Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Các nhân tố làm tăng chi phí đầu tư xây dựng và thiết bị trong các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 102 trang )

`

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

ĐẶNG DUY QUỐC CƯỜNG

CÁC NHÂN TỐ LÀM TĂNG CHI PHÍ XÂY DỰNG VÀ
THIẾT BỊ TRONG CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật XDCT Dân dụng và Công nghiệp
Mã số ngành

: 60580208

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

ĐẶNG DUY QUỐC CƯỜNG

CÁC NHÂN TỐ LÀM TĂNG CHI PHÍ XÂY DỰNG VÀ
THIẾT BỊ TRONG CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật XDCT Dân dụng và Công nghiệp
Mã số ngành

: 60580208

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.Nguyễn Thống

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2016


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Thống

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày… tháng … năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS. TS. Ngô Quang Tường


Chủ tịch

2

TS. Trần Quang Phú

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Quốc Định

Phản biện 2

4

TS. Lương Đức Long

5

TS. Phan Vũ Hồng Sơn

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn



TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày01 tháng 4 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

Đặng Duy Quốc Cường

Ngày, tháng, năm sinh:

I.

09/03/1980

Giới tính:

Nam

Nơi sinh: Tp.Hồ Chí Minh

Chuyên ngành

:


Kỹ thuật xây dựng cơng trình Dân dụng và Cơng nghiệp

MSHV

:

1441870037

Tên đề tài:
Các nhân tố làm tăng chi phí đầu tư xây dựng và thiết bị trong các dự án xây

dựng hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh
II.

Nhiệm vụ và nội dung:
1. Nhiệm vụ:
Tìm kiếm các nhân tố làm tăng chi phí đầu tư xây dựng và thiết bị trong các dự

án hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh
2. Nội dungvà các kết quả đạt được:
-

Tìm kiếm các nguyên nhân gây tăng chi phí xây dựng và thiết bị trong các
dự án hạ tầng kỹ thuật.
- Khảo sát mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân.
- Tổng hợp và phân tích các ngun nhân chính.
- Tìm kiếm các giải pháp khắc phục cho từng nguyên nhân.
Kết quả dự kiến đạt được:

-


Khảo sát và phân tích được các nguyên nhân làm tăng chi phí xây dựng và
chi phí thiết bị trong các dự án hạ tầng kỹ thuật tại TP.HCM.


III.

Ngày giao nhiệm vụ:01/04/2016

IV.

Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/7/2016

V.

Cán bộ hướng dẫn:PGS.TS.Nguyễn Thống
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS.NGUYỄN THỐNG


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Đặng Duy Quốc Cường


ii

LỜI CẢM ƠN
Để đạt được thành quả này, người đầu tiên tơi muốn được gửi lời cảm ơn là
thầy Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thống. Thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả tập thể
cán bộ, nhân viên và các Thầy-Cô tại Phòng quản lý khoa học và đào tạo sau đại
học vàKhoaKỹ thuật xây dựng cơng trình DD&CN của trường Đại học Cơng
NghệTp. Hồ Chí Minh.Tất cả những kiến thức, kinh nghiệm các thầy cô đã truyền
đạt sẽ mãi là hành trang q giá cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và
công tácsau này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở các cơ quan, cơng ty trong
lĩnh vực xây dựng đã hỗ trợ đóng góp những kinh nghiệm q báu cũng như động
lựccho tơi rất nhiều trong quá trình thực hiện các nghiên cứu khảo sát phục vụ cho
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơnnhững người thân trong gia đình, những người bạn
thân của tôi đã luôn bên cạnh, quan tâm, động viên và giúp đỡ tơi vượt qua những
khó khăn, trở ngại để hoàn thành luận văn này.
Đặng Duy Quốc Cường



