Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề cương chi tiết môn học Dạy bài tập sinh học phổ thông (Đại học Giáo dục)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.22 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

DẠY BÀI TẬP SINH HỌC PHỔ THÔNG

Hà Nội, 2014


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC / CHUYÊN ĐỀ

TÊN MÔN HỌC: DẠY BÀI TẬP SINH HỌC PHỔ THÔNG
1. Thông tin về đơn vị đào tạo
-

Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

-

Khoa: Sư phạm

-

Bộ môn: Khoa học tự nhiên

2. Thông tin về môn học
-

Tên môn học: Dạy bài tập sinh học phổ thông



-

Mã môn học: TMT1205

-

Môn học bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

-

Số lượng tín chỉ: 3

-

(Các) môn học tiên quyết: Phương pháp dạy học Sinh học

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành
3.1. Mục tiêu chung:
Sinh viên có khả năng hình thành ở học sinh các kiến thức, kĩ năng, thái độ
thông qua hướng dẫn học sinh giải quyết các bài tập sinh học
3.2. Chuẩn năng lực:
3.2.1. Kiến thức:
Sinh viên có khả năng trình bày được khái niệm về bài tập và vai trò của bài tập
trong dạy học nói chung và trong dạy học Sinh học nói riêng
-

Sinh viên có khả năng trình bày được những yêu cầu khi xây dựng bài

tập Sinh học

-

Sinh viên có khả năng trình bày được qui trình xây dựng và sử dụng bài

tập trong dạy học Sinh học
1


Sinh viên có khả năng trình bày được các nguyên tắc sử dụng bài tập

-

trong dạy học Sinh học
Sinh viên có khả năng trình bày được các phương thức sử dụng bài tập

-

trong dạy học Sinh học
3.2.2. Kỹ năng:
o

Sinh viên được Rèn kĩ năng xây dựng bài tập trong dạy học Sinh học

o

Sinh viên được Rèn kĩ năng sử dụng bài tập trong dạy học Sinh học theo

các bước của tiến trình bài học
Sinh viên được Rèn kĩ năng sử dụng bài tập trong dạy học Sinh học theo


o

các mục đích khác nhau:
+ Bài tập để tổng kết và củng cố kiến thức
+ Bài tập nhằm củng cố, chứng minh những kiến thức trong sách giáo
khoa
+ Bài tập nhằm khai thác triệt để kiến thức sách giáo khoa, rèn luyện tư duy
logic cho người học.
3.2.3. Thái độ:
o

Sinh viên được nâng cao ý thức trong việc bồi dưỡng kiến thức có liên

quan đến việc thiết kế và sử dụng bài tập trong dạy học Sinh học
o

Sinh viên có khả năng nhận thức được vai trò của người giáo viên trong

việc xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Sinh học nhằm phát huy tính
chủ động, sáng tạo trong nhận thức của người học
4. Nội dung môn học
4.1 Tóm tắt
Bài tập là một hệ thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những
yêu cầu được đưa, đòi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải đáp này về toàn bộ
hoặc từng phần không ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm mà bài tập được
đưa ra
2


Môn học đề cập đến vai trò quan trọng của việc sử dụng bài tập trong quá

trình dạy học
Bài tập có vai trò trong việc hình thành kiến thức mới. Quá trình hình thành
kiến thức mới của người học sẽ đạt được hiệu quả cao khi việc học được thực hiện
trên cơ sở tổ chức hoạt động nhận thức độc lập, sáng tạo, chứ không phải là việc lĩnh
hội kiến thức từ sự truyền đạt của người dạy. Nếu người dạy biết sử dụng bài tập một
cách linh hoạt, thì người học không chỉ nắm được kiến thức, mà còn biến liên hệ, vận
dụng kiến thức đã học để giải quyết các yêu cầu khác.
Khi gặp phải vấn đề trong nhận thức, người học có nhu cầu nhận thức, có tác
dụng kích thích việc tìm tòi cách giải quyết thông qua việc huy động những tri thức đã
có nhằm tiếp thu các tri thức mới. Vì vậy, bài tập tạo nên hứng thú học tập và phát triển tư
duy cho người học
Ngoài ra, bài tập dùng trong việc kiểm tra, đáng giá kết quả học tập của
người học.
Tùy theo mục đích của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học,
người dạy có thể sử dụng các loại bài tập khác nhau (bài tập nhận thức, bài tập tự luận
và bài tập thực hành).
Trên cơ sở đánh giá kết quả học tập của người học, người dạy có thể điều chỉnh
phương pháp dạy, còn người học có thể diều chỉnh phương pháp học cho phù hợp.
Tuy nhiên, không phải bất cứ loại bài tập nào, sử dụng bất cứ khi nào cũng đem
lại hiệu quả như mong muốn. Điều quan trọng nhất là phải dựa vào mục đích dạy học
và phù hợp với tiêu dạy học cụ thể.
Khi xây dựng bài tập, người dạy phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản.
Trước hết, bài tập phải phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài học.
Cũng như các phương pháp và biện pháp khác đều phải hướng tới mục tiêu dạy học, việc
xây dựng bài tập trong dạy học Sinh học cũng cần phải thống nhất với mục tiêu dạy học.
Người dạy phải xác định đầy đủ và chính xác mục tiêu cụ thể của từng nội
dung, làm cơ sở để xây dựng bài tập.
Bên cạnh việc phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài học, thì bài tập phải
phù hợp với đặc điểm và trình độ của người học. Đối tượng người học rất đa dạng
(mức độ chăm chỉ, khả năng nhớ kiến thức, năng lực tư duy logic, kỹ năng tính

