ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------
TRỊNH THỊ THÙY LINH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CỦA CTXH
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG TRUNG CẤP
KINH TẾ- DU LỊCH HOA SỮA)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------
TRỊNH THỊ THÙY LINH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CỦA CTXH
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG TRUNG CẤP
KINH TẾ- DU LỊCH HOA SỮA)
Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. ĐẶNG CẢNH KHANH
Hà Nội – 2016
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 7
2. Tổng quan Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ............................................. 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 11
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .............................................. 12
5. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 13
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 13
7. Nội dung luận văn ......................................................................................... 15
PHẦN NỘI DUNG .........................................................................................15
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CTXH15
1.1. Lý luận về ngƣời khuyết tật vận động ..................................................15
1.1.1. Một số Khái niệm ..................................................................................15
1.1.2. Các dạng khuyết tật ..................................Error! Bookmark not defined.
1.2. lý luận về đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật vận động tại trƣờng Hoa
Sữa .................................................................................................................. 15
1.3. Lý luận về việc làm cho Ngƣời khuyết tật vận động tại trƣờng Hoa Sữa
......................................................................................................................... 15
1.4. Lý luận về công tác xã hội đối với ngƣời khuyết tật vận động tại Hoa
Sữa: ................................................................................................................. 15
1.4.1. Các khái niệm ............................................................................................... 15
1.4.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ...................................................15
1.4.2.1. Thuyết nhu cầu....................................................................................15
1.4.2.2. Thuyết hệ thống...................................................................................15
3
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới vấn đề đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật vận
động................................................................................................................. 15
1.5.1. Bối cảnh Kinh tế - Xã hội và nhu cầu đào tạo nghề cho người khuyết tật
vận động ..........................................................................................................15
1.5.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về ĐTN cho NKT ........................15
1.5.3. Phương thức tổ chức đào tạo nghề......................................................15
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI KHUYẾT
TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP KT-DL HOA SỮA ..... 15
2.1. Khái quát chung về sự ra đời của trƣờng Trung cấp KT-DL Hoa Sữa15
2.1.1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển .............................................15
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động ..................................15
2.1.3. Cơ sở vật chất ........................................................................................15
2.2. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................15
2.2.1. Các phòng ban chức năng....................................................................15
2.2.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trường TC KT-DL Hoa Sữa .....................15
2.3. Thực trạng về học sinh ...........................................................................15
2.4. Thực trạng về công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho học sinh
tại Trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa .................................................................. 15
2.4.1. Thực trạng đào tạo nghề ......................................................................15
2.4.1.1. Các ngành nghề đào tạo .....................................................................15
2.4.1.2. Nội dung đào tạo ................................................................................15