iii

TÓM TẮT
Trong bối cảnh đất nước đang trên đường hội nhập kinh tế thế giới, vấn đề về
đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đang trở nên cấp thiết đối với đất
nước ta hiện nay. Có nhiều dự án lớn đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư hoặc
triển khai thi công với nguồn vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng như dự án tuyến
đường sắt metro, dự án chống ngập thành phố do ảnh hưởng triều cường… Song
song với việc triển khai các dự án lớn, thì vấn đề phát sinh chi phí đầu tư xây dựng
cũng đang là vấn đề bức xúc, làm đau đầu các nhà quản lý. Đề tài này được thực
hiện nhằm xác định, đánh giá những nguyên nhân làm gia tăng chi phí đầu tư xây
dựng và thiết bị trong các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01/04/2016 đến ngày
30/05/2016, tổng số bảng câu hỏi khảo sát được gửi đi là 257 bảng câu hỏi, kết quả
thu về được 125 bảng trả lời và trong đó có 114 bảng trả lời hợp lệ. Kết quả khảo
sát đã chỉ ra những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng mạnh đến sự gia tăng chi phí
đầu tư xây dựng và thiết bị trong các dự án hạ tầng kỹ thuật tại TP.Hồ Chí Minh
gồm: CĐT / BQLDA yêu cầu thay đổi, làm thêm ; CĐT / BQLDA thay đổi kế hoạch
dự án; CĐT / BQLDA thiếu năng lực quản lý; Điều kiện địa chất phức tạp ; Xảy ra
thiên tai, địch họa ; Thời tiết thay đổi bất thường.
Phương pháp phân tích thành phần chính Principal Components Analysis được
sử dụng để nhóm lại những yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh đến sự gia tăng chi
phí đầu tư xây dựng và thiết bị. Kết quả phân tích được 9 thành phần chính, trong
đó có 6 thành phần chính có nét đặc trưng rõ ràng. Trên cơ sở 6 thành phần đặc
trưng vừa xác định, kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế sự gia tăng chi phí
đầu tư.


iv


ABSTRACT
In the context of the country is on the path of integration into the world
economy, problems with the construction of public utility is becoming urgent for
our country today. There are several major projects in the implementation phase of
investment or under construction with cost raising up to several trillion such as
metro railway project, the project the city against flooding due to storm surges ... In
the other hand, the implementation of major projects, the problems arising costs of
construction investment is also pressing problems, headaches for managers. This
topic was undertaken to identify, evaluate the reasons for the cost increase
investment in building and equipment in the infrastructure projects in Ho Chi Minh
City.
This study was carried out during the period from 04/01/2016 to 30/05/2016
days, total survey questionnaire was sent to the 257 questionnaires, 125 results on
the answer sheet and including 114 valid replies. Survey results showed the leading
causes strong influence on the increase in the construction costs and equipment in
the infrastructure projects in Ho Chi Minh City, including: Owner / PMU requires
replacement change, overtime; Owner / PMU change the project plan; Owner /
PMU lack management capacity; Complex geological conditions; Natural disasters
or enemy sabotage; Weather vagaries.
Principal Components Analysis method is used to group the factors that
influence the level of the increase in investment costs of construction and
equipment. Analytical results are 9 major components, including 6 major
components have clear characteristics. On the basis of specific component 6 has
determined, propose some suggestions to reduce the raising in investment costs.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... II
TÓM TẮT ................................................................................................................ III
ABSTRACT ............................................................................................................. IV
MỤC LỤC .................................................................................................................. V
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... IX
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. IX
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................1
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH NGHIÊN CỨU ......................................................1
1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................................3
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................................4
1.5. ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ............................5
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA ..................................................5
2.1.1. Khái niệm “Dự án hạ tầng kỹ thuật” ...................................................5
2.1.2. Khái niệm “Chi phí xây dựng và chi phí thiết bị” trong cơng trình
xây dựng: ..........................................................................................................5
2.2. SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...................................................7
2.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ...........................................................7
2.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................13
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................13
3.2. CÁC CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU ..............................................................14
3.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp ........................................................................14
3.2.2. Khảo sát bằng bảng câu hỏi ...............................................................14
3.2.3. Thang đo Likert ..................................................................................15
3.2.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ............15



