Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghiên cứu sự phát triển của bộ rễ và sinh trưởng, năng suất lúa dưới tác động của các chế độ nước khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA QUỐC TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

“NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ RỄ VÀ SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT LÚA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ NƯỚC KHÁC
NHAU”

Mã số: ĐH2014 - TN01 - 01

Chủ nhiệm đề tài: Đặng Hoàng Hà

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA QUỐC TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

“NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ RỄ VÀ SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT LÚA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ NƯỚC KHÁC
NHAU”
Mã số: ĐH2014 - TN01 - 01

Xác nhận của cơ
quan chủ trì đề tài


Chủ nhiệm đề tài:

(ký, họ tên, đóng dấu)

Đặng Hoàng Hà


1

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA
1. LEE BUYN WOO
2. NGUYỄN TUẤN ANH
3. HOÀNG VĂN PHỤ
4. HOÀNG ĐỨC CHÍNH


2

MỤC LỤC
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .................................................................................. 1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .................................................................................. 2
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ................................................ 1
MỤC LỤC ............................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ......................................................... 9
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 10
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS .................................................. 13
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 15
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 15
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................... 16

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 16
1.3.1. Ý nghĩa khoa học....................................................................................... 16
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 17
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 18
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................................ 18
1.1.1. Đặc điểm sinh lý của bộ rễ lúa .................................................................. 18
1.1.1.1. Một số nghiên cứu về bộ rễ và chức năng hấp thụ nước ...................... 18
1.1.1.2. Rễ lúa và chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng ...................................... 19
1.1.1.3. Rễ cây và chức năng neo giữ ................................................................ 20
1.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sinh lý rễ lúa ................................... 20
1.1.3. Các đặc điểm hình thái và sinh lý của rễ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát
triển lúa ................................................................................................................ 21
1.2. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA RỄ LÚA ........................................................... 22
1.2.1. Ảnh hưởng của nước tới các chỉ tiêu đất .................................................. 22
1.2.1.1. Ảnh hưởng đến đất: ................................................................................ 22
1.2.1.2. Ảnh hưởng của các chế độ nước tới các chỉ tiêu về rễ .......................... 23
1.2.1.3. Ảnh hưởng của các chế độ nước tới sinh trưởng, năng suất lúa ............ 24
1.2.1.4. Kĩ thuật tưới nước .................................................................................. 26
1.2.1.5. Cung cấp nước cho cây lúa .................................................................... 27
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của rễ........................................... 27


3

1.2.2.1. Yếu tố vật lý ........................................................................................... 27
1.2.2.2. Yếu tố hóa học........................................................................................ 30
1.2.2.3. Kỹ thuật canh tác .................................................................................... 36
1.3. MỐI LIÊN HỆ CỦA RỄ LÚA VỚI SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA LÚA ........................................................................................................... 39

1.3.1. Giai đoạn mạ ............................................................................................. 39
1.3.2. Mối liên hệ của rễ với đẻ nhánh và sinh trưởng của thân lá ..................... 40
1.3.3. Mối quan hệ của rễ với các yếu tố cấu thành năng suất............................ 41
1.3.3.1. Số nhánh hữu hiệu hay số bông/khóm, bông/m2 ................................... 41
1.3.3.2. Số hạt và tỷ lệ hạt chắc ........................................................................... 42
1.3.3.3. Khối lượng 1000 hạt............................................................................... 43
1.3.3.4. Năng suất ................................................................................................ 44
1.3.3.5. Hệ số kinh tế và tỷ lệ rễ/thân lá .............................................................. 45
1.3.4. Mối quan hệ của rễ với khả năng chịu chống chịu ................................... 46
1.3.4.1. Chịu lạnh ................................................................................................ 46
1.3.4.2. Chịu hạn ................................................................................................. 47
1.3.4.3. Chịu úng ................................................................................................. 48
1.3.4.4. Chống đổ ................................................................................................ 49
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
2.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................... 50
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 50
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 50
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 50
2.1.4. Thời gian thực hiện thí nghiệm ................................................................. 50
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 50
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 51
2.3.1. Khung phương pháp nghiên cứu ............................................................... 51
2.3.2. Thí nghiệm ................................................................................................ 51
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 61
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 62
3.1. Chế độ nước ảnh hưởng đến môi trường đất lúa.......................................... 62
3.1.1. Chế độ nước ảnh hưởng đến kết cấu đất lúa ............................................. 62
3.1.2. Chế độ nước ảnh hưởng đến vi sinh vật đất lúa ........................................ 63



