Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.34 KB, 17 trang )

I - Phần mở đầu.
Hiện nay trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, cơng nghiệp đang ngày
càng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế thế giới. Tình hình thế giới phát triển càng
lúc càng cao, các nhà máy, xí nghiệp, các cơng tình, xưởng sản xuất... mỗi ngày thải
ra ngồi mơi trường rất nhiều khí thải, chất thải nguy hại, dẫn đến môi trường bị đe
dọa ô nhiễm. Mơi trường tồn cầu hiện nay đầy những yếu tố nào là hạn hán, đói
kém, mất mùa, lũ lụt, thiên tai. Do đó mơi trường khơng cịn là vấn đề riêng của một
vùng quốc gia, lãnh thổ mà nó đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn
thế giới quan tâm.
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp những thiết bị điện tử,
công nghệ hiện đại được sáng tạo ra giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người. Nhưng có một vấn đề được đặt ra là năng lượng ngày càng tiêu hao nhiều
hơn trong việc sản xuất và nâng cao nhu cầu sống của con người. Vì vậy cạn kiệt
năng lượng đang là vấn đề nóng hổi và cấp bách của tồn cầu. Liệu có nguồn năng
lượng nào có thể cung cấp vơ tận cho con người mà không bao giờ cạn kiệt? Các
nhà khoa học đã tìm ra được nhiều nguồn năng lượng mới để thay thế năng lượng
cũ nhưng những nguồn năng lượng này liệu có thực sự giải quyết được vấn đề đặt
ra? Trong đó nguồn năng lượng nước mà tiêu biểu là việc xây dựng các nhà máy
thủy điện để mang nguồn điện đến cho người dân đang là vấn đề được nhiều nước
quan tâm.
Vậy nhà máy thủy điện có thực sự là phương án tốt nhất cho sự hao hụt năng lượng
hiện nay? Chúng ta đã từng nghe nói đến rất nhiều về cơng dụng của nhà máy thủy
điện, và không phủ nhận sự vô tận của nguồn tài nguyên nước, thế nhưng bên cạnh
những lợi ích mà nhà máy thủy điện đem lại ta đã biết gì nhiều về nhược điểm của
nguồn năng lượng này? Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay chính là trả lời câu hỏi:
“Nguồn năng lượng thủy điện này đã và sẽ tác động như thế nào đến môi trường”?

1


II - Nội Dung


1.Tổng quan về thủy điện
Thủy năng (hydropower) là nhóm năng lượng gồm thủy điện và các loại hình
tương lai như điện thẩm thấu, điện thủy triều, điện sóng, thủy nhiệt. Trong đó thủy
điện được xem là một trong những phương pháp sản xuất điện cổ xưa nhất tận dụng
dòng nước chuyển động để sản xuất điện.
Khả năng sản xuất năng lượng này phụ thuộc vào thể tích và độ cao mà nước
chảy (áp lực của luồng nước). Xây dựng đằng sau một con đập cao, nước có tiềm
năng tích lũy năng lượng lớn. Năng lượng này biến thành năng lượng cơ khí khi
nước ồ ạt đổ xuống cửa cống và đập vào cánh tuabin. Sự quay vòng của tuabin làm
quay nam châm điện sản sinh ra dòng điện ở các cuộn dây tĩnh (nguyên lý cảm ứng
từ). Cuối cùng, dòng điện đi qua một máy biến áp để truyền tải trên các đường dây
điện lực.
Các thành phần của một cơng trình thủy điện bao gồm: đập (hồ) chứa, cửa lấy nước,
bể nắng cát, các đường dẫn nước, đường ống áp lực, tuốc bin, cửa xả đáy, các tháp
điều áp, trạm biến áp-truyền tải.
2. Tác động của thủy điện đến mơi trường.
2.1 Tác động tích cực của thủy điện với mơi trường.
Do khơng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, các nhà máy thủy điện không phát ra
các chất khí, chất rắn gây ơ nhiễm mơi trường, khơng tiêu thụ oxygen, khơng phát
sinh nhiệt, khơng thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính. Do đó, có thể coi đây là
dạng năng lượng sạch.
Những hồ chứa dung tích lớn được xây dựng cùng với các nhà máy thủy điện
sẽ tích nước vào các tháng mùa mưa để có thể dùng để phát điện trong mùa khô.
Như vậy, thủy điện giúp đồng bằng hạ du chống lũ về mùa mưa và hạn chế vào mùa
khơ; cải thiện dịng chảy kiệt và xâm nhập mặn.
Sau khi hoàn thành dự án diện tích mặt nước được tăng lên đáng kể, điều này có tác
động tích cực đến: biên độ nhiệt ngày – đêm, tăng độ ẩm khơng khí vùng ven hồ,
tăng độ ẩm đất ven hồ – tạo điều kiện thuận lợi để hệ sinh thái ven hồ phát triển

