Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư qua thực tiễn trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.33 KB, 16 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH KIU OANH

PHáP LUậT Về QUảN Lý CHấT THảI RắN KHU DÂN CƯ
QUA THựC TIễN TRÊN ĐịA BàN THị Xã PHúC YÊN,
TỉNH VĩNH PHúC

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH KIU OANH

PHáP LUậT Về QUảN Lý CHấT THảI RắN KHU DÂN CƯ
QUA THựC TIễN TRÊN ĐịA BàN THị Xã PHúC YÊN,
TỉNH VĩNH PHúC
Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: PGS.TS NGUYN QUANG TUYN

H NI - 2016



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng, hình ảnh
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ

VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯError! Bookmark
1.1.

LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯError! Bookmark not defined.

1.1.1.

Khái niệm chất thải ..................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.2.

Khái niệm chất thải rắn ............................... Error! Bookmark not defined.

1.1.3.

Phân loại chất thải rắn ................................. Error! Bookmark not defined.

1.1.4.


Vai trò của việc quản lý chất thải rắn đối với cuộc sống con ngườiError! Bookmark n

1.2.

LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯError! Bookmark not d

1.2.1.

Khái niệm và nguyên tắc quản lý chất thải rắn khu dân cưError! Bookmark not defin

1.2.2.

Hệ thống cơ quan quản lý chất thải rắn khu dân cưError! Bookmark not defined.

1.2.3.

Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn khu dân cư tại Việt Nam và kinh

nghiệm quản lý chất thải rắn khu dân cư của một số quốc gia trên thế giớiError! Bookmar
1.3.

LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯError! Bookmark

1.3.1.

Sự cần thiết của việc quản lý chất thải rắn khu dân cư bằng pháp luậtError! Bookmark not

1.3.2.


Khái niệm pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cưError! Bookmark not defined

1.3.3.

Nội dung điều chỉnh của pháp luật quản lý chất thải rắn khu dân cưError! Bookmark not d

1.3.4.

Vai trò của pháp luật quản lý chất thải rắn khu dân cưError! Bookmark not defined.

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN KHU DÂN CƯ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THỊ XÃ
PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC ........... Error! Bookmark not defined.
2.1.

NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯError! Bookma

2.1.1.

Nội dung quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ quan quản lý chất
thải rắn khu dân cư ...................................... Error! Bookmark not defined.

1


2.1.2.

Nội dung quy định đối với chủ thể phát sinh chất thải rắn khu dân cưError! Bookmark no

2.1.3.


Nội dung quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường khu
dân cư ........................................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.4.

Nội dung quy định về tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý
chất thải rắn khu dân cư .............................. Error! Bookmark not defined.

2.1.5.

Nội dung quy định tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải
rắn khu dân cư ............................................. Error! Bookmark not defined.

2.1.6.

Nội dung quy định về xử lý chất thải rắn khu dân cưError! Bookmark not defined.

2.1.7.

Nội dung các quy định về quản lý nhà nước đối với chất thải rắn khu
dân cư trong quản lý chất thải rắn sinh hoạtError! Bookmark not defined.

2.1.8.

Nội dung quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản
lý chất thải rắn khu dân cư .......................... Error! Bookmark not defined.

2.2.


THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

RẮN KHU DÂN CƯ TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚCError! Bookma
2.2.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phúc Yên ảnh hưởng

đến việc thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cưError! Bookmark not d
2.2.2.

Thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư trên
địa bàn thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc ... Error! Bookmark not defined.

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN KHU DÂN CƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI

TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚCError! Bookmark no
3.1.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN KHU DÂN CƯ TỪ THỰC TIỄN TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH
VĨNH PHÚC................................................. Error! Bookmark not defined.

3.1.1.

Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn khu

dân cư từ thực tiễn tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh PhúcError! Bookmark not defined
3.1.2.


Giải pháp hoàn thiện ................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC ....... Error! Bookmark not defined.

3.2.1.

Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong thực thi pháp luật về quản
lý chất thải rắn khu dân cư .......................... Error! Bookmark not defined.

2


3.2.2.

Xác lập cơ chế xã hội hóa, khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu
tư, chung tay cùng với Nhà nước thực thi pháp luật về quản lý chất
thải rắn khu dân cư ...................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.3.

Tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm của một số nước về khuyến khích
cộng đồng tham gia vận chuyển, thu gom, xử lý nước thải và vận dụng
sáng tạo vào thực tiễn cụ thể của thị xã Phúc YênError! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................11


3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Hiện nay, bảo vệ môi trường trở thành thách thức lớn của nhân loại khi
mà biến đổi khí hậu đang đe dọa đến cuộc sống con người trên trái đất. Việt Nam là
một quốc gia đang phát triển. Để thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”, nước ta đang đẩy mạnh công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với việc ra đời các khu công nghiệp, khu
kinh tế, khu công nghệ cao; các khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn, hệ thống cơ
sở kỹ thuật hạ tầng v.v làm thay đổi bộ mặt đất nước theo hướng văn minh, hiện
đại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa mang lại, nước ta đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về môi
trường - hậu quả hoặc mặt trái của quá trình này mang lại - đe dọa sự phát triển bền
vững như các con sông ở Hà Nội đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, hiện tượng cá chết
hàng loại ở 04 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên - Huế; sự kiện ô nhiễm sông Thị Vải (tỉnh Đồng Nai) mà thủ phạm là việc xả
thải của Công ty VEDAN gây ra; vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công
nghiệp v.v. Điều này đặt ra yêu cầu phải bảo vệ môi trường, lồng ghép vấn đề bảo
vệ môi trường trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức sâu sắc tầm
quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương,
đường lối, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (trong đó có chính sách, pháp
luật về xử lý chất thải rắn trong khu dân cư). Pháp luật về bảo vệ môi trường đã có
những đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước; tạo cơ sở pháp
lý cho công tác quản lý nhà nước về môi trường; ý thức chấp hành pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân ngày một nâng cao v.v. Song nếu
đánh giá một cách khách quan thì việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường nói
chung và các quy định về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư nói riêng còn tồn

tại không ít hạn chế, yếu kém mà điển hình là chế tài xử lý vi phạm pháp luật về thu

4


gom, phân loại, xử lý và tái chế loại chất thải này chưa đủ sức răn đe, giáo dục
người vi phạm; dường như vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ các quy định về điều kiện
vật chất đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường… Hơn nữa, Luật
bảo vệ môi trường năm 2014 được ban hành có những sửa đổi, bổ sung về quản lý
chất thải rắn trong khu dân cư và đang được các cấp, các ngành triển khai thực hiện.
Với ý nghĩa đó, việc tìm hiểu các quy định về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư
đặt trong mối quan hệ tham chiếu với Luật bảo vệ môi trường năm 2014 là cần
thiết, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi trong đời sống thực tiễn.
1.2. Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là một đô thị trẻ nằm ở vị trí sát Thủ
đô Hà Nội, có đường Quốc lộ số 2 đi qua nên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh
tế - xã hội. Trong những năm qua tốc độ phát triển của Thị xã Phúc Yên luôn đứng
ở tốp đầu của Tỉnh Vĩnh Phúc đã làm thay đổi bộ mặt đời sống của người dân nơi
đây. Kinh tế phát triển cộng với việc dân số tăng nhanh (tăng dân số cơ hội và sinh
học) đã hình thành các khu dân cư mới hoặc mở rộng, chia tách khu dân cư; nhiều
phường được thành lập trên cơ sở các xã. Tuy nhiên, cơ chế quản lý, tác phong làm
việc và nhận thức của người dân ở các phường mới thành lập chưa thay đổi để theo
kịp với yêu cầu của quản lý đô thị. Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường của người dân còn nhiều hạn chế mà điển hình là hành vi vứt rác thải bừa
bãi, không theo đúng quy định; việc quản lý rác thải rắn trong khu dân cư chủ yếu
mới dừng lại ở việc thu gom, chôn lấp mà chưa giải quyết được việc phân loại, xử
lý và tái chế với dây chuyền công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Hậu quả
là các bãi rác thải sinh hoạt hình thành tự phát, thiếu tập trung và không có hệ thống
xử lý đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đến đời sống của người dân (đặc biệt là người
dân sống gần khu vực bãi rác thải) khiến nhân dân hết sức lo lắng, bất bình. Thực
trạng đáng buồn này có một phần nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về quản lý