4

3.1.3. Chế độ nước ảnh hưởng đến hóa tính đất lúa ........................................... 65
3.2. Ảnh hưởng của chế độ nước đến sự phát triển của lúa ................................ 67
3.2.1. Sinh trưởng của bộ rễ lúa sau cấy dưới các chế độ nước khác nhau ........ 67
3.2.1.1. Số rễ........................................................................................................ 67
3.2.1.2. Chiều dài rễ ............................................................................................ 69
3.2.1.3. Đường kính rễ ........................................................................................ 71
3.2.1.4. Khối lượng rễ qua các thời kỳ ................................................................ 72
3.2.1.5. Phân bố rễ trong đất qua các thời kỳ ...................................................... 74
3.3. Sinh trưởng thân lá lúa sau cấy dưới các chế độ nước khác nhau ............... 79
3.3.1. Tích lũy chất khô của thân lúa .................................................................. 79
3.3.2. Tích lũy chất khô của lá lúa ...................................................................... 80
3.3.3. Tổng tích lũy chất khô của lúa .................................................................. 82
3.3.4. Tỷ lệ khối lượng rễ với khối lượng chất khô trên mặt đất ........................ 84
3.4. Ảnh hưởng của chế độ nước khác nhau đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất lúa ........................................................................................................ 85
3.5. Tương quan giữa môi trường đất và bộ rễ, sinh trưởng và năng suất lúa ........ 87
3.5.1. Tương quan giữa môi trường đất và bộ rễ lúa .......................................... 87
3.5.2. Tương quan giữa sự phát triển của bộ rễ và sinh trưởng thân lá của lúa .. 93
3.5.3. Tương quan giữa sự phát triển của rễ và các yếu tố cấu thành năng suất lúa .... 97
3.5.4. Tương quan giữa sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất lúa ..... 102
3.6. Ảnh hưởng của chế độ nước đến sự sinh trưởng rễ, thân lá và năng suất . 107
3.6.1. Ảnh hưởng của chế độ nước đến rễ lúa................................................... 107
3.6.2. Ảnh hưởng của chế độ nước đến sinh trưởng thân lá của cây lúa .......... 108
3.6.3. Ảnh hưởng của chế độ nước đến số nhánh ............................................. 109
3.6.4. Ảnh hưởng của chế độ nước đến khả năng tích lũy chất khô của thân... 110
3.6.5. Ảnh hưởng của chế độ nước đến khả năng tích lũy chất khô ở lá .......... 111
3.6.6. Ảnh hưởng của chế độ nước đến năng suất lúa ...................................... 113
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 116

ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 118
Tiếng Việt .......................................................................................................... 118
Tiếng Anh .......................................................................................................... 121


5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
EC

Chữ được viết tắt
Độ dẫn điện

IRRI

Viện nghiên cứu lúa Quốc tế

SRI

Hệ thống canh tác cải tiến lúa

CT

Công thức

SR

Số rễ/khóm


DR

Chiều dài rễ/khóm

DKR

Đường kính rễ lúa

PR

Tổng khối lượng rễ lúa

Pr1

Khối lượng rễ lúa tầng đất từ 0-5cm

Pr2

Khối lượng rễ lúa tầng đất từ 5-15cm

Pr3

Khối lượng rễ lúa tầng đất từ 15-25cm

pH

Giá trị pHKCl

OM


Chất hữu cơ trong đất

Nts

Hàm lượng đạm tổng số

Pts

Hàm lượng lân tổng số

Kts

Hàm lượng kali tổng số

N

Hàm lượng đạm dễ tiêu

P

Hàm lượng lân dễ tiêu

K

Hàm lượng kali dễ tiêu

CEC

Khả năng trao đổi ion


Vts

Vi sinh vật tổng số

Vhk

Vi sinh vật hiếu khí

Vkk

Vi sinh vật kỵ khí

CC

Chiều cao cây

NH

Số nhánh


6

Pl

Khối lượng lá

Pt


Khối lượng thân

Ptl

Khối lượng thân lá

Pts

Tổng khối lượng chất khô tích lũy

Bông

Số bông/khóm

Hạt

Số hạt/ bông

Hạtch

Số hạt chắc/bông

% Hạtch

Tỷ lệ hạt chắc

P1000

Khối lượng 1000 hạt


NS

Năng suất


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Dung trọng đất ................................................................................... 62
Bảng 3. 2. Một số chỉ tiêu hóa tính của đất qua các thời kỳ sinh trưởng............ 65
Bảng 3. 3. Tổng tích lũy chất khô của thân qua các giai đoạn............................ 79
Bảng 3. 4. Tổng khối lượng lá khô qua các giai đoạn ........................................ 81
Bảng 3. 5. Tổng tích lũy chất khô qua các giai đoạn .......................................... 83
Bảng 3. 6. Hệ số tương quan các yếu tố rễ với các yếu tố đất giai đoạn đẻ nhánh
............................................................................................................................. 90
Bảng 3. 7. Hệ số tương quan các yếu tố rễ với các yếu tố đất giai đoạn làm đòng
............................................................................................................................. 90
Bảng 3. 8. Hệ số tương quan các yếu tố rễ với các yếu tố đất giai đoạn trỗ ....... 91
Bảng 3. 9. Hệ số tương quan các yếu tố rễ với các yếu tố đất giai đoạn chín sữa
............................................................................................................................. 91
Bảng 3. 10. Hệ số tương quan các yếu tố rễ với các yếu tố đất giai đoạn chín .. 92
Bảng 3. 11. Hệ số tương quan các yếu tố rễ với các chỉ tiêu sinh trưởng giai
đoạn đẻ nhánh...................................................................................................... 93
Bảng 3. 12. Hệ số tương quan các yếu tố rễ với các chỉ tiêu sinh trưởng giai
đoạn làm đòng ..................................................................................................... 94
Bảng 3. 13. Hệ số tương quan các yếu tố rễ với các chỉ tiêu sinh trưởng giai
đoạn trỗ ................................................................................................................ 95
Bảng 3. 14. Hệ số tương quan các yếu tố rễ với các chỉ tiêu sinh trưởng giai
đoạn chín sữa ....................................................................................................... 96
Bảng 3. 15. Hệ số tương quan các yếu tố rễ với các chỉ tiêu sinh trưởng giai