2.4.1.3. Cấp bằng đào tạo................................................................................15
2.4.2. Thực trạng giới thiệu và tạo việc làm cho người khuyết tật vận động15
2.5. Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề tại trƣờng TC KT-DL Hoa
Sữa .................................................................................................................. 15
2.5.1. Nhận định chung về kết quả công tác đào tạo nghề ...........................15
4
2.5.2. Thách thức mới đối với công tác đào tạo nghề: ..................................15
CHƢƠNG III: HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRỢ GIÚP ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRƢỜNG TC
KT-DL HOA SỮA ......................................................................................... 15
3.1. Quy trình tuyển sinh đầu vào của học sinh thuộc nhóm đối tƣợng là
Ngƣời khuyết tật vận động tại trƣờng TC KT – DL Hoa Sữa.................. 15
3.2. Các hoạt động trợ giúp nhằm đào tạo nghề cho Ngƣời khuyết tật vận
động tại Trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa .........................................................15
3.2.1. Các hoạt động trợ giúp .........................................................................15
3.2.1.1. Hoạt động hỗ trợ học phí, chi phí đào tạo .........................................15
3.2.1.2. Hoạt động hỗ trợ chi phí ăn ở, sinh hoạt ...........................................15
3.2.1.3. Hoạt động chăm sóc ý tế.....................................................................15
3.2.2. Hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giải trí .............................................15
3.2.3. Hoạt động CTXH trong đào tạo nghề..................................................15
3.2.3.1. Hoạt động tham vấn tâm lý.................................................................15
3.2.3.2 Một số nhận xét về việc đưa CTXH vào hoạt động ĐTN cho Người khuyết
tật vận động ..................................................................................................... 15
3.3. Hoạt động trợ giúp CTXH, tạo việc làm, giới thiệu việc làm cho ngƣời
khuyết tật vận động tại trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa ................................ 15
3.3.1. Hoạt động tạo việc làm .........................................................................15
3.3.2. Hoạt động giới thiệu việc làm ..............................................................15
3.3.3. Hoạt động phối hợp, tìm các nguồn lực trợ giúp về việc làm.............15
3.3.3.1. Các tổ chức trong nước ......................................................................15
3.3.3.2. Các tổ chức nước ngoài ......................................................................15
3.3.4. Vai trò của NVXH.................................................................................15
5
3.3.5. Đánh giá hoạt động trợ giúp trong đào tạo nghề cho người khuyết tật
vận động tại trường TC KT-DL Hoa Sữa......................................................15
3.3.5.1. Những mặt đã làm được .....................................................................15
3.3.5.2. Những mặt chưa làm được .................................................................15
3.3.5.3. Đề xuất giải pháp................................................................................15
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................15
NỘI DUNG TRÍCH DẪN .............................................................................16
PHỤ LỤC........................................................................................................16
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với bất kỳ quốc gia nào, muốn đảm bảo xã hội phát triển bền vững,
ngoài yếu tố ổn định về mặt kinh tế, chính trị,… vấn đề đảm bảo An sinh xã hội
cũng được coi là nhân tố cốt yếu, các chính sách giảm nghèo bền vững được hiện
thực hóa và đảm bảo mang lại hiệu quả nhất định. Để đảm bảo được điều đó,
việc quan tâm tới các đối tượng yếu thế trong xã hội là một trong những ưu tiên
hàng đầu. Một trong những nhóm đối tượng được ASXH hướng tới là Người
khuyết tật vận động. Người khuyết tật vận động cũng như những người khuyết
tật khác thường tự ti, mặc cảm về bản thân nên ít giao tiếp, nói chuyện với người
khác. Vì vậy, họ khó hòa nhập với cộng đồng. Đào tạo nghề gắn liền với tìm
kiếm cơ hội việc làm cho Người khuyết tật vận động sẽ giúp họ có cơ hội tiếp
xúc, giao lưu với mọi người, dễ dàng hơn cho việc hoà nhập với cộng đồng. Nó
cũng tạo điều kiện để Người khuyết tật vận động phát triển một cách toàn diện
và bình thường như những người khác trong xã hội, góp phần đảm bảo công
bằng xã hội.
