp cận với giao thông đường bộ bên
ngoài nhà máy. Khu vực này còn được tổ hợp về không gian kiến trúc với vai trò là
bộ mặt của XNCN và đóng góp vào cảnh quan chung của khu vực. Khu trước nhà
máy được đặt ở đầu hướng gió chủ đạo.
bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


Khu vực trước nhà máy thường chiếm 3-5% quĩ đất.
b) Khu sản xuất và công trình phụ trợ sản xuất:
Nơi bố trí các công trình nằm trong dây chuyền sản xuất chính của XNCN như
các xưởng sản xuất chính, phụ và các xưởng sản xuất phụ trợ. Đây là khu vực có
diện tích chiếm đất lớn, được ưu tiên về điều kiện địa hình và về hướng gió và

hướng tránh nắng.
Khu sản xuất và các công trình phụ trợ sản xuất thường chiếm 40-60% quĩ
đất.
c) Khu kho tàng và các công trình đầu mối giao thông:
Tại đây bố trí các kho lộ thiên, bán lộ thiên hoặc kín, các công trình phục vụ
giao thông vận chuyển như ga, cầu bốc dỡ hàng hóa...Tuy nhiên trong nhiều trường
hợp do đặc điểm sản xuất mà kho nguyên liêụ hoặc kho thành phẩm bố trí gắn liền
với bộ phận sản xuất vì vậy chúng nằm ngay trong khu vực sản xuất. Khu kho tàng
và giao thông được đặt tại khu đất sao cho vừa tiếp cận thuận lợi với giao thông bên
ngoài, đặc biệt là đường sắt hoặc đường thủy vừa tiếp cận với khu sản xuất.
Khu kho tàng và các công trình đầu mối giao thông thường chiếm 15-20% quĩ
đất.
d) Khu các công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật:
Đây là các công trình trong quá trình hoạt động thường sinh ra bụi, tiếng ồn, khí
thải, nguy cơ cháy nổ nên cần được bố trí cách xa khu vực sản xuất, khu trước nhà
máy và được đặt ở cuối hướng gió chủ đạo.
Khu vực này thường chiếm 12-15% quĩ- đất.
e) Khu vực dự kiến mở rộng:
Tùy theo định hướng phát triển của XNCN mà khu vực này có diện tích lớn hay
nhỏ. Khu vực phát triển mở rộng có thể phân tán theo từng các khu vực chức năng
hay tập trung lại thành một khu vực riêng biệt.Trong giai đoạn chưa xây dựng, diện
tích này được sử dụng cho mục đích trồng cây xanh.
Trong một vài trường hợp người ta còn có thể phân khu đất thành các khu vực
theo mức độ tập trung nhân lực để tạo điều kiện cho việc tổ chức luồng người và hệ
thống công trình công cộng dịch vụ trong XNCN.
Theo kinh nghiệm thực tế, việc quy hoạch tổng mặt bằng XNCN thường bắt đầu
theo trình tự sau: Xác định cổng ra vào XNCN, nơi bố trí khu vực trước nhà máy;
Xác định quỹ đất thuận lợi nhất để bố trí khu vực sản xuất; Xác lập hệ thống giao
thông chung toàn XNCN và bố trí các khu vực chức năng còn lại.
3) Bố trí các bộ phận chức năng theo trục chức năng:

Tiếp theo của việc phân khu chức năng trong khu đất XNCN là giai đoạn bố trí
các bộ phận chức năng hay hạng mục công trình trong XNCN. Cơ sở quan trọng để
bố trí các bộ phận chức năng hay các công trình là trục chức năng.
Khái niệm về trục chức năng
Trong tổng mặt bằng XNCN, dòng vật liệu chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa các
bộ phận chức năng, hay các công trình thông qua sự lưu chuyển vật liệu. Vì vậy bên
cạnh khái niệm về dòng vật liệu người ta còn sử dụng một khái niệm khác: Trục chức
năng hay hệ thống trục chức năng. Đây là hệ thống ký hiệu các đường biểu hiện mối
quan hệ giữa các bộ phận chức năng trong XNCN không chỉ đơn thuần về mối quan
hệ thông qua dòng vật liệu mà còn mối quan hệ về dòng người, dòng thông tin và
chú ý đến cường độ vận chuyển giữa các bộ phận chức năng.
Trên cơ sở đặc điểm của các mối liên hệ giữa các bộ phận chức năng, hệ
thống trục chức năng được phân chia thành :
- Trục hoàn thành - A : trục của dòng vật liệu mà tại đó nguyên liệu biến trở
thành sản phẩm. Như vậy trục hoàn thành đi từ kho nguyên liệu qua bộ phận sản
xuất và kết thúc tại kho thành phẩm.
- Trục giao thông - B: trục biểu hiện tuyến giao thông vận chuyển nguyên liệu
vào và tiếp nhận thành phẩm
bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


