Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tích hợp liên môntác hại của kiến ba khoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.67 KB, 12 trang )

1.Tên tình huống
KIẾN BA KHOANG-MỐI LO NGẠI CỦA CON NGƯỜI
Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người, chính vì lẽ đó mà dù rất bận rộn nhưng mỗi buổi
sáng, em thường dành thời gian khoảng 30 phút để tập thể dục. Các bài thể dục hoặc vài
động tác đơn giản, nó khiến em sảng khoái, khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng cho một
ngày mới.
Hàng ngày, cứ 5 giờ sáng, em thường chạy bộ sang góc phố bên kia để gọi Vi - cô bạn thân
từ thuở nhỏ đi cùng. Chúng em chạy vài vòng quanh phố rồi dừng lại ở công viên để hí hoáy
vài động tác thể dục. Hôm nay cũng vậy, nhưng có chút đặc biệt hơn mọi ngày vì là ngày
chủ nhật nên đứa em trai mới 10 tuổi của em nhất quyết đòi đi. Chúng em chạy khởi động tí
thì dừng lại phía bờ hồ, chỗ có hơi phần ẩm ướt, mới tập được vài phút thì đứa em nó la oai
oái vì bị kiến cắn. Chỉ là một con kiến, em nhanh tay định đánh chết con kiến đó nhưng Vi
đã xô tay em ra và thổi cho con kiến đó bay ra khỏi chân thằng bé. Lúc đầu có hơi tức giận,
sau nghe Vi giải thích nói rằng là với loại kiến đó không được đánh chết nó thì em lại càng
thắc mắc hơn, vốn định hỏi thêm nhưng sắc mặt em trai em càng nhợt nhạt, em phải cùng Vi
đưa nó đến bệnh viện. Khi đến bênh viện, sau khi khám cho em trai em, bác sĩ cho biết:
- May là các cháu đưa em trai đến kịp thời, không là chất độc sẽ lan nhanh và gây hậu quả
nghiêm trọng. Nó không phải là con kiến bình thường, đó là kiến ba khoang, có độc tính rất
mạnh, may là xử lý đúng tình huống…
- Dạ vâng, chúng cháu cảm ơn bác sĩ.
Rồi bác sĩ trở lại với phòng bệnh, e xoay qua phía Vi, nhận thấy ánh mắt thẫn thờ của nó em
mới cất tiếng gọi:
- Này!
- À... hả?
- Gì mà thẫn ra vậy
- Ê, cậu còn nhớ cô giao cho chúng ta bài tập gì không?
- Nhớ, sao không được, đến giờ mà tớ còn chưa có lấy một ý tưởng gì. Nhưng liên quan gì
ở đây.
- Ý tớ là ta hãy lấy đề tài kiến ba khoang này đi vì tớ thấy hiện nay trên sách báo hay tivi
thường xuất hiện các vụ liên quan tới kiến ba khoang này, cũng coi như là giúp mọi người
có thêm kiến thức về con vật độc hại này.




