Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân cho học sinh trường tiểu học vĩnh long huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------

PHẠM THỊ HÀ

NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ BẢN THÂN CHO HỌC
SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC VĨNH LONG HUYỆN VĨNH
LỘC TỈNH THANH HÓA
(Nghiên cứu trƣờng hợp do tổ chức Good Neighbors
International tại Việt Nam thực hiện)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thu Hƣơng

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân
cho học sinh trường tiểu học Vĩnh Long huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa”
(Nghiên cứu trƣờng hợp do tổ chức Good neighbor International thực hiện)
là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của
PGS.TS Hoàng Thu Hƣơng và những kết quả nghiên cứu ở trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực.
Ngày .......... tháng............. năm
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hà



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã
hội với đề tài:: “Nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân cho học sinh trường tiểu
học Vĩnh Long huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa” (Nghiên cứu trƣờng hợp do
tổ chức Good Neighbor International thực hiện), bên cạnh sự nỗ lực và cố
gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình
của các thầy cô cùng với sự quan tâm, động viên từ phía ngƣời thân, gia đình và
bạn bè.
Để hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp này, trƣớc tiên bản thân tôi xin
đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo, PGS.TS
Hoàng Thu Hương đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn. Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình và tâm huyết của cô mà bản
thân tôi đã từng bƣớc làm tốt và hoàn thành đƣợc đề tài nghiên cứu, đồng thời
ghi nhận lại kết quả cùng những cố gắng của bản thân qua bài báo cáo này. Bên
cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa xã hội học
nói chung và bộ môn công tác xã hội nói riêng đã tận tình giảng dạy, cung cấp
cho học viên những hệ thống kiến thức bổ ích, chuyên sâu và nâng cao hơn, qua
đó học viên có thể vận dụng đƣợc nhƣng kiến thức đó vào để hoàn thành tốt luận
văn này.
Hơn nữa, đi cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn là quản lý,
nhân viên tổ chức Good Neighbors International tại Việt Nam, các cán bộ xã,
thôn và các giáo viên, phụ huynh và các em học sinh tại địa bàn nghiên cứu. Họ
đã nhiệt tình cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi cũng muốn gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới họ. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến gia đình,
bạn bè, đây là nguồn động lực lớn đối với tôi, họ đã luôn bên cạnh, động viên,
quan tâm đến tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Đối với tôi bản báo cáo là một thành quả đáng khích lệ cho sự cố gắng của
bản thân sau thời gian học tập và nghiên cứu. Nhƣng vì thời gian và kinh nghiệm
còn hạn chế cho nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi



rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và
những ngƣời quan tâm đến đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 4/2016
Học viên :Phạm Thị Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu............................................... 10
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 10
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .................................................. 11
6. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 12
7. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 12
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 12
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................ 15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................... 15
1.1 Các khái niệm công cụ.................................................................................... 15
1.1.1 Học sinh tiểu học ......................................................................................... 15
1.1.2 Nhận thức bảo vệ bản thân ......................................................................... 15
1.1.3 Quyền trẻ em:. ............................................................................................. 15
1.1.4 Tình huống nguy hiểm ................................................................................. 16
1.2 Các lí thuyết ứng dụng .................................................................................... 16
1.2.1 Lý thuyết nhu cầu ........................................................................................ 16
1.2.2 Lý Thuyết hệ thống ...................................................................................... 18
1.3 Khái quát về quyền trẻ em và việc thực hiện Quyền trẻ em tại Việt Nam hiện

nay ........................................................................................................................ 19
CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU MÔ HÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC BẢO VỆ BẢN
THÂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC (CES) CỦA TỔ CHỨC GOOD
NEIGHBORS INTERNATIONAL TẠI VIỆT NAM VÀ VAI TRÕ CỦA NHÂN
VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI. ............................................................................... 26
2.1 Vài nét về xã Vĩnh Long và trƣờng tiểu học Vĩnh Long huyện Vĩnh lộc tỉnh
Thanh hóa ............................................................................................................. 26
2.2 Vài nét về tổ chức Good Neighbors International tại Việt Nam ................... 28


2.3 Giới thiệu chung về mô hình: Nâng cao năng lực bảo vệ bản thân cho học
sinh tiểu học (CES) của tổ chức GNI Việt Nam .................................................. 31
2.3.1 Mô hình Nâng cao năng lực bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học. ......... 31
2.3.2 Nội dung của mô hình nâng cao năng lực bảo vệ bản thân cho học sinh . 33
2.3.3 Kết cấu nội dung của chương mô hình nâng cao năng lực bảo vệ bản thân
học sinh. ............................................................................................................... 33
2.3.4. Kết cấu mẫu bài giảng mô hình: Nâng cao năng lực bảo vệ bản thân cho
học sinh tiểu học ................................................................................................... 34
2.4 Vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực bảo vệ bản
thân cho học sinh tiểu học tại mô hình CES ........................................................ 35
2.5 Nhận diện các vấn đề liên quan đến nhận thức bảo vệ bản thân của học sinh
tiểu học và các nguồn lực trợ giúp cho học sinh. ................................................. 38
2.6 Đánh giá của giáo viên và phụ huynh học sinh về mô hình của tổ chức GNI 50
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC BẢO VỆ BẢN THÂN CỦA HỌC
SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC VĨNH LONG HUYỆN VĨNH LỘC TỈNH THANH
HÓA TRƢỚC VÀ SAU KHI THAM GIA MÔ HÌNH CES ............................... 61
3.1 Nhận thức chung của học sinh trƣờng tiểu học Vĩnh long về bảo vệ trẻ em
trƣớc khi tham gia mô hình. ................................................................................. 61
3.1.1 Nhận thức chung của học sinh trường Tiểu học Vĩnh Long về Quyền trẻ em.61
3.1.2


