Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại trường trung cấp kinh tế du lịch hoa sữa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------

TRỊNH THỊ THÙY LINH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI
KHUYẾT TẬT QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CỦA CTXH
(NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ- DU LỊCH HOA SỮA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: GS.TS. ĐẶNG CẢNH KHANH

Hà Nội - 2016
1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: .......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................ 1
2. Tổng quan Tình hình nghiên cứu: ................................................................... 3
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn nghiên cứu: ......................................................... 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................. 7
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 8
6. câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................ 9
7. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................. 9
PHẦN NỘI DUNG: .................................................................................................10
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI
KHUYẾT TẬT QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CTXH ..............................................10


1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu: ........................10
1.1.1

Một số Khái niệm: ................................................................................... 10

1.1.1.1.

Khái niệm về khuyết tật:...................................................................10

1.1.1.2. Khái niệm nghề, đào tạo nghề .............................................................11
1.1.1.3. Khái niệm việc làm, việc làm cho Người khuyết tật ...........................12
1.1.1.4. Khái niệm công tác xã hội: ..................................................................13
1.1.2. Các dạng khuyết tật: ................................................................................... 13
1.1.3. Đặc điểm tâm – sinh lý, nhu cầu của Người khuyết tật: .......................... 14
1.1.3.1. Đặc điểm tâm- sinh lý: .........................................................................14
1.1.3.2. Nhu cầu của Người khuyết tật: ...........................................................16
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu: ..........................................................18
1.2.1. Thuyết nhu cầu: ........................................................................................... 18
1.2.2. Thuyết hệ thống: ......................................................................................... 19
1.3. các yếu tố ảnh hƣởng tới vấn đề đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật tại trƣờng
trung cấp KT-DL Hoa Sữa: ...................................................................................21

2


1.3.1. Quan điểm về ĐTN cho NKT: ...................................................................... 21
1.3.2. Bối cảnh Kinh tế - Xã hội: ........................................................................... 25
1.4. Khái quát chung về trƣờng trung cấp KT-DL Hoa Sữa: .............................26
1.4.1. Điều kiện Tự nhiên, Kinh tế xã hội của Trường Trung Cấp Kinh tế Du Lịch
Hoa Sữa: ............................................................................................................... 26

1.4.2. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của Trường TC KT-DL Hoa Sữa:
............................................................................................................................... 28
1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của trường TC KT-DL Hoa Sữa:.............................. 30
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT
VẬN ĐỘNG TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP DL KT-DL HOA SỮA: ................34
2.1. Thực trạng Đội ngũ cán bộ, giáo viên trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa :...... 34
2.2. Thực trạng về Cơ sở vật chất của Trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa: ................... 40
2.3. Thực trạng về học sinh: ................................................................................ 44
2.4. Thực trạng về công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho học sinh tại
Trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa: ............................................................................. 47
2.5. Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề tại trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa:
............................................................................................................................... 50
2.5.1. Những thuận lợi trong quá trình đào tạo nghề: ....................................50
2.5.2. Những khó khăn trong quá trình đào tạo nghề: ...................................51
2.5.3. Định hướng giải pháp: ............................................................................53
CHƢƠNG III: HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRƢỜNG TC KT-DL HOA SỮA: .....................54
3.1. Quy trình tuyển sinh đầu vào của học sinh thuộc nhóm đối tƣợng là Ngƣời
khuyết tật tại trƣờng TC KT – DL Hoa Sữa .......................................................... 54
3.2. Các hoạt động trợ giúp nhằm đào tạo nghề cho Ngƣời khuyết tật tại Trƣờng TC
KT-DL Hoa Sữa: ................................................................................................... 56
3.2.1. Hoạt động hỗ trợ học phí, chi phí đào tạo: ............................................56

3


3.2.2. Hoạt động hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt: ...................................61
3.2.3. Hoạt động chăm sóc ý tế: ........................................................................62
3.2.4. Hoạt động Vui chơi, giải trí: ..................................................................63
3.3. Đánh giá về công tác đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật tại trƣờng TC KTDL Hoa Sữa: ......................................................................................................... 67

3.3.1. Các ngành nghề đào tạo: ........................................................................67
3.3.2. Nội dung đào tạo: ....................................................................................69
3.3.3. Cấp bằng đào tạo: ....................................................................................71
3.4. Đánh giá hoạt động tạo việc làm, giới thiệu việc làm cho ngƣời khuyết tật tại
trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa:.................................................................................. 71
3.4.1. Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật: .......................................71
3.4.2. Hoạt động giới thiệu việc làm cho người khuyết tật: ............................73
3.5. Vai trò của NVXH trong trợ giúp Ngƣời khuyết tật tại trƣờng TC KT – DL Hoa
Sữa: ........................................................................................................................ 74
3.6. Các nguồn lực trợ giúp ................................................................................... 76
3.6.1. Các tổ chức trong nước: .........................................................................76
3.6.2. Các tổ chức nước ngoài: .........................................................................77
3.7. Đánh giá hoạt động trợ giúp trong đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật tại trƣờng
TC KT-DL Hoa Sữa: ............................................................................................. 80
3.7.1. Những mặt đã làm được: ........................................................................80
3.7.2. Những mặt chưa làm được: ....................................................................82
3.7.3. Đề xuất giải pháp: ...................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................84
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................86
HỆ THỐNG CÂU HỎI SÂU: ................................................................................89

4


DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt

Nội dung tiếng Việt


NKT

Ngƣời khuyết tật

ĐTN

Đào tạo nghề

VH – XH

Văn hóa xã hội

KTKTh

Khuyết tật khiếm thị

CBGV

Cán bộ giáo viên

KTVĐ

Khuyết tật vận động

KTKT

Khuyết tật khiếm thính

KTTT


Khuyết tật trí tuệ

GTVL

Giới thiệu việc làm

NNKH

Ngôn ngữ ký hiệu

SKSS

Sức khỏe sinh sản

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

NVXH

Nhân viên xã hội

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

GĐ, GĐKT

Gia đình, gia đình khuyết tật


TC KT – DL

Trung cấp Kinh tế - Du lịch

NỘI DUNG TRÍCH DẪN

. Vì một thế giới không rào cản với người khuyết tật, bài viết ngày 03/12/2014.28/2012/NĐCP