2



2.2 Tác động tiêu cực từ các hoạt động của thủy điện.
Đây là khu vực tập trung nhiều hạng mục cơng trình như : đập chính, các đập
phụ, đập tràn, kênh nối hai hồ khi xây dựng cần số lượng cán bộ, cơng nhân, nhiều
thiết bị máy móc tập trung có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực lên hệ sinh thái
động thực vật tự nhiên trong lưu vực và gây ô nhiễm không khi qua các hoạt động
như: rác thải sinh hoạt do công nhân thải ra, các hoạt động khai thác vật liệu xây
dựng tạo bụi, máy móc hoạt động liên tục tạo ra nhiều khí thải và tiếng ồn.
Đối với môi trường đất: chất lượng đất giảm sút do q trình thi cơng có sử
dụng mìn, thuốc nổ, nhiễm kim loại nặng. Mức độ liên kết của đất giảm xuống do
rừng bị phá hủy dẫn đến các hiện tượng xói mịn, sạt nở xảy ra dễ dàng.
Suy giảm tài nguyên sinh học nhất là rừng. Mất rừng và ảnh hưởng đến đa
dạng sinh học với một diện tích lớn rừng ngập trong lịng hồ cùng tồn bộ diện tích
đất sản xuất của khu vực này bị mất, thêm vào đó nạn chặt phá rừng ngày càng gia
tăng mạnh do khai thác gỗ và người dân không có đất sản xuất. Rừng phịng hộ đầu
nguồn bị lâm tặc chặt phá do lợi dụng địa thế, đường thủy trên lịng hồ và thực vật
chết dần vì ngập nước làm cho tốc độ suy giảm tài nguyên rừng quá nhanh ở khu
vực xung quanh dự án kéo theo đó là suy giảm đa dạng sinh học. Hậu quả có thể
thấy được đó là hiện tượng rửa trơi, xói mịn đất xung quanh gây bồi lắng lòng hồ
làm giảm dung tích lịng hồ do, làm ảnh hưởng đến khả năng cắt lũ.
Trên thực tế, việc sử dụng nước tích trữ thỉnh thoảng khá phức tạp bởi vì yêu
cầu tưới tiêu có thể xảy ra khơng trùng với thời điểm u cầu điện lên mức cao
nhất. Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung
nước khơng thể tăng kịp với mức yêu cầu sử dụng. Nếu yêu cầu về mức nước bổ
sung tối thiểu khơng đủ, có thể gây ra giảm hiệu suất và việc lắp đặt một turbine
nhỏ cho dòng chảy đó là khơng kinh tế.
Những nhà mơi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thủy điện
lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh. Trên thực tế, các nghiên
cứu đã cho thấy rằng các đập nước dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình

Dương của Bắc Mỹ đã làm giảm lượng cá hồi vì chúng ngăn cản đường bơi ngược

3


dịng của cá hồi để đẻ trứng, thậm chí ngay khi đa số các đập đó đã lắp đặt thang lên
cho cá. Cá hồi non cũng bị ngăn cản khi chúng bơi ra biển bởi vì chúng phải chui
qua các turbine. Điều này dẫn tới việc một số vùng phải chuyển cá hồi con xi
dịng ở một số khoảng thời gian trong năm. Các thiết kế turbine và các nhà máy
thủy điện có lợi cho sự cân bằng sinh thái vẫn còn đang được nghiên cứu.
Sự phát điện của nhà máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến mơi trường của
dịng sơng bên dưới. Thứ nhất, nước sau khi ra khỏi turbine thường chứa rất ít cặn
lơ lửng, có thể gây ra tình trạng xối sạch lịng sơng và làm sạt lở bờ sơng. Thứ hai,
vì các turbine thường mở khơng liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh
chóng và bất thường của dịng chảy. Tại Grand Canyon, sự biến đổi dịng chảy theo
chu kỳ của nó bị cho là ngun nhân gây nên tình trạng xói mịn cồn cát ngầm.
Lượng oxy hịa tan trong nước có thể thay đổi so với trước đó. Cuối cùng, nước
chảy ra từ turbine lạnh hơn nước trước khi chảy vào đập, điều này có thể làm thay
đổi số lượng cân bằng của hệ động vật, gồm cả việc gây hại tới một số loài. Các hồ
chứa của các nhà máy thủy điện ở các vùng nhiệt đới có thể sản sinh ra một lượng
lớn khí CH4 và CO2 vì q trình phân hủy thực vật trong lịng hồ, một khí gây hiệu
ứng nhà kính mạnh. CH4 bay vào khí quyển khi nước được xả từ đập để làm quay
turbine.
Một số dự án thủy điện cũng sử dụng các kênh, thường để đổi hướng dịng
sơng tới độ dốc nhỏ hơn nhằm tăng áp suất có được. Trong một số trường hợp, tồn
bộ dịng sơng có thể bị đổi hướng để trơ lại lịng sơng cạn. Những ví dụ như vậy có
thể thấy tại Sông Tekapo và Sông pukaki.
Gia tăng nạn phá rừng, nhiều đơn vị thi công đã lạm dụng làm sạch lịng hồ
đã khai thác rừng trái phép, điển hình là cơng trình thủy điện Khe Diên ở Quảng
Nam; ngồi ra, do thiếu đất sản xuất, các hộ tái định cư tiếp tục phá rừng. Cơng

trình thủy điện Sơng Tranh 2 làm ngập 2000 ha, trong đó đa số là đất canh tác và
đất ở; để cấp đất lại cho các hộ tái định cư, thì có gần 2000 ha rừng phịng hộ cần
chuyển đổi mục đích để thành đất sản xuất, đó là chưa kể đến việc phá rừng làm rẫy
trái phép hầu như đã trở thành tập quán của các hộ dân tộc vùng cao.