đoạn chín ............................................................................................................. 96
Bảng 3. 16. Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu rễ với các yếu tố cấu thành năng
suất ở giai đoạn đẻ nhánh .................................................................................... 98
Bảng 3. 17. Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu rễ với các yếu tố cấu thành năng
suất ở giai đoạn làm đòng.................................................................................... 99
Bảng 3. 18. Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu rễ với các yếu tố cấu thành năng
suất ở giai đoạn trỗ ............................................................................................ 100
Bảng 3. 19. Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu rễ với các yếu tố cấu thành năng
suất ở giai đoạn chín sữa ................................................................................... 100
Bảng 3. 20. Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu rễ với các yếu tố cấu thành năng
suất ở giai đoạn chín .......................................................................................... 101
Bảng 3. 21. Hệ số tương quan các chỉ tiêu sinh trưởng với các yếu tố cấu thành
năng suất giai đoạn đẻ nhánh ............................................................................ 103
Bảng 3. 22. Hệ số tương quan các chỉ tiêu sinh trưởng với các yếu tố cấu thành
năng suất giai đoạn làm đòng ............................................................................ 104
Bảng 3. 23. Hệ số tương quan các chỉ tiêu sinh trưởng với các yếu tố cấu thành
năng suất giai đoạn trỗ ...................................................................................... 104
Bảng 3. 24. Hệ số tương quan các chỉ tiêu sinh trưởng với các yếu tố cấu thành
năng suất giai đoạn chín sữa ............................................................................. 105


8

Bảng 3. 25. Hệ số tương quan các chỉ tiêu sinh trưởng với các yếu tố cấu thành
năng suất giai đoạn chín .................................................................................... 106
Bảng 3. 26. Khối lượng rễ qua các giai đoạn .................................................... 107
Bảng 3. 27. Cao cây qua các giai đoạn ............................................................. 109
Bảng 3. 28. Số nhánh qua các giai đoạn ........................................................... 109
Bảng 3. 29. Khối lượng thân qua các giai đoạn ................................................ 110
Bảng 3. 30. Khối lượng lá qua các giai đoạn .................................................... 111

Bảng 3. 31. Khối lượng thân lá qua các giai đoạn ............................................ 112
Bảng 3. 32. Khối lượng khô tổng số (rễ, thân, lá) qua các giai đoạn................ 113
Bảng 3. 33. Năng suất lúa ................................................................................. 114


9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3. 1. Số lượng vi sinh vật của các công thức qua các thời kỳ. ................... 63
Hình 3. 2. Số lượng rễ lúa / khóm qua các thời kỳ ............................................. 68
Hình 3. 3. Tổng chiều dài rễ lúa qua các thời kỳ ................................................ 69
Hình 3. 4. Trung bình đường kính rễ qua các thời kỳ ......................................... 71
Hình 3. 5. Tổng khối lượng khô của rễ lúa qua các thời kỳ................................ 73
Hình 3. 6. Khối lượng rễ lúa tại tầng đất từ 0-5cm qua các thời kỳ ................... 75
Hình 3. 7. Khối lượng rễ lúa tại tầng đất từ 5-15 cm qua các thời kỳ ................ 76
Hình 3. 8. Khối lượng rễ lúa tại tầng đất từ 15-25 cm qua các thời kỳ .............. 77
Hình 3. 9. Tỷ lệ khối lượng rễ trên khối lượng thân, lá lúa ở các giai đoạn ....... 84
Hình 3. 10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ................................... 86


10

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Đơn vị: Khoa Quốc Tế
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu sự phát triển của bộ rễ và sinh trưởng, năng
suất lúa dưới tác động của các chế độ nước khác nhau
- Mã số: ĐH2014 - TN01 - 01
- Chủ nhiệm: Đặng Hoàng Hà

- Cơ quan chủ trì: Khoa Quốc Tế- Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: Tháng 1/ 2014- 12/ 2015
2. Mục tiêu:
Xác định ảnh hưởng của chế độ nước tưới khác nhau đến các chỉ số môi
trường đất, sinh trưởng của bộ rễ và mối quan hệ giữa môi trường đất với sự
phát triển của bộ rễ, khả năng sinh trưởng, năng suất qua các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của cây lúa nhằm xây dựng chế độ tưới nước thích hợp góp
phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, bảo vệ môi trường.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Đề tài đã xác định được chế độ nước ảnh hưởng đến môi trường đất và có mối
quan hệ giữa các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ, sinh
trưởng và năng suất lúa ở các thời kỳ chính của cây lúa.
- Đề tài đã xác định được mối quan hệ giữa sự phát triển của bộ rễ ở các chế độ
tưới nước khác nhau với sự sinh trưởng, phát triển của thân lá, năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất ở các giai đoạn sinh trưởng chính của cây lúa giống
Khang dân 18.
- Đề tài đã xác định được mối quan hệ giữa sự sinh trưởng phát triển của thân lá
bị ảnh hưởng dưới tác động của các chế độ tưới nước khác nhau với năng suất
và các yếu tố cấu thành năng suất
4. Kết quả nghiên cứu:
Chế độ nước khác nhau có ảnh hưởng đến sự phát triển bộ rễ, sự sinh
trưởng thân lá và năng suất lúa rỗ rệt qua năm giai đoạn sinh trưởng chính. Chế
độ nước ngập khô xen kẽ 4 ngày tạo điều kiện tốt nhất cho cây lúa phát triển và


11

đem lại năng suất cao hơn so với các chế độ tưới khác đồng thời còn giúp tiết
kiệm đáng kể lượng nước tưới so với phương pháp canh tác lúa truyền thống.
Thời gian xen kẽ càng dài thì sự sinh trưởng rễ, thân lá và năng suất càng giảm.