- Ừ, ý kiến hay đó. Để xem nào … ! Mình sẽ viết bài với chủ đề ‘‘ Kiến ba khoang – mối
lo ngại của con người’’. Được không ?
- Ừ hay đấy. Chúng mình cùng làm nhé.
- Nhất trí !
Thế là em cùng Vi tiến hành làm bài vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống
về con kiến có hại đó.
2.Mục tiêu giải quyết tình huống
-Thứ nhất: Vận dụng các kiến thức của các môn: Hóa Học, Sinh học, Công nghệ, Vật lý
học, Địa lý,…để có thể giải quyết tình huống. Biết cách tích hợp chúng lại với nhau và vận
dụng các kiến thức đã được học, được tìm hiểu vào những tình huống trong cuộc sống hàng
ngày một cách có ích.Thực ra các môn học đều bổ ích và có ý nghĩa trong thực tiễn, chúng
có một mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng chắc có lẽ ít người biết được.Thế giới này
rộng hàng tỉ kilomet vuông, điều đó đồng nghĩa rằng là thế giới tri thức cũng rộng không
kém, bộ não nhỏ bé của chúng ta có thể chứa được, biết được bao nhiêu kilomet tri thức đó
và còn bao nhiêu tỉ kilomet tri thức chúng ta chưa biết, chưa tìm ra. Thế nên không ngừng
tìm hiểu, học hỏi chính là thứ cấp thiết trong cuộc sống hàng ngày.
-Thứ hai: Thực tế ta đã có rất nhiều mẹo vặt hay kinh nghiệm từ thời cha ông ta truyền lại,
các kiến thức của các bộ môn Sinh học, Hóa học, Công nghệ giúp chúng ta có thể sơ cứu
một số bệnh hay vết thương ngoài da,…
-Thứ ba: Các kiến thức đó giúp mọi người hiểu được tác hại hoặc công dụng của kiến ba
khoang thông qua bài vận dụng kiến thức liên môn này
-Thứ tư: Các bạn sẽ hình thành được thói quen bảo vệ sức khỏe của bản thân và những
người thân trong gia đình mình
3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về kiến ba khoang.
- Khảo sát cộng đồng nhằm đánh giá mức độ hiểu biết và nhận thức về kiến ba khoang.
- Đối tượng truyền thông: Học sinh trường THCS Bảo Ninh, phụ huynh và người dân tại địa
phương.

- Tuyên truyền để nâng cao hiểu biết về kiến ba khoang cho các đối tượng nêu trên.
4.Giải pháp giải quyết tình huống
Bài viết vận dụng các kiến thức liên quan đến các môn học như:


- Môn Sinh học,Công Nghệ: Giúp ta biết rõ hơn về một số đặc điểm sinh học của kiến ba
khoang: Hình thể, phân bố, chu kì phát triển…;
+ Biết được vai trò của kiến ba khoang là có lợi hay có hại đối với con người;
+ Hậu quả khi bị dính chất độc của loại kiến này.
- Môn Hóa học: Thành phần độc tính trong nọc độc của kiến ba khoang
- Môn Vật lý: Nồng độ khuếch tán độc tính của kiến ba khoang khi vào trong cơ thể người
- Môn Địa lý:
+Nơi sinh sống hay địa bàn cư trú của kiến ba khoang
+Điều kiện thuận lợi để kiến ba khoang phát triển(nồng độ ẩm,thời tiết,…)
- Môn Kĩ năng sống: Cách sơ cứu khi bị kiến ba khoang cắn
- Môn GDCD: Tuyên truyền cho các bạn học sinh nắm được tác hại và cách phòng chống sự
xâm nhập của kiến ba khoang đối với nơi đang ở.
- Môn Toán học: Thống kê số liệu
- Môn Tiếng Anh: Hiểu được một số từ ngữ tiếng Anh
- Môn Tin học: Tìm kiếm thông tin liên quan trên Iternet
5.Thuyết trình giải quyết tình huống
5.1. Kiến ba khoang là gì?
Nhờ bộ môn Tin học đầy hữu ích mà mình đã lên mạng Internet tìm hiểu về kiến ba khoang
và được biết:
- Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes (tên tiếng Anh là rove
beetles),thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera), lớp Côn trùng (Insecta), ngành Chân đốt
(Arthropoda). Trên thế giới đã phát hiện được hơn 46.000 loài, 3.200 giống, 31 phân họ,
trong đó 2/3 số loài sống ở vùng nhiệt đới.Ngoài ra,kiến ba khoang còn có một số tên gọi
khác như: kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong...
- Vận dụng môn Sinh học: Đặc điểm sinh học chung của kiến ba khoang: Thân mình thon,