vi

3.2.5. Hệ số tương quan ...............................................................................16
3.2.6. Phân tích phương sai ..........................................................................16
3.2.7. Phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis) ..........17
3.3. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ....................................................................18
3.4. NỘI DUNG BẢNG CÂU HỎI ..................................................................20
3.4.1. Giới thiệu chung .................................................................................20
3.4.2. Hướng dẫn trả lời ...............................................................................20
3.4.3. Các yếu tố khảo sát ............................................................................20
3.4.4. Thông tin chung .................................................................................27
3.5. THU THẬP DỮ LIỆU ..............................................................................28
3.5.1. Xác định kích thước mẫu ...................................................................28
3.5.2. Phân phối và thu thập bảng câu hỏi ...................................................28
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU..................................................................29
4.1. QUY TRÌNH PH ÂN TÍCH SỐ LIỆU .......................................................29
4.2. THỐNG KÊ MƠ TẢ ..................................................................................30
4.2.1. Vai trò của người trả lời trong dự án .................................................30
4.2.2. Số năm kinh nghiệm làm việc của người trả lời ................................31
4.2.3. Phần lớn loại dự án đã tham gia.........................................................32
4.2.4. Phần lớn nguồn vốn dự án đã tham gia .............................................33
4.3. KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO .....................................................34
4.4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ .....................35
4.4.1. Quy trình đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố: .....................35
4.4.2. Đánh giá và xếp hạng sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng ...........................37
4.4.3. Kiểm định sự khác biệt về trị trung bình giữa các nhóm ..................38
4.4.4. Kiểm định tương quan xếp hạng yếu tố ảnh hưởng ..........................44
4.4.5. Tổng kết đánh giá các yếu tố khảo sát ...............................................45
4.5. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GIA
TĂNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ ......................................46

4.5.1. Kỹ thuật phân tích thành phần chính PCA (Principal Components
Analysis) .........................................................................................................46
4.5.2. Thực hiện phân tích thành phần chính PCA ......................................47


vii

4.5.3. Kết quả thành phần chính trong phân tích PCA ................................50
4.5.4. Phân tích ý nghĩa các thành phần chính ............................................52
4.5.5. Tổng hợp các thành phần chính: ........................................................55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................56
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................56
5.2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................57
5.2.1. Kiến nghị giải pháp hạn chế các yếu tố làm tăng chi phí đầu tư ......57
5.2.2. Hướng phát triển đề tài ......................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................60
PHỤ LỤC ..................................................................................................................63


viii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Chủ Đầu Tư

:

CĐT

Ban Quản Lý Dự Án


:

BQLDA

Nhà Thầu Thi Công

:

NT

Tư Vấn Thiết Kế

:

TVTK

PCA

:

Principal Components Analysis


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Danh sách một số dự án bị phát sinh chi phí đầu tư ...................................1
Bảng 2-1: Các nguyên nhân làm phát sinh chi phí đối với các dự án đường cao tốc
theo nghiên cứu của S. M. Vidalis, F.T. Najafi (2002) ...............................................7
Bảng 2-2: Những nguyên nhân làm phát sinh chi phí thi cơng đường cao tốc tại Mỹ

