Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Công tác xã hội đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại triệu sơn, thanh hóa ( nghiên cứu mô hình của dự án hai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.01 KB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THANH HƢƠNG

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG TẠI TRIỆU SƠN, THANH HĨA
(NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH CỦA DỰ ÁN HAI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

LÊ THANH HƢƠNG

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG TẠI TRIỆU SƠN, THANH HĨA
(NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH CỦA DỰ ÁN HAI)
Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC TOẢN



Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu do cá nhân tôi
thực hiện. Nội dung số liệu sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Các
kết quả nghiên cứu trong luận văn trung thực, khách quan và phù hợp với phạm vi
nghiên cứu và chưa từng được công bố trong các tài liệu nghiên cứu trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Thanh Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm và lịng biết ơn sâu sắc, học viên xin cảm ơn các thầy,
cô giáo khoa Xã hội học; Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã tận tình
giúp đỡ trong q trình học tập và nghiên cứu để hồn thành Luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, xin cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Toản, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã
hội đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo điều kiện
thuận lợi cho học viên trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Đồng thời, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ, sẻ chia trong
q trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu hoàn thành luận văn, nhưng cũng khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Học viên rất mong nhận được góp ý của các thầy cơ và
các chun gia.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hóa, tháng 04 năm 2016.

Tác giả Luận văn

Lê Thanh Hƣơng


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................. 6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 8
2. Tổng quan nghiên cứu .......................................................................................... 9
2.1 Các nghiên cứu nước ngoài về người cao tuổi ................................................ 10
2.2 Các nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam ............. 15
3. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................. 20
3.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................................. 20
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 20
4. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 20
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 21
6. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................... 21
6.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 21
6.2. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 21
6.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 21
7. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 21
8. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 22
9. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 22
9.1. Phương pháp phân tích tài liệu ........................................................................ 22
9.2. Phương pháp quan sát ...................................................................................... 22
9.3. Phương pháp thảo luận nhóm .......................................................................... 23


1


9.4. Phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi .................................................... 23
9.5. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................................ 24
9.6. Phương pháp phân tích và thống kê xã hội học .............................................. 24
10. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 24
NỘI DUNG NGHIÊN CƢ́U ................................................................................... 25
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG ................................................................................................ 25
1.1. Các khái niệm công cụ .................................................................................... 25
1.1.1. Khái niệm Công tác xã hội ........................................................................... 25
1.1.2. Khái niệm Người cao tuổi ............................................................................. 26
1.1.3. Khái niệm Cộng đồng .................................................................................... 26
1.1.4. Khái niệm Chăm sóc người cao tuổi ............................................................. 27
1.1.5. Khái niệm Tình nguyện viên ......................................................................... 27
1.1.6. Khái niệm Hỗ trợ viên .................................................................................... 27
1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................ 27
1.2.1.Lý thuyết vai trò ............................................................................................... 27
1.2.2. Lý thuyết hệ thống .......................................................................................... 30
1.2.3. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow ......................................................... 31
1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng 34
1.4. Mô hin
̀ h Câu La ̣c bô ̣ Liên thế hê ̣ tự giúp nhau ............................................. 36
1.5. Nội dung chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng ................................. 38
1.5.1. Mục đích chăm sóc người cao tuổ i dựa vào cộng đồng ............................... 38
1.5.2. Nội dung chăm sóc dựa vào cộng đồ ng ........................................................ 39
1.5.3. Phương thức thực hiện chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồ ng ........ 41
1.5.4. Quy trình thực hiê ̣n chăm sóc ....................................................................... 42


2


Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC NGƢỜI CAO TUỔI
DƢ̣A VÀ O CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TRIỆU SƠN ........................................ 49
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 49
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm dân cư ..................................................................... 49
2.1.2. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Triệu Sơn ......................... 49
2.1.3. Cơng tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ................................ 51
2.1. Đặc điểm ngƣời cao tuổi tại huyện Triệu Sơn ............................................... 52
2.1.1. Giới tính và độ tuổi ......................................................................................... 53
2.1.2. Trình độ học vấn ............................................................................................ 54
2.1.3. Tình trạng hơn nhân ...................................................................................... 56
2.1.4. Nghề nghiệp trước đây ................................................................................... 58
2.1.5. Thu nhập và lao động hiện nay ..................................................................... 58
2.2. Kế t quả thƣc̣ hiêṇ chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng tại huyện
Triệu Sơn .................................................................................................................. 60
2.2.1. Khả năng thực hiện các hoạt động cá nhân và sinh hoạt hàng ngày ......... 60
2.2.2. Cải thiện môi trường sống khỏe mạnh ......................................................... 65
2.2.3. Cải thiện điều kiện sức khỏe.......................................................................... 69
2.2.4. Quản lý sức khỏe tồn diện ........................................................................... 75
Chƣơng 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠNG TÁC XÃ HỘI VỚI HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ........................... 79
3.1. Mơ hình chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng .................................. 79
3.2. Công tác xã hô ̣i với hoạt động chăm sóc ngƣời cao tuổ i dƣạ vào cô ̣ng đồ ng .
...................................................................................................................... 84
3.3. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong các giải pháp phát triển dịch
vụ chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.


...................................................................................................................... 87

3


3.3.1. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong giải pháp khuyến khích các tổ
chức và cá nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp với người cao
tuổi.

