Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.09 KB, 51 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ĐỐI TÁC HỖ TRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP
NĂM 2014
Phục vụ Hội nghị thường niên FSSP ngày 4/2/2015

Hà Nội, tháng 1 năm 2015


NỘI DUNG

1 BỐI CẢNH ..................................................................................................... 5
2 KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP NĂM 2014 .......... 6
2.1 Thực hiện thành công kế hoạch của ngành ............................................. 6
2.2 Thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2011 - 2020 ................... 7
2.3 Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp....................................... 9
2.4 Quản lý và Phát triển rừng bền vững .................................................... 12
2.4.1

Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên
giai đoạn 2014-2020 ................................................................... 12

2.4.2

Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ................................. 13

2.4.3

Quy hoạch rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ................. 14


2.4.4

Tổng điều tra, kiểm kê rừng ........................................................ 16

2.4.5

Tiếp tục đổi mới Công ty lâm nghiệp/Lâm trường quốc doanh.. 16

2.4.6

Lâm nghiệp cộng đồng và đồng quản lý rừng ............................ 20

2.5 Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ môi
trường .................................................................................................... 22
2.5.1

Bảo vệ rừng ................................................................................. 23

2.5.2

Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học .................................... 23

2.5.3

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường ....................................... 25

2.6 Khai thác, chế biến và thương mại lâm sản .......................................... 27
2.6.1

Khai thác lâm sản ....................................................................... 27


2.6.2

Chế biến và xuất nhập khẩu lâm sản .......................................... 28

2.7 Hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế ......................................... 30
2.8 Rừng và biến đổi khí hậu ...................................................................... 32
2.8.1

Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về REDD+ .......... 32

2.8.2

Rừng phòng hộ ven biển và rừng ngập mặn ............................... 35

2.9 Tổ chức và thể chế................................................................................. 36
3 NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ........................... 37
3.1 Tồn tại, hạn chế ..................................................................................... 37
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
2|Page


3.2 Nguyên nhân.......................................................................................... 38
3.2.1

Nguyên nhân khách quan ............................................................ 38

3.2.2

Nguyên nhân chủ quan................................................................ 38


4 ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2015 ........................................................................ 39
4.1 Bối cảnh và dự báo năm 2015 ............................................................... 39
4.1.1

Tình hình thế giới ........................................................................ 39

4.1.2

Tình hình trong nước .................................................................. 39

4.2 Mục tiêu năm 2015 ................................................................................ 40
4.3 Nhiệm vụ trọng tâm năm 2015.............................................................. 41
4.3.1

Triển khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và chế biến lâm
sản năm 2015 .............................................................................. 41

4.3.2

Một số nhiệm vụ khác: ................................................................ 42

4.4 Những giải pháp chủ yếu để thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch .................... 43

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
3|Page


BẢNG
Bảng 1. Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành từ năm 2012-2014........................... 7

Bảng 2. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2014........... 9
Bảng 3. Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành năm 2015 ...................................... 41

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh mục các văn bản qui phạm pháp luật và một số văn bản quan
trọng ban hành năm 2014 .................................................................................... 45
Phụ lục 2. Danh mục các dự án ODA và INGO về lâm nghiệp được Bộ Nông
nghiệp và PTNT phê duyệt năm 2014................................................................. 50

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
4|Page


1 BỐI CẢNH
Ngành Lâm nghiệp Việt Nam bước vào năm 2014 diễn ra trong bối cảnh
kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát
triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc
điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở
ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó,
khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế
giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia,
nhất là khu vực châu Âu. Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm là giá dầu
mỏ trên thị trường thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm. Ở trong nước,
sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị
trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải
quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức
ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và
cạnh tranh của doanh nghiệp thấp.
Trước bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành nhiều nghị
quyết, chỉ thị, quyết định nhằm tiếp tục ổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn và cải

thiện môi trường kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, bảo đảm công tác an sinh xã
hội cho toàn dân. Trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm
2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành
thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2014; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ về
một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển
của doanh nghiệp; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; Chỉ thị
số 25/CT-TTg ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành thực
hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm 2014.
Những quyết sách kịp thời này đã thể hiện rõ bước tiến mới trong tư duy
phát triển và khả năng phản ứng chính sách Chính phủ. Nhờ đó, nền kinh tế - xã
hội nước ta năm 2014 có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013. Mức tăng trưởng năm
nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013
cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng 5,98% của toàn nền
kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64%

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
5|Page


của năm 2013. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp
có mức tăng trưởng cao nhất đạt 6,85%. 1
2 KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP NĂM 2014
2.1

Thực hiện thành công kế hoạch của ngành


Năm 2014 với nỗ lực của toàn xã hội, sự quan tâm thích đáng của Chính
phủ, của các Bộ/ ngành, sự đồng thuận và quyết tâm cao của Lãnh đạo và cán
bộ, công chức toàn ngành đã góp phần thúc đẩy ngành lâm nghiệp phát triển với
một số kết quả nổi bật chính như sau:
- Là năm ngành lâm nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến
nay, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, xuất khẩu tăng kỷ lục, các chỉ tiêu
về lâm nghiệp đều đạt cao hơn so với năm 2013. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt
23,9 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 7,09%; tỷ trọng
giá trị sản xuất của lâm nghiệp trong giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt
3,9%; kim ngạch xuất khẩu lâm sản (kể cả lâm sản ngoài gỗ) đạt 6,2 tỷ USD,
tăng 12,8% so với năm 2013.
- Công tác quản lý bảo vệ rừng tốt hơn, có nhiều chuyển biến tích cực,
tiếp tục đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. Nhờ đó, độ che phủ của
rừng năm 2014 dự kiến đạt 41,5%, (tăng 0,4% so năm 2013) 2.
- Tham mưu đồng bộ nhiều chủ trương, chính sách ngành để tập trung
mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng bền vững và lộ trình tái cơ cấu. Chủ động đẩy
mạnh hơn công tác quy hoạch, kế hoạch và quản lý rừng. Cùng với đó là kiện
toàn tổ chức, nâng cao năng lực Ngành.
- Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp bước đầu đã tạo chuyển biến trên
thực tiễn thông qua việc sử dụng giống cây lâm nghiệp có chất lượng cao, đề
xuất được phương án giảm tỉ trọng dăm gỗ xuất khẩu; chuyển đổi sang trồng
rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ
lớn, mang lại giá trị cao cho người trồng rừng.
- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐCP tiếp tục được thực hiện trên qui mô cả nước và bước đầu có hiệu quả tích
cực đến công tác bảo vệ rừng.