Theo điều tra mới đây của Liên Hợp Quốc, trong số hơn 7 tỷ người thì có
hơn 1 tỷ người là người khuyết tật, chiếm khoảng 15% dân số. Tại khắp nơi trên
thế giới, hơn 1 tỷ người khuyết tật đang phải đối mặt với những khó khăn, rào
cản về mặt kinh tế, xã hội, thể lực,…{1}
Theo Tổng cục Thống kê năm 2009, Việt Nam có khoảng 6,7 triệu người
khuyết tật trên tổng số 85,5% triệu dân, tương đương 7,8% dân số.{2} Theo các
tài liệu điều tra, khảo sát nghiên cứu của Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, Bộ Giáo dục và Ðào tạo và một số tổ chức quốc tế về thực trạng người
7
khuyết tật ở Việt Nam cho thấy: Người tàn tật cơ quan vận động chiếm 35,46%,
thị giác 15,70%, thần kinh 13,93%... Tỷ lệ người đa tật chiếm khá cao: 20,22%
trong tổng số người tàn tật. Phần lớn người tàn tật sống cùng với gia đình, chiếm
tỷ lệ: 95,85%; số người tàn tật sống độc thân chiếm 3,31%; tỷ lệ người tàn tật
sống trong trại bảo trợ xã hội của Nhà nước là 0,22% (tập trung chính ở hai
nhóm tuổi: 15 - 55 chiếm 54,17% và nhóm tuổi dưới 15 chiếm 28,85%); người
tàn tật sống lang thang là 0,62% {3}. Số nạn nhân khuyết tật vận động mỗi năm
có thêm khoảng từ 30-40 ngàn người do tai nạn giao thông và lao động. Trong
những năm tới, tỷ lệ người khuyết tật tại Việt Nam có xu hướng tăng lên, trong
đó số NKT vận động có khuynh hướng ngày càng tăng cao do tai nạn lao động
và tai nạn giao thông cũng như do một số bệnh tật như teo cơ... Điều đáng lưu ý
là số người khuyết tật đang học nghề ít chỉ 1,94 %, số còn lại hầu như không có
nguyện vọng học nghề chiếm 13,7%.{4}
Việt Nam đặt ra mục tiêu, năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công
nghiệp. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực được xem là một trong ba khâu đột
phá chiến lược thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Vì vậy,
đối tượng người khuyết tật nói chung, người khuyết tật vận động nói riêng cũng
nhận được nhiều sự quan tâm đặc biêt không chỉ của Đảng và Nhà nước, mà còn
của cả cộng đồng. Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt đề án trợ giúp người
khuyết tật, trong đó có người khuyết tật vận động với mục tiêu đến năm 2020 sẽ
dạy nghề và tạo việc làm cho 550 nghìn người thuộc đối tượng này, đồng thời
cũng ưu tiên về nhiều mặt cho người khuyết tật cũng như các cơ sở sản xuất,
kinh doanh của người khuyết tật, dạy nghề cho người khuyết tật. Điều này có ý
nghĩa vô cùng lớn đối với người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật vận động
bởi vì tuy khuyết tật ở các cơ quan vận động, nhưng trí tuệ Người khuyết tật vận
8
động vẫn phát triển bình thường, họ vẫn có thể lao động và cống hiến cho Xã hội
.
Trên tinh thần ấy, trong hơn 20 năm qua, trường Trung cấp Kinh tế - Du
lịch Hoa Sữa (1118 Nguyễn Khoái – Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội) đã luôn
chú ý, quan tâm phát triển công tác Đào tạo nghề cho NKT, trong đó dành nhiều
sự ưu ái tới đối tượng là người khuyết tật vận động do phần lớn người khuyết tật
theo học tại Hoa Sữa là đối tượng này, đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp được
thừa nhận và đánh giá cao, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, ổn định
cuộc sống cho Người khuyết tật vận động.
Ở Việt Nam, CTXH là một ngành hoạt động mới mẻ, nhưng có nhiều
tiềm năng. Việc vận dụng các tri thức, phương pháp và kỹ năng CTXH vào thực
tiễn là hết sức cần thiết. Nó góp phần tích cực vào việc xử lý những vấn đề và
tình huống xã hội một cách có hiệu quả.
Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên, tôi đã
chọn hướng nghiên cứu“: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho Người khuyết tật
vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp Trường
trung cấp kinh tế- du lịch hoa sữa)”làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên
ngành CTXH của mình.Trên cở sở đó, thấy được những mặt hạn chế cũng như
những kết quả mà trường đã đạt được trong quá trình trợ giúp người khuyết tật
vận động. Cũng dựa trên đó, tôi hy vọng rằng việc đưa CTXH vào hoạt động của
nhà trường, cũng như nâng cao hiệu quả trợ giúp CTXH đối với người khuyết tật
nói chung, và người khuyết tật vận động nói riêng, chúng ta có thể giúp cho
nhóm xã hội đặc thù này tiếp cận được với cơ hội việc làm tốt hơn sau đào tao
nghề.