3


toán, kỹ năng biện luận...). Vì vậy, người dạy cần phải quan tâm tới trình độ, khả
năng nhận thức của người học để đưa ra những bài tập cho phù hợp với từng đối
tượng. Chỉ những bài tập khó vừa phải mới kích thích được sự nhu cầu tìm hiểu và
phát triển của tư duy có kết quả.
Có thể nói, việc lựa chọn đúng đắn mức độ khó của bài tập là sự sáng suốt sư
phạm và nghệ thuật của người dạy
Ngoài ra, bài tập cần có tính logic, hệ thống. Xây dựng bài tập cần đảm
bảo tính thống nhất. Thông thường, các bài tập này cần được sắp xếp theo hệ thống
từ dễ đến khó, từ nhận biết rời rạc, đơn lẻ đến nhận thức tổng quát...
Tùy theo mục đích, việc xây dựng bài tập có sự khác nhau (về nhiều góc độ).
Chẳng hạn, bài tập sử dụng để kiểm tra đầu giờ học, cuối giờ học hay bài tập dùng để
tổng kết cần có sự phân biệt với nhau.
Một yêu cầu quan trọng khác khi xây dựng bài tập, đó là bài tập phải
đảm bảo tính hấp dẫn đối với người học
Nếu nội dung bài tập đảm bảo tính vừa sức và có nhiều câu hỏi mở đề phát huy
tính độc lập sáng tạo của người học, thì có tác dụng nhiều đến việc tạo hứng thú cho
người học.
Bên cạnh nội dung, hình thức của bài tập cũng đóng vai trò quan trọng. Trước
tiên câu hỏi cần được trình bày mạch lạc, dễ hiểu, chỉ dẫn rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu,
chính xác tránh sử dụng những từ tối nghĩa hay đa nghĩa. Cách thức đặt câu hỏi nên
đa dạng để tránh tạo cảm giác nhàm chán.
Môn học còn hướng dẫn người học về việc sử dụng bài tập với các mục đích
khác nhau. Chẳng hạn,
Sử dụng bài tập để tổng kết và củng cố kiến thức, để chứng minh những
kiến thức trong sách giáo khoa và nhằm khai thác triệt để kiến thức sách giáo khoa,
rèn luyện tư duy logic cho người học.
Khi hướng dẫn người học giải các bài tập, tốt nhất là người dạy gợi ý, giúp các

em xây dựng được sơ đồ minh hoạ. Điều đó đồng nghĩa với việc đã dạy các em thao
tác tư duy để thiết lập được mối liên hệ giữa các kiến thức riêng lẻ của từng bài, từng
phần trong một tổng thể kiến thức lớn hơn.
4.2 Nội dung cụ thể
4


Thứ
tự

1

Thời

Ghi

lượng
I.A.1 Trình bày Chương 1: Vai trò của bài tập trong dạy 12
được vai trò của bài
giờ
học
tập trong dạy học
tín
I.A.2 Mô tả được 1.1. Bài tập có vai trò trong việc hình
chí
mối quan hệ về vai thành kiến thức mới

chú

Mục tiêu


trò giữa các dạng bài
tập Sinh học

Nội dung

1.2. Bài tập tạo nên hứng thú học tập và phát
triển tư duy cho người học

I.B.1 Đưa ra được
phương pháp xây 1.3.Bài tập dùng trong việc kiểm tra,
dựng kiến thức mới đáng giá kết quả học tập của người học.
dựa vào bài tập
I.B.2. Đưa ra được
phương pháp hình
thành hứng thú học
tập và phát triển tư
duy cho người học
dựa vào bài tập

