Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.08 KB, 14 trang )

Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng
dân sự
Hà Hoàng Hiệp
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Khánh
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục giám đốc thẩm
trong tố tụng dân sự. Phân tích thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự hiện hành và
thực tiễn áp dụng từ năm 2000 đến nay với những số liệu thống kê cụ thể làm rõ những
vấn đề bất cập cần hoàn thiện. Đưa ra phương hướng hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm
trong tố tụng dân sự và một số kiến nghị về: tính chất giám đốc thẩm, về kháng cáo,
kháng nghị giám đốc thẩm, cơ chế chấp nhận kháng cáo giám đốc thẩm, về căn cứ kháng
cáo, kháng nghị giám đốc thẩm và về thủ tục tại phiên tòa giám đốc thẩm
Keywords: Giám đốc thẩm; Luật dân sự; Thủ tục pháp lý; Tố tụng dân sự

Content
LỜI NÓI ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, công cuộc cải cách tư

pháp nói chung và việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói riêng đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đảng lãnh đạo và khởi xướng,
trong hai mươi năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng, đánh dấu sự phát
triển vượt bậc quá trình pháp điển hoá, hệ thống hoá pháp luật dân sự, bước đầu tạo dựng cơ sở
pháp lý cho việc đổi mới đất nước toàn diện. Cùng với việc hoàn thiện các đạo luật về nội dung,
Nhà nước ta cũng ban hành nhiều văn bản quy định về thủ tục tố tụng để giải quyết những tranh
chấp phát sinh trong đời sống xã hội như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm
1989; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các


tranh chấp lao động năm 1996. Các văn bản pháp luật này đã góp phần quan trọng trong việc giải
quyết các tranh chấp phát sinh, góp phần ổn định các quan hệ xã hội... Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được, những văn bản này ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế, bất cập.


Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật tố tụng dân sự vào năm 2004, tạo
nền tảng pháp lý cho các hoạt động tư pháp dân sự, thể hiện được sự thống nhất về mặt pháp lý
của các hình thức tố tụng gồm tố tụng kinh tế, tố tụng lao động và tố tụng dân sự, thay thế những
pháp lệnh không còn phù hợp. Bộ luật cũng thể hiện rõ tinh thần về cải cách tư pháp được ghi
nhận trong các văn kiện Đảng mà gần đây nhất là Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của
Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, xây dựng
được một trình tự tố tụng công khai, công bằng, kế thừa các quan điểm hiện hành của trong các
văn bản pháp luật về tố tụng dân sự đồng thời quy định rõ ràng, nhất quán các nguyên tắc, thủ
tục, chức năng và thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng...
Trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004, thủ tục giám đốc thẩm được quy định thành một
chương (Chương XVIII), thuộc phần thứ 4, gồm 22 Điều, từ Điều 282 đến Điều 303.
Trong thời gian qua, thực tiễn áp dụng thủ tục giám đốc thẩm dân sự đã gặp phải không ít
những vướng mắc, bất cập. Tuy nhiên Bộ luật tố tụng dân sự mới được ban hành năm 2004 vẫn
chưa giải quyết được được triệt để. Mặt khác, tuy thủ tục giám đốc thẩm trong Bộ luật tố tụng
dân sự đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thêm một bước những vẫn còn nhiều vấn đề pháp
lý liên quan đến thủ tục này chưa được làm rõ như: Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, địa vị
pháp lý của người tham gia tố tụng trong thủ tục giám đốc thẩm, thời hạn kháng nghị giám đốc
thẩm, phạm vi xét xử giám đốc thẩm, những vấn đề liên quan đến công tác nghiên cứu giải quyết
đơn khiếu nại của đương sự đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm...
Việc hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng, xét
dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn bởi nó không chỉ góp phần xây dựng một hệ thống lý luận về
hoạt động tư pháp nói chung, những nguyên tắc tổ chức, hoạt động xét xử của Toà án nói riêng
mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự trong thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý hiện nay, mô
hình lý luận về thủ tục giám đốc thẩm vẫn chưa được quan niệm một cách thống nhất. Đã có một

số bài viết đề cập đến thủ tục giám đốc thẩm dân sự ở những nội dung khác nhau nhưng chưa
thực sự đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này.
Một khi thủ tục giám đốc thẩm dân sự vẫn chưa được nhận thức một cách đúng đắn thì
hiệu quả điều chỉnh pháp luật cũng khó đạt được. Chính vì vậy, xác định đúng đắn mô hình lý
luận về thủ tục giám đốc thẩm sẽ phần nào giúp việc thực thi, áp dụng các quy định của Bộ luật
tố tụng dân sự được hiệu quả hơn.