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đối với bất kỳ quốc gia nào, muốn đảm bảo xã hội phát triển bền vững, ngoài
yếu tố ổn định về mặt kinh tế, chính trị,… vấn đề đảm bảo An sinh xã hội cũng đƣợc
coi là nhân tố cốt yếu, các chính sách giảm nghèo bền vững đƣợc hiện thực hóa và đảm
bảo mang lại hiệu quả nhất định. Để đảm bảo đƣợc điều đó, việc quan tâm tới các đối
tƣợng yếu thế trong xã hội là một trong những ƣu tiên hàng đầu. Một trong những
nhóm đối tƣợng đƣợc ASXH hƣớng tới là Ngƣời khuyết tật (NKT). NKT thƣờng tự ti,
mặc cảm về bản thân nên ít giao tiếp, nói chuyện với ngƣời khác. Vì vậy, họ khó hòa
nhập với cộng đồng. đào tạo nghề gắn liền với tìm kiếm cơ hội việc làm cho NKT sẽ
giúp họ có cơ hội tiếp xúc, giao lƣu với mọi ngƣời. Dễ dàng hơn cho việc hoà nhập với
cộng đồng. Tạo điều kiện để NKT phát triển một cách toàn diện và bình thƣờng nhƣ
những ngƣời khác trong xã hội, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Theo điều tra mới đây của Liên Hợp Quốc, trong số hơn 7 tỷ ngƣời thì có hơn 1
tỷ ngƣời là ngƣời khuyết tật, chiếm khoảng 15% dân số. Tại khắp nơi trên thế giới, hơn
1 tỷ ngƣời khuyết tật đang phải đối mặt với những khó khăn, rào cản về mặt kinh tế, xã
hội, thể lực,…1
Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu ngƣời khuyết tật, chiếm 7,8% dân số. trong đó
29% khuyết tật khiếm thính, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các dạng khuyết tật khác, tiếp

đến là nhóm khuyết tật vận động 14,3 %. Điều đáng lƣu ý là số ngƣời khuyết tật đang
học nghề ít chỉ 1,94 %, số còn lại hầu nhƣ không có nguyện vọng học nghề chiếm
13,7% 4. Trong những năm tới, tỷ lệ ngƣời khuyết tật tại Việt Nam có xu hƣớng tăng
lên.
Việt Nam đặt ra mục tiêu, năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp.
Trong đó, phát triển nguồn nhân lực đƣợc xem là một trong ba khâu đột phá chiến lƣợc
1

Vì một thế giới không rào cản với người khuyết tật, bài viết ngày 03/12/2014

4

Theo bài báo: Việt Nam sắp tham gia Công ƣớc về Việc làm cho Ngƣời khuyết tật, ngày 31/12/2015

6


thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Vì vậy, đối tƣợng ngƣời
khuyết tật nói chung và ngƣời khuyết tật vận động nói riêng cũng nhận đƣợc nhiều sự
quan tâm đặc biêt không chỉ của đảng và nhà nƣớc,mà còn của cả cộng đồng. Thủ
tƣớng chính phủ cũng đã phê duyệt đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật với mục tiêu đến
năm 2020 sẽ dạy nghề và tạo việc làm cho 550 nghìn ngƣời thuộc đối tƣợng này, đồng
thời cũng ƣu tiên về nhiều mặt cho ngƣời khuyết tật cũng nhƣ các cơ sở sản xuất, kinh
doanh của ngƣời khuyết tật, dạy nghề cho ngƣời khuyết tật.Điều này có ý nghĩa vô
cùng lớn đối với ngƣời khuyết tật
Trên tinh thần ấy, trong hơn 20 năm qua, trƣờng Trung cấp Kinh tế - Du lịch
Hoa Sữa (1118 Nguyễn Khoái – Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội) luôn chú ý, quan
tâm phát triển công tác Đào tạo nghề cho NKT. Đạt đƣợc nhiều kết quả tốt đẹp đƣợc
thừa nhận và đánh giá cao. Góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc
sống cho NKT.

Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên, tôi đã
chọn hƣớng nghiên cứu“: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho Ngƣời khuyết tậtqua các
hoạt động CTXH (nghiên cứu trƣờng hợp Trƣờng trung cấp kinh tế- du lịch hoa
sữa)”làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành CTXH của mình.Trên cở sở
đó, thấy đƣợc những mặt hạn chế cũng nhƣ những kết quả mà trƣờng đã đạt đƣợc trong
quá trình trợ giúp ngƣời khuyết tật vận động . và dựa trên đó đánh giá cũng nhƣ nâng
cao hiệu quả trợ giúp CTXH đối với ngƣời khuyết tật nhằm giúp họ tiếp cận với cơ hội
việc làm tốt hơn sau đào tao nghề.
2. Tổng quan Tình hình nghiên cứu:
Vấn đề đào tạo nghề và tìm kiếm cơ hội việc làm cho ngƣời khuyết tật là vấn
đề đƣợc các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, cũng nhƣ các tổ chức trong và ngoài
nƣớc trong lĩnh vực này dành nhiều sự quan tâm.

7


Sự quan tâm đó đƣợc thể hiện thông qua việc trong những năm gần đây, các
chƣơng trình, hoạt động vì ngƣời khuyết tật đƣợc diễn ra trên địa bàn Hà Nội nói
chung, cũng nhƣ tại trƣờng TC DL KT-DL Hoa Sữa một cách tích cực và hiệu quả
hơn, nhằm tìm hiểu thực trạng đời sống ngƣời khuyết tât hiện nay, cũng nhƣ đƣa ra các
biện pháp để hỗ trợ họ,… bên cạnh đó là những bài báo, bài viết xoay quanh về vấn đề
đào tạo nghề gắn liền với cơ hội việc làm cho ngƣời khuyết tật cũng hƣớng tới mục
tiêu giúp NKT hòa nhập hơn với cộng đồng.
2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới:
Vấn đề việc làm cho ngƣời khuyết tật đã đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới quan
tâm thông qua việc tìm kiếm các giải pháp nhằm trợ giúp ngƣời khuyết tật hòa nhập
cộng đồng, một trong những mục tiêu cụ thể là hỗ trợ ngƣời khuyết tật trong đào tạo
nghề.
Công ƣớc quốc tế về “ Quyền của ngƣời khuyết tật” đã đƣợc thông qua vào
tháng 12 năm 2006. Đã cho thấy sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với ngƣời khuyết

