Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay qua thực tế ở huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.53 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
================

NGUYỄN THỊ NGỌC

DÂN CHỦ LÀNG XÃ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
QUA THỰC TẾ Ở HUYỆN ỨNG HÒA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=================

NGUYỄN THỊ NGỌC

DÂN CHỦ LÀNG XÃ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
QUA THỰC TẾ Ở HUYỆN ỨNG HÒA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Công Nhất



Hà Nội – 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ......................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 7
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn ...................................................... 8
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8
NỘI DUNG .................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1: DÂN CHỦ LÀNG XÃ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ......... Error!
Bookmark not defined.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN .................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm và đặc điểm của dân chủ làng xã ở nước ta hiện
nay………………………………………………………………………..E
rror! Bookmark not defined.
1.1.1 Quan niệm chung về dân chủ ..... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Dân chủ làng xã ở nước và đặc điểm của nóError! Bookmark
not defined.
1.2. Nội dung và một số nhân tố tác động đến nội dung thực hiện dân
chủ làng xã ở nước ta hiện nay ........... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Một số nội dung cơ bản của dân chủ làng xã ở Việt Nam
hiện nay .............................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Một số nhân tố tác động đến nội dung thực hiện dân chủ làng xã
ở nước ta hiện nay ................................ Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC HIỆN DÂN CHỦ LÀNG XÃ Ở NƯỚC TA HIỆN

NAY QUA THỰC TẾ Ở HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP................. Error! Bookmark not defined.


2.1. Thực trạng thực hiện dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay qua
thực tế ở Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà NộiError! Bookmark not
defined.
2.1.1. Vài nét về tổ chức làng xã và truyền thống dân chủ làng xã ở
Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội hiện nayError! Bookmark not
defined.
2.1.2. Thực trạng thực hiện dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay qua
thực tế ở Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội hiện nay ............. Error!
Bookmark not defined.
2.1.3. Một số vấn đề đặt ra ................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt
tiêu cực khi thực hiện dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay qua thực
tế ở Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà NộiError!

Bookmark

not

defined.
2.2.1. Nhóm giải pháp phát huy mặt tích cựcError! Bookmark not
defined.
2.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế mặt tiêu cựcError!

Bookmark

not


defined.
KẾT LUẬN ............................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 9
PHỤ LỤC ........................................................ Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1 . Lí do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn khẳng định cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân thực
hiện và vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong bầu trời không có gì quý bằng
quần chúng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết
của nhân dân” [29,tr.276] và “Chế độ xã hội chủ nghĩa là do nhân dân lao
động làm chủ” [29,tr.273]. Chính vì vậy, ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú ý tuyên truyền, giác ngộ ý thức làm chủ
sự nghiệp cách mạng cho quần chúng nhân dân, cả trong cách mạng giải
phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa
Bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa là dân chủ, theo đó dân chủ vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng do Đảng và nhân dân ta
xây dựng. Từ lâu, Đảng ta rất coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, dựa vào dân, nên đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, dân chủ hoá đời sống xã hội được Đảng Cộng sản Việt Nam xác
định là một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm. Đặc biệt là dân chủ hoá
đời sống xã hội từ cơ sở.
Sau 30 năm đổi mới, kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều thành tựu to
lớn, tạo tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, từng bước nâng cao chất lượng đời sống

của nhân dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay với Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã, đang được triển khai rộng rãi trong
cả nước, được nhiều địa phương quan tâm và ủng hộ đã tạo ra làn sóng
chuyển đổi mạnh mẽ ở các địa phương, diện mạo nông thôn thay đổi, đường
xá được xây dựng khang trang, con người sống hài hòa, kinh tế xã hội phát

1


triển, an ninh quốc phòng được củng cố, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, bộ mặt
nông thôn được đổi mới
Với định hướng phát triển đất nước đã xác định, quá trình xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang đặt ra những vấn đề cốt lõi không
chỉ trong phương thức thực hiện mà cả trong thể chế và thiết chế. Sự bất cập,
sự chậm trễ, sự méo mó, sự nửa vời trong thực hiện dân chủ xã hôi đã gây nên
những bức xúc âm ỉ trong xã hội, đòi hỏi cần có những nghiên cứu, đề xuất
các giải pháp cho phù hợp.
Trong những năm qua, mặc dù đã có những thành tựu nhất định, xong
quyền làm chủ của nhân dân vẫn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực;
tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, tham nhũng, sách nhiễu dân vẫn xảy ra
phổ biến và nghiêm trọng. Đây là nguy cơ lớn của Đảng cầm quyền. Quan
liêu và tham nhũng làm xói mòn bản chất cách mạng của Đảng, của Nhà
nước, làm suy thoái đội ngũ đảng viên, cán bộ công chức về đạo đức, chính
trị, phá hoại mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và quần chúng nhân dân. Phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa được cụ thể hoá bằng
pháp luật, thành cơ chế, nên chậm đi vào cuộc sống.
Để không ngừng tăng cường việc thực hiện dân chủ làng xã và góp
phần xem xét, đánh giá vấn đề một cách khách quan, khoa học, việc đi sâu
nghiên cứu, tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện trên phạm vi toàn quốc hay
từng địa phương cụ thể đều có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Từ đó, tiêu