- Trục cung cấp và đảm bảo kỹ thuật - C: trục biểu hiện mối quan hệ giứa bộ
phận cung cấp và đảm bảo kỹ thuật với bộ phận sản xuất.
- Trục cung cấp nguyên vật liệu phụ hoặc các bán thành phẩm - D: trục biểu
hiện mối quan hệ giữa bộ phận sản xuất với bộ phận sản xuất phụ trợ và với các kho
phụ.
- Trục phế thải - E : trục đi từ bộ phận sản xuất tới kho phế thải
- Trục kiểm tra - F: trục đi từ bộ phận sản xuất tới bộ phận kiểm tra, thí nghiệm

sản phẩm chuẩn bị xuất xưởng.
- Trục sửa chữa bảo hành- G: trục đi từ bộ phận sản xuất tới bộ phận cơ khí
sửa chữa của nhà máy.
- Luồng người - H: trục đi từ bộ phận phục vụ sinh hoạt tới các khu vực tập
trung nhân lực, chủ yếu là tới bộ phận sản xuất.
Căn cứ vào cường độ vận chuyển người ta phân thành trục chức năng chính và
trục chức năng phụ. Trục chức năng chính là trục mà tại đó cường độ vận chuyển
của dòng vật liệu lớn. Như vậy trục giao thông và trục hoàn thành là trục chức năng
chính.
Quá trình tổ hợp các bộ phận chức năng hay xây dựng sơ đồ cấu trúc của một
XNCN theo trục chức năng có thể tiến hành theo các bước sau:
- Trình bày sơ đồ các bộ phận chức năng theo các trục chức năng.
- Xếp đặt các bộ phận chức năng phù hợp với điều kiện địa hình của khu đất
dưới sự chú ý đến đặc điểm của các bộ phận chức năng (trước hết là quy mô chiếm
đất). Các bộ phận chức năng được tổ hợp sao cho các trục chức năng là ngắn nhất,
giảm đến mức có thể sự cắt nhau giữa các trục chức năng và tạo khả năng thuận lợi
cho việc phát triển của tất cả các bộ phận chức năng.

Hình 7 : Sơ đồ thể hiện các dạng trục chức năng trong XNCN

bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


Hình 8: Ba phương án tổng mặt bằng XNCN và đánh giá phương án qua hình

thức bố trí trục chức năng.
4) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất:
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất là một trong những yêu cầu khi quy hoạch mặt

bằng chung XNCN.
Những biện pháp cơ bản để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất gồm:
- Hợp khối nhà;
- Nâng tầng nhà;
- Bố trí xếp đặt khoảng cách giữa công trình hợp lý;
- Lựa chọn hình dáng nhà phù hợp với hình dáng của khu đất, để hạn chế các
phần đất không sử dụng được vì hình dáng quá phức tạp.
a) Hợp khối nhà:
Khái niệm hợp khối trong xây dựng công nghiệp được hiểu như là việc tập
trung các bộ phận chức năng trong một hệ thống không gian chung nhằm nâng cao
hiệu quả về kinh tế cũng như sử dụng đất. Bên cạnh đó biện pháp này còn mang lại
hiệu quả sau:
- Giảm thời gian và chi phí vận chuyển qua việc rút ngắn dòng vật liệu;
- Giảm chiều dài đường giao thông, hệ thống cung cấp và đảm bảo kỹ thuật;
- Giảm chí phí xây dựng và thời gian xây dựng qua việc giảm số lượng tòa nhà
- Tạo điều kiện cho việc sử dụng chung một số các bộ phận chức năng như
phục vụ sinh hoạt v.v;
- Việc hợp khối các bộ phận chức năng thường đi cùng với việc ứng dụng các
không gian lớn như vậy tạo điều kiện cho việc sử dụng linh hoạt.
Trong xây dựng công nghiệp việc hợp khối các bộ phận chức năng thường xảy
ra theo các dạng sau:
- Hợp khối các bộ phận chức năng mà chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau theo
dòng vật liệu. Dạng hợp khối này mang lại hiệu quả kinh tế trước hết là rút ngắn các
trục chức năng cũng như chiều dài dòng vật liệu, gỉam chi phí về vận chuyển cũng
bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