tật nói chung và đề cao trách nhiệm của các quốc gia đối với ngƣời khuyết tật.
Theo báo cáo toàn cầu về trẻ khuyết tật năm 2013 đƣợc tổ chức tại Việt
Nam,báo cáo đã chỉ ra những cách thức để giúp trẻ khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng.
Báo cáo cho biết trẻ khuyết tật là đối tƣợng ít đƣợc chăm sóc y tế và đi học nhất. Các
em nằm trong nhóm trẻ em dễ bị tổn thƣơng nhất bởi nạn bạo hành, xâm hại, bóc lột và
bỏ rơi, đặc biệt khi các em bị giấu giếm hoặc gửi vào các trung tâm bảo trợ - đây là
thực trạng phổ biến xuất phát từ sự kì thị của xã hội hoặc do gia đình không có đủ khả
năng tài chính để nuôi dƣỡng trẻ. Khoảng 1/3 các quốc gia trên thế giới vẫn chƣa phê
chuẩn Công ƣớc về Quyền của ngƣời khuyết tật. Báo cáo thúc giục các chính phủ phê
chuẩn và thực hiện Công ƣớc về Quyền của ngƣời khuyết tật và Công ƣớc về Quyền
trẻ em, hỗ trợ gia đình của các em để họ có thể trang trải đƣợc các chi phí chăm sóc trẻ
có khuyết tật cao hơn so với mức thông thƣờng. Đồng thời Báo cáo kêu gọi có các biện

8


pháp chống phân biệt đối xử trong cộng đồng, trong hoạch định chính sách, và trong số
những ngƣời cung cấp các dịch vụ xã hội thiết yếu cho trẻ nhƣ y tế và giáo dục.5
Đã có rất nhiều công trình trên thế giới nghiên cứu về Ngƣời khuyết tật. Tuy
nhiên các công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc nêu lên thực trạng và đƣa đến
giải pháp. Tác giả xây dựng khóa luận này với mong muốn hỗ trợ ngƣời khuyết tật và
nhìn nhận họ dƣới khía cạnh nhân văn của CTXH.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Tại việt Nam, các mô hình trung tâm dành cho ngƣời khuyết tật nói chung và
ngƣời khuyết tật vận động nói riêng đã có từ rất lâu, vì chúng ta nhận thức đƣợc rằng
ngƣời khuyết tật là những đối tƣợng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội và cần đƣợc sự
quan tâm của cộng đồng. tuy nhiên công tác trợ giúp CTXH đối với đối tƣợng này thì
gần đây mới đƣợc quan tâm sâu sắc.
Tại báo cáo khảo sát về Đào tạo nghề và Việc làm cho ngƣời Khuyết tật tại
Việt Nam, theo đơn đặt hàng của Tổ chức lao động Quốc tế tháng 8 năm 2008. Tại

Việt Nam số các doanh nghiệp dành riêng cho ngƣời khuyết tật khá nhiều . Hơn 8.000
ngƣời khuyết tật làm việc tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, đây phần lớn là các cơ
sở rất nhỏ, hoạt động lợi nhuận thấp nhƣ các ngành thủ công mỹ nghệ,matxa , v.v. Khả
năng đƣợc đào tạo một cách phù hợp và/hoặc tham gia các dịch vụ phát triển sản xuất
kinh doanh tại các doanh nghiệp này rất hạn chế. Theo báo cáo, Việt nam có một hệ
thống các trung tâm dạy nghề khá đầy đủ, gồm 164 trƣờng đào tạo nghề, 137 trƣờng
cao đẳng và trƣờng trung cấp kỹ thuật tham gia vào hoạt động đào tạo nghề; 148 trung
tâm dạy nghề và 150 trung tâm dịch vụ dạy nghề và việc làm. kết quả phân tich của
báo cáo cho thấy tại Việt Nam rất ít ngƣời khuyết tật đƣợc đào tạo nghề, hƣớng dẫn
việc làm. Báo cáo cũng đã có những thông tin về các dịch vụ cơ bản liên quan đến việc
làm và đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật. Tuy nhiên, báo cáo vẫn chƣa đƣa ra đƣợc

5

Báo cáo toàn cầu về trẻ khuyết tật đƣợc giới thiệu tại Việt Nam, ngày 30/05/2013

9


hƣớng giải quyết trực tiếp để tăng cƣờng các cơ sở, doanh nghiệp tiếp nhận ngƣời
khuyết tật vào học và làm việc.6
Trong báo cáo tổng kết tình hình thi hành pháp lệnh về ngƣời khuyết tật và việc
tổ chức, ban hành các văn bản pháp luật số 62/BC-LĐTBXH năm 2009, đã cho thấy sự
nỗ lực vô cùng to lớn của cả cộng đồng vì ngƣời khuyết tật. Thể hiện ở việc các chính
sách đối với ngƣời khuyết tật đƣợc cụ thể hóa và đi vào thực tiễn. với các nội dung cơ
bản nhƣ chăm sóc đời sống ngƣời khuyết tật; chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình, phục hồi
chức năng; học văn hóa đối với ngƣời khuyết tật; giúp họ tiếp cận văn hóa, thể thao và
công trình công cộng; một nội dung đƣợc đặc biệt quan tâm tới là dạy nghề và cơ hội
việc làm cho ngƣời khuyết tật. Trong báo cáo này, đã đƣa ra những con số cụ thể về
thực trạng ngƣời khuyết tật. Kể từ khi có pháp lệnh, số lƣợng ngƣời khuyết tật đƣợc

học nghề tăng từ giai đoạn 1999-2004 có gần 19.000 ngƣời khuyết tật đƣợc học nghề,
giai đoạn 2005-2008 có khoảng 8.000 ngƣời, gấp 2 lần so với giai đoạn trƣớc. Tuy
nhiên theo đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, tỷ lệ ngƣời khuyết tật
đƣợc đào tạo nghề còn thấp. Theo khảo sát năm 2008, có trên 50% ngƣời khuyết tật
trong độ tuổi lao động có việc làm và chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Cả nƣớc có
hơn 400 cơ sở sản xuất, kinh doanh của thƣơng binh và ngƣời khuyết tật, tạo việc làm
cho 15.000 lao động khuyết tật. Tuy nhiên phần lớn ngƣời khuyết tật có việc làm
không ổn định, chủ yếu tự tạo việc làm, hoặc làm trong các tổ chức, cơ sở mang tính
nhân đạo, từ thiện.7
Ngoài ra còn rất nhiều những nghiên cứu trong nƣớc về ngƣời khuyết tật nhƣ:
“Báo cáo thường niên về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam” do ban
điều phối các hoạt động hỗ trợ ngƣời tàn tật Việt Nam(NCCD) thƣc hiện là một trong
những đóng góp quan trọng.