chất thải rắn trong khu dân cư còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp và đồng bộ cũng
như hiệu quả thực thi thấp. Để đưa ra các giải pháp khắc phục thì cần phải có sự
nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện lĩnh vực pháp luật này trên
phương diện lý luận và thực tiễn.

5


Với những lý do cơ bản trên đây, em lựa chọn đề tài “Pháp luật về quản lý
chất thải rắn khu dân cư qua thực tiễn trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư là đề tài nhận được sự quan
tâm tìm hiểu của giới luật học nước ta. Thời gian vừa qua đã có nhiều công trình
khoa học liên quan đến vấn đề này được công bố mà tiêu biểu phải kể đến một số
công trình nghiên cứu sau đây: i) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình “Luật
Môi trường”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội - 2006; ii) Viện Khoa học Công nghệ
và Môi trường, Bài giảng quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, Trường Đại
học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh; iii) Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách
khoa học công nghệ, Kinh tế chất thải đô thị ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội - 2003; iv) Nguyễn Văn Phương: Pháp luật môi trường về hoạt động nhập
khẩu phế liệu ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Hà Nội - 2007; v) Lê Kim Nguyệt, Một cơ chế phù hợp cho quản lý chất thải nguy
hại ở Việt Nam đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tháng 11 năm 2002; vi) TS.
Nguyễn Văn Phương, Chất thải và quy định quản lý chất thải, được đăng trên Tạp
chí Luật học số 4 năm 2003; vii) TS. Nguyễn Văn Phương, Một số vấn đề về khái
niệm chất thải, được đăng trên Tạp chí Luật học số 10 năm 2006; viii) Trường đại
học Luật Hà Nội (2008), Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải, đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường, trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Văn Phương (chủ
nhiệm); ix) Hoàng Thị Tuyết, Thi hành pháp luật quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc, luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
-2014 v.v. Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra những khái niệm, đánh giá,
bình luận liên quan tới các quy định của pháp luật về quản lý rác thải, chất thải nói
chung trên phạm vi cả nước theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (Luật
BVMT) năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan khác; Tuy nhiên, những bài
viết này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hay gợi mở một vài khía cạnh của pháp
luật quản lý chất thải nói chung, quản lý rác thải nói riêng trên phạm vi cả nước và

6


chưa có công trình nào đưa ra các đánh giá cụ thể, chi tiết và toàn diện về việc thi
hành pháp luật quản lý chất thải rắn khu dân cư trên địa bàn Thị Xã Phúc Yên, Tỉnh
Vĩnh Phúc, đặc biệt là các đánh giá, bình luận liên quan tới quy định về vấn đề này
trong Luật BVMT năm 2014 vừa mới ban hành. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài
“Pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư qua thực tiễn trên địa bàn thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” với mong muốn hoàn thiện “khoảng trống” khoa học
pháp lý nêu trên, đồng thời mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của
mình vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật
về việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận văn là đưa ra các giải pháp góp phần
hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư và nâng cao hiệu quả thi
hành qua thực tiễn trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về quản lý chất thải
rắn trong khu dân cư qua việc phân tích, làm rõ nội dung và bản chất của các vấn

đề cụ thể sau:
Một là, phân tích khái niệm và đặc điểm của chất thải; chất thải rắn; chất thải
rắn trong khu dân cư và quản lý chất thải rắn trong khu dân cư.
Hai là, lý giải sự cần thiết của việc quản lý chất thải rắn trong khu dân cư; ý
nghĩa của việc quản lý chất thải rắn trong khu dân cư.
Ba là, phân tích các phương thức quản lý chất thải rắn trong khu dân cư.
Bốn là, tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của pháp luật về quản lý chất thải rắn
trong khu dân cư; lý giải cơ sở của việc ra đời pháp luật về quản lý chất thải rắn
trong khu dân cư.
Năm là, đề cập cấu trúc của pháp luật về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư.