2. Tổng quan Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
9
Công trình nghiên cứu của TS. Trần Văn Kham, đã nhấn mạnh đến các
vấn đề về mô hình xã hội của khuyết tật và áp dụng của mô hình này trong lĩnh
vực công tác xã hội với người khuyết tật và những vấn đề đặt ra đối với công tác
xã hội ở Việt Nam hiện nay. Công trình đã có những đóng góp tích cực và mang
ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ông cũng đã có những nhận định rằng để các mô hình
thực hành công tác xã hội với người khuyết tật được hiệu quả cần thay đổi cách
nhìn công tác xã hội về khuyết tật.
Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội) đã có những nghiên cứu về người khuyết tật, phát hiện
chính của nghiên cứu là muốn giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng cần
hoàn thiện việc ban hành hệ thống luật và các chính sách trợ giúp, nhất là trong
lĩnh vực dạy nghề, tạo việc làm, góp phần tạo điều kiện để NKT ổn định cuộc
sống. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng, nếu nghề CTXH được phát triển chuyên
nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ NKT tiếp cận được với các dịch
vụ cơ bản.
Trong nghiên cứu về đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết
tật tại Việt Nam của tổ chức lao động quốc tế ILO tại Việt Nam đã có những
nghiên cứu một cách khá toàn diện về thực trạng người khuyết tật được đào tạo
nghề tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người khuyết tật hiện nay rất ít
được đào tạo nghề, hướng dẫn về việc làm cũng như về phát triển Doanh nghiệp.
Những đóng góp chính của nghiên cứu đó là đã cung cấp một cách tổng thể về
các tổ chức của người khuyết tật, các tổ chức đại diện cho người khuyết tật và
các dịch vụ đào tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp cho người khuyết
tật, đặc biệt tập trung vào các tổ chức của phụ nữ khuyết tật và các dịch vụ dành
riêng cho phụ nữ khuyết tật.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác về người khuyết tật như:
10
“Nghiên cứu “ Chi phí kinh tế của sống với khuyết tật và kỳ thị ở Việt
Nam” do Viện nghiên cứu phát triển Xã hội thực hiện, xuât bản năm 2013.
“Người khuyết tật ở nông thôn Việt Nam: sinh kế, việc làm và bảo trợ xã
hội” do Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương (Trường ĐHKHXH
& NV, ĐHQGHN) phối hợp với Trung tâm Hợp tác Quốc tế (Đại học Osaka và
Đại học Ochanomizu, Nhật Bản).
Những tài liệu được công bố trên là những tài liệu tham khảo quan trọng
trong việc nghiên cứu và thực hiên đề tài luận văn của tôi.
3. Ý
nghĩa lý luận và thực tiễn nghiên cứu
3.1.Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu đã vận dụng một số lý thuyết CTXH như: thuyết nhu cầu,
thuyết hệ thống,… và đưa ra một số khái niệm cơ bản về khuyết tật, người
khuyết tật, người khuyết tật vận động cũng như các khái niệm liên quan. Kết quả
nghiên cứu có thể góp phần vào việc bổ sung và phát triển hệ thống các lý luận,
phương pháp trong nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến CTXH, hoạt động trợ
giúp CTXH đối với nhóm người người khuyết tật vận động. Trên cơ sở đó, đề tài
cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về mảng chủ
đề nghiên cứu này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đưa ra thực trạng về người khuyết tật vận động và vấn đề đào
tạo nghề và việc làm đối với họ. Qua đó, đưa ra giải pháp mang tính CTXH
nhằm trợ giúp họ.