6
7

Báo cáo Khảo sát về Đào tạo nghề và việc làm cho NKT tại Việt Nam
Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Pháp lệnh về Ngƣời tàn tật và các văn bản pháp luật liên quan

10


“ Báo cáo về trẻ khuyết tật và gia đình Trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng – Kiến thức
– Thái độ - Hành vi” TNS thực hiện cho Unicef năm 2009.
Nghiên cứu “ Chi phí kinh tế của sống với khuyết tật và kỳ thị ở Việt Nam” do
Viện nghiên cứu phát triển Xã hội thực hiện, xuât bản năm 2013.
Những tài liệu đƣợc công bố trên là những tài liệu tham khảo quan trọng trong
việc nghiên cứu và thực hiên đề tài luận văn của tôi.
Tất cả các nghiên cứu trên cũng đã ít nhiều nói lên vị trí của ngƣời khuyết tật

trong xã hội hiện nay, họ đƣợc quan tâm và chia sẻ cơ hội để đến gần hơn với cộng
đồng, hòa nhập với cộng đồng. các nghiên cứu, báo cáo đó ngoài việc mô tả thực trạng
ngƣời khuyết tật, bƣớc đầu cũng đã đƣa ra các định hƣớng, giải pháp nhằm hỗ trợ
ngƣời khuyết tật tiếp cận học nghề và tạo cơ hội việc làm. Tuy nhiên các hƣớng nghiên
cứu trên chƣa đi vào làm rõ vai trò của NVXH trong hoạt động trợ giúp cũng nhƣ
hƣớng trợ giúp CTXH đối với ngƣời khuyết tật.
Do đó, luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho
người khuyết tật qua các hoạt động trợ giúp của CTXH ” (nghiên cứu tại trƣờng TC
KT-DL Hoa Sữa) hoàn toàn không phải là một chủ đề mới trong hoạt động thực tiễn
cũng nhƣ trong khoa học nghiên cứu. Thế nhƣng cái mới của luận văn chính là vừa có
bức tranh tổng thể về thực trạng của ngƣời khuyết tật trên địa bàn cả nƣớc hiện nay
cũng nhƣ tại trƣờngTC KT-DL Hoa Sữa, đồng thời nhấn mạnh tới hoạt động trợ giúp
CTXH đối với ngƣời khuyết tật tại trƣờng TC KT- DL Hoa Sữa với mục tiêu giúp họ
đƣợc đào tạo nghề phù hợp và có việc làm sau đào tạo nghề . Điều này có vai trò hết
sức quan trọng trong nỗ lực giúp NKT hòa nhập cộng đồng và vƣơn lên sống có ích.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn nghiên cứu:
3.1.Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu đã vận dụng một số lý thuyết CTXH nhƣ: thuyết nhu cầu,
thuyết hệ thống,… ; nghiên cứu cũng đã đƣa ra 1 số khái niệm cơ bản về khuyết tật,
ngƣời khuyết tật,… Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc bổ sung và phát triển hệ

11


thống các lý luận, phƣơng pháp trong nghiên cứu về các vấn đề liên quan nhƣ CTXH,
hoạt động trợ giúp trong CTXH,…
Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu đi sau.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đƣa ra thực trạng về ngƣời khuyết tật và vấn đề đào tạo nghề
và việc làm đối với họ. Qua đó, đƣa ra giải pháp nhằm trợ giúp họ.

Đối với ngƣời nghiên cứu qua quá trình làm việc, tiến hành nghiên cứu đã có
cơ hội áp dụng các lý thuyết và phƣơng pháp đã đƣợc học vào thực tiễn.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Mục đích:
-

Tìm hiểu thực trạng đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật tại trƣờng TC KT-

DL Hoa Sữa.
-

Đề xuất hoạt động công tác xã hội nhằm trợ giúp ngƣời khuyết tật

đƣợcđào tạo nghề
4.2. Nhiệm vụ:
Để làm rõ mục đích trên,luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ một số nội dung về lý luận và thực tiễn liên quan đến ngƣời khuyết
tật. Trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận về công tác xã hội, công tác xã hội với
ngƣời khuyết tật. đông thời luận văn cũng giới thiệu khái quát về kinh nghiệm của
quốc tế cũng nhƣ ở Việt Nam trong vấn đề đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật thông
qua những nghiên cứu cụ thể.
- Phân tích, đánh giá thực trạng trợ giúp ngƣời khuyết tật về vấn đề đào tạo
nghề và tạo cơ hội việc làm tại trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa. Trong đó đánh giá, phân
tích những thành tựu và hạn chế. Nguyên nhân của thực trạng
- Một số hoạt động trợ giúp của trƣờng trong vấn đề dạy nghề cho ngƣời
khuyết tật và đề xuất trợ giúp

12



5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng
Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật qua các hoạt động trợ
giúp của CTXH ( nghiên cứu trƣờng hợp trƣờng Trung cấp Kinh Tế- Du Lịch Hoa
Sữa ).
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Ngƣời khuyết tật tại trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa
- Cán bộ, giáo viên tại trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa
- Gia đình có ngƣời khuyết tật đang theo học tại Trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa.
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi về không gian nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu tại trƣờngTC KT-DL
Hoa Sữa
 Thời gian nghiên cứu: 1 tháng
 Phạm vi về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu về vấn đề dạy nghề cho ngƣời
khuyết tật bao hàm nhiều vấn đề khác nhau, nhƣng do thời gian nghiên cứu có hạn nên
đề tài của tôi xin đƣợc tập chung vào các nội dung chính:
+ Thực trạng về vấn đề đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật tại trƣờng TC KTDL Hoa Sữa
+ Đề xuất các hoạt động trợ giúp công tác xã hội với ngƣời khuyết tật nhằm trợ
giúp họ đƣợc tiếp cận với đào tạo nghề và cơ hội việc làm sau đào tạo nghề.
6. câu hỏi nghiên cứu:
(1) Thực trạng đào tạo nghề đối với ngƣời khuyết tật tại trƣờng TC DL KT-DL
Hoa Sữa?
(2) Hoạt động trợ giúp CTXH về vấn đề dạy nghề cho ngƣời khuyết tật tại
trƣờng TC DL KT-DL Hoa Sữa diễn ra nhƣ thế nào?
(3) Làm thế nào để nâng cao hiệu quả trợ giúp CTXH về vấn đề dạy nghề đối
với ngƣời khuyết tật tại trƣờng TC DL KT-DL Hoa Sữa?