điểm mà tôi muốn đề cập, tập trung tìm hiểu là đời sống dân chủ ở các huyện
ngoại thành Hà Nội qua thực tế tại huyện Ứng Hòa,
Với ý nghĩa như vậy, tôi chọn vấn đề: "Dân chủ làng xã ở nước ta hiện
nay qua thực tế ở huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội" để làm đề tài luận văn
thạc sĩ, nhằm vận dụng kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm công tác thực
tế để làm rõ hơn vấn đề dân chủ làng xã trên một địa bàn huyện cụ thể.

2


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
a. Qua khảo sát tài liệu, có thể chia thành các nhóm tài liệu lớn như sau:
- Nhóm các tài liệu nghiên cứu về làng xã và truyền thống dân chủ làng xã;
- Nhóm các bài báo viết về đời sống nông dân, xã hội nông thôn, về dân
chủ làng xã;
- Đề tài nghiên cứu về dân chủ làng xã.
* Nhóm các tài liệu nghiên cứu về làng xã và dân chủ làng xã
- “Một số vấn đề làng xã Việt Nam” của Nguyễn Quang Ngọc đã
nghiên cứu sự ra đời và biến đổi của làng xã Việt Nam trong tiến trình lịch sử;
nghiên cứu sự xuất hiện và song hành cùng tồn tại trong thiết chế chính trị, xã
hội nông thôn Việt Nam thời phong kiến; cơ chế, thiết chế quan phương và
phi quan phương, tính hành chính và tính tự trị, tính chính trị và tính xã hội
trong tổ chức và quản lý làng xã nông thôn Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
của dân tộc Việt Nam... Tác giả khẳng định, mặc dù làng xã truyền thống đã
trải qua nhiều biến đổi nhưng nó chưa hoàn toàn biến mất, thậm chí còn phát
huy tác dụng trong chừng mực nhất định và trong một số mặt nào đó của đời
sống nông thôn hiện nay.
Trong tác phẩm này, tác giả cũng khẳng định truyền thống dân chủ làng
xã Việt Nam có nét đặc trưng cơ bản là quyền lợi, trách nhiệm của con người
không được xem xét với tư cách là cá nhân, mà luôn được xem xét và giải

quyết với tư cách là con người của cộng đồng, thuộc về dòng tộc.
- Các công trình: "Về giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam" (nhiều tác
giả) gồm 2 tập, nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà Nội, 1983 và "Giá trị tinh
thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" của Trần Văn Giàu, nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh (tái bản năm 1993) đã phân tích một cách sâu sắc về
các giá trị tinh thần truyền thống của người Việt Nam. Đặc biệt ở góc độ sử
học và đạo đức học, các tác phẩm đã phân tích sự vận động của những giá trị
tinh thần truyền thống qua những sự kiện phong phú của Việt Nam

3


- Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống Việt Nam trong quá trình hội nhập (đề tài KX.03.14/06-10) tổ chức tại
Biên Hòa – Đồng Nai vào tháng 9 năm 2009 với gần 40 bài viết của các tác
giả nghiên cứu đã được trình bày tại hội thảo. Phần thứ nhất gồm các bài viết
về giá trị văn hóa Việt Nam, chỉ ra những nét đặc sắc của nền văn hóa truyền
thống với các góc nhìn khác nhau. Phần thứ hai gồm tập hợp các bài viết về
giá trị văn hóa Việt Nam, chỉ ra những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc và
những vấn đề đặt ra đối với bản sắc văn hóa Việt Nam trong quá trình đổi mới
và hội nhập. Phần ba và phần bốn là các bài viết về những nét đặc trưng và
việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ở Nam Bộ và Đồng Nai
Cũng có hàng loạt các nghiên cứu về lịch sử nông thôn Việt Nam như
các chuyên khảo về làng xã, những đánh giá về triển vọng lịch sử của quá
trình phát triển kinh tế xã hội (của Phan Đại Doãn, Đào Thế Tuấn), những
cách nhìn mới về " làng truyền thống" (của Trần Từ, Toan Ánh)...
- Tác phẩm Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn
Việt Nam hiện nay: Sách tham khảo. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004
do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên đã đi sâu vào nghiên cứu hương ước và vai
trò quan trọng của hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn

Việt Nam. Nội dung tác phẩm gồm có ba phần: Hương ước xưa và nay;
hương ước và pháp luật; hương ước với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn
hiện nay. Ngoài ra, tác phẩm còn có thêm các phần phụ lục gồm một số văn
bản của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước
mới và một số bản hương ước trong các giai đoạn tồn tại, phát triển của
hương ước Việt Nam.
Tác phẩm đã khái quát hóa và đi sâu nghiên cứu sự phát triển hương
ước qua các thời kỳ lịch sử và qua đó vai trò trong quá trình thực hiện dân chủ
của hương ước đã được chỉ rõ, có tác động tích cực tới hệ thống pháp luật để
thực hiện dân chủ hóa ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ mới.

4


Nhìn chung, các tác giả của những công trình đã nghiên cứu tòan diện
các vấn đề về làng xã cổ truyền, những giá trị của nó và sự kế thừa các giá trị
truyền thống trên bình diện chung của văn hóa dân tộc Việt Nam.
* Nhóm các bài báo viết về đời sống nông dân, xã hội nông thôn, về
dân chủ làng xã
- "Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay" nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001. Phần 1 của cuốn sách tập trung nghiên cứu một số vấn đề
cơ bản của cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, như: xây dựng cộng đồng
làng xã, tổ chức Đảng ở làng xã, hoạt động của chính quyền cơ sở cấp xã, vấn
đề làng xã Việt Nam hiện nay và xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, vấn đè huy động sức dân để xây dựng
cơ sở hạ tàng nông thôn hiện nay và nghiên cứu đói nghèo ở các cộng đồng
làng xã Việt Nam thời gian qua. Phần 2 của cuốn sách trực tiếp mô tả cụ thể
cộng đồng làng xã ở một số địa phương, từ đó có những nhận xét, kiến nghị
cho việc xây dựng thành công cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay theo chủ
trương của Đảng

- “Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước
ta hiện nay” (TS. Nguyễn Văn Sáu và GS. Hồ Văn Thông đồng chủ biên).
Công trình là những nghiên cứu tổng kết việc thực hiện Quy chế thực hiện
dân chủ ở cơ sở sau 5 năm ban hành và xây dựng chính quyền cấp xã trên một
số hoạt động: quản lý xã hội, hoạt động kinh tế, quản lý tài chính, thực hiện
Chương trình xóa đói giảm nghèo... và phụ lục giới thiệu kinh nghiệm triển
khai dân chủ ở cấp thôn của Trung Quốc
- Các công trình “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện
nay”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; “Dân chủ và dân chủ ở
cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới” GS.TS Hoàng Chí Bảo, nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, Nguyễn Việt Hương: “Dân chủ làng
xã: Truyền thống và hiện đại”. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8, năm
2004, tr.18-27; Lê Xuân Huy: “Ảnh hưởng của tâm lý sản xuất nhỏ đối với
5


việc thực hiện dân chủ ở nông thôn ta hiện nay”. Tạp chí triết học, số 7, năm
2005, tr. 12-17 … đều xoay quanh mảng chủ đề lớn, phức tạp, quan trọng và
cấp bách đối với sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt nhìn từ góc độ văn hóa
dân chủ, góc độ nhân văn...Các công trình nghiên cứu trên đã khảo sát, nghiên
cứu, đánh giá về đời sống nông thôn Việt Nam trong lịch sử và hiện tại ở cả
khía cạnh thiết chế, thể chế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội; đã nêu bật tầm quan trọng của dân chủ và dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là dân
chủ cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay, những hạn chế, yếu kém trong quá
trình thực hiện dân chủ ở cơ sở trong thời gian qua, đồng thời đề xuất những
giải pháp khắc phục nhằm góp phần thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn việc
phát huy dân chủ trong đời sống xã hội, tạo động lực và mục tiêu cho sự
nghiệp xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”
b. Một vài nhận xét