4


Việc lấy nước bất hợp lý, không tuân thủ chế độ xả tối thiểu và khơng xem
xét tính tốn đến dịng chảy mơi trường về hạ du của các nhà máy thủy điện trên các
hệ thống sông đã gây ra những tác động như: Thiếu nước sản xuất nông nghiệp ở hạ
du do khơng đủ nước cho các cơng trình thủy lợi, đặc biệt là các trạm bơm làm cho
đất bị bạc màu, giảm năng suất cây trồng; nguy cơ sa mạc hóa hạ lưu, do việc tích
nước của các hồ chứa đã dẫn đến hình thành các đoạn sơng chết sau đập, nhiều diện
tích đất nơng nghiệp khơng đủ nước tưới gây khơ hạn và sa mạc hóa; xói mịn và sạt
lở bờ sơng; vấn đề nhiễm mặn.
Chế độ vận hành của các nhà máy thủy điện và cơ chế lấy nước của các nhà
máy, đặc biệt là các nhà máy loại chuyển dòng sang lưu vực khác sẽ gây ra hiện
tượng ngập lụt bất thường ở lưu vực tiếp nhận, nhiều diện tích đất bị ngập sâu trong
nước, nhiều khu vực ven sông bị sạt lở phá hủy các cơng trình giao thơng, cơng
trình thủy lợi gặm dần các bãi bồi màu mỡ ven sông, mất mùa do chưa kịp thu
hoạch, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân.
Ngoài các tác động trên trong q trình thi cơng các cơng trình thủy điện cịn
có thể gây ra ơ nhiễm mơi trường nước như:
Một lượng đất đá được đổ vào các sông suối để chặn dòng, các hoạt động về
khai thác đất, đá, cát, khi đào bóc tầng phủ, các trạm sản xuất vật liệu khi rửa đá, cát
cho trạm trộn bê tơng, các cơng tác đào móng, đào làm đường thi công các đập, đào
kênh v.v..khi gặp trời mưa một lượng bùn cát chảy tràn xuống sông suối làm tăng
độ đục của nước sơng lên. Vì vậy trong q trình thi cơng cần có các biện pháp
giảm thiểu để hạn chế đến mức thấp nhất về lượng bùn cát chảy vào sơng. Các biện

pháp cần thiết đó là hạn chế việc đào bới đất, cần có các rãnh thốt nước hoặc cấp
thoát ra các bể lọc lắng và xử lý trước khi xả ra sông.
Một lượng nhiên liệu rất lớn để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của các
phương tiện cơ giới, máy móc v.v… và nếu các nhiên liệu này bảo quản khơng cẩn
thân có thể gây ra sự cố tràn dầu, có thể tràn trực tiếp vào sơng hoặc được xâm nhập
theo dịng chảy vào sơng. Khả năng khắc phục sự cố này là rất khó. Vì vậy ngay từ
đầu phải có khu vực dành riêng cho việc dự trữ nhiên liệu an toàn và được bảo vệ
nghiêm ngặt.

5


Một lượng khơng nhỏ chất thải rắn từ q trình xây dựng như các chất hữu
cơ, hoặc kim loại sẽ góp phần làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, gây ô nhiễm
hữu cơ, ô nhiễm kim loại nặng.
Bên cạnh đó, do trong q trình thi cơng cịn sử dụng chất nổ để khai thác đá,
làm đường hầm tuy-nen, phá đá mở rộng lịng sơng tại tuyến đập chính, làm móng
tràn và nhà máy v.v.. nên các loại hóa chất sinh ra từ các loại thuốc nổ sẽ lan truyền
đến các dòng nước làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sơng trong thời gian thi
cơng. Vì vậy, biện pháp quản lý chặt chẽ và quan trắc thường xuyên trong q trình
thi cơng, cũng như trong q trình nhà máy đi vào hoạt động sẽ được triển khai.
3. Tác động của thủy điện đến môi trường ở Việt Nam.
Theo Bộ Cơng Thương, Việt Nam có hơn 3.450 hệ thống sơng, suối lớn nhỏ,
tiềm năng thủy điện về lý thuyết khá lớn với tổng công suất khoảng 35.000 MW và
điện lượng khoảng 300 tỷ kWh/năm, trong đó miền Bắc chiếm khoảng 60%, miền
Trung chiếm khoảng 27% và miền Nam chiếm khoảng 13%. Tuy nhiên, nếu tính
tốn về mức độ khả thi, có thể khai thác được khoảng 26.000 MW (khoảng 100 tỷ
kWh/năm), phân bố theo các hệ thống sông như sau: sông Đà 33%, sông Đồng Nai
13,8%, sông Sê San 10%, sông Vu Gia - Thu Bồn 5,2%, sông Srêpốk 4%, sông LôGâm-Chảy 3,8%, sông Ba 2,4%, sông Cả 1,9% và các sông khác 22,3%. Đây là tài
nguyên quý giá của quốc gia, là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, cần