Ngoài ra, kết quả tương quan cho thấy các bộ phận của cây lúa có mối tương
quan dương chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Cây có bộ rễ khỏe thì thân lá phát
triển tốt, khả năng tích lũy chất khô cao, do đó góp phần làm tăng các yếu tố cấu
thành năng suất. Riêng đối với chỉ tiêu đường kính rễ có mối tương quan ngược
chiều với số dảnh/ khóm và tỉ lệ hạt chắc.
5. Sản phẩm:
- Bài báo kỷ yếu hội thảo quốc tế: 01
1. Hoang Van Phu, Dang Hoang Ha, Avishek Datta, Nguyen Ngoc Quynh
(2015), “Performance of rice in rainfed land under the System of Rice
Intensification (SRI) water management and spacing practices”, proceeding of
the international workshop, on livelihood development and sustainable
emvironmental managementin the context of climate change (LDEM), Thai
Nguyen 13-15.11.2015, Agriculture publishing house, Hanoi, pp. 582-592.
- Bài báo tạp chí trong nước: 03
1. Đặng Hoàng Hà, Hoàng Văn Phụ (2016), “Ảnh hưởng của chế độ nước tưới
đến sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ lúa (KD18)”, Tạp chí khoa học và
công nghệ - Đại học Thái Nguyên 149 (04), tr. 59-67.
2. Đặng Hoàng Hà, Hoàng Văn Phụ, Linh Thị Vân Anh, Đào Văn Tiên (2016),
“Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến khả năng sinh trưởng và năng suất lúa
(KD18)”, Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên 158 (13), tr.
49-57.
3. Đặng Hoàng Hà, Hoàng Văn Phụ (2017), “Ảnh hưởng của chế độ nước,
phương pháp làm cỏ đến bộ rễ, sinh trưởng và năng suất lúa (KD18)”, Tạp chí
khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên 164 (04).
- Nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học: 01
Chủ nhiệm đề tài sinh viên: Linh Thị Vân Anh
Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sự sinh trưởng, năng suất cây lúa dưới tác động
của các chế độ nước khác nhau”
Đạt loại: xuất sắc.



12

- Mô hình: 01
Thử nghiệm canh tác lúa dưới các chế độ nước khác nhau tại xóm Ấp Thái, xã
Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Báo cáo khoa học: 01
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại
của kết quả nghiên cứu:
Kết quả của nghiên cứu này là tài liệu để các nghiên cứu về lĩnh vực canh
tác lúa hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai và là cơ sở để
chính quyền địa phương khuyến cáo cho bà con áp dụng phương pháp tưới tiêu
phù hợp, vừa tiết kiệm nước vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngày 20 tháng 12 năm 2016
Cơ quan chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên, đóng dấu)

Đặng Hoàng Hà


13

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Đơn vị: Khoa Quốc Tế
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Study on root development, growth and yield of rice under

different water regimes
Code number: ĐH2014 - TN01 - 01
Coordinator: Dang Hoang Ha
Implementing institution: International School – Thai Nguyen University
Duration: from January 2014 to December 2015
2. Objective(s):
To assess the effects of different watering schemes to the soil indexes,
root growth and the interconnection between the soil condition and the growth
of root cluster, and yield through separate stages of development of rice. From
then, appropriate watering scheme will be applied in order to enhance
productivity and protect the environment
3. Creativeness and innovativeness:
- Pointed out that that irrigation scheme has great impacts on the soil environment,
growth of roots, and yields in the primary development periods of the rice.
- Confirms the relationship between the growth of roots in different watering
plans and the growth of stem and leaves as well as yields in the main
development stages of the Khang Dan 18 rice variety.
- Pointed out the growth of rice stem and leaves are greatly affected by
particular watering schemes, leading to the effects on yields and productivity
4. Research results:
A change in irrigation can have significant impact on the growth of roots,
development of stem and leaves and yields of rice through the main
development stages. Alternation of days dry and 4 days wet provides the best
conditions for the rice to grow, bringing higher yields compared to other
watering plans. The longer the alternation between dry and wet period brings
more hindrance to the growth of stem and leaves. In addition, each component
of the rice stem has mutual connection with the others. Rice with better root
clusters brings better growth rate with higher concentration of fiber, producing
higher yields. However, the diameter of the root is in contrast relation with the
number of clusters and the rate of high quality seeds.

5. Products:
- Articles in international conference: 01


14

1. Hoang Van Phu, Dang Hoang Ha, Avishek Datta, Nguyen Ngoc Quynh
(2015), “Performance of rice in rainfed land under the System of Rice
Intensification (SRI) water management and spacing practices”, Proceeding of
the international workshop, on livelihood development and sustainable
emvironmental managementin the context of climate change (LDEM),
Thainguyen 13-15.11.2015, Agriculture publishing house, Hanoi, pp. 582-592.
- Articles in national journals: 03
1. Dang Hoang Ha, Hoang Van Phu (2016), “Impacts of water regimes on root
growth and development of rice variety KD18”, Journal of Science and
Tecnology Thai Nguyen University 149 (04), pp. 59-67.
2. Dang Hoang Ha, Hoang Van Phu, Linh Thi Van Anh, Đao Van Tien (2016),
“Impacts of water regimes on growth and yield of rice variety KD18”, Journal
of Science and Technology Thai Nguyen University 158 (13), pp. 49-57.
3. Dang Hoang Ha, Hoang Van Phu (2017), “Impacts of water regimes,
weeding methods to root growth and development of rice KD18”, Journal of
Science and Technology - Thai Nguyen University 164 (04).
- Groups of student research: 01
Student: Linh Thi Van Anh
Research title: “Study on growth, yield of rice under the impacts of water
regimes”
Evaluation: Excellent.
- Model: 01
Modeling rice cultivation under the water regimes at Ap Thai - Hoa Thuong Đong Hy - Thai Nguyen.
- Scientific report: 01

6. Transfer alternatives, application institution, impacts and benefits of
research results:
The findings are a reference for further research into the study of effective
rice cultivation, coping with climate change in the future. It is also a firm
foundation for local authorities to refer to farmers of the efficient approach to
better irrigation, bringing higher yields yet water-saving.


