Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Khảo sát những yếu tố gây xung đột trong các dự án xây dựng tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

ĐẶNG HUY PHONG

KHẢO SÁT NHỮNG YẾU TỐ GÂY XUNG
ĐỘT TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật XDCT Dân dụng và Công nghiệp
Mã số ngành

: 60580208

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

ĐẶNG HUY PHONG

KHẢO SÁT NHỮNG YẾU TỐ GÂY XUNG
ĐỘT TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : Kỹ thuật XDCT Dân dụng và Công nghiệp
Mã số ngành

: 60580208

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.Nguyễn Thống

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thống

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày… tháng … năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

TS. Lương Đức Long

Chủ tịch


2

TS. Phan Vũ Hồng Sơn

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Quốc Định

Phản biện 2

4

PGS. TS. Ngô Quang Tường

5

TS. Trần Quang Phú

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 01 tháng 4 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

Đặng Huy Phong

Ngày, tháng, năm sinh:

I.

20/07/1956

Giới tính:

Nam

Nơi sinh:

Quảng Ngãi

Chuyên ngành

:


Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp

MSHV

:

1441870042

Tên đề tài:
Khảo sát những yếu tố gây xung đột trong các dự án xây dựng tại Thành phố Hồ

Chí Minh
II.

Nhiệm vụ và nội dung:
1. Nhiệm vụ:
Khảo sát nhận dạng những yếu tố gây xung đột trong các dự án xây dựng tại

Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nội dung và các kết quả đạt được:
- Tìm kiếm các nguyên nhân gây xung đột trong dự án xây dựng.
- Khảo sát mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân.
- Tổng hợp và phân tích các nguyên nhân chính.
- Tìm kiếm các giải pháp khắc phục cho từng nguyên nhân.
Kết quả dự kiến đạt được:
- Nhận dạng được những nguyên nhân quan trọng gây ra xung đột trong các
dự án xây dựng diễn ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.


III.


Ngày giao nhiệm vụ:01/04/2016

IV.

Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/7/2016

V.

Cán bộ hướng dẫn:PGS. TS. Nguyễn Thống

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. NGUYỄN THỐNG


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn

gốc.
Đặng Huy Phong


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, người đầu tiên tôi muốn được gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc đến thầy Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thống đã định hướng
và tận tình hướng dẫn trực tiếp cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin
được gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô Khoa Kỹ thuật xây dựng công trình
DD&CN của trường Đại học Công Nghệ TP.HCM đã truyền đạt nhiều kiến thức,
kinh nghiệm bổ ích cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở các cơ quan,
công ty trong lĩnh vực xây dựng đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình tôi thực
hiện các nghiên cứu khảo sát phục vụ cho luận văn.
Sau cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè và những người thân
trong gia đình. Mọi người là nguồn động viên rất lớn cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Đặng Huy Phong


iii

TÓM TẮT
Xung đột trong dự án xây dựng thường dẫn đến hậu quả làm tăng chi phí,
chậm tiến độ và phát sinh các tranh chấp kéo dài. Các nguyên nhân gây xung đột
trong các dự án xây dựng đã được nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Có nhiều
nguyên nhân đã được tìm thấy, tuy nhiên không phải các nguyên nhân này đều có
mức độ ảnh hưởng như nhau đối với những xung đột trong dự án. Do đó, việc khảo

sát nhằm phát hiện ra những nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng lớn đến xung đột
trong dự án xây dựng là cần thiết.
Nghiên cứu này thực hiện khảo sát các nguyên nhân gây xung đột trong các dự
án xây dựng trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện trong thời
gian từ ngày 01/04/2016 đến ngày 01/06/2016, tổng số bảng câu hỏi khảo sát được
gửi đi là 366 bảng câu hỏi, kết quả thu về được 151 bảng trả lời và trong đó có 137
bảng trả lời hợp lệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 22 nguyên nhân được đánh giá
là những nguyên nhân gây xung đột hàng đầu trong các dự án xây dựng. Trong đó 5
nguyên nhân được cho rằng ảnh hưởng mạnh nhất đến sự xung đột trong dự án bao
gồm: Thay đổi điều kiện công trường so với thiết kế; Khó khăn tài chính của Chủ
Đầu Tư; Sự chậm trễ trong công việc của nhà thầu; Nhà thầu có năng lực thi công
yếu kém.
22 nguyên nhân gây xung đột hàng đầu tiếp tục được khái quát thành các
nhóm nguyên nhân có đặc trưng giống nhau thông qua phương pháp phân tích thành
phần chính (Principal Components Analysis) với phép xoay Varimax. Kết quả phân
tích đã rút 22 nguyên nhân thành 4 thành phần chính gồm.Trên cơ sở 4 thành phần
đặc trưng vừa xác định, kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế những xung đột
trong dự án.