Nhìn chung, các tác giả của những công trình này đã nghiên cứu toàn
diện vấn đề về làng xã cổ truyền, những giá trị của nó và sự kế thừa các giá trị
truyền thống trên bình diện chung của văn hóa dân tộc Việt Nam. Các công
trình trên đã khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về đời sống nông thôn Việt Nam
trong lịch sử và hiện tại ở cả khía cạnh thể chế, thiết chế trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đã nêu bật được tầm quan trọng của dân
chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay, những hạn chế thực hiện
dân chủ cơ sở trong thời gian qua, đồng thời đề xuất những giải pháp khắc
phục nhằm góp phần thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn việc phát huy dân
chủ trong đời sống xã hội.
Như vậy, về vấn đề dân chủ đã có nhiều công trình, bài viết của nhiều
tác giả đề cập. Từ những tài liệu mà tôi có được, tôi mong muốn lần tìm được
mạch nguồn tiếp nối của dòng chảy liên tục của đời sống con người, xã hội ở
vấn đề xây dựng nông thôn ở Việt Nam nói chung, qua đó nghiên cứu được
một phần nào đó về dân chủ trong đời sống của người dân Ứng Hòa nói riêng
6


3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng và đề xuất
những phương hướng, giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao hiệu quả của
việc thực hiện dân chủ làng xã trên địa bàn huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà
Nội hiện nay.
b. Nhiệm vụ
- Phân tích những vấn đề lý luận về dân chủ và thực hiện dân chủ ở làng xã;
- Đánh giá thực trạng thực hiện dân chủ làng xã trên địa bàn huyện Ứng
Hòa (Hà Nội), chỉ rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hiệu quả việc thực
hiện dân chủ làng xã trên địa bàn huyện Ứng Hòa hiện nay.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình thực hiện dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay qua
thực tế ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu quá trình thực hiện dân chủ làng xã ở nước
ta hiện nay qua thực tế ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
- Về không gian và thời gian:
+ Không gian: Hà Nội – huyện Ứng Hoà;
+ Thời gian: từ năm 2000 đến nay.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
a. Cơ sở lí luận
Luận văn sử dụng hệ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các quan điểm , chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân
chủ làng xã ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, còn một số công trình trong và
ngoài nước nghiên cứu về dân chủ làng xã đã được công bố cũng là cơ sở lí
luận của đề tài
7


b. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận triết học: chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy
vật biện chứng; các phương pháp chung: hệ thống hóa, khái quát hóa, phân
tích và tổng hợp, đôi chiếu so sánh; ngoài ra còn sử dụng các phương pháp
điều tra liên ngành như: điều tra, phỏng vấn sâu, lập biểu….
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
a. Về thực tiễn
Qua nghiên cứu, điều tra, phân tích quá trình thực hiện dân chủ làng xã
trên địa bàn huyện Ứng Hòa, đề tài khái quát một số kết quả bước đầu, chỉ ra
những hạn chế, nguyên nhân của nó; đồng thời đề xuất những phương hướng,

giải pháp cụ thể phù hợp với địa bàn huyện
b. Về lí luận
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, làm cơ sở trong các trường
trong giảng dạy, nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 2 chương, 4 tiết, không kể danh mục tài liệu tham khảo
và phần phụ lục
Chương I: Dân chủ làng xã nước ta hiện nay- một số vấn đề lí luận
Chương II: Thực hiện dân chủ làng xã ở nước ta hiện nay qua thực tế ở
huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội – Thực trạng và giải pháp.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (2012), Lịch sử Đảng bộ Thành
phố Hà nội tập 1(1926-1945).
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ứng Hòa (2012), Lịch sử Đảng bộ Huyện
Ứng Hoà.
3. Lương Gia Ban (2003), Dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Hoàng Chí Bảo (chủ biên): Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta
hiện nay, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004
5. Chính phủ (1998), Chỉ thị số 24/1998 ngày 19/6 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp,
cụm dân cư, Hà Nội.
6. Chính phủ (1998), Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (ban hành kèm theo
Nghị định 29/1998/NĐ/CP ngày 11/5/1998), Hà Nội.
7. Chính phủ (2003), Quy chế thực hiện dân chủ ở xã(ban hành kèm theo
Nghị định số 79/2003/NĐ-Cp ngày 07/07/2003), Hà Nội.