...................................................................................................................... 87

3.3.2. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong giải pháp bổ sung về số lượng
và nâng cao về chất lượng chăm sóc người cao tuổi.............................................. 90
3.3.3. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong giải pháp tăng cường đầu tư cở
vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh cho
người cao tuổi ........................................................................................................... 94
3.4. Các hạn chế về giá trị của công tác xã hội trong hoạt động chăm sóc ngƣời
cao tuổi dựa vào cộng đồng tại huyện Triệu Sơn. ................................................ 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 101
1.Kết luận ............................................................................................................... 101
2.Khuyến nghị ........................................................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 106
PHỤ LỤC: CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN ............................................ 110
I.BẢNG HỎI DÀNH CHO THÀNH VIÊN CÂU LẠC BỘ .............................. 110
II.BẢNG PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO NGƢỜI CAO TUỔI .................... 121
III.BẢNG PHỎNG VẪN SÂU DÀNH CHO NGƢỜI CHĂM SÓC NGƢỜI
CAO TUỔI ............................................................................................................. 123
IV.HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM DÀNH CHO NGƢỜI CAO TUỔI 125
V.HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM DÀNH CHO CÁN BỘ
XÃ/HUYỆN/TỈNH ................................................................................................ 127


4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CLB

Câu lạc bộ

CLB LTH TGN

Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSTN

Chăm sóc tại nhà

CTXH

Cơng tác xã hội

HTV

Hỗ trợ viên


NCT

Người cao tuổi

TNV

Tình nguyện viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TV

Thành viên

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Đặc điểm của NCT theo giới tính và độ tuổi ............................................54
Bảng 2.2: Đặc điểm của NCT theo trình độ học vấn ................................................55
Bảng 2.3: Đặc điểm NCT theo tình trạng hơn nhân..................................................56
Bảng 2.4: Nguồn thu nhập chính của người cao tuổi huyện Triệu Sơn ....................59
Bảng 2.5: NCT cần hỗ trợ trong việc thực hiện các hoạt động cá nhân trong 1 tuần

qua .............................................................................................................................61
Bảng 2.6:Tỷ lệ NCT cần sự giúp đỡ để thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
trong 1 tuần qua .........................................................................................................63
Bảng 2.8: Tần suất sử dụng dịch vụ chăm sóc dựa vào cộng đồng trong 1 năm qua
...................................................................................................................................67
Bảng 2.9: Tình trạng sức khỏe của bản thân .............................................................70
Bảng 2.10: Tình trạng sức khỏe của bản thân so với những người cùng tuổi ..........72
Bảng 2.11: Nội dung khám sức khỏe ........................................................................74

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Đặc điểm chung của NCT huyện Triệu Sơn 2014-2015 ......................53
Biểu đồ 2.2: Phần trăm NCT thực hiện độc lập các hoạt động cá nhân ...................61
Biểu đồ 2.3: Phần trăm NCT thực hiện độc lập các hoạt động sinh hoạt .................62
hàng ngày ..................................................................................................................62
Biểu đồ 2.4: Phần trăm NCT được giúp đỡ từ thành viên gia đình ..........................64
và người ngoài ...........................................................................................................64
Biểu đồ 2.5: Phần trăm NCT sử dụng dịch vụ chăm sóc dựa vào cộng đồng ..........66

6


Biểu đồ 2.6: Phần trăm NCT tự đánh giá về sức khỏe bản thân ...............................69
Biểu đồ 2.7: Tình trạng sức khỏe của bản thân so với những người cùng tuổi ........71
Biểu đồ 2.8: Phần trăm NCT bị trầm cảm theo một số đặc điểm ............................77

HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ Thuyết nhu cầu của Maslow ...........................................................32
Hình 1.2: Mơ hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau ............................................37
Hình 1.3: Mơ hình thu nhập của Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau .....................38
Hình 1.4: Các thành tố của chăm sóc dựa vào cộng đồng ........................................42


7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Già hóa dân sớ đang là mô ̣t trong những quan tâm của các q́ c gia trên thế
giới. Già hóa dân số là thành quả của khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t, của phát triển kinh tế, phúc
lơ ̣i xã hô ̣i. Nhưng già hóa cũng sẽ tác đô ̣ng đế n phát triể n kinh tế , văn hóa xã hô ̣i và
hê ̣ thố ng phúc lơ ̣i xã hô ̣i đố i với người cao tuổ i . Người cao t̉ i (NCT) là lớp người
có q trình cống hiến lâu dài cho gia đình, xã hội và đất nước và được coi là thế hệ
duy trì tính liên tục phát triển của nhân loại. NCT là lớp người nhiều tri thức, kinh
nghiệm để truyền lại cho thế hệ tiếp theo.
Dân số Việt Nam cũng đang già hóa một cách nhanh chóng, do tuổi thọ bình
qn ngày càng tăng trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm. Khuynh hướng
nhân khẩu học này là một trong những thành tựu to lớn đối với Việt Nam, liên quan
tới những cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh tế-xã hội. Tuy
nhiên, già hóa dân số một cách nhanh chóng cũng tạo ra những thách thức lớn đối
với Việt Nam. Thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ cơ cấu dân số “già hóa” sang
cơ cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có trình độ phát triển cao.
Theo số liệu Điều tra biến động dân số năm 2011, tỷ lệ người từ trên 60 tuổi là
10,2%. Tỷ lệ người trên 65 tuổi là 7,0%, như vậy dân số Việt Nam đã chính thức
bước vào già hóa dân số và sớm hơn 6 năm so với dự báo từ kết quả TĐTDS năm
2009.[17]
Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn quan tâm, chăm sóc, phát huy vai trị
NCT thơng qua việc đã ban hành nhiều văn bản, chính sách như Luật Người cao
tuổi, Chương trình Hành động về Người cao tuổi… Thanh Hóa là tỉnh đứng thứ 3 cả
nước chỉ sau thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với số dân trên 3 triệu
người, theo thời gian thì số người trong độ tuổi lao động đã chuyển thành người cao
tuổi; điều đó dẫn đến Thanh Hóa cũng đang bước vào thời kỳ già hóa dân số.