2.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về thủ tục giám đốc thẩm trong tố

tụng dân sự và tìm ra những khiếm khuyết về mặt lập pháp cũng như bất cập trong thực tiễn áp
dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự, trên sở đó sẽ có những định
hướng nhằm hoàn thiện hơn thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự.
3.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với mục đích nghiên cứu trên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận

một số nội dung cơ bản về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự trên cơ sở tiếp thu có chọn
lọc kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài, đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định
về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự từ năm 2000 đến nay, từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hơn chất lượng của thủ tục này.
4.

Nội dung nghiên cứu của đề tài
Mặc dù nguồn tài liệu tham khảo về nội dung này còn hạn chế, chưa có nhiều đề tài, bài


viết đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này, tuy nhiên nội dung đề tài sẽ cố gắng phân tích một cách
sâu sắc nhất, có hệ thống và toàn diện nhất những vấn đề như:
- Nêu và phân tích nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục giám đốc
thẩm trong tố tụng dân sự.
- Nêu và phân tích thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự hiện hành và thực tiễn áp
dụng, kèm theo một số ví dụ cụ thể và những số liệu thống kê, từ đó làm rõ những vấn đề bất cập
cần hoàn thiện.
- Phần cuối của đề tài là những vấn đề đặt ra đối với phương hướng hoàn thiện thủ tục
giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự và một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện thủ tục này.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác - Lên Nin về

nhà nước và pháp luật, đặc biệt là vấn đề tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước, dựa trên cơ
sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách pháp luật và cải cách tư pháp để giải
quyết các vấn đề đặt ra. Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng như: Phương pháp phân
tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, so sánh.....
6.

Kết cấu của đề tài


Đề tài được kết cấu gồm 03 chương:
- Chương 1: Khái quát về thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam.
- Chương 2: Thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành và thực tiễn
áp dụng.
- Chương 3: Phương hướng hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự và một số
kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện thủ tục này.


References
I.
Tài liệu Tiếng Việt:
1.

Tống Công Cường (2004), “Một số ý kiến về dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam”,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật (4), tr. 25-31.

2.

Mai Ngọc Dương (2005), “Bàn thêm về giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng
dân sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (6), tr. 48-53.

3.

Nguyễn Ngọc Khánh (2005), “Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương
sự trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (5), tr. 64-68.

4.

Nguyễn Ngọc Khánh (2006), “Hoàn thiện chế định Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân
sự, kinh tế, lao động theo Bộ luật tố tụng dân sự”, ( ngày 22/5/2006.

5.

Hoàng Văn Minh (2004), “Thủ tục giám đốc thẩm trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (3), tr.44-48.

6.


Khuất Văn Nga (2003), “Thủ tục giám đốc thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí
kiểm sát (12), tr. 14-16.

7.

Đinh Văn Quế (1997), Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự - những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8.

Đinh Văn Quế (1999), Thủ tục giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb
Đà Nẵng.

9.

Phan Hữu Thư (2001), Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự - những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia.


10.

Phan Hữu Thư (2004), Tiến tới Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự của thời kỳ đổi mới, Nxb
Tư pháp, Hà Nội.

11.

Đào Xuân Tiến (1995), “Một số vấn đề tố tụng dân sự qua thực tiễn giải quyết các vụ án
dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (4), tr. 14-19.


12.

Đào Xuân Tiến (2004), “Góp ý kiến dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí nghiên cứu
lập pháp (4), tr. 21-23.

13.

Đào Xuân Tiến (2004), “Trách nhiệm kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án kinh
tế, dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (10), tr. 47-52.

14.

Chuyên gia dự án Star góp ý vào dự thảo 12 Bộ luật tố tụng dân sự (2004), Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp (4), tr. 50-59.