iv

ABSTRACT
Conflict in construction projects often lead to increased costs, delays and
disputes arising lasts. The causes of conflicts in the construction project has been
studied around the world and in Vietnam. There are many causes have been found,
but not the causes are the same level of influence for the conflicts in the project.
Therefore, an examination in order to discover the causes have significant impact on
the level of conflict in the construction project is needed.
This study conducted a survey of the causes of conflict in the construction

project in Ho Chi Minh City. The study was carried out in the period from
04/01/2016 to 01/06/2016, total366 questionnaires were sent out, the results are 151
respondents, and 137 are valid. The study results showed that 22 causes is
considered the causes of conflict leading construction projects. There are 5 reasons
which influence highest on the conflict in the project include: Change site
conditions compared to the design; Financial difficulties of the investor; Delays in
the work of the contractor; Contractors have poor workmanship.
22 conflictsare grouped by Principal Components Analysis method with
Varimax rotation. Analysis results showed 22 causes into 4 main components
included. Based on 4 specific components has identified a number of solutions
proposed to limit conflicts in the project.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... II
TÓM TẮT ................................................................................................................ III
ABSTRACT ............................................................................................................. IV
MỤC LỤC .................................................................................................................. V
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... IX
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... X
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................1
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH NGHIÊN CỨU ......................................................1
1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................................2
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................................3
1.5. ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU...............................4
2.1. KHÁI NIỆM VỀ XUNG ĐỘT .....................................................................4
2.1.1. Định nghĩa xung đột .............................................................................4
2.1.2. Phân biệt xung đột và tranh chấp .........................................................4
2.1.3. Các loại xung đột .................................................................................5
2.2. NGUYÊN NHÂN GÂY XUNG ĐỘT TRONG DỰ ÁN ...............................6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................12
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................12
3.2. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU .......................................................................13
3.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp ........................................................................13
3.2.2. Khảo sát bằng bảng câu hỏi ...............................................................13
3.2.3. Thang đo Likert ..................................................................................15
3.2.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ............15
3.2.5. Hệ số tương quan ...............................................................................16
3.2.6. Phân tích phương sai ..........................................................................16
3.2.7. Phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis) ..........17


vi

3.3. KHẢO SÁT THỬ NGHIỆM ......................................................................18
3.3.1. Danh sách các yếu tố khảo sát ...........................................................18
3.3.2. Kết quả khảo sát thử nghiệm .............................................................21
3.3.3. Nội dung bảng câu hỏi khảo sát chính thức ......................................22
3.4. THIẾT KẾ MẪU KHẢO SÁT VÀ PHÂN PHỐI BẢNG CÂU HỎI ..........23
3.4.1. Xác định kích thước mẫu ...................................................................23
3.4.2. Phân phối và thu thập bảng câu hỏi ...................................................23
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ....................................................................24
4.1. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .......................................................24
4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ ..................................................................................25

4.2.1. Kinh nghiệm người trả lời khảo sát ...................................................25
4.2.2. Vị trí công tác của người khảo sát .....................................................26
4.2.3. Phần lớn dự án đã tham gia ................................................................27
4.2.4. Nguồn vốn dự án tham gia .................................................................28
4.2.5. Quy mô dự án tham gia ......................................................................29
4.2.6. Tổng quan các đối tượng tham gia trả lời ..........................................30
4.3. KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO .....................................................30
4.4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XUNG ĐỘT CỦA CÁC YẾU TỐ .........................32
4.4.1. Quy trình đánh giá mức độ xung đột của các yếu tố .........................32
4.4.2. Phân tích tổng quan đánh giá của các bên về xung đột .....................34
4.4.3. Đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm trong kết quả trả lời ...............38
4.4.4. Đánh giá tương quan trong cách xếp hạng yếu tố giữa các nhóm ....43
4.4.5. Tổng kết đánh giá xếp hạng yếu tố xung đột.....................................44
4.5. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHÍNH CÓ MỨC ĐỘ XUNG ĐỘT CAO ..45
4.5.1. Kỹ thuật phân tích thành phần chính PCA (Principal Components
Analysis) .........................................................................................................45
4.5.2. Thực hiện phân tích thành phần chính PCA ......................................46
4.5.3. Kết quả thành phần chính trong phân tích PCA ................................48
4.5.4. Phân tích ý nghĩa các thành phần chính ............................................50
4.5.5. Tổng hợp các thành phần chính .........................................................52
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................53


vii

5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................53
5.2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................54
5.2.1. Kiến nghị đối với các bên tham gia dự án xây dựng .........................54
5.2.2. Giới hạn của nghiên cứu ....................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................56