theo nghiên cứu của Stuart Anderson et al (2007) ......................................................7
Bảng 2-3: Danh sách 12 yếu tố chính gây tăng chi phí trong thi cơng các dự án
đường giao thông tại Úc theo nghiên cứu của Garry Creedy (2005) ..........................8
Bảng 2-4: Các nguyên nhân chính làm phát sinh chi phí trong ngành cơng nghiệp
xây dựng Pakistan theo nghiên cứu của Nida Azhar et al (2008) ...............................9
Bảng 2-5: Các nguyên nhân làm phát sinh chi phí trong các dự án xây dựng lớn tại
Việt Nam theo nghiên cứu của Long Le-Hoai et al (2008) .......................................10
Bảng 2-6: Các yếu tố ảnh hưởng lớn theo quan điểm của Chủ Đầu Tư ...................11
Bảng 2-7: Các yếu tố ảnh hưởng lớn theo quan điểm của Nhà thầu thi công...........12
Bảng 3-1: Bảng danh sách các yếu tố khảo sát ..........................................................26
Bảng 4-1: Vai trò của người trả lời trong dự án ........................................................30
Bảng 4-2: Số năm kinh nghiệm làm việc của người trả lời .......................................31
Bảng 4-3: Loại cơng trình tham gia ...........................................................................32
Bảng 4-4: Phần lớn nguồn vốn dự án đã tham gia .....................................................33
Bảng 4-5: Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đánh giá độ tin cậy thang đo .............34
Bảng 4-6: Bảng tính chi tiết hệ số Cronbach’s Alpha cho từng yếu tố khảo sát ......34
Bảng 4-7: Trị trung bình và xếp hạng các yếu tố làm tăng chi phí đầu tư ................37
Bảng 4-8: Kết quả kiểm định One-way ANOVA các yếu tố khảo sát. .....................39
Bảng 4-9: Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis các yếu tố khảo sát. ..........................42
Bảng 4-10: Kiểm định tương quan hạng Spearman ..................................................44
Bảng 4-11: Các yếu tố ít ảnh hưởng nhất đối với sự gia tăng chi phí đầu tư ............45
Bảng 4-12: Các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đối với sự gia tăng chi phí đầu tư .....45
Bảng 4-13: Bảng phân tích hệ số Communalities .....................................................47
Bảng 4-14: Bảng phân tích hệ số KMO và Bartlett's ................................................48
Bảng 4-15: Bảng phân tích hệ số Factor Loadings ....................................................48


x

Bảng 4-16: Ma trận thành phần chính........................................................................50

Bảng 4-17: Bảng ma trận thành phần chính với hệ số Factor Loading > 0.5 ...........51
Bảng 4-18: Bảng tổng hợp các thành phần chính ......................................................52


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................13
Hình 3-2: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi .................................................................19
Hình 4-1: Quy trình phân tích số liệu khảo sát ..........................................................29
Hình 4-2: Vai trò của người trả lời trong dự án .........................................................30
Hình 4-3: Số năm kinh nghiệm làm việc của người trả lờ ........................................31
Hình 4-4: Phần lớn loại dự án đã tham gia ................................................................32
Hình 4-5: Phần lớn nguồn vốn dự án tham gia ..........................................................33
Hình 4-6: Quy trình đánh giá độc lập cho từng loại mức độ .....................................36
Hình 4-7: Biểu đồ phân tích hệ số Eigen values ........................................................49
Hình 4-8: Các thành phần chính ảnh hưởng đến sự gia tăng chi phí đầu tư xây dựng
và thiết bị trong cơng trình hạ tầng kỹ thuật tại TP. Hồ Chí Minh............................55


1

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, khi đất nước trên con đường hội nhập với thế giới
thì việc đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật là rất cấp thiết để đảm bảo mục
tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhiều dự án đã được đầu tư với quy mơ hàng
nghìn tỷ đồng như: Dự án đường sắt đô thị TP. HCM với quy mô 47.325 tỷ đồng;
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc, hồn thiện đường
trục Bắc – Nam (TP.HCM) với quy mô 3.345 tỷ đồng; Dự án mở rộng đoạn đường