dài như hạt thóc: ngang 1-1,2cm; dài 2-3cm, thường có màu đen và vàng. Có 3 đôi chân,
bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ. Bay và chạy rất nhanh. Cơ thể đôi khi màu cam tối
màu, hay sậm màu và nhọn ở vùng bụng, vùng bụng trên và đầu màu đen.Kiến ba khoang có
hai mắt,một đôi râu gồm 12 đốt gần bằng nhau, một đôi kìm chắc khỏe để bắt mồi,miệng
kiểu nghiền. Ngực kiến có 3 đốt, mang 3 đôi chân và 2 đôi cánh; đôi cánh cứng, ngắn cụt ở
ngoài, đôi cánh lụa dài gập lại trong cánh cứng, khi bay đôi cánh lụa vươn ra. Bụng kiến


gồm 10 đốt, khớp nối giữa đầu, ngực, bụng rất linh hoạt cho nên chúng có thể cong mình lên
hay uốn sang hai bên.

1.Mặt lưng

2.Mặt bụng

- Kiến khoang sinh sản quanh năm, chủ yếu vào mùa mưa, khi thời tiết nóng ẩm. Vòng đời
của chúng gồm các giai đoạn: trứng - ấu trùng - nhộng - trưởng thành. Kiến đẻ trứng rời rạc
từng quả trên đất mùn.
- Ấu trùng và trưởng thành của kiến đều ăn các côn trùng khác bé nhỏ hơn. Do vậy, nó
đóng vai trò quan trọng trong đấu tranh sinh học để phòng chống một số côn trùng nơi ruộng
lúa (“paddy pests”) và góp phần cân bằng sinh học trong thiên nhiên. Cho nên người ta xếp
chúng vào loại côn trùng có lợi. Kiến ba khoang thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi
cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng.

-Về tập tính và thức ăn của chúng thì các loài bọ này thường tìm thấy trên các ruộng lúa (từ
năm 1919), môi trường trường học, ký túc xá, khu ở trọ, nhà ở tập thể công nhân ngoại ô
thành phố, có cỏ mọc xung quanh. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm


đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con, chúng được xem như là loài thiên địch. Khi ruộng lúa

vào mùa gặt, chúng thường bay vào các khu chung cư cao tầng nơi có ánh sáng đèn Neon để
ăn các loại côn trùng rầy nâu, bọ hóng….trong nhà.
5.2. Kiến ba khoang có lợi hay có hại?
- Nhờ học và tìm tòi môn Hóa học, chúng em được biết: Trong thân kiến có chất Pederine
(C24H43O9N), có thể gây cháy, bỏng da giống như chất cangtadin của sâu ban miêu và chất
phospho ở "con giời". Nên hầu hết khi nhắc tới kiến ba khoang thì mọi người luôn nhắc đến
mặt có hại của chúng vì độc tính của nó khiến cánh tay,cổ,chân,…của ta bị sưng vóc lên mà
ít ai nghĩ nó cũng là một loại côn trùng có lợi vì kiến ba khoang không cắn (chích / đốt) nên
nói bị kiến ba khoang cắn là không đúng. Chất độc của kiến tiết ra từ bụng có thể dính trực
tiếp vào da hoặc gián tiếp lên mặt bàn, nền nhà, hay quần áo, khăn lau mặt. Và khi chúng ta
tiếp xúc với chất độc này thì da bị phỏng ngay.
-Trong suốt mùa mưa, bão, lũ lụt các loại côn trùng này di chuyển đến các vùng khô ráo
hơn. Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao hồ thì vào ban đêm, kiến khoang theo
côn trùng, theo ánh đèn bay vào nhà. Những người làm việc dưới ánh đèn bị côn trùng rơi
vào cổ, mặt, thân mình vô tình giơ tay đập, quệt, chà sát côn trùng và chất Pederin có trong
côn trùng rơi vào da. Có khi côn trùng rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào khăn mặt,
quần áo. Người bệnh không chú ý, chà xát phải côn trùng gây thành viêm da bọng nước (có
trường hợp người bệnh giết côn trùng và đưa tay quết lên da và tạo thành vết thương).
- Chúng sống ở ngoài thiên nhiên. Kiến ba khoang là động vật ăn côn trùng, sâu rầy, có lợi
cho hoa màu. Tuy nhiên chúng quá độc nên phải giết chúng càng nhiều càng tốt.
Phần lớn số người dính phải độc của kiến ba khoang lại ở trong nhà chứ không phải là người
lao động ngoài ruộng vườn. Kiến ba khoang có cánh nên vào ban đêm chúng nhìn thấy ánh
đèn sáng là bay tới. Do đó nhà chung cư rất được kiến ưa thích.
-Theo thông tin mà mình thu thập đựơc từ sách báo hay tạp chí cho thấy ở Việt Nam,
chúng được phát hiện cách đây vài năm ở các khu chung cư cao tầng: Hà Nội, Hải
Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh… nơi gần với cánh đồng lúa. Loài này
thường xuất hiện vào mùa thu, thời gian vào dịp thu hoạch vụ mùa lúa, với mật độ
nhiều hơn so với các tháng trong năm.
5.3. Phải làm gì khi bị kiến ba khoang cắn?