15.

Tòa án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết công tác.

16.

Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết công tác.

17.

Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết công tác.

18.

Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết công tác.


19.

Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết công tác.

20.

Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác.

21.

Tòa án nhân dân tối cao (2004), Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao năm 2003 - 2004, Quyển I.

22.

Vụ công tác lập pháp (2004), Những vấn đề cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.

23.

Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

II.

Văn bản pháp luật Việt Nam

24.

Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004.


25.

Công văn số 101/NCPL ngày 7/5/1990 về Tố tụng dân sự của Toà án nhân dân tối cao.

26.

Công văn số 45/KHXX ngày 22/4/1998 về hình thức văn bản của Hội đồng xét xử giám
đốc thẩm, tái thẩm.

27.

Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946.

28.

Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959.

29.

Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.


30.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

31.

Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối

cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lênh thủ tục giải quyết các vụ án dân
sự

32.

Nghị quyết số 51/2001/QH 10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Hiến pháp 1992.

33.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960.

34.

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960.

35.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm năm 1981.

36.

Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981.

37.

Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981.

38.


Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992.

39.

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992.

40.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.

41.

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002.

42.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.

43.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994.

44.

Pháp lệnh giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996.

45.

Tờ trình Quốc hội về dự án Bộ luật tố tụng dân sự số 124/2003/TANDTC ngày
10/10/2003.


46.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà
Nội, 2005.

47.

Thông tư số 06/TATC ngày 25/02/1974 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về công
tác điều tra trong tố tụng dân sự.

48.

Thông tư số 25/TATC ngày 30/11/1974 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn việc hoà
giải trong tố tụng dân sự

49.

Thông tư số 40-TATC ngày 01/6/1976 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn chế độ án
phí, lệ phí và cấp phí tại Toà án nhân dân.


50.

Thông tư liên ngành số 09/TTLN ngày 1/10/1990 của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm
sát nhân dân tối cao- Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự.

III.


Văn bản pháp luật nước ngoài

51.

Bộ luật tố tụng dân của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, 1998.

52.

Bộ luật tố tụng dân sự liên bang Nga.

53.

Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản.


Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng
dân sự
Hà Hoàng Hiệp
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Khánh
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục giám đốc thẩm
trong tố tụng dân sự. Phân tích thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự hiện hành và
thực tiễn áp dụng từ năm 2000 đến nay với những số liệu thống kê cụ thể làm rõ những
vấn đề bất cập cần hoàn thiện. Đưa ra phương hướng hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm
trong tố tụng dân sự và một số kiến nghị về: tính chất giám đốc thẩm, về kháng cáo,
kháng nghị giám đốc thẩm, cơ chế chấp nhận kháng cáo giám đốc thẩm, về căn cứ kháng
cáo, kháng nghị giám đốc thẩm và về thủ tục tại phiên tòa giám đốc thẩm
Keywords: Giám đốc thẩm; Luật dân sự; Thủ tục pháp lý; Tố tụng dân sự


Content
LỜI NÓI ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, công cuộc cải cách tư

pháp nói chung và việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói riêng đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đảng lãnh đạo và khởi xướng,
trong hai mươi năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng, đánh dấu sự phát
triển vượt bậc quá trình pháp điển hoá, hệ thống hoá pháp luật dân sự, bước đầu tạo dựng cơ sở
pháp lý cho việc đổi mới đất nước toàn diện. Cùng với việc hoàn thiện các đạo luật về nội dung,
Nhà nước ta cũng ban hành nhiều văn bản quy định về thủ tục tố tụng để giải quyết những tranh
chấp phát sinh trong đời sống xã hội như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm
1989; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
tranh chấp lao động năm 1996. Các văn bản pháp luật này đã góp phần quan trọng trong việc giải
quyết các tranh chấp phát sinh, góp phần ổn định các quan hệ xã hội... Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được, những văn bản này ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế, bất cập.


Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật tố tụng dân sự vào năm 2004, tạo
nền tảng pháp lý cho các hoạt động tư pháp dân sự, thể hiện được sự thống nhất về mặt pháp lý
của các hình thức tố tụng gồm tố tụng kinh tế, tố tụng lao động và tố tụng dân sự, thay thế những
pháp lệnh không còn phù hợp. Bộ luật cũng thể hiện rõ tinh thần về cải cách tư pháp được ghi
nhận trong các văn kiện Đảng mà gần đây nhất là Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của
Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, xây dựng
được một trình tự tố tụng công khai, công bằng, kế thừa các quan điểm hiện hành của trong các
văn bản pháp luật về tố tụng dân sự đồng thời quy định rõ ràng, nhất quán các nguyên tắc, thủ
tục, chức năng và thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng...

Trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004, thủ tục giám đốc thẩm được quy định thành một
chương (Chương XVIII), thuộc phần thứ 4, gồm 22 Điều, từ Điều 282 đến Điều 303.
Trong thời gian qua, thực tiễn áp dụng thủ tục giám đốc thẩm dân sự đã gặp phải không ít
những vướng mắc, bất cập. Tuy nhiên Bộ luật tố tụng dân sự mới được ban hành năm 2004 vẫn
chưa giải quyết được được triệt để. Mặt khác, tuy thủ tục giám đốc thẩm trong Bộ luật tố tụng
dân sự đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thêm một bước những vẫn còn nhiều vấn đề pháp
lý liên quan đến thủ tục này chưa được làm rõ như: Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, địa vị
pháp lý của người tham gia tố tụng trong thủ tục giám đốc thẩm, thời hạn kháng nghị giám đốc
thẩm, phạm vi xét xử giám đốc thẩm, những vấn đề liên quan đến công tác nghiên cứu giải quyết
đơn khiếu nại của đương sự đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm...
Việc hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng, xét
dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn bởi nó không chỉ góp phần xây dựng một hệ thống lý luận về
hoạt động tư pháp nói chung, những nguyên tắc tổ chức, hoạt động xét xử của Toà án nói riêng
mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự trong thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý hiện nay, mô
hình lý luận về thủ tục giám đốc thẩm vẫn chưa được quan niệm một cách thống nhất. Đã có một
số bài viết đề cập đến thủ tục giám đốc thẩm dân sự ở những nội dung khác nhau nhưng chưa
thực sự đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này.
Một khi thủ tục giám đốc thẩm dân sự vẫn chưa được nhận thức một cách đúng đắn thì
hiệu quả điều chỉnh pháp luật cũng khó đạt được. Chính vì vậy, xác định đúng đắn mô hình lý
luận về thủ tục giám đốc thẩm sẽ phần nào giúp việc thực thi, áp dụng các quy định của Bộ luật
tố tụng dân sự được hiệu quả hơn.


2.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về thủ tục giám đốc thẩm trong tố

tụng dân sự và tìm ra những khiếm khuyết về mặt lập pháp cũng như bất cập trong thực tiễn áp

dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự, trên sở đó sẽ có những định
hướng nhằm hoàn thiện hơn thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự.
3.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với mục đích nghiên cứu trên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận

một số nội dung cơ bản về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự trên cơ sở tiếp thu có chọn
lọc kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài, đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định
về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự từ năm 2000 đến nay, từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hơn chất lượng của thủ tục này.
4.

Nội dung nghiên cứu của đề tài
Mặc dù nguồn tài liệu tham khảo về nội dung này còn hạn chế, chưa có nhiều đề tài, bài

viết đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này, tuy nhiên nội dung đề tài sẽ cố gắng phân tích một cách
sâu sắc nhất, có hệ thống và toàn diện nhất những vấn đề như:
- Nêu và phân tích nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục giám đốc
thẩm trong tố tụng dân sự.
- Nêu và phân tích thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự hiện hành và thực tiễn áp
dụng, kèm theo một số ví dụ cụ thể và những số liệu thống kê, từ đó làm rõ những vấn đề bất cập
cần hoàn thiện.
- Phần cuối của đề tài là những vấn đề đặt ra đối với phương hướng hoàn thiện thủ tục
giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự và một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện thủ tục này.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác - Lên Nin về


nhà nước và pháp luật, đặc biệt là vấn đề tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước, dựa trên cơ
sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách pháp luật và cải cách tư pháp để giải
quyết các vấn đề đặt ra. Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng như: Phương pháp phân
tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, so sánh.....
6.