được khai thác hợp lý.
Việc xây dựng, vận hành các cơng trình thủy điện có tác động sâu sắc và lâu
dài đến tài nguyên nước và môi trường lưu vực sơng, bao gồm cả tác động tích cực
và tác động bất lợi. Ngoài các tác động tiêu cực đã nói trong phần 2, thực tiễn tình
hình thủy điện ở Việt Nam có một số vấn đề phát sinh có thể liệt kê như sau:
Quy hoạch, thiết kế các cơng trình thủy điện vừa và nhỏ cịn chưa chặt chẽ,
đặc biệt mật độ rất dày ở miền Trung và Tây Nguyên. Rất nhiều doanh nghiệp
muốn phát triển thủy điện vì đây là loại hình kinh doanh rất có lãi. Với suất đầu tư
bình quân 25 tỉ đồng/Mw thì một dự án chỉ từ 8-10 năm là thu hồi vốn. Quy hoạch
thủy điện đã được Chính phủ phê duyệt từ tháng 6-2007, đối với các hồ chứa thủy

6


điệ vừa và nhỏ thì Chính phủ giao cho UBND tỉnh phê duyệt. Hiện cả nước có trên
800 quy hoạch dự án thủy điện vừa và nhỏ ở 35 tỉnh thành phố, trong đó miền
Trung có 335 dự án. Hiện có nhiều thủy điện nhỏ cơng suất chỉ 2-3 MW được xây
dựng, thậm chí có thủy điện cơng suất rất nhỏ, chỉ dưới 1MW. Việc phát triển thủy
điện ồ ạt chắc chắn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường. Lý do được đưa ra
là những dự án thủy điện nhỏ này khi triển khai sẽ rất khó kiểm soát, gây mất đất,
mất rừng, thay đổi hệ sinh thái cũng như tính ngun vẹn của dịng sơng, gây xáo
trộn đời sống người dân tộc thiểu số. Trong khi đó các dự án này khơng có tác động
nhiều đến việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Ngồi ra, của sơng
miền Trung rộng nhưng lại bị các cồn cát chắn nên thoát lũ rất kém. Nguyên nhân là
các thủy điện mùa khô phải giữ nước đã khiến động lực nước biển dâng thắng động
lực nước sơng, đẩy các cồn cát hình thành cao hơn, chắc hơn, gần bờ hơn, gây khó
thốt nước khi lũ đến.
Một số cơng trình thủy điện cịn được dự kiến nằm trong vùng khu bảo tồn
thiên nhiên như trường hợp dự án nhà máy thủy điện Sông Giằng 1,2,3,4 nằm trên
sông Thanh trong khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. Rất may các cơng trình này

đã bị xóa bỏ đầu tư.
Hiện tượng khá phổ biến trong quy hoạch, thiết kế các cơng trình thủy điện là
chưa chú ý đến hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường. Các cơng trình
thường chỉ chú trọng tới hiệu quả về phát điện và lợi nhuận của đầu ra, chưa đưa
yêu cầu phòng lũ cho hạ du như là một trong những nhiệm vụ chính của cơng trình.
Ở nhiều cơng trình thủy điện miền trung và lưu vực Đồng Nai, nhiệm vụ chống lũ
cho hạ du chỉ được xem là nhiệm vụ kết hợp. Trong khi đó, Việt Nam là một trong
5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các hiện
tượng thời tiết trở nên cực đoan, diện tích dừng đầu nguồn ngày cang suy giảm, tất
cả đều dẫn đến lũ lụt càng trầm trọng hơn.
Hầu hết các dự án thủy điện vừa và nhỏ ở Quảng Nam ngay trong quy hoạch
ban đầu đều khơng có dung tích chống lũ bởi các dự án đều lấy lịng sơng làm hồ
chứa. Ngay như thủy điện lớn là A Vương, dung tích chống lũ của cơng trình này