13



7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu:
Phƣơng pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, chọn lọc, hệ thống hóa các tài
liệu lý luận về vấn đề nghiên cứu là phƣơng pháp thu thập thông tin dựa trên những tài
liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nƣớc nhằm trang bị những kiến thức cơ bản
về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ngƣời khuyết tật,…
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng phân tích các tài liệu nhƣ: Điều kiện tự nhiên,
Kinh tế - xã hội của Trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa, các báo cáo số liệu về cơ sở vật chất,
giáo viên, cán bộ quản lý nhà trƣờng,...
7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu là cuôc đối thoại lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và ngƣời
cung cấp thông tin nhằm tìm kiếm thông tin về cuộc sống kinh nghiệm và nhận thức
của ngƣời cung cấp thông tin qua chính ngôn ngữ của ngƣời ấy.
Phỏng vấn sâu đƣợc tiến hành với khoảng 3 ngƣời là các cán bộ, lãnh đạo
Trƣờng: Trƣởng/phó phòng đào tạo, Cán bộ quản lý Trung tâm dành cho Ngƣời khuyết
tật, ngoài ra cũng tiến hành phỏng vấn học sinh Khuyết tật đang theo học tại Trƣờng
TC KT-DL Hoa Sữa. Việc sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đich tìm
hiểu thông tin bên ngoài, khai thác thông tin sâu từ phía nhóm đối tƣợng phục vụ cho
nội dung nghiên cứu mong muốn thực hiện…
7.3. Phương pháp quan sát:
Phƣơng pháp quan sát là phƣơng pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối
tƣợng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp, chụp ảnh và ghi chép lại những nhân tố liên
quan đên mục đích và đề tài nghiên cứu.
Sử dụng phƣơng pháp quan sát nhằm nhận định một cách tổng quan nhất
thực trạng đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật tại trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa và qua đó
nâng cao hiệu quả trợ giúp CTXH về vấn đề đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật tại
trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa

14



PHẦN NỘI DUNG:
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI
KHUYẾT TẬT QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CTXH
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
1.1.1. Một số Khái niệm:
1.1.1.1. Khái niệm về khuyết tật:


Khái niệm khuyết tật ( Khiếm khuyết):
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có ba mức độ suy giảm là:

khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết
chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thƣờng của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm hoặc
sinh lý.8
Dựa vào khái niệm có sẵn trên, tôi xin đưa ra cách hiểu của bản thân về khái
niệm Khuyết tật: Đó là hậu quả của sự khiếm khuyết, làm giảm thiểu chức năng hoạt
động của các cơ quan cảm giác, vận động hay trí não.


Khái niệm Ngƣời khuyết Tật:
Theo Đạo luật về Ngƣời khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 định nghĩa “ngƣời

khuyết tật là ngƣời có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hƣởng đáng kể đến
một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống”. 9
Theo Công ƣớc quốc tế về quyền của Ngƣời khuyết tật ngày 06 tháng 12 năm
2006, của Đại hội đồng Liên hợp quốc thì: “Ngƣời khuyết tật bao gồm những ngƣời bị
suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh
hƣởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu
quả của ngƣời khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những ngƣời khác”.10

Khái niệm trên cũng đã tƣơng đối đầy đủ khi nói đến NKT. Từ những khiếm
khuyết để xếp vào là NKT và ảnh hƣởng của những khiếm khuyết đó đến cuộc sống
8

Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Ngƣời_khuyết_tật
Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Ngƣời_khuyết_tật
10
Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Công_ƣớc_Quốc_tế_về_các_Quyền_của_Ngƣời_Khuyết_tật
9

15


của NKT. Trên thực tế hiện nay ở nƣớc ta cũng tồn tại nhiều quan niệm về NKT hoặc
ngƣời tàn tật, vì mỗi một quan niệm đều đứng trên một góc nhìn khác nhau và có mục
đích riêng.
Theo quy định của Luật Ngƣời khuyết tật đƣợc Quốc hội thông qua ngày
17/06/2010thì NKT đƣợc hiểu là: “Ngƣời bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ
thể hoặc bị suy giảm chức năng đƣợc biểu hiện dƣới dạng tật khiế n cho lao đô ̣ng, sinh
hoạt, học tập gặp khó khăn” .11
Theo cách hiểu này thì NKT bao gồm cả những ngƣời bị khuyết tật bẩm sinh,
ngƣời bị khiếm khuyết do tai nạn, thƣơng binh, bệnh binh,…
Dựa vào những khái niệm có sẵn ở trên, tôi xin đưa ra ý hiểu của mình về
NKT: Đó là những người bị khiếm khuyết một bộ phận hoặc một chức năng bình
thường của con người khiến người đó suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng hoạt
động, lao động và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
1.1.1.2. Khái niệm nghề, đào tạo nghề
 Khái niệm nghề
Theo ý hiểu của bản thân mình, tôi đưa ra cách hiểu về khái niệm Nghề như
sau: Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà ở đó, nhờ được đào tạo, con người

có được những kiến thức, và những kỹ năng nhất định để làm ra các loại sản phẩm vật
chất hay tinh thần đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
 Khái niệm đào tạo nghề
Theo tài liệu của Bộ LĐTB – XH xuất bản năm 2006 thì khái niệm ĐTN đƣợc
hiểu: “Là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và
thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khóa học có thể thực
hành được một nghề trong xã hội”.12

11
12

Luật Ngƣời khuyết tật, số 51/2010/QH12. Ngày 17/06/2010
Đề án trợ giúp ngƣời tàn tật giai đoạn 2006-2010, trang 47

16


Nhƣ vậy, khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở trang bị những kiến thức, kỹ
năng cơ bản mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản.
1.1.1.3. Khái niệm việc làm, việc làm cho Người khuyết tật
 Khái niệm việc làm:
Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, ngƣời ta đã đƣa ra rất nhiều định
nghĩa về việc làm. Và ở các quốc gia khác nhau do ảnh hƣởng của nhiều yếu tố (nhƣ
điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp,…) ngƣời ta quan niệm về việc làm cũng khác
nhau. Chính vì thế không có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm.
Theo quan điểm của Mac: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp
giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để
sử dụng sức lao động đó”.13
Theo Điều 13 Bộ Luật lao động Việt Nam: “Mọi hoạt động tạo ra nhu nhập,
không bị Pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.14