Huyê ̣n Triệu Sơn là một huyện bán sơn địa thuộc tỉnh

Thanh Hóa với dân số

huyện là 229.878 người, trong đó có 20.195 NCT (8,79% dân số). Tỷ lệ người cao
tuổi khá cao nơi đây đã là điều kiện để Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế HAI

8


lựa chọn làm nơi thí điểm cho Mơ hình Chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng thơng
qua việc thành lập các CLB LTH TGN do Dự án VIE049 tài trợ. Đây là mô hin
̀ h kế t
hơ ̣p cả chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổ i . Thực tiễn từ mơ hình này, các
hoạt động chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng đã đạt được kết quả nhất định. Hoạt
đô ̣ng của mô hiǹ h đã có sự tiế p câ ̣n sử du ̣ng các phương pháp , biê ̣n pháp , công cu ̣
công tác xã hô ̣i vào . Mô hình này đã huy đô ̣ng đươ ̣c sự tham gia của gia đình và
người cao tuổ i, cô ̣ng đồ ng xã hô ̣i vào công tác chăm sóc NCT ở ta ̣i cơ ̣ng đờ ng.
Tuy nhiên, trong q trình LCB LTH TGN hoạt động còn nhiều hạn chế: số
lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác; các CLB
cần có kinh phí ban đầu để duy trì hoạt động nên hiện nay số lượng CLB LTH TGN
chưa thể đáp ứng đầy đủ được nhu cầu của người cao tuổi trên địa bàn huyện Triệu
Sơn... Điều này là thách thức lớn đối với cả nước nói chung và đối với huyện Triệu
Sơn nói riêng, khi kinh tế đất nước đang trong thời kỳ phát triển, các chế độ chính
sách đảm bảo về chăm sóc sức khỏe, hưu trí, trợ cấp... cho người cao tuổi cịn chưa
được đầy đủ và hiệu quả.
Cho nên việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng hoạt động chăm sóc
người cao tuổi dựa vào cộng đồng dưới góc nhìn Cơng tác xã hội để từ đó đưa ra
những giải pháp tạo ra sự chuyển biến về công tác chăm sóc NCT nhằm đáp ứng
yêu cầu của sự phát triển đất nước trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Với ý nghĩa trên,

tôi chọn đề tài: “Công tác xã hội với hoạt động chăm sóc người cao tuổi dựa vào
cộng đồng tại Triệu Sơn, Thanh Hóa (nghiên cứu mơ hình của Dự án HAI)” để
làm luận văn thạc sỹ. Luận văn được thực hiện với mong muốn giải quyết được vấn
đề chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng và chủ yếu tập trung nghiên cứu dựa trên các
hoạt động của CLB LTH TGN trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

2. Tổng quan nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về NCT, về chăm sóc NCT.
Tùy mỗi mục đích mà có cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Song mục tiêu của
các nghiên cứu này đều hướng đến cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn, để có

9


giải pháp, biện pháp chăm sóc NCT tốt hơn, đáp ứng địi hỏi của q trình già
hóa dân số.

2.1 Các nghiên cứu nước ngoài về người cao tuổi
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo cho biết, trong giai đoạn từ
năm 2000 đến 2050 trên quy mơ tồn cầu, số người già sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới
14 tuổi. Già hoá dân số sẽ trở thành một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển, nơi
mà dân số sẽ bị già hố nhanh chóng trong nửa đầu của thế kỷ XXI. Các nước đang
phát triển sẽ là nơi có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất, theo dự báo
số người cao tuổi ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới. Tỷ lệ
người cao tuổi theo dự báo sẽ tăng từ 8% lên 19% vào năm 2025, trong khi 8ó tỷ lệ
trẻ em sẽ giảm từ 33% xuống 22%. Hơn một nửa dân số tuổi 80+ sống ở những
nước 8ang phát triển, dự báo sẽ tăng lên 71% vào năm 2050.[38]
Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012,
số người cao tuổi tăng lên đến gần 810 triệu người. Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỷ
người trong vòng gần 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đơi là 2 tỷ người.

Có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Ví dụ, năm 2012, Châu Phi có 6 % dân số tuổi từ
60 trở lên, trong khi con số này ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe là 10%, ở
Châu Á là 11%, Châu Đại dương là 15%, Nam Mỹ là 19% và Châu Âu là 22%. Đến
năm 2050, dự báo tỷ trọng người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên ở Châu Phi sẽ tăng lên
chiếm 10% tổng dân số, so với 24% ở Châu Á, 24% ở Châu Đại dương, 25% ở
Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe, 27% ở Nam Mỹ và 34% ở Châu Âu.[37]
Tại Hoa Kỳ, phần lớn người cao tuổi đều muốn sống độc lập đến chừng nào có
thể, trong khi nhiều người chỉ yêu cầu các dịch vụ tối thiểu để đảm bảo sự độc lập
của mình thì những người nhiều tuổi hơn khác lại phụ thuộc vào những hàng hóa và
dịch vụ đặc biệt cho phép họ tồn tại trong cộng đồng. Những dịch vụ này trợ giúp
việc chăm sóc cá nhân, cung cấp thuốc, các hoạy động thường ngày và các hoạt
động duy trì sức khỏe. Ngồi ra, các dịch vụ khác được cung cấp cho người cao tuổi
để duy trì hoặc quay trở về cuộc sống độc lập như các bữa ăn, trông coi nhà cửa,
giúp đỡ vệ sinh cá nhân và đi lại. Khu vực châu Á, Tại Trung Quốc, hệ thống phúc