1

Thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế- xã hội năm 2014 ngày

27/12/2014
2
Báo cáo tóm tắt Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 25/12/2014

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
6|Page


- Ngành lâm nghiệp Việt Nam tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tài chính to
lớn từ cộng đồng quốc tế đặc biệt trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, thực hiện sáng
kiến REDD+ và FLEGT.
Kết quả trên đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều
kiện sống của cư dân nông thôn, nhất là những người làm nghề rừng.
Bảng 1. Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành từ năm 2012-2014
Chỉ số mục tiêu
tổng quát
1. Tốc độ tăng GTSX ngành LN
2. Giá trị sản xuất lâm nghiệp
3. Tỷ trọng GTSX lâm nghiệp
trong Gía trị sản xuất nông lâm
thủy sản
4. Kim ngạch xuất khẩu lâm sản
(kể cả LSNG)
5. Tỷ lệ che phủ rừng

Đơn vị
tính


Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

%

5,5

6,04

7,09

Nghìn tỷ
đồng

21

22,4

23,9

%

2,7


2,9

3,9

tỷ USD

4,8

5,5

6,2

%

40,7

41,1

41,5

Nguồn: Tổng cục thống kê
2.2

Thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2011 - 2020

Năm 2014 là năm bản lề Việt Nam thực hiện Kế hoạch Kinh tế-Xã hội
2011-2015, đồng thời cũng là năm bản lề thực hiện Kế hoạch Bảo vệ và Phát
triển rừng (BV&PTR) giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012. Đây là chủ trương đúng
đắn, kịp thời và hợp lòng dân, do vậy công tác BV và PTR luôn được các cấp

các ngành, địa phương quan tâm tích cực, triển khai đồng bộ, rộng khắp trên cả
nước, đạt nhiều thành tích đáng khích lệ. Về cơ bản, các văn bản hướng dẫn
thực hiện Kế hoạch đã được ban hành để các địa phương, đơn vị chủ động hơn
trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Công tác hướng dẫn,
chuẩn bị, giao kế hoạch năm 2014 cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện sớm
hơn 4 tháng so với năm trước, tạo điều kiện chủ động các hoạt động chỉ đạo xây
dựng kế hoạch, bố trí các nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện tổ chức triển khai
thực hiện kế hoạch ngay từ đầu năm.

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
7|Page


Thành tựu nổi bật 2014 là công tác tuyên truyền, truyền thông đã được
chú trọng và thực hiện mang tính tính đặc thù cao là thường xuyên, liên tục, liên
quan đến nhiều đối tượng trong và ngoài ngành, đối tượng và đồng bào dân tôc
ở vùng sâu vùng xa. Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch BV và PTR
đã phối hợp với các cơ quan truyền thông sản xuất 6 bộ phim phóng sự phát
sóng trên Đài truyền hình VN và xây dựng được 4 chuyên mục quản lý, bảo vệ
rừng tuyên truyền trên Đài tiếng nói Việt Nam, hình thành các chuyên trang,
chuyên mục trên báo Nông thôn ngày này và Báo Nông nghiệp VN góp phần
quảng bá mục tiêu, nội dung, triển khai các hiệu quả các hoạt động BV và PTR
trên cả nước, nâng cao vai trò của các chủ rừng.
Nhìn chung, công tác phát triển rừng đã được các địa phương tập trung
triển khai thực hiện, đặc biệt là trồng rừng sản xuất, khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh và chăm sóc rừng trồng. Bên cạnh đó, do tình hình thời tiết diễn biến phức
tạp, mưa, rét, khô hạn thất thường ảnh hưởng đến công tác phòng chống, cháy
rừng và thời vụ trồng rừng và một số nguyên nhân về nguồn vốn thiếu, định
mức đầu tư thấp trong khi diện tích trồng diện tích đất để trồng rừng phân bố
phân tán, ở địa bàn xã, đi lại khó khăn dẫn đên diện tích trồng rừng phòng hộ và

đặc dụng không đạt chỉ tiêu kế hoạch giao.

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
8|Page


Bảng 2. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2014

Chỉ tiêu

T

1

2

3

4
5
6
7

Diện tích trồng
rừng tập trung
- Trồng rừng PH,
ĐD
- Trồng rừng sản
xuất
- Trồng mới

- Trồng lại
Trồng rừng thay
thế
DT rừng TN
nghèo kiệt được
cải tạo
Diện tích rừng
trồng được chăm
sóc
Trồng cây phân
tán
DT rừng được
khoán bảo vệ
Diện tích rừng
được khoanh nuôi
tái sinh

Tỷ lệ % so với
Cùng
Kế
kỳ năm
hoạch
2013
năm

Kế
hoạch
năm

Kết quả

thực
hiện

ha

208.00
0

219.234

105

99

ha

28.000

18.779

67

127

200.455

111

98


112.839
87.617

125
97

Đơn vị
tính

ha
ha
ha

180.00
0
90.000
90.000

7.566

ha
ha

6.000

350

6

ha


300.000

432.884

144

136

nghìn
cây

50.000

50.609

101

96

ha
ha

5.897.043
350.000

379.302

133
108


104

Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp năm 2014
2.3

Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp

Lâm nghiệp là lĩnh vực đầu tiên trong ngành Nông nghiệp hoàn thiện Đề
án tái cơ cấu ngành, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại
Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013.
Mục tiêu cụ thể của đề án: (1) Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch
vụ môi trường rừng; tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 4 - 4,5%; (2)
Từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
9|Page


(3) Góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi
trường sinh thái để phát triển bền vững.
Nội dung tái cơ cấu gồm: (1) Cơ cấu lại 3 loại rừng, trong đó quy hoạch
và xây dựng các vùng trồng rừng gỗ lớn tập trung với diện tích khoảng 1,2 triệu
ha để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; (2) Nâng cao giá trị gia
tăng của ngành thông qua phát triển và nâng cao chất lượng rừng, phát triển
công nghiệp chế biến gỗ, gắn kết chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo
nguyên liệu cho tới khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; (3) Cơ cấu lại các
thành phần kinh tế trong lâm nghiệp theo hướng các tổ chức của nhà nước trực
tiếp quản lý khoảng 50% tổng diện tích rừng toàn quốc và tập trung sắp xếp lại các
công ty lâm nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác; (4) Huy động và