PHỤ LỤC ..................................................................................................................57


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ban quản lý dự án

:

BQLDA

Chủ đầu tư

:

CĐT

Tư vấn thiết kế

:

TVTK

PCA

:

Principal Components Analysis



ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2-1: Danh sách các xung đột trong dự án xây dựng theo nghiên cứu của
Acharya. N.K., Lee, Y.D., and Kim, H.M. (2006) ......................................................7
Bảng 2-2: Danh sách các yếu tố xung đột theo nghiên cứu của Phạm Hồng Luân,
Trần Trung Kiên (2011) ...............................................................................................9
Bảng 2-3: Danh sách yếu tố gây mâu thuẫn phỏng theo nghiên cứu của Rizwan U.
Farooqui, Salman Azhar (2014) .................................................................................10
Bảng 3-1: Danh sách yếu tố khảo sát thử nghiệm .....................................................19
Bảng 3-2: Danh sách yếu tố khảo sát chính thức .......................................................21
Bảng 4-1: Kinh nghiệm công tác của người trả lời khảo sát .....................................25
Bảng 4-2: Vị trí công tác của người trả lời ................................................................26
Bảng 4-3: Phần lớn dự án mà người trả lời đã tham gia ............................................27
Bảng 4-4: Phần lớn nguồn vốn đầu tư dự án mà người trả lời tham gia ...................28
Bảng 4-5: Quy mô dự án mà người trả lời tham gia ..................................................29
Bảng 4-6: Bảng hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo khảo sát ..............................30
Bảng 4-7: Bảng hệ số Cronbach’s Alpha cho từng yếu tố khảo sát ..........................30
Bảng 4-8: Bảng tính điểm trung bình và xếp hạng của các yếu tố xung đột ............34
Bảng 4-9: Kết quả kiểm định One-way ANOVA các yếu tố khảo sát ......................39
Bảng 4-10: Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis các yếu tố khảo sát. ........................42
Bảng 4-11: Kiểm định tương quan hạng Spearman ..................................................43
Bảng 4-12: Bảng phân tích hệ số Communalities .....................................................46
Bảng 4-13: Bảng phân tích hệ số KMO và Bartlett's ................................................47
Bảng 4-14: Bảng phân tích hệ số Factor Loadings ....................................................47
Bảng 4-15: Ma trận thành phần chính........................................................................49
Bảng 4-16: Bảng giải thích thành phần chính thứ nhất .............................................50



x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2-1: Sơ đồ Rủi ro, Xung đột, Khiếu nại, Tranh chấp phỏng theo nghiên cứu
của Acharya, Lee and Kim (2006) ...............................................................................5
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu khảo sát các yếu tố xung đột ..................................12
Hình 3-2: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi .................................................................14
Hình 4-1: Quy trình phân tích số liệu khảo sát ..........................................................24
Hình 4-2: Kinh nghiệm công tác của người trả lời khảo sát .....................................25
Hình 4-3: Vị trí công tác của người trả lời.................................................................26
Hình 4-4: Phần lớn dự án mà người trả lời đã tham gia ............................................27
Hình 4-5: Phần lớn nguồn vốn đầu tư dự án mà người trả lời tham gia ...................28
Hình 4-6: Quy mô dự án mà người trả lời tham gia. .................................................29
Hình 4-7: Quy trình đánh giá mức độ xung đột .........................................................32
Hình 4-8: Biểu đồ phân tích hệ số Eigen values ........................................................48
Hình 4-9: Các thành phần chính gây ra xung đột trong các dự án tại TP.HCM .......52