10


lợi xã hội được thiết lập bởi chính phủ, cung cấp các quỹ nhằm đảm bảo cuộc sống
cho những người cao tuổi, trẻ em mồ côi cả cha lẫn mệ và những người có hồn
cảnh túng quẫn. Để đảm bảo quyền lợi cho những nhóm đối tượng đặc biệt này,
chính phủ đã ban hành luật về quyền và lợi ích của người cao tuổi. Bộ luật quy định
rằng tại các thành phố, người cao tuổi góa khơng có con cái, khơng có sự giúp đỡ và
sống cơ đơn sẽ được giúp đỡ và sinh sống trong những ngôi nhà tập trung đặc biệt.
Trong một xã hội già hóa, tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh là một thách thức
lớn đối với hệ thống bảo trợ xã hội/an sinh xã hội. Theo Hiệp hội An sinh Xã hội
Quốc tế (ISAA), hơn một nửa nguồn lực dành cho các chương trình an sinh xã hội
được phân bổ cho phụ cấp hưu trí. Số người về hưu và thời gian hưởng lương hưu
tăng lên, địi hỏi phải hình thành một hệ thống lương hưu dài hạn đủ sống, đang trở
thành một sức ép đối với cả các nước phát triển và đang phát triển. Q trình già

hóa dân số này sẽ dẫn đến một số tác động như: Tiền trợ cấp hưu trí và thu nhập từ
lương hưu sẽ phải chi trả một khoảng thời gian dài của cuộc sống; Chi phí chăm sóc
sức khỏe sẽ tăng lên; Các mối quan hệ tồn tại giữa các thế hệ sẽ có thêm nhiều khía
cạnh mới.
Để đánh giá mức độ già hóa dân số, trong thống kê dân số học đã có những chỉ
số như: Tỷ trọng người cao tuổi trong tổng số dân số; Chỉ số già hóa dân số; Tỷ lệ
phụ thuộc già, nhưng những chỉ số này thiên về đánh giá số lượng người cao tuổi,
trước tình hình già hóa dân số hiện nay các nhà chuyên môn mong muốn xây dựng,
phát triển các bộ chỉ số dánh giá về chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Điều
này cũng tương tự như các nhà lập pháp, hoạch định chính sách xây dựng bộ luật
người cao tuổi, đồng thời lại xây dựng thêm luật về chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi như đã hình thành ở một số quốc gia. Chỉ số đánh giá chất lượng cuộc sống
người cao tuổi 2013 (Global AgeWatch Index) được Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc
(UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế (HAI) xây dựng, tổng hợp và công bố để
đánh dấu kỷ niệm Ngày quốc tế người cao tuổi (1/10). Kết quả nghiên cứu sử dụng
13 chỉ tiêu khác nhau, trong đó có các lĩnh vực như: thu nhập, việc làm, y tế, giáo
dục và môi trường. Đây cũng là lần đầu tiên một báo cáo được xây dựng trên phạm

11


vi toàn cầu. Năm 2013, Bảng thống kê Global AgeWatch Index nghiên cứu chất
lượng sống của người già ở 91 quốc gia. Na Uy và Đức đứng đầu danh sách, trong
khi Anh quốc xếp hạng thứ 13. Việt Nam xếp hạng thứ 53 trong danh sách này, thua
18 bậc so với Trung Quốc, 11 bậc so với Thái Lan, 9 bậc so với Philippines. Việt
Nam cũng vượt Indonesia 18 bậc trong bảng xếp hạng, nhờ tuổi thọ trung bình cũng
như tỷ lệ có việc làm của người cao tuổi cao hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ số
theo xếp hạng cũng cần lưu ý vì chỉ số được đánh giá toàn diện trên nhiều vấn đề
của người cao tuổi, mà những vấn đề về an sinh xã hội khác nhau giữa các quốc gia.
Ví dụ như Việt Nam xếp cao hơn Hàn Quốc 13 bậc, vì Hàn Quốc có chương trình

tìm việc làm cho NCT, xã hội Hàn Quốc là xã hội phát triển do vậy việc tìm được
việc làm phù hợp với ý thích, sở trường, nguyện vọng của NCT là khó nên người
cao tuổi tại Hàn Quốc bị đánh giá là rất khó tìm việc làm. Trong khi đó Việt Nam
với 70% NCT sống ở nơng thơn, nói chung mọi người vẫn tham gia làm việc hoặc
công việc gia đình giúp cho con cháu, nên phần lớn đều có việc làm. Chỉ số Đánh
giá Chất lượng Cuộc sống Người cao tuổi 2013 là công cụ đầu tiên đo lường chất
lượng cuộc sống và sức khỏe người cao tuổi trên tồn thế giới. Nó đáp ứng nhu cầu
cấp bách nhằm phản ánh tình trạng đói nghèo và phân biệt đối xử mà rất nhiều
người cao tuổi toàn cầu gặp phải và chứng minh rằng còn nhiều việc phải làm. Điều
thú vị và mới về chỉ số này là không chỉ đề cập tới các vấn đề y tế và thu nhập, triển
vọng nghề nghiệp và giáo dục của người cao tuổi, mà còn phản ảnh về việc NCT
cảm thấy được ủng hộ bởi gia đình, chính phủ và cộng đồng như thế nào. Những
vấn đề này cũng quan trọng đối với người cao tuổi y như với các bậc phụ huynh, trẻ
em và thanh thiếu niên. Chỉ số Đánh giá Chất lượng Cuộc sống Người cao tuổi cho
thấy một bức tranh toàn cảnh về NCT trên thế giới và cho phép so sánh giữa các
quốc gia, giúp chúng ta thấy được những thành tựu và thách thức. Nó là một bảng
liệt kê những mục cần kiểm tra và đồng thời là bảng điểm đánh giá các tổ chức
người cao tuổi, phương tiện thơng tin đại chúng và giới chính khách. Hiện nay đã
tính tốn được cho người cao tuổi tại 91 quốc gia đang sống ra sao so với những
người khác. [17]