Nghi Sơn – Cầu Giát (Thanh Hóa – Nghệ An) với quy mô 3.275 tỷ đồng...
Bên cạnh hàng loạt dự án quy mô lớn được đầu tư xây dựng, thì việc phát sinh
chi phí đầu tư so với dự toán ban đầu cũng đang là một vấn đề bức bối của các chủ
đầu tư và các nhà quản lý dự án. Một số dự án trong quá trình thi cơng đã phải điều
chỉnh vốn đầu tư lên đến hơn hàng nghìn tỷ đồng so với dự định ban đầu, đơn cử
như các dự án sau:
Bảng 1-1: Danh sách một số dự án bị phát sinh chi phí đầu tư
Mức tăng chi
Tên dự án
Nguồn tin
phí đầu tư
Dự án tuyến đường sắt
thị số 1 (lộ trình Bến
1,3 tỷ USD
metro-ben-thanh-tham-luong-doi-vonThành - Suối Tiên)
60-20150717114754457.chn
án đường sắt đô thị
gpmb-du-an-duong-sat-do-thi-cat315 triệu USD
Cát Linh - Hà Đông
linh-ha-dong20150903094549191.chn
án đường cao tốc Hà
tuc/tin-trong-nuoc/du-von-lam-duong21.500 tỷ đồng
Nội - Hải Phòng
hon-14-nghin-titien-le-tot-mung-haylo-a117074.html
án đường cao tốc
tuc/tin-trong-nuoc/du-von-lam-duong5.200 tỷ đồng
Cầu Giẽ - Ninh Bình
hon-14-nghin-titien-le-tot-mung-haylo-a117074.html
Dự án 1547 (quy hoạch
lợi chống ngập úng 56.100 tỷ đồng du-an-ha-tang-doi-von-khung-ai-xotkhu vực TP HCM)

cua-cong-763-391273.htm
Riêng đối với khu vực TP. Hồ Chí Minh, nhiều dự án đầu tư xây dựng hạ tầng
kỹ thuật đã và đang trong tình trạng đội vốn. Theo bài viết trên báo Hà Nội Mới
đăng vào tháng 10/2014:


2



Dự án 1547 (quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP Hồ Chí

Minh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với tổng mức đầu tư (TMĐT) hơn
11.500 tỷ đồng, đến nay đã đội vốn lên tới hơn 67.600 tỷ đồng;


Dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên được phê duyệt với

số vốn đầu tư gần 158 tỷ đồng cho giai đoạn 1 thì đến nay đã tăng lên tới hơn 1.950
tỷ đồng;


Dự án cải tạo hệ thống thoát nước khu vực quốc lộ 13 - Đinh Bộ Lĩnh -

Nguyễn Xí - Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh) từ số vốn ban đầu là 40 tỷ đồng,
đến nay cũng đội lên tới hơn 219 tỷ đồng;


Dự án xây dựng đường Liên tỉnh lộ 25B (giai đoạn 2) và cầu Sài Gịn 2 do


Cơng ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (CII) làm chủ đầu tư,
cũng đội vốn lên hơn 22 tỷ đồng…


Không chỉ những dự án lớn, những dự án nhỏ như dự án xây dựng cơng

trình sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đường số 1 (quận Thủ Đức) được UBND TP Hồ
Chí Minh giao vốn kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2014, là hơn 19 tỷ đồng thế
nhưng, vào cuối tháng 9 vừa qua (năm 2014), Khu Quản lý giao thơng đơ thị số 2
đã trình lên UBND thành phố thẩm định, phê duyệt nâng vốn đầu tư dự án này lên
gần 34 tỷ đồng (vượt gần 80% tổng vốn ban đầu).
(Nguồn />Có thể thấy, việc đội vốn đầu tư như trở thành một tình huống thường gặp
trong các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Hậu quả của việc tăng chi phí đầu
tư khiến cho hiệu quả của dự án bị giảm, gây thất thốt nguồn vốn đầu tư, ảnh
hưởng đến uy tín của Chủ Đầu Tư và Ban Quản Lý Dự Án. Do đó, việc nghiên cứu
tìm hiểu những ngun nhân ảnh hưởng đến việc tăng chi phí đầu tư trong các cơng
trình hạ tầng kỹ thuật là cần thiết và hữu ích.


3

1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vấn đề nghiên cứu là xác định các nguyên nhân thường xảy ra và mức độ ảnh
hưởng của các nguyên nhân đến sự gia tăng chi phí đầu tư xây dựng và thiết bị
trong các dự án hạ tầng kỹ thuật tại TP.Hồ Chí Minh. Các câu hỏi nghiên cứu được
đặt ra là:


Các nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng chi phí đầu tư xây dựng và


thiết bị trong các dự án hạ tầng kỹ thuật tại TP.HCM?
 Trong các nguyên nhân dẫn đến sự tăng chi phí, thì những ngun nhân
nào có tác động mạnh nhất?
 Quan điểm của các bên trực tiếp tham gia dự án với các nguyên nhân dẫn
đến sự gia tăng chi phí xây dựng và thiết bị trong các dự án hạ tầng kỹ thuật có khác
biệt với nhau hay không?