như thời gian vận chuyển. Đây là dạng hợp khối hay gặp nhất. Ví dụ như hợp khối

giữa bộ phận sản xuất và kho.
- Hợp khối giữa các bộ phận chức năng nhằm sử dụng chung một số bộ phận
chức năng phụ. Mục đích chính của việc hợp khối này là tiết kiệm không gian và
trang thiết bị của ngôi nhà. Dạng hợp khối này thường thấy ở dạng: Hợp khối giữa
nhà sản xuất chính và nhà sản xuất phụ nhằm sử dụng chung một số bộ phận chức
năng phụ; hợp khối giữa bộ phận hành chính và phục vụ công cộng nhằm sử dụng
chung không gian sảnh, cầu thàng, wc..
- Hợp khối các bộ phận chức năng mà chúng có đòi hỏi tương tự về tổ chức
không gian, điều kiện vệ sinh hoặc có các hoạt động chức năng tương tự. Hiệu quả
kinh tế của dạng hợp khối này là tiết kiệm diện tích đất xây dựng, chi phí vật liệu và
thời gian xây dựng. Về dạng hợp khối này có thể thấy qua sự hợp khối giữa bộ phận
sản xuất vỏ hộp và bộ phận xưởng cơ khí trong nhà máy thực phẩm, hợp khối giữa
xưởng cơ khí và trạm phát điện hoặc với các gara ô tô.
Trong điều kiện sử dụng thông thoáng tự nhiên biện pháp hợp lý để áp dụng
được gỉai pháp hợp khối là lựa chọn mức độ hợp khối sao cho tập trung được các
bộ phận chức năng đến mức cao nhất trong một không gian mà vẫn tổ chức thông
gió tự nhiên tốt.
Việc hợp khối có thể dẫn đến làm tăng bề rộng nhà gây khó khăn cho việc
thông thoáng tự nhiên. Điều này có thể giải quyết được thông qua việc lựa chọn hình
dạng nhà, ví dụ như dạng chữ L, U hoặc có sân trong.
b) Nâng tầng nhà:
Đây là biện pháp có hiệu quả nhất trong việc sử dụng đất, vì nếu nâng nhà một
tầng thành hai tầng thì diện tích chiếm đất của công trình giảm đi gần một nửa. Trong
phát triển đô thị cũng như phát triển KCN việc sử dụng các công trình công nghiệp
nhiều tầng để tiết kiệm đất xây dựng được đặc biệt khuyến khích.
Tuy nhiên việc nâng tầng nhà có thể dẫn đến một số vấn đề sau:
- Lưới cột nhà nhiều tầng thường nhỏ do phải chịu tải trọng sàn, làm giảm tính
linh hoạt của không gian sản xuất
- Phải tăng chi phí cho các thiết bị vận chuyển theo chiều đứng và kéo dài thời
gian vận chuyển.

- Kéo dài thời gian xây dựng do giải pháp xây dựng phức tạp hơn.
Thông thường các công trình nhiều tầng trong XNCN gồm nhà hành chính,
phục vụ sinh hoạt, nhà kho. Nhà sản xuất nhiều tầng thường sử dung khi máy móc
thiết bị nhẹ, khả năng vận chuyển theo chiều đứng cho phép.

bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


Hình 9 : Các khả năng hợp khối trong nhà sản xuất .
5) Giải pháp mở rộng trong quy hoạch mặt bằng chung XNCN:
Mở rộng sản xuất là yêu cầu thông thường trong tổ chức sản xuất do xuất phát
từ:
bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


- Mở rộng để nâng công suất
- Để sản xuất sản phẩm mới
- Do thay thế máy móc thiết bị dẫn đòi hỏi thêm về diện tích.
Yêu cầu về mở rộng và quy mô mở rộng cần được dự kiến sớm ngay trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư.
Trong xây dựng công nghiệp việc mở rộng trong XNCN thường được diễn ra
theo một số dạng sau:
a) Xây dựng thêm công trình mới:
Đây là dạng mở rộng đơn giản nhất, thường được sử dụng trong trường hợp
nâng công suất ở mức độ lớn hoặc do yêu cầu phát triển sản xuất thêm loại sản
phẩm khác. Trong hình thức mở rộng này khi thiết kế mặt bằng chung XNCN người

ta phải dự tính trước vị trí và diện tích cho công trình này.
b) Mở rộng theo dạng mô đun:
Đây là dạng mở rộng thường thấy trong các XNCN, nó có thể coi là xây dựng
theo kiển phân đợt như các đơn nguyên của nhà ở. Mỗi một mô đun tồn tại tương
đối độc lập. Vì vậy đây là dạng mở rộng ít gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa công trình
cũ và mới. Các mô đun có thể phát triển theo chiều ngang hoặc chiều dọc tùy theo
hướng phát triển của dòng vật liệu.
c) Mở rộng theo hình thức xây dựng thêm một hoặc hai nhịp nhà:
Đây là dạng mở rộng có quy mô nhỏ, nhà được mở rộng thêm một hoặc hai
nhịp để có thể bố trí thêm một dây chuyền sản xuất. Tuyến sản xuất mới này sử
dụng các công trình phụ trợ đã có. Đây cũng chính là nguyên nhân hạn chế quy mô
của việc mở rộng vì nếu tăng thêm quy mô nữa thì khả năng phục vụ của các bộ
phận phụ sẽ quá tải, bán kính phục vụ quá xa gây ảnh hưởng tới sự hoạt động của
các bộ phận sản xuất khác cũng như bộ phận mới mở rộng.

1.3 LỰA CHỌN VÀ BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH TRONG XNCN
1) Lựa chọn hình dáng nhà:
Trong quá trình thiết kế, việc lựa chọn giải pháp mặt bằng hình khối của công
trình thường xuất phát đồng thời từ các yêu cầu của bản thân công trình, vừa xuất
phát từ điều kiện về hình dáng, địa hình của khu đất. Thông thường mặt bằng hình
khối của các công trình công nghiệp được hình thành chủ yếu do các yêu cầu của
bản thân chúng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp yếu tố về quy hoạch lại là nhân
tố chính quyết định mặt bằng hình khối của công trình.
Nguyên tắc cơ bản để lựa chọn hình dạng nhà là:
- Công trình phải phù hợp với đặc điểm của khu đất;
- Có hình khối đơn giản, phù hợp về diện tích, quy mô cũng như đặc điểm của
công trình;
- Có hình dáng tạo được các mối liên hệ về không gian với các công trình khác,
tuân theo các định hướng phát triển không gian của toàn khu vực;
- Có khả năng đáp ứng các đòi hỏi về điều kiện thông thoáng trong trường hợp