Theo tôi,Việc làm là tất cả các hoạt động của con người tác động vào môi
trường tự nhiên hoặc vật chất nhằm tạo ra thu nhập. Đồng thời nó cũng là nơi con
người làm việc, nơi họ được lao động, cống hiến và thể hiện bản thân.
 Khái niệm việc làm cho ngƣời khuyết tật
Theo ý hiểu của bản thân, tôi xin đƣa ra khái niệm về việc làm cho ngƣời
khuyết tật nhƣ sau: là mọi hoạt động tạo ra thu nhập cho người khuyết tật, được pháp
luật đồng ý và nghề đó phải phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân người khuyết
tật cũng như nhu cầu của thị trường lao động.
1.1.1.4. Khái niệm công tác xã hội:
Năm 1970, Hiệp hội Quốc gia các nhân viên xã hội Hoa Kỳ (NASW) định
nghĩa “CTXH là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân,
nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động
13
14

C.Mác và Ph.ăng-ghen Toàn tập, trang 210
Bộ luật lao động Việt Nam, Điều 13, trang 34

17


trong xã hội và để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích của
cá nhân”.15
Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế thống nhất một định nghĩa về CTXH:
“Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan
hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc
sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người
và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi
trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của
nghề.”.16

Tóm lại, CTXH là: một khoa học, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
các cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế nâng cao năng lực, tăng cường các chức năng
xã hội nhằm ứng phó với những vấn đề xã hội tiêu cực xảy ra từ đó hướng đến mục
tiêu phát triển bền vững.
1.1.2. Các dạng khuyết tật:
Theo Nghị định số: 28/2012/NĐ-CPQuy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành
một số điều của Luật Ngƣời khuyết tật, tại điều 2 có quy định rõ các dạng tật cụ thể:
 Khuyết tật vận động:
Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ,
chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
 Khuyết tật khiếm thính (khuyết tật nghe nói):
Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả
nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao
đổi thông tin bằng lời nói.
 Khuyết tật khiếm thị:

15
16

Bài giảng: “ Công tác Xã Hội trong phát triển Nông thôn (GV: Xuân Phú)
Bài giảng: “ Công tác Xã Hội trong phát triển Nông thôn (GV: Xuân Phú)

18


Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh
sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trƣờng bình thƣờng.
 Khuyết tật thần kinh, tâm thần:
Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc,
kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thƣờng.

 Khuyết tật trí tuệ:
Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tƣ duy biểu
hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tƣợng, giải
quyết sự việc.
 Khuyết tật khác:
Là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao
động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trƣờng hợp trên.17
1.1.3. Đặc điểm tâm – sinh lý, nhu cầu của Người khuyết tật:
1.1.3.1. Đặc điểm tâm- sinh lý:
Do khiếm khuyết của bản thân nên NKT thƣờng tự ti, mặc cảm, sống khép
mình ít giao tiếp với ngƣời khác. NKT gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống từ
việc ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân, làm việc, học tập, đến việc giao tiếp với mọi
ngƣời,…vì vậy họ rất cần đƣợc chăm sóc, giúp đỡ. Nhƣng cái họ mong muốn nhận
đƣợc đó chính là sự quan tâm, đồng cảm từ mọi ngƣời trong xã hội chứ không phải sự
thƣơng hại, hay bố thí. Họ dễ cảm thông với những ngƣời đồng cảnh ngộ, biết ơn khi
đƣợc quan tâm giúp đỡ.
Nhiều NKT nặng không thể tự chăm lo chuyện sinh hoạt cá nhân thƣờng xuyên
phải nhờ đến sự giúp đỡ của ngƣời thân trong gia đình nên họ trở nên buồn chán, bi
quan. Họ không muốn là ngƣời ăn bám, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chịu
nhiều nỗi buồn, áp lực nên NKT dễ kích động, nổi cáu khó trong việc kiềm chế cảm

17

Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP
19


xúc của bản thân và cũng rất hay tự ái. Nếu sống trong những gia đình khó khăn NKT
có cảm giác mình bị bỏ rơi.
Mặc dù vậy, đa phần NKT là những ngƣời có ý chí, nghị lực cao (đặc biệt là

những ngƣời KTVĐ nhƣng trí tuệ phát triển bình thƣờng). Họ có một khát vọng sống,
khát vọng vƣơn lên mạnh mẽ cái mà ngƣời đƣợc chúng ta coi là bình thƣờng không
phải ai cũng có đƣợc. NKT biết đƣợc hạn chế của mình nên khi thực hiện việc gì họ
đều rất kiên trì và quyết làm cho đến cùng. Với khả năng thích nghi bù (đặc biệt là hoạt
động của các giác quan) và sức khỏe của mình NKT mong muốn đƣợc làm những công
việc phù hợp để cố thể tự lập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cống hiến cho xã
hội.
Ngoài những đặc điểm chung về tâm, sinh lý kể trên của NKT thì ở mỗi dạng
khuyết tật còn có những đặc điểm sinh lý riêng biệt:
Đối với người KTVĐ: Có nhiều nguyên nhân gây nên việc khuyết tật cơ quan
vận động nhƣ: Tai nạn giao thông, bẩm sinh, chất độc điôxin, tai nạn lao động,…nhƣng
nhìn chung đều làm mất hoặc suy giảm chức năng của cơ quan vận động gây nên
những khó khăn trong việc di chuyển đi lại. Trong khi đó trí tuệ của ngƣời KTVĐ hoàn
toàn bình thƣờng, thậm chí còn có ngƣời có trí tuệ phát triển rất tốt. Vì vậy, ngƣời
KTVĐ có thể theo học và làm trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề mà ngƣời bình thƣờng
học.
Đối với người KTKT: Do cơ quan thính giác bị tổn thƣơng không thể tiếp nhận
đƣợc các âm thanh từ bên ngoài và kéo theo khả năng nói và giao tiếp hạn chế. Nên
ngƣời KTKT chủ yếu nhận thức thế giới chủ yếu bằng mắt, có khả năng tri giác thị
giác rất phát triển và tinh tế. Ngoài ra họ có khả năng nhận thức bằng đa giác quan, kết
hợp thị giác, xúc giác, khứu giác và cơ quan vận động vào quá trình nhận thức. Vì vậy,
ngƣời KTKT có thể học nghề bằng cách nhìn và bắt chƣớc làm theo. Ở họ có một sự tỷ
mỉ và khéo tay nhất định. Song vì không nghe, nói đƣợc nên việc tiếp thu kiến thức của
ngƣời KTKT thƣờng chậm và hay bị sao nhãng.