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát: Xác định được những nguyên nhân gây tăng chi phí đầu
tư xây dựng và thiết bị trong các dự án hạ tầng kỹ thuật và đưa ra các giải pháp khắc
phục.
Mục tiêu cụ thể:
 Xác định được các nguyên nhân gây tăng chi phí xây dựng và thiết bị tại
các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật được thực hiện trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.
 Tìm hiểu các mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân.
 Đề ra biện pháp khắc phục cho từng nguyên nhân.
 Nhận định sự khác biệt về quan điểm đánh giá của các bên tham gia.
 Phân tích và nhóm các yếu tố quan trọng gây tăng mức đầu tư.
 So sánh kết quả tìm được với một số nghiên cứu trước.
 Đề xuất những giải pháp hạn chế các yếu tố gây tăng mức chi phí đầu tư.


4

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Không gian thực hiện: các cơng trình hạ tầng kỹ thuật được thi cơng trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
 Thời gian thực hiện: từ tháng 14/02/2016 đến tháng 01/07/2016.
 Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến tăng chi phí đầu tư xây

dựng và thiết bị trong các dự án hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là nhóm cơng trình giao
thơng trên địa bàn.
 Đối tượng khảo sát: các kỹ sư đang công tác trong các đơn vị là Chủ đầu
tư, Nhà thầu thi công, Ban quản lý dự án, Tư vấn giám sát và Tư vấn thiết kế.

1.5. ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
 Về mặt lý luận: phương pháp nghiên cứu của đề tài này có thể áp dụng
cho việc nghiên cứu tìm hiểu những yếu tố quan trọng gây tăng chi phí đầu tư trong
các dự án xây dựng khác như dự án dân dụng – công nghiệp, hạ tầng xã hội…
 Về mặt thực tiễn: việc tìm hiểu các ngun nhân gây tăng chi phí xây
dựng và thiết bị trong các dự án hạ tầng kỹ thuật có thể giúp cho các nhà thầu thi
cơng, chủ đầu tư và thậm chí là cả những nhà tư vấn quản lý trong việc hoạch định
dự án một cách tốt hơn. Ngồi ra, các bên tham gia cũng có thể xây dựng những
phương án để loại trừ những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng chi phí xây dựng và
thiết bị bất hợp lý, từ đó giúp tăng hiệu quả đầu tư của dự án.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA
2.1.1. Khái niệm “Dự án hạ tầng kỹ thuật”
Theo định nghĩa tại Khoản 22, Điều 3, Luật Xây Dựng 2014 thì “hệ thống
cơng trình hạ tầng kỹ thuật” gồm cơng trình giao thơng, thơng tin liên lạc, cung cấp
năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải
rắn, nghĩa trang và cơng trình khác. Phần lớn các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật là do các cơ quan nhà nước đầu tư và được quản lý thông qua hệ thống các
văn bản pháp luật. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung vào
những cơng trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật do cơ quan nhà nước đầu tư là chính và
nguồn vốn đầu tư cơng trình là vốn ngân sách nhà nước.