công trình sử dụng thông thoáng tự nhiên.
2) Bố trí công trình:
Cơ sở quan trọng hàng đầu để bố trí các công trình trong XNCN là dòng vật
liệu hay các trục chức năng. Vị trí của chúng được đặt sao cho các trục chức năng là
ngắn nhất và thuận tiện cho việc phát triển mở rộng của từng công trình (xem phần
trục chức năng).
Ngoài ra, việc bố trí các công trình trong khu đất còn phụ thuộc vào giải pháp tổ
hợp chung của toàn XNCN. Tuân theo các nguyên tắc thông thường của tổ hợp các
công trình là chúng thường được bố trí dựa trên hệ thống các trục không gian của tổ
hợp công trình, được phát triển theo các trục không gian tạo thành các tuyến không
gian hay các khoảng mở. Cảm giác về sự trật tự, sự lưu chuyển, đóng mở của các
không gian đó tạo nên các thụ cảm về thẩm mỹ. Các giải pháp bố trí công trình hay
bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


được sử dụng trong các XNCN được trình bày trong phần " Các giải pháp quy hoạch
mặt bằng - không gian các XNCN dưới đây.
Khi bố trí các công trình trong XNCN cần phải chú ý đảm bảo khoảng cách giữa
các công trình. Khoảng cách giữa hai công trình được xác định theo các yếu tố sau:
a) Khoảng cách tối thiểu để đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy nổ:
Khoảng cách công trình đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy nổ theo bảng sau:
Bảng 8: Khoảng cách phòng cháy nổ giữa các công trình công nghiệp
Bậc chịu lửa của công trình và
hạng sản xuất
Bậc I và II
Hạng sản xuất A, B, C
- Không có chữa cháy tự động
- Có chữa cháy tự động

Hạng sản xuất D, E
Bậc III
Bậc IV và V

Khoảng cách giữa các công trình (m) ứng với bậc chịu
lửa của
công trình bên cạnh
I và II
III
IV và V
9
12
9
6
Không quy định
9
12

12
15

15
18

b) Khoảng cách để đảm bảo thông thoáng tự nhiên:

Để đảm bảo cho việc thông thoáng của hai công trình công nghiệp thì khoảng
cách giữa hai cạnh dài của hai công trình cạnh nhau phải tuân theo các yêu cầu tại
hình vẽ dưới đây.
c) Khoảng cách đạt được để đảm bảo điều kiện tổ chức giao thông:

Trong trường hợp này khoảng cách giữa hai nhà được xác định như sau:
L khoảng cách giữa hai công trình = 2 x khoảng xây lùi + bề rộng đường.
Khoảng xây lùi trong XNCN có thể lấy bằng 3 - 6m. Ví dụ hai công trình ở hai
phía của đường rộng 15m cách nhau là : 2 x 3m +15m = 21m.
d) Khoảng cách nhà đáp ứng yêu cầu về yêu cầu cảnh quan:
Khoảng cách giữa hai công trình công nghiệp về mặt cảnh quan đó là một
không gian trống. Trong một số trường hợp nhất định người ta còn xác định khoảng
cách giữa hai nhà dựa trên các nguyên tắc về cảnh quan mà người ta thường đã
kiểm nghiệm trên các tuyến phố của đô thị (do nhà công nghiệp thường kéo dài, nên
có thể coi chúng như một đoạn không gian phố), khoảng cách giữa hai công trình có
thể lấy bằng 1-1,5 lần chiều cao trung bình của hai nhà cạnh nhau.

bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


Hình 10 : Khoảng cách nhà để đảm bảo thông thoáng tự nhiên

1.4 CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG XNCN
Trong các phần trình bày trên nội dung quy hoạch tổng mặt bằng XNCN được
đề cập đến theo từng phần riêng biệt. Nhưng trong quá trình thiết kế, các nội dung
trên được tổng hợp thành các giải pháp quy hoạch mặt bằng. Đây chính là sự cân
đối một cách hòa hợp tất cả các kết quả đạt được của từng nội dung, từ việc phân
vùng chức năng; xác định các định hướng phát triển không gian; bố trí các bộ phận
chức năng theo dòng vật liệu hay trục chức năng; hợp khối nhà; vấn đề về mở rộng,
đến việc lựa chọn hình dáng nhà và bố trí nhà...
Trong thực tế thiết kế, hình thức bố trí tổng mặt bằng XNCN rất đa dạng, ít khi
có sự trùng lặp, ngay cả trong trường hợp trong các lô đất có hình dáng tương tự
trong một KCN. Tuy nhiên có thể tập hợp các dạng bố cục tổng mặt bằng XNCN

thành 5 giải pháp quy hoạch sau:
1) Quy hoạch theo kiểu ô cờ:
bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