7


Thứ hai, đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư
và thực tiễn thi hành trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Thứ ba, đưa ra định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về
quản lý chất thải rắn trong khu dân cư và nâng cao hiệu quả thi hành từ thực tiễn
của Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào các vấn đề cụ thể sau đây:
- Quan điểm, đường lối của Đảng về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý
chất thải rắn khu dân cư nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới và hội nhập quốc tế.
- Các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư.
- Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư trên địa
bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Các quan điểm khoa học, trường phái lý thuyết về chất thải rắn khu dân cư
và quản lý chất thải rắn khu dân cư …

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ luật học, luận văn giới hạn
phạm vi nghiên cứu trong một số vấn đề cụ thể sau:
- Phạm vi về nội dung: Luận văn đi sâu phân tích, tìm hiểu các quy định của
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành về quản lý
chất thải rắn khu dân cư.
- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật
về quản lý chất thải rắn khu dân cư trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin.

8


- Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
i) Phương pháp phân tích được sử dụng khi tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của
chất thải; chất thải rắn; chất thải rắn khu dân cư và khái niệm, đặc điểm của pháp
luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư …
ii) Phương pháp bình luận được sử dụng khi nghiên cứu thực trạng pháp luật
về quản lý chất thải rắn khu dân cư.
iii) Phương pháp đánh giá được sử dụng khi nghiên cứu thực tiễn thi hành
pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh
Vĩnh Phúc.
iv) Phương pháp tổng hợp được sử dụng khi đề cập định hướng hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư từ thực
tiễn của Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
v) Phương pháp lập luận logic được sử dụng khi nghiên cứu đề xuất các giải

pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý chất
thải rắn khu dân cư từ thực tiễn của Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc v.v.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở tham chiếu với Luật bảo vệ môi trường năm 2014, luận văn đã có
một số đóng góp nhất định. Những đóng góp này được khu trú vào một số vấn đề cụ
thể sau:
- Luận văn hệ thống hóa và góp phần bổ sung cơ sở lý luận về quản lý chất
thải rắn khu dân cư và pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư ở Việt Nam.
- Luận văn đã phân tích, bình luận nội dung các quy định của pháp luật về
quản lý chất thải rắn khu dân cư và đưa ra những đánh giá về hiệu quả thi hành qua
thực tiễn của Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Luận văn đề xuất định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư ở Việt Nam qua thực
tiễn của Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm tìm hiểu về lĩnh
vực pháp luật này.

9


7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Bảng từ viết tắt, Danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 Chương, cụ thể là:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý chất thải rắn khu dân cư và
pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư và thực
tiễn thi hành trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất
thải rắn khu dân cư và nâng cao hiệu quả thi hành từ thực tiễn của Thị xã Phúc Yên,
Tỉnh Vĩnh Phúc.


10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Quỳnh Anh (2008), Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh: Giải pháp tối ưu
cho môi trường, Hà Nội.

2.

Lê Huy Bá (2006), Độc học môi trường – tập 2 phần chuyên đề, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

3.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo diễn biến môi trường Quốc gia
2011 – Chất thải rắn, Hà Nội.

4.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT
ban hành ngày 14/04/2011 quy định về Quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội.

5.

Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ban hành ngày 30/06/2015 về Quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội.


6.

Chính phủ (2007), Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý
chất thải rắn, Hà Nội.

7.

Chính phủ (2007), Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ban hành ngày 29/11/2007
về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, Hà Nội.

8.

Chính phủ (2013), Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/03/2013 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

9.

Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày
24/04/2015 về Quản lý chất thải và phế liệu, Hà Nội.

10. Mai Lan (2015), Nguồn năng lượng tiềm năng từ chất thải, .
11. Phạm Sỹ Liêm (2007), Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam, Tóm lược tham luận
tại Hội nghị xây dựng Châu Á lần thứ 4 tổ chức tại Đài Bắc từ 26-28/6/2007.
12. Liên hợp quốc (1995), Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển các chất
thải nguy hại xuyên biên giới và việc loại bỏ chúng.
13. Liên minh Châu Âu (EU) (1993), Nghị định số 259/94 về vận chuyển chất thải

11



ngày 01/2/1993.
14. Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn (2008), Bài giảng quản lý chất thải rắn và
chất thải nguy hại, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trường Đại học
Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
15. Lê Kim Nguyệt (2002), “Một cơ chế phù hợp cho quản lý chất thải nguy hại ở
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 11(22), tr.69-75.
16. Nguyễn Văn Phương (2003), “Chất thải và quy định về quản lý chất thải”, Tạp
chí Luật học, (4), tr.20-26.
17. Nguyễn Văn Phương (2006), “Một số vấn đề về khái niệm chất thải”, Tạp chí
Luật học, (10), tr.43-47.
18. Nguyễn Văn Phương (2007), Pháp luật môi trường về hoạt động nhập khẩu phế
liệu ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
19. Quốc hội (1993), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.
20. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.
21. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.
22. Nguyễn Danh Sơn (2012), “Thực trạng sử dụng, quản lý chất thải túi nilon ở
Việt Nam và định hướng giải pháp từ góc độ kinh tế”, Viện phát triển bền
vững Bắc Bộ, Tạp chí môi trường, (11). />23. Trịnh Thị Thanh - Nguyễn Khắc Linh (2005), Quản lý chất thải nguy hại, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
24. Thị xã Phúc Yên (2016), Báo cáo số 100/BC-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2016
về kết quả triển khai công tác vệ sinh môi trường nông thôn và quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
25. Thị xã Phúc Yên (2016), Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 25 tháng 7 năm
2016 về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách sự nghiệp
môi trường năm 2017, Vĩnh Phúc.
26. Dương Thị Thơ, Tạ Kim Oanh (2003), Báo cáo nghiên cứu tổng quan, nâng
cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua
tăng cường phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng, Hà Nội.
27. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009
phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025


12


và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.
28. Hà Thu (2011), "Đánh giá tác động môi trường thẩm định trên bàn giấy", Bao
moi.com, (ngày 29/10/2011).
29. Vũ Thị Duyên Thủy (2008), “Bàn về điều kiện hành nghề vận chuyển chất thải
nguy hại dưới góc độ pháp luật môi trường”, Tạp chí Luật học, (04).
30. Vũ Thị Duyên Thủy (2009), “Vai trò của pháp luật quản lý chất thải nguy hại
ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (3), tr.50-57.
31. Vũ Thị Duyên Thủy (2009), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý chất
thải nguy hại ở Việt Nam, tr.20, 24, Luận án Tiến sỹ Luật học, Hà Nội.
32. Trung tâm Từ Điển học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình “Luật Môi trường”, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
34. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định 673/QĐ-UBND ngày 11/3/2014 phê
duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, Vĩnh Phúc.
35. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 21 tháng 04 năm
2016 về tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
36. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Kế hoạch số 2903/KH-UBND ngày 12 tháng 5
năm 2016 về triển khai công tác vệ sinh môi trường nông thôn và quản lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
37. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Quyết định 778/QĐ-UBND ngày 10/3/2016 phê
duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, Hà Nội.
38. Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học công nghệ (1999), Kinh tế
chất thải đô thị ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
II. Tài liệu Website
39. Lê Văn Khoa, Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử

dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị,
Trường Đại học khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN- />
13


nghia-kinh-te-xa-hoi-va-moi-truong-o-cac-do-thi/24735.html.
40. />41. />42. />43. />44. />
14



×