7


cũng chỉ khoảng 14 triệu m3, quá nhỏ so với dự án. Việc nhiều thủy điện trên cùng
một con sông nhưng khơng có dung tích chống lũ như sơng Bung khiến nhiều người
quan ngại về một nguy cơ “lũ chồng lũ” khi có mưa lớn ở thượng nguồn và những
thân đập được xây dựng khơng an tồn. Hậu quả là việc xả lũ từ đập A Vương
xuống hạ nguồn trong hai ngày 29 và 30/9/2009, khi cơn bão số 9 đang hồnh hành
miền Trung đã góp phần lũ nhấn chìm hàng trăm nghìn dân ở hạ nguồn lưu vực
sơng Vu Gia và Thu Bồn.
Một khi khơng có dung tích chống lũ đủ lớ thì dù quy trình xả lũ thực hiện
đúng cũng khó tránh gây ngập lụt cho hạ lưu. Chính vì khơng có dung tích cắt lũ mà
các hồ chưa thủy điện thường tích nước sớm do e ngại gặp năm thời tiết bất thường,
rủi ro ít mưa, khơng có lũ sẽ khơng đủ nước để phát điện cho mùa kế tiếp.
Một vấn đề khác trong quy hoạch, thiết kế của hầu hết các dự án thủy điện ở
Quảng Nam khiến các địa phương phía hạ lưu đau đầu, đó là khơng có cửa xả đáy.

Cả hai thủy điện lớn đã và đang xây dựng là A Vương và Đăk Mi 4 đều thiết kế
khơng có cửa xả đáy. Điều này đồng nghĩa với việc vào mùa khô hạn, vì lý do nào
đó các nhà máy sẽ tạm ngưng phát điện thì chắc chắn sẽ khơng có giọt nước nào có
thể lọt qua đập để về hạ lưu được.
4. Giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của thủy điện đến môi
trường.
Để giải quyết được những vấn đề trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số
biện pháp như sau:
4.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của thủy điện giai đoạn tiền
thi công.
Để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn thi cơng và
trong thời gian vận hành cơng trình. Chủ đầu tư cam kết tuân thủ các điều luật, thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành cơng
trình nếu khơng thực hiện đúng các cam kết thì sẽ bị xử lý thích đáng.
Phê duyệt thiết kế hồ chứa thủy điện phải đảm bảo dung tích phịng lũ. Một
hồ thủy điện có thể tích hợp 3 chức năng cơ bản: trị thủy, sản xuất điện và thủy lợi.

8


Tuy nhiên, tùy mục tiêu mà khi phê duyệt thiết kế các hồ thủy điện sẽ đảm bảo một
mục tiêu hay nhiều mục tiêu và mục tiêu nào là quan trọng nhất.
Để khắc phục những tác hại của các thủy điện gây ra lũ lớn cho hạ lưu, phê
duyệt quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sơng với các ngun tắc:
đảm bảo an tồn cơng trình, góp phần giảm lũ cho hạ lưu đảm bảo hiệu quả phát
điện. Cũng theo qui định này, các hồ thủy điện khơng có dung tích phịng lũ phải
dành 10% dung tích hồ để đón lũ thượng lưu. Đây là cách để khắc phục những
nhược điểm do không chú ý đến dung tích phịng lũ của các hồ thủy điện. Cần phải
có những qui định đối với cơng tác phê duyệt thiết kế các hồ chứa thủy điện dù lớn
hay nhỏ, nhất là các cơng trình thủy điện bậc thang ln phải tính tốn đến dung

tích phịng lũ.
4.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của thủy điện trong quá trình
xây dựng.
Đối với các chủ đầu tư thực hiện không nghiêm túc các yêu cầu đảm bảo chất
lượng, an tồn cơng trình và đáp ứng u cầu về mơi trường… cần kiên quyết yêu
cầu dừng thi công để khắc phục. Đồng thời, rà soát các dự án đã được cấp phép
nhưng chưa triển khai, nếu năng lực của các chủ đầu tư không đảm bảo theo quy
định cần thu hồi dự án.
4.2.1 Biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm khí thải ,bụi và tiếng ồn.
a, Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khi thải:
-Tất cả các xe vận tải và các thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng đạt tiêu chuển
về khí thải đảm bảo mơi trường, an toàn kĩ thuật về mức độ an toàn theo quy định
của cục đăng kiểm.
-Tiên hành kiểm tra thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ các phương tiện giao thơng,
máy móc, thiết bị xây dựng hoạt động trên công trường.
-Điều tiết số lượng xe phù hợp với thời gian và tiến độ công việc để tránh làm gia
tăng mật độ xe hoạt động trên công trường.
-Biện pháp giảm thiểu đơn giản, dễ thực hiện, có tính khả thi cao, do được kiểm
định trước khi vận hành và điều tiết phù hợp nên khối lượng các chất khí thải từ
phương tiện giao thơng, máy móc đạt tiêu chuẩn cho phép thải ra mơi trường.
9


b, Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi:
-Thực hiện phủ bạt xe, chở đúng khối lượng tránh rơi vãi trong quá trình vận
chuyển nguyên vật liệu.
- Áp dụng biện pháp tưới nước 2 lần/ngày trong quá trình san ủi mặt bằng, quá trình
vận chuyển nguyên vật liệu tại khu vực thi công, đường thi công. Tùy thuộc vào
điều kiện thời tiết (đặc biệt vào những đợt thời điểm nắng to và gió vào mùa khơ)
và mật độ hoạt động của phương tiện có thể tăng cường số lần tưới nước thường