15

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa là loại cây thân thảo. Trên thế giới có hai loài lúa trồng được xác định
từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Đó là loài lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) và
loài lúa trồng Châu Phi (Oryza glaberrima). Tùy theo giống lúa và mùa vụ, thời
gian sinh trưởng từ lúc sạ / cấy đến khi thu hoạch khoảng từ 95- 145 ngày (Lê
Anh Tuấn, 2012).
Trong thực tế cây lúa chỉ khoẻ mạnh và cho năng suất cao khi cây có bộ
rễ khoẻ mạnh, phát triển tốt, cây đẻ nhiều nhánh và đẻ tập trung giai đoạn đầu,
có nhiều bông / đơn vị diện tích và tỷ lệ hạt chắc trên bông cao. Do đó, việc đảm
bảo cây lúa đạt được năng suất cao, bên cạnh sự phát triển của lá, thân thì sự
phát triển của bộ rễ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp đủ dinh
dưỡng và nước cho cây phát triển đồng thời giảm thiểu những thiệt hại do việc
đổ gẫy gây ra.
Sinh lý ruộng lúa năng suất cao là quá trình đảm bảo sự phát triển của các
cá thể và của quần thể đảm bảo quá trình quang hợp, hô hấp, khả năng hấp thụ
dinh dưỡng phục vụ cho quang hợp tốt. Để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng
cho cây sinh trưởng phát triển, yêu cầu cây phải có bộ rễ tốt và khỏe hấp thu tốt
dinh dưỡng trong môi trường đất.
Bộ rễ có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cây

lúa, trong quá trình này nó thực hiện các hoạt động như hút nước, dinh dưỡng,
muối khoáng và nó có vai trò vận chuyển nước, dinh dưỡng trong thân cây lúa
(Bridgit T. K. và cộng sự, 2002). Sự trao đổi chất của cây lúa đóng góp không
chỉ sự sinh trưởng của thân lá, khả năng chống chịu sâu bệnh mà còn có ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng gạo.
Rễ là cơ quan chủ yếu trong việc hấp thụ nước và chất dinh dưỡng để
chuyển lên các cơ quan phía trên, nhờ đó cây trồng có thể phát triển và đạt năng
suất theo mong muốn. Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, có cấu tạo sơ cấp, sau khi lúa
nảy mầm, rễ mầm xuất hiện, tồn tại 5 - 7 ngày rồi rụng đi. Từ các đốt trên thân
mọc ra các rễ phụ, phát triển nhanh tạo thành rễ chùm, ăn nông. Trong thời gian
sinh truởng số luợng và khối luợng rễ tăng dần từ cấy, đẻ nhánh, làm đòng và
đạt cao nhất lúc trỗ bông, giảm dần đến khi lúa chín. Rễ lúa hút nuớc, dinh
dưỡng nhiều nhất là thời kỳ làm đòng và trỗ bông. Giai đoạn sinh truởng dinh


16

dưỡng rễ lúa ăn nông chủ yếu tập trung ở tầng đất 0-10cm. Khi cây lúa buớc
sang giai đoạn sinh truởng sinh thực, rễ lúa phát triển mạnh về số luợng, khối
luợng và có thể ăn sâu xuống tầng đất 30 - 50cm để hấp thu dinh duỡng ở tầng
đất sâu và giữ cho cây bám chắc vào đất, tránh đổ gẫy khi mang đòng.
Cây lúa lấy chất dinh dưỡng chủ yếu nhờ vào rễ. Vì vậy, các yếu tố bên
ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nước, pH, vi sinh vật... có ảnh hưởng lớn
đến bộ rễ. Tùy theo mức độ mà ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống
rễ lúa và ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất lúa.
Môi trường đất có các yếu tố như dinh dưỡng, cấu trúc đất, ô xy, vi sinh
vật đất, pH, nước …. Trong đó nước có vai trò quan trọng trong việc giúp cây
trồng hấp thụ dinh dưỡng trong đất (Nguyễn Đình Mạnh, 2004).
Việc nghiên cứu mối quan hệ ảnh hưởng của nước đến các yếu tố môi
trường đất làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của bộ rễ lúa là vấn đề

cần thiết, làm cơ sở cho đề xuất biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý nhằm nâng
cao năng suất cây lúa. Với lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự
phát triển của bộ rễ và sinh trưởng, năng suất lúa dưới tác động của các chế
độ nước khác nhau”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định ảnh hưởng của chế độ nước tưới khác nhau đến các chỉ số môi
trường đất, sinh trưởng của bộ rễ và mối quan hệ giữa môi trường đất với sự
phát triển của bộ rễ, khả năng sinh trưởng, năng suất qua các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của cây lúa nhằm xây dựng chế độ tưới nước thích hợp góp
phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, bảo vệ môi trường.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Tìm hiểu được mối quan hệ giữa sự sinh trưởng phát triển của rễ lúa dưới
tác động của các chế độ nước khác nhau với các chỉ tiêu lý, hóa, sinh của đất
làm cơ sở khoa học cho việc xác định chế độ nước tưới tiêu hợp lý nhằm tăng
năng suất lúa và hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường.


17

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài được áp dụng trên thực tế giúp người trồng
lúa có kỹ thuật tưới tiêu hợp lý và phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây
lúa làm tăng hiệu quả sản xuất bảo vệ môi trường.