12


Theo Báo cáo “Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức” của Quỹ
dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), New York và Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi
quốc tế (HelpAge International), London năm 2012 đã phân tích thực trạng của
người cao tuổi và rà soát tiến độ thực hiện các chính sách và hành động của chính
phủ và các cơ quan liên quan kể từ khi Hội nghị Thế giới lần thứ hai về Người cao
tuổi về thực hiện Kế hoạch Hành động quốc tế Madrid về Người cao tuổi nhằm đáp

ứng với những cơ hội và thách thức của một thế giới đang già hóa. Báo cáo đưa ra
nhiều ví dụ minh họa sinh động về các chương trình đổi mới đã đáp ứng thành cơng
với vấn đề già hóa và các mối quan tâm của người cao tuổi. Bên cạnh đó, báo cáo
này cũng đưa ra khuyến nghị về định hướng tương lai nhằm đảm bảo mọi người ở
mọi lứa tuổi trong xã hội bao gồm cả NCT và giới trẻ đều có cơ hội góp phần xây
dựng xã hội cũng như cùng được hưởng những phúc lợi xã hội đó. Theo báo cáo,
năm 1950, tồn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến 2012, số NCT
tăng gần 810 triệu người. Dự tính con số này là 1 tỷ người trong vịng 10 năm nữa
và đến 2050 sẽ tăng gấp đơi là 2 tỷ người. Trong khi đó, có sự khác nhau giữa các
vùng, các dân tộc, các giới tính … [ 23]
Golandaj và cộng sự (2013) sử dụng số liệu Điều tra Phát triển Con người Ấn
Độ năm 2004-2005 đã cho thấy 17% dân số già chỉ sống với vợ hoặc chồng, 2%
sống một mình, 85% sống cùng với các con. Họ cũng cho thấy, với NCT, gia đình
có vai trị quan trọng trong việc chăm sóc và hỗ trợ NCT và rằng nhà dưỡng lão
không hẳn là sự thay thế lý tưởng cho gia đình trong việc hỗ trợ NCT về mặt xã hội,
kinh tế và tình cảm. Tương tự, nghiên cứu tương tự của Lu (2012) với 289 người
cao tuổi ở Đài Loan cũng cho thấy thái độ tích cực về sự già hóa của người già và
nhận thức, quan niệm xã hội về NCT có tính quyết định tới dự định của NCT trong
công việc, cuộc sống. Tác giả cho thấy cần có chính sách duy trì hình ảnh tích cực
về già hóa dân số, về NCT... Sự tự tin và tương tác với người trẻ trong cộng đồng sẽ
giúp người già tiếp tục làm việc cũng như hịa đồng với xã hội.[8]
Nói về cơng tác chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng thì trên thế giới có nghiên
cứu: “Developing Model of Health Care Management for the Elderly by
Community Participaton in Isan”(Xây dựng mơ hình quản lý chăm sóc SK cho

13


NCT có sự tham gia của cộng đồng tại Isan) của Chanitta Soommaht, Songkoon
Ratchasima, Buriram, Surin và Khon Kaen được tiến hành từ 2/8/2008 tại 7 tỉnh

Đông Bắc Thái Lan là Mahasarakham, Roiet, Sakon Nakhon, Nakhon Ratchasima,
Buriram, Surin và Khon Kaen. Nghiên cứu này được tiến hành bằng phương pháp
nghiên cứu định tính. Các tác giả đã tiến hành phân tích các vấn đề liên quan đến
việc quản lý chăm sóc sức khỏe cho NCT về thể chất lẫn tinh thần. Đơng thời,
nghiên cứu đã tiến hành phân tích sự phát triển của việc chăm sóc sức khỏe NCT có
sự tham gia của cộng đồng ở Isan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc quản lý của
các tổ chức cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe NCT là phương pháp hiệu quả. Tất
cả công dân cao tuổi đều đồng ý rằng việc chăm sóc y tế được cung cấp bởi các tổ
chức cộng đồng giúp họ thoải mái và ấm áp hơn. Mơ hình này gợi cho chúng ta
những bài học kinh nghiệm khi áp dụng vào Việt Nam ở cơng tác chăm sóc sức
khỏe NCT tại cộng đồng.[36]
 Nhìn một cách tở ng thể , những nghiên cứu trên đã đạt được những kết quả
góp phần đáng kể cho lĩnh vực nghiên cứu về người cao tuổi, cũng như nhu cầu của
họ trong việc hỗ trợ, chăm sóc nói riêng. Có thể thấy các nghiên cứu của q́ c tế đã
tìm hiểu về thực trạng đời sống của NCT, những vấn đề học gặp phải trong cuộc
sống, những rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trợ giúp NCT và đưa
ra những khuyến nghị chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội và chuẩn bị trong
bối cảnh già hóa dân số.
Tuy nhiên, bên cạnh đó các nghiên cứu này vẫn cịn những hạn chế chung nhất
định: Thứ nhất, chưa phân loại được khó khăn, nhu cầu và vai trị của người chăm
sóc từng đối tượng người cao tuổi khi đánh giá về bản thân người cao tuổi (mỗi
người cao tuổi có khả năng khác nhau, do vậy khó khăn và nhu cầu chăm sóc của
người cao tuổi chưa hẳn đã giống nhau hoàn toàn); Thứ hai, chưa làm nổi bật được
vai trò hiện nay của cộng đồng trong việc chăm sóc NCT; Thứ ba, chưa thực sự
nhắc đến khả năng của NCT trong cộng đồng; Thứ tư, chưa đưa ra được mơ hình
chăm sóc toàn diện cho NCT.