sử dụng các nguồn lực tài chính hợp lý, thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách
nhà nước; và (5) Phát triển theo vùng kinh tế - sinh thái lâm nghiệp.
Cùng với thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án tái cơ cấu
ngành lâm nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ từ trung ương tới địa phương.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt được chú trọng thông qua hội nghị,
hội thảo, tài liệu tuyên truyền (in sách giới thiệu về đề án, tờ rơi...). Bộ đã tổ
chức Hội nghị triển khai đề án toàn quốc và phối hợp với Ủy ban Kinh tế của
Quốc hội tổ chức Hội thảo phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát
triển rừng.
Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo.
Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 03 đề án, gồm: Đề án Quản lý
khai thác rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao năng
lực, hiệu quả hoạt động của kiểm lâm giai đoạn 2014 – 2020; Đề án nâng cao
năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014-2020. Ba (03) đề án quan
trọng đang được thẩm định phê duyệt, gồm: Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven
biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014-2020; Chương trình mục tiêu
phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 (trên cơ sở Kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020).
Để cụ thể hóa các hoạt động của Đề án Tái cơ cấu, Bộ NN và PTNT đã phê
duyệt 04 kế hoạch hành động thực hiện Đề án giai đoạn 2014-2020, phân giao
nhiệm vụ cho các cơ quan đơn vị thuộc Bộ, các địa phương triển khai ngay trong
năm 2014:
(i) Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất:
năm 2014 tập trung xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng và trồng
rừng thâm canh kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn; hoàn thiện hệ thống định mức
kinh tế - kỹ thuật ngành, chú trong tới chuyển hóa, trồng và chăm sóc rừng trồng
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
10 | P a g e



nguyên liệu gỗ lớn cho một số loài cây chủ yếu; Điều tra, đánh giá thực trạng
trồng rừng gỗ lớn phục vụ tái cơ cấu sản xuất lâm nghiệp; Quy hoạch chuyển đổi
loài cây trồng rừng phục vụ đề án tái cơ cấu ngành; và Xây dựng mô hình chuyển
hóa rừng, trồng rừng kinh doanh gỗ lớn.
(ii) Đề án Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến: đã triển
khai nhiệm vụ “Đánh giá tác động của việc giảm tỷ trọng sản xuất chế biến dăm
gỗ xuất khẩu làm cơ sở đề xuất chính sách thuế theo lộ trình từ năm 2015”.
(iii) Đề án phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản
phẩm: đã triển khai Nghiên cứu, đề xuất mô hình kinh tế hợp tác và liên kết theo
chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2014-2020.
(iv) Đề án Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ: đang triển khai nhiệm
vụ “Điều tra, đánh giá thị trường nội địa về hệ thống phân phối đồ gỗ trang trí
nội thất, thị hiếu, dòng sản phẩm, phân khúc thị trường, xu hướng phát triển”.
Các giải pháp tiền đề cho thực hiện đề án đã và đang được triển khai trong
2014 – 2015 với trọng tậm là: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng toàn quốc,
vùng theo cơ cấu rừng mới trên cơ sở thực hiện các dự án quy hoạch lâm
nghiệp; và Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ở cấp quốc gia và theo vùng kinh tế.
Về xây dựng thể chế, chính sách: (i) đã hoàn thành việc rà soát đánh giá
và trình cấp có thẩm quyền quy định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
của ngành lâm nghiệp; (ii) Hoàn thành điều tra đánh giá thực trạng tổ chức và
hoạt động của các Ban QLR phòng hộ, làm cơ sở đề xuất các chính sách phát
triển rừng phòng hộ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ
rừng; (iii) Tiến hành điều tra đánh giá thực trạng công ty lâm nghiệp nhà nước
(được hình thành từ LTQD) để xây dựng cơ chế chính sách đặc thù đối với công
ty lâm nghiệp nhà nước, được Chính phủ ban hành tại Nghị định số
118/2014/NĐ-CP; (iv) Xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định về chính
sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với xóa đói, giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào
dân tộc thiểu số; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đang được rà soát đề xuất sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan, góp

phần phát triển lâm nghiệp bền vững.
Để tập trung nguồn lực cho tái cơ cấu, đã rà soát xác định danh mục các
dự án ưu tiên triển khai, năm 2014 tập trung cho các dự án giống lâm nghiệp; Rà
soát các chương trình, dự án đầu tư, khoa học công nghệ, ... và kế hoạch đầu tư
trung hạn 2013-2015; điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư. Các nguồn lực ngoài ngân
sách được quyết liệt chỉ đạo triển khai như chính sách chi trả dịch vụ môi trường

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
11 | P a g e


rừng. Ngành lâm nghiệp cũng đang bàn với các nàh tài trợ và các Bộ/ngành xây
dựng và chuẩn bị thành lập quỹ REDD+ Việt Nam.
2.4

Quản lý và Phát triển rừng bền vững

2.4.1 Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên
giai đoạn 2014-2020
Hiện nay cả nước có 10.398.160 ha là rừng tự nhiên trong đó rừng tự
nhiên là rừng sản xuất là 4.350.488 ha3 (cả hai số liệu này đều giảm nhẹ so với
năm 2013). Những năm trước đây do kế hoạch sản lượng khai thác lớn nên rừng
tự nhiên đã bị khai thác quá mức, khai thác càn đi quét lại làm cho chất lượng
rừng bị suy thoái. Hiện nay chất lượng rừng sản xuất là rừng tự nhiên rất thấp,
diện tích rừng giàu và trung bình chỉ chiếm khoảng 8%, trong khi đó trạng thái
rừng phục hồi, rừng chưa có trữ lượng chiếm khoảng 61% diện tích có rừng tự
nhiên của cả nước. Trong khi đó, nhu cầu của người dân địa phương đặc biệt là
người dân miền núi về gỗ từ rừng tự nhiên để làm nhà, đồ mộc dân dụng rất lớn,
do vậy hiện nay người dân vẫn khai thác gỗ rừng tự nhiên để sử dụng, nhưng
Nhà nước không kiểm soát được. Đa số các chủ rừng Nhà nước được giao kế

hoạch khai thác rừng không có sự phối kết hợp với chính quyền địa phương
trong việc kiểm tra giám sát. Bên cạnh đó việc thiếu các biện pháp đồng bộ, phù
hợp, thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước để ngăn chặn, kiểm
soát gỗ và sản phẩm gỗ từ khi khai thác đến chế biến và tiêu thụ cũng là một
nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng tự nhiên trong những năm qua.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số
2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 phê duyệt "Đề án Tăng cường công tác quản
lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020" với mục tiêu chung là quản
lý chặt chẽ việc khai thác gỗ rừng tự nhiên, hạn chế tình trạng khai thác gỗ trái
pháp luật, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, góp phần chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Mục tiêu cụ thể của Đề án là nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, sau năm
2020 sẽ tạo được những khu rừng sản xuất có chất lượng tốt đủ điều kiện khai
thác bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ là rừng tự nhiên cho tiêu dùng trong
nước và từng bước thay thế gỗ nhập khẩu. Để thực hiện được mục tiêu này, Đề
án đã đưa ra 9 nhóm giải pháp quan trọng, bao gồm việc dừng khai thác chính