Sự hiểu biết của học sinh trường tiểu học Vĩnh Long về cơ thể ............. 65

3.1.3 Nhận thức của học sinh tiểu học Vĩnh Long về cách đánh giá người khác 75
3.1.4 Nhận thức của học sinh trường Tiểu học Vĩnh Long về những tình huống
nguy hiểm. ............................................................................................................ 80
3.2 Sự thay đổi về nhận thức bảo vệ bản thân của học sinh trƣờng tiểu học Vĩnh
Long sau khi tham gia mô hình ............................................................................ 87
3.2.1 Sự thay đổi nhận thức về quyền trẻ em ....................................................... 87
3.2.2: Sự thay đổi nhận thức về cơ thể, bản thân ................................................ 89
3.2.3: Sự thay đổi nhận thức về người tốt, người xấu .......................................... 94
3.2.4 Sự thay đổi nhận thức về những tình huống nguy hiểm .............................. 96
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 99


1. Kết luận ............................................................................................................ 99
2. Khuyến nghị ................................................................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 102
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 105


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
- CTXH: Công tác xã hội
- PHHS: Phụ huynh học sinh
- PVS : Phỏng vấn sâu
- GNI: Tổ chức Good Neighbors quốc tế tại Việt Nam
-THVL: Tiểu học Vĩnh Long
- CES: chƣơng trình nâng cao năng lực bảo vệ bản thân cho học sinh



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1: Nhận thức chung của học sinh trƣờng tiểu học Vĩnh Long về Quyền
trẻ em ............................................................................................................... 63
Bảng 3.2: Nhận thức chung của học sinh tiểu học Vĩnh Long về bảo vệ bản
thân ................................................................................................................... 70
Bảng 3.3: Sự khác biệt nhận giới trong nhận thức về các bộ phận sinh sản trên
cơ thể của học sinh tiểu học ............................................................................. 72
Bảng 3.4: Quan điểm của học sinh trƣờng Tiểu học Vĩnh Long về ngƣời tốt,
ngƣời xấu ......................................................................................................... 78
Bảng 3.5: Đánh giá cách xử lý của học sinh trƣờng tiểu học Vĩnh long trƣớc
những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống ................................................ 82
Bảng 3.6: Sự thay đổi nhận thức về Quyền trẻ em.......................................... 88
Bảng 3.7: Sự thay đổi nhận thức về cơ thể, bản thân ...................................... 92
Bảng 3.8: Sự thay đổi nhận thức về ngƣời tốt, ngƣời xấu .............................. 95
Bảng 3.9 Sự thay đổi nhận thức về những tình huống nguy hiểm .................. 97


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo số liệu năm 2010 của Tổng cục Cảnh sát, trung bình hàng năm ở
Việt Nam xảy ra khoảng 1300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Điều đáng nói là hầu
hết đối tƣợng thực hiện hành vi đồi bại là những ngƣời “trong nhà” nhƣ bố
dƣợng, bác, chú, thậm chí là anh em, bố đẻ, đặc biệt hơn là có rất nhiều vụ xâm
hại tình dục trẻ em nhƣng nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân không tố cáo.
Trong năm 2014, số vụ liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em tăng 6,3%
so với năm 2013. Đáng lo ngại là khả năng các em quen biết kẻ xâm hại là 93%
và có 47% kẻ xâm hại ở trong gia đình hoặc họ hàng.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội năm 2010:
“Hiện, cả nƣớc có hơn 25 triệu trẻ em, chiếm 29% tổng dân số, trong đó có hơn
1,4 triệu em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 1,2 triệu em bị khuyết tật... Tuy nhiên,

điều đáng lo ngại là tình trạng xâm hại trẻ em diễn biến ngày càng phức tạp và
trở thành vấn đề bức xúc cho toàn xã hội. Các vụ xâm hại trẻ em đặc biệt nghiêm
trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức nhƣ: hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ em
dƣới 5 tuổi, hiếp dâm rồi giết trẻ em, thầy giáo xâm hại học sinh… Số trẻ bị xâm
hại tình dục nhiều lần chiếm 28,2% và số trẻ em bỏ học, sống lang thang và bị
xâm hại tình dục chiếm 11,6% ”
Số liệu thống kê của Bộ LĐTBXH năm 2013 cho thấy, xâm hại tình dục
trẻ em ngày càng có tính chất phức tạp và độ tuổi bị xâm hại ngày càng thấp. Số
trẻ em bị xâm hại tình dục chủ yếu là bị hiếp dâm (chiếm 65,9%), đối tƣợng
phạm tội phần lớn là ngƣời gần gũi với nạn nhân (chiếm 56,1%). Tình trạng loạn
luân nhƣ (bố đẻ xâm hại tình dục với con gái chiếm 0,6%, bố dƣợng xâm hại tình
dục với con riêng của vợ chiếm 1%. Trẻ em ở nhà một mình, đi một mình nơi
vắng vẻ… là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc trẻ bị xâm hại tình dục (chiếm
51,4% số vụ trẻ bị xâm hại). Một số nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục trẻ
em là do đối tƣợng uống rƣợu say (17,7%); bị kích thích trực tiếp từ băng ảnh,
văn hóa phẩn đồi trụy (8,8%)…
Nhìn nhận lại các vụ án xâm hại tình dục cho thấy nạn nhân thƣờng là các
em nhỏ không có đầy đủ khả năng để tự bảo vệ mình, trƣớc sự xâm hại của các
1


đối tƣợng, cũng nhƣ trƣớc pháp luật. Nhiều em vì bị đối tƣợng đe dọa nên đã
giấu gia đình và mặc nhiên trở thành nạn nhân của hành vi xâm phạm tình dục
trong thời gian dài.
Môi trƣờng xã hội ngày càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến trẻ em bị
xâm hại tình dục. Những ấn phẩm đồi trụy, internet, phim ảnh ngoài luồng có
tính chất bạo lực, khiêu dâm… cùng các hiện tƣợng tiêu cực khác ngoài xã hội đã
tác động mạnh đến tƣ tƣởng, lối sống của một bộ phận lớp trẻ. Ngoài ra, hệ thống
bảo vệ trẻ em ở nƣớc ta vẫn chƣa đƣợc nhƣ các nƣớc khác trên thế giới, do đó
bên cạnh việc pháp luật xử lý nghiêm minh các đối tƣợng phạm tội thì việc

phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp kịp thời để giảm thiểu hoặc loại bỏ các
nguy cơ trẻ bị xâm hại tình dục là việc phải đƣợc đặt ra nhƣ một giải pháp cấp
bách trƣớc khi để xảy ra những vụ án đau lòng. Để góp phần vào việc nâng cao
các biện pháp bảo vệ trẻ em trƣớc những nguy cơ trên đề tài này nghiên cứu một
mô hình: “Nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân cho học sinh trường tiểu học
Vĩnh Long huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa (nghiên cứu trường hợp do tổ chức
Good Neighbors international (GNI) thực hiện)” với mong muốn góp phần mình
phần nào đƣa ra một phƣơng thức giáo dục cho trẻ em biết cách bảo vệ bản thân
mình trƣớc những nguy cơ bị xâm hại. Nghiên cứu đi sâu vào việc tiếp cận một
phƣơng thức trang bị kiến thức về giáo dục giới tính cho trẻ, các biện pháp bảo
vệ bản thân trẻ trƣớc những tình huống có nguy cơ bị xâm hại đặc biệt là xâm hại
tình dục.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trẻ em là đối tƣợng dễ bi tổn thƣơng nhất trong bất kì hoàn cảnh nào vì
vậy việc bảo vệ trẻ em, đảm bảo quyền trẻ em cũng là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của Đảng và nƣớc ta. Rất nhiều chính sách của nhà nƣớc đã ra đời
nhằm củng cố hơn những cách thức bảo vệ trẻ em và đây cũng là những nhiệm
vụ quan trọng của mỗi gia đình, nhà trƣờng và cả cộng đồng. Những cố gắng của
nhà nƣớc ta về việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em tại Việt nam đã và đang
dần hoàn thiện. Việc phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em
(CCDVBVTE) sẽ góp phần hỗ trợ tích cực, “Chƣơng trình Quốc gia bảo vệ trẻ
em giai đoạn từ 2011-2020” nhanh chóng đạt mục tiêu đề ra. Bà Lê Thị Thu Hà,
2


Trƣởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ
LĐTB&XH) tổng kết chƣơng trình cho rằng: “sau 4 năm triển khai, hệ thống
cung cấp dịch vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã được củng cố và phát triển. Hiện
nay, cả nước đã có 41/63 tỉnh thành lập Ban điều hành bảo vệ trẻ em; 361 quận,
huyện có Ban điều hành trẻ em do Phó Chủ tịch UBND quận làm Trưởng ban;

xây dựng được 65.549 cộng tác viên tham gia tại 4.558 xã, phường trong cả
nước; tập huấn cho gần 150.000 lượt cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ
em; tổ chức tư vấn, trị liệu tâm lý cho hơn 85.000 lượt trẻ em; trợ giúp y tế, giáo
dục và phúc lợi xã hội cho gần 2,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”
Để bảo vệ trẻ em tốt hơn, phát huy quyền của các em nhiều hơn thì việc
nghiên cứu những cách thức hỗ trợ trẻ em cũng là một trong những phần rất quan
trọng. Tại Việt nam hiện nay đã có rất nhiều những nghiên cứu chuyên sâu về vị
trí, vai trò của từng ban nghành trong xã hội về bảo vệ trẻ em phải kể nhƣ:
“Nghiên cứu vị trí vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ và
chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam”, do UBBV&CSTE Việt Nam chủ trì,
GS.TS Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm đã cho thấy tỷ lệ ngƣời dân hiểu luật
BVCS&GD trẻ em là tƣơng đối lớn, trung bình là 80% điều này cho thấy việc
tuyên truyền, phổ biến về Luật đƣợc thực hiện thƣờng xuyên liên tục. Đa số
ngƣời đƣợc hỏi đều tiếp nhận qua Luật, kênh ti vi, đài và báo chí và nghiên cứu
cũng chỉ ra những điều thú vị trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em và đề
xuất những kiến nghị bao gồm 4 quan điểm qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu
với 5 đề tài nhánh. Nghiên cứu đã cung cấp những số liệu và đánh giá khái quát
trong việc gia đình và cộng đồng sẽ là nơi quan trọng để bảo vệ và chăm sóc trẻ
em.
Bên cạnh những nghiên cứu chính sách để bảo vệ trẻ em cũng có rất nhiều
những nghiên cứu củng cố chính sách bảo vệ trẻ em bằng hệ thống luật học nhƣ
luận án tiến sĩ của: Nghiên cứu sinh Lê Thị Nga (2015), Bảo vệ quyền trẻ em
bằng hệ thống tư pháp hình sự ở Việt Nam đã góp phần bổ sung lý luận về bảo vệ
quyền trẻ em khi tham gia vào các hoạt động tƣ pháp hình sự, hoàn thiện hệ
thống lý luận về hệ thống tƣ pháp hình sự bảo vệ quyền trẻ em; kết quả nghiên
cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên
3


cứu và giảng dạy về về quyền trẻ em, về hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp

luật về bảo vệ quyền trẻ em; các chuyên đề về tƣ pháp hình sự bảo vệ quyền trẻ
em. Đây đồng thời cũng có thể nguồn tham khảo cho cơ quan lập pháp, lập quy
và cho các cơ quan tiến hành tƣ pháp hình sự, ngƣời tiến hành tƣ pháp hình sự,
ngƣời tham gia tƣ pháp hình sự và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Với những ý nghĩa tích cực nhƣ trên việc quan tâm tới trẻ em không chỉ là
nhiệm vụ của Đảng và nhà nƣớc mà là của toàn xã hội, những nghiên cứu, khảo
sát về Quyền trẻ em tuy còn ít ỏi những cũng đã đƣợc thực hiện gần đây nhƣ một
số đề tài sau:
UNICEFF (2010), Báo cáo tóm tắt phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam
2010 Báo cáo này bắt nguồn từ bối cảnh Đánh giá giữa kì chƣơng trình hợp tác
giữa chính phủ Việt Nam và UNICEF báo cáo đề cập đến sự tham gia của trẻ em
trong gia đình, nhà trƣờng, cộng đồng trong đó báo cáo nhận định rằng: các sáng
kiến của trẻ em tham gia nhìn chung vẫn còn rải rác và không có sự tham gia đầy
đủ của trẻ em. Còn thiếu nhận thức và kĩ năng chung của ngƣời lớn và thanh niên
tham gia ở tất cả các cấp và một số nơi thiếu sự tƣơng đồng về ngôn ngữ và sử
dụng các thủ tục pháp lý, môi trƣờng vật chất chƣa phù hợp với trẻ em.
Christian Salazar Volkman (2005), Những điểm mở và thách thức cơ bản
với phương thức làm chương trình dựa trên cở sở quyền con người cho phụ nữ
và trẻ em Việt Nam của có một mục về sự tham gia và tăng cƣờng quyền năng đề
cập đến sự tham gia của trẻ em. Nghiên cứu này đã nhận định: Quan niệm của
ngƣời Việt Nam về trẻ em còn bị ảnh hƣởng nặng nề bởi Khổng giáo là yêu cầu
trẻ em phải vâng lời cha mẹ. Mãi đến gần đây vấn đề tham gia của trẻ em và
ngƣời chƣa thành niên mới đƣợc coi trọng hay đƣợc đặt thành vấn đề bàn luận tại
Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Thúy Hào, ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS
Định Văn Hƣờng- ĐHKHXH&NV, Báo in với vấn đề Quyền tham gia của trẻ
em hiện nay tìm hiểu đánh giá việc tuyên truyền và thực hiện nhóm quyền tham
gia của trẻ em trên báo Thiếu niên tiền phong, thiếu nhi dân tộc, Hoa học trò…
nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả trong
việc tuyên truyền và thực hiện quyền tham gia của trẻ em trên các trang báo trên.