Trên người kiến ba khoang chứa chất nọc rất độc, chỉ cần 1 tiếp xúc từ da với cơ thể chúng
cũng để lại những thương tổn. Khi phát hiện ra kiến ba khoang, nhiều người tự dùng tay đập,
giết luôn trên da như với muỗi, kiến thông thường khiến nọc độc lan ra, bao gồm cả vết đốt
lẫn vùng da xung quanh và lòng bàn tay.
Khi bị côn trùng bám víu vào da hay áo quần thông thường theo quán tính thì ta hay “đánh
chết nó ngay tại chỗ” nhưng với kiến ba khoang thì bạn nên nhớ đến bài học về độ khuếch
tấn của môn Vật lý để lưu ý những điều này:
-Khi bị kiến ba khoang bám vào da bạn không nên dùng tay hất vì tiết độc là một bản
năng của tất cả các loài côn trùng khi có kẻ địch tấn công. Nọc độc của kiến ba khoang
rất mạnh. Theo nguồn dân trí cho biết: “Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa
Pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ… Nhưng may mắn là tuy độc tính cao, nhưng
với lượng tiếp xúc nhỏ và ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn...”,ThS. BS
Hoàng Văn Hội cho biết. Chất độc thấm vào da người sẽ gây ra bỏng rộp, nếu tiếp xúc ở mắt
sẽ gây bỏng mắt hoặc mù tạm thời. Ngoài ra trên kiến ba khoang còn có một số vi khuẩn
cộng sinh sống và tiết ra chất gây kích ứng da khi tiếp xúc. Kiến ba khoang nguy hiểm là nó
có vi khuẩn cộng sinh, chạm vào da người sẽ tiết ra chất gây kích ứng da, nhất là người có
cơ địa dị ứng với côn trùng.
- Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các
vùng da lành với nơi bị dính độc tố. Rửa sạch vết thương (nhất là ở vùng mắt) càng nhanh
càng tốt khi bạn dính chất độc, bôi thuốc. Độc tố pederin của kiến ba khoang có trong thân
kiến. Do đó, nếu thấy kiến bò trên da người thì chớ đập giết chúng để hạn chế chất độc lan
rộng. Bàn tay lỡ đập chết kiến ba khoang cần rửa sạch bằng xà phòng càng nhanh càng tốt
để tránh độc tố kiến dính vào. Khi thấy xuất hiện các vết ban đỏ, lấm tấm mụn nước hãy
dùng nước muối sinh lí rửa nhẹ ngày 3-4 lần để trung hòa chất tiết của côn trùng.Sau dó đến
cơ sở y tế và thăm khám theo chỉ định của bác sĩ.
5.4. Cách phòng chống kiến ba khoang
Nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn
có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Do vậy các
bạn hãy vận dụng môn GDCD để tuyên truyền việc ngăn cản kiến vào nhà bằng các cách

sau:


+ Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào.
+ Nên ngủ trong màn
+ Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt
cho loài này.
+ Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư
nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng.
+ Khi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa thu hoạch, mùa mưa bão, cần chú ý sử
dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi
ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.