2.1.2. Khái niệm “Chi phí xây dựng và chi phí thiết bị” trong
cơng trình xây dựng:
Hiện nay, việc quản lý chi phí các dự án hạ tầng kỹ thuật phải tuân theo quy
định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Khoản 4,
Điều 4, Nghị định 32/2015/NĐ-CP quy định về các khoản chi phí trong tổng mức
đầu tư gồm có:
 Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm chi phí bồi thường về
đất, nhà, cơng trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí
bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí
tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất
trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được
đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;
 Chi phí xây dựng gồm chi phí phá dỡ các cơng trình xây dựng, chi phí
san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các cơng trình, hạng mục cơng trình,
xây dựng cơng trình tạm, cơng trình phụ trợ phục vụ thi cơng;
 Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị cơng trình và thiết bị cơng
nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao cơng nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí
nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên
quan khác;


6

 Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các cơng
việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây
dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng;
 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dựng cơng trình và

các chi phí tư vấn khác liên quan;
 Chi phí khác gồm chi phí hạng mục chung như quy định tại Điểm đ
Khoản 2 Điều 8 Nghị định này và các chi phí khơng thuộc các nội dung quy định tại
các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này;
 Chi phí dự phịng gồm chi phí dự phịng cho khối lượng cơng việc phát
sinh và chi phí dự phịng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
Trong các khoản mục chi phí nói trên thì các khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng mức đầu tư dự án gồm:chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí
xây dựng; chi phí thiết bị. Trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khơng
có quy luật rõ ràng mà phụ thuộc vào vị trí dự án, mức yêu cầu bồi thường của
người dân, giá thị trường bất động sản trong khu vực bồi thường… Chính vì vậy,
khoản chi phí này khơng được đưa vào để phân tích mà chỉ phân tích chi phí xây
dựng và chi phí thiết bị.
Ngồi ra, chi phí xây dựng và chi phí thiết bị ở đây chính là khoản chi phí mà
chủ đầu tư sử dụng để hồn thành cơng trình chứ khơng xét đến chi phí mà nhà thầu
cần phải chi ra để hồn thành những công việc được giao kết trong hợp đồng. Do
đó, các loại chi phí này sẽ xuất hiện trong giai đoạn thi cơng cơng trình chứ khơng
xuất hiện ở các giai đoạn khác.

2.1.3. Khái niệm “chi phí đầu tư xây dựng”
Chi phí xây dựng nói chung có thể có nhiều góc nhìn khác nhau đối với các
bên. Cùng một khối lượng cơng việc nhưng chi phí mà chủ đầu tư chi trả cho nhà
thầu sẽ khác với chi phí do nhà thầu chi trả để thực hiện công việc ấy. Do đó, khái
niệm “chi phí đầu tư xây dựng” nhằm để xác định rõ khoản chi phí này là chi phí do
chủ đầu tư chi trả cho nhà thầu chứ khơng phải là khoản chi phí mà nhà thầu bỏ ra
để thực hiện.


7


2.2. SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
S. M. Vidalis, F.T. Najafi (2002) đã điều tra 708 dự án đường cao tốc thuộc
Bộ Giao thông bang Florida (Mỹ) từ năm 1999 đến năm 2001 và đưa ra 8 nguyên
nhân chính làm phát sinh chi phí đối với các dự án đường cao tốc:
Bảng 2-1: Các nguyên nhân làm phát sinh chi phí đối với các dự án đường cao tốc
theo nghiên cứu của S. M. Vidalis, F.T. Najafi (2002)
TT

Nguyên nhân

Mức độ ảnh hưởng

1

Các điều kiện thi công thay đổi

34%

2

Điều chỉnh thay đổi thiết kế

39%

3

Thiếu giám sát, kiểm tra

6%


4

Những thay đổi không quan trọng

5%

5

Thiệt hại do thời tiết

5%

6

Khiếu nại bồi thường

5%

7

Chậm trễ do các tiện ích công cộng

1%

8

Nguyên nhân khác

5%


Trong báo cáo số 574 của tạp chí NCHRP thuộc chương trình nghiên cứu hợp
tác quốc gia về đường cao tốc (Mỹ), Stuart Anderson et al (2007) đã chỉ ra 18
nguyên nhân cơ bản dẫn đến phát sinh chi phí trong cơng trình đường cao tốc gồm:
Bảng 2-2: Những nguyên nhân làm phát sinh chi phí thi công đường cao tốc tại Mỹ
theo nghiên cứu của Stuart Anderson et al (2007)
TT