Kết cấu của đề tài


Đề tài được kết cấu gồm 03 chương:
- Chương 1: Khái quát về thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam.
- Chương 2: Thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành và thực tiễn
áp dụng.
- Chương 3: Phương hướng hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự và một số
kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện thủ tục này.

References
I.
Tài liệu Tiếng Việt:
1.

Tống Công Cường (2004), “Một số ý kiến về dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam”,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật (4), tr. 25-31.

2.

Mai Ngọc Dương (2005), “Bàn thêm về giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng
dân sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (6), tr. 48-53.


3.

Nguyễn Ngọc Khánh (2005), “Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương
sự trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (5), tr. 64-68.

4.

Nguyễn Ngọc Khánh (2006), “Hoàn thiện chế định Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân
sự, kinh tế, lao động theo Bộ luật tố tụng dân sự”, ( ngày 22/5/2006.

5.

Hoàng Văn Minh (2004), “Thủ tục giám đốc thẩm trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (3), tr.44-48.

6.

Khuất Văn Nga (2003), “Thủ tục giám đốc thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí
kiểm sát (12), tr. 14-16.

7.

Đinh Văn Quế (1997), Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự - những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8.

Đinh Văn Quế (1999), Thủ tục giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb
Đà Nẵng.


9.

Phan Hữu Thư (2001), Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự - những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia.


10.

Phan Hữu Thư (2004), Tiến tới Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự của thời kỳ đổi mới, Nxb
Tư pháp, Hà Nội.

11.

Đào Xuân Tiến (1995), “Một số vấn đề tố tụng dân sự qua thực tiễn giải quyết các vụ án
dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (4), tr. 14-19.

12.

Đào Xuân Tiến (2004), “Góp ý kiến dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí nghiên cứu
lập pháp (4), tr. 21-23.

13.

Đào Xuân Tiến (2004), “Trách nhiệm kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án kinh
tế, dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (10), tr. 47-52.

14.

Chuyên gia dự án Star góp ý vào dự thảo 12 Bộ luật tố tụng dân sự (2004), Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp (4), tr. 50-59.


15.

Tòa án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết công tác.

16.

Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết công tác.

17.

Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết công tác.

18.

Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết công tác.

19.

Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết công tác.

20.

Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác.

21.

Tòa án nhân dân tối cao (2004), Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao năm 2003 - 2004, Quyển I.


22.

Vụ công tác lập pháp (2004), Những vấn đề cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.

23.

Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

II.

Văn bản pháp luật Việt Nam

24.

Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004.

25.

Công văn số 101/NCPL ngày 7/5/1990 về Tố tụng dân sự của Toà án nhân dân tối cao.

26.

Công văn số 45/KHXX ngày 22/4/1998 về hình thức văn bản của Hội đồng xét xử giám
đốc thẩm, tái thẩm.

27.

Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946.


28.

Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959.

29.

Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.


30.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

31.

Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lênh thủ tục giải quyết các vụ án dân
sự

32.

Nghị quyết số 51/2001/QH 10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Hiến pháp 1992.

33.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960.

34.


Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960.

35.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm năm 1981.

36.

Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981.

37.

Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981.

38.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992.

39.

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992.

40.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.

41.

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002.


42.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.

43.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994.

44.

Pháp lệnh giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996.

45.

Tờ trình Quốc hội về dự án Bộ luật tố tụng dân sự số 124/2003/TANDTC ngày
10/10/2003.

46.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà
Nội, 2005.

47.

Thông tư số 06/TATC ngày 25/02/1974 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về công
tác điều tra trong tố tụng dân sự.

48.

Thông tư số 25/TATC ngày 30/11/1974 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn việc hoà

giải trong tố tụng dân sự

49.

Thông tư số 40-TATC ngày 01/6/1976 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn chế độ án
phí, lệ phí và cấp phí tại Toà án nhân dân.


50.

Thông tư liên ngành số 09/TTLN ngày 1/10/1990 của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm
sát nhân dân tối cao- Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự.

III.

Văn bản pháp luật nước ngoài

51.

Bộ luật tố tụng dân của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, 1998.

52.

Bộ luật tố tụng dân sự liên bang Nga.

53.

Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản.




×