Hãy tuân thủ các khuyến cáo của ngành Y tế để phòng tránh Kiến ba khoang tấn công...
5.5. Phân biệt bệnh Zona và vết thương do kiến ba khoang gây ra.
Học và tìm tòi về môn Sinh học, chúng em được biết: Hai bệnh này có tỷ lệ nhầm lẫn là rất
cao, do vậy cần phân biệt trước khi tiến hành điều trị nếu không sẽ rất nguy hiểm.
+ Đối với bệnh zona:
Thường gặp ở một vài người trước đó đã mắc thuỷ đậu, sau đó vi khuẩn di chuyển đến sống
tiềm ẩn tại những hạch cảm giác ở thần kinh vùng thắt lưng. Khi cơ thể suy nhược, căng


thẳng, hoặc sau các ngày làm việc stress, bị những bệnh khác khiến cho giảm miễn dịch như
bệnh lao, AIDS... thì virus sẽ theo đường thần kinh tái hoạt gây bệnh.
- Bắt đầu thường là sốt nhẹ khoảng 38 độ C, nhức đầu, mệt mỏi, đau xương sống, đau nhức
dọc theo dây thần kinh vùng da chuẩn bị nổi thương tổn và chỉ hiện diện ở một bên người
(trừ ở người bệnh AIDS).
- Khoảng 2-3 ngày khi các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài, bệnh nhân cảm giác vùng da
phát bệnh ngứa ngáy, căng bỏng, rát, nhức dai dẳng. Có thể nổi hạch sưng đau tại vị trí
tương ứng. Ngoài ra, cơ thể còn thấy mệt mỏi và đau đầu.

- Xuất hiện các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ hơi cao hơn mặt da, có hình tròn hoặc bầu dục lần lượt
nổi dọc theo dây thần kinh. Chúng có thể nằm rải rác hoặc thành cụm, thành dải dài, thành
vệt.

- Tiếp đó, các mụn nước chứa dịch trong bắt đầu xuất hiện trên các mảng đỏ thành từng
cụm. Chúng thường căng và khó vỡ; rồi to dần, dịch trở nên đục và dễ vỡ hơn.
- Cuối cùng chúng vỡ ra, chảy nước và xẹp đi, bề mặt bắt đầu khô đóng vảy và để lại sẹo
(nếu bị nhiễm khuẩn).
Bệnh zona có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng bệnh zona xuất hiện xung
quanh mắt hay trán có thể gây nhiễm trùng mắt, giảm thị lực thậm chí gây mù. Do đó, ngay
khi phát hiện có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân cần thăm khám kịp thời để
chẩn bệnh chính xác và có phương án đối phó phù hợp nhằm tránh các biến chứng và bảo vệ
sức khỏe chính mình.
Đối với người bị kiến ba khoang đốt
- Dấu hiệu: Thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay.
- Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám.
- Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lỏm màu trắng vàng ở
giữa.


- Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch.
- Sẽ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch.

Kiến ba khoang đốt có điểm lỏm trắng vàng ở giữa
5.6. Triệu chứng khi bị kiến cắn
Triệu chứng khi bị kiến ba khoang cắn là tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành đám,
thành vệt, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa,
có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Viêm da thường xuất hiện ở vùng
hở trên cơ thể như: mặt, cổ, ngực, gáy, vai, tay. Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn
sự hiện diện của kiến ba khoang nếu ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp

gấp, có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân
cận. Khi bị kiến ba khoang cắn sau 30 phút , 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ, 12-24 giờ
tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình, Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong
vảy và vết thương sẽ bị rộp nước,,sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.
Tùy theo mức độ ít nhiều lượng độc mà vùng vết thương to hay nhỏ. Nếu vết to thì khả năng
để lại sẹo rất cao. Ngoài ra, vết phỏng luôn đi kèm với nhiễm trùng da. Một khi bị nhiễm
trùng thì các loại bệnh khác rất dễ phát sinh.