18

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Để thực hiện nghiên cứu chúng tôi đưa ra khung khái niệm nghiên cứu nhằm
xác định các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sinh trưởng của bộ rễ
lúa như sau:
Môi trường đất ảnh hưởng đến bộ rễ lúa

Nước

Nước

Môi trường đất

Độ
chặt
đất

Bộ rễ
lúa
lúa

Dinh dưỡng
dễ tiêu

pH
Ô xy
Vi sinh
vật

Dinh
dưỡng

tổng số

Sơ đồ mô tả bộ rễ lúa bị ảnh hưởng dưới tác động của nước và các yếu tố
trong môi trường đất
Nước ảnh hưởng đến môi trường đất và ảnh hưởng đến lý tính như kết
cấu, độ chặt của đất, độ pH, dinh dưỡng tổng số và dinh dưỡng dễ tiêu trong đất
( N,P,K), vi sinh vật đất và quá trình cố định/chuyển hóa dinh dưỡng do vi sinh
vật đất thực hiện do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của bộ rễ cũng
như ảnh hưởng gián tiếp đến sinh trưởng và năng suất của cây lúa.
1.1.1. Đặc điểm sinh lý của bộ rễ lúa
1.1.1.1. Một số nghiên cứu về bộ rễ và chức năng hấp thụ nước
Yambao và cộng sự (1992) đưa ra giả thuyết rằng rễ có kích thước lớn
hơn có khả năng chống hạn cao hơn bởi chúng có bán kính mạch gỗ lớn hơn,
kháng dòng nước quanh trục thấp hơn so với các bộ rễ cây khác, do đó có khả


19

năng hấp thụ nước tốt hơn trong các tầng đất sâu.
Khi gặp hạn rễ lúa mọc dài hơn, phân bố rộng và sâu vào các lớp đất giúp
cây lúa tận dụng được nước dưới sâu. Khi bắt đầu gặp hạn ở giai đoạn cây con,
khối lượng rễ và tỉ lệ rễ / thân lá tăng lên, sinh nhiều rễ đốt vì rễ đốt có khả năng
đâm xuyên hơn các rễ khác, do đó tăng cường khả năng hấp thụ nước. Cũng
theo đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi chịu hạn, rễ mọc dài và phân bố rộng,
sâu hơn trong các lớp đất giúp cây trồng tận dụng được dưới nước sâu. Khi nước
khan hiếm, chiều dài rễ, số rễ, khối lượng khô của rễ, tốc độ hút nước là các yếu
tố quan trọng giúp cây kháng hạn, bảo vệ nguồn nước cho cây sinh trưởng, phát
triển tốt nhất. Bên cạnh đó, tế bào rễ có áp suất thẩm thấu cao, sức hút nước lớn
(Nguyễn Đình Giao và cộng sự, 1997).
Steudle và Peterson (1998) đã tóm tắt “Quá trình vận chuyển tổng hợp”

cho quá trình hấp thụ nước và vận chuyển nước trong rễ và chỉ ra rằng sự vận
chuyển qua chất nguyên sinh, không bào và tế bào vận chuyển góp phần hấp thụ
nước và vận chuyển nước cho cây. Sự kết hợp các con đường có thể được sử
dụng, ví dụ như nước đi vào chất nguyên sinh và có thể sau đó băng qua màng
plasma để di chuyển vào trong thành tế bào (Steudle, 2000), việc trao đổi giữa
các con đường có thể giúp rễ có thể chỉnh lý khả năng hút nước của chúng thông
qua nhu cầu thoát hơi nước trong lá. Khả năng hấp thụ nước của rễ và độ dẫn
nước được đánh giá thông qua áp suất rễ.
1.1.1.2. Rễ lúa và chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng
Sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cây dựa vào hai cơ chế: cơ chế chủ động
và cơ chế thụ động (Nguyễn Thành Đạt và cộng sự, 2008).
Cơ chế thụ động: Rễ cây có thể hút các chất khoáng bằng các cơ chế ít
nhiều mang tính thụ động dựa trên quá trình khuyếch tán, quá trình hút bám
trao đổi, quá trình phân phối theo cân bằng Donnan...
Cơ chế hút khoáng thụ động không có tính chọn lọc, không phụ thuộc vào hoạt
động sinh lý của cây, các chất khoáng đi vào rễ nhờ sự chênh lệch nồng độ các
ion trong rễ và ngoài môi trường.
Cơ chế chủ động: Sự hút chủ động các nguyên tố khoáng bởi hệ rễ liên
quan đến quá trình trao đổi chất của tế bào.
Paul R. Adler (2003) cho rằng kết cấu hóa học của các mô thực vật


20

không thể phản ánh được sự hiện diện của chất dinh dưỡng trong dung dịch đất.
Sự khác biệt này là kết quả của sự hấp thụ có lựa chọn và vận chuyển của chất
dinh dưỡng bởi hệ thống rễ.
Theo Hoàng Minh Tấn (2009), chất khoáng muốn đi vào cây thì trước hết
phải được hấp thụ trên bề mặt rễ và sau đó ion khoáng đi qua chất nguyên sinh
để vào trong tế bào và được chuyển từ tế bào này sang tế bào khác rồi đi đến tất