1

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH NGHIÊN CỨU
Xung đột luôn là một trong những vấn đề rất thường hay xảy ra trong các dự
án xây dựng. Theo tiến trình phát triển, nếu xung đột không được nhận dạng và giải
quyết sớm giữa các bên sẽ dẫn đến khiếu nại và cuối cùng là tranh chấp. Ở Việt
Nam đã có không ít các dự án xây dựng xảy ra tranh chấp giữa Chủ đầu tư, nhà thầu
thi công, đơn vị tư vấn. Một số trường hợp đã được công bố lên các phương tiện
truyền thông đại chúng như:
 Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh: Theo những thông tin
trên báo chí trong thời gian gần đây, vì vướng mặt bằng tại Công ty Vĩnh Phát khiến

việc thi công dự án Metro số 1 bị ách tắc. Trước sự chậm chễ này, phía nhà thầu
Nhật Bản đã khiếu nại và yêu cầu nếu không bàn giao mặt bằng đúng hẹn, chủ đầu
tư sẽ phải bồi thường cho nhà thầu 100.000 USD/ngày. Hiện nhà thầu đang tính
toán các mức thiệt hại cũng như chứng minh các lỗi của phía Việt Nam.[1]
 Dự án Bệnh Viện Ung Bứu 2:Tháng 07/2015, liên doanh HBC và Thuận
Việt khiếu nại Ban Quản lý Đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Y tế TP.HCM
(gọi tắt là BQL) tại dự án BV Ung bứu 2 tại Quận 9. Họ cho rằng, BQL đã không
thực hiện thông báo của UBND TP về việc giao cho HBC làm tổng thầu EPC BV
Ung bướu 2. Ngoài ra, liên doanh này cho biết, BQL đã đưa tiêu chí đánh giá hồ sơ,
năng lực chỉ định thầu không phù hợp với quy định, không đầy đủ, rõ ràng. Khiếu
nại này khiến dự án phải chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. [2]
 Dự án Petrovietnam Landmark tại An Phú, Quận 2, Tp.HCM:tháng
03/2013, Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Địa ốc Dầu khí (PVL), đã phải thay nhà
thầu thi công khác thay cho nhà thầu thi công ban đầu là Công ty Xây lắp PVC Sài
Gòn.Nguyên nhân xuất phát từ việc nhà thầu có năng lực yếu kém, khiến công trình
chậm trễ tiến độ. Ngoài ra, việc xử lý những tranh chấp tồn tại giữa hai bên cũng
góp phần khiến cho thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, khách hàng mất niềm tin
nơi chủ đầu tư, giá bán căn hộ giảm. Có thể thấy đó là một thiệt hại lớn cho tất cả
các bên tham gia dự án. [3]
 Dự án Đại lộ Đông Tây:Tháng 03/2013, Báo cáo với Bộ Kế hoạch - Đầu
tư mới đây, UBND TPHCM cho biết một trong những vướng mắc ảnh hưởng đến


2

tiến độ dự án xây dựng đại lộ Đông Tây là giữa chủ đầu tư (Ban Quản lý đầu tư xây
dựng công trình giao thông đô thị TP) và các nhà thầu (tư vấn, xây dựng) tranh chấp
trong thực hiện các hợp đồng. Nhà thầu Obayashi đã khởi kiện chủ đầu tư tại Tòa
án Quốc tế về thương mại (ICC). UBND TPHCM cho biết đã chỉ đạo chủ đầu tư
thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định, đồng thời đàm phán với nhà thầu theo

hướng hòa giải nhằm giải quyết các vướng mắc, tranh chấp để không phải đi đến
tranh tụng tại tòa án (ở Hồng Kông). [4]
Trên đây chỉ là một phần nổi các vụ việc tranh chấp đối với dự án xây dựng
lớn diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn nhiều vụ việc tranh chấp khác
nhỏ hơn, trong đó các bên liên quan có thể âm thầm giải quyết với nhau thông qua
các buổi thương lượng, các tổ chức trọng tài hoặc thậm chí là tòa án nhưng không
công bố lên các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể thấy hậu quả của tranh
chấp là rất lớn, thường kéo theo những hệ lụy mà các bên tham gia dự án đều không
mong muốn như: chậm trễ tiến độ, phát sinh chi phí liên quan, tiêu hao nguồn lực
cho việc giải quyết tranh chấp, phá vỡ mối quan hệ giữa các bên... Mà nguồn gốc
của các tranh chấp lại thường là những xung đột không được giải quyết triệt để giữa
các bên tham gia trong quá trình thực hiện dự án.
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về các nguyên nhân gây xung
đột trong các dự án xây dựng. Việc nghiên cứu tìm kiếm các nguyên nhân quan
trọng gây xung đột trong các dự án xây dựng sẽ giúp cho các bên tham gia dự án có
thể lường trước những tình huống mâu thuẫn có mức độ ảnh hưởng lớn đến hoạt
động của dự án.Từ đó, các bên liên quan có thể xây dựng một chiến lược để xử lý
các xung đột một cách tối ưu, nhằm giảm thiểu các tình huống dẫn đến tranh chấp,
khiếu nại mà các bên đều không mong muốn.