14



2.2 Các nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở Việt
Nam
Các nghiên cứu xã hội về các chủ đề liên quan tới người cao tuổi tại Việt Nam
bắt đầu từ những năm 1970 và phát triển đáng kể từ năm 1990. Nghiên cứu về NCT
ở Việt Nam đã nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề lão hóa và đã giúp
thiết kế, nâng cao và đánh giá các chính sách và chương trình liên quan đến cộng
đồng người cao tuổi ở Việt Nam. Trong số các nghiên cứu đó có một vài cuộc điều
tra về tình hình dân số già ở Việt Nam. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát mang tính đại
diện quốc gia vẫn chưa được triển khai tại Việt Nam. Mặc dù các nước láng giềng
như các nước ASEAN và Trung Quốc đã tổ chức các điều tra mang tính đại diện
trên.
Từ năm 2000 trở đi cũng có nhiều nghiên cứu, bài viết về người cao tuổi được
tiến hành, có thể kể đến cơng trình nghiên cứu: Năm 2001 Tổ chức Hỗ trợ quốc tế
người cao tuổi (HAI) đã có cuộc nghiên cứu về “Hoàn cảnh của người cao tuổi
nghèo Việt Nam” tại 5 điểm là khu ổ chuột TP Hồ Chí Minh, một làng người
H’mong tại tỉnh Lào Cai, một làng người Kh’me ở tỉnh Sóc Trăng, một làng người
Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và một làng người Kinh ở tỉnh Phú n. Nghiên cứu trình
bày về những thơng tin về hồn cảnh của người cao tuổi nghèo, về những đóng góp
chưa được biết đến của họ và những mối quan tâm cũng như kinh nghiệm về nghèo
khổ và bị phân biệt của họ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp có sự tham gia để
khuyến khích người dân nơng thơn nghèo, học vấn thấp có thể trao đổi cởi mở bằng
ngơn ngữ và nhận thức của chính họ. [25]
Năm 2004 TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành điều tra ở 7 tỉnh
thành trên các vùng miền của cả nước với 557 phụ nữ từ 50 tuổi trở lên được phỏng
vấn về các thông tin liên quan đến nhu cầu của phụ nữ cao tuổi và nhận thức của
các cấp Hội phụ nữ về các vấn đề liên quan đến NCT trong cộng đồng [12]. Cuộc
nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình tiến hành tại 3 tỉnh Quảng Trị, Phú Yên
và Đắk Lắk của Viện nghiên cứu Người cao tuổi do Tiến sĩ Nguyễn Thế Huệ chủ
biên [14]. Điều tra năm 2007 của Ủy ban Quốc gia Khảo sát đời sống người cao


15


tuổi tại 72 xã thuộc 8 tỉnh, thành phố với 2.878 người cao tuổi, các thơng tin thu
thập về tình hình sức khỏe, đời sống vật chất, việc làm, phát huy vai trò người cao
tuổi tại địa phương.[30]
Trong Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay
đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam năm 2009 của PGS.TS Phạm Thắng và TS Đỗ Thị
Khánh Hỷ đã nhận định: “Người cao tuổi sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tiềm ẩn,
bao gồm cả nghèo đói do phải dành toàn bộ nguồn thu hạn chế của mình cho các
dịch vụ chăm sóc nói chung và chăm sóc sức khoẻ nói riêng. Đói nghèo làm tăng độ
nhạy của bệnh tật, ngược lại bệnh tật là nguyên nhân chính của đói nghèo. Sức khoẻ
kém có thể dẫn đến nghèo khổ và kìm hãm con người trong nghèo đói kể cả ở cấp
độ gia đình và quốc gia. Báo cáo cho thấy: Nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của
người cao tuổi Việt Nam là rất lớn trong khi những điều kiện tự thân của người cao
tuổi Việt Nam có những đặc trưng rất hạn chế. Ví dụ như: Tỷ lệ người cao tuổi sống
độc thân tương đối cao ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam - 14,2% dẫn đến hạn chế cả về
hỗ trợ kinh tế, tinh thần từ phía gia đình, người thân và khơng có người trợ giúp
trong sinh hoạt hàng ngày. Về tình trạng kinh tế, thu nhập của người cao tuổi còn
rất thấp, hầu như khơng có nguồn tiết kiệm tích lũy từ lúc cịn trẻ khỏe hơn. Tình
hình đặc biệt khó khăn ở các vùng nông thôn và miền núi.[19 ]
Đối với mảng chăm sóc người cao tuổi dựa vào cồng động, trong nước ta có
nghiên cứu " Người cao tuổi và các mơ hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam" một cơng trình nghiên cứu phối hợp giữa Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em với
Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển năm 2008 - 2009. Đây là tập hợp
nghiên cứu được thực hiện trên 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí
Minh, với các nhóm đối tượng như: nhóm người cung cấp dịch vụ chăm sóc người
cao tuổi, người sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, cán bộ địa phương và
cộng đồng. Nghiên cứu đã mô tả những đặc trưng của nhóm NCT về các khía cạnh
như: nhóm tuổi, sức khỏe, hoạt động vui chơi giải trí, mối quan hệ của NCT trong
gia đình và xã hội và xem xét, đánh giá những mơ hình dịch vụ chăm sóc NCT hiện

nay. Bên cạnh đó Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển còn tiếp tục triển
khai nghiên cứu sâu hơn thơng qua q trình khảo sát các mơ hình chăm sóc người