4


Những giải pháp này góp phần tạo môi trƣờng thuận lợi cho trẻ em có cơ hội thể
hiện tâm tƣ tình cảm của mình đồng thời có tác động với những đối tƣợng liên
quan đến trẻ em.
Công trình nghiên cứu: Trịnh Hòa Bình (2005), Sự hiểu biết giữa gia đình
và trẻ em về vấn đề Quyền trẻ em hiện nay (qua cuộc điều tra kiến thức, thái độ
hành vi cuả cộng đồng về Quyền trẻ em 2004-2006) tác giả đăng trên tạp chí xã
hội học, nghiên cứu tập trung về kiến thức, thái độ hành vi của cộng đồng về
Quyền trẻ em, trên quy mô 10 tỉnh, thành phố cả nƣớc với sự tham gia của 3000
cha mẹ với những phát hiện quan trọng là sự thấu hiểu của cha mẹ và con cái
trong gia đình ở Việt Nam còn ít, mâu thuẫn cơ bản tồn tại.
Công trình nghiên cứu của GS.TS Phạm Tất Dong, Nghiên cứu vị trí vai
trò của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ và chăm sóc và giáo dục trẻ em
Việt Nam, tài trợ bởi UBBV&CSTE Việt Nam chỉ ra những điều thú vị trong
công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em và đề xuất những kiến nghị bao gồm 4
quan điểm qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu với 5 đề tài nhánh. Nghiên cứu
đã cung cấp những số liệu và đánh giá khái quát trong việc gia đình và cộng dồng
sẽ là nơi quan trọng để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Thông cáo báo chí: UNICEF (2013), Cần xây dựng hiến pháp phù hợp
hơn với trẻ em trong bối cảnh quốc hội Việt Nam đang tổ chức lấy ý kiến nhân
dân về sửa đổi hiến pháp, UNICEF công bố tài liệu: “Xây dựng hiến pháp vì lợi
ích tốt nhất cho trẻ em Việt Nam” đã thể hiện những cách thức góp phần đem tới
cho trẻ em quyền đƣợc bảo vệ chăm sóc của mình.`
Trịnh Hòa Bình và cộng sự (2001), Báo cáo Hoạt động tư vấn xây dựng
chương trình truyền thông, vận động quyền trẻ em giai đoạn 2001-2005 do tổ
chức PLAN tài trợ thực hiện đã đánh giá nhận thức của ngƣời dân về
LBVCSTE&GDTE và một số quyền cơ bản của trẻ em trên 9 tỉnh thành phố. Từ
đó xây dựng chƣơng trình truyền thông –vận động quyền trẻ em giai đoạn 20012005. Báo cáo đã đƣa ra những bƣớc đầu về nhận thức của ngƣời dân về quyền

trẻ em là xây dựng những chƣơng trình truyền thông nhận thức về Quyền trẻ em.
Hội nghị khoa học: “Mối quan hệ giữa quyền và bổn phận của trẻ em –
thực trạng và giải pháp” đã đƣợc tổ chức tại Hà Nội do Ủy ban BVCS&GDTE
5


cùng với viện nghiên cứu thanh niên chủ trì mục đích của hội thảo khoa học này
là đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em và làm rõ mối quan hệ giữa Quyền và
bổn phận trẻ em trong quá trình thực hiện Luật. Đồng thời cũng phân tích rõ thực
trạng và đề ra những giải pháp cơ bản cho vấn đề này.
Hiện nay vấn nạn đang nhức nhối và ảnh hƣởng rất lớn đối với sự phát
triển thể chất và tinh thần của các em và để lại nhiều di chứng nặng nề phải kể
đến những hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Đây là một trong những vấn đề cần
quan tâm sát sao hơn nữa để ngăn chặn tình trạng này không để cho nó phát triển
bởi trẻ em có thể bị xâm hại tình dục ở bất kì đâu trên sân chơi, trong trƣờng học
thậm chí tại chính ngôi nhà của mình. Chính vì thế nghiên cứu về những vấn đề
xung quanh việc xâm hại tình dục trẻ em cũng chính là một cách để bảo vệ trẻ
em tránh những mối nguy hiểm này.
Trong nhiều năm trở lại đây có không ít những nghiên cứu nói chung về
xâm hại tình dục trẻ em trong đó có không ít những nghiên cứu chỉ ra những biện
pháp phòng chống xâm hại trẻ em trên toàn cầu, có những nghiên cứu đã đƣợc
đƣa vào thực hành và đem lại hiệu quả cao. Mỗi nghiên cứu có những phƣơng
pháp và cách tiếp cận khác nhau song ở nƣớc ta dƣới góc độ công tác xã hội có
rất ít những nghiên cứu chỉ ra vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phòng
chống xâm hại tình dục trẻ em giúp cho trẻ em nâng cao đƣợc nhận thức bảo vệ
bản thân mình trƣớc những nguy cơ bị xâm hại nhất là xâm hại tình dục.
Công tác xã hội là một ngành nghề mới ở Việt nam, hiện tại vai trò của
nhân viên công tác xã hội trong tất cả các lĩnh vực chƣa thực sự nổi bật, nghiên
cứu này sẽ góp phần chỉ ra những vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao
nhận thức cho trẻ em biết cách bảo vệ bản thân mình và phòng chống xâm hại