1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vấn đề nghiên cứu là nhận dạng những yếu tố quan trọng gây xung đột trong
các dự án xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:


Những nguyên nhân nào dẫn đến xung đột giữa các bên tham gia dự án?



Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đến hoạt động dự án?




Đâu là những yếu tố xung đột có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động dự

án?


3



Các giải pháp để khắc phục vấn đề xung đột?

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:Xác định các yếu tố xung đột quan trọng trong các dự án
xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:


Xác định các yếu tố gây xung đột quan trọng trong các dự án xây dựng tại

TP. Hồ Chí Minh.


Phân tích và nhóm các yếu tố/quá trình gây xung đột quan trọng.



Đề xuất biện pháp hạn chế và giải quyết các xung đột.


1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Không gian thực hiện: các dự án xây dựng đang được thực hiện trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh.


Thời gian thực hiện: từ tháng 14/02/2016 đến tháng 01/07/2016.



Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố gây xung đột trong các dự án xây dựng

tại TP. Hồ Chí Minh.


Đối tượng khảo sát: các kỹ sư đang công tác trong các đơn vị là Chủ đầu

tư, Nhà thầu thi công, Ban quản lý dự án, Tư vấn giám sát và Tư vấn thiết kế.

1.5. ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
 Về mặt lý luận:kết quả nghiên cứu của đề tài giúp nhận dạng những yếu
tố quan trọng gây xung đột trong các dự án xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là cơ sở để mở rộng nghiên cứu về các nguyên nhân gây xung đột tại các dự án
xây dựng tại Việt Nam nói chung.

 Về mặt thực tiễn: việc tìm hiểu các nguyên nhân gây mâu thuẫn, xung
đột có thể giúp cho các bên tham gia dự án có thể hoạch định dự án một cách tốt

hơn thông qua việc dự đoán trước những xung đột có khả năng xảy ra và phương án
giải quyết. Kết quả của việc lường trước những xung đột có khả năng xảy ra sẽ giúp
cho các bên duy trì tốt mối quan hệ khi thực hiện dự án, đồng thời qua đó các yếu tố
liên quan như tiến độ, chất lượng, chi phí thực hiện dự án cũng sẽ được cải thiện
hơn.


4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. KHÁI NIỆM VỀ XUNG ĐỘT
2.1.1. Định nghĩa xung đột
Theo TS. Nguyễn Hữu Lam trong tài liệu bài giảng xung đột thì xung đột là
quá trình một bên cảm nhận rằng những quyền lợi của họ bị bên kia chống lại hoặc
bị ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi hành động của bên kia.
Theo Collins English Dictionary (1995), xung đột là “sự bất đồng ý kiến hay
sự tranh cãi lớn về những vấn đề rất quan trọng”.Theo Wilmot and Hocker(1998)
thì xung đột là “sự đấu tranh giữa tối thiểu hai bên có sự phụ thuộc về mục tiêu,
nhu cầu tài nguyên, và sự can thiệp từ bên thứ ba trong việc tranh dành mục đích”.
(trích dẫn trong Acharya et al 2006).
Theo Thomas (1976), xung đột là “một tiến trình khởi đầu khi một bên nhận
thấy đối tác đã thất bại hoặc phá vỡ một số mối quan tâm của mình”. Wall và
Callister (1995) và Robbins & Judge (2009) cũng đã đưa ra định nghĩa tương tự.
Rahim (2002) cho rằng xung đột như “một biểu hiện của quá trình tương tác không
phù hợp, bất đồng giữa các thành phần trong tổ chức xã hội (như cá nhân, nhóm, tổ
chức…). (trích dẫn trong Yong Qiang Chen; Yang Bing Zhang, M.ASCE; and Su
Juan Zhang 2014)
Nhìn chung, xung đột trong các khái niệm được nêu trên đều mang hàm ý rằng
đó là sự bất đồng về quan điểm giữa các bên tham gia trong mối quan hệ của mình.