Đối với người nghiên cứu qua quá trình làm việc, việc tiến hành nghiên
cứu đã góp phần tạo cơ hội áp dụng các lý thuyết và phương pháp đã được học
vào thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
11
4.1. Mục đích
-
Tìm hiểu thực trạng đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động tại
trường TC KT-DL Hoa Sữa.
-
Trên cơ sở đó, đề xuất các hoạt động công tác xã hội nhằm trợ giúp
người khuyết tật vận động được đào tạo nghề, tạo cơ hội để họ hòa nhập tốt với
cộng đồng xã hội
4.2. Nhiệm vụ
Để làm rõ mục đích trên,luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ một số nội dung về lý luận và thực tiễn liên quan đến người
khuyết tật, người khuyết tật vận động. Trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận về
công tác xã hội, công tác xã hội với người khuyết tật vận động. Đồng thời luận
văn cũng giới thiệu khái quát về kinh nghiệm của quốc tế cũng như ở Việt Nam
trong vấn đề đào tạo nghề cho người khuyết tật nói chung, người khuyết tật vận
động nói riêng thông qua những nghiên cứu cụ thể.
- Phân tích, đánh giá thực trạng trợ giúp người khuyết tật vận động về
vấn đề đào tạo nghề và tạo cơ hội việc làm tại trường TC KT-DL Hoa Sữa.
Trong đó đánh giá, phân tích những thành tựu và hạn chế. Nguyên nhân của thực
trạng
- Một số hoạt động trợ giúp của trường trong vấn đề dạy nghề cho người
khuyết tật vận động và đề xuất trợ giúp.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng
Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các
hoạt động trợ giúp của CTXH ( nghiên cứu trường hợp trường Trung cấp Kinh
Tế- Du Lịch Hoa Sữa ).
5.2. Khách thể nghiên cứu
12
- Người khuyết tật, người khuyết tật vận động đang theo học trường TC
KT-DL Hoa Sữa.
- Người khuyết tật vận động đã ra trường.
- Cán bộ, giáo viên tại trường TC KT-DL Hoa Sữa
- Gia đình có người khuyết tật vận động đang theo học tại Trường TC
KT-DL Hoa Sữa.
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu tại trườngTC
KT-DL Hoa Sữa
Thời gian nghiên cứu: 06 tháng
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu về vấn đề dạy nghề cho
người khuyết tật vận động bao hàm nhiều vấn đề khác nhau, nhưng do thời gian
nghiên cứu có hạn nên đề tài của tôi xin được tập trung vào các nội dung chính:
+ Thực trạng về vấn đề đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động tại
trường TC KT-DL Hoa Sữa
+ Đề xuất các hoạt động trợ giúp công tác xã hội với người khuyết tật vận
động nhằm trợ giúp họ được tiếp cận với đào tạo nghề và cơ hội việc làm sau
đào tạo nghề.
5. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng đào tạo nghề đối với người khuyết tật vận động tại trường
TC DL KT-DL Hoa Sữa?
(2) Hoạt động trợ giúp CTXH về vấn đề dạy nghề cho người khuyết tật
vận động tại trường TC DL KT-DL Hoa Sữa diễn ra như thế nào?
(3) Làm thế nào để nâng cao hiệu quả trợ giúp CTXH về vấn đề dạy nghề
đối với người khuyết tật vận động tại trường TC DL KT-DL Hoa Sữa?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
13
7.1. Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu
Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, chọn lọc, hệ thống hóa các
tài liệu lý luận về vấn đề nghiên cứu là phương pháp thu thập thông tin dựa trên
những tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước nhằm trang bị những kiến
thức cơ bản về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, người khuyết tật,…
Phương pháp này được áp dụng phân tích các tài liệu như: Điều kiện tự
nhiên, Kinh tế - xã hội của Trường TC KT-DL Hoa Sữa, các báo cáo số liệu về cơ
sở vật chất, giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường,...