Giải pháp này được đặc trưng bởi việc phân chia khu đất XNCN thành các dải
và ô đất thông qua hệ thống giao thông nội bộ của XNCN. Trên mỗi ô đất đó bố trí
một hoặc một vài công trình.
Cách bố trí công trình như vậy tạo cho mặt bằng chung XNCN có trật tự, dễ tạo
được sự thống nhất, vì vậy đây là giải pháp hay được sử dụng, đặc biệt với các
XNCN có quy mô lớn với nhiều hạng mục công trình.
Trục tổ hợp để bố trí các công trình là các trục giao thông.
Mặc dù các công trình có quy mô khác nhau nhưng thông thường các công
trình bố trí dọc theo các trục giao thông chính thường được xây dựng theo cùng chỉ
giới xây dựng tạo thành một tuyến có vách mặt không gian thống nhất.
2) Quy hoạch theo kiểu hợp khối liên tục:
Đây là giải pháp thường thấy trong các XNCN sử dụng hệ thống điều hòa khí
hậu nhân tạo. Hầu hết các bộ phận chức năng được hợp khối trong một công trình
chính, các công trình bố trí riêng là các công trình có nguy cơ gây cháy nổ, bụi..
Khu đất không chia thành các ô như giải pháp kiểu ô cờ. Công trình chính có
thể dạng chữ nhật, hoặc có mặt bằng hình khối phát triển theo tuyến sản xuất.
Về mặt tổ hợp giải pháp này phong phú hơn giải pháp kiểu ô cờ vì hình khối
công trình đa dạng, do được tổ hợp từ các bộ phận chức năng hết sức khác nhau.
Khác với giải pháp quy hoạch kiểu ô cờ với trục tổ hợp là các tuyến giao thông,
ở giải pháp này trục tổ hợp chính của toàn nhà máy là trục tổ hơp của chính nhà sản
xuất, của bộ phận sản xuất. Hệ thống trục không gian này là cơ sở để bố trí các tổ
hợp không gian phụ khác.


bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


Hình 11: Giải pháp quy hoạch theo kiểu ô cờ và hợp khối liên tục
bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


3) Giải pháp bố trí công trình theo chu vi khu đất:
Đặc trưng của giải pháp này là các tòa nhà và công trình được bố trí theo chu
vi của khu đất xây dựng tạo thành các sân trong. Các sân trong đóng vai trò là diện
tích giao thông nội bộ và khoảng không gian thông thoáng. Mặt chính của các công
trình quay ra phía các đường bao quanh khu đất.
Giải pháp này thường được sử dụng cho các XNCN bố trí bên trong các khu
dân dụng, với mục đích tiết kiệm tối đa đất xây dựng và tham gia vào cảnh quan của
đường phố.
Trục tổ hợp của các công trình trong XNCN trong nhiều trường hợp được xác
định bởi yếu tố cảnh quan bên ngoài khu đất xây dựng, đặc biệt là hướng các tuyến
đường.
Giải pháp quy hoạch này này có thể dẫn đến các vấn đề: Mặt bằng hình khối
công trình phức tạp, khó cho xây dựng và sử dụng, khả năng thông thoáng trong khu
đất kém.
4) Giải pháp bố trí kiểu tự do:
Do đặc điểm và yêu cầu của công nghệ sản xuất hoặc do yêu cầu về mặt quy
hoạch đô thị mà các công trình trong khu đất XNCN được sắp xếp theo dạng tự do.
Các công trình bố trí theo hình thức tự do thường được biểu hiện qua các đặc điểm
sau:

- Các trục tổ hợp của công trình không vuông góc với nhau như với các giải
pháp thông thường mà có thể có nhiều trục tổ hợp với nhiều hướng khác nhau.
Hướng của các trục này được quyết định bởi định hướng không gian của các môi
trường xung quanh XNCN. Về phương diện này giải pháp giống như kiểu bố trí theo
chu vi.
- Khác với kiểu bố trí theo chu vi, trong quy hoạch kiểu tự do các công trình
hoàn toàn không bố trí dọc theo chu vi khu đất mà vẫn bố trí tập trung theo các yêu
cầu của sản xuất, các hình khối không gian phát triển theo các tuyến sản xuất hoặc
theo các yêu cầu khác ví dụ như đáp ứng khả năng mở rộng của các bộ phận chức
năng ...
Hình trang bên trình bày một giải pháp quy hoạch theo kiểu tự do theo nguyên
tắc " trục xương sống". Ở giải pháp này các công trình hay các bộ phận chức năng
phát triển dọc theo một không gian đóng vai trò như một không gian xương sống của
tổ hợp công trình. Không gian này là nơi bố trí các bộ phận chức năng ít thay đổi của
XNCN, ví dụ như bộ phận hành chính, phục vụ, một vài bộ phận phụ trợ. Các bộ
phận chức năng hay thay đổi, mở rộng của XNCN như các bộ phận sản xuất, kho
được bố trí bám thành các nhánh vào không gian trục " xương sống". Chúng có thể
dài ngắn hoặc to nhỏ tùy thuộc vào quy mô của chúng và thay đổi theo thời gian.

bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


Hình 12 : Giải pháp quy hoạch theo tự do và chu vi ô đất
bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22