2

I.C.1. Xây dựng các
dạng bài tập dùng để
kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của
người học
II.A.1 Trình bày
Chương 2: Những yêu cầu khi xây
được hững yêu cầu

dựng bài tập
cơ bản khi xây dựng
bài tập
2.1.Bài tập phải phù hợp với mục tiêu và
II.A.2 Mô tả được
nội dung của bài học
mối quan hệ giữa
2.2.Bài tập phải phù hợp với đặc điểm và
các yêu cầu trong
trình độ của người học
việc hình thành một
2.3.Bài tập cần có tính logic, hệ thống
bài tập hoàn chỉnh.
2.4.Bài tập phải đảm bảo tính hấp dẫn đối
II.B.1. Phân tích
5

12
giờ
tín
chỉ


được sự phù hợp

với người học

giữa mục tiêu và nội
dung của bài học
trong xây dựng bài

tập.
II.B.2. Phân tích
được sự phù hợp
gữa đặc điểm và
trình độ của người
học trong xây dựng
bài tập.
II.B.3. Phân tích
được tính logic, hệ
thống trong xây
dựng bài tập.
II.B.4. Phân tích
được tính hấp dẫn
với người học trong
xây dựng bài tập.
II.C.1. Xây dựng
được các dạng bài
tập Sinh học trung
học phổ thông điển
hình đảm bảo các
yêu cầu khi xây
dựng bài tập.
III.A.1. Nêu được

Chương 3: Sử dụng bài tập trong dạy 21
giờ
các loại bài tập trong học Sinh học
6



dạy học Sinh học
III. A.2. Trình bày

3.1.Bài tập để tổng kết và củng cố kiến tín
chỉ
thức

được mối liên quan

3.2.Bài tập nhằm củng cố, chứng minh

của các loại bài tập

những kiến thức trong sách giáo khoa

với vai trò của bài

3.3. Bài tập nhằm khai thác triệt để kiến

tập trong dạy học

thức sách giáo khoa, rèn luyện tư duy

III.B.1. Xây dựng

logic cho người học.

được các dạng bài
tập để tổng kết và
củng cố kiến thức.

III. B.2. Xây dựng
được các dạng bài
tập để củng cố,
chứng minh các kiến
thức trong sách giáo
khoa.
III.B.3. Xây dựng
được các dạng bài
tập để khai thác triệt
để kiến thức sách
giáo khoa, rèn luyện
tư duy logic cho
người học.
III.C.1. Xây dựng
được giáo án dạy
học sử dụng tất cả
các dạng bài tập và
bảo đảm được các
7


yêu cầu về xây dựng
bài tập Sinh học.
5. Phương pháp, hình thức dạy học
5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học
Lý thuyết: 9
Thực hành/làm việc nhóm: 23
Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 13
5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu
Thuyết trình, làm việc nhóm, thí nghiệm

6. Học liệu:
6.1. Tài liệu chính
1. Nguyễn Thế Hưng (2012), Phương pháp dạy học Sinh học ở trường
THPT, NXB Giáo dục.
2. Tài liệu tập huấn của Intel Teach, 2008.
6.2. Tài liệu tham khảo
1. Đặng Thành Hưng. Dạy học hiện đại. NXB ĐHQGHN, 2001
2. Jean Marc Dénommé et Madeleine Roy, Sư phạm tương tác một tiếp
cận khoa học thần kinh về học và dạy, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2009.
3. D. Lamont Jhonson Cleborne. Technology in Education. The Haworth
Press Inc, 2003.
4. Som Naidu. Learning and Teaching with Technology: Principles and
Practice. Kogan Page, 2003.
- Các trang web học tập:

www.intel.org/education
www.rubricstar.com
7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá
8


Tính chất
Hình thức

của nội
dung kiểm

Mục đích kiểm tra


Trọng số

Kiểm tra kiến thức từng bài học, thong qua các
bài thi nhỏ

5%

tra
Đánh giá
thường

Lý thuyết

xuyên
Bài tập cá

Lý thuyết

nhân
Bài tập
nhóm
Bài
tập
lớn (học
kỳ)
Bài kiểm
tra giữa
kỳ
Bài thi


Kiểm tra kiến thức tổng hợp sau mỗi nội dung,
bài thi viết cá nhân

5%

Kỹ năng

Kiểm tra hoạt động trao đổi nhóm, bài thu
hoạch nhóm

10%

Lý thuyết

Kiểm tra kiến thức tổng hợp một số nội dung,
bài thi viết

10%

Kiểm tra chất lượng giữa kì, bài tiểu luận

10%

và kỹ năng

và kỹ năng
Lý thuyết
và kỹ năng

Đánh giá kết quả môn học, bài thi viết hoặc

tiểu luận cá nhân
hết môn
+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG
Tổng hợp

60%

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh
giá.
CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Tôn Quang Cường

PGS. TS. Mai Văn Hưng

9



×