3

Quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/7/2014 về việc công bố hiện trạng
rừng năm 2013.
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
12 | P a g e


gỗ rừng tự nhiên trên phạm cả nước; trừ (02) khu vực (thuộc Công ty trách
nhiệm hữu hạn Đắc Tô, tỉnh Kon Tum và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một
thành viên lâm công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình) đã được phê duyệt
phương án, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế và việc khai thác tận

dụng trên diện tích rừng sản xuất Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và
cộng động dân cư thôn.
Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách để bảo vệ diện tích rừng
tự nhiên của các công ty lâm nghiệp phải tạm dừng khai thác từ Đề án này.
Trước mắt trong năm 2014 mức hộ trợ là 200.000 đồng/ha/năm.
2.4.2 Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Năm 2014 là năm có nhiều bước tiến nổi bật trong lĩnh vực quản lý rừng
bền vững và chứng chỉ rừng (CCR) tại Việt Nam ở cả hai lĩnh vực hoàn thiện
văn bản pháp luật và diện tích rừng đạt chứng chỉ FSC quốc tế. Về văn bản pháp
luật, sau nhiều năm trì hoãn, ngày 3/11/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã ban hành Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT về Hướng dẫn về
Phương án quản lý rừng bền vững. Thông tư đã hướng dẫn chi tiết cho các chủ
rừng những quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra, giám sát, thực hiện
Phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng đối với rừng tự nhiên,
rừng trồng là rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Đặc biệt, Thông tư đã giới thiệu
bộ nguyên tắc quản lý rừng bền vững của Việt Nam với 10 nguyên tắc, 52 tiêu
chí và 146 chỉ số. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành Bộ nguyên tắc Quản lý
rừng bền vững quốc gia phù hợp với các qui định của quốc tế về Quản lý rừng
bền vững và CCR.
Về kết quả diện tích rừng đặt chứng chỉ FSC, theo báo cáo của tổ FSC
quốc tế, tính đến 11/2014 Việt Nam có 133.823 ha rừng của 11 tổ chức đạt
chứng chỉ FSC về quản lý rừng bền vững (tăng 54% so với năm 2013) 4. Trong
đó khoảng 50.800 ha rừng tự nhiên đạt chứng chỉ FSC, đạt 101,6% so với kế
hoạch, bằng 117,3% so với năm 2013. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến
và xuất khẩu đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro bằng cách phấn đấu đạt
chứng chỉ CoC/FSC cho doanh nghiệp. Đến 11/2014, Việt Nam có 384 chứng
chỉ COC/FSC cấp cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, cao nhất
trong 10 nước khối ASEAN (tăng 6,7% so với năm 2013).

4


Global FSC Cetificates: type and distributions 11/2014.

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
13 | P a g e


2.4.3 Quy hoạch rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng
2.4.3.1 Quy hoạch rừng
Ngành Lâm nghiệp đã tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn các địa phương rà soát,
hoàn thành qui hoạch BV&PTR cấp tỉnh đến năm 2020 phù hợp với qui hoạch
phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Tại các địa phương quản lý qui
hoạch BV&PTR đã được đặc biệt chú trọng, công tác đánh giá tình hình chuyển
mục đích sử dụng rừng được triển khai một cách quyết liệt. Tính đến nay đã có
55/60 tỉnh, thành phố được thẩm định và có báo cáo thẩm định Quy hoạch
BV&PTR giai đoạn 2011- 2020.
Công tác điều tra cơ bản, thiết kế quy hoạch đã có những bước chuyển
biến rõ nét. Năm 2014 đã có 5 dự án điều tra cơ bản (trong đó có 2 dự án chuyển
tiếp từ năm 2013 và 3 dự án mở mới trong năm 2014). Nội dung công tác điều
tra cơ bản có trọng tâm, trọng điểm gắn với Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và
định hướng phát triển ngành, từng bước cung cấp đầy đủ và kịp thời tư liệu về
tài nguyên rừng và đất rừng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ. Chất
lượng, sản phẩm dự án đã được nâng lên cơ bản đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đặt
ra. Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng toàn
quốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2.4.3.2 Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và trồng rừng thay thế
Thực hiện các Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ các địa
phương đã tổ chức rà soát và đình chỉ triển khai các dự án có chuyển đổi đất
rừng không hiệu quả và thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng
do chuyển đổi rừng. Kết quả rà soát từ năm 2006 đến năm 2013, các địa phương

đã cho phép 2.367 dự án chuyển 363.528 ha đất lâm nghiệp sang mục đích sử
dụng khác. Sau khi rà soát, đánh giá các dự án, các tỉnh đã đình chỉ và thu hồi
diện tích 58.980 ha. Tổng diện tích phải trồng lại rừng là 76.040 ha, trong đó, đã
trồng đến cuối năm 2013 là 2.540 ha; còn phải trồng 73.500 ha 5.
Trên cơ sở đăng ký của các địa phương và các Tập đoàn, Tổng công ty
nhà nước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề
án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
theo tiến độ năm 2014: trồng 13.410 ha; Năm 2015: trồng 31.510 ha; Năm 2016:
các dự án khác còn lại trồng 28.570 ha.
Để đảm bảo nghiêm túc thực hiện quy định của Nhà nước, ngày
24/1/2014 Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích
5

Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến về trồng rừng thay thế tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ngày 16/12/2014

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
14 | P a g e


rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác. Theo đó có 3 phương thức: (a) Đối
với các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã chuyển đổi
diện tích đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích sử dụng khác phải thực hiện
trồng rừng thay thế ngày trong năm 2014 và đảm bảo hoàn thành toàn bộ trong
năm 2015; (b) Đối với các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và
đang thực hiện quy trình, thủ tục chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp có rừng
sang mục đích sử dụng khác phải có phương án trồng rừng thay thế và hoàn
thành việc trồng rừng thay thế ít nhất bằng diện tích rừng được chuyển đổi mục
đích sử dụng cho dự án trong thời gian 18 tháng kể từ khi phương án trồng rừng