tình dục cho trẻ em nhất là đối tƣợng học sinh tiểu học- đối tƣợng ít có khả năng
tự vệ cao.
Hiện tại ở Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu cụ thể quan tâm nhiều về vấn
đề này các nghiên cứu chủ yếu thiên về các nghiên cứu ảnh hƣởng tâm lí với trẻ
em bị xâm hại tình dục và những nghiên cứu này mới thực hiện tại nhƣ đối tƣợng
trẻ em đƣờng phố, nghiên cứu tác động tâm lý với cá nhân trẻ, cũng rất ít nghiên

6


cứu những hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em nhất là các em trong độ tuổi là
học sinh tiểu học.
Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) (2005), Đề
tài:“Huy động sự tham gia hành động vì trẻ em bị xâm hại tình dục và lạm dụng
chất gây nghiện” do đã cho thấy: “Nghiên cứu của MSD đƣợc thực hiện đối với
trẻ em đƣờng phố tại TP.HCM từ 8 tuổi đến dƣới 18 tuổi. Kết quả cho thấy tình
trạng các em bị xâm hại tình dục và lạm dụng chất gây nghiện đang ở mức đáng
báo động. Cụ thể, 92,5% trẻ em đƣờng phố tại TP.HCM từng bị xâm hại tình dục.
Nghiên cứu cho thấy tác hại của việc bị xâm hại tình dục không chỉ gây tổn
thƣơng tới các em về mặt thể chất mà còn ở tinh thần. Các em chịu tổn thƣơng về
mặt tâm lý trong một thời gian dài, không chia sẻ đƣợc nên đã có những hành
động tiêu cực tự làm đau bản thân nhƣ rạch tay, chân, có ý muốn tự tử.”
Năm 2010 tổ chức Plan tại Việt Nam đã phối hợp với Vụ thanh tra thuộc
Ủy ban dân số gia đình và trẻ em tiến hành nghiên cứu ở 10 tỉnh Thành phố ở
Việt Nam qua nghiên cứu cho thấy độ tuổi bị xâm hại tình dục nhiều nhất là từ
11~16 tuổi, thực trạng trẻ em bị xâm hại cũng cao lên đến 33 % nhƣ ở Hà Tĩnh.
Các kết quả nghiên cứu cũng đã phần nào chỉ ra rằng thực trạng về xâm hại
tình dục ở trẻ em là đáng báo động và chúng cần phải đƣợc cảnh báo và đƣa ra
những phƣơng pháp phù hợp để hỗ trợ việc nâng cao nhận thức cho các em về
vấn đề này cung cấp thông tin để các em tự bảo vệ bản thân một cách thông minh,

khoa học và hiệu quả.
Có rất nhiều nghiên cứu ngoài nƣớc tập trung chủ yếu vào ảnh hƣởng của
việc lạm dụng tình dục ảnh hƣởng tới sự phát triển tâm lí của trẻ em và những
hậu quả của chúng khi những đứa trẻ này lớn lên và trƣởng thành. Nghiên cứu
của Rellini A1, Meston C (2008), Sexual function and satisfaction in adults
based on the definition of child sexual abuse cho rằng xâm hại tình dục giai đoạn
trẻ em ảnh hƣởng nặng nề lên tâm lí, thể chất và tinh thần đối với những đứa trẻ
sau này trƣởng thành. Với việc so sánh sự phát triển tâm lí của hai nhóm: một là
nhóm bị lạm dụng tình dục trƣớc khi 16 tuổi và nhóm trẻ em không bị lạm dụng
tình dục. Nghiên cứu đã chỉ ra có sự khác biệt đáng kể nhóm đã đƣợc quan sát
trong nghiên cứu. Những phụ nữ bị lạm dụng tình dục khi còn trong độ tuổi trẻ
7


em thƣờng xuất hiện những đặc điểm về thể chất và tinh thần bao gồm viêm âm
đạo, sợ hãi khi nghĩ lại thời điểm, thời gian bị lạm dụng, lẩn tránh các mối quan
hệ với thủ phạm.
Một số nghiên cứu ngoài nƣớc về những hậu quả của xâm hại tình dục trẻ
em nhƣ: Terri L. Messman – Moore Oklahoma State University: Child Sexual
Abuse and Revictimization in the Form of Adult Sexual Abuse, Adult Physical
Abuse, and Adult Psychological Maltreatment 2007:
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hậu quả -những ngƣời là nạn nhân của lạm dụng
tình dục trẻ em (CSA) thƣờng nguy cơ lớn hơn trở thành ngƣời đi lạm dụng
ngƣời khác khi tới độ tuổi trƣởng thành có thể sẽ xuất hiện một hiện tƣợng đƣợc
gọi là hoán đổi (nạn nhân trở thành thủ phạm). Nghiên cứu cũng đi sâu vào tìm
hiểu những tổn thƣơng về tâm lí lâu dài khi một ngƣời trong khi còn trẻ bị xâm
hại tình dục thì khi lớn lên một là chúng có xu hƣớng thu mình lại hoặc xu hƣớng
thứ hai là lạm dụng lại ngƣời khác.
Với những ảnh hƣớng qua to lớn với quá trình phát triển tâm lý, sinh lí của
một đƣa trẻ vì vậy cần thiết phải ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em bởi

nỗi đau gây ra cho các em cả về thể chất và tinh thần không gì có thể bù đắp nổi.
Các em còn một tƣơng lai rất dài ở phía trƣớc và không thể sớm quên đi tai nạn
này nó ảnh hƣởng rất nhiều đến tâm lí của các em, trách nhiệm này thuộc về cả
cộng đồng.
Không chỉ bị ảnh hƣởng nặng nề về tâm lí mà những ngƣời bị xâm hại, bị
lạm dụng tình dục mà còn ảnh hƣởng rất nhiều đến sự trƣởng thành về nhân cách
và hành vi. Thông thƣờng những hành vi: tự sát và sử dụng chất kích thích, tham
gia băng đảng, mang thai ngoài ý muốn, rối loạn căng thẳng sau chấn thƣơng
(PTSD), hành vi tình dục nguy hiểm. Những hành vi này tƣơng ứng cho mỗi kết
quả có xu hƣớng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, vấn đề là các
hành vi đều xuất hiện ở trẻ em bị lạm dụng tình dục của tất cả các nhóm tuổi.
Một số nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt trong kết quả theo giới tính, chủng tộc
và tuổi tác- Kimberly A TylerCorresponding (2005), Social and emotional
outcomes of childhood sexual abuse: A review of recent research- Nghiên cứu đi