2.1.2. Phân biệt xung đột và tranh chấp
Mặc dù “xung đột” và “tranh chấp” có mang ý nghĩa gần giống liên quan đến
sự bất đồng ý kiến hoặc tranh cãi giữa hai bên. Tuy nhiên, hai từ ngữ trên vẫn có
những khác biệt nhất định về mức độ mà theo đó “tranh chấp” là mức độ cao hơn
của “xung đột”. “Xung đột” là nguồn gốc dẫn đến “tranh chấp”, và “xung đột” thì
có thể giải quyết thông qua thương lượng đàm phán giữa các bên, trong lúc “tranh
chấp” thì thường phải nhờ đến một bên thứ ba để giải quyết như tòa án hoặc trọng
tài.
Theo Acharya, Lee and Kim (2006), quy trình tiến triển từ xung đột đến tranh
chấp được thể hiện như mô hình sau:


5

Rủi ro

Xung đột

Phân định
không rõ

Khiếu nại

Quản lý
không rõ

Tranh chấp

Giải quyết
không thỏa đáng


Hình 2-1: Sơ đồ Rủi ro, Xung đột, Khiếu nại, Tranh chấp phỏng theo nghiên cứu
của Acharya, Lee and Kim (2006)

2.1.3. Các loại xung đột
Theo Jehn and Mannix (2001), có 3 loại của xung đột gồm có: xung đột mối
quan hệ, xung đột trong nhiệm vụ công việc và xung đột quá trình thực hiện.
Xung đột mối quan hệ được hiểu là sự không tương thích giữa các cá nhân, bao
gồm các trạng thái tình cảm chẳng hạn như cảm giác căng thẳng và xung đột. Nó
liên quan đến các vấn đề cá nhân như không thích giữa các thành viên trong nhóm
bao gồm cảm giác khó chịu, bực bội, và giận dữ. Trong khi đó, xung đột nhiệm vụ
công việc là sự khác biệt trong quan điểm và ý kiến liên quan đến công việc của
một nhóm. Nó có thể được biểu hiện bởi các cuộc họp với những bất đồng lớn về ý
kiến cá nhân về công việc và nhiệm vụ, nhưng những bất đồng này không phải xuất
phát từ những trạng thái cảm xúc của các cá nhân tham gia.Cuối cùng, xung đột tiến
trình thực hiện công việc là những tranh cãi về những cách thức khác nhau để hoàn
thành một nhiệm vụ công việc. Nó liên quan trực tiếp đến vai trò trách nhiệm và
nguồn lực thực hiện nhiệm vụ, chẳng hạn như ai phải thực hiện các công việc gì và
trách nhiệm của người đó ra sao.
Ngoài ra, theo Stephen O. Ogunlana, Prapataow Awakul (2002) thì xung đột
còn được phân loại thành 2 dạng là xung đột nội bộ và xung đột bên ngoài. Xung
đột nội bộ là những xung đột giữa các bên tham gia trực tiếp đến dự án, còn xung
đột bên ngoài là những xung đột xuất phát từ các bên không tham gia thực hiện dự
án. Trong nghiên cứu của Phạm Hồng Luân, Trần Trung Kiên (2011), các yếu tố
gây xung đột trong các dự án hạ tầng kỹ thuật cũng đã được phân loại thành 2 nhóm
chính gồm có nhóm yếu tố gây xung đột nội bộ và nhóm yếu tố gây xung đột bên
ngoài.


6


2.2. NGUYÊN NHÂN GÂY XUNG ĐỘT TRONG DỰ ÁN
Đã có một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam phân tích về những
nguyên nhân gây xung đột trong dự án xây dựng:
Theo kết quả nghiên cứu của Loosemore et al (2000) trong lĩnh vực xây dựng
tại Vương quốc Anh cho thấy: thái độ của nhà thầu được chấp nhận (không mạnh)
để quản lý xung đột xây dựng nhưng chúng tồn tại trong một môi trường xã hội
không sản xuất. Tuy nhiên, nghiên cứu không được khuyến khích xử dụng bởi vì nó
có thể phản tác dụng khi giảm xung đột trong ngành công nghiệp xây dựng. Họ đã
đề nghị một chiến lược dài hạn có lợi hơn là tiếp tục với nỗ lực hiện tại để loại bỏ
xung đột.
Chan, E.H.W. and Suen, C.H. (2005) trong nghiên cứu về tranh chấp và hệ
thống giải quyết tranh chấp tại công ty Sino, Trung Quốc: Tác giả đã tìm ra 20 cội
nguồn của tranh cãi. Các vấn đề quan trong nhất: 1) Chi trả (93%), 2) Công việc
chậm trễ/ Kéo dài thời gian (77%), 3) Chất lượng công việc, 4) Những vấn đề về
văn hoá (không hiểu rõ điều kiện địa phương) (61%), 5) Sự khác biệt trong cách
làm việc (48%), 6) Những vấn đề về pháp lý. Tác giả đã tập hợp những vấn đề trên
thành 3 nhóm: Hợp đồng, Văn hoá và Pháp lý.
Acharya. N.K., Lee, Y.D., and Kim, H.M. (2006) nghiên cứu về các yếu tố
xung đột quan trọng trong các dự án xây dựng tại Hàn Quốc: Nghiên cứu này đã
phát hiện ra sáu yếu tố xung đột quan trọng trong xây dựng thích hợp trong bối cảnh
Hàn Quốc. Những yếu tố quan trọng này có trọng số là: 1) thay đổi điều kiện công
trường (24,1%), 2) gián đoạn do cộng đồng (22,5%), 3) sự khác biệt trong đánh giá
lệnh thay đổi (21%), 4) lỗi thiết kế (17,1%), 5) vượt khối lượng hợp đồng (8.2%) và
6) không thống nhất thông số kỹ thuật (7,1%). Nghiên cứu này đã cho thấy chủ đầu
tư (35,6%) và tư vấn (34,18%) chịu trách nhiệm cao nhất về xung đột trong các dự
án xây dựng. Ngoài ra, nghiên cứu còn liệt kê danh sách những nguyên nhân cốt lõi
của xung đột trong dự án xây dựng:



7

Bảng 2-1: Danh sách các xung đột trong dự án xây dựng theo nghiên cứu của
Acharya. N.K., Lee, Y.D., and Kim, H.M. (2006)
STT

Các yếu tố/quá trình gây xung đột trong xây dựng

I

Chủ đầu tư gây ra xung đột

1

Các yêu cầu không rõ ràng của chủ đầu tư

2

Quá nhiều thay đổi

3

Phạm vi dự án không được định rõ

4

Lối vào công trường bị cản trở

5


Quyền của chủ đầu tư/tư vấn giám sát

6

Mặt bằng công trường chật hẹp

7

Khó khăn tài chính của chủ đầu tư

8

Không cân bằng rủi ro

9

Vật liệu được cung cấp từ chủ đầu tư

10

Trì hoãn đưa ra quyết định từ CĐT

11

Chậm trễ bàn giao mặt bằng công trường

12

CĐT có sẵn thiết bị


13

Chậm trễ trong thanh toán

II

Tư vấn thiết kế gây xung đột

14

Những sai khác (thay đổi) điều kiện công trường

15

Thiết kế (kém) có khuyết điểm/ sai sót

16

Không chi tiết và bỏ sót trong thiết kế

17

Khối lượng vượt trội quá nhiều

18

Quá nhiều sự phát sinh thay đổi

19


Tiêu chí kỹ thuật của dự án không rõ ràng, nhiều nghĩa

III

Nhà thầu gây xung đột

20

Khó khăn tài chính của nhà thầu

21

Chậm trễ công việc của nhà thầu

22

Nhà thầu không đủ năng lực

23

Những khiếm khuyết lớn trong giai đoạn bảo hành

24

Công nhân đình công


8

STT


Các yếu tố/quá trình gây xung đột trong xây dựng

25

Thầu phụ thiếu năng lực

26

Không thanh toán cho nhà thầu phụ

27

Thái độ làm việc của nhà thầu

28

Khiếm khuyết chất lượng công trình

IV

Bên thứ ba gây xung đột

29

Thay đổi luật của chính phủ

30

Người dân cản trở dự án


31

Thời tiết bất lợi

32

Thị trường lạm phát

33

Làm xáo trộn cộng đồng

34

Bên thứ ba gây trì hoãn công việc

V

Các vấn đề đặt trưng của dự án gây xung đột

35

Những xung đột hồ sơ

36

Tranh cãi về sự thay đổi

37


Chính sách bảo vệ công trường

38

Thiếu trao đổi thông tin

39

Tai nạn lớn xảy ra

40

Thiếu hụt lao động /thiết bị / vật liệu

41

Sự cần thiết cải thiện môi trường

42

Thái độ tiêu cực (cẩu thả) của nhân viên dự án

43

Các rủi ro về môi trường

44

Quá nhiều văn bản trao đổi qua lại


45

Nhân sự tham gia dự án thiếu năng lực quản lý

46

Kỹ thuật kiểm tra vật liệu

47

Sự khác biệt kỹ thuật thi công

48

Sự đẩy nhanh (hoặc gián đoạn) của công việc

49

Sử dụng vật liệu có chất lượng kém

50

Ngôn ngữ của hợp đồng


9

Phạm Hồng Luân, Trần Trung Kiên (2011) “Phân tích các yếu tố gây xung
đột trong việc thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật”: Tác giả chỉ ra sáu nhân tố chính