cả các bộ phận của cây. Các ion khoáng tan trong dung dịch đất hoặc được hấp
phụ trên bề mặt keo đất sẽ được rễ cây hấp phụ trên bề mặt nó.
Việc hấp thụ nước và chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới năng suất cây lúa.
Người nông dân thông thường giữ nước liên tục với mong muốn cung cấp đủ
nước cho lúa. Trong điều kiện đất bão hòa cho thấy sản lượng lúa bị giảm từ
16-34% (Borell và cộng sự, 1997). Có một mối liên hệ mạnh giữa dinh dưỡng
đất và năng suất cây trồng trong khu vực nhiệt đới (Sanchez, 2002).
1.1.1.3. Rễ cây và chức năng neo giữ
Chức năng neo giữ là một trong những chức năng quan trọng của bộ rễ
lúa. Rất nhiều nghiên cứu đã cho rằng các rễ bên và các lông hút đóng vai trò
trong việc neo giữ của cây. Bailey và cộng sự (2002) đã tiến hành thí nghiệm để
kiểm tra vai trò của rễ bên và lông hút trong việc neo giữ, kháng lại việc nhổ
cây theo chiều thẳng và đưa ra kết luận rằng lông hút không đóng vai trò quan
trọng trong vai trò neo giữ cây như rễ bên trong đất.
1.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sinh lý rễ lúa
Yusaku Uga và cộng sự (2013) đã xác định được một gen ở cây lúa được
gọi là Deeper Rooting 1 (DRO1) tạo ra rễ cây sâu hơn, giúp tăng sản lượng gấp
ba lần trong điều kiện hạn hán. Lúa là cây rất nhạy cảm với khô hạn vì có bộ rễ
nông, nhưng nghiên cứu mới cho thấy rằng bằng cách hướng rễ cây đi xuống
thay vì tỏa ngang, gen DRO1 làm cho rễ ăn sâu gần gấp đôi so với những giống
lúa tiêu chuẩn. Theo nghiên cứu trên khi cây lúa có bộ rễ sâu hơn thì cây có thể
nhận được nước và chất dinh dưỡng từ các lớp đất sâu từ đó giảm thiểu tác động
có hại do hạn gây ra.
Zhao và cộng sự (2009) đã tìm thấy gen WOX (WUSCHEL-related
Homeobox) trong cây lúa, với tên gọi là gen WOX11, điều khiển hoạt động đâm
rễ và tăng trưởng của rễ. Nghiên cứu cho thấy sự thể hiện của gen đáp ứng với


21


auxin- và cytokinin, do ảnh hưởng của sự thể hiện gen WOX11 và phân tử RNA
can thiệp trong cây biến đổi gen. Kết quả này cho thấy WOX11 có thể là một
integrator của auxin và cytokinin truyền tín hiệu điều tiết sự phát triển tế bào
trong suốt thời kỳ tạo đỉnh rễ.
Theo Karaba và cộng sự (2007), sinh khối rễ của cây chịu hạn tăng lên
trong điều kiện tưới nước trở lại. Gen HDR với yếu tố chuyển mã AP2/ERF,
được phân lập trong dòng đột biến của Arabidopsis (theo kiểu gắn thêm chức
năng) hrd-D, điều khiển tính trạng sức mạnh của rễ, sự phân nhánh, tế bào biểu
bì, độ dầy của lá với tỷ lệ lục lạp tăng cao trong tế bào mesophyll, làm thúc đẩy
hiện tượng đồng hóa quang hợp và hiệu suất quang hợp có vai trò quan trọng
trong việc nâng cao khả năng chịu hạn của lúa.
1.1.3. Các đặc điểm hình thái và sinh lý của rễ ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát triển lúa
Rễ phát triển là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và năng suất lúa. Hệ
thống rễ lúa hấp thụ chất dinh dưỡng và nước từ đất và đưa đến phần trên của
cây (Sariam, 2009).
Shi và cộng sự (2002) đã tìm ra rằng, rễ lúa trong điều kiện nước cạn xen
kẽ hoạt động mạnh hơn so với điều kiện ngập nước do đất thoáng khí hơn, nhờ
đó cây lúa đẻ nhánh khỏe hơn, sinh khối cao hơn, lá lúa tươi hơn và có hàm
lượng diệp lục cao hơn. Jiang và cộng sự (1985) chỉ ra rằng, nếu rễ hoạt động
mạnh trong giai đoạn lúa chín, lá lúa sẽ giữ thẳng, và già đi với tốc độ chậm hơn
làm giảm quá trình héo cũng như quá trình sản sinh ra các sản phẩm quang hợp
(photosynthate) cũng được kéo dài hơn, do đó năng suất cao hơn. Số lượng rễ
lớn cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng chống hạn của lúa.
Thông thường, bề mặt rễ lớn hơn đồng thời với diện tích trao đổi ion cao, do đó
chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ cao hơn cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tăng
năng suất lúa.
Khả năng chống đổ là một trong những đặc tính quan trọng của giống lúa
năng suất cao hoặc giống lúa siêu cao sản. Trong điều kiện lúa đổ, sản lượng hạt
bị giảm đáng kể. Công tác nghiên cứu khoa học gần đây tìm ra các loại giống

lúa có khả năng chống đổ cao, năng suất. Khả năng chống đổ của cây lúc có một
sự góp phần không nhỏ của hệ thống rễ lúa.