20


Người KTTT có một số đặc điểm chung về sinh lý như: Hình thể không cân đối;
Ánh mắt nét mặt khờ dại; Khả năng phối hợp tay – mắt kém phản ứng chậm với kích

thích bên ngoài; Tiếp thu chậm, mau quên; Sử dụng ngôn ngữ ở mức độ rất hạn chế;
Hạn chế hoặc gặp khó khăn khi giải quyết một vấn đề cụ thể; Biểu hiện xúc cảm, tình
cảm thất thƣờng. Tuy nhiên, mỗi ngƣời KTTT đều có những mặt mạnh riêng nhƣ: thích
vẽ, thích hát, thích hoạt động thể thao,…Việc dạy nghề cho ngƣời KTTT cần sự tâm
huyết, tận tình, kiên trì của ngƣời dạy vì ngƣời KTTT tiếp thu kiến thức rất chậm, ghi
nhớ kém và vụng tay chân. Song nếu cố gắng kiên trì trong thời gian dài thì ngƣời
KTTT cũng có thể học các kiến thức, kỹ năng nghề để hình thành thói quen trong công
việc.
Dựa vào những đặc điểm riêng biệt ấy của từng dạng khuyết tật, Nhà nƣớc và
các cơ sở dạy nghề cần có những chƣơng trình ĐTN phù hợp để NKT có nhiều sự lựa
chọn nghề nghiệp, cơ hội việc làm và hòa nhập cộng đồng cũng từ đó mà tăng lên cao
hơn.
Người KTKTh là những ngƣời thiệt thòi vô cùng. Họ không thể nhìn đƣợc xung
quanh và gặp khó khăn trong việc phát âm chuẩn và biểu lộ nét mặt, cử chỉ kèm theo
khi giao tiếp. Khả năng hiêu và biểu đạt ngôn ngữ kém hơn so với ngƣời mắt sáng. Tuy
nhiên Ngƣời NKKTh có thể đạt mức độ phát triển bình thƣờng nếu nhƣ đƣợc giáo dục
và hỗ trợ phù hợp. Ngƣời KTKTh có thể phát triển khá tốt về thính giác, khứu giác và
xúc giác để họ có cảm nhận tốt hơn về thế giới bên ngoài khi họ không thể nhìn thấy
mọi vật xung quanh. Họ có thể làm một số công việc đơn giản nhƣ đan quạt, mây tre
đan, làm tăm,... để kiếm sống.
Đối với người KTTK,TT: thƣờng dễ bị kích động, khả năng chú ý, tập trung
kém. Dạy nghề có thể tạo cho họ cơ hội hòa nhập và có thể hỗ trợ họ thông qua trị liệu
tâm lý.

21


1.1.3.2. Nhu cầu của Người khuyết tật:
Nhu cầu của NKT là những đòi hỏi thiết yếu cần đƣợc đáp ứng để tồn tại và
phát triển. NKT cũng có những nhu cầu cơ bản nhƣ mọi ngƣời trong xã hội, và nhu cầu

là nguồn gốc thúc đẩy NKT hoạt động vƣơn tới những mục tiêu phát triển của bản
thân.
Theo quan điểm của nhà tâm lý học A. Maslow, con ngƣời có 5 loại nhu cầu cơ
bản đƣợc sắp xếp theo bậc thang từ thấp tới cao. Nhu cầu sẽ xuất hiện khi con ngƣời
nói chung, NKT nói riêng bị thiếu hụt những yếu tố nhất định trong môi trƣờng sống,
những thiếu hụt này nếu không đƣợc bù đắp kịp thời sẽ gây ra các căng thẳng về tâm,
sinh lý. Về sinh lý: Xuất hiện trạng thái mất cân bằng trong cơ thể, gây nên cảm giác
khó chịu (khát, đói, nóng,…). Về tâm lý: Xuất hiện những cảm xúc tiêu cực khi bị bỏ
rơi, không quan tâm, thiếu sự tƣơng tác, tình yêu, sự che chở, đùm bọc,…
Các nhu cầu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trƣớc tiên NKT cần đáp ứng ở các
mức độ thấp. Sau đó, mới tìm đến sự đáp ứng ở các nhu cầu bậc thang cao hơn. Về cơ
bản NKT cũng có tất cả các nhu cầu của một con ngƣời bình thƣờng trong xã hội nhƣ:
Ăn, ở, đi lại, khẳng định mình, đƣợc quan tâm yêu thƣơng, an toàn, vui chơi giải
trí,…Nhƣng do đặc thù của bản thân nên những nhu cầu của NKT thể hiện ở một cấp
độ hơi khác:
NKT mong muốn nơi ăn ở của mình có những cơ sở vật chất hạ tầng phù hợp:
Giƣờng, công trình công cộng, vệ sinh, giao thông,…thuận tiện, phù hợp với đặc điểm
của NKT.
Từ những khiếm khuyết của bản thân khiến NKT luôn tự ti, mặc cảm, sống
khép mình và rất dễ bị tổn thƣơng nên họ cần những sự quan tâm tinh tế, yêu thƣơng
đối đãi thật lòng chứ không phải sự thƣơng hại.
NKT có ý chí vƣơn lên mạnh mẽ. Họ mong muốn có những cơ hội học tập, làm
việc nhƣ ngƣời bình thƣờng. Họ muốn đƣợc khẳng định bản thân mình với xã hội và
không làm gánh nặng cho gia đình.

22


Mặc dù NKT có những khiểm khuyết về bản thân song họ cũng có những lo
toan, buồn phiền, mệt mỏi,…nên cũng cần có nhu cầu vui chơi giải trí. Thậm chí do

sống khép mình, ít giao tiếp với mọi ngƣời và thế giới bên ngoài nên NKT còn có
mong muốn cao về những cách giải tỏa tâm lý, vui chơi phù hợp với bản thân.
Nhu cầu tình cảm riêng tƣ là một trong những nhu cầu NKT rất chú trọng
nhƣng lại thƣờng bị che đậy, ít đƣợc bộc lộ. Nhiều NKT có tâm sinh lý phát triển bình
thƣờng có nhu cầu cao về việc đƣợc quan tâm, chia sẻ tình cảm với ngƣời khác giới.
Họ cũng muốn có những gia đình cho riêng mình. Nhƣng rất nhiều lý do nhƣ: Tự ti về
bản thân, không biết cách thể hiện tình cảm, không tìm đƣợc ngƣời phù hợp, sợ bị chê
cƣời,…nên NKT thƣờng che giấu tình cảm thật của mình.
Thực tế cho thấy, hiện nay một số nhu cầu bậc cao của NKT ít có cơ hội để
hiện thực hóa (VD: NKT gặp nhiều khó khăn trong việc học tập, tìm kiếm việc làm,
tiếp cận các dịch vụ xã hội,…). NKT rất cần sự trợ giúp phù hợp từ phía gia đình, cộng
đồng, xã hội để họ có thêm cơ hội đáp ứng các nhu cầu, để có cuộc sống bình thƣờng,
đƣợc phát triền và hòa nhập.
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu:
1.2.1. Thuyết nhu cầu:
Mỗi con ngƣời đều có những nhu cầu về vật chất và tinh thần. Các nhu cầu của
con ngƣời thƣờng rất đa dạng, phong phú và phát triển.
Abraham Maslow (1908 – 1970) – nhà tâm lý học gốc Do Thái đã chia nhu cầu
con ngƣời thành năm thang bậc từ thấp đến cao:
Nhu cầu sống còn: Đây là những nhu cầu cơ bản nhất cả con ngƣời. Nếu nhu
cầu cơ bản này không đạt đƣợc sẽ không thể tiến thêm ở bậc nhu cầu tiếp theo. Bao
gồm: thức ăn, nƣớc uống, bài tiết, thở,..
Nhu cầu an toàn: Cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức
khỏe, tài sản đƣợc đảm bảo.