Nhóm ngun

Ngun nhân

nhân
1

Khuynh hướng mang tính hệ thống

2

Hình thức hợp đồng

3

Thay đổi kế hoạch dự án

4

Sự phức tạp về kỹ thuật xây dựng

5

6
7

Nguyên nhân
bên trong

Thay đổi quy mơ
Những thay đổi khơng quan trọng
Ước lượng chi phí kém

8

Mâu thuẫn ngẫu nhiên

9

Sai sót trong việc điều hành dự án

10

Do nhập nhằng trong các điều kiện hợp đồng

11

Do xung đột hồ sơ hợp đồng

12

Nguyên nhân


Những nhu cầu và quyền lợi của chính quyền địa phương


8
TT
13

Nhóm ngun
nhân
bên ngồi

Ngun nhân
Ảnh hưởng của lạm phát

14

Thay đổi quy mô

15

Những thay đổi không quan trọng

16

Điều kiện thị trường

17

Những sự kiện không lường trước


18

Những điều kiện không lường trước

Garry Creedy (2005) trong nghiên cứu của mình đã khảo sát 238 dự án đường
giao thông ở Queensland (Australia) từ năm 1995 đến năm 2003 và chỉ ra 38
nguyên nhân rủi ro gây gia tăng chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án đường giao
thơng. Trong đó, nhóm nhân tố ảnh hưởng lớn nhất gồm có 12 yếu tố chính:
Bảng 2-3: Danh sách 12 yếu tố chính gây tăng chi phí trong thi cơng các dự án
đường giao thơng tại Úc theo nghiên cứu của Garry Creedy (2005)
TT

Các nguyên nhân

Mức độ ảnh hưởng

1

Quy mô / Thiết kế dự án bị thay đổi

31%

2

Giá đấu thầu cao hơn giá dự toán

11%

3


Thay đổi thiết kế về hệ thống thoát nước

10%

4

Do gia tăng khối lượng thực hiện

10%

5

Thay đổi thiết kế về mặt đường

7%

6

Loại bỏ và thay thế những vật liệu không phù hợp

7%

7

Thay đổi thiết kế cho vấn đề môi trường

6%

8


Những ảnh hưởng do sự giao thơng

5%

9

Chi phí các dịch vụ vận chuyển

4%

10

Tăng giá vật liệu mặt đường

3%

11

Chi phí do điều kiện khó khăn

3%

12

Chi phí cho các cơng việc bắt đầu lại

3%

Nida Azhar et al (2008) trong nghiên cứu “Những nhân tố vượt chi phí trong
ngành cơng nghiệp xây dựng của Pakistan” cũng đã khảo sát 42 yếu tố chính gây

vượt chi phí trong ngành công nghiệp xây dựng của Pakistan. Kết quả nghiên cứu
cho thấy có tổng cộng 10 yếu tố chính gây ra sự gia tăng chi phí xây dựng đối với
ngành xây dựng ở Pakistan gồm các yếu tố sau:


9

Bảng 2-4: Các nguyên nhân chính làm phát sinh chi phí trong ngành cơng nghiệp
xây dựng Pakistan theo nghiên cứu của Nida Azhar et al (2008)
TT

Các nguyên nhân

1

Sự thay đổi giá nguyên liệu thô

2

Vật liệu sản xuất không ổn định

3

Giá ca máy thiết bị cao

4

Do phương thức chọn thầu

5


Quản lý kém

6

Thời gian từ khi thiết kế đến đấu thầu kéo dài

7

Dự tốn khơng phù hợp

8

Cơng việc phát sinh

9

Kế hoạch khơng phù hợp

10

Chính sách địa phương khơng phù hợp

2.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Long Le-Hoai et al (2008) trong báo cáo nghiên cứu về “Delay and Cost
Overruns in Vietnam Large Construction Projects: A Comparison with Other
Selected Countries” đã khảo sát 21 yếu tố gây chậm trễ và vượt chi phí trong các dự
án xây dựng lớn tại Việt Nam:



×