7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là cuôc đối thoại lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người
cung cấp thông tin nhằm tìm kiếm thông tin về cuộc sống kinh nghiệm và nhận thức
của người cung cấp thông tin qua chính ngôn ngữ của người ấy.
Trong luận văn, việc Phỏng vấn sâu được tiến hành với 13 trường hợp, bao
gồm: 3 người là các cán bộ, lãnh đạo Trường là : Trưởng/phó phòng đào tạo, Cán
bộ quản lý Trung tâm dành cho Người khuyết tật. Ngoài ra luận văn cũng tiến hành
phỏng vấn 08 học sinh Khuyết tật vận động đang theo học tại Trường TC KT-DL
Hoa Sữa và 02 học sinh đã ra trường và đi làm. Việc sử dụng phương pháp phỏng
vấn sâu nhằm mục đich tìm hiểu thêm thông tin bên ngoài các tư liệu thống kê, khai
thác thông tin sâu từ phía các nhóm đối tượng khác nhau phục vụ cho nội dung
nghiên cứu.
7.3. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về
đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp, chụp ảnh và ghi chép lại những nhân tố
liên quan đến mục đích và đề tài nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp quan sát nhằm nhận định một cách trực quan về thực
trạng đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động tại trường TC KT-DL Hoa Sữa
14
và qua đó phát hiện các yếu tố cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả trợ giúp CTXH
về vấn đề đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động tại trường TC KT-DL Hoa
Sữa.
7. Nội dung luận văn
Luận văn gồm 2 phần : Phần mở đầu và phần Nội dung
Phần nội dung bao gồm 3 nội dung chính như sau:
- Chương I: Những vấn đề lý luận về đào tạo nghề cho người khuyết tật qua
các hoạt động trợ giúp của CTXH.
- Chương II: Thực trạng đào tạo nghề tại trường Trung cấp KT-DL Hoa Sữa.
- Chương III: Hoạt động trợ giúp trong đào tạo nghề cho người khuyết tật
vận động tại trường TC KT-DL Hoa Sữa
ANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật, phien họp thứ 61 của Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 06/12/2006.
2. Báo cáo toàn cầu về trẻ em khuyết tâtk tại Việt Nam của UNICEF, ngày
30/05/2013.
3. Báo cáo khảo sát về Đào tạo nghề và việc làm cho NKT tại Việt Nam , của tổ
chức lao động Quốc tế ILO, năm 2011.
4.
Báo cáo tổng kết tình hình thu hành pháp lệnh về người tàn tật và các văn
bản pháp luật liên quan, của Bộ LĐ-TB và XH, số 62/BC-BLĐTBXH ngày
15/07/2009.
5. Đề án : Trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010, Số: 239/2006/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/10/2006.
6. Giáo trình trợ giúp xã hội – Ths. Trần Xuân Kỳ, Trường ĐH Lao độngThương binh và xã hội. NXB Lao động – xã hội, Hà Nội năm 2008.
15
7. Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật – Ths. Lê Thị Dung, Trường
ĐH Lao động – Xã hội. NXB Lao động – xã hội, Hà Nội năm 2011.
8. Luật người khuyết tật Việt Nam, số 51/2010/QH12 của Quốc hội nước Cộng
Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 17/06/2010.
9. Luật Giáo dục, số 38/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/07/2005.
10. Luật dạy nghề 2006, số 76/2006/QH11 của Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/11/2006.
11. Bộ luật lao động ,số: 10/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam.
12. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP Quy định về việc Quy đinh chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
13. Trường Hoa Sữa đồng hành cùng sự phát triển của Du lịch Việt Nam, Sở
Giáo dục đào tạo Hà Nội, tháng 07 năm 2007.
14. Những điều cần biết về Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa, Hà
Nội năm 2011.
15. Kế hoạch năm học 2015-2016 Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội, tháng 10 năm
2015.
16. Website:
http:// />
http:// vi.wikipedia.org/wiki/
16