23


Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: muốn đƣợc trong một nhóm cộng đồng
nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. không muốn cô đơn, bị bỏ

rơi ngoài xã hội.
Nhu cầu đƣợc quý trọng, kính mến: cần có cảm giác đƣợc tôn trọng, kinh mến,
đƣợc tin tƣởng.
Nhu cầu về tự thể hiện bản thân: muốn sáng tạo, đƣợc thể hiện khả năng, thể
hiện bản thân, trình diễn mình, có đƣợc và đƣợc công nhận là thành đạt.18
Áp dụng thuyết nhu cầu vào nghiên cứu này chúng ta thấy rằng: việc nâng cao
hiệu quả trợ giúp CTXH về vấn đề đào tạo nghề cho NKT nhằm tạo cơ hội cho NKT
tại trung tâm đƣợc đào tạo nghề phù hợp với khả năng của bản thân, thông qua việc
giúp ngƣời khuyết tật tìm kiếm các nguồn lực. Học nghề và có việc làm là cầu nối giúp
ngƣời khuyết tật đến gần hơn tới cộng đồng, thông qua đó giúp ngƣơi khuyết tật có
cảm giác đƣợc thuôc về một nhóm nào đó. Giúp họ găn kết với cộng đồng, không bị
tách biệt với cộng đồng bởi những mặc cảm, tự ti. Ngƣời khuyết tật là những ngƣời có
những khiếm khuyết. Họ luôn có ám ảnh bị mọi ngƣời xa lánh, kì thị, là ngƣời thừa
trong xã hội, không giúp ích đƣợc cho cuôc sống. Vì vậy khi ngƣời khuyết tật có sự
tƣơng tác với các thành viên trong xã hội,có đƣợc cảm giác tôn trọng, đƣợc xã hội tin
tƣởng, tạo cơ hội cho họ có việc làm để kiếm ra thu nhập, họ sẽ cảm giác gắn kết với
cộng đồng và sống có ích hơn. Việc đào tạo nghề và giúp NKT có việc làm phù hợp là
con đƣờng ngắn nhất giúp NKT hòa nhập cộng đồng, khẳng định đƣợc giá trị bản thân
và đƣợc khẳng định chính mình nhƣ những ngƣời bình thƣờng khác. Và cũng nhờ vậy,
khi đƣợc đào tạo nghề, có việc làm và kiếm ra thu nhập cũng giúp NKT đƣợc đáp ứng
những nhu cầu cơ bản nhất nhƣ nhu cầu về ăn mặc, đảm bảo cuộc sống.
1.2.2. Thuyết hệ thống:
Dƣới góc độ công tác xã hội:” hệ thống là một tập hợp các thành tố đƣợc sắp
xếp có trật tƣ và liên hệ với nhau để hoạt đông thống nhất.con ngƣời phụ thuộc vào
18

Thuyết Nhu Cầu của Maslow

24



hệ thống trong môi trƣờng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong
cuộc sống”.
Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc tƣ lý thuyết hệ
thống tổng quát của Bertalanfy. Sau này lý thuyết hệ thống đƣợc các nhà khoa học
khác nghiên cứu: Hanson, Mancosco,...phát triển.
Tiểu hệ thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Các tiểu hệ thống tạo
nên hệ thống lớn hơn. Có 3 loại hệ thống thỏa mãn cuộc sống của con ngƣời là:
Hệ thống chính thức: Từ các tổ chức xã hội, hiệp đoàn xã hội mà cá nhân là
thành viên trong đó; hỗ trợ các nguồn lực trực tiếp cho cá nhân hoặc giúp họ có đƣợc
các hình thức thƣơng lƣợng với hệ thống xã hội khác nhau.
Hệ thống phi chính thức: Bạn bè, gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp,tinh thần,
lời khuyên bảo, thông tin, các nguồn lực và hoạt động trợ giúp cụ thể.
Hệ thống xã hội: Các hoạt động xã hội, các chƣơng trình tình nguyện, các phong
trào xã hội; các bệnh viện, các tổ chức hỗ trợ nhận con nuôi, các chƣơng trình đào tạo
nghề; các dịch vụ pháp lý; Các trƣờng học, các cơ sở việc làm, trung tâm phúc lợi.
Lý thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tát yếu trong mạng xã hội giữa cá
nhân với cá nhân, và nhóm và ngƣợc lại. Trong công tác xã hội điều thể không chú ý
tới sƣ ảnh hƣởng qua lại đó. Tạo dựng và phát huy những tiềm năng và sức mạnh của
hệ thống sẽ tạo nên những lợi thế trong thực hành CTXH.
Vấn đề của NKT là họ không sử dụng đƣợc hệ thống một cách hiệu quả có thể
bởi 1 số lý do: Hệ thống nguồn lực không tồn tại, NKT không biết sử dụng nguồn lực
ra sao, chính sách của các hệ thống,.... NVXH cần đóng vai trò trong: giúp NKT tăng
cƣờng khả năng của bản thân và tự giải quyết vấn đề của mình, xây dựng mối quan hệ
giữa các cá nhân NKT với các hệ thống nguồn lực, giúp cải thiện mối tƣơng tác giữa cá
nhân trong các hệ thống nguồn lực, giúp đỡ phát triển và thay đổi chính sách. Vậy thì
áp dụng thuyết hệ thống vào trợ giúp NKT trong đào tạo nghề tại trƣờng TC KT-DL
Hoa Sữa cho thấy, trƣờng đã và đang làm rất tốt việc kết nối nguồn lực nhằm hỗ trợ tốt

25



×