8


vào tìm hiểu các hành vi có thể dẫn tới khi trẻ em bị xâm hại tình dục đến quá
trình trƣởng thành của chúng.
Không chỉ trẻ em nữ mà trẻ em nam cũng là một trong những đối tƣợng bị
xâm hại tình dục và việc này các em lại ít có khả năng nhận biết hơn. Đa số
những hành vi xâm hại tình dục trẻ em nam khó nhận biết hơn và hậu quả cũng
nghiêm trọng và đáng báo động chung. Theo C. Nagayama. Hall - Kent State
University-Richard (2009)-Kent State University, Sexual Aggression against
Children- A Conceptual Perspective of Etiology-Gordon. Các nhà nghiên cứu
cũng đƣa ra các mô hình hỗ trợ can thiệp để hỗ trợ những trẻ em này, mô hình
bốn bên đƣợc đề xuất bao gồm kích thích sinh lý tình dục- giúp các em nhận thức
đúng đắn hơn về tình dục, nâng cao nhận thức của các em có để biện minh cho
sự xâm hại tình dục- chỉ cho chúng rằng đó là một tai nạn và không phải là lỗi

của chúng, giúp chúng tránh rơi vào những trạng thái tình cảm tiêu cực, và giúp
cho trẻ giảm những động lực làm tăng khả năng có hành vi tình dục hung hăngnhận thức đúng về tình dục .
Với những hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần của xâm hại tình dục trẻ
em với mong muốn trang bị cho các em học sinh tiểu học đối tƣợng không có
khả năng tự vệ phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em giúp cho các em nâng cao
nhận thức về bảo vệ bản thân mình, đề tài: “Nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân
cho học sinh trường tiểu học Vĩnh Long huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa (nghiên
cứu trường hợp do tổ chức Good Neighbors international (GNI) thực hiện)” mặc
dù không phải là một nghiên cứu hoàn toàn mới nhƣng cũng có một số khác biệt
với các đề tài khác về phòng tránh xâm hại tình dục và bảo vệ trẻ em .
Thứ nhất, là sự khác biệt về khách thể nghiên cứu, nghiên cứu đƣợc tiến
hành với nhóm học sinh trong độ tuổi tiểu học- tại trƣờng tiểu học Vĩnh Long
thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa.
Thứ hai, là khác biệt về đối tƣợng nghiên cứu, đây là nghiên cứu tập trung
vào việc tìm hiểu nhận thức của học sinh về thế nào là bảo vệ bản thân trẻ em, sự
thay đổi nhận thức của các em sau khi đƣợc tiếp cận một mô hình hỗ trợ mới.
Thứ ba, hoạt động trợ giúp cho nhóm đối tƣợng đƣợc tập trung vào việc
đánh giá mô hình nâng cao nhận thức của học sinh tiểu học về bảo vệ trẻ em của
9


một tổ chức phi chính phủ, giúp các em nhận biết sự quan trọng của cơ thể, đánh
giá các nguy cơ có thể bị xâm hại, giúp các em nâng cao đƣợc nhận thức bảo vệ
bản thân mình.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
3.1

. Ý nghĩa khoa học

Dƣới góc độ tiếp cận Công tác xã hội, đề tài vận dụng các lý thuyết cũng

nhƣ các kỹ năng CTXH nhằm tìm hiểu, đánh giá nhận thức về bảo vệ bản thân
của học sinh tiểu học, tìm hiểu và đánh giá mô hình mà tổ chức phính phủ GNI
tại Việt nam đang dùng để hỗ trợ các em học sinh tiểu học trong việc nâng cao
nhận thức bảo vệ bản thân, giúp các em đối phó với các nguy cơ bị xâm hại để có
thể học hỏi thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực CTXH với trẻ em.
Thông qua thực tế nghiên cứu, ngƣời nghiên cứu đƣa ra những ý kiến mới
góp phần xây dựng mô hình CTXH với trẻ em trong việc phòng tránh nguy cơ bị
xâm hại phù hợp với bối cảnh và nhu cầu ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ sự cần thiết của công tác xã hội
trong trƣờng học và định hƣớng mô hình CTXH trong trƣờng học.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu thực hiện nhằm vào tìm hiểu nhận thức về bảo vệ bản thân
của học sinh tiểu học tại địa bàn nghiên cứu, và mô hình: Nâng cao nhận thức
bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học do tổ chức GNI thực hiện tại Việt Nam
nhằm đánh giá cách thức hỗ trợ trẻ em nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân trƣớc
những tình huống có nguy cơ bị xâm hại, giúp các em bảo vệ quyền của mình.,
tìm ra những điểm mạnh và yếu của mô hình trong việc áp dụng tại Việt nam.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hƣớng tới làm sáng tỏ cách thức nâng cao nhận thức bảo vệ
bản thân cho học sinh tiểu học, đánh giá hiệu quả của mô hình này áp dụng vào
thực tiễn, vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc triển khai mô hình
phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học nhằm làm rõ hơn vai trò và
trách nhiệm của công tác xã hội trong lĩnh vực phòng chống chống xâm hại tình