5) Giải pháp quy hoạch theo kiểu mô đun:
Giải pháp quy hoạch này được hình thành trên cơ sở các công trinh chính hoặc
cụm công trình trong khu đất được tổ hợp thành những mô đun. Đây có thể coi như
một kiểu mở rộng. Các mô đun có quy mô hết sức khác nhau. Loại nhỏ có thể chỉ
hình thành bởi một không gian nhà đạơc tạo thành bởi một giải pháp kết cấu nào đó.
Loại mô đun lớn có thể cả một đoạn phân xưởng hoàn chỉnh. Ví dụ các gian tổ máy
của nhà máy điện.
Trong giải pháp này, không gian hình khối chung của công trình phụ thuộc vào
bản thân tổ chức không gian của các mô đun và hướng phát triển lắp ghép chúng.
Đây là giải pháp được sử dụng trước hết xuất phát từ ý tưởng tạo ra sự linh hoạt
cho việc mở rộng mà vẫn không phá vỡ cấu trúc không gian chung của toàn nhà
máy, mặt khác chúng gây ấn tượng rằng bản thân công trình công nghiệp cũng
tương tự như sản phẩm công nghiệp, được tổ hợp từ nhiều thành phần thống nhất.
Việc lựa chọn giải pháp quy hoạch nào trong các dạng kể trên tùy thuộc trước
hết vào đặc điểm sản xuất, quy mô XNCN, đặc điểm của khu đất, nhu cầu về mở
rộng v.v và khả năng vận dụng của người tư vấn thiết kế.

1.5 QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG TRONG XNCN
Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất phụ thuộc đáng kể vào việc tổ
chức giao thông. Tiết kiệm được mỗi tấn hàng hóa vận chuyển đồng nghĩa với việc
tiết kiệm các chi phí, bởi vậy việc tổ chức giao thông vận chuyển hợp lý trong XNCN
là một trong những nhiệm vụ quan trọng khi quy hoạch mặt bằng chung XNCN.
Nội dung cơ bản của quy hoạch hệ thống giao thông trong XNCN gồm:
- Bố trí cổng ra vào nhà máy:
- Bố trí các tuyến giao thông vận chuyển cho người và hàng trong XNCN ( bên
ngoài công trình) và
- Bãi đỗ xe và tổ chức các khu vực bốc dỡ hàng.
1) Cổng ra vào XNCN:
Cổng ra vào XNCN là bộ phận tiếp nối giữa giao thông bên trong và giao thông
bên ngoài nhà máy. Qua cổng này gồm hàng hóa, công nhân và khách thăm quan

giao dịch.
Vận chuyển bằng đường sắt ít khi qua cổng chính mà bằng hệ thống cổng
riêng. Trong một số trường hợp người ta còn tổ chức tách riêng cổng cho hàng hóa
và cho người. Thậm chí còn tách riêng cổng cho công nhân và cổng cho khách thăm
quan giao dịch.
Các bộ phận chức năng của cổng bao gồm;
- Cổng cho người lao động và khách thăm;
- Cổng cho vận chuyển hàng hóa;
- Nhà thường trực và nhà chờ của khách;
- Khu vực kiểm tra;
- Cân xe và hàng hóa;
- Thiết bị báo động và phòng cháy;
- Hàng rào.
Quy mô của các không gian này trước hết phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm của
XNCN, khối lượng vận chuyển. Với XNCN có quy mô nhỏ chúng có thể chỉ có một
phần trong các chức năng kể trên, thậm chí cổng ra vào được hợp khối với nhà hành
chính. Với các XNCN có quy mô trung bình và lớn nên có cổng ra vào tách riêng.
Trang bị kỹ thuật của cổng phụ thuộc vào giá trị hàng hóa mà nó bảo vệ. Để thuận
tiện cho việc kiểm soát số lượng cổng ra vào nên hạn chế.
Việc lựa chọn vị trí đặt cổng ra vào phụ thuộc trước hết vào khả năng tiếp cận
với tuyến giao thông bên ngoài XNCN, vào hình thức bố trí các công trình trong
bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


XNCN. Vì cổng ra vào là một phần bộ mặt của XNCN nên vị trí của cổng còn phải
phù hợp với cảnh quan chung của khu vực.
Cổng của nhà máy cần bố trí lùi vào ít nhất 4m so với chỉ giới đường đỏ và bề
rộng của đoạn lùi này rộng tối thiểu gấp 4 lần chiều rộng cổng, qua đó tạo thành một

quảng trường nhỏ phía trước nhà máy đóng vai trò là không gian chuyển tiếp giữa
giao thông bên trong XNCN với giao thông bên ngoài và là nơi đỗ cho xe chờ kiểm
tra vào nhà máy.
Hình thức kiến trúc và mức độ hoàn thiện của khu vực cổng có một vai trò tích
cực trong tổ chức môi trường cảnh quan của khu trước nhà máy và là một điểm
nhấn không gian quan trọng cho mặt đứng khai triển của XNCN. Tuy nhiên cũng cần
tránh xu hướng tổ chức cổng có hình thức đồ sộ, rắc rối gây tốn kém mà không
mang lại hiệu quả thẩm mỹ.

bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


Hình 13 : Sơ đồ bố trí cổng ra vào nhà máy
2) Tổ chức luồng hàng, luồng người trong XNCN:
a) Tổ chức luồng hàng trong XNCN:
Nội dung của việc tổ chức vận chuyển hàng trong XNCN gồm lựa chọn phương
tiện vận chuyển và bố trí các tuyến vận chuyển.
bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


Lựa chọn giải pháp tổ chức vận chuyển hàng hóa căn cứ vào: Loại hàng hóa
cần vận chuyển; Khoảng cách vận chuyển; Thời gian vận chuyển; Khả năng bốc dỡ;
Chi phí vận chuyển và thời hạn sử dụng của phương tiện vận chuyển.
Hàng hóa trong XNCN có thể vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và hệ
thống đường ống, băng chuyền. Trong đó vận chuyển bằng đường bộ thường đóng
một vai trò quan trọng.

- Vận chuyển bằng đường sắt: Csác yếu tố kỹ thuật và kinh tế liên quan đến
đường sắt đã được trình bày trong phần Quy hoạch khu công nghiệp. Đường sắt
trong XNCN thường ở dạng cụt hoặc xuyên qua. Việc tổ chức các tuyến đường sắt
thường đi cùng với việc tổ chức các điểm bốc dỡ hàng hóa.
- Vận chuyển bằng đường bộ:
Đường ô tô trong XNCN thường được chia làm hai loại: Đường chính và
đường nhánh.
Đường chính của nhà máy đảm nhiệm khối lượng vận chuyển cơ bản của
XNCN, nối với giao thông bên ngoài của XNCN. Đường chính của nhà máy thường
nằm trùng với trục giao thông ( xem phần trục chức năng), ở ranh giới giữa khu sản
xuất và khu các công trình cung cấp đảm bảo kỹ thuật. Đường chính của XNCN
thường có chiều rộng được tổ hợp bằng:
- Chiều rộng tối thiểu 2 làn xe chạy, mỗi làn xe rộng 3,75m hoặc 3,5m.
- Chiều rộng vỉa hè 4,5-5m.
Như vậy chiều rộng đường chính XNCN có thể lấy tối thiểu là 16m (lòng đường
3,5mx2 + vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m) hoặc 17,5m ( lòng đường rộng 3,75mx2 + vỉa hè
mỗi bên rộng 5m). Bán kính cong của lòng đường, trong trường hợp có xe vận
chuyển conteiner tối thiểu là 24m.
Đường nhánh liên hệ giữa các bộ phận chức năng trong XNCN: Đây là các
tuyến vận chuyển phụ, phục vụ sửa chữa, cứu hỏa. Đường có bề rộng lòng đường
cho 1 hoặc 2 làn xe rộng 3,5m, vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Trong thiết kế quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông trong XNCN tỷ lệ 1/500,
các bản vẽ quy hoạch thể hiện mặt cắt ngang và trắc dọc của đường, các thông số
về độ dốc dọc, dốc ngang của đường, chiều dài từng đoạn đường, các bán kính
cong của đường..và chi phí xây dựng đường.
b) Tổ chức luồng người:
Luồng người trong XNCN được bắt đầu từ bến ô tô buýt tại cổng của nhà máy,
qua cổng tới nơi đỗ xe ô tô, xe máy và xe đạp, tới phòng thay gửi quần áo và từ đây
tới các nơi làm việc trong XNCN. Giao thông cho luồng người trong XNCN được tổ
chức thông qua các tuyến đường đi bộ. Các tuyến đi bộ có thể bố trí cùng tuyến với

đường ô hoặc thành các tuyến đi bộ riêng biệt. Bề rộng các tuyến đường đi bộ rộng
nx0,75m.
Để hạn chế sự giao cắt giữa luồng hàng và luồng người nhằm đảm bảo thời
gian và an toàn vận chuyển có thể sử dụng các biện pháp sau :
- Tách luồng hàng và luồng người về hai phía khác nhau
- Trong trường hợp không thể áp dụng biện pháp trên sử dụng các cầu vượt
hoặc các tuynen ( lối đi ngầm dưới đất).

bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


Hình 14: Sơ đồ tổ chức mối giao nhau khác mức giữa luồng hàng và lưồng
người
3)Bố trí bãi đỗ xe:
Trong XNCN người ta phân biệt 3 loại bãi đỗ xe: Bãi đỗ xe cho khách đến giao
dịch; bãi đỗ xe cho người lao động và bãi đỗ xe vận chuyển.
Các bãi đỗ xe khách thăm và cho người lao động được bố trí tại khu vực cổng,
thuận tiện cho việc đi lại và quan sát bảo quản. Xe ô tô con thường được bố trí ngoài
trời, chỉ tiêu bãi đỗ xe con có thể lấy 25m2 cho một xe. Xe máy và xe đạp thường
được bố trí trong nhà để xe, chỉ tiêu có thể lấy 5m2/ cho một xe.
Bãi đỗ xe vận tải hàng hóa thường bố trí phía sau khu đất XNCN, có thể có mái
che. Tiêu chuẩn diện tích bãi đỗ xe vận tải phụ thuộc vào loại xe và cách bố trí hàng
đỗ xe, tối thiểu 85m2 cho một xe.
Để hạn chế các bức xạ nhiệt do mặt trời chiếu vào diện tích lớn của các bãi đỗ
xe thường được làm bằng bê tông, cần dành diện tích để trồng cây lấy bóng mát.
Nền của các bãi đỗ nên ghép bằng các miếng bê tông nhỏ để cỏ có thể mọc xen kẽ
và tăng khả năng thoát nước mặt.
bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-