gây xung đột: 1) nhân tố xung đột trong nội bộ ban quản lý dự án, 2) nhân tố gây
xung đột trong nội bộ nhà thầu thi công,3) nhân tố gây xung đột giữa ban quản lý
dự án và nhà thầu thi công,4) nhân tố gây xung đột giữa dự án với dân cư và khu
vực thực hiện dự án trong quá trình chuẩn bị mặt bằng, 5) nhân tố gây xung đột
giữa dự án với dân cư khu vực trong quá trình thi công, 6) nhân tố gây xung đột
giữa dự án với ngành liên quan và địa phương nơi dự án thực hiện.
Ngoài ra, bài báo còn liệt kê những yếu tố gây xung đột trong quá trình thực
hiện dự án hạ tầng kỹ thuật gồm:
Bảng 2-2: Danh sách các yếu tố xung đột theo nghiên cứu của Phạm Hồng Luân,
Trần Trung Kiên (2011)
TT

Tên yếu tố

1

Mối quan hệ giữa CĐT và BQLDA.

2

Tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi giữa ban giám đốc dự án với nhau.

3

Phân công nhiệm vụ giữa ban giám đốc dự án và nhân viên dự án.

4

Quan hệ giữa các nhân viên dự án trong quá trình thực hiện dự án.


5

Quy định trách nhiệm các cá nhân trong ban đối với việc hoàn thành dự án.

6

Liên quan đến việc phối hợp giữa các tổ đội khác liên quan.

7

Liên quan đến việc thanh toán chi phí cho các tổ đội.

8

Liên quan đến yếu tố đảm bảo an toàn cho người lao động.

9

Liên quan đến thời gian và chi phí trả tăng ca.

10 Liên quan đến việc sắp xếp vị trí và nhiệm vụ cho đội ngũ quản.
11 Ảnh hưởng đến đời sống cho người dân xung quanh dự án.
12 Ảnh hưởng đến các yếu tố an toàn của người dân xung quanh dự án.
13 Ảnh hưởng đến an sinh xã hội khu vực xung quanh dự án.
14 Liên quan đến việc tái lập mặt bằng sau khi hoàn thành thi công dự án.
15 Trao đổi thông tin giữa nhà thầu và BQLDA.
Lựa chọn phương án giải quyết các phát sinh trong quá trình thi công của
16
nhà thầu và BQLDA
17 Can thiệp của BQLDA và công việc của nhà thầu thi công.



10

TT

Tên yếu tố

18 Chọn phương án xử lý vi phạm nếu có giữa BQLDA – nhà thầu thi công
19 Xác định phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư
Xác định phương án hỗ trợ: ổn định đời sống và ổn định sản xuất, di chuyển
20
nhà đối với hộ bị thu hồi đất, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.
21 Ảnh hưởng đến các dự án lân cận.
22 Thiếu chính xác và minh bạch của dự án.
23 Nội dung các văn bản pháp lý liên quan đến dự án
Tính không thống nhất giữa các ngành quản lý liên quan và đơn vị thi công
24
đến dự án: thời gian, chi phí, phương án thi công.
25 Sự ủng hộ và tham gia của chính quyền địa phương.
26 Ảnh hưởng lên việc chỉnh trang đô thị của địa phương.
Trong khi đó, tại Pakistan, Rizwan U. Farooqui, Salman Azhar (2014) đã
nghiên cứu và chỉ ra những nguyên nhân chính gây tranh chấp trong ngành công
nghiệp xây dựng ở Pakistan dưới góc nhìn của nhà thầu bao gồm:
Bảng 2-3: Danh sách yếu tố gây mâu thuẫn phỏng theo nghiên cứu của Rizwan U.
Farooqui, Salman Azhar (2014)
Nhóm yếu tố
Nhóm yếu tố kỹ thuật

Tên yếu tố gây mâu thuẫn

Giám sát yếu kém
Các thông tin kỳ vọng không đúng thực tế
Chọn nhà thầu phụ không phù hợp
Miễn cưỡng trong việc tìm kiếm và làm rõ các vấn đề
Thiếu hụt nhân sự và thiết bị thích hợp
Thiếu chuyên nghiệp của các bên tham gia dự án
Thiếu năng lực của của các bên tham gia dự án
Phân chia rủi ro không rõ ràng
Phân chia rủi ro không cân bằng

Nhóm yếu tố tài chính

Sự biến động giá nguyên vật liệu
Đồng tiền tăng giá
Bên tham gia dự án phá sản
Thiếu hụt tài chính của bên tham gia dự án


×