thay thế được phê duyệt; (c) Đối với các dự án đầu tư mới, khi phê duyệt
phương án đầu tư phải phê duyệt phương án trồng rừng thay thế. Mọi trường
hợp không có phương án trồng rừng thay thế kiên quyết không phê duyệt
phương án đầu tư.
Tuy nhiên, công tác trồng rừng thay thế năm 2014 vẫn còn rất chậm. Đến
tháng 12 năm 2014, có 28/55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã trồng
rừng thay thế 7.566 ha đạt 37% chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó trồng rừng thay
thế diện tích chuyển sang làm thủy điện đạt thấp 2.823 ha/11.290 ha, đạt 25% kế
hoạch, đặc biệt một số tỉnh có chỉ tiêu kế hoạch lớn nhưng chưa trồng hoặc triển
khai trồng chậm như: Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Đắc Lắc,
Đắc Nong, Gia Lai, Cao Bằng; trồng rừng thay thế diện tích chuyển sang mục
đích khác 2.203 ha/2.120 ha, đạt 104%.
Nguyên nhân việc trồng rừng thay thế đạt thấp là do các cấp, các ngành từ
Trung ương đến địa phương và chủ dự án chưa quan tâm đúng mức đến việc
thực hiện trồng rừng thay thế; các cơ quan quản lý lâm nghiệp và chính quyền
địa phương buông lỏng việc kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh trong quá trình thực
hiện trồng rừng thay thế đối với chủ các dự án; chủ các dự án được phê duyệt
chuyển mục đích sử dụng rừng không thực hiện quy định của pháp luật, dẫn đến
tồn đọng kéo dài; một số địa phương đã chấp thuận cho chủ dự án nộp tiền trồng
rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, nhưng lại để vốn tồn
đọng.
Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
chỉ đạo các địa phương khi chuyển đổi rừng tập trung thì phải trồng lại rừng tập
trung để thuận lợi cho việc kiểm soát, chăm sóc, quản lý và bảo vệ đúng theo
tinh thần trồng rừng thay thế không được trồng rừng phân tán. Các địa phương
cần đôn đốc hướng dẫn lập phương án, bố trí quỹ đất để các chủ đầu tư thực
hiện đúng theo quy định của pháp luật và coi đây là nhiệm vụ quan trọng đảm
bảo hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch. Trong năm 2015 địa phương phải hoàn
thành việc trồng rừng thay thế bảo đảm đúng diện tích đã chuyển đổi. Các địa


Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
15 | P a g e


phương phải tổng hợp, báo cáo việc trồng rừng trên thực tế về Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn trước ngày 1/5/2015 để trình cho Quốc hội, Chính phủ.
2.4.4 Tổng điều tra, kiểm kê rừng
Dự án điểm về điều tra, kiểm kê rừng tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Bắc Kạn theo
Quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 22/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ: 6 tháng
đầu năm 2013, Tổng cục Lâm nghiệp đã tiến hành nghiệm thu, đánh giá kết quả
thực hiện dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ làm cơ sở cho việc xây dựng và
tổ chức thực hiện dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc. Thành quả dự án
đã được công khai trên mạng của Tổng cục Lâm nghiệp, gồm: (i) bộ cơ sở dữ
liệu về rừng, trữ lượng rừng và đất lâm nghiệp chi tiết đến từng lô rừng và chủ
rừng gắn với hệ thống bản đồ; (ii) hệ thống bản đồ kiểm kê rừng các cấp; và (iii)
hồ sơ quản lý rừng. Bộ đã có quyêt định số 157/QĐ-BNN-TCLN ngày
25/1/2014 phê duyệt kết quả kiểm kê rừng của tỉnh Bắc Cạn là một trong hai
tỉnh thực hiện thí điểm Dự án.
Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016:
Trên cơ sở dự án điểm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây
dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày
15/4/2013 phê duyệt Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn
2013 – 2016. Mục tiêu của Dự án là nắm bắt được diện tích rừng, trữ lượng rừng
và diện tích chưa có rừng được quy hoạch cho đất lâm nghiệp, nhằm thiết lập hồ
sơ quản lý rừng và xây dựng cơ sở dữ liệu đất chưa có rừng. Theo Quyết định,
Dự án sẽ được hoàn thành, công bố số liệu vào năm 2016. Tổng cục Lâm nghiệp
được giao trách nhiệm là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo dự án và là chủ dự
án. Tổng kinh phí dự án do ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 1.000 tỷ đồng.
Năm 2014, hoàn thành công tác kiểm kê rừng tại 13 tỉnh (5 tỉnh Tây
Nguyên, 8 tỉnh miền Tây nam bộ). Bộ đã ban hành quyết định số 1157/QĐTCLN ngày 26/5/2014 về Ban hành Quy định nghiệm thu thành quả Dự án

"Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016'. Ngày 23/10/2014
Bộ NN và PTNT đã ban hành quyết định số 4590/QĐ-BNN-TCLN về việc giao
nhiệm vụ cho các đơn vị tổ chức thực hiện điều tra kiểm kê rừng tại 25 tỉnh giai
đoạn 2014-2015.
2.4.5 Tiếp tục đổi mới Công ty lâm nghiệp/Lâm trường quốc doanh
Lâm trường quốc doanh là tổ chức kinh tế Nhà nước, được giao quản lý,
sử dụng diện tích đất, rừng khá lớn để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm
nghiệp. Mười năm qua, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã tích cực
triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 16-6-2003 của Bộ Chính trị
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
16 | P a g e


khoá IX về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh và đạt
được kết quả quan trọng. Đã ban hành khá đồng bộ các văn bản quy phạm pháp
luật, cơ chế, chính sách nhằm thể chế hoá Nghị quyết; đổi mới cơ chế quản lý,
phân biệt rõ nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh với nhiệm vụ công ích. Công tác
quản lý sử dụng đất rừng được củng cố, rà soát hiện trạng và lập quy hoạch sử
dụng đất, rừng gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng
đất của địa phương; xác định rõ diện tích cần giữ lại chuyển sang thuê và thực
hiện các hình thức khoán để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả hơn;
chuyển giao một phần diện tích đất không có nhu cầu sử dụng, sử dụng hiệu quả
thấp về địa phương quản lý. Đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi từ các nông,
lâm trường quốc doanh thành các công ty trách nhiệm hữu hạn nông, lâm nghiệp
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; làm rõ và xử lý các nghĩa vụ tài chính của
các nông, lâm trường. Nhiều công ty bước đầu đã đổi mới quản trị doanh
nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản
và đất đai, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Một số công ty
đã tổ chức lại sản xuất theo mô hình sản xuất, kinh doanh tổng hợp nông - lâm công nghiệp và dịch vụ; hình thành vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến
và thị trường; mở rộng dịch vụ cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ kỹ

thuật cho nhân dân trong vùng, tạo điều kiện cho người dân có thêm việc làm,
tăng thu nhập và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn...
Thực hiện sắp xếp, số lượng lâm trường từ 256 còn 148 công ty lâm
nghiệp, 3 công ty cổ phần, thành lập mới 91 ban quản lý rừng phòng hộ, giải thể
14 lâm trường hoạt động yếu kém hoặc không cần thiết giữ lại. Trước sắp xếp,
diện tích đất các công ty lâm nghiệp quản lý là: 4.091.000ha, sau sắp xếp còn:
2.222.330 ha, giảm 1.868.670 ha, trong đó: 1.350.625 ha chuyển cho 91 ban
quản lý rừng phòng hộ quản lý và 415.125 ha chuyển giao về địa phương. Diện
tích đất lâm nghiệp bình quân của mỗi công ty lâm nghiệp giảm từ 15.980 ha
(2005), đến năm 2012 còn 15.015 ha6.
Tuy nhiên, nhiều mục tiêu Nghị quyết đề ra chưa đạt được. Chưa hoàn
thành việc xác định ranh giới, cắm mốc thực địa, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và chuyển sang thuê đất. Diện tích đất chưa sử dụng hoặc hoang hoá
còn nhiều. Xử lý chậm và thiếu kiên quyết đối với các trường hợp sử dụng đất
6