22


4) Bốc dỡ hàng hóa
Địa điểm bốc dỡ hàng trong XNCN có thể là các bãi ngoài trời, bãi có mái che,
hoặc là một phần của nhà kho. Mặt bằng bốc dỡ có thể là trên mặt nền hoặc trên các
bệ bốc dỡ hàng. Phương tiện bốc dỡ có thể là xe nâng hoặc cần cẩu. Việc lựa chọn
hình thức bốc dỡ, không gian và phương tiện bốc dỡ phụ thuộc chủ yếu vào khối
lượng và đặc điểm của hàng hóa bốc dỡ.
Khi thiết kế bệ bốc dỡ hàng cần chú ý đến :
- Vị trí của bệ bốc dỡ. Chúng có thể nằm ở một phía hoặc có thể bên trong của
công trình tùy theo nhu cầu về mức độ bốc dỡ.
- Hình dạng của bệ bốc dỡ được lựa chọn phù hợp với việc bốc dỡ hàng từ
phía đuôi xe hoặc phía bên của xe. Đối với bệ bốc dỡ nằm ngoài nhà để tránh mưa
nắng người ta thường sử dụng mái che. Trong một số trường hợp bệ dỡ hàng có thể
xây dựng thành các âu lùi sâu vào trong nhà, có cửa che chắn, để tránh ảnh hưởng
bất lợi của không khí ngoài nhà khi trong nhà kho có hệ thống điều hòa hoặc là các
kho mát.
- Chiều cao của bệ bốc dỡ hàng phụ thuộc phần lớn vào phương tiện vận
chuyển (ví dụ : đối với xe vận tải loại nhỏ bệ có chiều cao 0,6-1,2m; xe vận tải có tải
trọng đến 13 tấn, bệ cao 1,1-2,4m..)

1.6 QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH CUNG CẤP VÀ ĐẢM BẢO KỸ

THUẬT TRONG XNCN
1) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong XNCN:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong XNCN gồm hệ thống cấp điện, hơi, cấp nước,
thoát nước mưa, thông tin bưu điện, xử lý sơ bộ nước thải và rác thải.
Việc bố trí hạ tầng kỹ thuật trong XNCN phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống hạ

tầng kỹ thuật bên ngoài XNCN hay hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN tiếp nối đến
hàng rào khu đất. Ngoài ra việc tính toán cũng như bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật
còn phải tuân theo một số các quy định để đảm hệ thống hạ tầng XNCN hoạt động
phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN. Các quy định này thường tập trung
ở một số các điểm sau:
- Quy định về lưu vực thoát nước mưa và hướng tiêu nước
- Quy định về hướng thoát nước thải và chất lượng của nước thải sau khi sử lỹ
sơ bộ.
Việc tính toán và thiết kế kỹ thuật hệ thống hạ tấng kỹ thuật trong XNCN được
các chuyên gia theo từng chuyên ngành đảm nhiệm.
2) Bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong XNCN
Nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp nước, thoát nước thải xem
trong phần quy hoạch KCN.
Hướng tuyến thông thường của hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong XNCN thường
được bố trí dọc theo các tuyến giao thông của XNCN.
Các tuyến kỹ thuật có thể được bố trí ở dưới đất theo hình thức đặt riêng từng
hệ thống hay có thể bố trí chung trong các hộp kỹ thuật, thậm chí trong các đường
tuynen ngầm.
Các tuyến kỹ thuật có thể bố trí trên mặt đất để có thể kiểm tra, sửa chữa được
dễ dàng như hệ thống cấp hơi, cấp nhiệt.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong XNCN phải được đấu nối thống nhất với hệ
thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài XNCN ( hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN hoặc khu
vực).

1.7 TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT
Để đánh giá một cách định lượng giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng XNCN,
người ta thướng tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của giải pháp quy hoạch. Các
chỉ tiêu này thường bao gồm:
bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-


22


-

Chỉ tiêu chiếm đất của toàn XNCN
Chỉ tiêu diện tích xây dựng toàn XNCN và mật độ xây dựng (%)
Chỉ tiêu diện tích sàn xây dựng và hệ số sử dụng đất.
Suất đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên m2 cho toàn bộ lô đất xây dựng
XNCN.

Hình 15: Hình vẽ quy hoạch tổng mặt bằng một XNCN

bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22


Hình 16: Phối cảnh tổng thể XNCN

Ghi chú:
- Các tài liệu tham khảo bổ sung xem trong các mục Công nghiệp, Doanh
nghiệp - Dự án, Thư viện của trang web: bmktcn.com.
10/2008. TS. Phạm Đình Tuyển

bmktcn.com – Thiết kế tổng mặt bằng XNCN-

22




×