10


dục cho trẻ em. Từ đó đƣa ra biện pháp để nâng cao mô hình góp phần giải quyết
vấn đề, nâng cao ý thức cho học sinh phòng chống và đối phó tệ nạn này.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Mô tả nhận thức bảo vệ bản thân của học sinh trƣờng tiểu học Vĩnh long
huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh hóa.
Phân tích hoạt động của chƣơng trình: Nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân
cho học sinh tiểu học do tổ chức GNI thực hiện.
Đánh giá sự thay đổi nhận thức của các em học sinh sau khi các em đƣợc
tham gia mô hình Nâng cao năng lực bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học của
tổ chức GNI.
Đề xuất những phƣơng pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của chƣơng
trình: Nâng cao năng lực bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học.
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Cách thức “nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học tại
trƣờng tiểu học Vĩnh Long huyện Vĩnh lộc tỉnh Thanh hóa” của tổ chức GNI
thực hiện.
5.2 Khách thể nghiên cứu:
Học sinh, phụ huynh học sinh trƣờng tiểu học Vĩnh Long
Giáo viên, và những ngƣời làm công việc giống nhƣ nhân viên Công tác xã
hội thời điểm này tại trƣờng TH Vĩnh Long.
Đối tƣợng khảo sát: Học sinh thuộc lớp 2~lớp 5
Phụ huynh học sinh có con tham gia chƣơng trình
Nhân viên CTXH, giáo viên nhà trƣờng, giảng viên – nhân viên tổ chức
GNI
5.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trong luận văn này tác giả đi vào nghiên
cứu nhận thức của các em học sinh trƣờng tiểu học Vĩnh long về bảo vệ bản thân
đồng thời tìm hiểu về mô hình nâng cao năng lực bảo vệ bản thân cho học sinh
tiểu học của tổ chức GNI, so sánh sự thay đổi nhận thức của học sinh trƣớc và
sau khi tham gia mô hình.
11



Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 /2014 – 9/2014
Không gian: Trƣờng tiểu học Vĩnh Long - Xã Vĩnh long – huyện Vĩnh
Lộc- tỉnh Thanh Hóa
6. Câu hỏi nghiên cứu
Nhận thức của học sinh trƣờng tiểu học Vĩnh long huyện Vĩnh Lộc tỉnh
thanh hóa về bảo vệ bản thân nhƣ thế nào?
Chƣơng trình nâng cao năng lực bảo vệ bản thân của học sinh tiểu học do
tổ chức GNI thực hiện bao gồm những hoạt động nào, cách thức triển khai
chƣơng trình ra sao?
Học sinh tham gia đã có sự thay đổi nào về nhận thức sau khi tham gia mô
hình, sự tác động của mô hình đến nhận thức của học sinh nhƣ thế nào?
Có phƣơng pháp nào để để nâng cao hiệu quả cho mô hình này?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Nhận thức của học sinh trƣờng tiểu học Vĩnh Long về bảo vệ bản thân
mình trƣớc những tình huống đƣợc coi là nguy hiểm còn nhiều hạn chế. Sau khi
đƣợc tham gia vào mô hình của tổ chức GNI hỗ trợ, nhận thức về bảo vệ bản thân
của các em đã tăng lên và có sự thay đổi theo hƣớng tích cực và đây là mô hình
có ý nghĩa trong việc góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân cho học sinh
tiểu học.
Thông qua mô hình này học sinh tiểu học tại địa bàn nghiên cứu đã có cái
nhìn tổng quan hơn về quyền trẻ em của mình, đƣợc cung cấp những kiến thức về
giới tính và hơn hết đó là học sinh đƣợc trang bị phƣơng thức bảo vệ bản thân
mình trƣớc những tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
Nghiên cứu một cái nhìn mới trong việc truyền tải những kiến thức về
giáo dục giới tính cho học sinh nhất là độ tuổi học sinh tiểu học và áp dụng vào
thực tế cho lứa tuổi học sinh này.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: Phƣơng pháp phỏng vấn sâu nhằm khai thác thêm nhiều thông
tin hơn nữa trong việc đánh giá kiến thức, mô hình mà đối tƣợng học sinh đƣợc
cung cấp, những đối tƣợng khác cũng đƣợc phỏng vấn để báo cáo đánh giá khách
12


quan hơn về hiệu quả tác động của mô hình mà tổ chức GNI cung cấp cho học
sinh. Những đối tƣợng đó bao gồm: giáo viên trực tiếp tham dự vào chƣơng trình,
phụ huynh, học sinh tham dự vào chƣơng trình.
Số lƣợng phỏng vấn sâu : 05 bản
Bảng phỏng vấn sâu số 1: Phỏng vấn giáo viên tham gia chƣơng trình
Bảng phỏng vấn sâu số 2: Phỏng vấn học sinh trực tiếp tham gia chƣơng
trình
Bảng phỏng vấn sâu số 3: Phỏng vấn phụ huynh học sinh tham gia chƣơng
trình
Bảng phỏng vấn sâu số 4: Phỏng vấn giáo viên tham gia chƣơng trình
Bảng phỏng vấn sâu số 5: Phỏng vấn giáo viên giảng dạy chƣơng trình –
nhân viên của tổ chức GNI.
8.2: Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích các tài liệu liên quan đến mô hình: Nâng cao nhận thức cho học
sinh của tổ chức GNI Việt Nam bao gồm nội dung tài liệu ,các báo cáo đánh giá,
công cụ thực hiện và cách thức tổ chức chƣơng trình với đối tƣợng là học sinh
tiểu học.
8.3: Phương pháp trưng cầu ý kiến
Ngƣời nghiên cứu tiến hành thiết kế bảng trƣng cầu ý kiến để khai thác và
đo lƣờng về nhận thức của học sinh tiểu học trƣớc và sau khi tham gia vào học
nội dung trong của tổ chức, bằng cách sử dụng bảng hỏi cho đối tƣợng đƣợc thụ
hƣởng trực tiếp nguồn lợi từ chƣơng trình là học sinh đang ở độ tuổi tiểu học
trƣớc và sau khi tham gia vào từng nội dung của mô hình này.
Cỡ mẫu đƣợc thực hiện trong nghiên cứu : 70 mẫu cho 70 học sinh từ lớp

3 đến lớp 5.
Số
lƣợng
Giới

Phần
trăm (%)