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNTvề Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 28-

NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc
doanh, tháng 4/2013

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
17 | P a g e


trái quy định. Trách nhiệm quản lý của chính quyền và doanh nghiệp chưa được
làm rõ; ở một số công ty có tình trạng buông lỏng quản lý đất đai, giao khoán,
sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng đất rừng bất hợp pháp. Nhiều công ty
chưa có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản lý và quản trị doanh nghiệp; các
công ty lâm nghiệp quản lý chủ yếu rừng tự nhiên là rừng sản xuất còn lúng

túng, khó khăn khi chuyển sang hạch toán kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.
Hầu hết các công ty có vốn, tài sản nhỏ bé và còn nhiều khó khăn về tài chính.
Hiệu quả sử dụng đất thấp và kết quả sản xuất, kinh doanh chưa tương xứng với
nguồn lực tài nguyên rừng, đất đai được giao. Việc làm, thu nhập của người lao
động và người dân trong vùng chậm được cải thiện.
Trước tình hình đó Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW
ngày 12/3/2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả
hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Mục tiêu, quan điểm của sắp xếp, đổi
mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
như sau:
- Sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm nghiệp phải gắn với
việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa,
phù hợp với chủ trương, định hướng tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, tái
cơ cấu ngành nông nghiệp và nền kinh tế; góp phần giữ vững ổn định chính trị,
xã hội và phát triển nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới.
- Quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tài nguyên rừng. Đất
đai và tài nguyên rừng phải được giao cho những chủ thể quản lý, sử dụng có
hiệu quả; gắn quyền lợi với trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ,
phát triển rừng. Tiếp tục duy trì và hình thành các vùng sản xuất nông, lâm sản
hàng hóa tập trung, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, phù
hợp với quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Giải quyết cơ bản
các tồn tại, vướng mắc về đất đai, nhất là đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân
tộc, bảo đảm ổn định xã hội và thực hiện tốt việc đổi mới quản lý và sử dụng đất
đai, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
- Tạo sự chuyển biến căn bản về phương thức tổ chức quản lý và quản trị
doanh nghiệp; sản xuất nông, lâm nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến và
thị trường theo chuỗi giá trị hàng hoá. Chuyển các công ty trách nhiệm hữu hạn
nhà nước nông, lâm nghiệp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh sang công ty cổ phần
theo quy định của pháp luật. Nhà nước có chính sách phù hợp để các công ty

nông, lâm nghiệp hoạt động công ích hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng các công ty nông, lâm nghiệp trở thành trung tâm liên kết sản
xuất nông, lâm nghiệp, trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ và văn hoá đối
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
18 | P a g e


với nhân dân trong vùng; bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp
và người dân; không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người
trồng rừng và người làm công tác quản lý, phát triển rừng; đóng góp tích cực
vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi
khí hậu, bảo đảm an ninh, quốc phòng tại các địa phương và sự nghiệp phát triển
chung của đất nước.
Để thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 17/12/2014, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và
phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Theo
nghị định này các công ty lâm nghiệp được sắp xếp, đổi mới theo 4 phương thức
sau:
- Duy trì, củng cố và phát triển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ
+ Duy trì, củng cố, phát triển và tái cơ cấu công ty lâm nghiệp có diện tích
rừng sản xuất là rừng tự nhiên giàu và trung bình từ 70% diện tích đất được
giao, thuê trở lên và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
phương án quản lý rừng bền vững, được cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý
rừng bền vững thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh sau khi được Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận.
+ Duy trì, củng cố, phát triển và tái cơ cấu công ty lâm nghiệp có diện tích
rừng sản xuất là rừng tự nhiên chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt phương án quản lý rừng bền vững và chưa được cấp chứng chỉ rừng quốc
tế về quản lý rừng bền vững, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ 70% diện tích đất

được giao, thuê trở lên thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch
vụ công ích.
+ Chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế đơn vị
sự nghiệp công lập có thu đối với công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ có diện tích rừng phòng hộ tập trung từ 70% diện tích đất được giao,
thuê trở lên. Việc tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ thực hiện
theo Quy chế quản lý rừng phòng hộ.
- Chuyển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
thành công ty cổ phần
+ Chuyển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành
công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối đối với công ty lâm nghiệp
có diện tích rừng sản xuất là rừng trồng và đất quy hoạch trồng rừng sản xuất từ
70% diện tích đất được giao, thuê trở lên tại các địa bàn chiến lược, vùng sâu,
vùng xa gắn với quốc phòng, an ninh. Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể tỷ
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
19 | P a g e


lệ nắm giữ vốn nhà nước ở từng công ty khi phê duyệt phương án sắp xếp của
Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh và tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
+ Chuyển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành
công ty cổ phần, Nhà nước không giữ cổ phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ
phần đối với các công ty lâm nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại phần
trên.
- Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trên cơ sở
sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nhằm
thực hiện gắn kết phát triển vùng nguyên liệu và người dân trong vùng với phát
triển công nghiệp chế biến và thị trường; phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất của địa phương và bảo

đảm quyền lợi của người lao động.
- Giải thể công ty lâm nghiệp
Giải thể công ty lâm nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Kinh doanh thua lỗ ba năm liên tiếp vì lý do chủ quan của công ty và có
số lỗ lũy kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại công ty trở lên.
+ Khoán trắng, giao khoán đất nhưng không quản lý được đất đai và sản
phẩm trên diện tích chiếm từ 3/4 tổng diện tích đất công ty được giao, thuê.
+ Quy mô diện tích dưới 1.000 ha, phân tán, sản xuất kinh doanh kém
hiệu quả. Trường hợp quy mô diện tích dưới 1.000 ha, liền vùng, tập trung và
sản xuất kinh doanh hiệu quả cần giữ lại thì cơ quan chủ sở hữu xem xét, trình
cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2.4.6 Lâm nghiệp cộng đồng và đồng quản lý rừng
Lâm nghiệp cộng đồng (hay quản lý rừng cộng đồng) đang trở thành một
trong những phương thức quản lý rừng quan trọng và có hiệu quả ở Việt Nam.
Hiện có nhiều phương thức quản lý rừng cộng đồng khác nhau như: rừng và đất
rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời; rừng và đất rừng sử dụng
vào mục đích lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng
quản lý, sử dụng ổn định lâu dài; rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm
nghiệp của các tổ chức nhà nước khoán cho các cộng đồng khoán bảo vệ,
khoanh nuôi và trồng mới theo hợp đồng khoán rừng; rừng và đất rừng của hộ
gia đình và cá nhân là thành viên trong cộng đồng tự liên kết lại với nhau thành
các nhóm cộng đồng (nhóm hộ) cùng quản lý để tạo nên sức mạnh để bảo vệ, hỗ
trợ, đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp.