xuyên mặt đường thi công và mặt bằng công trường gần khu lán trại công nhân, khu
dân cư.
-Quản lý chặt chẽ việc tưới ẩm giảm thiểu ô nhiễm bụi tại khu nghiền sàng vật liệu,
trạm trộn bê tông.
-Các biện pháp trên hạn chế được phần lớn lượng bụi phát sinh do hoạt động xây
dựng, vận chuyển chất thải trong công trình, nhưng rất khó để giảm thiểu được hàm
lượng bụi do nổ mìn thi cơng và khai thác ngun vật liệu.
-Việc tiến hành che phủ, phun ẩm trong quá trình thi coogn xây dựng và vận chuyển
dễ thực hiện và có tính khả thi cao.
-Tại các khu tái định cư - định canh sử dụng lao động tại chỗ cho các khâu đào đắp
cho việc xây dựng hệ thống kênh mương, san gạt các mặt bằng nhà...hạn chế việc
sử dụng máy móc cho các cơng việc đơn giản để giảm lượng khí thải, bụi trong khu
vực.
c, Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn:
-Do thời gian công nhân làm việc theo ca và tại các vị trí khác nhau trên cơng
trường nên cần phải bố trí thời gian, vị trí làm việc cho cơng nhân thích hợp, thay
đổi thường xun vị trí làm việc của các cơng nhân và có chế độ điều tiết các
phương tiện, máy móc thiết bị phù hợp. Xắp xếp thời gian làm việc, điều tiết hoạt
động của các phương tiện, máy móc để làm giảm tiếng ồn có tính kahr thi cao, dễ
thực hiện.
-Nguồn làm ảnh hưởng đến tiếng ồn là do các phương tiện và máy móc thi cơng do
vậy việc điều tiết xe, các phương tiện máy móc là rất quan trọng, trong thời gian

10


làm việc không tập trung quá nhiều các phương tiện, máy móc vào một vị trí tại
cùng một thừi điểm sẽ làm giảm được múc tiếng ồn do cộng hưởng gây ảnh hưởng
đến cơng nhân làm việc xung quanh. Có lịch làm việc và vị trí cụ thể đối với từng
loại máy móc, phương tiện vận chuyển. Đối với khu vực cơng trình khu dân cư, khi

cần thiết về tiến độ của cơng trình thì phải thơng báo cho người dân lịch làm việc
của từng loại máy móc.
4.2.2 biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải lỏng:
-Thu gom và xử lý nước thải:
+Trong q trình thi cơng, nước thải chủ yếu được tạo ra từ các hoạt động thường
ngày của con người như sản phẩm bài tiết, tắm giặt, vệ sinh... Các chất có trong
nước thải sinh hoạt tồn tại dưới các dạng khác nhau từ các chất trôi nổi hay lơ lửng
bao gồm các mảnh giấy vụn, nhực plastic, túi nilon,... đến những chất rắn ở trạng
thái keo hay dung dịch và các vi khuẩn gây bệnh.
+Các khu vực xử lý nước thải được đặt tại khu vực lán trại thi công, trạm trộn
bêtông, khu mặt bằng công trường...
+Toàn bộ nước thải xám từ các nhà vệ sinh được thu gom vào bể phốt xử lý kỵ khí.
+Đối với nước thải sinh hoạt thông thường (từ các quá trình nấu ăn, rửa bát, lau
nhà, tắm giặt,...) được thu gom và xử lý đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn môi
trường trước khi thải.
+Để thuận lợi cho việc sử dụng sau khi dự án đi vào hoạt động, vị trí đặt hệ thống
xử lý nước thải được đặt gần khu nhà làm việc của chủ dự án và nhà thầu xây dựng.
Toàn bộ nước thải từ khu nhà ở và lán trại của công nhân được thu gom dẫn về khu
xử lý chung.
-Dầu nhớt thải từ phương tiện thi công: Đây là loại chất thải nguy hại dạng lỏng,
thải ra từ các máy móc hoạt động trên cơng trường. Vì vậy tồn bộ lượng dầu nhớt
sau khi thay ra được thu gom triệt để tại trạm bảo dưỡng, sửa chữa máy. Sau đó vận
chuyển về các khu cơng nghiệp để tái chế sử dụng hoặc làm nhiên liệu cho quá trình
sản xuất khác.

11


4.2.3 Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn.
Tại khung lán trại cơng nhân và khu vực xây dựng cơng trình.