8. Chính phủ (2003), Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10 về cán bộ,
công chức phường, xã, thị trấn, Hà Nội.
9. Chính phủ (2008), Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT- UBMTTQVN
ngày 17/04/2008 của Chính phủ - UBTWMTTQVN hướng dẫn thi hành
các điều 11, 14, 16, 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường và thị trấn, Hà Nội.
10. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên): Giá trị
truyền thống trước những thử thách của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2002.
11. Phan Đại Doãn (2006), Làng Việt Nam – đa nguyên và chặt, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9


12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Chỉ
thị số 30 CT/TW của Bộ Chính trị(khóa VIII) về xây dựng và thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương
lần thứ 3, Khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 30 CT/TW, ngày 18/2/1998 của
Bộ Chính trị Về xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam(2002), Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương
lần thứ 5, Khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam(2002), Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương
lần thứ 6, Khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam(1982), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần
thứ V, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
18. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần
thứ IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội

19. Đảng Cộng sản Việt Nam(2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
20. Đảng Cộng sản Việt Nam(2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần
thứ XI, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Phạm Nhân Đức (2014), “Làng xã Việt Nam – Một vài khái niệm”,
/>22. Huyện ủy Ứng Hòa (2012), Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh số
34/PL-UBTVQH11 về “thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”, Số 56BC/HU.
23.Huyện ủy Ứng Hòa (2013), Báo cáo công tác tổng kết xây dựng và thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm
2014, Số 06-BC/BCĐ.
24.Huyện ủy Ứng Hòa (2014), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 30CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ chính trị (Khóa VIII) về xây dựng và
10


thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Ứng Hòa, Số 130BC/HU.
25. Huyện ủy Ứng Hòa (2014), Báo cáo công tác tổng kết xây dựng và thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2014, nhiệm vụ, giải pháp năm 2015, Số
16 -BC/BCĐ.
26.Hồ Chí Minh toàn tập (1998), tập 4, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
27. Hồ Chí Minh toàn tập (1998), tập 5, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
28. Hồ Chí Minh toàn tập (1998), tập 8, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
29. Hồ Chí Minh toàn tập (1998), tập 12, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
30.Tô Duy Hợp (2010), Bàn về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại từ
hướng tiếp cận hệ giá trị văn hóa, Đề tài KX.O3.14/06-10.
31. Lênin toàn tập (1978), Nxb Tiến bộ, Matsxcova.
32.Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, Nxb chính
trị quốc gia, Hà Nội.
33. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội.
34. Philippe Papin - Oliver Tessier (2002), Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn

đề còn bỏ ngỏ, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội.
35. Đòan Thị Minh Oanh (2012), Truyền thống dân chủ làng xã với quá trình
xây dựng đời sống nông thôn Việt Nam hiện nay, Đề tài truyền thống dân
chủ làng xã với quá trình xây dựng đời sống dân chủ ở nông thôn Việt
Nam hiện nay.
36. Nguyễn Văn Phúc (10/1998), “Phát huy các giá trị truyền thống trong phát
triển đất nước”, Tạp chí Cộng sản.
37. Mai Thị Qúy (2009), Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số gía trị
truyền thống của dân tộc trong bối cảnh tòan cầu hóa hiện nay, Nxb Khoa
học và Xã hội, Hà Nội.
38. Hồ Sỹ Qúy (10/2000), “Mấy suy nghĩ về văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Triết học.

11


39. Nguyễn Văn Sáu - Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ và
xây dựng chính quyền cấp xã nước ta hiện nay, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Ngô Đức Thịnh (2000), Một số vấn đề lý luận và phương pháp nghiên
cứu giá trị văn hóa truyền thống trong đổi mới và hội nhập, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
41. Đặng Hữu Toản (8/2000), “Gắn con người Việt Nam hiện đại với giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, Tạp chí Triết học.
42. Nguyễn Minh Tuấn (9/2005), “Dân chủ hóa nông thôn vì sự phát triển bền
vững”, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc.
43. Nguyễn Minh Tuấn (12/2007), “Làng xã xưa và nay”, Tạp chí Khoa học
và Tổ quốc.
44. Nguyễn Minh Tuấn (4/2009), “Truyền thống dân chủ trong xã hội Việt
Nam”, Tạp chí Tia sáng.
45.Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

46. Đào Trí Úc (2004), Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông
thôn Việt nam hiện nay, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
47.Ủy ban nhân dân Huyện Ứng Hòa (2013), Báo cáo công tác quản lý di tích
năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Số 180/BC-VHTT.
48. Ủy ban nhân dân Huyện Ứng Hòa (2015), Báo cáo công tác quản lý di
tích năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016. Số 171/BC-VHTT.
49. Ủy ban nhân dân Huyện Ứng Hòa (2014), Báo cáo kết qủa thực hiện
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2014,
phương hướng nhiệm vụ 2015, Số 112/BC-BCĐ.
50. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn, Hà Nội.
51.

Về giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam (1983), Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.

12



×