22

1.2. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA RỄ LÚA
1.2.1. Ảnh hưởng của nước tới các chỉ tiêu đất
1.2.1.1. Ảnh hưởng đến đất:
Theo Phạm Phước Nhẫn và cộng sự (2013), sự biến động giá trị pH của
nước trên ruộng lúa trong 3 chế độ quản lý nước cho thấy: quản lý nước theo
chế độ tưới nước khi mực nước trong ống cách mặt đất 15 cm là ít biến động
nhất và giá trị pH ở chế độ nước tưới này là thuận lợi hơn cho cây lúa so với hai
chế độ nước quản lý nước theo nông dân và tưới nước khi mực nước trong ống
cách mặt đất 30 cm. Sự biến động pH nước trong 3 chế độ cung cấp nước không
tuân theo một quy luật nào và khác biệt nhau. Khi đất bị yếm khí thì quá trình
oxi hóa khử bị giảm, làm cho pH giảm và đất trở nên chua hơn, ở điều kiện đó
sẽ hạn chế sự hấp thu nước của bộ rễ (Hundertmark W. and T. Facon, 2002)
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đạt (2014) chỉ ra rằng sau khi canh tác lúa
nước theo phương pháp SRI thì lượng mùn trong đất đã tăng lên 0,09%, lượng
Nitơ đã tăng 0,03%, lượng P2O5 tăng lên 0,01% và lượng Kali trong đất tăng
0,06%. Trong khi đó, khi thực hiện phương thức canh tác truyền thống thì lượng
mùn trong đất chỉ tăng 0,06%, hàm lượng Nito tăng 0,014%, lượng P2O5 giảm
0,003% và lượng Kali chỉ tăng được 0,03%.
Từ kết quả nghiên cứu, Geng S.M và cộng sự (2014) kết luận hệ sinh thái
đất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn hán. Sinh khối carbon vi
sinh vật trong đất sẽ tăng khi giảm lượng nước với điều kiện độ ẩm đất cao hơn
19,5%, còn khi điều kiện độ ẩm đất thấp hơn 19,5% thì điều này không xảy ra.
Trong đất ngập nước, sự khuếch tán của không khí thông qua các khoảng

trống trong đất bị hạn chế mạnh bởi hàm lượng nước trong đất, điều này ức chế
sự phát triển của rễ, do không thông thoáng nên oxy không lưu thông được là
nguyên nhân chính gây thương tổn cho rễ và phát triển chồi cây (Vartapetian và
Jackson, 1997). Lượng oxy hòa tan tối đa trong nước ngập nhỏ hơn 3% so với
khối lượng tương tự trong không khí. Lượng oxy hòa tan này nhanh chóng được
bộ rễ và các vi sinh vật hiếu khí tiêu thụ trong giai đoạn đầu của ngập úng.
Ngoài việc gây ra tình trạng thiếu oxy, ngập úng cũng gây trở ngại cho việc
khuếch tán hoặc oxy hóa các chất khí như exylen (Arshad và Frankenberge,


23

1990), điều này dẫn tới tích lũy chất độc trong đất, cản trở sự phát triển và chức
năng của rễ.
1.2.1.2. Ảnh hưởng của các chế độ nước tới các chỉ tiêu về rễ
Độ ăn sâu của rễ và quá trình nitrat hóa vùng rễ trong điều kiện canh tác
hiếu khí cao hơn đáng kể so với tình trạng liên tục bị ngập lụt (Dandeniya W.S.
và Thies J.E, 2012). Thí nghiệm của A. Mirshra và cộng sự (2010) tiến hành trên
hai vụ để đánh giá ảnh hưởng của biến đổi chế độ nước và mô hình cây trồng
đối với sự tăng trưởng của rễ cây lúa, chồi và năng suất. Với 4 chế độ nước được
thiết kế : ngập liên tục trong giai đoạn sinh dưỡng (IFV), ngập liên tục kéo dài
đến giai đoạn sinh sản (IF-R), không bị ngập (NF), ngập toàn bộ (CF), kết hợp
với 3 mô hình trồng cây khác nhau: Cấy 1 dảnh / khóm với khoảng cách độ rộng
là 30x30 cm (P1), cấy 1 dảnh / khóm với khoảng cách cấy là 20x 20cm (P2) và
3-4 cây / khóm với khoảng cách 20x20 cm (P3). Thí nghiệm chỉ ra rằng sự kết
hợp giữa cấy 1 dảnh, cả P1 và P2 với chế độ nước IFV cải thiện được mật độ
chiều dài rễ, hoạt động sinh lý rễ, lượng chất diệp lục của lá trên và lá dưới, làm
sản lượng cao hơn, so với các phương pháp kết hợp khác.
Kết quả thí nghiệm của O.Huguenin và cộng sự (2009) khi nghiên cứu
trên giống lúa truyền thống KDML105 cho thấy chiều dài rễ tăng trong tất cả

các chế độ nước (ngập, ẩm, xen kẽ ngập ẩm) nhưng quá trình phát triển bị chậm
lại do khoảng trống còn lại chậu thí nghiệm bị giới hạn. Trong điều kiện ngập và
xen kẽ ngập ẩm khoảng 65% rễ phát triển tốt, 35 % còn lại là rễ trung bình và rễ
thô, tỷ lệ này không đổi theo thời gian. Đối với công thức ngập nước rễ chủ yếu
là rễ thẳng, trong khi công thức ẩm rễ có xu hướng đường gấp khúc. Đối với
công thức ngập khô xen kẽ có một số rễ mọc ra sau mỗi lần tháo nước.
Sự sai khác có ý nghĩa về chiều dài rễ giữa các chế độ nước khác nhau sau 4
tuần với công thức ẩm và công thức ngập khô xen kẽ, còn công thức ngập không
có sự khác biệt nhiều. Trong khi đó đường kính rễ trung bình tương đối ổn định
theo thời gian trong 3 chế độ nước ngập nước, ngập khô xen kẽ và ẩm (84± 5,
80±7 và 92± 13 mm)
Mohd Khairi và cộng sự (2015) nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc thiếu
nước tới khả năng sinh trưởng, phát của cây lúa được trồng dưới các chế độ
nước khác nhau với 4 công thức: T1: Ngập 5cm; T2: Ngập 1-3 cm; T3: Ngập
bão hòa 1cm và T4: ngập nước và khô xen kẽ. Kết quả công thức 4 cho thấy pH


×