5.7 Cách xử lý kiến ba khoang
- Vận dụng môn Hóa học và Sinh học: Có 4 loại thuốc trừ sâu được sử dụng để diệt kiến ba
khoang (Deltamethrin, Fipronil, Fenitrothion và Imidacloprid) phun tồn lưu trên tường vách,
sàn nhà và vật dụng là ba chất khác nhau (gạch, gỗ dán, và vật liệu khác). Hiệu quả tiêu diệt
kiến 3 khoang như sau: Deltamethrin > Imidacloprid > Fipronil > Fenitrothion. Mặc dù
Deltamethrin cho thấy khả năng gây chết nhanh nhưng tỷ lệ kiến ba khoang hồi phục sau 48
giờ là 25% trên nền gạch và gỗ dán là 80%. Ngược lại, Fipronil khả năng gây chết chậm
nhưng có hơn 80% kiến ba khoang chết sau 4 tuần xử lý trên nền gạch và dán gỗ.
Imidacloprid tỷ lệ gây chết cao (gần như 100%) sau 48 giờ xử lý, nhưng chỉ trên nền gạch.
Trong số bốn loại hoá chất trừ sâu được thử nghiệm, Fenitrothion là hiệu quả thấp nhất nhất
vì tỷ lệ gây chết thấp hoặc không khả năng làm kiến ba khoang chết .


Ngay lập tức rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy...
5.7 Các vụ do kiến ba khoang gây ra
1.Căn hộ của chị Phạm Thị Trang ở chung cư CT2 Xa La, Hà Đông cũng đang bị kiến ba
khoang tấn công. Không hiểu từ đâu kiến xuất hiện đầy nhà khiến chị Trang bị phát hoảng.
Mặc dù đã dùng các loại bình xị côn trùng đuổi kiến nhưng rồi chị Trang vẫn bị đốt.
Chị Trang chia sẻ: “Khi thấy ở gần tai buồn buồn, ngứa ngứa chị quờ tay đập nhẹ mới hay
đã giết một con kiến ba khoang. Sau không cẩn thận, tay chị lại quệt lên mặt khiến mặt bị
ngứa ngáy, bỏng rát, tổn thương lan rộng trên mặt. Hơn một tuần nay dù bôi thuốc, da của

chị vẫn chưa lành.
2. Gần một tuần trở lại đây, tại nhiều ký túc xá ở Huế, kiến ba khoang xuất hiện gây đảo lộn
lịch sinh hoạt và học tập của các sinh viên.Mất ngủ vì lo kiến tấn công
3. Cùng cảnh ngộ với hai nạn nhân trên, anh Dương, 38 tuổi ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội,
bế con trai 2 tuổi đến khám tại BV Da liễu. Dù gia đình đã đóng tất cả cửa sổ, cửa ra vào khi
nghe tin kiến ba khoang xuất hiện, nhưng chúng vẫn vào được nhà. Kết quả, hai bố con anh
đều bị kiến đốt.
6.Ý nghĩa
Bài vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống về kiến ba khoang giúp chúng ta
có nhiều kiến thức hơn về loài kiến này,giúp ta biết cách phòng chống hay xử lý khi bị dính
độc của kiến ba khoang. Đồng thời biết vận dụng con vật độc hại này cho nông nghiệp. Cách
nhận biết chúng và hơn nữa bài vận dụng này còn tạo một thói quen cho chúng ta là biết
cách tự bảo vệ bản thân gia đình và xã hội.
Nhóm học sinh thực hiện
1.Hoàng Thị Thanh
2. Nguyễn Thị Vi




×