-Chất thải sinh hoạt:
+Các đơn vị nhà thầu xấy lắp khi xây dựng, tiến hành bố trí thùng đựng rác cơng
cộng để thu gom rác.
+Tuyên truyền, giáo dục ý thức công nhân trong vấn đề vệ sinh môi trường, đổ thải
đúng nơi quy định. Tiến hành các biện pháp xử lý cứng rắn, xử phạt hành chính đối
với các cá nhân, đơn vị không tuân thủ các quy định đề ra.
+Đơn vị thi công thực hiện theo quy định về vệ sinh chung khu vực công trường,
rác thải đưa về đúng nơi quy định. Đào hố chôn lấp các chất thải rắn sinh hoạt khác.
+Địa điểm xây dựng hố chôn lấp được bố chí theo đúng quy định, bãi thải nằm
trong vùng không ngập nước và không chịu ảnh hưởng xả lũ. Hố chôn lấp rác thải
phải được xây dựng theo các quy định vệ sinh. Để tránh ảnh hưởng của bãi rác gây
ra ô nhiễm nguồn nước ngầm, nền của hố rác được thiết kế chống thấm, đảm bảo độ
thấm của nền hố 10-7cm/s. Rác thải được nén kỹ và rắc vôi bột trước khi phủ đất.
Xây dựng hệ thống bờ chắn để chống nước mưa chảy tràn qua hố rác.
-Chất thải rắn xây dựng: Chất thải công nghiệp xây dựng chủ yếu là đất và đá thải,
được thu gom vào các bãi thải đất đá thải riêng để tránh vẫn đề về mơi trường như:
xói mịn , trượt lở đất, lũ quét, .. trong mùa mưa lũ.
4.2.4 Biện pháp giảm thiểu tác động do sạt lở, tái tạo bờ hồ, bồi lắng lòng hồ.
Để làm giảm thiểu bồi lắng thượng du lòng hồ, chủ đầu tư phối hợp với chính
quyền địa phương quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt bảo vệ và phát
triển các thực vật rừng ngập nước ven bờ (đặc biệt là các khu dân cư), các loại cây
có khả năng giữ đất như Luồng...
Chủ dự án có trách nhiệm tiến hành giám sát xạt lở bờ các khu dân cư, khu tái
định cư – định canh, các tuyến đường liên thôn, liên xã. Phát hiện những vị trí có
khả năng sạt lở lớn để có biện pháp xử lý tại chỗ như gia cố bờ, trồng cây, di
chuyển dân ra khỏi khu vực nguy hiểm (nếu có).

12



Xây dựng hồ chứa có dung tích đủ chứa lượng bùn cát lắng đọng lòng hồ ứng
với số năm tuổi thọ của cơng trình. Nếu dung tích (dung tích chết) không đảm bảo
chưa lượng bùn cát bồi lắng tiến hành công tác nạo vét hồ định kỳ.
4.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của thủy điện khi đưa vào vận

hành.
Cần đặc biệt tuân thủ nguyên tắc vận hành quy trình vận hành liên hồ chứa
trong mùa lũ cũng như mùa cạn theo hướng đặt ưu tiên số một cho việc đảm bảo an
tồn cơng trình; thứ hai là góp phần giảm lũ cho hạ du hoặc đảm bảo nhu cầu sử
dụng nước tối thiểu ở hạ du; thứ ba mới đảm bảo hiệu quả phát điện.
Giám sát nhà đầu tư trong q trình thi cơng và sau khi đưa nhà máy thủy
điện vào vận hành Các dự án thủy điện ln có báo cáo đánh giá tác động mơi
trường (EIA) để có biện pháp xử lý thích hợp.
Cần phải có các giải pháp cơng trình: Xây dựng cửa xả đáy để trả lại dòng
chảy tối thiểu khi các huyện hạ lưu, xây đập tạo dung tích điều tiết ngày đêm, đào
bể điều tiết ngày đêm và xây đập tạo hồ điều tiết ngày kết hợp luôn đảm bảo lưu
lượng tối thiểu về hạ lưu. Quy hoạch và thiết kế các cơng trình thủy điện.
Quản lý, vận hành các cơng trình thủy điện: tiếp tục chỉ đạo thực hiện rà sốt
tồn diện về quản lý và vận hành các hồ chứa thủy điện trên phạm vi quốc gia trong
điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay; điều chỉnh, bổ sung những nội dung chưa phù
hợp; đồng thời thực hiện các biện pháp tăng cường giám sát vận hành các hồ chứa
nước (xả lũ, cấp nước trong mùa kiệt), thực hiện theo đúng quy trình, khai thác hiệu
quả nguồn tài nguyên nước, bảo đảm an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân vùng hạ du.
Để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho vùng hạ du, công tác
kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy trình vận hành tại các cơng trình thủy điện đã
được các cấp các ngành quan tâm đặt lên hàng đầu .
Tiếp tục rà soát quy hoạch, rà soát các cơng trình đang triển khai xây dựng để
đảm bảo chất lượng, an tồn cơng trình và đáp ứng u cầu về mơi trường.
Với các dự án đã hồn thành nhưng chưa thực hiện đủ các yêu cầu của pháp

luật quy định sẽ không cấp phép hoạt động điện lực. Tiếp tục rà sốt quy trình vận
13


hành hồ chứa, đề xuất điều chỉnh bổ sung nếu cịn những nội dung khơng hợp lý.
Kiên quyết xử lý những nhà máy thủy điện không thực hiện đúng quy trình vận
hành đã được phê duyệt. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ đề nghị chuyển
sang cơ quan chức năng để xử lý.
Thay thế hệ thống truyền dẫn tin cũ, xây dựng tốn kém, hiệu quả sử dụng
không cao bằng cách ứng dụng công nghệ số vào việc vận hành quản lý các nhà
máy thủy điện như hệ thống giám sát từ xa- thiết bị PLC S7-300 có tác thu thập
thơng tin, phân tích sử lí dữ liệu để đưa ra những thông tin cần thiết và những cảnh
báo giúp cho việc quản lí dễ dàng, hiệu quả cao hơn so ới hệ thống cũ và chi phí lắp
đặt ít tốn kém hơn.