16


cao tuổi tại Huế và Hà Nội, trong đó đặc biệt đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi
và tọa đàm với đại diện các nhóm xã hội khác nhau, nhằm hoàn thành tốt nhất cho
cuộc nghiên cứu. Theo các tác giả của cơng trình nghiên cứu, người cao tuổi khơng
cịn là một vấn đề mới, tuy nhiên trong bối cảnh tồn cầu hóa và mở rộng giao lưu
văn hóa thì quan tâm và nghiên cứu người cao tuổi là một nhu cầu không thể thiếu.
Đặc biệt trong những năm gần đây nhiều loại hình Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
được hình thành và hoạt động, đặc biệt là các mơ hình tư nhân, liên kết...đang phát
triển khá mạnh tuy nhiên cịn chưa có đầu tư hoặc chưa có sự quan tâm của các cấp.
Đề tài này được tác giả Đặng Vũ Cảnh Linh biên tập thành sách và xuất bản năm
2009. [4]
Để rút ngắn khoảng cách đó, năm 2011, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Viện nghiên
cứu Y – Xã hội học và Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương tổ chức “Điều
tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam” (VNAS), đây là một phần của dự án
“Tăng cường các quyền của người cao tuổi thiệt thòi tại Việt Nam” được triển khai
bởi Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Kết quả Điều tra quốc gia về người cao tuổi
Việt Nam lần đầu tiên được công bố là một cơ sở quan trọng cho các hoạt động
nghiên cứu và vận động chính sách đối với người cao tuổi Việt Nam. VNAS thu
thập số liệu từ tháng 10 - 12/2011 tại 12 tỉnh, thành phố đại điện cho 6 vùng sinh
thái của Việt Nam (bao gồm Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam
Định, Huế, Đắk Lắk, Đồng Nai, Sóc Trăng, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh). Hơn
4.000 người đại diện cho nhóm dân số cận cao tuổi và cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên)
đã được phỏng vấn trong cuộc điều tra này. Số liệu điều tra mô tả các đặc điểm kinh
tế, xã hội, tình hình sức khỏe, xu hướng bệnh tật, đời sống vật chất, tinh thần, nhu

cầu chăm sóc và được chăm sóc cũng như việc tiếp cận với các chế độ an sinh xã
hội và dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam. Mục tiêu dài hạn của dự án là nâng
cao chất lượng cuộc sống của người nghèo và có hồn cảnh khó khăn ở Việt Nam
thơng qua trao quyền cho người cao tuổi và cộng đồng của họ. Các kết quả khảo sát
sẽ góp phần định hướng trong việc xây dựng chính sách quốc gia và xây dựng các
chương trình có ảnh hưởng tới người cao tuổi tại Việt Nam cũng như những can

17


thiệp tập chung vào người cao tuổi tại Việt Nam. Điều tra quốc gia về người cao
tuổi Việt Nam được thực nhiện nhằm thu thập được các thông tin về: Đặc điểm kinh
tế xã hội; Tình trạng sức khỏe; Điều kiện sống và sự sắp xếp cuộc sống; Vai trò và
đóng góp cho gia đình và xã hội. Điều tra này chỉ là 1 nghiên cứu cắt ngang mang
tính đại diện cho quốc gia, nhưng chưa chú trọng vào sự phát huy vai trò của NCT
cũng như của cộng đồng trong cơng tác chăm sóc NCT.[27]
Nằm trong khn khổ hoạt động của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA),
Báo cáo rà sốt các chương trình, mơ hình chăm sóc, phát huy vai trò NCT Việt
Nam giai đoạn 2002-2012 đã được nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y-Xã
hội học thực hiện. Nghiên cứu đã rà sốt, phân tích và tổng hợp thơng tin về các mơ
hình chăm sóc và phát huy vai trị của NCT đã và đang có ở Việt Nam trong giai
đoạn 2002-2012 do các cơ quan, tổ chức của chính phủ, tổ chức phi chính phủ, đồn
thể xã hội thực hiện và các chính sách của nhà nước về NCT trong giai đoạn nói
trên. Báo cáo này tập trung vào xác định những điểm mạnh, phù hợp cũng như
những khó khăn, thách thức và những khoảng trống của những mơ hình đó trong
điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Một mơ hình tiêu biểu - Câu lạc bộ liên thế hệ tự
giúp đỡ nhau (CLB LTH TGN) - được phân tích trong báo cáo nhằm đúc kết những
bài học kinh nghiệm để xây dựng và triển khai chương trình chăm sóc và phát huy
vai trị của NCT tại Việt Nam mang tính tồn diện hơn và bền vững hơn. Báo cáo
này cũng tập trung vào mục đích, đối tượng, các lĩnh vực can thiệp, phương pháp

tiếp cận, một số kết quả chủ yếu, các hạn chế, thuận lợi và khó khăn của các mơ
hình để có thể đề xuất, gợi mở mơ hình phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện
nay của Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng trong bối cảnh dân số
ngày càng già, các ưu điểm và nhược điểm của các mơ hình này được phân tích kỹ
lưỡng từ yếu tố thể chế đến nhân lực, tài lực… [33]
Năm 2014, Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế (HAI) đã trợ giúp Viện
Nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam thực hiện “Điều tra cơ bản của Dự án về
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng”. Đây là cuộc điều tra ban
đầu, nhằm thu thập các thông tin định lượng theo mẫu quốc tế với mục tiêu là tìm
hiểu thực trạng người cao tuổi (NCT), những người gặp khó khăn trong cuộc sống