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
20 | P a g e


Hiện nay cơ sở dữ liệu về LNCĐ ở Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều
nhờ cổng thông tin lamnghiepcongdong.vn do Dự án LNCĐ mở và vận hành.

Trong khi có một số cơ sở pháp lý và chính sách để đưa quản lý rừng cộng đồng
ở Việt Nam tiến về phía trước, thì các văn bản pháp lý về quản lý rừng cộng
đồng lại tản mạn. Một chính sách mang tính toàn diện và cơ chế hỗ trợ rõ ràng
cho quản lý rừng cộng đồng cấp quốc gia là cần thiết. Khi kết thúc dự dự án vào
cuối năm 2013, Dự án đã có ý tưởng đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban
hành một quyết định để thúc đẩy lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam gồm có
các nội dung chính sau:
- Ưu tiên giao cho cộng đồng 2 triệu ha rừng phòng hộ và sản xuất hiện
do UBND cấp xã quản lý;
- Cho phép cộng đồng được khai thác gỗ trên cơ sở quản lý rừng bền
vững cho nhu cầu của cộng đồng;
- Xây dựng năng lực cho cộng đồng thông qua các chương trình đào tạo
cho nông dân của Chính phủ;
- Coi nhóm hộ là một hình thức của cộng đồng để quản lý rừng đã giao
cho các hộ gia đình có hiệu quả hơn;
- Ưu tiên vốn từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng theo
Nghị định 99, các chương trình, dự án REDD+ và các chương trình, dự án quốc
gia và quốc tế có liên quan đến rừng cho cộng đồng thôn bản.
Rất tiếc ý tưởng này đến nay vẫn chưa được thực hiện một phần do:
- Dự án không đủ thời gian để thử nghiệm hoàn chỉnh mô hình đếco kết
quả mang tính thuyết phục các cơ quan quản lý nhà nước ban hành chính sách;
- Các văn bản hướng dẫn kỹ thuật, các quy trình và quy tắc quá phức tạp;
- Tập trung vào sản xuất gỗ mà bỏ qua vai trò quan trọng của lâm sản
ngoài gỗ và các dịch vụ sinh thái rừng.
- Không có cơ quan quản nhà nước chịu trách nhiệm đầu mối về lâm
nghiệp cộng đồng.
Hiện nay tổ chức hai tổ chức quốc tế là RECOFTC và ICRAF đang tích
cực hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh lâm nghiệp cộng đồng bao gồm việc thành lập lại
Tổ công tác quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng và đề xuất chức năng nhiệm vụ
cho một bộ phận thuộc Tổng cục Lâm nghiệp đảm nhận vaii trò đầu mối quản

lý nhà nước về lâm nghiệp cộng đồng.
Đồng quản lý rừng

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
21 | P a g e


Đồng quản lý rừng được hiểu là khi người dân, cộng động địa phương
những người đang khai thác và sử dụng tài nguyên rừng cùng cam kết, hợp tác
và chịu trách nhiệm về các qui định quản lý tài nguyên rừng với chính quyền địa
phương, các cơ quan lý nhà nước về lâm nghiệp. Thông qua cơ chế chia sẻ trách
nhiệm và lợi ích tạo cho cộng đồng, các cá nhân, hộ gia đình sống trong và gần
rừng (chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất tự nhiên) có cơ
hội tiếp cận có kiểm soát các nguồn tài nguyên được chia sẻ, nâng cao động lực
của cộng đồng trong bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng, từng bước thực hiện xã
hội hóa hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.
Từ năm 2012, Nhà nước khuyến khích áp dụng thí điểm mô hình đồng
quản lý rừng theo Quyết định số 126/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc
dụng nhằm tạo cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chia sẻ lợi
ích, quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý các khu rừng đặc dụng với cộng đồng
địa phương theo nguyên tắc đồng quản lý. Trong năm 2014, Tổng cục Lâm
nghiệp đã tổ chức 2 cuộc hội thảo quốc gia để lấy ý kiến về dự thảo Quyết định
về quy chế đồng quản lý rừng để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành vào đầu
năm 2015.
Về cơ chế chính sách đối với rừng đặc dụng, Nhà nước hỗ trợ 40 triệu
đồng/thôn/bản cho cộng đồng vùng đệm để: đầu tư nâng cao năng lực phát triển
sản xuất; hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng của cộng đồng.
Việc tổ chức tận thu, tận dụng lâm sản và chia sẻ lợi ích, kể cả việc tiếp cận
nguồn gen trong các khu rừng đặc dụng phải theo quy định của pháp luật. Người

dân tham gia bảo vệ rừng được hưởng lợi ích từ chi trả các dịch vụ môi trường
của rừng, như cung cấp nước cho nhà máy điện, nước, cho thuê cảnh quan kinh
doanh du lịch sinh thái theo dự án.
Riêng với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn đề xuất Nhà nước bố trí ngân sách sự nghiệp hàng năm, để tiếp tục ổn
định diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc tại chỗ (đặc biệt là
khu vực thuộc đối tượng quy định tại Nghị quyết 30a của Chính phủ), ở một số
khu rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển với mức khoán bình quân 200
ngàn đồng/hécta/năm. Đồng thời, tiếp tục thực hiện việc khai thác lâm sản theo
phương án điều chế, tận thu, tận dụng lâm sản theo quy định của pháp luật.
Người nhận khoán bảo vệ rừng cũng được hưởng lợi ích từ chi trả các dịch vụ
của rừng.
2.5

Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ

môi trường

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
22 | P a g e


2.5.1 Bảo vệ rừng
Trong năm 2014, Chính phủ, các Bộ, Ngành, chính quyền địa phương đã
quan tâm chỉ đạo đối với công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát
triển các dịch vụ môi trường và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt
nhận thức về rừng của toàn xã hội được nâng cao, chủ trương xã hội hóa bảo vệ
rừng đã được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
toàn xã hội về vài trò của rừng, về trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng, ngành lâm