Nam

33

47

Nữ

37

53

Tổng cộng

70

13


Đặc
điểm học
sinh


Trẻ là học sinh dự án tổ chức GNI

48

68

Trẻ không là học sinh trong dự án tổ

22

32

chức GNI
Tổng cộng

70

8.4 Phương pháp quan sát
Phƣơng pháp quan sát nhằm mục đích tìm hiểu mô hình: Nâng cao nhận
thức bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học thông qua việc tham dự ba lớp học
mô hình mà tổ chức GNI thực hiện tại địa bàn trƣờng tiểu học xã Vĩnh Long
huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh hóa.
Quan sát quy trình thực hiện mô hình, tổ chức lớp học, nội dung giảng viên
giảng giảng dạy, công cụ, tƣơng tác của giáo viên và học sinh về nội dung
chƣơng trình.
Số lần quan sát: 02 lần- 02 lớp học.
Thời điểm quan sát: Quan sát lớp học tổ chức buổi sáng từ 9:00~10.30

14



PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1

Các khái niệm công cụ

1.1.1 Học sinh tiểu học
Trƣớc hết ta phải tìm hiểu rõ khái niệm “học sinh” và “học sinh tiểu học”
Học sinh đƣợc hiểu với tƣ cách là khách thể của quá trình giáo dục, nhận sự tác
động có định hƣớng, có kế hoạch, có phƣơng pháp, có tổ chức, có hệ thống của
giáo viên và nhà giáo dục.[Từ điển tiếng Việt tr.313].
Học sinh tiểu học: Là học sinh đang học từ lớp 1 đến lớp 5 trong trƣờng tiểu
học.
Trong đề tài nghiên cứu này học sinh tiểu học đƣợc hiểu là những học sinh
đang học tại các trƣờng tiểu học trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam từ lớp 1
đến lớp 5.
Học sinh tiểu học với đặc thù về tâm lí lứa tuổi cho nên đây là độ tuổi cần
phải có định hƣớng cụ thể về nhận thức giúp các em có thể phát triển một cách
toàn diện nhất về thể chất và tinh thần.
1.1.2 Nhận thức bảo vệ bản thân
Trƣớc hết ta cần hiểu “nhận thức đƣợc hiểu là: việc nhận ra, biết đƣợc,
hiểu đƣợc một vấn đề”.[Từ điển tiếng Việt trang.387] Nó là một quá trình phản
ánh và tái hiện hiện thực vào trong tƣ duy.
Trong đề tài nghiên cứu này nhận thức đƣợc coi nhƣ việc là học sinh sẽ
đƣợc nghe và hiểu, nhớ sâu hơn về vấn đề đƣợc nghe giảng.
Bảo vệ bản thân: Bảo vệ bản thân trong đề tài nghiên cứu này đƣợc hiểu
là những biện pháp, những cách thức để duy trì tình trạng không nguy hiểm đến
cơ thể bản thân học sinh, đảm bảo an toàn cho các em.

Nhƣ vậy nhận thức bảo vệ bản thân là đƣợc nghe, hiểu sâu hơn về những
biện pháp, cách thức giúp bảo vệ cơ thể, bản thân mình một cách an toàn tránh
những nguy cơ nguy hiểm tác động vào.
1.1.3 Quyền trẻ em: Có nhiều định nghĩa về Quyền trẻ em nhƣng định nghĩa
phổ biến nhất hay đƣợc dùng đó là: “những đặc quyền tự nhiên mà trẻ em đƣợc
hƣởng, đƣợc làm, đƣợc tôn trọng và thực hiện nhằm bảo đảm sự sống còn, tham
15


gia và phát triển toàn diện. Quyền trẻ em chính là biện pháp nhằm bảo đảm cho
trẻ em không những là những ngƣời tiếp thu thụ động tình thƣơng hay lòng tốt
của bất cứ ai, mà trở thành chủ thể của quyền”.
Trong đề tài nghiên cứu này Quyền trẻ em đƣợc đề cập bám sát vào định
nghĩa Quyền trẻ em trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em đƣợc Liên hợp quốc
phê chuẩn năm 1989 có hiệu lực từ ngày 2/9/1990.
1.1.4 Tình huống nguy hiểm: Đƣợc hiểu là hoàn cảnh,diễn biến cần đối
phó khi rơi vào tình huống khó xử. ([Từ điển tiếng Việt trang.351])
Trong khuôn khổ của đề tài luận văn này thì những tình huống nguy
hiểm chính là những tình huống học sinh thƣờng hay gặp phải trong cuộc sống và
là những tình huống có nguy cơ bị xâm hại. Những tình huống nguy hiểm mà
các em có thể gặp hàng ngày có nguy cơ bị xâm hại nhƣ việc: trẻ em phải ở nhà
một mình mà không có ngƣời lớn bên cạnh có ngƣời lạ muốn vào nhà, trẻ em bị
dụ dỗ trên đƣờng đi học về nhƣ: trẻ bị nói dối là ngƣời thân đang nằm viện cần đi
theo ngƣời lạ để tới thăm, trẻ bị xâm hại, bị ngƣời thân, ngƣời lạ muốn sờ vào
các bộ phận kín của trẻ, hay bắt trẻ sờ vào các bộ phận kín của ngƣời lớn mà dặn
trẻ không đƣợc nói, kể cho ai biết, hoặc hai trẻ đang chơi trò chơi có nguy cơ
xâm hại nhau..Những tình huống này đƣợc xác định là những tình huống nguy
hiểm và trẻ em là những đối tƣợng có nguy cơ bị xâm hại về thể chất và tinh thần
nhiều nhât
1.2 Các lí thuyết ứng dụng

1.2.1 Lý thuyết nhu cầu
Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Nếu nhu cầu đƣợc thoả mãn thì sẽ tạo nên
cảm giác thoải mái và an toàn cho sự phát triển. Ngƣợc lại nếu không đƣợc đáp
ứng thì sẽ gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn đến những hậu quả nhất định.
Nhu cầu khác với ý muốn. Ý muốn là điều mà ta mong muốn, còn nhu cầu là cái gì
đó mà khi thiếu thì sẽ dẫn đến những hạn chế trong quá trình phát triển con ngƣời.
Chính vì vậy mà mục tiêu của công tác xã hội là tăng cƣờng khả năng hoạt động cá
nhân hay tổ chức thông qua đáp ứng nhu cầu của đối tƣợng.

16


×