18


hàng ngày hoặc cần được giúp đỡ do mắc các bệnh mãn tính, từ đó đánh giá những
thay đổi mà dự án dịch vụ chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng, thực hiện dựa trên
mơ hình câu lạc bộ (CLB) liên thế hệ tự chăm sóc. Kết quả khảo sát nhằm đánh giá
thử nghiệm và sơ bộ đánh giá hoạt động của CLB đồng thời cũng là để sử dụng làm
dữ liệu cho cơng tác khuyến nghị chính sách dựa trên các kết quả tìm được. Điều tra
cũng chỉ ra rằng Việc xây dựng và phát triển các CLB LTHTGN sẽ là một giải pháp
hiệu quả, bền vững trong chăm sóc, phát huy NCT dựa vào cộng đồng trong giai
đoạn hiện tại và cũng như trong tương lai. [32]. Luân văn đã sử dụng kết quả của
nghiên cứu này làm thông tin ban đầu để so sánh với kết quả điều tra năm 2015 của
tác giả.
 Cho tới nay, các nghiên cứu của Việt Nam về người cao tuổi đã đưa ra
những khuyến nghị chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội và chuẩn bị trong bối
cảnh dân số Việt Nam đã bước sang giai đoạn già hóa. Các nghiên cứu ở Việt Nam
hiện nay về các hoạt động chăm sóc cho NCT mới chỉ dừng ở một phần nhỏ và
đánh giá thực trạng trên một vùng hoặc cả nước, đưa ra các số liệu và tình hình thực
tế; hoặc là tài liệu giảng dạy, lý thuyết. Thực tế đang thiếu những nghiên cứu về các

hoạt động trợ giúp cho đối tượng là NCT, đặc biệt là các mô hình chăm sóc NCT
dựa vào cộng đồng. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc hỗ trợ nghiên cứu đề
tài.
Chính vì vậy, cầ n có nghiên cứu về nhu cầu cầ n đươ ̣c chăm sóc của NCT, vai
trị, nơ ̣i dung, phương pháp…cơng tác xã hơ ̣i đố i với hoa ̣t đô ̣ng chăm sóc NCT dựa
vào cộng đồng . Để từ những kết quả phân tích mơ hình chăm sóc NCT dựa vào
cộng đồng, xác định được những điểm mạnh, phù hợp cũng như những khó khăn,
thách thức và những khoảng trống của mơ hình đó. Thêm vào đó, đúc kết những bài
học kinh nghiệm, những cách làm tốt phục vụ cho quá trình xây dựng và triển khai
chương trình chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng. Cuối cùng là có thể đề xuất,
khuyến nghị về mặt chính sách và chương trình để cơng tác chăm sóc và phát huy
vai trị của NCT mang tính toàn diện hơn và bền vững hơn mà vẫn phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

19


3. Ý nghĩa nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp cơ sở khoa học nhằm phát triển kỹ thuật, công
cụ, nội dung, phương pháp công tác xã hội trong cơng tác chăm sóc NCT tại cộng
đồng nói chung và tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Khái quát thực trạng và nhu cầu chăm sóc của NCT tại huyện Triệu Sơn,
Thanh Hóa.
Kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của công
tác xã hội trong viê ̣c chăm sóc người cao tuổ i dựa vào cô ̣ng đờ ng . Kết quả nghiên sẽ
có những đóng góp nhất định cho q trình xây dựng , hồn thiện chính sách , giải
pháp chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng nói chung và hồn thiện phương

pháp, kỹ thuật quy trình cơng tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi dựa vào
cơ ̣ng đờ ng nói riêng . Thơng qua đó, tác giả mong muốn giúp nhân viên CTXH
chuyên cũng như không chuyên hoạt động về CTXH có cái nhìn tổng thể, nắm rõ
vai trị của mình khi làm việc với NCT để đạt được kết quả cao nhất của sự trợ giúp.
Khái quát hoạt động chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại địa bàn
nghiên cứu nhằ m góp phần vào việc hồn thiện mơ hình Chăm sóc người cao tuổi
dựa vào cộng đồng tại địa phương . Trong đó đề xuấ t gắ n kế t công tác xã hô ̣i với
công tác chăm sóc người cao tuổ i dựa vào cô ṇ g đờ ng.

4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu với mục đích thơng qua việc đánh giá cơng tác
chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng trong mơ hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp
nhau, làm rõ thực trạng hoạt động chăm sóc người cao tuổi của huyện Triệu Sơn,
vai trị của cơng tác xã hội, nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động chăm sóc
NCT dựa vào cộng đồng. Để từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp cho hoạt động
chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng tại huyện Triệu Sơn nói riêng, trên cả nước nói
chung.

20


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát cơ sở lý luận về chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng trong đó làm rõ
vai trò của CTXH.
Đánh giá kết quả của hoạt động chăm sóc NCT tại cộng đồng dựa trên mơ
hình CLB LTH TGN tại huyện. Từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về vai trị của nhân
viên cơng tác xã hội trong các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chăm sóc
người cao tuổi dựa vào cộng đồng.

6. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

6.1. Đối tượng nghiên cứu
NCT và các hoạt động chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng.

6.2. Khách thể nghiên cứu
 Người cao tuổi và hội gia đình NCT;
 Các cơ quan, tổ chức tham gia vào hoạt động chăm sóc NCT (UBND các cấp,
Hội NCT, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ...)
 Cán bộ, nhân viên và người làm cơng tác chăm sóc NCT.

6.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Từ 03/2015 - 09/2015.
Không gian: Huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa.
Nội dung: Các hoạt động chăm sóc NCT tại cộng đồng.

7. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn này hướng tìm hiểu các
câu hỏi sau:
1) Thực trạng hoạt động chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở huyện
Triệu Sơn hiện nay đang diễn ra như thế nào?
2) CTXH trong hoạt động chăm sóc NCT tại huyện Triệu Sơn được thực hiện
như thế nào? Vai trò của nhân viên xã hội?

21


×