nghiệp đã tham mưu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương, chủ
động triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm tạo chuyển biến tích cực trong lĩnh
vực bảo vệ rừng và PCCCR, ngăn chặn tình trạng khai thác và vận chuyển lâm
sản trái phép, đặc biệt tập trung vào khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy
rừng, điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật như Tây Nguyên, Tây
Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nam bộ. Công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2014 có
nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt: vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ và
phát triển rừng giảm; phá rừng được tập trung khống chế và kiểm soát kịp thời;
cháy rừng tuy có tăng cả về số vụ và mức độ thiệt hại do diễn biến thời tiết phức
tạp, nhưng các vụ cháy rừng đều được lực lượng chức năng phát hiện sớm, phối
hợp tại chỗ tốt, huy động lực lượng kịp thời; hầu hết được khống chế trong vòng
24h nên đã giảm tối đa mức độ thiệt hại.
Tính đến ngày 27/12/2014, cả nước đã phát hiện 24.305 vụ vi phạm Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng, giảm 11% về số vụ so với cùng kỳ năm 2013. Phát
hiện 2.080 vụ phá rừng trái pháp luật, giảm 2%; diện tích rừng bị phá là 644,44
ha rừng, giảm 62,34 ha (tương ứng giảm 9%) so với cùng kỳ năm 2013. Số vụ vi
phạm các quy định của Nhà nước về mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật
là 11.853 vụ, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2013. Số vụ vi phạm về chế biến gỗ
và lâm sản là 856 vụ, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2013. Đã tịch thu 23.539
m3 gỗ các loại, bao gồm: 11.801 m3 gỗ tròn (gỗ quý hiếm 925 m3); 11.738 m3
gỗ xẻ (gỗ quý hiếm 1.455m3). Tổng số tiền thu nộp ngân sách hơn 244,714 tỷ
đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm 20137.
2.5.2 Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
Việt Nam đã được công nhận là một trong ít quốc gia có tính đa dạng sinh
học (ĐDSH) cao trên thế giới và được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa dạng
về địa hình, các hệ sinh thái, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên

7

Báo cáo Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 của Tổng

cục Lâm nghiệp, ngày 31/12/2014.

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
23 | P a g e


tính đa dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam. Hệ thống khu
bảo tồn thiên nhiên ngày càng được củng cố và phát triển với 164 khu rừng đặc
dụng (bao gồm 30 Vườn Quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu Bảo vệ
cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học).
Năm 2014 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác
bảo tồn, nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và chính quyền địa phương, công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên
nhiên các Vườn quốc gia, khu BTTN đã có những chuyển biến tích cực và đạt
được những thành tựu quan trọng. Hệ thống rừng đặc dụng đã được củng cố và
phát huy tốt vai trò bảo vệ đa dạng sinh học. Công tác xây dựng và hoàn thiện
văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng được yêu cầu thực tiễn quản lý. Nhận thức
về vai trò của rừng đặc dụng đối với công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi
trường trong xã hội được nâng lên. Hệ thống tổ chức quản lý rừng đặc dụng
đang dần hoàn thiện theo chiều hướng tích cực; có nhiều công trình nghiên cứu
về bảo tồn loài và bảo tồn hệ sinh thái được triển khai; du lịch sinh thái đang
phát triển tạo cơ chế tài chính bền vững cho các VQG và khu BTTN; công tác
giáo dục môi trường được đẩy mạnh ngay trên địa bàn và tập trung chủ yếu vào
người dân sống trong vùng đệm, tạo sự nhận thức tốt hơn và tranh thủ được sự
ủng hộ của dư luận.
Năm 2014, Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị linh
trưởng quốc tế lần thứ 25 với chủ đề “Đối mặt những thách trong công tác bảo
tồn các loài linh trưởng”. Tham dự Hội nghị có 900 đại biểu là các nhà quản lý,
nhà khoa học đến từ 56 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hội nghị linh
trưởng quốc tế (được tổ chức 2 năm một lần) là dịp để các nhà khoa học, nhà

quản lý cùng nhau trao đổi, thảo luận về những kết quả đạt được trong việc
nghiên cứu, bảo tồn các loài linh trưởng trên thế giới. Việt Nam là nơi cư trú của
26 loài và phân loài linh trưởng trong tổng số 612 loài và phân loài được Tổ
chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế công nhận. Trong đó, có 5 loài và phân loài
đặc hữu của Việt Nam gồm: voọc mũi hếch, voọc mông trắng, voọc Cát Bà, Chà
Vá chân xám và khỉ đuôi dài Côn Đảo.
Ngành lâm nghiệp tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 24/2012/QĐTTg về chính sách đầu tư rừng đặc dụng; Quyết định số 126/QĐ-TTg về thí điểm
chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng nhằm
giảm thiểu tình trạng phá rừng trái phép, nâng cao động lực của cộng đồng trong
bảo tồn và phát triển rừng. Triển khai Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam
giai đoạn 2013 – 2020” theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập
trung: thành lập Ban quản lý dự án; tổ chức xây dựng tài liệu tuyên truyền.
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
24 | P a g e


Năm 2014, đánh dấu 20 năm Việt Nam gia nhập Công ước về buôn bán
quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Nhân dịp này
Việt Nam đã vinh dự được đón Tổng Thư ký CITES quốc tế- ông John E.
Scanlon- sang thăm và tham dự kễ kỷ niệm 20 năm Việt Nam gia nhập CITES.
Theo ước tính của các tổ chức quốc tế, buôn bán trái phép các loài động vật,
thực vật hoang dã hằng năm trên thế giới có giá trị từ 10 đến 15 tỷ USD, đã gây
ảnh hưởng nặng nề tới nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm giảm lợi ích kinh tế,
xã hội và môi trường. Việt Nam khẳng định luôn sẵn sàng chủ động hoặc tham
gia thực hiện các giải pháp cấp bách ở cả cấp quốc gia, khu vực và quốc tế để
đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn bán trái phép qua biên giới các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp và thực thi các quy định, cam kết quốc tế mà
Việt Nam là thành viên. Thời gian qua, Việt Nam đã chủ động tham gia vào việc
phòng, chống việc buôn bán động, thực vật hoang dã, Việt Nam đã xây dựng
một hệ thống pháp lý tương đối hoàn thiện về vấn đề này. Hệ thống pháp lý đã

và đang không ngừng hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu về thực thi pháp luật
kiểm soát buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã, đồng thời nội luật hoá
các quy định của CITES để áp dụng tại Việt Nam.
Năm 2014, Tổng cục Lâm nghiệp đang tiếp tục hoàn thiện để trình Chính
phủ ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến công tác bảo tồn
và thực thi công ước CITES như: quy định cấm xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán,
vận chuyển mẫu vật một số loài động vật thuộc các Phụ lục của Công ước
CITES; Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ
lục của Công ước CITES. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành
động bảo tồn Hổ giai đoạn 2014-2022; Chỉ thị số 03/CTT-TTg, ngày 20/02/2014
về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài
động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
2.5.3 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã và đang thực
sự trở thành một trong những nguồn tài chính quan trọng của ngành lâm
nghiệp. Sau 3 năm triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 20/9/2014 Phó
Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì hội nghị sơ kết 3 năm thực
hiện chính sách chi trả DVMTR. Phó Thủ tướng đã kết luận từ năm 2011 đến
nay các Bộ/ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo
điều hành và tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
Sau hơn 3 năm triển khai, chính sách chi trả DVMTR đã thể hiện tính khả
thi cao, nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo lập một nguồn lực tài chính mới, ổn
định, bền vững phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng; góp phần nâng cao
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2014
25 | P a g e


×