14


III - kết luận.
Thủy điện là một nguồn năng lượng sạch và tái tạo, thải ra rất ít khí nhà kính
so với các phương thức sản xuất điện khác. Tuy nhiên, khi phát triển thủy điện phải
tính đến yếu tố cân bằng gồm: kinh tế, xã hộ và môi trường. Với tiềm năng khá lớn,
nước ta cần triệt để khai thác, phát triển bền vững nguồn tài nguyên này để phục vụ
công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng.
Qua nghiên cứu, nhiều vấn đề về môi trường - xã hội, sự cố và rủi ro xuất
phát từ công tác quản lý, vận hành các nhà máy thủy điện và phần lớn tập trung vào
các vấn đề xã hội, đặc biệt là việc ổn định đời sống người dân sau khi di dời. Đây là
nguyên nhân của nhiều vấn đề môi trường khác phát sinh khi mà hầu hết người dân
bị di dời có cuộc sống khác với điều kiện sống của họ trước đây, kinh tế và thu nhập
của họ bấp bênh không ổn định, nơi ở và điều kiện canh tác khác biệt và đối với

nhiều đồng bào dân tộc, giảm điều kiện và cơ hội tiếp cận khai thác tài nguyên thiên
nhiên cho cuộc sống hàng ngày như nguồn cá sơng, sản vật rừng. Vì vậy, ngồi việc
tăng cường cơng tác quản lý và kiểm sốt như đã được kiến nghị thì vấn đề giải
quyết việc làm, ổn định đời sống người dân mất đất canh tác và hỗ trợ người lao
động sẽ phải được chính quyền địa phương và chủ đầu tư đặc biệt quan tâm trong
thời gian tới. Đây là một trong những mục tiêu để đạt được phát triển thủy điện bền
vững.
Để khai thác, phát triển thủy điện bền vững thì từ cơng tác lập quy hoạch, lập
dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thi cơng xây dựng cơng trình cho đến quản lý vận
hành… phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình. Ngồi ra, cần bảo đảm
chất lượng cơng trình cũng như phải có kịch bản ứng phó liên quan đến các sự cố
đập và giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng

15


Tài liệu tham khảo:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án thủy điện Trung Sơn (2008), Ban quản
lý dự án thủy điện Trung Sơn.
Bùi Thị Tâm Phương, Hoàng Trường Giang, Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Hữu
Tâm (2009), “Báo cáo tiểu luận tìm hiểu thủy điện và các vấn đề môi trường liên
quan”.
Hiệu quả cao nhờ thay thế giải pháp giám sát từ xa đập tràn thủy điện Đại Ninh
(2016), Công ty thủy điện Sơn La.
Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), “Đánh giá tổng thể ảnh hưởng đến môi trường từ
các hoạt động của các nhà máy thủy điện khu vực miền Trung -Tây Nguyên, đề
xuất giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường”, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương.
Ngọc Thọ (2014), “Bàn giải pháp khai thác hiệu quả thủy điện và cải cách thị
trường điện”.
Kỷ yếu hội nghị khoa học, Ths Đoàn Tranh, Trường đại học Duy Tân.

Thủy điện - Wikipedia

16


Mục lục:
I-Phần mở đầu........................................................................................................................1
II-Nội dung.............................................................................................................................2
1. Tổng quan về thủy điện...............................................................................................2
2. Tác động của thủy điện đến môi trường...........................................................2

2.1 Tác động tích cực của thủy điện với mơi trường........................................2
2.2 Tác động tiêu cực từ các hoạt động của thủy điện......................................3
3. Tác động của thủy điện đến môi trường ở Việt Nam........................................6
4. Giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của thủy điện đến môi trường..8
4.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của thủy điện giai đoạn tiền

thi công.......................................................................................................8
4.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của thủy điện trong quá trình
xây dựng......................................................................................................9
4.2.1 Biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm khí thải ,bụi và tiếng ồn.
a, Giảm thiểu ơ nhiễm khí thải.............................................................9
b, Giảm thiểu ơ nhiễm bụi...................................................................10
c, Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn...........................................................10
4.2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải lỏng...........................11
4.2.3 Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn...................................................12
4.2.4 Biện pháp giảm thiểu tác động do sạt lở, tái tạo bờ hồ; bồi lắng lòng
hồ......................................................................................................12
4.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của thủy điện khi đưa vào vận
hành....................................................................................................................13

III-Kết luận...........................................................................................................................15

Tài liệu tham khảo.....................................................................................................16

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×